Thông báo 225/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với tỉnh Tây Ninh do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông báo 225/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với tỉnh Tây Ninh do Văn phòng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 225/TB-VPCP | Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 23/08/2010 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 225/TB-VPCP |
Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 23/08/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 225/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 23 tháng 08 năm 2010 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI TỈNH TÂY NINH
Ngày 11 tháng 8 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Tây Ninh. Tham dự cuộc họp với lãnh đạo Tỉnh có đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Xây dựng, Giao thông vận tải và Tài nguyên và Môi trường. Sau khi nghe Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh báo cáo kết quả phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 - 2010) và 7 tháng đầu năm 2010; nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong thời gian tới và một số kiến nghị của Tỉnh; ý kiến của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và lãnh đạo các Bộ, cơ quan, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau:
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Biểu dương và đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, đoàn kết nhất trí của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Tây Ninh và những kết quả đạt được khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực: tăng trưởng kinh tế GDP bình quân trong 5 năm (2006 - 2010) đạt 14%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó công nghiệp - xây dựng 28%; dịch vụ 44,5%; nông, lâm nghiệp và thủy sản 27,5%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 16,8%; giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 21,5%; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 7%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt trên 39.300 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 26% và bằng 37,2% GDP.
Trong 6 tháng đầu năm 2010, tăng trưởng GDP của Tỉnh đạt 10%, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng 13,4%; dịch vụ tăng 10,6%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,1%; thu ngân sách thực hiện đạt trên 1.450 tỷ đồng, đạt 66,16% kế hoạch; vốn đầu tư phát triển đạt trên 3.880 tỷ đồng, tăng 15,6% so với cùng kỳ.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo có sự chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả tốt. Ước năm 2010, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.390 USD; 100% xã, phường, thị trấn có cán bộ y tế, trong đó 92/95 trạm y tế xã có bác sĩ; tỷ lệ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99%; tỷ lệ hộ nông dân sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt 83%; tỷ lệ lao động qua đào tạo, dạy nghề đạt 40%; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn cũ giảm còn 2%. Công tác cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh; quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
Tuy nhiên, Tây Ninh cũng còn một số hạn chế, yếu kém cần khắc phục trong thời gian tới, đó là: kinh tế tăng trưởng nhưng chưa có bước đột phá và chưa vững chắc, sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao; sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ, giá trị sản xuất và tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt thấp, sử dụng nhiều lao động và công nghệ còn lạc hậu, dễ gây ô nhiễm môi trường; sản xuất nông nghiệp còn thiếu định hướng ổn định lâu dài và hiệu quả sử dụng đất trên ha còn thấp; chưa khai thác tốt lợi thế biên giới, cửa khẩu, phát triển biên mậu chậm, hiệu quả chưa cao; công tác quản lý nhà nước về đất đai, quản lý đô thị còn nhiều bất cập.
II. NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI
Về cơ bản thống nhất với mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp của Tỉnh đề ra cho thời gian tới. Tỉnh nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các Bộ, cơ quan để tiếp tục hoàn chỉnh, trong đó lưu ý tập trung làm tốt một số việc:
1. Năm 2010 là năm cuối của kế hoạch, có ý nghĩa quyết định mức độ hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 - 2010) của Tỉnh. Do vậy, Tỉnh cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 đã đề ra, tạo không khí phấn khởi, tin tưởng bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tiếp theo. Có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, nhất là đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn đã được bố trí.
2. Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cần chỉ đạo, tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp. Nghị quyết Đại hội cần xác định, cụ thể hóa từng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, bảo đảm thiết thực và có tính khả thi cao, nhất là khâu tổ chức thực hiện; đồng thời làm tốt công tác cán bộ, gắn với nâng cao hiệu quả công việc.
3. Xây dựng tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015, trong đó Tỉnh cần phân tích, làm rõ những kết quả đạt được để tiếp tục phát huy; những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân để có giải pháp khắc phục; tiếp tục huy động và sử dụng mọi nguồn lực, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, trước hết là trên 400.000 ha đất đai, trong đó có trên 150.000 ha đất lúa, cây công nghiệp, khai thác khoáng sản, kinh tế cửa khẩu, trong đó chú trọng:
- Rà soát, cập nhật quy hoạch để điều chỉnh, bổ sung nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch các ngành, lĩnh vực mà Tỉnh có tiềm năng, lợi thế để phát triển.
- Phân tích, cụ thể hóa từng chỉ tiêu phát triển để có kế hoạch, giải pháp phù hợp; đẩy mạnh thu hút đầu tư vào 8 khu công nghiệp hiện có, lựa chọn đầu tư các ngành, lĩnh vực có công nghệ tiên tiến, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường; đồng thời trên cơ sở quy hoạch phát triển xi măng giai đoạn 2, cần sớm lập dự án và kêu gọi doanh nghiệp đầu tư; xây dựng các chương trình đề án công nghiệp chế biến sâu (bột mì, mía đường, cao su…) và sớm xúc tiến đưa công nghiệp hóa dược đầu tư vào khu công nghiệp công nghệ cao.
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường; rà soát quy hoạch đất nông nghiệp để sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả; đồng thời phát triển nông nghiệp, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến.
- Cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, Tỉnh cần có biện pháp huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển, trước hết là rà soát lại các công trình hạ tầng (giao thông, thủy lợi và các công trình hạ tầng cấp thiết khác) để huy động mọi nguồn vốn đầu tư; đồng thời chăm lo đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề để giảm dần lao động trong nông nghiệp (chiếm 45% nhưng chỉ làm ra 28% giá trị) nhằm nâng cao đời sống nhân dân.
4. Tiếp tục giải quyết tốt các vấn đề xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển; kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường; bảo đảm quốc phòng, an ninh biên giới ổn định, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển; tiếp tục giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
III. VỀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH
1. Về việc đầu tư đường cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh đi Mộc Bài, Tây Ninh: Đồng ý bổ sung tuyến đường này vào dự án đường Xuyên Á; Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Tỉnh hoàn tất thủ tục đầu tư và đưa vào kế hoạch đầu tư giai đoạn 2011 - 2015 để thực hiện.
2. Về đầu tư cải tạo, nâng cấp quốc lộ 22B (đoạn thị xã Tây Ninh đi Tân Biên): Bộ Giao thông vận tải tính toán, lập dự án và phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xác định nguồn vốn đầu tư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Đối với việc đầu tư đường biên giới phục vụ an ninh, quốc phòng, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh: đồng ý về nguyên tắc bổ sung vào Chương trình đầu tư đường tuần tra biên giới; Tỉnh làm việc với Bộ Quốc phòng để xem xét, giải quyết.
4. Về đầu tư đường 781 (đoạn từ ngã ba hồ Dầu Tiếng đến địa giới tỉnh Bình Dương): Tỉnh lập dự án cụ thể, làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để xác định nguồn vốn thực hiện.
5. Về đầu tư Nhà máy sản xuất sobitol: đồng ý về chủ trương, Tỉnh làm việc cụ thể với Bộ Công thương để xem xét, lập dự án cụ thể, trên cơ sở bảo đảm các tiêu chí và quy định về bảo vệ môi trường
6. Bộ Tài chính làm việc cụ thể với Tỉnh để xem xét việc xử lý hụt thu đối với việc cổ phần hóa Công ty cao su Tây Ninh và việc thực hiện chính sách miễn, giảm thuế, đề xuất, sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
7. Về đầu tư cải tạo, nâng cấp đường 794: Tỉnh làm việc với doanh nghiệp, đề xuất cơ chế đầu tư đường 794 bằng bê tông; trên cơ sở đó làm việc cụ thể với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải để xác định nguồn và cơ chế hỗ trợ thực hiện dự án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
8. Về đầu tư các đường 782, 784 (đoạn ngã ba Bàu Đồn đến đường tránh xuyên Á): Tỉnh phối hợp với Bộ Giao thông vận tải chủ động sử dụng số vốn đã được bố trí; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, bổ sung vào danh mục vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011 - 2015 để thực hiện.
9. Về hỗ trợ vốn đầu tư đường 786; các tuyến đường đến xã: Tỉnh làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Giao thông vận tải để xác định nguồn vốn hỗ trợ cho Tỉnh thực hiện.
10. Về việc vay vốn ngân hàng Phát triển Việt Nam để đầu tư một số dự án của Tỉnh: Tỉnh rà soát cụ thể, tính toán, xác định sự cần thiết và hiệu quả đầu tư; làm việc với Bộ Tài chính, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
11. Đối với dự án sân golf Hữu Nghị: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Tỉnh và Bộ Ngoại giao xem xét cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
12. Bộ Tài chính nghiên cứu kiến nghị của Tỉnh liên quan đến quy định tại Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh và các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây