165645

Quyết định 2715/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Điều lệ Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa

165645
LawNet .vn

Quyết định 2715/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Điều lệ Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa

Số hiệu: 2715/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Lê Xuân Thân
Ngày ban hành: 22/10/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 2715/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
Người ký: Lê Xuân Thân
Ngày ban hành: 22/10/2010
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2715/QĐ-UBND

Nha Trang, ngày 22 tháng 10 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ ĐOÀN LUẬT SƯ TỈNH KHÁNH HÒA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Luật sư ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 131/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư;

Căn cứ Điều lệ Liên Đoàn Luật sư Việt Nam;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa tại văn bản số 766/STP-BTTP ngày 21 tháng 9 năm 2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo quyết định này Điều lệ Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa gồm 08 Chương, 45 Điều.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Xuân Thân

 

ĐIỀU LỆ

ĐOÀN LUẬT SƯ TỈNH KHÁNH HÒA
(Được phê duyệt kèm theo Quyết định số 2715/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

LỜI NÓI ĐẦU

Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa được thành lập theo quyết định số 214/UB ngày 05 tháng 3 năm 1990 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, từ chỗ có 8 luật sư thành viên, đến nay đã có trên 50 luật sư thành viên. Ngay từ khi mới thành lập, Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa đã có Quy chế Đoàn luật sư được xây dựng và ban hành theo quy định của Nghị định số 15/HĐBT ngày 21 tháng 02 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

Hội nghị toàn thể luật sư ngày 28 tháng 9 năm 2002 đã thông qua Điều lệ Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa. Bản Điều lệ này đã được Hội nghị toàn thể luật sư ngày 29 tháng 5 năm 2004 sửa đổi, bổ sung một số điều cho phù hợp với tình hình cụ thể lúc đó.

Nay, căn cứ vào Luật Luật sư năm 2006, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt, Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa xây dựng Điều lệ mới kế thừa tinh thần, nội dung Điều lệ cũ và cụ thể hóa những quy định tại Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam vào hoàn cảnh cụ thể của Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa.

Ngày 08 tháng 5 năm 2010, Đại hội toàn thể luật sư tỉnh Khánh Hòa đã thông qua Điều lệ Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa gồm 08 Chương, 45 Điều quy định tôn chỉ, mục đích của Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa; quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn luật sư; quyền và nghĩa vụ của các luật sư thành viên; quyền hạn nhiệm vụ của Ban chủ nhiệm, của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật cũng như mối quan hệ của Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa với các tổ chức, cơ quan hữu quan.

Chương I

TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN

Điều 1. Tôn chỉ, mục đích

Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các luật sư thành viên trong hành nghề. Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa thực hiện chức năng tự quản, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước nhằm xây dựng đội ngũ luật sư có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của xã hội, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền, thực hiện chức năng bảo vệ công lý, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của cả nước.

Điều 2. Địa vị pháp lý của Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa

1. Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các luật sư thành viên, là tổ chức thành viên của Liên đoàn luật sư Việt Nam, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Khánh Hòa.

2. Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản, trụ sở đóng tại số 13 đường Hoàng Hoa Thám, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Điều 3. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động

Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng; thiểu số phục tùng đa số; tự quản và phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước; đảm bảo tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, Luật Luật sư, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam và Điều lệ Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa.

Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa

1. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư trong hành nghề.

2. Giám sát việc tuân theo pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư thành viên; hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hành nghề luật sư.

3. Trường hợp phát hiện tổ chức hành nghề luật sư có hành vi vi phạm pháp luật, yêu cầu chấm dứt việc vi phạm và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.

4. Nhận hồ sơ và làm thủ tục đề nghị Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư cho những người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 Luật Luật sư.

5. Tổ chức đăng ký việc gia nhập Đoàn luật sư; thực hiện yêu cầu của luật sư thành viên chuyển sang Đoàn khác hoặc ra khỏi Đoàn.

6. Làm các thủ tục để cấp, đổi thẻ luật sư cho các luật sư thành viên theo quy định của Liên đoàn luật sư Việt Nam.

7. Đăng ký người tập sự hành nghề luật sư; giám sát việc tập sự theo quy định của Quy chế tập sự nghề luật sư.

8. Thực hiện việc phân công tổ chức hành nghề luật sư, cử luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.

9. Tổ chức hòa giải tranh chấp giữa luật sư, người tập sự hành nghề luật sư với tổ chức hành nghề luật sư, giữa khách hàng với luật sư, với tổ chức hành nghề luật sư.

10. Giải quyết việc khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.

11. Thực hiện việc bình xét khen thưởng đối với các luật sư thành viên, các tổ chức hành nghề luật sư; xử lý kỷ luật đối với luật sư thành viên.

12. Tổng kết, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ chuyên môn nhằm nâng cao trình độ mọi mặt cho các luật sư thành viên.

13. Tập hợp và phản ảnh tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đóng góp, kiến nghị của luật sư với các cơ quan, tổ chức hữu quan.

14. Tổ chức để các luật sư tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

15. Thực hiện chế độ báo cáo với các cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.

16. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Nghị quyết của Liên đoàn luật sư Việt Nam và quy định của Điều lệ này.

Chương II

THÀNH VIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ TỈNH KHÁNH HÒA

Điều 5. Luật sư là thành viên Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa

Thành viên Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa là luật sư có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 Luật Luật sư; đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; tự nguyện chấp nhận Điều lệ Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa và đã gia nhập Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa.

Điều 6. Hồ sơ đăng ký gia nhập Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa

1. Giấy đăng ký gia nhập Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa.

2. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3. Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư.

4. Bằng cử nhân luật.

5. Phiếu lý lịch tư pháp còn giá trị sử dụng.

6. Giấy chứng nhận sức khỏe.

7. Biên lai đã đóng phí gia nhập Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa theo quy định của Điều lệ này.

Điều 7. Công nhận việc gia nhập Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Ban chủ nhiệm xem xét quyết định việc gia nhập Đoàn luật sư.

1. Trường hợp chấp nhận, Ban chủ nhiệm ra quyết định công nhận; ghi tên vào danh sách Đoàn luật sư; làm thủ tục đề nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam cấp Thẻ luật sư theo quy định của Liên đoàn luật sư Việt Nam.

2. Trường hợp từ chối việc gia nhập Đoàn luật sư, Ban chủ nhiệm trả lời cho người bị từ chối bằng văn bản nói rõ lý do từ chối.

Người bị từ chối có quyền khiếu nại đến Chủ nhiệm Đoàn luật sư. Nếu người bị từ chối cho rằng việc giải quyết khiếu nại của Chủ nhiệm Đoàn luật sư là không thỏa đáng thì có quyền khiếu nại đến Ban Thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam.

Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của luật sư thành viên

Ngoài các quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 21 Luật Luật sư, luật sư thành viên Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa còn có các quyền và nghĩa vụ sau:

1. Các quyền

1.1. Yêu cầu Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư, Ban thường vụ Liên đoàn luật sư đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong hoạt động hành nghề;

1.2. Tham gia ý kiến, chất vấn Ban chủ nhiệm về các việc mình quan tâm của Đoàn luật sư nhằm xây dựng cho tổ chức xã hội, nghề nghiệp của luật sư ngày càng vững mạnh;

1.3. Được ứng cử, được giới thiệu ứng cử hoặc giới thiệu người khác làm đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc; tham gia vào các cơ quan của Đoàn luật sư theo quy định tại Điều 62 Luật Luật sư;

1.4. Được dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, tư tưởng; về nghiệp vụ chuyên môn do Đoàn luật sư hoặc Liên đoàn luật sư tổ chức;

1.5. Được khen thưởng theo Quy chế khen thưởng.

2. Các nghĩa vụ

2.1. Nghiêm chỉnh chấp hành Khoản 1, Điều 9 Luật Luật sư quy định các hành vi bị nghiêm cấm; đồng thời phải nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ Đoàn luật sư, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam;

2.2. Tham gia trợ giúp pháp lý miễn phí cho các đối tượng chính sách và người nghèo và tham gia tố tụng theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng;

2.3. Giữ gìn, bảo vệ uy tín cho giới luật sư nói chung, cho Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa nói riêng;

2.4. Tham gia đầy đủ các kỳ sinh hoạt, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn do Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa hoặc Liên đoàn luật sư Việt Nam tổ chức;

2.5. Nộp phí thành viên cho Đoàn luật sư, Liên đoàn luật sư Việt Nam đầy đủ và đúng hạn 3 tháng 1 lần;

2.6. Thực hiện các nghĩa vụ khác do Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa hoặc Liên đoàn luật sư Việt Nam yêu cầu.

Điều 9. Rút tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư, chuyển Đoàn Luật sư

1. Việc rút tên khỏi danh sách luật sư Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa do Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa xem xét, quyết định.

Luật sư thành viên rút tên khỏi danh sách luật sư Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa phải có văn bản yêu cầu rút tên gửi đến Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa.

2. Luật sư muốn chuyển sang các Đoàn luật sư khác phải có văn bản rút tên khỏi danh sách luật sư và được mang theo hồ sơ đến Đoàn luật sư mới để làm thủ tục gia nhập theo quy định của Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam.

3. Việc rút tên khỏi danh sách luật sư bị từ chối trong các trường hợp sau đây:

3.1. Đang bị khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt động nghề luật sư chưa có kết luận;

3.2. Đang trong quá trình bị xem xét, kỷ luật; đang trong thời gian chấp hành hình thức kỷ luật tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa;

3.3. Đang trong quá trình giải quyết tranh chấp với khách hàng, với tổ chức hành nghề hoặc với luật sư khác;

3.4. Chưa nộp đủ phí thành viên cho Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa, Liên đoàn luật sư Việt Nam.

Điều 10. Thẻ luật sư

1. Luật sư thành viên được cấp thẻ luật sư theo quy định của Liên đoàn luật sư Việt Nam.

2. Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa làm thủ tục đề nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam cấp, đổi thẻ luật sư hoặc cấp lại thẻ luật sư cho các luật sư thành viên theo quy định của Liên đoàn luật sư Việt Nam.

3. Thẻ luật sư bị thu hồi trong các trường hợp:

3.1. Luật sư bị xử lý kỷ luật xóa tên khỏi danh sách luật sư;

3.2. Luật sư bị Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư; bị Ban Thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam thu hồi thẻ luật sư.

4. Việc cấp lại hoặc đổi Thẻ luật sư bị từ chối trong các trường hợp:

4.1. Có căn cứ cho thấy lý do mất thẻ không đúng sự thật;

4.2. Không hoàn thành nghĩa vụ nộp phí thành viên cho Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa và Liên đoàn luật sư Việt Nam.

Điều 11. Trang phục của luật sư tham gia phiên tòa

Trang phục của luật sư khi tham gia phiên tòa theo quy định của Hội đồng luật sư toàn quốc.

Chương III

CƠ CẤU TỔ CHỨC ĐOÀN LUẬT SƯ TỈNH KHÁNH HÒA

Điều 12. Các cơ quan của Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa

1. Đại hội toàn thể luật sư.

2. Ban chủ nhiệm.

3. Hội đồng khen thưởng, kỷ luật

Điều 13. Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư Khánh Hòa

1. Đại hội toàn thể luật sư là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa.

2. Đại hội toàn thể luật sư nhiệm kỳ được tổ chức 5 năm một lần.

3. Đại hội toàn thể luật sư được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số luật sư được triệu tập có mặt.

Trường hợp triệu tập lần thứ nhất không đủ số 2/3 thành viên, Ban chủ nhiệm phải triệu tập Đại hội toàn thể luật sư lần thứ hai trong thời gian 30 ngày kể từ ngày dự định tổ chức lần thứ nhất.

Tính hợp lệ của Đại hội toàn thể luật sư triệu tập lần thứ hai không phụ thuộc vào số lượng đại biểu tham dự.

4. Thành phần dự Đại hội toàn thể: Toàn thể luật sư thành viên của Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa.

Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội toàn thể luật sư nhiệm kỳ

1. Thảo luận, thông qua báo cáo tổng kết về hoạt động của Đoàn luật sư trong nhiệm kỳ qua, đề ra phương hướng nhiệm vụ của nhiệm kỳ tới.

2. Thông qua sửa đổi, bổ sung Điều lệ (nếu có).

3. Bầu Ban chủ nhiệm, Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư.

4. Thông qua báo cáo tài chính.

5. Các nội dung khác do Đại hội quyết định.

Điều 15. Nhiệm vụ quyền hạn của Đại hội toàn thể luật sư hàng năm

Đại hội toàn thể luật sư hàng năm có nhiệm vụ quyền hạn:

1. Thảo luận thông qua báo cáo tổng kết hoạt động của Đoàn luật sư trong năm và phương hướng, nhiệm vụ của năm tới.

2. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ (nếu có).

3. Bầu thay thế Chủ nhiệm, bầu bổ sung các thành viên Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật (nếu có).

4. Thông qua báo cáo tài chính trong năm.

5. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Đại hội quyết định.

Điều 16. Đại hội toàn thể luật sư bất thường

Đại hội toàn thể luật sư có thể được triệu tập bất thường theo đề nghị của Ban chủ nhiệm, của ít nhất 1/2 số luật sư của Đoàn hoặc theo đề nghị của Ban Thường vụ Liên Đoàn luật sư, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

Đại hội toàn thể luật sư bất thường chỉ xem xét giải quyết vấn đề được nêu ra là lý do triệu tập Đại hội bất thường.

Điều 17. Trình tự triệu tập Đại hội toàn thể luật sư tỉnh Khánh Hòa

1. Ban chủ nhiệm phải gửi Đề án tổ chức Đại hội toàn thể luật sư đến các tổ chức hành nghề luật sư trước ngày Đại hội ít nhất là 30 ngày đối với Đại hội nhiệm kỳ, 15 ngày đối với Đại hội toàn thể hàng năm và Đại hội toàn thể bất thường.

2. Cùng với Đề án tổ chức Đại hội, phải gửi kèm theo các dự thảo văn kiện, dự thảo Đề án nhân sự, dự thảo Báo cáo tài chính để các luật sư thành viên tham gia, đóng góp ý kiến.

3. Ban chủ nhiệm tiếp thu ý kiến đóng góp của các luật sư thành viên, giải trình những vấn đề cần thiết; lập danh sách ứng cử viên; quyết định thời gian, địa điểm và mọi vấn đề cần thiết của Đại hội.

4. Giấy triệu tập Đại hội phải gửi đến các luật sư chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc Đại hội, kèm theo danh sách, lý lịch trích ngang của các ứng cử viên.

Điều 18. Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư

1. Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư là cơ quan chấp hành giữa 2 kỳ Đại hội, do Đại hội toàn thể luật sư bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm.

Ban chủ nhiệm gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm.

Số lượng Ban chủ nhiệm do Đại hội toàn thể luật sư quyết định.

2. Nguyên tắc hoạt động của Ban chủ nhiệm

2.1. Ban chủ nhiệm hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, thiểu số phục tùng đa số; trường hợp biểu quyết mà có số phiếu ngang nhau, ý kiến của Chủ nhiệm là ý kiến quyết định.

2.2. Cuộc họp của Ban chủ nhiệm được coi là hợp lệ khi có 2/3 số thành viên Ban chủ nhiệm có mặt.

2.3. Nghị quyết của Ban chủ nhiệm được thông qua khi có quá nửa số thành viên có mặt tán thành.

2.4. Hoạt động của Ban chủ nhiệm theo quy chế do Ban chủ nhiệm ban hành.

Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chủ nhiệm

1. Nhiệm vụ của Ban chủ nhiệm

Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư thực hiện các nhiệm vụ của Đoàn luật sư theo quy định tại Điều 61 Luật Luật sư; Khoản 2, Điều 16 Điều lệ Liên đoàn luật sư; Điều 4 Điều lệ này; quản lý tài chính, các tài sản khác của Đoàn.

2. Quyền hạn của Ban chủ nhiệm

Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa có các quyền:

2.1. Giám sát việc tuân theo pháp luật, Điều lệ, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư thành viên;

2.2. Giám sát hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư;

2.3. Chấp nhận hoặc từ chối việc đăng ký gia nhập Đoàn luật sư; việc rút tên khỏi danh sách luật sư;

Chấp nhận hoặc từ chối việc đăng ký tập sự hành nghề luật sư.

2.4. Yêu cầu Hội đồng khen thưởng, kỷ luật xem xét, giải quyết các tranh chấp, các đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hành nghề của luật sư thành viên;

2.5. Xem xét và quyết định việc khen thưởng,việc xử lý kỷ luật đối với các luật sư thành viên;

2.6. Phân công các tổ chức hành nghề luật sư cử luật sư thành viên tham gia tố tụng theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng; tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật; tham gia trợ giúp pháp lý miễn phí;

2.7. Các quyền hạn khác theo Nghị quyết của Đại hội toàn thể luật sư.

Điều 20. Việc bãi nhiệm Ban chủ nhiệm

Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư bị bãi nhiệm trong các trường hợp:

1. Vi phạm nghiêm trọng quy định của Điều lệ Đoàn luật sư, Điều lệ Liên đoàn luật sư.

2. Thực hiện các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm hoặc vi phạm nghiêm trọng các quy định khác của pháp luật.

3. Không còn tín nhiệm của ít nhất 1/2 số luật sư thành viên.

Việc bãi nhiệm Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư do Đại hội toàn thể luật sư quyết định.

Điều 21. Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư

1. Chủ nhiệm

Chủ nhiệm Đoàn luật sư do Đại hội toàn thể luật sư bầu trong số các luật sư đã được bầu vào Ban chủ nhiệm với nhiệm kỳ cùng Ban chủ nhiệm.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ nhiệm Đoàn luật sư:

2.1. Chủ nhiệm Đoàn luật sư đại diện và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của Đoàn luật sư;

2.2. Phân công và điều hành hoạt động của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư để triển khai thực hiện nghị quyết, quyết định của Đại hội toàn thể, của Đoàn luật sư;

2.3. Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư;

2.4. Ký các quyết định, các báo cáo của Đoàn luật sư, của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư;

2.5. Làm chủ tài khoản của Đoàn luật sư;

2.6. Đại diện Đoàn luật sư tham gia vào Ủy ban mặt trận Tổ quốc tỉnh Khánh Hòa;

2.7. Được ủy quyền cho Phó Chủ nhiệm thay mình giải quyết những công việc khi phải vắng mặt;

2.8. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy chế hoạt động của Ban chủ nhiệm.

3. Phó Chủ nhiệm

3.1. Phó Chủ nhiệm do Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư bầu ra trong số các thành viên của Ban chủ nhiệm;

3.2. Phó Chủ nhiệm giúp Chủ nhiệm thực hiện một hoặc một số việc nhằm thi hành nghị quyết, quyết định của Đại hội toàn thể, của Ban chủ nhiệm;

3.3. Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh Phó Chủ nhiệm do Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư quyết định.

Điều 22. Tiêu chuẩn ứng cử, đề cử vào Ban chủ nhiệm

1. Những luật sư ứng cử, đề cử vào Ban chủ nhiệm phải là luật sư đã có ít nhất 3 năm hành nghề luật sư tại Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa; phải là luật sư không bị khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp, có năng lực, có uy tín, nhiệt tình tham gia công việc của Đoàn.

2. Những luật sư sau đây không được ứng cử, đề cử vào Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư:

- Đã có tiền án hoặc đã có tiền sự liên quan đến hoạt động nghề nghiệp luật sư, kể cả đã xóa án tích hoặc tạm thời bị xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư; đã bị kỷ luật khiển trách chưa quá 3 năm, bị cảnh cáo chưa quá 5 năm, kể từ khi có quyết định xử lý kỷ luật;

- Luật sư đang bị khởi tố hình sự.

Điều 23. Thủ tục bầu cử

1. Việc bầu Ban chủ nhiệm, Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật, thực hiện theo nguyên tắc dân chủ tập trung, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

2. Trước ngày khai mạc Đại hội toàn thể luật sư ít nhất 30 ngày, Ban chủ nhiệm gửi Đề án nhân sự, yêu cầu về số lượng, về tiêu chuẩn để các luật sư thành viên thảo luận, ứng cử, đề cử người tham gia vào Ban chủ nhiệm, Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật.

3. Người ứng cử phải có hồ sơ ứng cử theo mẫu của Đoàn luật sư quy định.

4. Đề cử người khác phải là người cùng hoạt động ít nhất 1 năm, biết rõ phẩm chất, năng lực và hoàn cảnh cụ thể của người được đề cử; người được đề cử đồng ý, việc đề cử mới có giá trị.

5. Trước ngày khai mạc Đại hội ít nhất 15 ngày, Ban chủ nhiệm tổng hợp và kiểm tra tư cách các luật sư có tên trong danh sách ứng cử, đề cử.

6. Danh sách các ứng cử viên chỉ nhiều hơn số lượng cần bầu vào Ban chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật tối đa 30%.

7. Trường hợp ứng cử viên quá đông, Ban chủ nhiệm tổ chức hiệp thương để rút bớt; nếu cần thiết, Hội nghị hiệp thương bỏ phiếu tín nhiệm để lấy các ứng cử viên có số phiếu cao nhất trở xuống đến số theo yêu cầu của Đề án nhân sự.

8. Danh sách ứng cử viên đã được Hội nghị hiệp thương thông qua, phải gửi đến cho các luật sư ít nhất 7 ngày trước ngày khai mạc Đại hội toàn thể luật sư. Việc ứng cử, đề cử ngoài danh sách do Hội nghị hiệp thương thông qua không có giá trị.

9. Phiếu bầu có danh sách các ứng cử viên sắp xếp theo bảng chữ cái.

10. Người trúng cử là người có số phiếu quá 1/2 tổng số phiếu bầu hợp lệ; lấy từ người có số phiếu cao nhất trở xuống đến đủ số cần bầu.

Trường hợp cuối cùng có nhiều người ngang phiếu nhau, người nào có thời gian hành nghề nhiều hơn, người ấy trúng cử.

11. Đại hội toàn thể bầu lần thứ nhất không đủ số lượng theo yêu cầu, việc có bầu lần thứ hai hay không do Đại hội quyết định.

12. Trường hợp bầu bổ sung lần hai, lấy từ người có số phiếu cao nhất trở xuống, không phụ thuộc vào có quá bán hay không.

Điều 24. Thủ tục miễn nhiệm, bãi nhiệm

1. Miễn nhiệm

1.1. Luật sư tự nguyện rút khỏi chức danh đang đảm nhiệm, làm đơn gửi đến Ban chủ nhiệm để xin nghỉ việc;

1.2. Luật sư mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; hoặc vì lý do khác không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình, nếu không tự làm đơn xin nghỉ việc, Ban chủ nhiệm đề xuất việc miễn nhiệm;

1.3. Việc miễn nhiệm đối với Chủ nhiệm, các thành viên Ban chủ nhiệm, thành viên Hội đồng khen thưởng, kỷ luật do Đại hội toàn thể luật sư quyết định. Ban chủ nhiệm trình ra Đại hội toàn thể gần nhất để xem xét, quyết định. Trong thời gian chờ đợi Đại hội toàn thể luật sư, Ban chủ nhiệm có thể để luật sư quy định ở tiết 1.2 trên đây tạm nghỉ cho đến khi có quyết định của Đại hội toàn thể luật sư.

2. Bãi nhiệm

- Chủ nhiệm, các thành viên Ban chủ nhiệm, các thành viên trong Hội đồng khen thưởng, kỷ luật bị bãi nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

2.1. Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật trong khi hành nghề;

2.2. Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Điều lệ Đoàn luật sư, Điều lệ Liên đoàn luật sư trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xâm hại đến lợi ích, uy tín của Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa;

2.3. Không còn tín nhiệm của ít nhất 1/2 số luật sư thành viên;

2.4. Bị tạm đình chỉ tư cách luật sư thành viên hoặc bị xóa tên khỏi danh sách luật sư;

2.5. Bị Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề; bị Liên đoàn luật sư Việt Nam thu hồi thẻ luật sư;

2.6. Bị khởi tố điều tra, bị bắt tạm giam, bị kết án về tội phạm hình sự.

Điều 25. Hội đồng khen thưởng, kỷ luật

1. Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa do Đại hội đại toàn thể luật sư bầu từ những người có tên trong danh sách ứng cử viên. Số lượng thành viên Hội đồng khen thưởng, kỷ luật do Đại hội quyết định.

2. Nhiệm kỳ Hội đồng khen thưởng, kỷ luật cùng nhiệm kỳ Ban chủ nhiệm.

3. Hội đồng khen thưởng, kỷ luật gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch do Hội đồng bầu ra trong số các thành viên đã trúng cử vào Hội đồng khen thưởng, kỷ luật.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn Hội đồng khen thưởng, kỷ luật

4.1. Lập và quản lý hồ sơ khiếu nại, tố cáo từ khi thụ lý đến kết luận cuối cùng của vụ việc;

4.2. Xem xét và đề nghị Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư quyết định việc khen thưởng đối với các luật sư thành viên và các tổ chức hành nghề luật sư, việc thi hành kỷ luật đối với luật sư thành viên;

4.3. Hội đồng khen thưởng, kỷ luật làm việc theo nguyên tắc tập thể, thiểu số phục tùng đa số;

4.4. Thủ tục bầu, thủ tục miễn nhiệm, bãi nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 23, Điều 24 của Điều lệ này.

Điều 26. Tổ chức giúp việc của Đoàn luật sư

Văn phòng Đoàn luật sư là cơ quan giúp việc của Đoàn luật sư.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Đoàn luật sư.

1.1. Theo dõi tổng hợp tình hình hoạt động của các tổ chức hành nghề, các luật sư thành viên, giúp Ban chủ nhiệm làm báo cáo theo quy định;

1.2. Phụ trách việc thu, phát, lưu trữ các văn bản, tài liệu;

1.3. Thực hiện việc kế toán, thủ quỹ bảo đảm việc thu chi minh bạch, an toàn; giữ gìn bảo vệ các tài sản khác của Đoàn luật sư.

Chương IV

TÀI CHÍNH CỦA ĐOÀN LUẬT SƯ

Điều 27. Chế độ tài chính

Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải bằng nguồn thu từ phí thành viên, các khoản đóng góp của thành viên và các nguồn thu hợp pháp khác.

Điều 28. Nguồn thu

1. Phí đăng ký tập sự hành nghề luật sư: 3.000.000đ/người (Ba triệu đồng);

2. Phí thành viên hàng tháng: 130.000đ/luật sư/tháng (Một trăm ba mươi ngàn đồng);

(Trong đó phí thành viên của Đoàn luật sư: 100.000đ (Một trăm ngàn đồng); phí thành viên của Liên đoàn luật sư: 30.000đ);

3. Phí gia nhập Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa: 7.000.000 đ/người (Bảy triệu đồng chẵn);

4. Các khoản hỗ trợ của cơ quan nhà nước, của các tổ chức và cá nhân;

5. Các khoản thu hợp pháp khác.

6. Việc xem xét miễn giảm phí tập sự, phí thành viên Đoàn luật sư đối với những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các đối tượng chính sách, do Ban chủ nhiệm xem xét quyết định.

Điều 29.Các khoản chi

1. Chi hoạt động thường xuyên của Ban chủ nhiệm, Văn phòng Đoàn luật sư;

2. Chi cho việc thông tin, tuyên truyền;

3. Chi xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện phục vụ hoạt động của Đoàn;

4. Chi các khoản phúc lợi cho các luật sư thành viên;

5. Chi phụ cấp hàng tháng cho Ban chủ nhiệm, lương của cán bộ nhân viên văn phòng;

6. Chi tổ chức học tập, đại hội, hội nghị, hội thảo do Đoàn luật sư tổ chức;

7. Các khoản chi khác như: nộp phí thành viên cho Liên đoàn; làm từ thiện; chi khen thưởng.

Điều 30. Chế độ kiểm tra, báo cáo tài chính

- Báo cáo tài chính 6 tháng 1 lần;

- Hàng năm có báo cáo tài chính với Đại hội toàn thể luật sư;

- Hết nhiệm kỳ báo cáo tổng hợp về tài chính của Đoàn.

Các luật sư thành viên có quyền giám sát kiểm tra việc thu, chi và yêu cầu Ban chủ nhiệm thông báo những điều mình quan tâm.

Chương V

KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT

Điều 31. Hình thức khen thưởng

Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa có hình thức khen thưởng là Giấy khen.

Điều 32. Đối tượng khen thưởng

Các tổ chức hành nghề, các luật sư thành viên, cán bộ, nhân viên văn phòng Đoàn và những người có thành tích xuất sắc trong việc đóng góp xây dựng Đoàn luật sư.

Điều 33. Tiêu chuẩn xét khen thưởng

1. Tổ chức hành nghề luật sư phải là tổ chức hoạt động có hiệu quả, các luật sư thành viên, người tập sự tại tổ chức hành nghề thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, tham gia sinh hoạt học tập thường xuyên; không bị khiếu nại, tố cáo do sai sót trong hoạt động hành nghề.

2. Luật sư thành viên có thành tích xuất sắc trong hoạt động hành nghề; tích cực tham gia sinh hoạt, học tập; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp cho Đoàn luật sư, cho Liên đoàn luật sư; không bị khiếu nại, tố cáo; được tập thể bình chọn.

Điều 34. Trình tự xét khen thưởng

1. Những đối tượng được xét khen thưởng phải có bản Báo cáo thành tích.

2. Hội đồng khen thưởng, kỷ luật xét, đề nghị Ban chủ nhiệm quyết định.

3. Ban chủ nhiệm xét đề nghị của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật, quyết định việc khen thưởng.

Điều 35. Đối tượng và hình thức kỷ luật

1. Luật sư có hành vi vi phạm pháp luật; vi phạm Luật Luật sư; Điều lệ Đoàn luật sư; Điều lệ Liên đoàn luật sư; vi phạm quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp luật sư, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây:

1.1. Khiển trách;

1.2. Cảnh cáo;

1.3. Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ 6 tháng đến 24 tháng;

1.4. Xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư.

2. Luật sư phạm một trong những trường hợp sau đây bị xóa tên khỏi danh sách luật sư:

2.1. Bị Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề;

2.2. Bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật;

2.3. Vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam; vi phạm nghiêm trọng Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp luật sư làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của giới luật sư, của Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa;

2.4. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ tư cách thành viên của Đoàn luật sư, trong thời hạn 1 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật lại có hành vi vi phạm đến mức xử lý bằng hình thức cảnh cáo trở lên;

2.5. Sáu tháng liên tục không đóng phí thành viên cho Đoàn luật sư, cho Liên đoàn luật sư mà không có lý do chính đáng.

3. Những luật sư phạm một trong những trường hợp sau đây bị xử lý bằng hình thức tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư:

3.1. Bị cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố hình sự về một tội do lỗi cố ý;

3.2. Bị kết án mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật;

3.3. Bị tố cáo có hành vi lừa đảo, hành vi nghiêm trọng khác mà không đến làm việc theo giấy mời của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật hoặc của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư từ hai lần trở lên mà không có lý do chính đáng.

Điều 36. Trình tự xét kỷ luật

1. Việc xét kỷ luật do Hội đồng khen thưởng, kỷ luật thu thập tài liệu, xác minh và biểu quyết theo đa số, đề nghị Ban chủ nhiệm xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

2. Trường hợp luật sư bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề, đề nghị Liên đoàn luật sư thu hồi Thẻ luật sư và thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp.

3. Khi Ban chủ nhiệm xét, xử lý kỷ luật, luật sư bị xét kỷ luật được tham dự để tự bảo vệ quyền lợi của mình hoặc nhờ luật sư khác bênh vực cho mình.

Chương VI

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 37. Khiếu nại quyết định kỷ luật

1. Luật sư bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư để Ban thường vụ Liên đoàn luật sư xem xét, giải quyết.

2. Trường hợp quyết định xử lý kỷ luật của Ban chủ nhiệm có vi phạm thủ tục, vi phạm pháp luật và Điều lệ Đoàn luật sư, Điều lệ Liên đoàn luật sư, Ban chủ nhiệm có trách nhiệm xem xét, sửa lại để bảo đảm sự trung thực, khách quan.

Điều 38. Khiếu nại quyết định, hành vi của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư, của các cơ quan Liên đoàn luật sư Việt Nam

Cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại đến Ban Thường vụ Liên đoàn luật sư đối với quyết định, hành vi của Chủ nhiệm, của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư, của các cơ quan Liên đoàn luật sư khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi ấy xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Điều 39. Tố cáo

1. Cá nhân có quyền tố cáo với Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư, Ban Thường vụ Liên đoàn luật sư, hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ của Đoàn luật sư, của Liên đoàn luật sư Việt Nam.

2. Việc tố cáo phải bảo đảm tính trung thực và có căn cứ.

3. Đơn tố cáo phải ghi rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo. Đơn nặc danh không có giá trị.

4. Trình tự, thủ tục giải quyết đơn tố cáo, theo quy định của pháp luật về tố cáo.

Chương VII

QUAN HỆ CỦA ĐOÀN LUẬT SƯ VỚI CÁC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ, VỚI CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC KHÁC

Điều 40. Quan hệ của Đoàn luật sư với các tổ chức hành nghề

1. Biển hiệu của tổ chức hành nghề do luật sư thành viên của Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa thành lập, phải có cụm từ “Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa” trên tên gọi của tổ chức hành nghề luật sư.

2. Tổ chức hành nghề luật sư có nhiệm vụ cử luật sư hướng dẫn người tập sự hành nghề luật sư; thực hiện trợ giúp pháp lý; tham gia tố tụng các vụ án hình sự theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng, khi Đoàn luật sư phân công, giới thiệu về.

3. Tổ chức hành nghề luật sư chịu sự giám sát của Đoàn luật sư trong việc tuân theo Luật Luật sư.

4. Thực hiện các chế độ báo cáo, thông báo cho Đoàn luật sư theo quy định.

5. Hàng năm Đoàn luật sư xét khen thưởng tổ chức hành nghề luật sư có thành tích trong hoạt động hành nghề và đóng góp xây dựng Đoàn.

Điều 41. Quan hệ của Đoàn luật sư với Liên đoàn luật sư Việt Nam

1. Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa là tổ chức thành viên của Liên đoàn luật sư Việt Nam.

2. Quyền, nghĩa vụ của Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa đối với Liên đoàn luật sư Việt Nam theo quy định của Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam.

Điều 42. Quan hệ của Đoàn luật sư với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Khánh Hòa

Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa là tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Khánh Hòa, có nghĩa vụ, quyền lợi theo quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc và Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều 43. Quan hệ với các cơ quan, tổ chức khác

1. Quan hệ của Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa với Sở Tư pháp là quan hệ phối kết hợp thực hiện nguyên tắc tự quản phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước theo văn bản phối hợp hai bên đã ký kết.

2. Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng để tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư thành viên hoạt động hành nghề; tạo điều kiện thuận tiện cho các cơ quan tố tụng khi cần có sự tham gia của luật sư trong các vụ án bắt buộc phải có luật sư tham gia tố tụng.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 44. Hiệu lực của Điều lệ

1. Điều lệ Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa gồm 8 Chương, 45 Điều đã được Đại hội toàn thể luật sư Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa nhất trí thông qua vào ngày 08 tháng 05 năm 2010.

2. Điều lệ này có hiệu lực theo Quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.

3. Trường hợp có sự thay đổi của pháp luật làm cho Điều lệ Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa trái với quy định của pháp luật thì áp dụng theo quy định của pháp luật.

4. Điều lệ này thay thế cho Điều lệ Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa được Bộ Tư pháp phê duyệt tại quyết định số 463/ 2002/QĐ-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2002.

Điều 45. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ

Chỉ có Đại hội toàn thể luật sư mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ phải được ít nhất hai phần ba số luật sư tham dự Đại hội biểu quyết tán thành./.

 

 

TM. BCN ĐOÀN LUẬT SƯ TỈNH KHÁNH HÒA
CHỦ NHIỆM




TS.LS. Nguyễn Đình Thơ

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác