Thông báo số 39/TB-VPCP về việc ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chính phủ tổng kết công tác năm 2006 và bàn phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2007 do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông báo số 39/TB-VPCP về việc ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chính phủ tổng kết công tác năm 2006 và bàn phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2007 do Văn phòng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 39/TB-VPCP | Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Người ký: | Đoàn Mạnh Giao |
Ngày ban hành: | 06/03/2007 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 39/TB-VPCP |
Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ |
Người ký: | Đoàn Mạnh Giao |
Ngày ban hành: | 06/03/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 06 tháng 03 năm 2007 |
THÔNG BÁO
Ngày 19/01/2007 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2006, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2007 của Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đoàn Mạnh Giao báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2006 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2007 của Văn phòng Chính phủ và ý kiến phát biểu của một số đại biểu, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu chỉ đạo đối với công tác của Văn phòng Chính phủ, như sau:
1. Đánh giá tổng quát về tình hình năm 2006
Năm 2006, là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, cũng là năm đầu thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (2006-2010). Những thành tựu đạt được về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và đối ngoại của đất nước ta trong năm 2006 là to lớn và toàn diện, thể hiện nỗ lực phấn đấu, vươn lên của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; đây cũng là thành quả của 20 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng; tạo nên thế và lực, cũng như thời cơ mới cho đất nước, tạo điều kiện để nước ta hội nhập ngày càng sâu, rộng với thế giới.
Những thành quả đó là công sức chung của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, trong đó có vai trò và đóng góp quan trọng của Chính phủ, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong thành tích chung của Chính phủ, có công sức đóng góp rất lớn của Văn phòng Chính phủ, bộ máy giúp việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Những kết quả đạt được trong năm 2006 của Văn phòng Chính phủ
Năm 2006, Văn phòng Chính phủ đã thực hiện tốt chức năng phối hợp các hoạt động chung của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tham mưu tổng hợp cho Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và đối ngoại của đất nước; điều hoà, phối hợp hoạt động chung của các Bộ, ngành, địa phương; công tác thẩm tra đối với các đề án, dự án do các Bộ, ngành, địa phương trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhìn chung có hiệu quả, kịp thời; đã trực tiếp soạn thảo, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành được nhiều quy định để thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính trong xử lý công việc chung của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, thực hiện chức năng của mình, Văn phòng Chính phủ đã bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho các hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và tiết kiệm cho ngân sách nhà nước.
Tuy đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng việc thẩm tra của Văn phòng Chính phủ đối với một số đề án, dự án do các Bộ, ngành, địa phương trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ còn chậm, một số thủ tục, lề lối làm việc còn chồng chéo. Trong năm 2006 đã xảy ra liên tiếp thiên tai, dịch bệnh, giá gạo tăng, thị trường chứng khoán "nóng" lên hoặc có nhiều trường hợp báo chí đề cập một số vụ việc chưa chính xác, chưa đúng sự thật, nhưng trước tình hình như vậy, cán bộ, chuyên viên các vụ, cục, đơn vị chức năng của Văn phòng Chính phủ đã không kịp thời báo cáo, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp chấn chỉnh, uốn nắn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Phương hướng, nhiệm vụ năm 2007 của Văn phòng Chính phủ
Năm 2007 là năm có nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, trong đó có việc bầu cử Quốc hội khoá mới và kiện toàn cơ cấu tổ chức Chính phủ khoá XII (nhiệm kỳ 2007 - 2012). Do đó, yêu cầu của công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2007 đòi hỏi cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chính phủ cần tập trung sức lực, hoàn thành tốt vai trò, trách nhiệm của cơ quan tham mưu tổng hợp của Chính phủ, đặc biệt là:
a) Công tác tham mưu tổng hợp:
- Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm nghiên cứu, kiến nghị những vấn đề trọng tâm, trọng điểm trong chương trình công tác hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; theo dõi, đôn đốc, các Bộ, ngành, cơ quan chuẩn bị kịp thời, có chất lượng các đề án, dự án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo chương trình công tác đã được duyệt.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng báo cáo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội và các phát biểu quan trọng khác của Thủ tướng Chính phủ tại các diễn đàn, hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế.
- Tham mưu, tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quyết định cá biệt, các văn bản chỉ đạo, điều hành công việc cụ việc cụ thể thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng một cách kịp thời, hiệu quả.
b) Công tác thẩm tra:
- Theo quy định của pháp luật, Văn phòng Chính phủ cần nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, chỉnh lý, hoàn thiện cuối các đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành, địa phương trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Trong công tác thẩm tra, cán bộ, chuyên viên Văn phòng Chính phủ phải có quan điểm đánh giá toàn diện, cả về tính hợp hiến, tính hợp pháp, sự phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng đối với các đề án, dự án, dự thảo do các Bộ, ngành, địa phương trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
- Công tác thẩm tra cần thiết hành tích cực, khẩn trương, bảo đảm tính khoa học, chặt chẽ, khắc phục tình trạng chồng chéo, chậm chễ; ban hành và công bố công khai quy trình thẩm tra của Văn phòng Chính phủ đến các Bộ, ngành, địa phương biết, phối hợp thực hiện;
- Các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành theo thẩm quyền được soạn thảo, biên tập rõ ràng, cụ thể, chính xác, đúng với văn phong hành chính để các Bộ, ngành, địa phương dễ hiểu, dễ thực hiện.
c) Công tác kiểm tra, đôc đốc thực hiện văn bản pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: công tác kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương triển khai, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản cá biệt, công văn chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý nhà nước của Chính phủ. Do đó, các vụ, đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ cần tăng cường công tác kiểm tra, đôn đôcss, nắm tình hình triển khai thực hiệnc ác văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại các Bộ, ngành, địa phương để kịp thời phát hiện, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
d) Công tác hành chính:
- Văn phòng Chính phủ cần tiến hảnh rà soát các quy trình, thủ tục giải quyết công việc tại Văn phòng Chính phủ để xử lý đề án, dự án hoặc các kiến nghị của các Bộ, ngành, địa phương trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được thực hiện một cách kịp thời, đúng quy định, không chậm trễ;
- Đảng uỷ, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ phải làm rõ thêm một số vấn đề về chức năng, phân công nhiệm vụ giữa các đơn vị trong nội bộ Văn phòng Chính phủ để tránh chồng chéo, trùng lặp. Mỗi công việc đều có sự phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị cán bộ, chuyên viên Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm;
- Trên cơ sở rà soát, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong Văn phòng Chính phủ, yêu cầu lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị phân công công việc cụ thể cho từng cán bộ, chuyên viên, làm cơ sở đánh giá hiệu quả, chất lượng công tác tham mưu, tổng hợp Chính phủ Thủ tướng Chính phủ.
đ) Công tác tổ chức cán bộ:
- Công tác tham mưu tổng hợp ở tầm vĩ mô, tầm quyết định, chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đòi hỏi cán bộ, chuyên viên văn phòng Chính phủ phải có phẩm chất đạo đức tốt, trách nhiệm và trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực tổng hợp để tham mưu cho lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định các vấn đề quan trọng, trong phạm vi cả nước. Vì vậy, việc tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức về công tác tại Văn phòng Chính phủ là một khâu rất quan trọng;
- Đối với công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá, bố trí cán bộ, công chức tại Văn phòng; chủ động làm việc với các Bộ, ngành, địa phương để tìm ra những cán bộ, chuyên viên có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực có kinh nhgiệm thực tiễn để điều động về công tác tại Văn phòng Chính phủ;
- Cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ cán bộ, công chức Văn phòng Chính phủ.
e) Công tác hậu cần;
- Việc quản lý chi tiêu về tài chính phục các hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ phải đúng quy định của pháp luật;
- Văn phòng Chính phủ không được phép làm trái pháp luật về sử dụng, quản lý tài sản, tài chính và không được để xảy ra tiêu cực, tham nhũng tại Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ phải gương mẫu công khai, minh bạch các chi tiêu tài chính, việc quản lý tài sản công.
Giao lãnh đạo Văn phòng Chính phủ quán triệt tinh thần chỉ đạo trên đây đến từng đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức; có biện pháp triển khai thực hiện để từ năm trở đi và các năm sau này chất lượng công tác và làm việc của Văn phòng Chính phủ ngày một nâng cao, đáp ứng sự mong đợi của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ./.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG, CHỦ NGHIỆM |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây