Thông báo 186/TB-VPCP về ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc về tình hình thực hiện kế hoạch năm 2002 và kế hoạch năm 2003 của Bộ Công nghiệp do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông báo 186/TB-VPCP về ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc về tình hình thực hiện kế hoạch năm 2002 và kế hoạch năm 2003 của Bộ Công nghiệp do Văn phòng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 186/TB-VPCP | Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Người ký: | Văn Trọng Lý |
Ngày ban hành: | 12/12/2002 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 186/TB-VPCP |
Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ |
Người ký: | Văn Trọng Lý |
Ngày ban hành: | 12/12/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 186/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2002 |
Ngày 23 tháng 11 năm 2002, Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm việc với Bộ Công nghiệp về tình hình thực hiện kế hoạch năm 2002 và kế hoạch năm 2003 của ngành công nghiệp. Cùng dự có lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và lãnh đạo các Tổng công ty: Điện lực Việt Nam, Than Việt Nam, Thép Việt Nam, Hoá chất Việt Nam, Dệt may Việt Nam, Giấy Việt Nam, Thuốc lá Việt Nam.
Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Công nghiệp báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch năm 2002 và kế hoạch năm 2003 của ngành công nghiệp, ý kiến của lãnh đạo các Bộ và một số Tổng công ty, Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến kết luận như sau:
Mười tháng năm 2002, sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá (14,2% so với cùng kỳ năm trước) và đồng đều ở các thành phần kinh tế. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu như điện, thép cán, than sạch, xi măng, động cơ diezen, động cơ điện, ôtô, máy thu hình, vải lụa các loại... có tốc độ tăng trưởng cao, đáp ứng nhu cầu của các ngành sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, ngành công nghiệp còn nhiều tồn tại, yếu kém, trước hết là năng suất, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp còn thấp, chi phí trung gian còn lớn, giá thành nhiều loại sản phẩm còn cao; nhiều mặt hàng có khả năng sản xuất trong nước nhưng vẫn phải nhập khẩu. Sự chủ động vươn lên của ngành công nghiệp để phát triển trong cơ chế thị trường nhìn chung còn hạn chế, nhất là đối với ngành công nghiệp chế biến.
a. Bộ Công nghiệp cần tập trung xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp trong 3 năm còn lại của kế hoạch 5 năm 2001-2005 trên cơ sở quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng: rà soát lại các quy hoạch ngành. Quy hoạch sản phẩm. Quy hoạch vùng cho phù hợp với các mục tiêu, phương hướng của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2001-2005.
b. Để hoàn thành tốt nhất chỉ tiêu kế hoạch năm 2003, ngành công nghiệp cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp chủ yếu, như: phát huy nội lực thông qua việc huy động các nguồn vốn, phát triển thị trường, đẩy mạnh khả năng sản xuất, chế tạo trong nước; chuyển dịch cơ cấu theo hướng năng động hơn, luôn bám sát thị trường; đổi mới công nghệ, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giảm chi phí trung gian để tăng khả năng cạnh tranh; điều hành sâu sát, quyết liệt với tinh thần chịu trách nhiệm cao.
c. Trước mắt, Bộ Công nghiệp cần khẩn trương chỉ đạo các công việc sau:
- Tập trung đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến, là ngành hiện có lợi thế cạnh tranh, có nguồn nguyên liệu khá dồi dào, có thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu; giảm dần tỷ lệ sơ chế, đẩy nhanh việc đổi mới công nghệ để tăng cường chế biến tinh, nâng cao chất lượng hàng hoá, sức cạnh tranh của sản phẩm.
- Xây dựng Chiến lược, Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp nặng sản xuất tư liệu sản xuất, như: cơ khí chế tạo, luyện kim (thép, đồng, nhôm, kim loại quý hiếm...), điện, than, hoá chất cơ bản, phân bón, một số loại vật liệu xây dựng. Đồng thời đẩy mạnh phát triển lĩnh vực công nghệ cao, như: thông tin, sinh học, vật liệu mới và công nghiệp phục vụ quốc phòng.
- Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có khả năng phát huy nhanh các lợi thế hiện có, tăng cường chiếm lĩnh thị trường hàng tiêu dùng thiết yếu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm may mặc, da giàu, than, điện tử, một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng... Phát triển mạnh các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa với ngành nghề đa dạng.
- Đẩy nhanh tiến độ, tìm nguồn vốn đối với một số dự án lớn, quan trọng như: khai thác bauxít, sản xuát alumin và điện phân nhôm tại Lâm Đồng; thép cán nóng, cán nguội; sản xuất phân đạm từ than; sản xuất bột giấy ở Kon Tum, Bắc Kạn, Thanh Hoá; mở rộng giai đoạn 2 nhà máy Giấy Bãi Bằng...
- Tính toán chính sách bảo hộ hợp lý cho một số sản phẩm trọng điểm phù hợp với điều kiện hội nhập, không bảo hộ tràn lan. Xây dựng chương trình và kế hoạch hội nhập phù hợp với lộ trình cắt giảm thuế quan để tạo thế chủ động, có hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế.
d. Bộ Công nghiệp phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước, nhanh chóng hoàn thiện Nghị định khuyến công, Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2001-2010 và điều chỉnh Quy hoạch điện V, Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, Quy hoạch của các ngành: Than, Hoá chất, ôtô và Quy hoạch điều chỉnh ngành Giấy... trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; phối hợp với các Bộ ngành liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện Luật doanh nghiệp; ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản về cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
d. Bộ Công nghiệp tiếp tục đẩy mạnh công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết trung ương 3; nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ để tăng chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, từng bước cải thiện điều kiện làm việc và đời sống của công nhân viên; thực hiện từng bước hợp tác hoá và chuyên môn hoá trong sản xuất và đầu tư, tránh đầu tư chồng chéo không hiệu quả.
3. Đối với một số kiến nghị cụ thể của Bộ Công nghiệp:
a. Giao Bộ Tài chính:
- Phối hợp với Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ Hỗ trợ phát triển nghiên cứu, đề xuất cơ chế hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hoặc bù lãi suất đối với các dự án thuộc Chương trình phát triển cơ khí, phát triển các sản phẩm công nghiệp trọng điểm, chương trình tăng tốc ngành dệt may, chương trình phát triển các vùng nguyên liệu... (nếu Quỹ hỗ trợ phát triển không đủ nguồn vốn).
- Nghiên cứu đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ cơ chế cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để hỗ trợ thực hiện các phương thức mua bán trả góp, trả chậm, đại lý và hợp đồng hai chiều với nông dân đối với một số máy móc, tư liệu sản xuất thiết yếu phục vụ canh tác, chế biến nông sản, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
- Nghiên cứu, đề xuất mức thuế giá trị gia tăng hợp lý đối với một số mặt hàng công nghiệp, đảm bảo khuyến khích sản xuất, trình Thủ tướng Chính phủ khi xem xét trong quá trình chỉnh, sửa Luật thuế giá trị gia tăng.
- Chỉ đạo Tổng cục Hải quan ban hành danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được miễn kiểm tra thực tế hải quan.
b. Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, bổ sung Quy chế thưởng kim ngạch xuất khẩu.
c. Bộ Công nghiệp:
- Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề xuất cơ chế bán trả góp đối với sản phẩm động cơ diezen để triển khai thực hiện.
- Trình Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền xem xét, phê duyệt Chiến lược phát triển một số ngành công nghiệp cụ thể.
- Phối hợp với Bộ Tài chính, Quỹ Hỗ trợ phát triển và các cơ quan liên quan rà soát, đề xuất cơ chế, chính sách ưu đãi đối với một số dự án thuộc ngành cơ khí, sản phẩm công nghiệp trọng điểm theo hướng bù lãi suất hoặc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, ngành liên quan biết, thực hiện.
|
Văn Trọng Lý (Đã ký) |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây