13290

Thông báo số 644/TB-BYT về tình hình dịch cúm A(H5N1) ở người và các biện pháp phòng chống dịch của Bộ Y tế

13290
LawNet .vn

Thông báo số 644/TB-BYT về tình hình dịch cúm A(H5N1) ở người và các biện pháp phòng chống dịch của Bộ Y tế

Số hiệu: 644/TB-BYT Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Trần Thị Trung Chiến
Ngày ban hành: 02/08/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 644/TB-BYT
Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Bộ Y tế
Người ký: Trần Thị Trung Chiến
Ngày ban hành: 02/08/2006
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 644/TB-BYT

Hà Nội, ngày 02 tháng 08 năm 2006 

 

 

THÔNG BÁO

CỦA BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG ĐẠI DỊCH CÚM Ở NGƯỜI VỀ TÌNH HÌNH DỊCH CÚM A(H5N1) Ở NGƯỜI CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH.

Theo Thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, tình hình dịch cúm A(H5N1) đang diễn biến phức tạp. Dịch cúm gia cầm đã lan rộng ở nhiều quốc gia tại hầu hết các châu lục và đặc biệt một số quốc gia Đông Nam Á đã xuất hiện trở lại dịch cúm trên gia cầm sau nhiều tháng khống chế được dịch như Lào, Thái Lan, Indonesia. Đến nay, dịch cúm A(H5N1) ở người đã ghi nhận tại 10 quốc gia trên thế giới: Azerbaijan, Campuchia, Trung Quốc, Djibouti, Ai Cập, Indonesia, Iraq, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam, với 232 trường hợp mắc, trong đó 134 trường hợp tử vong.

Sau khi xuất hiện chùm ca bệnh cúm A(H5N1) tử vong tại Indonesia vào tháng 5/2006, Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo nguy cơ biến chủng của vi rút cúm A(H5N1) có thể lây nhiễm từ người sang người và khả năng bùng phát dịch rất cao trong mùa Đông - Xuân cuối năm 2006, đầu năm 2007.

Việt Nam đã khống chế được dịch cúm ở gia cầm và cúm ở người trong thời gian dài, tuy nhiên tình hình dịch cúm A(H5N1) diễn biến phức tạp tại các quốc gia Đông Nam Á, do đó, nguy cơ dịch bùng phát trở lại là rất lớn. Bộ Y tế - Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người thông báo những biện pháp cấp bách tăng cường phòng chống dịch cúm A(H5N1) như sau:

1. Ban chỉ đạo phòng chống đại dịch cúm ở người các cấp khẩn trương kiểm tra và chỉ đạo công tác giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm các ổ dịch gia cầm, các trường hợp mắc cúm A(H5N1) ở người, cách ly kịp thời và xử lý triệt để, không để dịch bùng phát và lan rộng.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thương mại, Bộ Công an, Tổng cục Hải quan, Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới phối hợp kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu, mua bán, vận chuyển sản phẩm gia cầm, gia cầm tại các cửa khẩu biên giới.

3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh/thành phố chỉ đạo các đơn vị chuyên môn dự trữ đủ hoá chất khử khuẩn, thuốc men, thiết bị, vật tư chuyên dụng phòng chống dịch và sẵn sàng cung cấp cho địa phương để phòng chống khi dịch xảy ra .

4. Ngành Y tế tiếp tục tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới, chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở, sẵn sàng tiếp nhận, thu dung, cách ly và điều trị tích cực để hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong.

5. Bộ Văn hoá Thông tin, Đài truyền hình Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác thông tin, giáo dục truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng cho nhân dân để cảnh báo nguy cơ tái phát dịch cúm, các biện pháp phát hiện sớm dịch cúm ở gia cầm, các trường hợp mắc bệnh ở người và giúp người dân chủ động phòng chống dịch bệnh đặc biệt trước mùa đông xuân sắp tới.

 

 

BỘ TRƯỞNG
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG
ĐẠI DỊCH CÚM Ở NGƯỜI




Trần Thị Trung Chiến 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác