Sắc lệnh số 51 về việc ấn định thẩm quyền các Toà án và sự phân công giữa các nhân viên trong Toà án do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành
Sắc lệnh số 51 về việc ấn định thẩm quyền các Toà án và sự phân công giữa các nhân viên trong Toà án do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành
Số hiệu: | 51 | Loại văn bản: | Sắc lệnh |
Nơi ban hành: | Chủ tịch nước | Người ký: | Hồ Chí Minh |
Ngày ban hành: | 17/04/1946 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 27/04/1946 | Số công báo: | 17-17 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 51 |
Loại văn bản: | Sắc lệnh |
Nơi ban hành: | Chủ tịch nước |
Người ký: | Hồ Chí Minh |
Ngày ban hành: | 17/04/1946 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 27/04/1946 |
Số công báo: | 17-17 |
Tình trạng: | Đã biết |
SẮC LỆNH
CỦA
CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 51 NGÀY 17 THÁNG 4 NĂM 1946
Chiểu lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Sau khi Hội đồng Chính phủ đã thoả thuận;
RA SẮC LỆNH:
Điều thứ 2: Thẩm quyền các toà án và sự phân công giữ các nhân viên ấn định như sau này:
THẨM QUYỀN CÁC TOÀ ÁN
Biên bản hoà giải thành chỉ có hiệu lực tư chứng thư.
A- Chung thẩm:
1- Những án phạt bạc từ 0 đ 50 đến 9 đ 00,
2- Những án xử bồi thường từ 150 đ trở xuống do nguyên cáo bị thiệt hại trong một vụ vi cảnh thỉnh cầu trong đơn khiếu, hay chậm nhất lúc việc vi cảnh đem ra phiên toà xử.
B- Sơ thẩm:
1- Những án phạt giam từ 1 đến 5 ngày,
2- Những án xử bồi thường quá 150 đ hoặc những việc xin bồi thường quá số tiền ấy, mà nguyên đơn thỉnh cầu trong đơn khiếu hay chậm nhất, lúc việc vi cảnh đem ra phiên toà xử.
Điều thứ 6: Về dân sự và thương sự, Toà án sơ cấp có quyền xử:
A- Chung thẩm:
1- Những việc kiện dân sự, thương sự về động sản mà giá ngạch do nguyên đơn định không quá 150 đ.
2- Những việc kiện về các khoản lệ phí đã phát sinh ra trước toà án ấy không cứ giá ngạch nào.
B- Sơ thẩm:
Những việc dân sự hay thương sự về động sản mà giá ngạch do nguyên đơn định trên 150đ, nhưng dưới 450 đ.
Điều thứ 7: Khi nào một bên nguyên cáo kiện một bên bị cáo mà cùng trong việc kiện có nhiều sự thỉnh cầu, nếu giá ngạch những sự thỉnh cầu cộng lại quá 450đ, thì ông thẩm phán sơ cấp không có thẩm quyền.
Điều thứ 8: Khi nào ông thẩm phán sơ cấp thụ lý một việc kiện, nếu chiểu theo giá ngạch trong đơn trình, có quyền chung thẩm, mà lúc xét xử, lại nhận được đơn phản tố hay đơn xin đối khẩu, thì tuỳ giá ngạch những đơn này có quá số chung thẩm, ông thẩm sơ cấp đối với tất cả việc kiện cũng có quyền chung thẩm.
A- Chung thẩm:
Những án vi cảnh của toà án sơ cấp bị kháng cáo.
B- Sơ thẩm:
Những việc tiểu hình và đại hình. Những việc tiểu hình là những việc có thể bị phạt tù từ 6 ngày đến 5 năm, hay phạt bạc trên 9 đ 00.
A- Chung thẩm:
1- Những án của toà sơ cấp bị kháng cáo,
2- Những việc kiện về bất động sản mà giá ngạch theo thời giá, hôm khởi tố hay theo văn tự không quá 150 đ,
3- Những việc kiện về động sản mà giá ngạch trên 450 đ nhưng dưới 750 đ.
B- Sơ thẩm:
1- Những việc kiện về bất động sản mà giá ngạch theo thời giá, hôm khởi tố, hay theo văn tự trên 150 đ,
2- Những việc kiện về động sản mà giá ngạch trên 750 đ,
3- Những việc kiện không thể định trước được giá ngạch,
4- Những việc kiện không cứ giá ngạch là bao nhiêu, mà phải có án nghị về thẩm quyền,
5- Những việc kiện có quan hệ đến thân phận hay căn cước của người, hoặc về vấn đề tế tự.
Phòng luận tội toà Thượng thẩm họp ít nhất mỗi tuần lễ một lần, để xét xử việc kháng cáo những mệnh lệnh của các ông dự thẩm.
PHÂN CÔNG GIỮA CÁC NHÂN VIÊN TRONG TOÀ ÁN
Nhiệm vụ tư pháp cảnh sát của ông thẩm phán sơ cấp gồm có:
1- Nhiệm vụ thi hành các mệnh lệnh của ông Biện lý và của các Toà án khác uỷ thác cho.
2- Nhiệm vụ điều tra về mặt hình: Mỗi khi một việc tiểu hình hay đại hình phát sinh ra trong địa hạt mình, ông thẩm phán sơ cấp lập tức báo ông biện lý toà án tỉnh biết và có phận sự phải chiểu theo luật hiện hành, lập tức điều tra.
MỤC A - NHIỆM VỤ CỦA ÔNG CHÁNH ÁN
- Hoặc do khởi tố trạng của ông biện lý.
- Hoặc do đơn của người đứng dân sự nguyên cáo.
Trong trường hợp ấy, khi phòng dự thẩm xét cuộc thẩm cứu đã đầy đủ thì giao hồ sơ sang ông biện lý.
Điều thứ 20: Ông dự thẩm cũng là một phụ trách tư pháp cảnh sát trong quản hạt Toà án mình.
I- NHIỆM VỤ TƯ PHÁP CẢNH SÁT:
Đối với những việc này, ông biện lý có quyền: hoặc đình cứu nhưng sẽ báo cho sự chủ biết, hoặc đưa ra phiên toà xử, hay đưa ra phòng dự thẩm thẩm cứu.
1- Nếu là một vụ tiểu hình, và nếu xét ra cuộc điều tra của các ông thẩm phán sơ cấp, hoặc của các phụ trách tư pháp cảnh sát đã đem đủ tài liệu để truy tố mà bị can không cần phải giam cứu, ông biện lý có thể cho trát gọi thẳng bị can ra xét xử tại một phiên toà tiểu hình gần nhất.
2- Nếu là một việc tiểu hình, mà lại là một việc phạm pháp quả tang, ông biện lý phải hỏi cung ngay bị can, và có thể hạ trát tống giam rồi đưa bị can ra xét xử tại một phiên toà tiểu hình gần nhất.
3- Ông biện lý sẽ làm khởi tố trạng chuyên giao hồ sơ sang phòng dự thẩm để thẩm cứu, trong những trường hợp sau này:
- Nếu là một việc đại hình,
- Nếu bị can là người vị thành niên,
- Nếu bị can, vì các tiền án, có thể bị phát vãng,
- Nếu xét ra cần phải mở một cuộc thẩm cứu kỹ lưỡng hơn.
Trong thời kỳ thẩm cứu, ông Biện lý cũng như bên bị can và bên dân sự nguyên cáo, có quyền yêu cầu ông Dự thẩm thi hành tất cả các phương sách cần thiết để chứng tỏ sự thật.
Khi cuộc thẩm cứu đã kết liễu, và khi tiếp nhận được hồ sơ do ông dự thẩm chuyển sang thì trong hạn 3 ngày, ông biện lý sẽ làm quyết tố trạng ra mệnh lệnh hoặc tạm đình cứu, hoặc miễn tố vô thẩm quyền, hoặc đưa việc kiện ra xét xử tại một phiên toà vi cảnh, tiểu hình, hay đại hình.
4- Ở những nơi nào, có thừa phát lai, những người bị thiệt hại có thể đừng khởi tố bằng dân trát; ông biện lý sẽ đứng phụ tố lúc việc đưa ra toà. Trong trường hợp ấy, những phương sách cần thi hành để chứng tỏ sự thật đều do người bị thiệt hại phải làm và ứng tiền phí tồn.
Điều thứ 24: Ông biện lý, cũng như những người đương sự, có quyền kháng cáo những mệnh lệnh của ông dự thẩm, trừ mệnh lệnh đưa ra toà.
Tạm thời, sự kháng cáo những mệnh lệnh của ông dự thẩm sẽ xử sau:
a) Nếu ông dự thẩm tạm giữ bị cáo quá hạn 1 tháng khi nào là khinh tội, hay 3 tháng khi nào là trọng tội nói ở Sắc lệnh số 40 ngày ngày 29 tháng 3 năm 1946 về việc bảo đảm tự do cá nhân, thì việc kháng cáo của bị cáo sẽ do phòng luận tội của toà thượng thẩm xét.
b) Còn trong các trường hợp khác, các mệnh lệnh của dự thẩm tạm thi hành, nhưng sẽ phải đem ra toà xét xử cùng với vụ kiện chính, khi việc dự thẩm kết liễu.
Nếu toà án xét ra việc nguyên đơn kháng cáo mệnh lệnh của ông dự thẩm có tính cách toa tụng, thì toà án sẽ xử nguyên đơn phải bồi thường cho bị cáo.
Điều thứ 25: Trước khi mang một việc ra toà xử, ông biện lý có nhiệm vụ phải đem tất cả các vật chứng cùng đòi các người đương sự và nhân chứng đôi bên, để toà có thể bằng cứ vào đó mà xét xử được.
Khi cuộc thẩm vấn ở phiên toà xong rồi, ông biện lý thay mặt xã hội buộc tội bị can. Bao giờ ông biện lý cũng nói sau dân sự nguyên cáo. Bên bị can được nói sau cùng, trước khi toà tuyên án. Toà không bắt buộc phải xử theo lời yêu cầu của ông biện lý.
Điều thứ 28: Về việc hình, khi án đã tuyên ra rồi, ông biện lý cũng như những người đương sự có quyền kháng cáo.
Ông Biện lý kiểm soát công việc quản trị lao tù trong quản hạt Toà án mình.
Ông Biện lý còn có nhiệm vụ khám xét các sổ hộ tịch trong quản hạt mình.
MỤC A - NHIỆM VỤ CỦA ÔNG CHÁNH NHẤT
Điều thứ 37: Ông Chưởng lý điều khiển, phân phát công việc cho các Phó Chưởng lý và Tham lý.
Điều thứ 38: Ông Chưởng lý và các Thẩm phán trong công tố viện có quyền phát ngôn ở những phiên toà hộ và hình toà thượng thẩm.
Điều thứ 39: Về những việc hệ trọng và khó khăn, ông Phó Chưởng lý hay Tham lý, sau khi đã xét phải trình ông chưởng lý bút lục và lời kết luận của mình về những việc đó. Còn những việc khác khi nào ông Chưởng lý muốn biết đến ông Phó Chưởng lý hay Tham lý cũng phải làm như trên.
Ông Chưởng lý có quyền trưng cầu binh lực trong những trường hợp và theo những thủ tục do luật pháp ấn định.
Ông chưởng lý phải trông nom giữ gìn trật tự các toà án cùng là kiểm soát hành động của tất cả các nhân viên ban tư pháp cảnh sát kỳ.
Ông Chưởng lý có quyền kiểm soát các công lại trong quản hạt tòa án mình và có phận sự báo cho ông Bộ trưởng Bộ Tư pháp biết tất cả những việc gì có liên can đến quan kỷ của chánh lục sự, lục sự, thư ký, công chứng viên, luật sư v.v...
Ông Chưởng lý trông nom và đệ lên ông Bộ trưởng Bộ Tư pháp những hồ sơ xin ân xá hay xin phóng thích.
Điều thứ 41: Về bên hộ, dưới quyền điều khiển của ông Chưởng lý, các thẩm phán trong công tố viện có quyền đứng làm chánh tố trong những trường hợp do luật lệ định trước.
TỔNG TẮC
Tại Trung kỳ, các toà án cấp trên sẽ không duyệt xử những án cấp dưới như trước nữa, nếu không có sự kháng cáo của người đương sự hay của công tố viện.
Duy những việc đại hình nào đã có án của phòng luận tội chuyển đưa ra trước toà án đại hình cũ, thì nay sẽ mang thẳng ra phòng đại hình toà thượng thẩm xét theo thủ tục cũ.
Những việc nào trước kia toà đại hình xử vắng mặt thời một khi bắt được phạm nhân cũng sẽ đem ra trước phòng đại hình toà thượng thẩm phúc lại theo thủ tục cũ.
Ở những nơi nào chưa có Toà án biệt lập, thì việc xét xử việc tiểu hình và đại hình vẫn theo Sắc lệnh số 22-B ngày 18 tháng 2 năm 1946.
Điều thứ 45: Việc thi hành Sắc lệnh này và Sắc lệnh số 13 ngày 24-1-1946 sẽ do Nghị định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ấn định.
Điều thứ 46: Ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp, chịu uỷ nhiệm thi hành.
|
Hồ Chí Minh (Đã ký)
|
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây