Thông báo số 570/TB-DPMT về trường hợp tiêu chảy cấp nguy hểm tại thành phố Hà Nội do Cục Y tế dự phòng và Môi trường ban hành
Thông báo số 570/TB-DPMT về trường hợp tiêu chảy cấp nguy hểm tại thành phố Hà Nội do Cục Y tế dự phòng và Môi trường ban hành
Số hiệu: | 570/TB-DPMT | Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Cục Y tế dự phòng và Môi trường | Người ký: | Nguyễn Huy Nga |
Ngày ban hành: | 20/04/2009 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 570/TB-DPMT |
Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Cục Y tế dự phòng và Môi trường |
Người ký: | Nguyễn Huy Nga |
Ngày ban hành: | 20/04/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
Y TẾ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 570/TB-DPMT |
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2009 |
THÔNG BÁO
VỀ TRƯỜNG HỢP TIÊU CHẢY CẤP NGUY HỂM TẠI TP. HÀ NỘI
Cục y tế dự phòng và Môi trường thông báo trường hợp mắc Tiêu chảy cấp nguy hiểm như sau: Theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, ngày 16/4/2009 tại Tp. Hà Nội đã ghi nhận 01 trường hợp tiêu chảy cấp dương tính với phẩy khuẩn tả. Bệnh nhân nam, 51 tuổi, tại thôn Đông, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Tp. Hà Nội; khởi bệnh ngày 15/4/2009, vào điều trị tại bệnh viện E trung ương ngày 16/4/2009 với các triệu chứng đi ngoài nhiều lần, phân lỏng như nước vo gạo. Kết quả kiểm nghiệm tại Viện Vệ sinh dịch tả Trung ương ngày 18/4/2009, bệnh nhân dương tính với phẩy khuẩn Tả. Qua điều tra dịch tễ, bệnh nhân có liên quan đến việc sử dụng thực phẩm như: thịt chó, mắm tôm sống, rau sống… Hiện nay, tình trạng bệnh nhân ổn định.
Đây là trường hợp tiêu chảy cấp nguy hiểm đầu tiên năm 2009. Cục Y tế dự phòng và Môi trường đã chỉ đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng Tp. Hà Nội kịp thời khống chế ổ dịch, đến nay chưa ghi nhận thêm trường hợp mắc mới.
Tuy vậy, tình hình thời tiết vào mùa hè nóng ẩm, dễ sinh ngập lụt và là điều kiện để mầm bệnh phát triển và phát tán ra môi trường. Hơn nữa, nhiều nước trên thế giới tiếp tục ghi nhận dịch tả, sự giao lưu qua lại giữa các vùng, các nước ngày càng tăng làm tăng nguy cơ xâmnhập bệnh. Để chủ động phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm, Cục Y tế dự phòng và Môi trường tiếp tục khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện tốt 4 khuyến cáophòng chống bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm tại cộng đồng (xin gửi kèm).
|
CỤC
TRƯỞNG |
CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG VÀ MÔI
TRƯỜNG
4 KHUYẾN CÁO CHO CỘNG ĐỒNG PHÒNG CHỐNG BỆNH TIÊU CHẢY CẤP NGUY HIỂM
Bệnh Tiêu chảy cấp nguy hiểm lây lan nhanh và dễ tử vong, nhưng có thể đề phòng được. Để ngăn ngừa bệnh và phòng dịch bệnh lây lan, mọi người thực hiện những khuyến cáo sau:
1. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường:
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm đi tiêu bừa bãi. Đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc Cloramin B sau mỗi lần đi tiêu.
- Phân và chất thải của người bệnh phải đổ vào nhà tiêu, cho vôi bột, Cloramin B… vào sau mỗi lần đi để sát khuẩn.
- Tránh tập trung ăn uống đông người như ma chay, cưới xin, cúng giỗ.
- Hạn chế người ra, vào vùng đang có dịch.
2. An toàn vệ sinh thực phẩm:
- Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín uống sôi.
- Không ăn rau sống, không uống nước lã.
- Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua.
3. Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch:
- Nguồn nước ăn uống phải được bảo vệ sạch sẽ.
- Tất cả nước ăn uống đều phải đuwocj sát khuẩn bằng hóa chất Cloramin B.
- Cấm đổ chất thải, nước giặt, rửa và đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng. Cấm vứt súc vật chết và rác xuống ao, hồ, sông, giếng.
4. Khi có người bị tiêu chảy cấp:
Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp, phải nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được điều trị kịp thời
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây