131029

Thông báo 5265/TB-BNN-VP ý kiến kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu tại Hội nghị phát triển nuôi cá nước lạnh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

131029
LawNet .vn

Thông báo 5265/TB-BNN-VP ý kiến kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu tại Hội nghị phát triển nuôi cá nước lạnh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu: 5265/TB-BNN-VP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Nguyễn Minh Nhạn
Ngày ban hành: 20/10/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 5265/TB-BNN-VP
Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký: Nguyễn Minh Nhạn
Ngày ban hành: 20/10/2011
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5265/TB-BNN-VP

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2011

 

THÔNG BÁO

Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG NGUYỄN THỊ XUÂN THU TẠI HỘI NGHỊ PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ NƯỚC LẠNH

Ngày 17 tháng 9 năm 2011 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị phát triển nuôi cá nước lạnh tại Sa Pa tỉnh Lào Cai. Tham dự hội nghị có nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, đại diện của Bộ Khoa học và Công nghệ, một số đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai, Lai Châu; Lãnh đạo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Chi cục Thủy sản các tỉnh miền núi phía Bắc và một số tỉnh Tây Nguyên; Hội nghề cá Việt Nam, Hiệp hội cá nước lạnh Lâm Đồng. Sau khi nghe báo cáo của Tổng cục Thủy sản, báo cáo tham luận của các đại biểu, Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu kết luận như sau:

Các tỉnh miền núi phía Bắc, khu vực Tây Nguyên có tài nguyên đặc biệt là nguồn nước lạnh, nước mát từ rừng già, rừng nguyên sinh. Đây là tiềm năng để phát triển nuôi các loài cá ôn đới và những năm qua Viện Nghiên cứu NTTS I, III đã chọn được đối tượng nuôi phù hợp là cá hồi và cá tầm. Đây là đối tượng mới, có giá trị kinh tế cao, được xem là đặc sản ở các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc và các tỉnh Tây Nguyên. Do đối tượng nuôi mới, đòi hỏi công nghệ cao và vốn đầu tư lớn trong điều kiện nuôi ở vùng sâu, vùng xa nên cần khuyến khích các doanh nghiệp tham gia sản xuất để khai thác nguồn tài nguyên đặc biệt này phục vụ phát triển kinh tế miền núi.

Để phát triển nuôi cá nước lạnh bền vững các đơn vị của Bộ cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tổng cục Thủy sản:

+ Trong năm 2012 xây dựng quy hoạch nuôi cá nước lạnh và phê duyệt trước tháng 8 để làm căn cứ cho các tỉnh xây dựng quy hoạch chi tiết.

+ Khẩn trương phê duyệt các dự án phát triển giống cá nước lạnh cho các Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I và III để sớm giải quyết về công nghệ sản xuất giống, đặc biệt cá tầm để cung cấp giống cho các cơ sở nuôi các tỉnh thay thế nhập trứng từ nước ngoài.

+ Hoàn chỉnh hồ sơ khảo nghiệm các loài cá hồi, cá tầm đã nhập nuôi để bổ sung vào danh mục giống được phép sản xuất kinh doanh.

+ Giao nhiệm vụ và kinh phí lưu giữ cá bố mẹ, nguồn gen các loài nhập nội cho các Trung tâm giống thủy sản quốc gia để lưu giữ các dòng làm nguyên liệu cho chọn giống và lai tạo giống.

+ Dựa trên quy phạm VietGAP, có hướng dẫn áp dụng đối với cá tầm, cá hồi để chứng nhận VietGAP cho các cơ sở sản xuất giống và nuôi cá thịt.

+ Phối hợp với Vụ Kế hoạch và các đơn vị liên quan đề xuất một số dự án theo nội dung đề án phát triển nuôi (QĐ 332) và đề án phát triển giống (QĐ 2194); Hướng dẫn các địa phương, đơn vị lập dự án để đầu tư xây dựng trung tâm ương ấp trứng, sản xuất giống cá nước lạnh và vùng nuôi thâm canh áp dụng công nghệ cao cho khu vực miền núi, trung du phía Bắc và vùng Tây Nguyên.

- Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường: phối hợp với các Viện NCNTTS I, III tổng hợp kết quả nghiên cứu của các dự án/đề tài đã thực hiện, đánh giá các kết quả đã đạt được và xác định danh mục các đề tài/dự án/nhiệm vụ KHCN về cá nước lạnh cần tiếp tục giải quyết để ưu tiên đưa vào kế hoạch nghiên cứu hàng năm. Hướng dẫn các đơn vị thực hiện quản lý sinh vật ngoại lai theo đúng quy định của Thông tư 22/2011/TT-BTNMT. Lập kế hoạch xây dựng TCVN, QCVN về nuôi cá nước lạnh. Giao nhiệm vụ cho Viện NCNTTS I, III phối hợp với Viện nghiên cứu cá nước ngọt thuộc Tổng cục Thủy sản Nga xây dựng chương trình hợp tác nghiên cứu về sản xuất giống, bệnh, dinh dưỡng, thức ăn, chọn giống và lai tạo giống cá tầm, cá hồi tại Việt Nam theo chương trình phối hợp của Ủy ban phối hợp về thủy sản Việt - Nga.

- Trung tâm khuyến nông Quốc gia: bổ sung các dự án khuyến ngư nuôi cá nước lạnh, xây dựng các mô hình ở các tỉnh miền núi và Tây Nguyên. Phối hợp với các Viện, Trường tổ chức đào tạo/tập huấn kỹ thuật ương giống và nuôi thương phẩm cá tầm, cá hồi cho người dân và doanh nghiệp.

- Các Viện Nghiên cứu:

+ Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản: sớm hoàn thiện nhiệm vụ khảo sát, đánh giá tiềm năng và định hướng, giải pháp cho phát triển cá nước lạnh ở Việt Nam để giúp các địa phương triển khai thực hiện quy hoạch.

+ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, III: hoàn thiện quy trình ương giống và nuôi thương phẩm cá tầm, cá hồi. Trước mắt giao Viện NC NTTS I làm đầu mối phía Bắc, Viện NC NTTS III làm đầu mối phía Nam cùng một số doanh nghiệp được Bộ cho phép đăng ký nhập khẩu trứng cá thụ tinh để khảo nghiệm và cung cấp con giống cho các cơ sở nuôi. Hỗ trợ các cơ sở nuôi/doanh nghiệp về kỹ thuật, quản lý môi trường và bệnh trong quá trình nuôi.

- Các Sở Nông nghiệp và PTNT: tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng quy hoạch chi tiết vùng nuôi cá nước lạnh, xây dựng các dự án (vùng nuôi tập trung, dự án nuôi thuộc chương trình nông nghiệp công nghệ cao), ban hành các chính sách khuyến khích phát triển của địa phương để thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư phát triển nuôi cá nước lạnh, xây dựng thương hiệu và thị trường.

- Các doanh nghiệp đầu tư nuôi cá nước lạnh cần phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành, các Viện nghiên cứu để được hỗ trợ về pháp lý, hướng dẫn kỹ thuật theo quy phạm VietGAP, đào tạo nhân lực kỹ thuật, tham gia nghiên cứu thức ăn có thể sản xuất trong nước.

- Hội Nghề cá Việt Nam cần cung cấp thông tin về thức ăn, hoàn chỉnh hồ sơ đăng ký những loại thức ăn đang được dùng phổ biến ở trong nước nhưng chưa được đưa vào Danh mục thức ăn được phép lưu hành ở Việt Nam để Trung ương Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định NTTS đưa vào danh mục giúp cho việc nhập thức ăn được dễ dàng. Để phong trào nuôi cá nước lạnh phát triển có định hướng, Hội Nghề cá cần xúc tiến thành lập Hiệp hội cá nước lạnh Việt Nam và hướng dẫn các địa phương thành lập các Chi hội ở địa phương; Các Viện và Hội Nghề cá thiết kế trang Website có chuyên mục về nghiên cứu, sản xuất cá nước lạnh trên thế giới và trong nước để cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý ngành và thông tin cho người sản xuất, phổ biến kinh nghiệm để phát triển nuôi cá nước lạnh thành công.

Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin thông báo để các cơ quan, đơn vị liên quan biết và thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- TTr. Vũ Văn Tám (để b/c);
- TTr. Nguyễn Thị Xuân Thu (để b/c);
- TTr. Bùi Bá Bổng (để b/c);
- Tổng cục Thủy sản;
- Các Vụ KHCN&MT, KH, TC, Pháp chế;
- Các Sở NN&PTNT khu vực MB&TN;
- Viện NCNTTS I, III;
- Hội nghề cá Việt Nam;
- Hiệp hội cá nước lạnh Lâm Đồng;
- Văn phòng Bộ;
- Lưu VT.

TL. BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN PHÒNG




Nguyễn Minh Nhạn

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác