Thông báo 485/TB-VPCP năm 2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại buổi làm việc với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông báo 485/TB-VPCP năm 2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại buổi làm việc với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia do Văn phòng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 485/TB-VPCP | Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Người ký: | Mai Thị Thu Vân |
Ngày ban hành: | 23/10/2024 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 485/TB-VPCP |
Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ |
Người ký: | Mai Thị Thu Vân |
Ngày ban hành: | 23/10/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 485/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2024 |
Ngày 03 tháng 10 năm 2024, tại trụ sở Chính phủ, Thường trực Chính phủ chủ trì buổi làm việc với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia. Tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Hồ Đức Phớc; Bộ trưởng các Bộ, cơ quan: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ; Lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Giao thông vận tải, Tài chính, Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp; Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia; Chủ tịch các Hội, Hiệp hội ngành xây dựng; Chủ tịch, Tổng Giám đốc các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia. Sau khi nghe báo cáo của Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải và ý kiến của các đại biểu dự họp, Thường trực Chính phủ kết luận như sau:
a) Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương thường xuyên, quyết liệt, sát sao, kịp thời chỉ đạo phát triển ngành xây dựng, nhất là doanh nghiệp xây dựng trên cơ sở bám sát chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và tình hình thực tiễn. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng thường xuyên có mặt trên công trường các dự án để kiểm tra, động viên, đôn đốc với tinh thần chia sẻ những khó khăn, cùng các doanh nghiệp tháo gỡ, vượt qua thách thức để vươn lên, trưởng thành. Cùng với đó là sự tham gia, vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng, điển hình là dự án đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) - Phố Nối (Hưng Yên).
b) Các doanh nghiệp đã tích cực chủ động triển khai các nhiệm vụ được giao với tinh thần “vượt nắng, thắng mưa, không thua bão, gió”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, làm việc xuyên ngày nghỉ, xuyên ngày Tết, xuyên ngày lễ”, “ba ca, bốn kíp”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”. Các nhà thầu chính hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ các nhà thầu phụ, doanh nghiệp địa phương tham gia dự án để thúc đẩy, cùng nhau lớn mạnh, trưởng thành, tất cả vì sự phát triển của đất nước.
c) Các doanh nghiệp, người dân và cơ quan chức năng đã phối hợp, chia sẻ để cùng nhau vượt qua những thách thức, tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai các dự án đầu tư xây dựng ngày càng được hoàn thiện.
a) Nhận thức rõ hơn nữa về tầm quan trọng của các dự án trọng điểm, các dự án quan trọng quốc gia trong tạo không gian phát triển mới, giúp hình thành các khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ mới, làm tăng giá trị của đất đai, tạo thuận lợi cho người dân đi lại, giảm chi phí logistics, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, sản phẩm, của nền kinh tế. Việc triển khai các dự án hạ tầng chiến lược đã và đang được làm tốt, sắp tới phải làm tốt hơn.
b) Đa dạng hóa nguồn lực của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư trực tiếp và gián tiếp, nguồn lực hợp tác công tư để phát triển hạ tầng chiến lược về giao thông, điện, nước, y tế, giáo dục, văn hóa... với tinh thần hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
c) Tập trung ứng dụng hiệu quả các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phát triển và chuyển giao công nghệ tiên tiến; đào tạo nhân lực chất lượng cao; nâng cao năng lực quản trị theo hướng thông minh trong hoạt động của các doanh nghiệp và triển khai các dự án, đặc biệt đối với doanh nghiệp xây dựng.
d) Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện thể chế liên quan giải phóng mặt bằng, vật liệu xây dựng, quy chuẩn, quy trình, đấu thầu, chỉ định thầu... trong triển khai dự án, bảo đảm thông thoáng, thuận lợi, tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế.
đ) Các doanh nghiệp xây dựng cần tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đi lên từ sức mạnh nội sinh, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước về mặt thể chế, cơ chế tạo nguồn lực tài chính, nguồn lực về con người và hợp tác với các đối tác nước ngoài trong chuyển giao công nghệ.
e) Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp luôn chia sẻ, lắng nghe, thấu hiểu với các khó khăn, thách thức, động viên, khích lệ về những thành quả đã làm được; kịp thời tháo gỡ các vướng mắc về thể chế, nguồn lực, nhân lực để thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững, góp phần phát triển đất nước.
5. Về nhiệm vụ cụ thể, Thường trực Chính phủ yêu cầu:
a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương:
- Thực hiện tốt yêu cầu của Hội nghị Trung ương 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường giám sát, kiểm tra và cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
- Theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, chủ động triển khai 06 nhiệm vụ trọng tâm nêu trên; đồng thời xử lý các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp tại buổi làm việc theo đúng quy định pháp luật (tổng hợp tại Phụ lục kèm theo); báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình, kết quả triển khai thực hiện trước ngày 15 tháng 12 năm 2024. Các đồng chí lãnh đạo địa phương thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, xử lý kịp thời, hiệu quả các vướng mắc cho các doanh nghiệp.
b) Các Bộ quản lý xây dựng công trình chuyên ngành: Tập trung rà soát, tổ chức xác định, ban hành kịp thời các định mức kinh tế - kỹ thuật cho công tác xây dựng đặc thù của chuyên ngành theo thẩm quyền; chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư chủ động tổ chức xác định, điều chỉnh định mức để áp dụng cho công trình theo thẩm quyền phục vụ lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, thanh quyết toán hợp đồng.
c) Bộ Xây dựng:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, địa phương liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về hợp đồng xây dựng đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế;
- Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức xây dựng, suất vốn đầu tư xây dựng, giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình;
- Nghiên cứu, đề xuất phân định rõ phạm vi, trách nhiệm của các Bộ quản lý xây dựng công trình chuyên ngành; quy định thống nhất hệ thống mã hiệu;
- Tập trung hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước trong việc công bố giá xây dựng trên địa bàn.
d) Bộ Tài nguyên và Môi trường: Kiểm tra, giám sát, tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp để xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đất đai, vật liệu xây dựng, bảo vệ môi trường, nhất là các quy định về mỏ nguyên vật liệu xây dựng thông thường và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, rừng.
đ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Thực hiện quản lý nhà nước về công tác quy hoạch; tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp để xây dựng các cơ chế, chính sách mới phù hợp tình hình để huy động, phát huy nguồn lực của người dân, doanh nghiệp để phát triển hạ tầng chiến lược.
- Phối hợp với Bộ Xây dựng rà soát quy định về hợp đồng xây dựng trong đấu thầu, rà soát quy định còn chồng chéo, vướng mắc giữa các luật chuyên ngành.
e) Bộ Tài chính: Triển khai các chính sách liên quan thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật, chính sách tài khóa tạo thuận lợi, phát huy tối đa tiềm năng của doanh nghiệp; thực hiện thanh, quyết toán hợp đồng, quyết toán vốn đầu tư nhanh chóng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
g) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, điều hành hài hòa, hợp lý giữa lãi suất, tỷ giá nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng; kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn. Các ngân hàng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, tiết giảm chi phí, tăng cường chuyển đổi số, góp phần hạ lãi suất, nghiên cứu các gói tín dụng ưu tiên cho phát triển hạ tầng.
h) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách và giải pháp để đẩy mạnh, nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng nghề, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành xây dựng.
i) Các địa phương, dưới sự lãnh đạo của bí thư cấp ủy, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, bảo đảm nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ, đầy đủ điện, nước, vệ sinh môi trường, trường học, trạm xá, quan tâm tạo việc làm, chăm lo sinh kế, đời sống, sản xuất, kinh doanh... của người dân; chủ động phối hợp, động viên, chia sẻ với các nhà đầu tư, nhà thầu, không để nhà thầu cô đơn trên công trường; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, huy động công an, quân đội làm những lĩnh vực có thể như xây dựng đường điện 500kV.
k) Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án:
- Quan tâm, xử lý ngay các vướng mắc, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao để hoàn thành các quy trình, thủ tục dự án chặt chẽ, đúng quy định để doanh nghiệp yên tâm thực hiện; tạo thuận lợi, đồng hành, hỗ trợ, chia sẻ, hướng dẫn tháo gỡ ngay các vướng mắc để doanh nghiệp sớm triển khai thi công, xem việc của doanh nghiệp, nhà thầu như việc của mình, bảo đảm đơn giản, tiết kiệm, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm.
- Các chủ đầu tư tổ chức xác định, quyết định theo thẩm quyền các định mức dự toán mới, định mức, dự toán điều chỉnh để áp dụng cho công trình, làm cơ sở để phục vụ cho công tác lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo quy định; xây dựng các quy quản lý hợp đồng chặt chẽ, từ khâu xác lập hợp đồng đến khâu ký kết và thực hiện hợp đồng; tổ chức nghiệm thu, thực hiện thanh toán kịp thời cho nhà thầu theo nội dung hợp đồng đã ký kết và các quy định về thanh toán; quyết toán vốn đầu tư.
l) Các doanh nghiệp thi công các công trình, các nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu giám sát:
- Phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước trong việc cung cấp các thông tin và đề xuất giải pháp tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn; các thông tin, số liệu, dữ liệu về định mức, đơn giá xây dựng công trình để làm cơ sở rà soát, điều chỉnh, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng phục vụ lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Tiếp tục phát huy tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, “đặt lợi ích của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp lên trên hết, trước hết; hoạt động đúng pháp luật, tránh tình trạng bán thầu, đội giá. Tinh thần là “đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện”, “vượt nắng, thắng mưa, không thua bão gió”, “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, làm việc xuyên ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết ” luôn năng động, sáng tạo, có nhiều đổi mới, dám nghĩ, dám làm trong triển khai công việc; phối hợp với các doanh nghiệp địa phương để làm nhà thầu phụ.
m) Các Hội, Hiệp hội ngành xây dựng chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các doanh nghiệp ngành xây dựng; tập hợp, phản ánh những vấn đề xác đáng để kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung với tinh thần những vấn đề đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả thì thể chế hóa để áp dụng, còn vấn đề chưa rõ, thay đổi, biến động thì mạnh dạn vừa làm, vừa rút kinh nghiệm.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM |
TỔNG HỢP CÁC KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP TẠI BUỔI
LÀM VIỆC CỦA THƯỜNG TRỰC CHÍNH PHỦ VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH
TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA
(Kèm theo Thông báo Kết luận số: 485/TB-VPCP ngày 23 tháng 10 năm 2024)
STT |
Đơn vị kiến nghị, đề xuất |
Nội dung kiến nghị, đề xuất |
Phân công xử lý |
1 |
Tổng hội xây dựng Việt Nam |
(1) Nghiên cứu đẩy mạnh áp dụng công nghệ số trong điều phối hoạt động của các Ban quản lý dự án, phối hợp giữa chính quyền, chủ đầu tư, nhà thầu trong việc giải quyết các vướng mắc tại hiện trường thi công; áp dụng các công nghệ thi công hiện đại và vật liệu mới thân thiện với môi trường để rút ngắn tiến độ thi công, nâng cao chất lượng công trình |
Bộ Xây dựng |
2 |
Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn |
(2) Nghiên cứu ban hành phương pháp xây dựng, điều chỉnh định mức dự toán; rà soát, cập nhật hệ thống định mức xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn |
|
(3) UBND tỉnh Đồng Nai sớm phê duyệt chủ trương cấp quyền khai thác tại 02 mỏ đất theo đề xuất của nhà thầu để cung cấp cho dự án Biên Hòa - Vũng Tàu thành phần 1, 2 |
UBND tỉnh Đồng Nai |
||
(4) Chỉ đạo các chủ đầu tư sớm xác định giá cát tại mỏ theo cơ chế đặc thù |
Bộ Giao thông vận tải; UBND các tỉnh/thành phố |
||
3 |
Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - CTCP (Vinaconex) |
(5) Nghiên cứu cải thiện quy trình giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ chế đặc thù cho công tác giải phóng mặt bằng dành cho các công trình trọng điểm hướng đến việc ưu tiên hỗ trợ cho người dân trong việc bố trí tái định cư |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
4 |
Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng Xuân Trường |
(6) Nghiên cứu xử lý các hệ thống hầm chui trong giai đoạn 2 của Dự án đường cao tốc Bắc - Nam |
Bộ Giao thông vận tải |
5 |
(7) Nghiên cứu cơ chế để các doanh nghiệp chủ động về nguồn nguyên /vật liệu, ví dụ: kết hợp đào hồ, ao, nạo vét để tận dụng làm nguồn vật liệu san lấp các dự án giao thông khu vực đó, không để lãng phí tài nguyên |
Bộ Giao thông vận tải; Bộ Tài nguyên và Môi trường; UBND các tỉnh/thành phố |
|
6 |
Công ty cổ phần Coteccons |
(8) Nghiên cứu các quy định để tạo cơ hội cho các nhà thầu trong nước có cơ hội tham gia vào các dự án trọng điểm quốc gia, tạo ra cạnh tranh lành mạnh và giảm sự phụ thuộc vào nhà thầu nước ngoài như: nới lỏng các tiêu chí về" kinh nghiệm tương tự (khả năng huy động tài chính, nguồn lực,...); sử dụng cơ chế bảo lãnh thực hiện hợp đồng thay vì đòi hỏi kinh nghiệm công trình tương tự; thúc đẩy hợp tác liên danh (thúc đẩy nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước để thực hiện các công trình xây dựng); phân chia gói thầu linh hoạt (chia nhỏ các gói thầu theo năng lực từng nhóm nhà thầu, hạng mục đặc thù) |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
7 |
Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả |
(9) Nghiên cứu giải pháp tháo gỡ về vốn đối với dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn và dự án Hữu Nghị - Chi Lăng tương tự các dự án cao tốc Bắc - Nam |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
(10) Đẩy nhanh thủ tục điều chỉnh chủ trương dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh |
Hội đồng thẩm định liên ngành |
||
(11) Nghiên cứu cơ chế không phải chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đối với công trình đặc thù hầm, các công trình tạm, đường công vụ tiếp cận hầm |
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên và Môi trường |
||
(12) Nghiên cứu, xem xét xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, định mức chuyên ngành, mô hình BIM để áp dụng cho các công trình ngành giao thông, đặc biệt là công trình đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị |
Bộ Giao thông vận tải |
||
(13) Đối với dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, nghiên cứu cơ chế giao cho doanh nghiệp trong nước thực hiện hạng mục xây dựng đối với hợp phần từ đường ray trở xuống có tính chất tương tự công trình đường bộ (gồm cầu, đường, hầm,...); giao cho doanh nghiệp liên danh với nước ngoài đối với hạng mục đầu máy toa xe, hệ thống thông tin tín hiệu,... |
|||
8 |
Công ty cổ phần FECON |
(14) Nghiên cứu chỉ áp dụng hệ thống định mức, đơn giá xây dựng được ban hành trong giai đoạn xác định chi phí đầu tư xây dựng |
Bộ Xây dựng |
(15) Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật nhằm ưu tiên hình thức định đầu, EPC, chìa khóa trao tay |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
||
(16) Nghiên cứu có chính sách tín dụng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
||
9 |
Tổng công ty Lắp máy Việt Nam - CTCP (LILAMA) |
(17) Nghiên cứu, xem xét ban hành chính sách khuyến khích đào tạo dạy nghề cho công nhân xây dựng lành nghề; mức lương, phụ cấp phù hợp để thu hút, chi trả cho nguồn nhân lực lành nghề |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
(18) Xem xét tăng mức thời gian làm thêm giờ đối với lực lượng thi công tại các công trình xây dựng (không phải lực lượng lao động làm việc trong các nhà máy sản xuất liên tục, cố định) được phép làm thêm giờ không quá 500 giờ/năm |
|||
(19) Nghiên cứu, xem xét ban hành chính sách yêu cầu các Liên danh Tổng thầu EPC hoặc Liên danh đấu thầu phải liên danh với doanh nghiệp trong nước để thực hiện thi công xây lắp và các phần việc khác mà doanh nghiệp trong nước có thể thực hiện |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
||
(20) Nghiên cứu cơ chế ưu đãi thuế hoặc hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong nước sản xuất sản phẩm hoặc bán sản phẩm trong chuỗi cung ứng toàn cầu về dây chuyền công nghệ |
Bộ Tài chính |
||
10 |
Tổng công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP |
(21) Chủ trì chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc đối với gói thầu XDVĐ-01 - Xây dựng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức số 1 - Dự án Đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức |
Bộ Y tế |
(22) Khẩn trương phối hợp với nhà thầu để sớm phê duyệt dự toán và thanh toán phần phát sinh cho gói thầu CP05 - Dự án Tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội |
UBND TP. Hà Nội |
||
11 |
Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam |
(23) Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định theo hướng tăng cường quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo giá thay cho định mức chi tiết; tăng cường kiểm tra, đôn đốc các địa phương trong công bố đơn giá, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng trên địa bàn |
Bộ Xây dựng |
(24) Nghiên cứu, xem xét bổ sung quy định về thủ tục ký quỹ, tài sản bảo đảm trong các giao dịch của nhà thầu với ngân hàng (bằng hợp đồng xây dựng đã ký, giá trị bằng giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành được nghiệm thu,...); áp dụng lãi suất vay ngắn hạn 4%/năm đối với các dự án trọng điểm; rà soát lại một số quy định về hạn mức và mức phí của các loại bảo lãnh trong quá trình thực hiện hợp đồng |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
||
(25) Nghiên cứu không thu thuế thu nhập cá nhân đối với lao động ngắn hạn (lao động nông nhàn) để tăng thu nhập, động viên người lao động gắn bó với công trình |
Bộ Tài chính |
||
(26) Nghiên cứu tổ chức lại hệ thống các trường nghề theo phương thức xã hội hóa để khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng lớn tham gia chủ trì |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
||
12 |
Hiệp hội Tư vấn xây dựng Việt Nam |
(27) Nghiên cứu, xem xét giao trọng trách cho các doanh nghiệp tư vấn xây dựng, nhà thầu xây dựng Việt Nam được tham gia thực hiện thiết kế, thi công với vai trò quan trọng tại các dự án trọng điểm quốc gia sắp tới |
Bộ Xây dựng |
(28) Có chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về tư vấn xây dựng (thiết kế, quản lý dự án - giám sát, quản lý hợp đồng), nhà thầu xây dựng,... đáp ứng yêu cầu dự án |
Bộ Giáo dục và Đào tạo |
||
13 |
Bộ Xây dựng |
(29) Nghiên cứu, đề xuất quy định về nguồn và việc quản lý sử dụng một số kinh phí đặc thù phát sinh trong thực tiễn quản lý hợp đồng xây dựng (chi phí bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm hợp đồng, chi phí pháp lý,...) |
Bộ Tài chính |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây