36076

Sắc lệnh số 148 về việc ân giảm các phạm nhân, nhân dịp ngày Quốc khánh do Chủ tịch Chính phủ ban hành

36076
LawNet .vn

Sắc lệnh số 148 về việc ân giảm các phạm nhân, nhân dịp ngày Quốc khánh do Chủ tịch Chính phủ ban hành

Số hiệu: 148 Loại văn bản: Sắc lệnh
Nơi ban hành: Chủ tịch nước Người ký: Huỳnh Thúc Kháng
Ngày ban hành: 10/08/1946 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 24/08/1946 Số công báo: 34-34
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 148
Loại văn bản: Sắc lệnh
Nơi ban hành: Chủ tịch nước
Người ký: Huỳnh Thúc Kháng
Ngày ban hành: 10/08/1946
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 24/08/1946
Số công báo: 34-34
Tình trạng: Đã biết

SẮC LỆNH

VỀ ÂN GIẢM CÁC PHẠM NHÂN, NHÂN DỊP QUỐC KHÁNH CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 148 NGÀY 10 THÁNG 8 NĂM 1946

CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

Xét nhân dịp nhất chủ niên cuộc cách mệnh tháng tám nay ra ân cho các phạm nhân đã bị kết án nhất định;

Sau khi đã hỏi ý kiến Ban thường trực Quốc hội và sau khi Hội đồng Chính phủ đã thoả thuận;

RA SẮC LỆNH:

Điều thứ nhất. Những người bị Toà án quân sự sử phạt tù hay khổ sai trước ngày ký Sắc lệnh này đều được giảm một phần ban thời hạn trừ ra:

a) Nếu người bị phạt can tội do thám, liên lạc hoặc tiếp tế cho quân địch hay can tội tống tiền, ăn cướp, bắt cóc, ám sát, làm hoặc lưu hành giấy bạc giả và biển thủ công quỹ thì không được hưởng.

b) Người bị phạt can tội đàn áp cách mạng, tố cáo phong trào cách mạng trước ngày 19 tháng 8 năm 1945 thì Bộ trưởng bộ Tư pháp sẽ xét lại từng hồ sơ rồi đề nghị việc ân giảm lên Chủ tịch Chính phủ.

Những người bị Toà án quân sự xử tịch biên tất cả gia sản thì nếu có vợ hoặc con vị thành niên, hoặc bố mẹ, ông bà phải phụng dưỡng thì chỉ bị tịch biên ba phần tư thôi. Trừ khi khi nào việc phát mại đã thi hành xong và tiền phát mại đã xung vào công quỹ trước ngày ký Sắc lệnh.

Điều thứ 2. Những người nào bị Toà án thường xử phạt dưới 12 tháng tù mà hiện nay còn bị giam, đều được phóng thích ngay nếu đã ngồi tù được quá nửa hạn tù và nếu mới bị phạt tù lần này là lần đầu.

Những người nào bị Toà án thường xử phạt trên 12 tháng tù hoặc tù khổ sai trừ những hạng người kể ở Điều thứ 3 mà hiện nay còn bị giam đều được phóng thích nếu đã ngồi tù được quá nửa hạn tù hoặc khổ sai và nếu mới bị phạt tù hoặc khổ sai, lần này là lần đầu; tuy nhiên, những người ấy đều phải quản thúc ở nguyên quán trong một thời hạn ngang với thời hạn mà phạm nhân đáng nhẽ còn phải ngồi tù.

Những người nào bị toà án thường xử phạt dưới 12 tháng tù nếu là sơ phạm, mà chưa ngồi tù được quá nửa hạn tù thì nay được giảm một phần ba hạn tù.

Những người nào bị Toà án thường xử phạt trên 12 tháng tù hoặc khổ sai, trừ hạng người kể ở Điều thứ 3, nếu là sơ phạm, mà chưa ngồi tù được quá nửa hạn tù thì nay được giảm một phần ba hạn tù; tuy nhiên, những người ấy, khi nào được thả ở đề lao ra, đều phải quản thúc ở nguyên quán trong mộ thời hạn ngang với thời hạn mà đáng nhẽ còn phải ngồi tù.

Điều thứ 3. Đối với những người phạm tội ăn cắp, cố ý giết người, làm hoặc lưu hành giấy bạc giả, cố ý đốt nhà, mà bị toà án thường xử trên 12 tháng tù hoặc khổ sai, thì ngoài điều kiện đã ngồi tù được quá nửa hạn tù, còn phải được Uỷ ban Hành chính ký điều tra xem có nên phóng thích hay không. Nếu Uỷ ban Hành chính ký xét nên phóng thích, thì hồ so sẽ chuyển sang cho Chưởng lý để ông này đề nghị việc phóng thích có điều kiện với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Bộ trưởng bộ Tư pháp sẽ ra nghị định cho phóng thích và bắt phạm nhân phải quản thúc ở nguyên quán trong một thời hạn mà phạm nhân đáng nhẽ còn phải ngồi tù.

Điều thứ 4. Ngày ký Sắc lệnh là ngày dùng để tính những ai đã ngồi tù hoặc khổ sai quá nửa hạn để được hưởng sự phóng thích nói ở Điều thứ 2 và thứ 3.

Điều thứ 5. Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu uỷ nhiệm thi hành Sắc lệnh này.

 

Huỳnh Thúc Kháng

(Đã ký)

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác