583908

Thỏa thuận về kiểm dịch thực vật và an toàn cám gạo làm thức ăn chăn nuôi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Giám sát Chất lượng, Kiểm nghiệm và Kiểm dịch Trung Hoa

583908
LawNet .vn

Thỏa thuận về kiểm dịch thực vật và an toàn cám gạo làm thức ăn chăn nuôi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Giám sát Chất lượng, Kiểm nghiệm và Kiểm dịch Trung Hoa

Số hiệu: Khongso Loại văn bản: Thoả thuận
Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Người ký: ***
Ngày ban hành: 30/05/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: Khongso
Loại văn bản: Thoả thuận
Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Người ký: ***
Ngày ban hành: 30/05/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỎA THUẬN

GIỮA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ TỔNG CỤC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG, KIỂM NGHIỆM VÀ KIỂM DỊCH NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA VỀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT VÀ AN TOÀN CÁM GẠO LÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI XUẤT KHẨU TỪ VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC

Để đảm bảo an toàn đối với cám gạo xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc làm thức ăn chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Giám sát Chất lượng, Kiểm nghiệm và Kiểm dịch (AQSIQ) của Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (sau đây gọi là các Bên), trên cơ sở các nguyên tắc Hiệp định WTO/SPS và đánh giá rủi ro với cám gạo xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc làm thức ăn chăn nuôi và kết quả đàm phán trên tình hữu nghị đã đạt được thỏa thuận như sau:

Điều 1

Các sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc là sản phẩm cám gạo và cám gạo ướt làm thức ăn chăn nuôi.

Cám gạo làm thức ăn chăn nuôi là phụ phẩm của quá trình chế biến gạo khi hạt gạo được trà sát tách vỏ cám.

Cám gạo ướt làm thức ăn chăn nuôi là phụ phẩm từ cám gạo đã được tách dầu trong quá trình trước đó.

Điều 2

Cám gạo phải không nhiễm các sinh vật hại mà Trung Quốc quan tâm (Phụ lục 1), đồng thời không cho phép có các thành phần sinh vật biến đổi gen và bất kỳ côn trùng gây hại nào.

Điều 3

MARD phải đảm bảo cám gạo được sản xuất từ nhà sản xuất và xuất khẩu đặt dưới sự kiểm soát và được MARD thông qua. Nhà sản xuất và xuất khẩu được MARD thông qua sẽ được đề nghị với AQSIQ để thông qua và đăng ký với AQSIQ trước khi xuất khẩu sản phẩm của họ sang Trung Quốc. Danh sách nhà sản xuất và xuất khẩu đã đăng ký có thể được đăng tải trên Website của AQSIQ.

Điều 4

MARD cần phải yêu cầu nhà sản xuất và xuất khẩu cám gạo để đảm bảo cám gạo của họ được sản xuất, bảo quản và vận chuyển trong điều kiện an toàn, tránh nguồn lây nhiễm sinh học và vật lý và nguyên liệu thực vật khác.

Điều 5

MARD phải đảm bảo là các nhà sản xuất và xuất khẩu phải thiết lập hệ thống quản lý chất lượng sản xuất có hiệu quả, giữ vệ sinh nhà máy, trang thiết bị và có biện pháp hiệu quả tránh ô nhiễm vật lý và sinh học.

Điều 6

MARD phải đảm bảo các nhà sản xuất và xuất khẩu đã đăng ký để xuất khẩu phải tách biệt khu vực sản xuất với khu vực bảo quản, lưu trữ cám gạo trong thùng chứa riêng biệt, có biện pháp tránh ô nhiễm thứ cấp và ô nhiễm chéo.

Điều 7

MARD cần phải đảm bảo thiết bị chứa và phương tiện vận chuyển được nhà sản xuất và xuất khẩu đáp ứng về vệ sinh và điều kiện khử trùng.

Điều 8

MARD cần thay đổi trong quản lý, giám sát và kiểm dịch đối với cám gạo xuất khẩu sang Trung Quốc và cấp Chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phụ lục 2) và Chứng nhận An toàn và Vệ sinh đối với sản phẩm protein nguồn gốc thực vật làm thức ăn chăn nuôi đối với các lô hàng (Phụ lục 3) đáp ứng các tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật và an toàn.

Điều 9

MARD phải đảm bảo bất kỳ lô hàng cám gạo nào xuất khẩu sang Trung Quốc phải tuân thủ tiêu chuẩn quốc gia của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa - <GB 10648 Ghi nhãn thức ăn chăn nuôi> (để tham khảo cập nhật, bản mới nhất dùng làm tài liệu, bao gồm bất kỳ sửa đổi bổ sung nào, tham khảo).

Điều 10

Cơ quan chịu trách nhiệm trong trao đổi thông tin và tham vấn như sau:

AQSIQ: Cục Giám sát và Kiểm dịch động thực vật.

MARD: Cục Bảo vệ thực vật

Điều 11

Mẫu Chứng nhận Kiểm dịch thực vật và Chứng nhận An toàn và Vệ sinh đối với sản phẩm protein nguồn gốc thực vật làm thức ăn chăn nuôi được thống nhất giữa hai Bên sẽ được phía Việt Nam cung cấp cho phía Trung Quốc 50 bản có dấu của cơ quan có thẩm quyền để lưu giữ làm mẫu.

                                                                      Điều 12                                                    

Bản Thỏa thuận này sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký, có giá trị trong thời gian là 5 năm, khi Bản thỏa thuận hết hạn, nếu cả hai Bên không có yêu cầu sửa đổi hay chấm dứt thì Bản Thỏa thuận sẽ tiếp tục có giá trị trong 5 năm.

Bản Thỏa thuận này có thể sửa đổi khi hai Bên đồng ý. Nếu một Bên có yêu cầu sửa đổi hoặc chấm dứt Bản Thỏa thuận thì yêu cầu phải được gửi cho Bên kia ít nhất trước 3 tháng.

Điều 13

Bản Thỏa thuận được ký tại Hà Nội, Việt Nam ngày 30 tháng 5 năm 2016 và được làm thành hai bản với tiếng Trung, tiếng Việt và tiếng Anh cho mỗi Bên một bản, tất cả các bản có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự sai khác thì bản tiếng Anh được dùng làm chuẩn.

 

THAY MẶT
Bộ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
NƯỚC CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THAY MẶT
TNG CỤC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG,
KIỂM NGHIỆM VÀ KIỂM DỊCH
NƯỚC CỘNG HÒA
NHÂN DÂN TRUNG HOA

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác