Sắc lệnh số 25/SL về việc quy định việc sử dụng ruộng đất vắng chủ do Chủ tịch Chính phủ Việt nam dân chủ cộng hoà ban hành
Sắc lệnh số 25/SL về việc quy định việc sử dụng ruộng đất vắng chủ do Chủ tịch Chính phủ Việt nam dân chủ cộng hoà ban hành
Số hiệu: | 25/SL | Loại văn bản: | Sắc lệnh |
Nơi ban hành: | Chủ tịch nước | Người ký: | Hồ Chí Minh |
Ngày ban hành: | 13/02/1950 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 25/SL |
Loại văn bản: | Sắc lệnh |
Nơi ban hành: | Chủ tịch nước |
Người ký: | Hồ Chí Minh |
Ngày ban hành: | 13/02/1950 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
SẮC LỆNH
CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 25/SL NGÀY 13 THÁNG 2 NĂM 1950
CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ HỒ CHÍ MINH
Xét tình thế hiện thời;
Chiểu đề nghị của các Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Tư pháp, Tài chính, Canh nông;
Theo quyết nghị của Hội đồng Chính phủ sau khi Ban thường trực Quốc hội thoả thuận,
RA SẮC LỆNH:
Điều 1: Việc sử dụng các ruộng đất vắng chủ trong thời kỳ kháng chiến ấn định như sau:
Chương 1:
PHÂN LOẠI
Điều 2: Những ruộng đất vắng chủ gồm có:
A- Ruộng đất của những người hiện ở trong vùng địch,
B- Ruộng đất của những người vắng mặt chưa rõ tung tích.
Chương 2:
CÁCH SỬ DỤNG
Điều 3: Ruộng đất thuộc loại A sẽ giao cho dân cầy cấy.
Người được cầy cấy sẽ nộp thuế điền và một số địa tô là 10% tổng số thu hoạch cho Chính phủ.
Điều 4: Đối với ruộng đất thuộc loại B, nếu chủ đất có người thừa kế hay quản lý hợp thức trông nom, thì những người này sẽ được tiếp tục chăm nom và sử dụng, nếu không có người thừa kế và quản lý hợp thức trông nom thì Chính phủ sẽ trông nom thay người vắng mặt và tạm giao cho dân cầy cấy. Người cầy cấy sẽ nộp địa tô theo thường lệ.
Điều 5: Đối với các loại ruộng đất vắng chủ nói trên, sau này xét ra:
1- Nếu chủ ruộng đã cộng tác với địch, Chính phủ sẽ tịch thu tất cả các hoa lợi, việc này không liên can đến các hình phạt khác mà chủ ruộng có thể bị về tội cộng tác với địch.
2- Nếu chủ ruộng bị nghẽn trong vùng địch hay tự ý vào vùng địch mà không cộng tác với địch, thì Chính phủ sẽ xét tuỳ trường hợp mà trả lại một phần hay tất cả số hoa lợi đã thu sau khi trừ các phí tổn.
3- Nếu chủ ruộng vắng mặt vì lý do kháng chiến, thì Chính phủ sẽ trả lại số hoa lợi đã thu sau khi trừ các phí tổn.
Điều 6: Nếu trong các loại ruộng đất vắng chủ trên đây, có những ruộng đất đã bị bỏ hoang từ hai năm trở lên, thì người được mướn cầy cấy ruộng ấy sẽ được hưởng tất cả hoa lợi trong ba năm kể từ ngày khai phá lại, không phải nộp thuế.
Điều 7: Đối với vợ con hay bố mẹ không có nơi nương tựa của những chủ ruộng đất vắng mặt thuộc loại A, thì trước khi đem ruộng đất tạm giao cho dân cầy cấy, Chính phủ sẽ cấp cho những người thân thích ấy một số diện tích ruộng đất để cho họ cầy cấy đủ sinh sống.
Điều 8: Nếu có những trường hợp đặc biệt không nói trong sắc lệnh này, sẽ do một nghị định liên Bộ Nội vụ - Tư pháp - Tài chính - Canh nông ấn định sau.
Điều 9: Thể lệ cấp ruộng đất, các chi tiết để thi hành sắc lệnh này sẽ do một nghị định liên Bộ Nội vụ - Tư pháp - Tài chính - Canh nông ấn định sau.
Điều 10: Các vị Bộ trưởng các Bộ Nội vụ, Tư pháp, Tài chính và Canh nông chiểu Sắc lệnh thi hành.
|
Hồ Chí Minh (Đã ký)
|
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây