Thông báo 186/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị đánh giá và thực hiện chính sách vùng dân tộc và miền núi do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông báo 186/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị đánh giá và thực hiện chính sách vùng dân tộc và miền núi do Văn phòng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 186/TB-VPCP | Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Văn Tùng |
Ngày ban hành: | 03/05/2013 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 186/TB-VPCP |
Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Văn Tùng |
Ngày ban hành: | 03/05/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 186/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2013 |
Ngày 11 tháng 4 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì Hội nghị toàn quốc đánh giá và triển khai thực hiện chính sách vùng dân tộc và miền núi. Cùng dự có Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội K’sor Phước, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử và đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động, Thương binh và Xã hội, y tế, Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Công an, Công thương, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Ban Dân vận Trung ương, các Ban chỉ đạo: Tây bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ; đại diện một số tổ chức Quốc tế; lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh vùng đồng bào dân tộc và miền núi.
Sau khi nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc báo cáo đánh giá tình hình triển khai thực hiện các chính sách vùng dân tộc và miền núi, ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ý kiến phát biểu của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, và của lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận, như sau:
Vùng dân tộc và miền núi chiếm 3/4 diện tích tự nhiên của cả nước, là địa bàn sinh sống của 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với gần 12,3 triệu người, chiếm 14,27 % dân số cả nước. Đây là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường sinh thái của cả nước; có tiềm năng, lợi thế về nông, lâm nghiệp, thuỷ điện, khoáng sản, du lịch và kinh tế cửa khẩu, là vùng căn cứ địa cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số có truyền thống yêu nước, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm phát triển vùng dân tộc và miền núi. Ủy ban Dân tộc với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc, đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; cùng các Bộ, ngành tham mưu cho Đảng, Nhà nước và Chính phủ xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chương trình, chính sách quan trọng như: đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt, hỗ trợ vốn, kỹ thuật phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo bền vững, phát triển giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe cho người dân, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, tăng cường đầu tư, hỗ trợ cho những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Thông qua hệ thống chính sách, với sự quan tâm đầu tư từ ngân sách Trung ương, của ngân sách các địa phương, tài trợ của các tổ chức quốc tế, cùng với sự nỗ lực cố gắng vươn lên của người dân đã góp phần làm thay đổi đáng kể bộ mặt vùng dân tộc và miền núi, đời sống vật chất và tinh thần đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường đầu tư; lĩnh vực giáo dục và đào tạo đạt được nhiều kết quả tích cực; công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng tốt hơn; bản sắc văn hoá các dân tộc được quan tâm bảo tồn và phát triển; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm... Những chính sách và thành tựu trên đây đã thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, thể hiện đường lối nhất quán và sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và đồng bào cả nước đối với vùng dân tộc và miền núi.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng đánh giá cao và biểu dương sự nỗ lực cố gắng và những kết quả đạt được trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc của các cấp, các ngành và các địa phương trong những năm qua.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vùng dân tộc và miền núi, kinh tế phát triển còn chậm, khoảng cách chênh lệch còn lớn so với các vùng miền khác trong cả nước; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều bất cập, đời sống đồng bào dân tộc và miền núi còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao (khu vực Tây Bắc, Tây Thanh Hóa, Nghệ An, Tây Nguyên và Tây nam Bộ cao gấp 2 đến 3 lần tỷ lệ nghèo trung bình của cả nước). Chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực đạt thấp, còn tình trạng người dân tộc thiểu số trong độ tuổi đi học chưa biết đọc, biết viết chữ phổ thông; đa số người trong độ tuổi lao động chưa được đào tạo nghề; đội ngũ cán bộ y tế, cơ sở và trang thiết bị y tế vừa thiếu, vừa yếu, chất lượng dịch vụ y tế còn thấp. Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ cơ sở, cán bộ người dân tộc thiểu số ở một số địa phương chưa đáp ứng yêu cầu; an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội ở một số nơi còn tiềm ẩn nhân tố mất ổn định. Tình trạng du canh, du cư, di dân tự do, chặt phá rừng nhiều nơi còn diễn biến phức tạp.
Những hạn chế, yếu kém nêu trên là do kinh tế vùng dân tộc và miền núi có điểm xuất phát thấp, điều kiện tự nhiên khó khăn, thiên tai xảy ra thường xuyên, nguồn lực đầu tư còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Mặt khác, việc nâng cao nhận thức về công tác dân tộc, vị trí, vai trò của vùng dân tộc và miền núi chưa được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đúng mức; năng lực tham mưu đề xuất chính sách dân tộc của các Bộ ngành, địa phương còn hạn chế, một số chính sách thiếu nhất quán, chồng chéo và chậm được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; còn tư tưởng ngại khó, trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Trung ương, đặc biệt là việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về dân tộc và miền núi chưa quyết liệt, hiệu quả chưa cao.
II. NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI
Về cơ bản đồng ý mới mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc và miền núi mà Ủy ban Dân tộc đã đề ra trong năm 2013 và các năm tiếp theo. Ủy ban Dân tộc, các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục hạn chế, yếu kém để thực hiện có hiệu quả chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc và miền núi; trong thời gian tới cần tập trung làm tốt các nhiệm vụ sau:
1. Các ngành, các cấp cần tiếp tục quán triệt sâu sắc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc và chính sách dân tộc; các Bộ, ngành và các địa phương phải coi nhiệm vụ phát triển vùng dân tộc và miền núi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, phải ưu tiên tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển vùng dân tộc và miền núi trong những năm tới.
2. Tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, Nghị quyết số 80/NQ-CP của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững 2011 - 2020, Chương trình 135, chính sách hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, chính sách hỗ trợ định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh du cư, đặc biệt quan tâm vấn đề nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, xoá đói giảm nghèo và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, bảo đảm thế trận an ninh, quốc phòng toàn dân.
3. Xây dựng và triển khai thực hiện tốt Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, xác định một số nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi. Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành, các địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo khẩn trương rà soát các chính sách, chương trình, dự án để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
4. Tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, các nguồn vốn hợp pháp khác, các nhà tài trợ trong và ngoài nước) để thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc và miền núi.
5. Trong thời gian tới, tập trung giải quyết công tác xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững, theo hướng:
- Nắm chắc tình hình để xử lý cứu đói kịp thời, nhất là không để đồng bào bị đói; hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất, chăn nuôi để tăng nguồn thu nhập và thoát nghèo; thực hiện tốt chính sách trồng rừng và bảo vệ rừng, góp phần tăng thu nhập nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
- Thực hiện tốt chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng một số dự án mô hình thí điểm giảm nghèo bền vững làm cơ sở đề xuất đổi mới chính sách dân tộc trong những năm tới.
- Rà soát các chính sách hỗ trợ giáo dục và đào tạo để đảm bảo con em hộ nghèo, cận nghèo vùng dân tộc và miền núi được đi học. Tiếp tục quan tâm các trường dân tộc nội trú, bán trú. Đồng thời nghiên cứu sửa đổi chính sách cử tuyển, dự bị đại học theo chuyên ngành, nghiên cứu việc thành lập Học viện Dân tộc để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng dân tộc và miền núi; xây dựng chính sách đào tạo nghề đặc thù cho đồng bào dân tộc thiểu số.
6. Khẩn trương hoàn thành các đề án, chính sách đầu tư, hỗ trợ ổn định dân cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số đi cư tự do; chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, chuyển đổi nghề và nước sinh hoạt cho các hộ nghèo, đời sống khó khăn; chính sách hỗ trợ cho các hộ cận nghèo vùng dân tộc và miền núi để đảm bảo thoát nghèo bền vững; đề án phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi,... Nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh, đề xuất các chính sách, chương trình, dự án đặc thù, phù hợp với điều kiện từng vùng, miền, từng dân tộc hoặc nhóm dân tộc; đề án về tăng cường năng lực thực hiện chính sách dân tộc cho cán bộ cơ sở. Đồng thời nghiên cứu, đổi mới cơ chế, biện pháp tổ chức thực hiện để nâng cao hiệu quả của chính sách dân tộc.
7. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình, dự án, chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tất cả các cấp, đặc biệt cấp cơ sở; có cơ chế khuyến khích người dân tham gia các chương trình, dự án ở vùng dân tộc và miền núi.
8. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác dân tộc, chính sách dân tộc nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, để người dân hiểu rõ vai trò, vị trí của mình và cùng nhau tích cực tham gia.
9. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của các cơ quan làm công tác dân tộc; đổi mới phương pháp tổ chức thực hiện chính sách dân tộc; hướng dẫn đồng bào cụ thể, chọn mô hình thích hợp cho từng vùng, từng dân tộc để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Xây dựng, củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở là nhân tố có tính quyết định trong việc thực hiện chính sách.
III. VỀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ủy ban Dân tộc:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức sửa đổi, bổ sung, xây dựng một số đề án, chính sách:
- Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong quí II năm 2013.
- Chính sách hỗ trợ định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 1342/QĐ-TTg theo hướng kéo dài thời gian thực hiện, nâng định mức hỗ trợ ngang bằng với các chính sách khác đang thực hiện trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong quí II năm 2013.
- Chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục đào tạo và các bộ có liên quan hoàn thiện Đề án Thành lập Học viện Dân tộc và Đề án Phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2013.
- Hoàn thiện Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc rất ít người giai đoạn 2014 - 2020 để trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2013.
b) Tiếp tục rà soát và hoàn thiện các chính sách vùng dân tộc và miền núi theo hướng giảm bớt đầu mối quản lý; chỉ đạo, xây dựng chính sách tổng thể có nhiều nội dung, giải quyết nhiều mục tiêu với nguồn lực đủ mạnh cho từng vùng miền. Trọng tâm là một số chính sách về xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng, đảm bảo nguồn lực thực hiện, thời gian thực hiện nhằm phát triển toàn diện vùng dân tộc và miền núi trình Chính phủ xem xét phê duyệt;
c) Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương kịp thời nắm bắt tình hình vùng dân tộc và miền núi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính tổng hợp kế hoạch các nguồn vốn thực hiện chính sách dân tộc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định, bảo đảm bố trí vốn cho các chính sách dân tộc theo kế hoạch được duyệt; ưu tiên bố trí vốn ODA cho vùng dân tộc và miền núi.
3. Bộ Tài chính: Chủ trì phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn chỉnh đề án sửa đổi bổ sung chính sách hỗ trợ định canh định cư cho đồng bào dân tộc theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 1342/QĐ-TTg theo hướng kéo dài thời gian thực hiện, nâng định mức hỗ trợ ngang bằng với các chính sách khác đang thực hiện trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi, trình Thủ tướng Chính phủ trong quí II năm 2013.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tăng cường quản lý nhà nước về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Xây dựng chính sách giải quyết dân di cư tự do, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tập trung làm tốt công tác định canh, định cư, giao khoán bảo vệ rừng, giao đất trồng rừng kết hợp với phát triển nông nghiệp, hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ lương thực cho đồng bào dân tộc thiểu số và vùng khó khăn. Sắp xếp các nông lâm trường để tạo quỹ đất, giao đất sản xuất, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số. Phối hợp với Ủy ban Dân tộc hoàn thiện đề án sửa đổi chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn trình Thủ tướng Chính phủ trong quí II năm 2013.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 30a, trong đó xác định rõ tính phù hợp về địa bàn, đối tượng, những vấn đề còn chồng chéo trong chỉ đạo thực hiện Nghị quyết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Xem xét đề xuất bổ sung thêm một số huyện nghèo được hưởng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết 30a. Tổ chức rà soát, tổng kết đánh giá các chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động đối với đồng bào dân tộc thiểu số; báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chính sách hỗ trợ thích hợp.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Rà soát, bổ sung sửa đổi các chính sách cử tuyển, chính sách đối với trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, chính sách đối với học sinh dân tộc rất ít người.
7. Bộ Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, các Bộ, ngành liên quan tổng kết đánh giá Quyết định 34/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006 - 2010, đề xuất các chính sách đào tạo cán bộ, công chức đối với người dân tộc thiểu số giai đoạn tiếp theo, nhất là cán bộ tại chỗ; xây dựng cơ chế quản lý học sinh, sinh viên cử tuyển sau tốt nghiệp trở về địa phương được bố trí việc làm.
8. Bộ Công an: Giải quyết vấn đề hộ khẩu đối với đồng bào di cư vào các tỉnh Tây Nguyên và các địa bàn khác, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho đồng bào. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương giải quyết vấn đề đất ở, đất sản xuất, quy hoạch dân cư đảm bảo cho người dân có cuộc sống ổn định lâu dài.
9. Các Bộ, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương sửa đổi, bổ sung, kéo dài thời gian thực hiện hoặc ban hành mới các chính sách cho vùng dân tộc và miền núi, bảo đảm thiết thực, hiệu quả; phối hợp với Ủy ban Dân tộc tổ chức rà soát, đánh giá cơ chế quản lý, điều hành các chính sách vùng dân tộc và miền núi, báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh lại cơ chế quản lý một số chương trình, dự án vùng dân tộc và miền núi, tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, địa bàn và đối tượng quản lý, nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện chính sách vùng dân tộc và miền núi.
10. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, huy động, bố trí các nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình, dự án trên địa bàn với chính sách dân tộc, khắc phục việc đầu tư dàn trải; đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết tốt nhu cầu về đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt, thiếu lương thực; ưu tiên tập trung xẫy dựng nông thôn mới ở những xã đặc biệt khó khăn, các xã thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết 30a. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với hình thức thích hợp để đồng bào có ý thức vươn lên, không ỷ lại, không bị kẻ xấu lôi kéo; nắm chắc tình hình và kịp thời xử lý những vấn đề bức xúc, giải quyết quyền lợi chính đáng của đồng bào, từng bước nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương biết, thực hiện./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây