Thông báo số 01/TB-VPCP về việc kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp với các tỉnh Nam Sông Hậu về công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm và dịch cúm A (H5N1) ở người do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông báo số 01/TB-VPCP về việc kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp với các tỉnh Nam Sông Hậu về công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm và dịch cúm A (H5N1) ở người do Văn phòng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 01/TB-VPCP | Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Người ký: | Văn Trọng Lý |
Ngày ban hành: | 31/12/2006 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 01/TB-VPCP |
Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ |
Người ký: | Văn Trọng Lý |
Ngày ban hành: | 31/12/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2006 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI CUỘC HỌP VỚI CÁC TỈNH NAM SÔNG HẬU VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM VÀ DỊCH CÚM A (H5N1) Ở NGƯỜI
Ngày 31/12/2006, tại Cà Mau, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã họp với lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau về công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người. Cùng dự họp có đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế. Sau khi nghe báo cáo của đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình dịch cúm gia cầm, công tác phòng chống dịch ở các địa phương trong thời gian qua và các ý kiến phát biểu của lãnh đạo Bộ y tế, lãnh đạo các địa phương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận như sau:
1. Các địa phương đã nhận thức nguy cơ và tác hại của dịch cúm gia cầm đối với phát triển kinh tế, sức khỏe và sinh mạng con người; đã thực hiện nghiêm túc chỉ dạo của Thủ tướng Chính phủ; có nhiều nỗ lực, cố gắng triển khai các biện pháp phòng chống, ngăn chặn không để xảy ra dịch cúm gia cầm trong một năm vừa qua. Tuy nhiên, một số địa phương còn chủ quan trong lãnh đạo, chỉ đạo, không có chủ trương, giải pháp đồng bộ sâu sát, phù hợp với thực tế ở đồng bằng sông Cửu Long. Số lượng lớ gia cầm nuôi tái đàn không được tiêm phòng là một nguyên nhân trực tiếp để dịch tái phát; khi có dịch, gia cầm chết nhưng phát hiện, xử lý chậm làm cho mầm bậnh tiếp tục lây lan. Dịch xảy ra ở một số ấp, xã thuộc các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang tuy đã được xử lý, nhưng vẫn có nguy cơ lây lan ra các địa phương khác. Các địa phương phải nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo để kịp thời dập tắt, ngăn chặn không để dịch tiếp tục tái phát và lan rộng, đồng thời khẩn trương nghiên cứu, có các chủ trương, giải pháp phù hợp, đảm bảo nuôi vịt, gà bình thường, nhưng không để xảy ra dịch.
2. Dịch cúm gia cầm vẫn đang diễn biến phức tạp, có nguy cơ lan rộng ở nước ta vì thời tiết đang vào mùa đông, mầm bệnh từ đàn chim di trú và lưu tồn trên đàn gia cầm chưa được tiêm phòng khá lớn là điều kiện để dịch cúm gia cầm bùng phát. Các địa phương phải coi côg tác phòng, chống dịch la nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, vì dịhc xảy ra khôg chỉ gây thiệt hại về chăn nuôi, kinh tế mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân, đặc biệt là nếu xảy ra đại dịch cúm ở người. Để dập tắt các ổ dịch, bao vây ngăn chặn, không để dịch lây lan ra các địa phương khác và cả vùng, phải tập trung, quyết liệt làm tốt các biện pháp cấp bách sau:
a. Tuyên truyền để nhân dân hiểu, nhận thức rõ về nguy hại của dịch cúm gia cầm đối với phát triển chăn nuôi, sức khỏe con người và tự giác, chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh, bảo vệ bản thân và cộng đồng. Việc tuyên truyền phải bảo đảm kịp thời, chính xác, không gây hoang mang, lo sợ cho người dân.
b. Giám sát, phát hiện, báo cáo kịp thời gia cầm bị bệnh ngay từ cơ sở xóm ấp, xã. Bảo đảm khi có dịch phải thống kê đầy đủ, khai báo đúng để hỗ trợ kịp thời cho người bị thiệt hại, đồng thời tiêu hủy ngay gia cầm bị bệnh và áp dụng các biện pháp khoanh vùng ngăn chặn dịch ngay từ đầu, không để dịch lây lan rộng và lây sang người. Hướng dẫn nhân viên vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, nơi giết mổ, buôn bán gia cầm; tiêm phòng cho gia cầm, nhất là khi nuôi với số lượng lớn; tiêu hủy, không buôn bán, sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm bị bệnh.
c. Tiêm phòng vắcxin cúm gia cầm: Thực tế vừa qua dịch xảy ra chủ yếu ở các đàn thủy cầm chưa tiêm phòng, do đó để bảo đảm tiếp tục phát triển chăn nuôi thủy cầm, khi không có dịch, nhất thiết phải tiêm phòng cho con giống trước khi đưa vào nuôi. Đồng thời phải kiểm tra rà soát để tiêm bổ sung ngay cho các đàn gia cầm chưa được tiêm phòng. Riêng đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long là nơi có điều kiện sông nước thuận lợi, nguồn thức ăn phong phú và nuôi vịt là nguồn thu nhập không nhỏ của người nông dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương phải có các giải pháp ngăn ngừa dịch bệnh và tạo điều kiện để người nông dân tiếp tục phát triển chăn nuôi một cách bền vững.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng kết rút kinh nghiệm công tác tiêm phòng thời gian qua, khẩn trương quy định và hướng dẫn cụ thể việc ấp nở, tiêm phòng trước khi xuất bán gia cầm giống của các cơ sở ấp nở sản xuất con giống thủy cầm.
- Đối với các cơ sở ấp nở sản xuất gà con giống cũng phải tiêm phòng trước khi xuất bán. Đối với các hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ phải tuyên truyền vận động để người chăn nuôi có trách nhiệm, tự giác phối hợp với lực lượng thú y, chính quyền để tiêm phòng bảo vệ đàn gia cầm.
- Việc chỉ đạo của các địa phương phải cụ thể, sát thực tế; chỉ phát triển nuôi mới khi gia cầm đã được tiêm phòng ; nuôi ở nơi khôg có dịch, nơi đã công bố hết dịch và đảm bảo đủ các điều kiện về vệ sinh thú y để tái đàn.
- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xem xét việc chia nhỏ số lượng liều vắc xin để đảm bảo thuận lợi cho việc tiêm ở các hộ nuôi nhỏ lẻ, tiêm bổ sung cho đàn mới nuôi, không gây thất thoát lãng phí, tốn kém.
- Các địa phương chưa có đủ lực lượng thú y phải ký hợp đồng và sử dụng kinh phí sự nghiệp để đảm bảo công tác phòng, chống dịch và tiêm phòng trên địa bàn đạt hiệu quả.
3. Đối với phòng chống dịch cúm ở người: Phải thường xuyên kiểm tra vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất đến lưu thông sản phẩm, nhất là ở các đô thị, nơi có mật độ dân cư cao. Không ăn gia cầm bị bệnh, chết; chỉ ăn thịt gia cầm đã được tiêm phòng, có nguồn gốc rõ ràng đã được kiểm tra vệ sinh thú y.
Khi phát hiện người có dấu hiệu cúm A (H5N1) phải cách ly, để tại cơ sở, có bác sĩ theo dõi, chăm sóc, điều trị kịp thời, không để lây lan; không chủ quan, hoang mang.
4. Các địa phương chủ động sử dụng kinh phí dự phòng từ ngân sách để phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn, trường hợp có khó khăn phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục theo dõi và đề xuất Trung ương hỗ trợ kinh phí khi cần thiết.
5. Các tổ chức tín dụng xem xét việc khoanh nợ, giãn nợ và tiếp tục cho vay mới đối với các trường hợp đã vay vốn để phát triển sản xuất chăn nuôi nhưng bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch cúm.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết, thực hiện.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây