Sắc lệnh số 89/SL về việc ấn định thể lệ giảm tức do Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ cộng hoà ban hành
Sắc lệnh số 89/SL về việc ấn định thể lệ giảm tức do Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ cộng hoà ban hành
Số hiệu: | 89/SL | Loại văn bản: | Sắc lệnh |
Nơi ban hành: | Chủ tịch nước | Người ký: | Hồ Chí Minh |
Ngày ban hành: | 22/05/1950 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 89/SL |
Loại văn bản: | Sắc lệnh |
Nơi ban hành: | Chủ tịch nước |
Người ký: | Hồ Chí Minh |
Ngày ban hành: | 22/05/1950 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
SẮC LỆNH
CỦA CHỦ TỊCH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 89/SL NGÀY 22 THÁNG 5 NĂM 1950
CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Chiểu Sắc lệnh số 78-SL ngày 14 tháng 7 năm 1949 về việc giảm tô;
Chiểu Sắc lệnh số 26-SL ngày 15 tháng 2 năm 1950 thành lập Ban giảm tô xã;
Chiểu đề nghị của Bộ trưởng Bộ Canh nông và chính sách giảm tức;
Theo quyết nghị của Hội đồng Chính phủ sau khi Ban thường trực Quốc hội thoả thuận;
RA SẮC LỆNH:
Điều 1: Việc giảm lãi và xoá hay hoãn nợ cũ với việc cấm đoán các thủ đoạn bóc lột bằng mọi cách ở thôn quê, nay quy định như sau:
Chương 1
QUY ĐỊNH VIỆC GIẢM LÃI, XOÁ NỢ, HOÃN NỢ ĐỐI VỚI NHỮNG VIỆC VAY MƯỢN TRƯỚC NGÀY BAN HÀNH SẮC LỆNH NÀY
Điều 2: Lợi suất các mớn nợ vay trước ngày ban hành sắc lệnh này phải hạ thấp xuống dưới mức tối đa ấn định là:
- Vay tiền: 18% tức một phân rưỡi một tháng;
- Vay thóc hay sản vật: 20% tức 10% một vụ.
Điều 3: Nay xoá bỏ không phải trả những:
1- Nợ cũ mà đến ngày ban hành sắc lệnh này đã trả lãi bằng gấp đôi số vốn. Nếu đã trả lại được bằng số vốn rồi thì chỉ còn phải trả vốn.
2- Nợ dân nghèo vay từ trước ngày 19 tháng 8 năm 1945 mà xét ra đến nay không thể trả được nữa.
3- Nợ cũ vay của những người đã bị kết án làm phương hại đến nền độc lập quốc gia.
4- Người vệ quốc quân, quân đội địa phương, dân quân du kích, cán bộ chính quyền hay đoàn thể, nghèo, đã vay nợ mà nay đã từ trần hoặc bị địch giết trong khi thi hành nhiệm vụ, thì dù nợ vay lúc nào cũng được xoá.
Điều 4: Các món nợ sau đây được hoãn và trong thời gian được hoãn đó không phải trả lãi:
1- Nợ cũ của những người hiện nay ở trong các đô thị lớn bị tạm chiếm.
2- Nợ cũ của các chiến sĩ nghèo đang tòng ngũ đã vay từ trước ngày ban hành sắc lệnh này: hoãn suốt trong thời gian tòng ngũ.
3- Nợ cũ của những người bị thiệt hại vì thiên tai hay tai nạn chiến hành (vay trước khi bị thiên tai hay tai nạn) mà nay nghèo túng xét ra không thể trả được: hoãn từ một đến ba năm.
Chương 2
CẤM ĐOÁN CÁC THỦ ĐOẠN BÓC LỘT TRONG VIỆC VAY MƯỢN Ở THÔN QUÊ
Điều 5: Cấm việc cho vay lãi chồng thành gốc.
Điều 6: Người nào dùng các thủ đoạn man trá hoặc đầu cơ, bóc lột để cho vay, sẽ bị trừng phạt:
- Lần đầu tiên phạt tiền bằng từ 1 đến gấp 3 lần số tiền gốc đã cho vay;
- Nếu tái phạm bị phạt tù từ 1 tháng đến 1 năm, hoặc phạt cả tù lẵn tiền.
Chương 3
CƠ QUAN THI HÀNH
Điều 7: Các việc tranh tụng về nợ hay truy tố những người phạm vào các điều trong sắc lệnh này sẽ do toà án xử theo thủ tục thường; duy đối với các món nợ cũ, vay trước ngày ban hành sắc lệnh này thì giao cho Ban giảm tô giảm tức xã, Hội đồng giảm tô giảm tức tỉnh hoà giải hay quyết định về các việc giảm lãi, xoá nợ, hoãn nợ, theo các điều ấn định trên.
Điều 8: Liên Bộ Nội vụ - Tư pháp - Canh nông sẽ ấn định chi tiết thi hành sắc lệnh này.
Điều 9: Các ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Canh nông chiểu Sắc lệnh thi hành.
|
Hồ Chí Minh (Đã ký)
|
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây