Thông báo 300/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị về tình hình triển khai Chỉ thị 45/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông báo 300/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị về tình hình triển khai Chỉ thị 45/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định do Văn phòng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 300/TB-VPCP | Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Cao Lục |
Ngày ban hành: | 17/08/2018 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 300/TB-VPCP |
Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Cao Lục |
Ngày ban hành: | 17/08/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 300/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 17 tháng 08 năm 2018 |
Ngày 03 tháng 8 năm 2018 tại trụ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì Hội nghị trực tuyến về tình hình triển khai Chỉ thị số 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13 tháng 12 năm 2017 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; cùng dự và chủ trì có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường. Tham dự Hội nghị tại các đầu cầu có đại diện lãnh đạo các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Tư pháp, Văn phòng Chính phủ; đại diện lãnh đạo các cơ quan: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Ủy ban kinh tế của Quốc hội, Ủy ban Ngân sách của Quốc hội; đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy các tỉnh: Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang, đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương.
Sau khi nghe Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình bày, tham luận của một số tỉnh, thành phố, ý kiến phát biểu của các bộ, cơ quan, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kết luận như sau:
Trong những năm qua, nằm trong chủ trương phát triển kinh tế biển của Đảng và Nhà nước ta, đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích hoạt động khai thác hải sản trên biển, hỗ trợ người dân ra khơi, bám biển được ban hành. Đến nay, đội ngũ tàu khai thác hải sản đã phát triển nhanh, vượt bậc cả về số lượng lẫn công suất, chủng loại (tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới composite, nhiều tàu có công suất trên 800CV), ví dụ: năm 2017 toàn ngành có khoảng 109.000 tàu cá, trong đó có khoảng 28.600 tàu cá xa bờ, sản lượng khai thác hải sản đạt khoảng 3,2 triệu tấn, đóng góp một phần vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, góp phần nâng cao đời sống của ngư dân ven biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Tuy nhiên, nghề khai thác hải sản của ta có đặc điểm là nghề cá nhân dân, đội ngũ tàu cá phần lớn là tàu có công suất nhỏ, hoạt động ở phạm vi cá nhân, hộ gia đình. Do vậy, hoạt động khai thác hải sản có đặc điểm nhỏ lẻ, không theo tổ chức, quy củ, phần lớn ngư dân có trình độ dân trí thấp, ý thức tuân thủ pháp luật kém, thường sử dụng phương pháp khai thác tận diệt, khai thác hải sản cấm đánh bắt, xâm phạm trái phép vùng biển nước ngoài... Điều này đã gây ra những hệ quả tiêu cực mà một trong số đó là việc Ủy ban Châu Âu (EC) áp dụng cảnh báo Thẻ vàng đối với hải sản xuất khẩu của Việt Nam vào ngày 23 tháng 10 năm 2017, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của ngư dân cũng như sự phát triển của ngành khai thác thủy sản. Do đó, việc đề ra các giải pháp để EC nhanh chóng gỡ bỏ biện pháp “thẻ vàng” là một đòi hỏi quan trọng và cấp thiết, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của các Bộ, ngành, địa phương cùng với sự ủng hộ của người dân.
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 45/CT-TTg, toàn bộ hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, cộng đồng ngư dân và doanh nghiệp thủy sản đã tích cực triển khai thực hiện và đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như: Đã cơ bản nội luật hóa các quy định của quốc tế, khu vực trong Luật Thủy sản năm 2017; nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý thủy sản từ Trung ương đến địa phương, cộng đồng ngư dân và doanh nghiệp về chống khai thác IUU; tình hình tàu cá vi phạm vùng biển của các nước quốc đảo Thái Bình Dương hầu như chấm dứt; công tác kiểm tra, kiểm soát tàu cá hoạt động trên biển có bước tiến bộ; công tác hợp tác quốc tế, tham gia các hiệp định, công ước quốc tế về thủy sản có nhiều nỗ lực tích cực.
Tuy nhiên, hiện trạng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) của Việt Nam trên thực tế chưa được cải thiện đáng kể, còn rất nhiều nhiệm vụ, công việc phải làm nhiều bất cập phải khắc phục như được Đoàn thanh tra của EC chỉ rõ: Công tác thực thi pháp luật để đảm bảo việc kiểm soát tàu cá Việt Nam không vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài chưa hiệu quả; tình trạng tàu cá vi phạm tại vùng biển nước ngoài vẫn còn diễn biến phức tạp, chưa cải thiện đáng kể, cấp chính quyền cơ sở chưa vào cuộc quyết liệt, chủ yếu dừng ở mức độ tuyên truyền, hình thức xử lý chưa đủ mạnh; hệ thống giám sát tàu cá chưa đáp ứng được yêu cầu; công tác kiểm soát tàu thuyền ra vào cảng còn hạn chế; công tác xác nhận, chứng nhận sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định của EC.
II. CÁC NHIỆM VỤ, CÔNG VIỆC TRONG THỜI GIAN TỚI
Trong thời gian tới, tôi yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố ven biển cần tập trung và quyết liệt thực hiện các vấn đề, nhiệm vụ sau:
1. Trước hết, yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương phải quán triệt và nhận thức rõ các vấn đề sau: tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 45/CT-TTg, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị hàng đầu của Bộ, địa phương mình, không để EC áp dụng biện pháp “thẻ đỏ”, đồng thời coi đây là cơ hội để tái cơ cấu ngành thủy sản, chấn chỉnh lại hoạt động khai thác hải sản cũng như công tác quản lý nhà nước ngành thủy sản.
Tập trung thực hiện mục tiêu xây dựng ngành thủy sản bền vững, thông qua các nhiệm vụ chủ yếu như chống khai thác IUU hiệu quả, tái cơ cấu lại hoạt động, sản phẩm thủy sản trên phạm vi quốc gia cũng như của từng địa phương; nâng cao dân trí, tăng cường phổ biến kiến thức cho ngư dân; tạo việc làm, mở rộng không gian, lĩnh vực hoạt động kinh tế cho người dân ven biển, đào tạo để khuyến khích ngư dân chuyển đổi nghề; tận dụng tối đa các nguồn lợi, lợi thế từ biển.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ phương án thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác IUU do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Trưởng ban, thành viên là lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương có liên quan để tập trung chỉ đạo, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
- Tập trung hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản năm 2017, bảo đảm có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019.
- Xây dựng, ban hành Kế hoạch và triển khai thực hiện Hiệp định biện pháp quốc gia có cảng mà Việt Nam vừa gia nhập, bảo đảm nghiêm túc, hiệu quả; đồng thời, hoàn thành việc gia nhập Hiệp định đàn cá di cư của Liên Hợp quốc.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải xây dựng cơ chế kiểm soát tàu và hàng thủy sản có nguồn gốc từ khai thác cập cảng Việt Nam bảo đảm thực hiện các quy định về biện pháp quốc gia có cảng.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, đảm bảo ngư dân, các bộ, các tổ chức cá nhân có liên quan hoạt động thủy sản phải có được các thông tin đầy đủ về việc cảnh báo Thẻ vàng của EC.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính nghiên cứu thống nhất việc lập đề xuất sử dụng vốn dự phòng đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2021 để xây dựng và triển khai Dự án thông tin quản lý nghề cá trên biển giai đoạn II ngay trong Quý IV/2018 để giám sát hoạt động của tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên, trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
- Rà soát lại Quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá (ban hành kèm theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2015). Trên cơ sở đó lập kế hoạch đầu tư phát triển phù hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
3. Bộ Tài chính:
- Nghiên cứu đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tiếp tục bố trí kinh phí duy trì hệ thống giám sát Movimar thực hiện năm 2019 - 2020 (cho khối tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 m trở lên theo khuyến nghị của EC); đề xuất giải pháp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải xây dựng cơ chế kiểm soát tàu và hàng thủy sản có nguồn gốc từ khai thác cập cảng Việt Nam bảo đảm thực hiện các quy định về biện pháp quốc gia có cảng.
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc bố trí kinh phí cho công tác tuyên truyền trong và ngoài nước.
4. Bộ Quốc phòng: Chỉ đạo các lực lượng chức năng:
- Kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền làm nghề thủy sản khi xuất, nhập bến; kiên quyết không cho ra khơi khi chưa đủ các thủ tục, giấy tờ, các trang thiết bị theo quy định; xử lý nghiêm theo quy định các tàu cá có dấu hiệu vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài; trong đó chú trọng phát hiện, đề xuất xử lý nghiêm các hành vi môi giới, đầu tư cho tàu cá, ngư dân đi vi phạm, chuộc tàu cá, ngư dân về trái phép.
- Phối hợp với các lực lượng liên quan tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển, trong đó tập trung tại các khu vực chồng lấn, tranh chấp giữa Việt Nam và các nước để kịp xử lý tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam, ngăn chặn tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài và hỗ trợ kịp thời tàu cá và ngư dân ta khi gặp sự cố, bị nước ngoài bắt giữ trái phép.
5. Bộ Công an chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các hành vi môi giới, đầu tư cho tàu cá, ngư dân khai thác trái phép tại vùng biển nước ngoài; lập danh sách và quản lý chặt chẽ số ngư dân được nước ngoài trả về; trước mắt chỉ đạo quyết liệt điều tra, xử lý các vụ điển hình để răn đe, giáo dục.
6. Bộ Ngoại giao tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo hộ ngư dân, phối hợp với Bộ Quốc phòng cung cấp các bằng chứng các nước trong khu vực bắt giữ trái phép tàu cá và ngư dân Việt Nam trên vùng biển Việt Nam, vùng biển chưa phân định, chồng lấn giữa hai nước. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đẩy mạnh đàm phán phân định ranh giới vùng biển giữa Việt Nam và các nước.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công an đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác phòng, chống khai thác IUU của Việt Nam tại các nước cũng như trong nước.
8. Đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương chủ động phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục định hướng, hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan truyền thông trong công tác tuyên truyền thông tin liên quan tàu cá, ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam.
9. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển:
- Xây dựng kế hoạch hành động chống đánh bắt bất hợp pháp, quy định rõ trách nhiệm của chính quyền các cấp, cơ quan chức năng liên quan và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Làm rõ trách nhiệm chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành liên quan khi vẫn để diễn ra tình hình tàu cá và ngư dân địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài, có hình thức chấn chỉnh phù hợp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu không ngăn chặn được tình trạng vi phạm tại địa phương.
- Triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo ngăn chặn tàu vi phạm bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài, trong đó tập trung thực hiện hiệu quả các nhóm công việc sau:
+ Xử lý nghiêm đối với tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.
+ Xác định, cập nhật thường xuyên danh sách tàu cá được xác định là có khả năng tham gia vào hoạt động khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài để kiểm soát chặt chẽ nhóm tàu này.
+ Tăng cường lực lượng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tàu cá xuất bến và kiểm soát tàu cá tại cảng; kiểm soát sản lượng thủy sản cập bến theo quy định.
Thực hiện nghiêm công tác ghi nhật ký khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm đối với tàu cá đã được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình nhưng không mở máy khi hoạt động khai thác thủy sản.
+ Tiếp tục tăng cường công tác quản lý việc sử dụng, lắp đặt các thiết bị giám sát hành trình như MOVIMAR, VX-1700... theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ
NHIỆM |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây