Thông tư 02/2004/TT-BTS hướng dẫn Nghị định 70/2003/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản do Bộ Thủy sản ban hành
Thông tư 02/2004/TT-BTS hướng dẫn Nghị định 70/2003/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản do Bộ Thủy sản ban hành
Số hiệu: | 02/2004/TT-BTS | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Thuỷ sản | Người ký: | Tạ Quang Ngọc |
Ngày ban hành: | 22/03/2004 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 04/04/2004 | Số công báo: | 2-2 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 02/2004/TT-BTS |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Thuỷ sản |
Người ký: | Tạ Quang Ngọc |
Ngày ban hành: | 22/03/2004 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 04/04/2004 |
Số công báo: | 2-2 |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
THUỶ SẢN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2004/TT-BTS |
Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2004 |
Ngày 17 tháng 6 năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70/2003/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản (sau đây gọi tắt là Nghị định 70).
Căn cứ Điều 31 của Nghị định, Bộ Thủy sản hướng dẫn một số điểm sau :
1. Phạm vi và đối tượng bị xử phạt
a) Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 70 :
Nghị định 70 quy định các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả trong việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản tại các vùng lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
b) Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 6 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Điều 2 của Nghị định 70.
a) Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính theo các quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và đã được hướng dẫn cụ thể tại Điều 3 của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sau đây gọi tắt là Nghị định 134).
Trường hợp nhiều người đang ở trên cùng một phương tiện khai thác thủy sản mà cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản thì chủ phương tiện bị xử phạt.
b) Xử phạt người chưa thành niên áp dụng theo các quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
c) Xác định các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng áp dụng theo các quy định tại Điều 8, Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và được hướng dẫn cụ thể một số nội dung tại Điều 6 của Nghị định 134.
d) Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính áp dụng theo các quy định tại Điều 7 của Nghị định 134.
đ) Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 9 Nghị định 134.
II - CĂN CỨ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ HÀNH VI VI PHẠM
1. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường của các loài thủy sản:
Các hành vi gây ô nhiễm vùng nước sinh sống của các loài thủy sản tùy theo mức độ ô nhiễm và diện tích vùng nước bị ô nhiễm bị xử phạt theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 70. Chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm vùng nước căn cứ vào nồng độ giới hạn cho phép của một số chất độc hại được quy định tại các Bảng 1A và 1B ban hành kèm theo Thông tư số 01/2000/TT-BTS ngày 28/4/2000 của Bộ Thủy sản sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Thông tư 04-TS/TT ngày 30/8/1990 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh ngày 25/4/1989 của Hội đồng Nhà nước và Nghị định số 195 HĐBT ngày 02/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủ ;y sản.
2. Vi phạm các quy định về bảo vệ các loài thủy sản :
a) Hành vi khai thác các loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác vượt quá tỷ lệ lẫn cho phép bị xử phạt theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 70. Kích thước tối thiểu cho phép khai thác đối với các loài thủy sản có giá trị kinh tế sống trong vùng nước tự nhiên được quy định tại Bảng 9A ban hành kèm theo Thông tư số 01/2000/TT-BTS ngày 28/4/2000 của Bộ Thủy sản.
Tỷ lệ lẫn các loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn kích thước tối thiểu cho phép khai thác không được vượt quá 15% sản lượng của một mẻ lưới hoặc tổng sản lượng khai thác một chuyến biển. Nếu quá tỷ lệ cho phép này, người khai thác thủy sản sẽ bị xử phạt.
b) Hành vi khai thác các loài thủy sản thuộc khu vực cấm khai thác hoặc khai thác thủy sản trong thời gian cấm khai thác bị xử phạt theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 70 :
- Thời gian cấm khai thác của một số loài thủy sản được quy định tại Bảng 8A ban hành kèm theo Thông tư số 01/2000/TT-BTS ngày 28/4/2000 của Bộ Thủy sản.
- Khu vực cấm khai thác được quy định tại Bảng 10A ban hành kèm theo Thông tư số 01/2000/TT-BTS ngày 28/4/2000 của Bộ Thủy sản.
- Các nghề bị cấm hoạt động trong một số tuyến khai thác được quy định tại điểm d khoản 5.2, Mục II của Thông tư số 02/2002/TT-BTS ngày 06/12/2002 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 86/2001/NĐ-CP ngày 16/11/2001 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh các ngành nghề thủy sản (Sau đây gọi tắt là Nghị định 86).
c) Hành vi khai thác các loài thủy sản trong danh mục cấm khai thác bị xử phạt theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 70. Danh mục các loài thủy sản cấm khai thác được quy định tại Bảng 7A ban hành kèm theo Thông tư số 01/2000/TT-BTS ngày 28/4/2000 của Bộ Thủy sản.
d) Các quy định bổ sung của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh đối với các nội dung nêu tại khoản 3 Điều 8 của Luật Thủy sản ngày 26/11/2003 đã có sự đồng ý của Bộ Thủy sản cũng là căn cứ để xác định hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
3. Vi phạm các quy định về khai thác thủy sản :
Các hành vi vi phạm các quy định về khai thác thủy sản bị xử phạt theo Điều 10 của Nghị định 70. Bộ Thủy sản hướng dẫn áp dụng một số quy định như sau :
a) Vị trí đặt các loại ngư cụ để khai thác thủy sản như : chà rạo, đăng đáy, lồng, bẫy… để khai thác thủy sản do cơ quan cấp Giấy phép khai thác thủy sản quy định.
b) Sử dụng nguồn sáng trong khai thác thủy sản đối với một số nghề khai thác và vị trí đặt các cụm chiếu sáng được quy định tại điểm c, khoản 3, Mục II Thông tư số 02/2002/TT-BTS ngày 06/12/2002 của Bộ Thuỷ sản.
c) Kích thước mắt lưới cho phép sử dụng đối với một số loại nghề được quy định tại Bảng 3A và Bảng 3B ban hành kèm theo Thông tư số 01/2000/TT-BTS ngày 28/4/2000 của Bộ Thủy sản.
d) Giấy phép khai thác thủy sản do Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ Thủy sản) và các Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh cấp thống nhất trong cả nước cho các nghề khai thác thủy sản (trừ các nghề quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 86). Mẫu Giấy phép khai thác thủy sản được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 86.
Thời hạn của Giấy phép khai thác thủy sản được quy định tại điểm b khoản 2 Mục II Thông tư số 02/2002/TT-BTS ngày 06/12/2002 của Bộ Thuỷ sản.
đ) Quy định về báo cáo khai thác thủy sản và ghi nhật ký khai thác sẽ thực hiện theo Luật Thuỷ sản và các văn bản hướng dẫn khi Luật Thuỷ sản có hiệu lực thi hành.
e) Chỉ các hành vi dùng kích điện để khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên mới bị xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 2 và điểm b khoản 5 Điều 10 Nghị định 70. Nguồn lợi thủy sản tự nhiên được hiểu là nguồn lợi thủy sản tại các vùng nước, mặt đất ngập nước và phần đất mà các loài thủy sản sinh sống không thuộc quyền sử dụng hợp pháp để nuôi trồng và khai thác thủy sản nuôi trồng được của các tổ chức, cá nhân (theo Bộ luật Dân sự).
f) Thanh tra chuyên ngành Thủy sản khi thi hành công vụ nếu phát hiện các hành vi tàng trữ, mua bán, vận chuyển chất nổ, hóa chất độc hại dùng để khai thác thủy sản và các công cụ khai thác thủy sản thuộc danh mục cấm sử dụng có trách nhiệm lập biên bản và xử phạt theo thẩm quyền được quy định tại Điều 38 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính với mức phạt quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 01/CP ngày 03/1/1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
4. Vi phạm các quy định về quản lý tàu cá :
Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý tàu cá bị xử phạt theo Điều 11 của Nghị định 70. Bộ Thủy sản hướng dẫn áp dụng một số quy định như sau :
a) Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trên tàu cá được quy định tại Tiêu chuẩn Ngành số 28 TCN 135 : 1999.
b) Các quy định về trang thiết bị đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá theo quy định tại Thông tư số 05/1998/TT-BTS ngày 29/12/1998 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 72/1998/NĐ-CP ngày 15/9/1998 của Chính phủ về bảo đảm an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển.
c) Thuyền viên làm việc trên tàu cá bắt buộc phải có Sổ danh bạ thuyền viên được áp dụng theo quy định tại Điều 6 của Quy chế đăng kiểm tàu cá, đăng ký tàu cá và thuyền viên ban hành kèm theo Quyết định số 494/2001/QĐ-BTS ngày 15/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản.
d) Người hành nghề khai thác thủy sản, thuyền viên trên tàu cá không có Sổ thuyền viên tàu cá (đối với thuyền viên làm việc trên tàu cá nêu tại điểm c khỏan 4 Mục II Thông tư này) và giấy tờ tùy thân, chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ thì bị xử phạt theo điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định 70.
đ) Người điều khiển tàu cá lắp máy, vận hành máy tàu không có Bằng thuyền trưởng, Bằng máy trưởng phù hợp với quy định tại Thông tư số 02/2002/TT-BTS ngày 06/12/2002 của Bộ Thuỷ sản thì bị xử phạt theo điểm a khoản 3 Điều 11 Nghị định 70.
e) Tất cả các tàu thuyền khi đưa vào sử dụng phải đăng ký; Các tàu cá bắt buộc phải đăng kiểm theo quy định tại khoản 1 phần A Mục II Thông tư số 01/2004/TT-BTS ngày 15/01/2004 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 80/2002/NĐ-CP ngày 15/10/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/1998/NĐ-CP ngày 15/9/1998 về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển.
f) Những tàu cá bắt buộc phải có hồ sơ thiết kế khi cải hoán, đóng mới được quy định tại Điều 7 và Điều 15 của Quy chế đăng kiểm tàu cá, đăng ký tàu cá và thuyền viên ban hành kèm theo Quyết định số 494/2001/QĐ-BTS ngày 15/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản và Thông tư số 01/2004/TT-BTS ngày 15/01/2004 của Bộ Thủy sản.
g) Các quy định cụ thể khác về đăng kiểm, đăng ký tàu cá và thuyền viên theo Quy chế đăng kiểm tàu cá, đăng ký tàu cá và thuyền viên ban hành kèm theo Quyết định số 494/2001/QĐ-BTS ngày 15/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản.
5. Vi phạm các quy định về nuôi trồng thủy sản :
Các hành vi vi phạm các quy định về nuôi trồng thủy sản bị xử phạt theo các Điều từ Điều 12 đến Điều 14 của Nghị định 70. Bộ Thủy sản hướng dẫn áp dụng một số quy định như sau :
a) Một số tiêu chuẩn vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất giống được quy định tại Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 173: 2001.
b) Một số tiêu chuẩn về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở nuôi tôm, nuôi cá, vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ được quy định tại các tiêu chuẩn Ngành : 28TCN 190:2004, 28TCN 191:2004, 28TCN 192:2004, 28TCN 193:2004,
c) Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật của cơ sở sản xuất giống được quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 86.
d) Chất lượng giống thủy sản thực hiện theo quy định tại các Tiêu chuẩn Ngành Thuỷ sản do Bộ Thủy sản ban hành.
đ) Việc thực hiện kiểm tra, kiểm dịch giống thủy sản theo các quy định tại điểm c khoản 1 Mục III Thông tư số 02/2002/TT-BTS ngày 06/12/2002 của Bộ Thuỷ sản.
Vận chuyển giống thủy sản vượt quá 15% số lượng ghi trong giấy chứng nhận kiểm dịch thì bị xử phạt theo điểm a khoản 2 Điều 12 của Nghị định 70.
e) Danh mục thủy sản (bao gồm cả giống) được phép nhập khẩu thông thường, danh mục cấm xuất khẩu theo quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá chuyên ngành Thuỷ sản của Bộ Thủy sản.
f) Việc sử dụng thức ăn nuôi thủy sản, hoá chất, thuốc thú y thủy sản theo quy định tại điểm 2.2 khoản 2 Mục III Thông tư số 02/2002/TT-BTS ngày 06/12/2002 của Bộ Thuỷ sản.
g) Quy chế quản lý môi trường vùng nuôi tôm tập trung được ban hành kèm theo Quyết định số 04/2002/QĐ-BTS ngày 24/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản.
h) Quy định về kiểm tra và công nhận cơ sở nuôi trồng thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo Quy chế về kiểm tra và công nhận cơ sở kinh doanh thủy sản đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định 649/2000/QĐ-BTS ngày 04/8/2000 của Bộ Thủy sản (sau đây gọi tắt là Quy chế 649).
i) Quy chế khảo nghiệm giống thủy sản, thức ăn, thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản được ban hành kèm theo Quyết định 18/2002/QĐ-BTS ngày 24/5/2002 của Bộ Thủy sản.
k) Quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản được ban hành kèm theo Quyết định 15/2002/QĐ-BTS ngày 17/5/2002 của Bộ Thủy sản.
l) Quy định về phòng ngừa dịch bệnh được áp dụng theo Mục II, Thông tư số 02 TS/TT ngày 25/6/1994 hướng dẫn thi hành Nghị định 93/CP ngày 27/11/1993 của Chính phủ về công tác thú y đối với động vật và sản phẩm động vật thủy sản.
6. Vi phạm các quy định về chế biến thủy sản :
Các hành vi vi phạm các quy định về chế biến thủy sản bị xử phạt theo Điều 15 của Nghị định 70. Bộ Thủy sản hướng dẫn áp dụng một số quy định như sau :
a) Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến được quy định tại các Tiêu chuẩn Ngành số : 28 TCN 130:1998, 28 TCN 136:1999, 28 TCN 137:1999, 28 TCN 138:1999, 28 TCN 139:2000, 28 TCN 175:2002.
b) Quy định về kiểm tra và công nhận cơ sở chế biến thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm áp dụng theo Quy chế 649.
c) Hệ thống quản lý chất lượng đối với cơ sở chế biến thủy sản theo phương thức công nghiệp áp dụng theo Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 129:1998 Cơ sở chế biến thủy sản - Chương trình quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm theo HACCP.
d) Danh mục phụ gia, hóa chất, chất tẩy rửa, khử trùng, tạp chất bị cấm được quy định tại Quyết định 01/2002/QĐ-BTS ngày 22/1/2002 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản.
đ) Danh mục phụ gia, hoá chất, chất tẩy rửa, khử trùng được phép sử dụng trong chế biến được quy định tại Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Tiêu chuẩn Ngành số 28TCN 156:2000 Quy định sử dụng phụ gia thực phẩm trong chế biến thủy sản.
e) Quy định về trình độ cán bộ kỹ thuật hoặc nhân viên kỹ thuật của cơ sở chế biến thủy sản theo phương thức công nghiệp áp dụng theo khoản 3 Điều 11 của Nghị định 86/2001/NĐ-CP.
f) Đối với tang vật thủy sản nghi là có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con ng+ 2;ời, khi tiến hành kiểm tra kiểm soát, người có thẩm quyền xử phạt phải tạm giữ để kiểm nghiệm, xác định. Nếu kết quả kiểm nghiệm, xác định là thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại tới sức khỏe con người thì xử phạt theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 15 của Nghị định 70 và xử lý buộc tiêu hủy số thủy sản đó. Nếu kết quả kiểm nghiệm, xác định là thủy sản không chứa độc tố thì phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc xử lý theo các quy định khác của Pháp luật.
g) Hành vi thu gom, bảo quản, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ cá Nóc hoặc sản phẩm chế biến từ cá Nóc bị xử phạt theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 15 và điểm d khoản 4 Điều 18 Nghị định 70; Buộc tiêu hủy hàng hóa và tang vật vi phạm.
7. Vi phạm các quy định về các ngành nghề dịch vụ thủy sản :
Các hành vi vi phạm các quy định về các ngành nghề dịch vụ thủy sản bị xử phạt theo các Điều từ Điều 16 đến Điều 20 của Nghị định 70. Bộ Thủy sản hướng dẫn áp dụng một số quy định như sau :
a) Cơ quan có thẩm quyền cấp các loại giấy :
- Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản cấp Giấy chứng nhận đăng ký sản xuất thuốc thú y.
- Các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có quản lý thủy sản cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y thủy sản và thức ăn nuôi thủy sản.
- Chứng chỉ hành nghề sản xuất, kinh doanh thuốc thú y và dịch vụ thú y thủy sản do Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản và các Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh cấp theo quy định tại Thông tư số 01/2002/TT-BTS ngày 05/9/2002 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.
b) Danh mục phụ gia, hóa chất, thức ăn thủy sản, thuốc thú y thủy sản được phép sử dụng và hạn chế sử dụng quy định tại Quyết định 17/2002/QĐ-BTS ngày 24/5/2002, Tiêu chuẩn ngành số 28 TCN156 : 2000 và theo danh mục sửa đổi, bổ sung hàng năm do Bộ Thủy sản ban hành.
c) Tiêu chuẩn, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cảng cá được quy định tại Tiêu chuẩn Ngành số 28 TCN163 : 2000.
III - VỀ CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT, THỦ TỤC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT
1. Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với những vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản được quy định tại Điều 7 của Nghị định 70 và các Điều 11, Điều 12 của Nghị định 134.
2. Thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản tuân thủ quy định tại các điều từ Điều 43 đến Điều 52 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và theo hướng dẫn sau đây :
a) Trong khi thi hành công vụ, Thanh tra viên chuyên ngành Thủy sản được áp dụng biện pháp khám phương tiện vận tải (trong đó có tàu cá); Khi thực hiện biện pháp này phải tuân thủ theo các quy định tại Điều 48 của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
b) Thủ tục và thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 46 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu hủy, Thanh tra viên chuyên ngành thủy sản được quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định, người ra quyết định phải báo cáo Chánh Thanh tra chuyên ngành thủy sản cấp Sở hoặc Chánh Thanh tra chuyên ngành thủy sản Bộ Thủy sản và được sự đồng ý bằng văn bản của người đó; Trong trường hợp không được sự đồng ý của họ thì người đã ra quyết định tạm giữ phải hủy ngay quyết định tạm giữ, trả lại phương tiện và những thứ đã bị tạm giữ. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải tuân thủ các quy định tại Điều 46 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
c) Để ngăn chặn người vi phạm tiếp tục thực hiện vi phạm hành chính và để đảm bảo thi hành Quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính mà theo quy định của Nghị định phải áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật hoặc phương tiện vi phạm, Thanh tra chuyên ngành thủy sản trong khi thi hành công vụ có quyền yêu cầu đưa người, tang vật, phương tiện vi phạm về bến đậu hoặc trụ sở cơ quan để xử lý.
3. Thủ tục xử phạt :
a) Khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, người có thẩm quyền phải thực hiện đúng quy định từ Điều 53 đến Điều 69 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và theo trình tự quy định tại Chương IV của Nghị định 134.
b) Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, thì Thanh tra viên chuyên ngành Thủy sản có quyền tạm giữ một hoặc một số loại giấy tờ sau cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt :
- Giấy phép khai thác khu bảo tồn biển, khu bảo tồn đất ngập nước;
- Giấy phép khai thác thủy sản;
- Giấy đăng ký phương tiện;
- Các loại giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật (đăng kiểm);
- Giấy chứng nhận kiểm dịch;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh;
- Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa;
- Các loại chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ (Giấy phép lái xe, Bằng lái, Sổ thuyền viên, Chứng chỉ hành nghề...);
- Các giấy tờ tùy thân có liên quan.
Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có những giấy tờ nói trên, thì Thanh tra viên Chuyên ngành thủy sản được yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm đưa phương tiện về bến đậu hoặc trụ sở cơ quan để giải quyết hoặc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm theo thẩm quyền.
Khi phát hiện các loại giấy tờ trên được cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải tiến hành thu hồi ngay, đồng thời báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết.
c) Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính :
- Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản.
- Trong trường hợp cần niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm thì phải tiến hành ngay trước mặt người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; nếu người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến.
- Không tịch thu tang vật, phương tiện bị cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chiếm đoạt, sử dụng trái phép mà phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, người sử dụng hợp pháp.
d) Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải xử lý theo Điều 61 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và theo hướng dẫn tại các Điều 31, Điều 32, Điều 33 của Nghị định 134.
Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm trong lĩnh vực thủy sản bị buộc tiêu hủy phải tuân thủ những nguyên tắc sau :
- Đối với tang vật là các công cụ khai thác thủy sản trong danh mục cấm sử dụng thì cơ quan xử lý phải hủy hoặc có biện pháp loại trừ khả năng chúng được tái sử dụng vào mục đích khai thác thủy sản.
- Đối với tang vật là thủy sản bị nhiễm bệnh, khi tiêu hủy phải có biện pháp loại trừ khả năng lây lan mầm bệnh.
- Đối với tang vật là thủy sản có độc tố tự nhiên, khi tiêu hủy phải có biện pháp loại trừ ảnh hưởng của độc tố đối với sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.
- Đối với tang vật vi phạm hành chính là các chất dễ gây cháy, nổ xử lý theo quy định tại khoản 2, Điều 25 của Nghị định 70.
Khi xử lý tang vật, phương tiện vi phạm trong lĩnh vực thủy sản bị buộc tiêu hủy phải thành lập Hội đồng tiêu hủy. Trong thành phần Hội đồng xử lý đối với tang vật vi phạm trong lĩnh vực thủy sản bị buộc tiêu huỷ phải có :
- Đại diện người có thẩm quyền xử phạt,
- Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản,
- Đại diện các cơ quan : Môi trường, Công an.
Tùy theo tính chất của tang vật bị tiêu huỷ có thể mời thêm đại diện của các cơ quan chức năng khác.
đ) Hoãn chấp hành Quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 65 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Việc trả lại giấy tờ hoặc tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ trong trường hợp được hoãn chấp hành quyết định phạt tiền thực hiện theo Điều 26 Nghị định 134.
e) Chuyển Quyết định xử phạt vi phạm hành chính :
Việc chuyển Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản chỉ áp dụng đối với hình thức phạt tiền ghi trong Quyết định. Thủ tục, trình tự chuyển Quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo các quy định tại Điều 26 của Nghị định 70 và Điều 27 của Nghị định 134.
Cơ quan ra Quyết định xử phạt phải lưu lại hồ sơ vụ vi phạm hành chính và bản sao của Quyết định xử phạt.
Cơ quan thi hành Quyết định xử phạt có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định xử phạt và thu, nộp tiền phạt theo quy định tại các Điều 57, 58, 64 và Điều 66 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; Thông báo kết quả bằng văn bản cho cơ quan chuyển Quyết định xử phạt trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày thi hành xong Quyết định xử phạt.
4. Thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định riêng của Chính phủ.
5. Đối với các vi phạm phức tạp, khó xác định là vi phạm hành chính hay đã cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trao đổi với Cơ quan Điều tra cùng cấp và chỉ ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc làm các thủ tục chuyển hồ sơ để truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã có ý kiến của Cơ quan Điều tra cùng cấp. Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự thực hiện theo điều 62 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 42 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 13 của Nghị định 134. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản được quy định tại các Điều từ Điều 22 đến Điều 25 của Nghị định 70.
2. Thanh tra chuyên ngành thủy sản trước mắt là tổ chức Thanh tra Bảo vệ nguồn lợi thủy sản được Thủ tướng Chính phủ thành lập và được tổ chức, hoạt động theo Quyết định số 415/TTg ngày 10/8/1994 và được xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền quy định tại Điều 23 của Nghị định 70 :
a) Thanh tra chuyên ngành thủy sản của Bộ Thuỷ sản là Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản Trung ương;
b) Thanh tra chuyên ngành thủy sản của Sở Thuỷ ; sản là Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh.
3. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra viên và Chánh Thanh tra chuyên ngành thủy sản các cấp quy định tại Điều 23 của Nghị định 70 là thẩm quyền áp dụng đối với một vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể trong Nghị định 70.
4. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:
a) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt, thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt, thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;
c) Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì quyền xử phạt thuộc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.
5. Trong khi kiểm tra, kiểm soát trên biển, nếu phát hiện các hành vi xâm phạm vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm nghiên cứu, thăm dò, khai thác nguồn lợi hải sản, lực lượng Thanh tra chuyên ngành Thủy sản có trách nhiệm lập biên bản, bắt giữ người và phương tiện vi phạm để chuyển giao cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý theo quy định của Pháp luật Việt Nam, đồng thời có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan đó trong việc xử lý.
6. Uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 14 của Nghị định 134 .
V - MỘT SỐ BIỂU MẪU, GIẤY TỜ SỬ DỤNG TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THỦY SẢN :
Căn cứ Nghị định 134, Bộ Thủy sản ban hành kèm theo Thông tư này danh mục các mẫu biên bản và quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản sau đây :
1. |
Mẫu 01 - BBXP |
Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản |
2. |
Mẫu 02 - BBXP |
Biên bản tạm giữ giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản |
3. |
Mẫu 03 - BBXP |
Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản |
4. |
Mẫu 04 - BBXP |
Biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính. |
5. |
Mẫu 05 - BBXP |
Biên bản bàn giao hoặc trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. |
6. |
Mẫu 06 - BBXP |
Biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. |
7. |
Mẫu 07 - QĐXP |
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. |
8. |
Mẫu 08 - QĐXP |
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản bằng hình thức phạt tiền (Theo thủ tục đơn giản). |
9. |
Mẫu 09 - QĐXP |
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản bằng hình thức phạt cảnh cáo. |
10. |
Mẫu 10 - QĐXP |
Quyết định tạm giữ giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. |
11. |
Mẫu 11 - QĐXP |
Quyết định cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. |
12. |
Mẫu 12 - QĐXP |
Quyết định hoãn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. |
13 |
Mẫu 13 - QĐXP |
Quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản cho cơ quan tiến hành tố tụng. |
(Chi tiết các biểu mẫu như phụ lục kèm theo)
1. Các Bộ, ngành có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và Ủy ban Nhân dân các cấp tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản trong Bộ, ngành, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình. Thường xuyên phối hợp với Bộ Thủy sản trong việc thực hiện Nghị định 70.
2. Vụ Pháp chế giúp Bộ trưởng; Giám đốc các Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị định 70 và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đến các tổ chức, cá nhân hoạt động nghề cá và các hoạt động có liên quan đến nghề cá.
Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản phối hợp với Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ Thủy sản tổ chức tập huấn cho lực lượng Thanh tra chuyên ngành thủy sản về công tác xử phạt vi phạm hành chính.
3. Giám đốc các Sở thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quản lý thủy sản có trách nhiệm giúp Ủy ban Nhân dân tỉnh trong việc tổ chức chỉ đạo thực hiện Nghị định 70 tại địa phương. Tổng hợp tình hình kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Thanh tra chuyên ngành thủy sản tỉnh để báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh và Bộ Thủy sản. Kịp thời đề xuất với Bộ Thủy sản những vướng mắc trong khi tổ chức thực hiện Nghị định 70 và Thông tư này.
4. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 04-TT/BVNLTS ngày 10/10/1996 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thi hành Nghị định số 48/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Thông tư số 01/1998/TT-BTS ngày 19/2/1998 của Bộ Thủy sản sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 04-TT/BVNLTS ngày 10/10/1996 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thi hành Nghị định số 48/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bị bãi bỏ.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ THỦY SẢN |
PHỤ LỤC CÁC MẪU, BIÊN BẢN, QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG
TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Thông tư số 02/2004/TT-BTS ngày 22 tháng 3 năm 2004
của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 70/2003/NĐ-CP
ngày 17/6/2003 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực thủy sản)
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây