Thông báo 150/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh về Chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông báo 150/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh về Chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 150/TB-VPCP | Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Người ký: | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành: | 24/04/2012 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 150/TB-VPCP |
Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ |
Người ký: | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành: | 24/04/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
VĂN PHÒNG
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 150/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2012 |
Ngày 30 tháng 3 năm 2012, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh làm việc với Ngân hàng Phát triển Việt Nam về Chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 và nội dung tái cấu trúc Ngân hàng này; cùng dự buổi làm việc có Lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe đồng chí Nguyễn Quang Dũng - Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam báo cáo tóm tắt định hướng về nội dung Chiến lược nêu trên, ý kiến của lãnh đạo các Bộ, ngành và tiếp theo Thông báo số 118/TB-VPCP ngày 28 tháng 3 năm 2012, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chỉ đạo như sau:
- Ngân hàng phát triển Việt Nam là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Vì vậy, đánh giá hoạt động cần gắn với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm; tác động của chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trong việc phát triển ngành, lĩnh vực và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Đánh giá cần gắn với đặc thù hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam đó là: cho vay đối với các dự án, lĩnh vực hiệu quả kinh tế không cao, các ngân hàng thương mại không muốn hoặc không đủ năng lực cho vay; cho vay đối với các dự án thuộc địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
- Đánh giá phải gắn với từng giai đoạn phát triển và toàn diện trên tất cả các nội dung: quy mô và chất lượng tăng trưởng; thay đổi phương thức hỗ trợ của Nhà nước; giảm dần bao cấp trong tín dụng chính sách của Nhà nước; vấn đề quản trị của ngân hàng...
- Đánh giá phải đầy đủ, bao gồm cả những Chương trình thực hiện có kết quả như chương trình phát triển cơ khí trọng điểm, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất thép, xi măng, nông nghiệp và nông thôn, kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn, xây dựng tuyến dân cư vượt lũ... và những chương trình hiệu quả đạt được chưa đạt như mong muốn, như chương trình đánh cá xa bờ, mía đường...
- Phân tích, đánh giá kỹ về nợ xấu; tách riêng các dự án do Chính phủ chỉ định và các dự án nhận bàn giao từ các ngân hàng thương mại chờ xử lý rủi ro để thấy được thực chất và có giải pháp cho phù hợp.
- Về khó khăn, tồn tại và hạn chế: cần phân tích, đánh giá đầy đủ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan; trong đó có nguyên nhân về nguồn vốn hạn chế, vốn điều lệ thấp, năng lực quản trị và tài chính chưa đủ mạnh, các dự án cho vay phần lớn thuộc loại rủi ro nhiều, cơ chế chính sách còn chưa hoàn thiện và đồng bộ.
3. Về xây dựng Chiến lược phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020:
- Tập trung xây dựng Đề án Chiến lược phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020; trong đó, bao gồm cả các nội dung về cơ cấu lại Ngân hàng Phát triển, như: cơ cấu lại nguồn vốn, các khoản nợ, đối tượng vay vốn, cơ chế và chính sách tín dụng của Nhà nước,...
- Nêu sự cần thiết và địa vị pháp lý của Ngân hàng Phát triển, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội gắn với việc thực hiện đường lối Chiến lược phát triển của đất nước và tái trúc nền kinh tế theo Nghị quyết của Đảng đã đề ra.
- Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng của Nhà nước, cách thức hỗ trợ cho các đối tượng cần hỗ trợ; xem xét toàn diện tất cả các Chương trình trọng điểm, xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, Y tế, văn hóa, xã hội,...; cơ chế phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro,...
- Về xử lý nợ, cần phân định rõ thẩm quyền xử lý rủi ro của Ngân hàng Phát triển, Bộ Tài chính và Thủ tướng Chính phủ. Đối với số nợ xấu hiện nay, sau khi phân loại nợ cụ thể, trình Thủ tướng xem xét xử lý các khoản nợ cũ và một số khoản nợ thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước có thể chuyển sang nợ Chính phủ để tạo điều kiện nâng cao khả năng tài chính của Ngân hàng Phát triển trong giai đoạn tới.
- Để tạo nguồn cho vay với lãi suất phù hợp, cần cơ cấu các nguồn vốn, kể cả nguồn ODA của Chính phủ cho Ngân hàng Phát triển vay lại; tìm cơ chế xử lý tăng vốn điều lệ, có thể lấy từ nguồn vốn cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước; huy động vốn ngoại tệ liên quan đến dự án đầu tư;...
- Về cơ chế tài chính cho Ngân hàng Phát triển phải bảo đảm sự chủ động, tiến tới tự chủ hoàn toàn cho Ngân hàng này cả về nguồn lực tài chính, quản trị, và nhân sự.
- Sắp xếp bộ máy theo hướng nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mà Chính phủ giao cho Ngân hàng Phát triển phù hợp với Chiến lược này.
- Nghiên cứu, giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành về quản lý, giám sát hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan biết và thực hiện./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây