Quyết định 208/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015-2020
Quyết định 208/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015-2020
Số hiệu: | 208/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tuyên Quang | Người ký: | Nguyễn Đình Quang |
Ngày ban hành: | 14/07/2015 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 208/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tuyên Quang |
Người ký: | Nguyễn Đình Quang |
Ngày ban hành: | 14/07/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 208/QĐ-UBND |
Tuyên Quang, ngày 14 tháng 7 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 15/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;
Căn cứ Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;
Căn cứ Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp”;
Căn cứ Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Phê duyệt “Đề án Tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;
Căn cứ Quyết định số 794/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành Thủy lợi”;
Căn cứ Quyết định số 984/QĐ-BNN-CN ngày 09/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành Chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;
Căn cứ Quyết định số 986/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành Kế hoạch thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số 1006/QĐ-BNN-TT ngày 13/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Thông báo số 1028-TB/TU ngày 12/5/2015 của Thường trực Tỉnh ủy tại cuộc họp Thường trực Tỉnh ủy ngày 11/5/2015 về Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Kết luận số 217-KL/TU ngày 17/5/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Kết luận Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy (kỳ thứ 59).
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 931/TTr-SNN ngày 14/5/2015 về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015-2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015-2020.
(Có Đề án kèm theo)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các Giám đốc sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH TUYÊN QUANG THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ
TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, GIAI ĐOẠN 2015-2020
(Kèm theo Quyết định số 208/QĐ-UBND
ngày 14/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên
Quang)
PHẦN MỞ ĐẦU
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản. Trong những năm qua, tỉnh đã ban hành và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; đầu tư nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; tích cực chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất và tập trung huy động mọi nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới... Do đó, Nông nghiệp và nông thôn của tỉnh đã phát triển tương đối khá, an ninh lương thực được đảm bảo, sản xuất chuyển dịch theo hướng hàng hóa, đã hình thành một số vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu tập trung; một số sản phẩm sản xuất và chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được thương hiệu, đang từng bước khẳng định được khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Tuy nhiên, kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng thông qua tăng diện tích, tăng vụ; sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa theo tiêu chuẩn, quy chuẩn; khả năng cạnh tranh của nhiều loại sản phẩm còn thấp, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với tiêu thụ, dẫn đến thu nhập của người nông dân còn thấp, chưa ổn định, dễ bị rủi ro do thiên tai, dịch bệnh và biến động của thị trường.
Trước thực trạng trên, để chuyển dịch kinh tế nông nghiệp của tỉnh sang sản xuất hàng hóa, chất lượng, hiệu quả, bền vững và có khả năng cạnh tranh cao, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu, đồng thời làm thay đổi tích cực diện mạo nông thôn của tỉnh và cụ thể hóa “Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và triển khai Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.
Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 15/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020;
Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020;
Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;
Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;
Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp”;
Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt “Đề án Tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;
Quyết định số 794/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành Thủy lợi”;
Quyết định số 984/QĐ-BNN-CN ngày 09/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành Chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;
Quyết định số 986/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành Kế hoạch thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Quyết định số 1006/QĐ-BNN-TT ngày 13/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020;
Quyết định số 1166/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành Kế hoạch hành động ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH TUYÊN QUANG, GIAI ĐOẠN 2006-2014
1. Kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt mức tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế nông, lâm, thủy sản có chuyển biến tích cực; bước đầu hình thành một số vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu tập trung
Những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, đầu tư từ các chương trình mục tiêu Quốc gia, sự hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở và sự nỗ lực, cố gắng của nông dân trong toàn tỉnh, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh đã phát triển khá, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2006-2014 tăng trưởng bình quân 5,5%/năm. Cơ cấu kinh tế nông, lâm, thủy sản có chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi1. Đến năm 2014, cơ cấu nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh là: Nông nghiệp chiếm 84,6% (trong đó: Chăn nuôi chiếm tỷ trọng 38,7% cơ cấu kinh tế nông nghiệp); lâm nghiệp chiếm 12,3%; thủy sản chiếm 3,1%.
1.1. Về trồng trọt: Sản xuất lương thực được duy trì ổn định, an ninh lương thực được đảm bảo với sản lượng lương thực hàng năm đạt trên 32 vạn tấn (năm 2014 đạt 33,9 vạn tấn, gồm 26,4 vạn tấn thóc và 7,5 vạn tấn ngô, trong đó, thóc chất lượng cao, lúa đặc sản đạt 2,6 vạn tấn, chiếm khoảng 10% tổng sản lượng thóc toàn tỉnh); năm 2014 sản xuất được trên 62 nghìn tấn chè búp tươi, trên 642 nghìn tấn mía nguyên liệu; diện tích cây ăn quả tương đối lớn và phong phú về chủng loại2, trong đó đã phát triển được một số vùng sản xuất cây ăn quả đặc sản, như: vùng cam sành Hàm Yên với trên 43 nghìn tấn quả, vùng bưởi Soi Hà (Xuân Vân), vùng hồng không hạt,... được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa chuộng (năm 2013, sản phẩm cam sành Hàm Yên đã được vinh danh là một trong 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam); xây dựng thành công một số mô hình sản xuất theo quy trình Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (sau đây gọi tắt là VietGAP), sản phẩm đã được người tiêu dùng tiếp nhận và đánh giá cao3; hệ số sử dụng đất canh tác được nâng từ 1,95 lần năm 2005, tăng lên 2,4 lần năm 2014; nâng giá trị sản xuất ngành trồng trọt bình quân từ 16,4 triệu đồng/ha năm 2005 lên đạt trên 60 triệu đồng/ha năm 2014 (theo giá thực tế), góp phần đưa giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 2006-2014 tăng bình quân 3,6%/năm.
1.2. Về chăn nuôi: Đã từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, sử dụng các giống lai, giống ngoại, các giống siêu thịt, siêu trứng và thức ăn công nghiệp và bán công nghiệp. Đã có nhiều mô hình chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn với hàng trăm con lợn nái ngoại và 300-500 con lợn thịt/lứa, chăn nuôi gia cầm với quy mô từ 1.000-3.000 con, thời gian luân chuyển đàn ngắn, đưa sản lượng thịt hơi năm 2014 đạt trên 55 nghìn tấn (tăng gấp đôi so với năm 2005); duy trì và phát triển đàn bò sữa với quy mô phù hợp, sản lượng sữa tươi năm 2014 đạt trên 12.300 tấn (gấp đôi năm 2005). Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2006-2014, tăng bình quân 8,8%/năm.
1.3. Về sản xuất lâm nghiệp: Hết năm 2014, diện tích đất có rừng của tỉnh là 415.569 ha (tăng 82.890 ha so với năm 2005); sản lượng gỗ khai thác từ năm 2006 đến năm 2014 được trên 2,0 triệu m³, trong đó tỷ trọng gỗ nguyên liệu cho chế biến đồ gia dụng, gỗ tinh chế chiếm khoảng 20%; bình quân khai thác trên 200.000 m³/năm, năng suất rừng trồng đạt trung bình 70 m3/ha/chu kỳ (7 năm). Đã cơ cấu 3 loại rừng hợp lý, trong đó tăng diện tích rừng sản xuất (chiếm 61% tổng diện tích đất lâm nghiệp)4, tạo việc làm cho nông dân; thu hút phát triển mạnh công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng, độ che phủ rừng luôn duy trì trên 60%; giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp giai đoạn 2006-2014 tăng bình quân 6,2%/năm.
1.4. Về nuôi trồng thủy sản: Phát triển khá nhanh trong những năm gần đây, đến năm 2014, tổng diện tích nuôi thả cá đạt 11.228 ha (tăng gấp 6,2 lần so với năm 2005); đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản, dần hình thành và phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông, hồ theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần đưa sản lượng thủy sản năm 2014 đạt trên 6.200 tấn (gấp 3 lần so với năm 2005); giá trị sản xuất ngành thủy sản giai đoạn 2006-2014 tăng bình quân 12,9%/năm.
2. Chú trọng xây dựng quy hoạch và các chính sách hỗ trợ sản xuất thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Các lĩnh vực và sản phẩm chủ lực thuộc ngành nông nghiệp của tỉnh đã được quy hoạch, đề ra các chương trình, lộ trình, định hướng đầu tư phát triển đến năm 2020: Quy hoạch sử dụng đất lúa; Quy hoạch trồng trọt; Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía đường; Quy hoạch phát triển chăn nuôi; Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng; Quy hoạch các vùng sản xuất gỗ nguyên liệu; Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng; Quy hoạch phát triển thủy sản; Quy hoạch cấp Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn; Quy hoạch xây dựng và phát triển thủy lợi.
Cùng với việc triển khai có hiệu quả các chính sách của Trung ương, tỉnh đã dành nguồn lực tài chính hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, nông thôn: Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng; hỗ trợ phát triển hàng hóa một số cây trồng vật nuôi; hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại; hỗ trợ giống cây trồng; hỗ trợ vắc xin và công tiêm phòng gia súc; hỗ trợ trồng rừng sản xuất... Các chính sách đã tác động tích cực đến kết quả chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nâng cao hiệu quả thu nhập, phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp, góp phần phát triển và ổn định kinh tế xã hội của tỉnh.
3. Chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp phục vụ sản xuất
- Hạ tầng thủy lợi: Đến nay, toàn tỉnh có tổng số 2.723 công trình thủy lợi; đã kiên cố hóa được trên 2.000 km kênh mương, đảm bảo tưới chắc cho trên 80% diện tích gieo cấy cả năm.
- Hạ tầng giao thông nông thôn: Giai đoạn từ 2011 đến hết năm 2014, thực hiện bê tông hóa được 2.418 km đường giao thông nông thôn, đưa tỷ lệ đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh được bê tông hóa đạt trên 70%5; đầu tư xây dựng đường ô tô vận chuyển lâm sản được 20 km6, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn và thuận lợi cho đi lại, lưu thông hàng hóa.
- Hạ tầng giống, vật tư nông nghiệp: Các vườn ươm giống cây lâm nghiệp được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới; tu sửa, cải tạo các cơ sở nuôi ương cá giống; hỗ trợ thành lập và xây dựng các cơ sở sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, cơ sở sản xuất kinh doanh phân bón7... Hạ tầng giống, vật tư nông nghiệp đã cơ bản đáp ứng được số lượng cho phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản và đáp ứng nhu cầu phát triển nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Về công trình nước sạch nông thôn: Từ năm 2005 đến năm 2014, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng mới 232 công trình cấp nước tập trung nông thôn, tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 71,5%8.
4. Mô hình tổ chức sản xuất từng bước được củng cố
4.1. Về tổ chức kinh tế hợp tác xã:
Tính đến hết năm 2014, trên địa bàn toàn tỉnh có 167 Hợp tác xã (viết tắt là HTX) nông lâm nghiệp và thủy sản (quy mô toàn xã 135 HTX, chiếm 80,8%; quy mô Liên thôn 23 HTX, chiếm 13,8%, thôn bản 03 HTX, chiếm 1,8%), các HTX đã cơ bản được củng cố, chuyển đổi và đăng ký kinh doanh theo Luật Hợp tác xã, trong đó có 47 HTX xếp loại hoạt động có hiệu quả, chiếm tỷ lệ 28,3%. Toàn tỉnh hiện có 421 tổ hợp tác (viết tắt là THT), với 4.498 thành viên tham gia (trong đó: hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi có 314 THT, trồng trọt có 53 THT, chế biến có 54 THT).
Các HTX đang thực hiện các loại hình dịch vụ về: Thủy lợi; cung ứng giống vật tư; tiêu thụ sản phẩm; chuyển giao kỹ thuật cho hộ thành viên; tổ chức sản xuất, chế biến nông, lâm sản, chăn nuôi và đánh bắt thủy sản; một số loại hình dịch vụ phi nông nghiệp đang mang lại hiệu quả cao, như: Dịch vụ làm đất; nước sạch nông thôn; xây dựng; thương mại và dịch vụ vốn tín dụng nội bộ ... Một số HTX đã phát triển sản xuất hàng hóa, sản phẩm được đăng ký nhãn hiệu và quảng bá thương hiệu sản phẩm9, được người tiêu dùng ưa chuộng, giá bán sản phẩm được nâng cao, góp phần nâng cao thu nhập của xã viên.
4.2. Về các nông, lâm trường quốc doanh:
Tỉnh đã tổ chức thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển các nông, lâm trường Quốc doanh theo đúng quan điểm, mục tiêu và giải pháp của Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông lâm trường Quốc doanh. Hiện tại có 05 lâm trường được chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp (sở hữu nhà nước); cổ phần hóa 03 Công ty chè. Sau khi được chuyển đổi, các công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, đổi mới tổ chức sản xuất, đổi mới công nghệ, chủ động phương án kinh doanh, một số Doanh nghiệp đã năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, đời sống của người lao động được nâng lên.
Tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
4.3. Về kinh tế trang trại: Đến hết năm 2014, toàn tỉnh có 149 trang trại (65 trang trại Trồng trọt; 44 trang trại chăn nuôi, 4 trang trại lâm nghiệp, 36 trang trại tổng hợp), trong đó, có 120 trang trại được cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại, chiếm 80,5% tổng số trang trại hiện có, đã có nhiều trang trại hoạt động có hiệu quả, mang lại doanh thu hàng tỷ đồng/năm, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương.
4.4. Thu hút doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ: Bằng chính sách ưu đãi, quan tâm đến xây dựng vùng nguyên liệu cho các nhà máy, đến nay trên địa bàn tỉnh có: 01 nhà máy bột giấy và giấy (công suất trên 130.000 tấn bột giấy/năm; 140.000 tấn giấy tráng phấn cao cấp/năm); 06 nhà máy chế biến gỗ và lâm sản trên địa bàn với trang thiết bị phù hợp và hiện đại, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường; 03 đơn vị nuôi bò sữa10; 25 doanh nghiệp, cơ sở chế biến chè với tổng công suất 458 tấn chè búp tươi/ngày11; 01 công ty mía đường và nhiều doanh nghiệp thu mua nông sản. Đây là tiền đề cho phát triển sản xuất hàng hóa với liên kết sâu trong sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân.
5. Ứng dụng khoa học, nâng cao kỹ thuật trong sản xuất được chú trọng
Cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước được thay thế bằng giống năng suất, chất lượng (Lựa chọn và bổ sung các giống năng suất, chất lượng cao: 13 giống lúa lai, 05 giống lúa thuần, 06 giống ngô lai, 01 giống lạc, 02 giống đậu tương; cơ cấu giống chè lai, chè đặc sản tăng từ 33,1% năm 2005 lên 47,2% năm 2014; bước đầu đã sản xuất giống mía bằng phương pháp nuôi cấy mô); từng bước tăng dần tỷ trọng cơ giới hóa trong sản xuất (diện tích làm đất bằng máy nông nghiệp chiếm 80,6% diện tích gieo trồng); nhiều mô hình ứng dụng khoa học vào sản xuất mang lại hiệu quả được nhân rộng (Mô hình lúa đặc sản chất lượng cao; canh tác lúa cải tiến SRI; sử dụng phân viên nén NK dúi sâu...).
Đến nay toàn tỉnh có 15 cơ sở dạy nghề, cùng với việc phát triển mạng lưới dạy nghề đã nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 33% năm 2008 lên 36,4% năm 2014 (tăng 10,29% so với năm 2008).
6. Huy động tối đa nguồn lực để xây dựng nông thôn mới
Tỉnh đã huy động mọi nguồn lực để thực hiện xây dựng nông thôn mới và đã đạt được một số kết quả tích cực12. Trong đó, nổi bật là công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh, thực hiện chương trình bêtông hóa đường giao thông nông thôn, chương trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chương trình phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, xây dựng Đề án phát triển sản xuất và quy hoạch chi tiết sản xuất tập trung tại 7 xã điểm. Năm 2014 có 3 xã trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chí nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 13,09% (bình quân giảm trên 4%/năm).
II. KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Khó khăn, hạn chế
- Cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản đã có chuyển biến nhưng còn chậm, trồng trọt vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu chung (chiếm tỷ trọng 50,5% trong toàn ngành nông lâm nghiệp, thủy sản, năm 2014).
- Phát triển sản xuất nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng. Quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ, sản phẩm hàng hóa chưa nhiều, năng suất, chất lượng sức cạnh tranh còn thấp, rủi ro còn cao. Phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh còn chậm; chăn nuôi theo hướng tập trung, trang trại gia trại chiếm tỷ trọng thấp; liên kết sản xuất chưa nhiều và còn thiếu bền vững; làng nghề nông thôn rất ít13.
- Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích còn thấp (bình quân năm 2014 đạt trên 60 triệu đồng/ha): Do còn nhiều diện tích sử dụng giống cây trồng không đảm bảo chất lượng (như: Chè giống Trung Du đang chiếm 52,8% cơ cấu giống chè; một số giống lúa thuần, giống lạc địa phương năng suất thấp; cây giống cam sành được chiết từ vườn đang kinh doanh...), kỹ thuật thâm canh ở nhiều nơi còn hạn chế; sản xuất theo quy trình Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) còn ít, mới dừng ở mô hình; trồng rừng và nuôi trồng thủy sản chủ yếu theo phương thức quảng canh cho năng suất thấp (riêng trồng rừng, mới thực hiện đầu tư thâm canh ở các doanh nghiệp lâm nghiệp); việc xây dựng nhãn hiệu và xúc tiến thương mại chưa được quan tâm đầu tư.
- Việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế; một số chính sách chưa thật sự phù hợp với thực tế, việc sửa đổi, bổ sung còn chậm; nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu.
- Công tác quản lý môi trường còn nhiều hạn chế; việc lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; chất thải chăn nuôi, rác thải ngày càng gia tăng... gây tác động xấu đến môi trường, làm tăng mức độ ô nhiễm.
- Ở nhiều nơi nhất là vùng sâu, vùng xa, sản xuất nông nghiệp vẫn mang nặng tính tự cung, tự cấp, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; trình độ dân trí, trình độ sản xuất còn nhiều chênh lệch giữa các vùng.
2. Nguyên nhân
- Khách quan: Do địa kinh tế của tỉnh không thuận lợi; xuất phát điểm nông nghiệp của tỉnh thấp; môi trường cạnh tranh trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa ngày càng gay gắt, khó khăn về thị trường; biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh ngày càng gia tăng và khó lường.
- Chủ quan: Nhận thức và hành động của chính quyền cơ sở, các ngành về vị trí và yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa thực sự đầy đủ, đồng đều, nhiều lúc, nhiều nơi chỉ đạo chưa quyết liệt. Tập quán sản xuất quy mô nhỏ. Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa tương xứng, còn thấp; chất lượng kết cấu hạ tầng và dịch vụ phục vụ nông nghiệp chưa đáp ứng cho sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn; nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cải cách hành chính còn nhiều hạn chế; chất lượng nguồn nhân lực cho nông nghiệp còn thấp; việc tìm kiếm thị trường gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản còn nhiều hạn chế.
III. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI TÁC ĐỘNG ĐẾN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH TUYÊN QUANG.
1. Tác động của kinh tế thế giới
Những biến động và xu hướng phát triển của thị trường quốc tế đã có những ảnh hưởng nhất định đến sản xuất nông nghiệp trong nước nói chung và nông nghiệp của tỉnh nói riêng, đặc biệt là xu hướng tiêu thụ sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, có thương hiệu, nhãn hiệu với sự giám sát chặt chẽ về chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường sinh thái, trong khi sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn chịu ảnh hưởng của tập quán sản xuất và trình độ sản xuất của nông dân còn thấp, chất lượng sản phẩm hàng hóa chưa cao, không theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, nên khó tiếp cận với thị trường Quốc tế.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (WTO), tình hình giao thương quốc tế tăng mạnh, đặc biệt là nhu cầu lương thực, nông sản tăng cao ở một số quốc gia, diện tích canh tác nông nghiệp của một số nước phát triển bị thu hẹp. Đây là cơ hội cho phát triển nông nghiệp hướng đến thị trường quốc tế. Đòi hỏi sản xuất nông nghiệp của tỉnh phải chuyển đổi theo xu thế, yêu cầu mới của thị trường trong nước và quốc tế (giá thành sản xuất và chất lượng sản phẩm).
2. Tác động của kinh tế trong nước
Tiếp tục thực hiện chủ trương "đổi mới" và "mở cửa", kinh tế nước ta đang chuyển mạnh sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế. Chức năng quản lý nhà nước đang từng bước cải cách đổi mới theo yêu cầu khách quan; kinh tế tư nhân, và các tổ chức xã hội đang phát triển mạnh, đòi hỏi Nhà nước phải tăng cường điều tiết các mối liên kết sản xuất giữa nông hộ và tổ chức kinh tế thông qua công cụ quản lý và chính sách hỗ trợ; thu nhập bình quân đầu người tăng hàng năm, mức độ đô thị hóa mạnh ở một số tỉnh, thành phố làm tăng nhu cầu về nông sản hàng hóa đặc biệt là nông sản chất lượng cao, an toàn.
ĐỊNH HƯỚNG, QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG TÁI CƠ CẤU
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang là một phần của tái cơ cấu tổng thể kinh tế của tỉnh gắn với phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo trật tự xã hội, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng: (1) Phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh và khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của từng tiểu vùng khí hậu để sản xuất những sản phẩm đặc trưng của địa phương; (2) Chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa và từ phát triển theo chiều rộng lấy số lượng làm mục tiêu sang phát triển theo chiều sâu là nâng cao chất lượng, hiệu quả; (3) Gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, phát triển các vùng sản xuất trong tỉnh và mở rộng liên kết vùng trong khu vực để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông lâm thủy sản tại tỉnh; (4) Tuân thủ nguyên tắc và yêu cầu của thị trường; (5) Đảm bảo hài hòa hai mục đích là tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Xác định: (1) Tổ chức Quy hoạch và thực hiện các Quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp phù hợp, hiệu quả; (2) Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; (3) Tổ chức lại sản xuất: Đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, khuyến khích phát triển mạnh các Hợp tác xã, trang trại, tổ hợp tác và phát triển liên kết Nông dân - Hợp tác xã, Tổ hợp tác - Doanh nghiệp cùng đồng hành trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo chuỗi giá trị là nhiệm vụ cốt lõi trong thực hiện tái cơ cấu.
Tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế, xã hội trong quá trình thực hiện tái cơ cấu; đẩy mạnh phát triển hợp tác công tư và cơ chế đồng quản lý, phát huy vai trò của các tổ chức cộng đồng. Doanh nghiệp và nông dân trực tiếp đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chủ động có cơ chế chính sách tạo sự liên kết hợp tác bền vững với nông dân và đại diện của nông dân. Tranh thủ thu hút mọi nguồn lực, cơ hội đầu tư từ doanh nghiệp và hợp tác quốc tế.
Thực hiện đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách của Trung ương kết hợp với chủ động ban hành cơ chế, chính sách của tỉnh để làm tốt vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích cho hoạt động và phát triển của các thành phần kinh tế; tập trung hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và chuyển giao khoa học, công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến, phát triển thị trường, cung cấp thông tin, dịch vụ; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh.
Tái cơ cấu là một quá trình phức tạp, khó khăn và lâu dài cần thường xuyên đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm để điều chỉnh phù hợp sự phát triển thực tế.
1. Mục tiêu chung
(1) Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường gắn với xây dựng nông thôn mới.
(2) Chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi; quy mô, tổ chức sản xuất chuyển dịch từ manh mún, hạ tầng kỹ thuật thấp kém sang sản xuất hàng hóa theo vùng chuyên canh, thâm canh trên nền tảng kết cấu hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và nhu cầu của thị trường; nâng cao thu nhập, đời sống cho người nông dân, góp phần giảm nghèo bền vững và làm giàu từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
(3) Phát huy lợi thế của từng vùng, từng lĩnh vực để phát triển các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa trên địa bàn các huyện, thành phố đặc biệt là các sản phẩm mang tính đặc trưng, tiêu biểu của địa phương.
(4) Phát triển mạnh liên kết hợp tác trong sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng. Tăng cường xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại mở rộng thị trường trong và ngoài nước để tăng giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp chủ lực.
(5) Tăng cường năng lực quản lý tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; quản lý, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp, thủy sản; nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên.
(6) Mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn.
2. Một số mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, giai đoạn 2015-2020 đạt trên 4%, trong đó, tỷ trọng về giá trị sản xuất của từng lĩnh vực là: Nông nghiệp chiếm 85% (trong đó: Trồng trọt 51% giảm 8,7% so với năm 2014; chăn nuôi chiếm tỷ trọng 47%, tăng 8,3% so với năm 2014; dịch vụ 2%, tăng 04 % so với năm 2014); lâm nghiệp chiếm trên 12%; thủy sản chiếm 3%14. Cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm 21% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đưa giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha canh tác đạt trên 80 triệu đồng/ha, trong đó, một số sản phẩm chủ lực có giá trị sản xuất cao trên 1 ha như: Cây cam sành đạt 200 triệu đồng/ha, cây chè đạt 82 triệu đồng/ha15; trên đất ruộng 2 vụ lúa: Trồng 2 vụ lúa và 1 vụ đông cho giá trị sản xuất đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm.
- Quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, duy trì độ che phủ rừng đạt trên 60%. Nâng cao năng suất rừng trồng sản xuất lên trên 100 m/ha/chu kỳ 7 năm; phát triển 25% diện tích rừng sản xuất trồng cây gỗ lớn ở các vùng thích hợp; trồng rừng tập trung bình quân 10.000 ha/năm; sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt trên 800.000 m3/năm. Phấn đấu cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC (Forest Stewardship Council) cho khoảng trên 6% diện tích rừng trồng toàn tỉnh.
- Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đến hết năm 2015 có ít nhất 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới; đến năm 2020, toàn tỉnh có trên 30% số xã đạt chuẩn. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư nông thôn.
Đến năm 2020, tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 95%, trong đó 70% dân số được sử dụng nước đạt Quy chuẩn QCVN: 02/2009/BYT;
- Quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường; nâng cao năng lực quản lý rủi ro; chủ động phòng chống thiên tai ứng phó có hiệu quả với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; 100% số hộ có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh16.
III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ NỘI DUNG TÁI CƠ CẤU
1.1. Phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh theo hướng tập trung17, bền vững, đảm bảo an ninh lương thực; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng có giá trị kinh tế cao hơn. Ưu tiên, tập trung phát triển mạnh 5 cây và 5 con hàng hóa chủ lực có lợi thế, có giá trị kinh tế (cây: mía, chè, gỗ nguyên liệu, cam sành, lạc; con: Trâu, bò, lợn, gia cầm và cá); cơ cấu hợp lý và phát huy các sản phẩm nông nghiệp có tiềm năng phát triển thành hàng hóa (lúa chất lượng cao sản xuất lúa giống, bưởi, chuối, hồng không hạt, nuôi ong...); tiếp tục nghiên cứu phát triển các giống cây trồng mới (cây dược liệu, cây lâm nghiệp...) giống vật nuôi phù hợp với các tiểu vùng khí hậu đặc thù mang lại giá trị kinh tế cao.
1.2. Đẩy mạnh áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, HACCP... trong sản xuất chế biến để tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường và đáp ứng yêu cầu hội nhập. Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa và phát triển thị trường.
1.3. Phát huy lợi thế của từng vùng, từng lĩnh vực để phát triển các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa trên địa bàn các huyện, thành phố, với các sản phẩm mang tính đặc trưng, tiêu biểu của địa phương, cụ thể 4 vùng, như sau:
(1) Vùng núi cao phía Bắc (gồm huyện Na Hang và Lâm Bình).
Sản phẩm chủ lực là: Chè đặc sản, lạc (Lâm Bình), gỗ rừng trồng (gỗ lớn và gỗ nguyên liệu); trâu (thịt và giống), lợn đặc sản (đen, lai lợn rừng), gia cầm (gà nuôi thả vườn, vịt suối), con cá (cá đặc sản, cá nước lạnh).
Sản phẩm tiềm năng: Mía, chuối; hồng không hạt, đỗ xanh (Na Hang), cây dược liệu.
(2) Vùng đồi núi phía Bắc (gồm huyện Hàm Yên và Chiêm Hóa):
Sản phẩm chủ lực là: Cam sành; chè (thông thường và đặc sản), mía, lạc (Chiêm Hóa), gỗ rừng trồng (gỗ nguyên liệu và gỗ lớn); trâu (thịt và giống), bò thịt lợn (hướng nạc nuôi theo hình thức công nghiệp và lợn đặc sản); gia cầm (nuôi theo hình thức công nghiệp, gà nuôi thả vườn, vịt suối); con cá (đặc sản).
Sản phẩm tiềm năng: Ngô, lúa (chất lượng cao) chuối, rau, cây dược liệu, hồng không hạt (Chiêm hóa), nuôi ong (Hàm Yên).
(3) Vùng Trung tâm (gồm thành phố Tuyên Quang và huyện Yên Sơn).
Sản phẩm chủ lực là: Chè, mía, gỗ rừng trồng (gỗ nguyên liệu và gỗ lớn); bò (thịt và bò sữa), lợn (hướng nạc nuôi theo hình thức công nghiệp), gia cầm (nuôi theo hình thức công nghiệp tập trung ở Yên Sơn), con cá (đặc sản).
Sản phẩm tiềm năng: Bưởi Xuân Vân, ngô, lúa (chất lượng cao), sản xuất giống lúa, chuối, rau, hồng không hạt (Yên Sơn), nuôi ong.
(4) Vùng phía nam (huyện Sơn Dương):
Sản phẩm chủ lực là: Chè, mía, gỗ rừng trồng (gỗ nguyên liệu và gỗ lớn); bò (thịt và bò sữa), lợn (hướng nạc nuôi theo hình thức công nghiệp), gia cầm (nuôi theo hình thức công nghiệp), cá (thông thường và đặc sản).
Sản phẩm tiềm năng: Ngô, lúa (chất lượng cao), sản xuất lúa giống, rau; nuôi ong.
1.4. Đẩy mạnh phát triển liên kết Nông dân - Hợp tác xã, Tổ hợp tác - Doanh nghiệp theo từng chuỗi giá trị.
1 5. Kết hợp phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung, bảo vệ và phát triển rừng bền vững gắn với phát triển dịch vụ, du lịch.
1.6. Xác định khoa học công nghệ là động lực then chốt để nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm, bảo vệ môi trường, xây dựng nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng hiện đại và bền vững.
2.1. Tái cơ cấu từng lĩnh vực:
2.1.1. Trồng trọt
Chuyển đổi cơ cấu giống và nâng cao hiệu quả các vùng sản xuất hàng hóa tập trung xây dựng cánh đồng lớn một số loại cây trồng có tiềm năng, thế mạnh; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống và các khâu sản xuất, chế biến nhằm tăng năng suất, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả trong sản xuất. Đảm bảo an ninh lương thực 33 vạn tấn/năm. Chuyển đổi diện tích đất đang canh tác cây trồng kém hiệu quả (đất đồi, đất ruộng 1 vụ lúa, đất soi bãi) sang trồng cây có lợi thế, giá trị kinh tế cao hơn, có thị trường tiêu thụ, mở rộng vùng chuyên canh: Cây cam sành, cây mía, cây chè (cả cây chè đặc sản), cây lạc; hình thành và phát triển các vùng chuyên canh những cây trồng có tiềm năng đang có hướng phát triển thành hàng hóa: Lúa chất lượng cao, sản xuất lúa giống, bưởi, chuối, hồng không hạt... Áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất cam, chè, mía, rau quả... để đem lại giá trị kinh tế cao, bền vững về môi trường và an toàn cho người sử dụng.
Đến năm 2020, năng suất lúa bình quân cả năm toàn tỉnh từ 58,14 tạ/ha lên 60,5 tạ/ha, năng suất lúa chất lượng cao từ 52 tạ/ha lên 54 tạ/ha; năng suất ngô cả năm bình quân toàn tỉnh từ 43,2 tạ/ha lên 50 tạ/ha, tiếp tục đưa các giống ngô biến đổi gen và ngô lai có tiềm năng, năng suất cao, áp dụng kỹ thuật trồng ngô mật độ cao vào sản xuất chiếm trên 95% diện tích gieo trồng ngô toàn tỉnh (trong đó diện tích trồng giống ngô biến đổi gen chiếm 20%). Giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt (theo giá so sánh năm 2010) đạt trên 4 nghìn tỷ đồng, trong đó: Sản phẩm chủ lực chiếm 92,8% (lúa 35% (trong đó, lúa chất lượng cao 7,8%); ngô 9%; mía cây 20,7%; cam 16,3%; chè búp tươi 6,8%; lạc 5%) và 7,2% các sản phẩm trồng trọt khác.
2.1.2. Chăn nuôi
Tăng tỷ trọng sản xuất chăn nuôi tập trung, trang trại quy mô vừa và lớn; chăn nuôi nông hộ từng bước tổ chức lại theo hướng chuyên nghiệp, có kiểm soát, bảo đảm an toàn sinh học, an toàn thực phẩm và bền vững. Tăng tỷ trọng các sản phẩm vật nuôi được giết mổ tập trung. Cải thiện hiệu quả việc chế biến, sử dụng thức ăn theo hướng công nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng quy mô đàn lợn, đàn gia cầm; khôi phục tốc độ tăng trưởng đàn và phục tráng, nâng cao tầm vóc đàn trâu, bò; sản xuất trâu giống hàng hóa, phát triển hợp lý đàn bò sữa; chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi sản phẩm năng suất cao, chất lượng tốt, sức cạnh tranh cao, tăng giá trị gia tăng. Tốc độ đàn trâu tăng 1,98%/năm, đàn bò tăng 5,06%/năm (trong đó đàn bò sữa tăng trên 12%/năm); đàn lợn tăng 6,2%/năm, đàn gia cầm tăng 6,7%/năm. Phát triển đàn giống gốc (giống ông, bà) đối với lợn và gia cầm để chủ động nguồn giống vật nuôi cho nhu cầu chăn nuôi của tỉnh.
Hỗ trợ thúc đẩy phát triển chăn nuôi tập trung, rút ngắn chu kỳ chăn nuôi để đến năm 2020, tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 72,75 nghìn tấn (tăng 16,2 nghìn tấn so với năm 2014), trong đó: Tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi hàng hóa tập trung và trang trại, gia trại đạt 40-50%; giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi 2,9 nghìn tỷ đồng, sản phẩm chủ lực chiếm trên 90%, trong đó: Trâu 5,2%; bò 7,9% (trong đó bò sữa 6,2%); lợn 54,1%; gia cầm 27,2%. Quy hoạch diện tích trồng cây thức ăn gia súc đạt 4.000 ha. Tập trung ở các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hóa,.... phát triển trên các chân đất 2 lúa (vụ Đông), đất soi bãi, đất màu đồi. Ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho chăn nuôi.
2.1.3. Lâm nghiệp
Cơ bản ổn định cơ cấu 3 loại rừng hiện có (rừng đặc dụng chiếm 10,5%; rừng phòng hộ chiếm 28,5%; rừng sản xuất chiếm 61,0%). Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật xây dựng hệ thống nguồn giống năng suất, chất lượng cao và sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh cơ bản cung cấp đủ giống cho nhu cầu trồng rừng của tỉnh. Tổ chức quản lý, bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng hiện có; thực hiện các biện pháp phục hồi, làm giàu trên 6.500 ha rừng sản xuất là rừng tự nhiên (phấn đấu đến năm 2020, nâng cao trữ lượng rừng tự nhiên là rừng sản xuất lên 25% so với hiện nay, đạt tốc độ tăng bình quân từ 4 - 5m3/ha/năm).
Bảo vệ nghiêm rừng tự nhiên; bảo tồn các hệ sinh thái, cảnh quan, tài nguyên đa dạng sinh học, nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường. Tạo nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, dịch vụ hệ sinh thái và chuyển nhượng tín chỉ Cacbon. Thực hiện xã hội hóa nghề rừng, thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng, đầu tư phát triển cây lâm sản ngoài gỗ gắn với phát triển các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, ngành nghề truyền thống.
Tập trung nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, chuyển hóa một số diện tích rừng trồng sang kinh doanh gỗ lớn và kết hợp gỗ lớn với cung cấp nguyên liệu giấy, giảm dần sản lượng dăm gỗ; nâng cao sản lượng và hiệu quả trong chế biến gỗ rừng trồng; xây dựng Chứng chỉ quản lý rừng bền vững để xuất khẩu sản phẩm từ gỗ rừng trồng. Hàng năm trồng 10.000 ha rừng tập trung, đến năm 2020 diện tích rừng trồng sản xuất đạt khoảng 140.000 ha, có trên 80% diện tích rừng được trồng bằng giống sản xuất bằng phương pháp nhân vô tính, giống hạt chất lượng cao; năng suất rừng trồng đạt bình quân trên 100 m3/ha/chu kỳ 7 năm; chuyển đổi từ kinh doanh gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn 11.000 ha, đưa năng suất rừng đạt trên 120m3/ha/chu kỳ 10 năm; có trên 9.000 ha rừng được cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC; đẩy mạnh phát triển tinh chế lâm sản và các sản phẩm xuất khẩu từ gỗ rừng trồng, nâng tỷ lệ gỗ khai thác từ rừng trồng đưa vào tinh chế, sản xuất đồ mộc (chiếm khoảng 28% sản lượng khai thác hàng năm); đảm bảo cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy giấy và bột giấy (chiếm 67,5% lượng khai thác hàng năm) và đảm bảo cho nhu cầu xã hội khác (khoảng 4,5% lượng khai thác hàng năm).
Giá trị sản xuất lĩnh vực lâm nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) đạt trên 1 nghìn tỷ đồng, trong đó, khai thác gỗ rừng trồng tập trung chiếm 91% và khai thác cây trồng phân tán 9% (gỗ lớn chiếm khoảng 40%).
2.1.4. Nuôi trồng thủy sản
Phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng; tăng diện tích nuôi và tỷ lệ lồng nuôi các loài cá bản địa quý hiếm (Dầm Xanh, Anh Vũ, Chiên, Lăng Chấm, Bỗng…), loại có giá trị kinh tế cao (Lăng Nha, Tầm…) ở vùng thích nghi với các loài cá đặc sản, có giá trị kinh tế, đang được thị trường ưa chuộng; nuôi thâm canh bán thâm canh đối với các loại cá thông thường (Mè, Trôi, Trắm, Chép...). Chú trọng khâu chế biến thức ăn để giảm chi phí, gia tăng giá trị nuôi thủy sản. Đầu tư và nâng cao hiệu quả sản xuất của các cơ sở sản xuất giống tập trung đảm bảo cung cấp đủ cá giống cho nhu cầu trong tỉnh và một số vùng lân cận; tập trung nguồn lực và ứng dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất giống và phát triển nuôi các loài cá đặc sản như: Dầm Xanh, Anh Vũ, Chiên, Lăng Chấm... coi đây là bước đột phá trong sản xuất thủy sản hàng hóa.
Tăng tỷ lệ lồng nuôi các loài cá có giá trị kinh tế cao từ 20% hiện nay lên 50% vào năm 2020, giá trị sản xuất lĩnh vực thủy sản khoảng 300 tỷ đồng, trong đó, tỷ trọng giá trị sản xuất cá đặc sản tăng từ 1,6% (năm 2014) lên 25%; cá thương phẩm thông thường từ 99,4% giảm xuống 75%.
3. Tái cơ cấu các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa
3.1. Ưu tiên cao, tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực có lợi thế (mía, chè, gỗ nguyên liệu rừng trồng, cam, lạc; con trâu, bò, lợn, gia cầm, cá)
- Cam sành: Phát triển cây cam Sành trên địa bàn huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa từ trên 4.568 ha lên trên 8.000 ha18, đưa sản lượng cam sành thu hoạch từ 43 nghìn tấn quả (năm 2014) lên 82 nghìn tấn quả vào năm 2020. Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay cho người trồng cam phát triển sản xuất; áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng, mẫu mã, đảm bảo phát triển bền vững; tăng cường xúc tiến thương mại để tăng giá trị, giữ vững thương hiệu cam sành Hàm Yên, Tuyên Quang. Mời gọi đầu tư, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất giữa nông dân, tổ chức đại diện của nông dân với doanh nghiệp đầu tư trồng, xây dựng cơ sở, nhà máy bảo quản, chế biến cam trên địa bàn huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa. Nghiên cứu, đưa một số giống mới vào sản xuất để rải vụ thu hoạch quả.
Quy hoạch vùng sản xuất cam an toàn tập trung theo quy trình VietGAP với tổng diện tích khoảng 700 ha tại Tân Thành, Phù Lưu, Yên Lâm (huyện Hàm Yên). Ứng dụng công nghệ cao với các nội dung như sau: Nghiên cứu tạo giống cam sành không hạt hoặc ít hạt bằng xử lý chiếu xạ tia gama trên mầm ngủ: Chọn giống cam sành không hạt hoặc ít hạt; công nhận cây đầu dòng, nhân 10 cây giống cam sành ít hạt, tạo 20 cây giống gốc sạch bệnh bằng phương pháp vi ghép đỉnh sinh trưởng; xây dựng thêm 3 nhà lưới với diện tích 3.000 m2; Ứng dụng kỹ thuật vi ghép đỉnh sinh trưởng trong sản xuất giống cây cam sành sạch bệnh phục vụ trồng mới và trồng lại cam sành trên đất chu kỳ 2.
- Chè: Tăng diện tích chè toàn tỉnh từ 8.758 ha lên trên 8.800 ha, chủ yếu tập trung ở các huyện Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương và chè đặc sản tại huyện Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa...; đưa sản lượng chè búp tươi tăng từ 62.000 tấn năm 2014 đạt trên 70.400 tấn vào năm 2020 (tăng 8.400 tấn) trong đó sản lượng chè đặc sản đạt gần 7.200 tấn, tăng trên 2.300 tấn so năm 2014.
Giai đoạn 2016-2020: Thay thế 1.000/4.000 ha chè giống Trung Du đã già cỗi bằng các giống chè lai, chè đặc sản có năng suất cao, chất lượng tốt, đưa tỷ lệ chè lai, chè đặc sản tăng từ 47,2% hiện nay lên 60%; hỗ trợ lãi suất vốn vay cho chăm sóc cải tạo trên 1.600 ha chè Shan đặc sản hiện có và trồng mới 500 ha chè đặc sản ở nơi có điều kiện lập địa phù hợp (huyện Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa...), để đến năm 2020 diện tích chè đặc sản toàn tỉnh đạt trên 2.100 ha; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, HACCP... trong sản xuất, chế biến chè khô nhằm tăng hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh trên thị trường. Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa một số sản phẩm, như: Chè Shan Sinh Long, Na Hang; chè Khau Mút, Lâm Bình; chè Kia Tăng, Hồng Thái...
Đẩy mạnh nhân rộng quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn Nông nghiệp bền vững. Đến năm 2020, diện tích chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tập trung toàn tỉnh đạt 2.390 ha, cung cấp cho thị trường khoảng 33,48 nghìn tấn nguyên liệu cho chế biến chè đặc sản, chè an toàn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tập trung ở Yên Sơn (355 ha), Sơn Dương (290 ha), Hàm Yên (200 ha),... phát triển diện tích chè đặc sản an toàn trên địa bàn huyện Na Hang, Lâm Bình với diện tích 2.000 ha.
Xây dựng vùng chè ứng dụng công nghệ cao tại một số xã: Tân Trào, Tú Thịnh (Sơn Dương); An Tường, Đội Cấn (TP Tuyên Quang); Mỹ Bằng, Phú Lâm, Lang Quán (Yên Sơn);...
Xây dựng 5 vườn ươm với quy mô sản xuất đạt 250.000 bầu/năm trên địa bàn các huyện Yên Sơn (xã Phú Lâm, Tứ Quận), Sơn Dương (xã Tân Trào), Hàm Yên (xã Tân Thành, Thái Hòa). Tiến hành tuyển chọn 100 cây chè Shan đặc sản đầu dòng, xây dựng vườn cây đầu dòng với quy mô diện tích 1 ha, 3 vườn ươm giâm hom với quy mô 0,5-1 ha/vườn.
Tiếp tục tạo điều kiện để duy trì và phát triển liên kết sản xuất giữa các nhà máy chế biến với nông dân.
- Mía đường: Chuyển đổi một số diện tích gieo trồng kém hiệu quả (đất đồi, ruộng 1 vụ) sang trồng mía nguyên liệu, mở rộng diện tích mía nguyên liệu từ 10.700 ha lên 18.500 ha (tập trung tại huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hóa, Hàm Yên).
Đầu tư chuyển đổi cơ cấu giống, áp dụng khoa học và cơ giới hóa trong sản xuất. Phấn đấu, năm 2020, năng suất mía bình quân toàn tỉnh đạt 80 tấn/ha (tăng khoảng 20 tấn/ha so với năm 2014), những nơi có điều kiện thuận lợi19 phấn đấu năng suất đạt trên 90-100 tấn/ha, sản lượng mía cây toàn tỉnh đạt trên 1,47 triệu tấn/năm, chữ đường đạt trên 12 CCS. Tỉnh hỗ trợ lãi suất vốn vay để đầu tư trồng mới 5.000 ha mía nguyên liệu, còn lại do doanh nghiệp liên kết với nông dân thực hiện. Lồng ghép nguồn vốn Trung ương và vốn của tỉnh để hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu giống mía năng suất, chất lượng cao.
Xây dựng vườn ươm giống, nhân giống gốc với diện tích khoảng 40 ha tại xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương. Tiến hành trồng mía giống tại các huyện Sơn Dương, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Yên Sơn đảm bảo hàng năm cung cấp cho vùng nguyên liệu mía của tỉnh khoảng 30.000 tấn mía giống.
Xây dựng vùng Mía ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn xã Phúc Ứng (Sơn Dương); xã Vinh Quang, Phúc Sơn (huyện Chiêm Hóa); ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô để hàng năm sản xuất và cung ứng ra thị trường 100.000 cây mía giống thuần chủng làm nguồn nhân giống chất lượng cao phục vụ sản xuất.
Tiếp tục tạo điều kiện để duy trì và phát triển liên kết sản xuất giữa nhà máy chế biến với nông dân, HTX.
- Lạc: Thâm canh vùng sản xuất lạc tập trung tại huyện Chiêm Hóa với diện tích gieo trồng gần 3.000 ha/năm, mở rộng diện tích trồng lạc hàng hóa ở một số xã của huyện Lâm Bình, phấn đấu đến năm 2020, nâng tổng diện tích gieo trồng lạc lên 5.000 ha/năm (tăng trên 600 ha so với năm 2014), sản lượng lạc cả năm đạt trên 15 nghìn tấn. Chú trọng đầu tư phục tráng, sản xuất giống lạc L14 và các giống khác có năng suất, chất lượng cao để phục vụ sản xuất; đảm bảo ít nhất 30% lạc giống gieo trồng hàng năm đạt cấp xác nhận trở lên20. Xây dựng vùng sản xuất lạc giống khoảng 300 ha/năm trên địa bàn 3 xã Minh Quang Phúc Sơn, Tân Mỹ, huyện Chiêm Hóa. Hàng năm cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 750 tấn lạc giống.
Xây dựng vùng sản xuất lạc ứng dụng công nghệ cao tại các xã: Minh Quang, Phúc Sơn Tân Mỹ (huyện Chiêm Hóa). Xây dựng thương hiệu lạc Chiêm Hóa.
- Gỗ nguyên liệu: (1) Thâm canh có hiệu quả vùng sản xuất gỗ nguyên liệu giấy khoảng 163.000 ha với loài cây trồng chính là cây Keo (Keo lai, Keo Tai Tượng); vùng sản xuất gỗ lớn phục vụ xây dựng, gia dụng: khoảng 69.000 ha (tập trung chủ yếu ở các huyện vùng cao Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình) và vùng sản xuất gỗ phục vụ chế biến khác khoảng 38.000 ha với loại cây trong chính là keo, mỡ, lát, sấu, giổi, xoan ta. (2) Giai đoạn 2015-2020, mỗi năm khai thác và trồng lại khoảng 9.000 ha rừng trồng. Từ sau năm 2020, sản lượng gỗ khai thác trên 800.000 m3/năm (tăng trên 400.000 m3 so năm 2014), trong đó: 28% sản lượng là gỗ lớn cung cấp nguyên liệu cho chế biến tinh chế (ván thanh, MDF...) và đồ mộc (tương đương khoảng 224.000 m3/năm, tăng trên 80.000 m3 so năm 2014); gỗ nhỏ cho chế biến bột giấy là 67,5% (tương đương khoảng 540.000 m3/năm, tăng trên 300.000 m3 so với năm 2014) và 4,5% sản lượng gỗ cho nhu cầu xã hội khác (tương đương khoảng 100.000 m3) Tre nứa (ván ghép thanh, giấy và bột giấy, giấy đế, đũa…) 22.500 tấn. (3) Lồng ghép nguồn vốn Trung ương, vốn của tỉnh và vốn của Doanh nghiệp để hỗ trợ trồng rừng gỗ nguyên liệu, gỗ lớn, hỗ trợ thực hiện cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC cho khoảng trên 9.000 ha rừng trồng.
Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất giống cây lâm nghiệp và trồng rừng, phấn đấu đến năm 2020 có trên 80% diện tích rừng trồng được trồng bằng giống sản xuất bằng phương pháp nhân vô tính, giống hạt chất lượng cao.
- Con trâu: Thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay để phát triển đàn trâu tăng tổng đàn trâu từ 106.646 con ở năm 2014 lên 119.520 con (năm 2020), sản lượng thịt hơi xuất chuồng 4.500 tấn. Thực hiện cải tạo nâng cao tầm vóc đàn trâu bằng các hình thức: Bình tuyển, chọn lọc nhân thuần giống trâu hiện có; nghiên cứu, áp dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo, phát triển đàn trâu giống và trâu thịt, tại huyện Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa, Hàm Yên. Xây dựng thương hiệu Trâu Chiêm Hóa, Trâu Hàm Yên...
- Con bò: Tăng tổng đàn bò từ 19.343 con ở năm 2014 lên 24.650 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 1.200 tấn ở năm 2020. Từng bước cải tạo, nâng cao chất lượng, số lượng đàn bò thịt trên cơ sở Zebu hóa đàn bò địa phương và áp dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo. Phát triển vùng chăn nuôi bò thịt, bò cái sinh sản, bò sữa tập trung tại một số xã của Hàm Yên, khu vực hạ huyện của các huyện Yên Sơn, Sơn Dương tăng đàn bò sữa từ 3.000 con năm 2014 lên trên 5.000 con vào năm 2020, sản lượng sữa tươi tăng từ 12.000 tấn/năm lên 24.000 tấn/năm.
- Con lợn: Tăng tổng đàn lợn từ 527.260 con (năm 2014) lên 795.750 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 52.100 tấn ở năm 2020 (tăng 12.500 nghìn tấn so với năm 2014). Phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc, siêu nạc theo hình thức chăn nuôi công nghiệp tập trung tại các các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên và thành phố Tuyên Quang; nuôi lợn đặc sản (lợn đen địa phương, lợn rừng lai) tại các xã vùng sâu, xã của các huyện Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa và một số xã của huyện Hàm Yên.
- Con gia cầm: Tăng tổng đàn gia cầm từ 4,85 triệu con ở năm 2014 lên 7,15 triệu con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 14.900 tấn ở năm 2020 (tăng gần 3.500 tấn so năm 2014). Phát triển đàn gia cầm theo hướng an toàn sinh học và bền vững tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, nhập nội một số giống gà hướng thịt để phát triển chăn nuôi tập trung quy mô lớn, sử dụng một số giống gà Ri địa phương, gà Mía, gà Chọi nuôi theo hình thức nông hộ thả vườn để đáp ứng nhu cầu thị trường; phát triển đàn vịt bầu tại các huyện: Lâm Bình, Hàm Yên và Chiêm Hóa. Hoàn thành xây dựng thương hiệu Vịt bầu Minh Hương.
- Con cá:
+ Đối với nuôi cá lồng: Thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư nuôi cá lồng, để khuyến khích người nuôi cá thay thế một phần số lồng nuôi cỡ nhỏ và mở rộng quy mô bằng lồng nuôi cỡ lớn21, đưa số lồng nuôi cá đến năm 2020 là 1.434 lồng (nuôi bằng lồng cỡ lớn trên hồ thủy điện chiếm 3,5%; nuôi bằng lồng cỡ nhỏ chiếm 96,5%). Tăng tỷ lệ lồng nuôi cá có giá trị kinh tế cao (Bỗng, Chiên, Lăng Nha, Nheo, Tầm...) từ 20% như hiện nay, lên 50%. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi trồng, phấn đấu năng suất bình quân đạt 5,7 tấn/lồng 108 m3, đạt 0,4 tấn/lồng 9-12 m3 (so năm 2014: Tăng 0,7 tấn/lồng to và tăng 0,1 tấn/lồng nhỏ) đưa tổng sản lượng nuôi cá lồng đạt 837 tấn (gấp 8 lần so với kết quả thực hiện năm 2014), trong đó: Sản lượng cá đặc sản là 785 tấn, chiếm 78% (tăng trên 680 tấn so năm 2014).
+ Đối với diện tích ao, hồ nhỏ chuyên nuôi thủy sản (2.009,4 ha vào năm 2020, tăng 50 ha so với hiện nay): Thực hiện các mô hình nuôi cá Rô phi đơn tính theo VietGAP (tỉnh hỗ trợ lãi suất vốn vay); phấn đấu nuôi bán thâm canh các loại cá thông thường (Mè, Trôi, Trắm, Chép...) trên diện tích 1.990 ha và thực hiện một số mô hình nuôi bán thâm canh các loài cá đặc sản (Lăng Chấm, Bỗng...). Phấn đấu năng suất bình quân đạt 3,0 tấn/ha (tăng 0,7 tấn/ha so năm 2014), sản lượng cá nuôi đạt 5.950 tấn (tăng trên 1.400 tấn/ha so năm 2014).
3.2. Cơ cấu hợp lý, hình thành và phát triển các vùng chuyên canh những cây trồng, vật nuôi có tiềm năng đang có hướng phát triển thành hàng hóa:
- Cây lương thực:
+ Cây lúa: Duy trì diện tích gieo cấy lúa hàng năm trên 42.000 ha (giảm trên 3.000 ha so với năm 2014); chuyển đổi cơ cấu giống năng suất, chất lượng cao để năng suất bình quân toàn tỉnh 60,5 tạ/ha (tăng 2,4 tạ/ha so năm 2014), tổng sản lượng thóc cả năm 25,5 vạn tấn (năm 2020). Cụ thể: gieo trồng các giống lúa chất lượng cao ở những địa phương vùng thấp có khả năng sản xuất lúa hàng hóa, đặc biệt là các địa phương đã có sản phẩm gạo được thị trường ưa chuộng, như: Minh Hương (Hàm Yên), Kim Phú (Yên Sơn), Hưng Thành (thành phố Tuyên Quang), Tân Trào (Sơn Dương). Đến năm 2020, diện tích lúa thuần, lúa chất lượng cao toàn tỉnh chiếm khoảng 45% (tăng 1,5% so năm 2014), trong đó: Diện tích gieo cấy lúa chất lượng cao khoảng 7.000 ha/năm (tăng gần 2.000 ha/năm so năm 2014), chiếm khoảng 16,6% tổng diện tích gieo cấy cả năm, sản lượng ước đạt 3,8 vạn tấn (tăng gần 1,2 vạn tấn so năm 2014). Tập trung vào các giống: Bắc thơm số 7; QR 1; HT 6; HT 1, Dự,... và một số giống lúa tiềm năng như BC15, TBR45, DH 18,... có năng suất và chất lượng tốt. Đồng thời phát triển hợp lý diện tích lúa nếp có giá trị kinh tế cao như: Nếp 97; Nếp Iri 352... (Các địa phương vùng núi cao gồm huyện Na Hang, Lâm Bình, các xã khu vực phía Bắc huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên, các xã vùng ATK huyện Yên Sơn, Sơn Dương tăng cơ cấu giống lúa lai để bảo đảm an ninh lương thực).
+ Cây ngô: Diện tích trồng ngô hàng năm đạt 15.000 ha trở lên (giảm 2.300 ha so năm 2014); đưa năng suất ngô cả năm bình quân toàn tỉnh từ 43,2 tạ/ha (năm 2014) lên 50 tạ/ha (tăng 6,8 tạ/ha), tổng sản lượng ngô cả năm là 7,5 vạn tấn (năm 2020); tiếp tục đưa các giống ngô biến đổi gen và ngô lai có tiềm năng năng suất cao, áp dụng kỹ thuật trồng ngô mật độ cao vào sản xuất, chiếm trên 95% diện tích gieo trồng ngô toàn tỉnh (trong đó diện tích trồng giống ngô biến đổi gen 3.000 ha, chiếm 20% diện tích ngô cả năm toàn tỉnh).
+ Xây dựng vùng sản xuất lúa giống, ngô giống: Chủ yếu là các giống lúa lai, ngô lai, lúa thuần đạt cấp xác nhận tại trại giống cây trồng Đồng Thắm, với tổng diện tích 25 ha canh tác (sản xuất 2 vụ/năm). Hàng năm cung cấp cho thị trường trong tỉnh khoảng 90 tấn hạt giống lúa lai, ngô lai và trên 100 tấn hạt giống lúa thuần. Xây dựng vùng sản xuất lúa giống trong nhân dân trên địa bàn các huyện Yên Sơn, Chiêm Hóa và thành phố Tuyên Quang, sản xuất lúa thuần với quy mô gieo trồng hàng năm khoảng 80 ha, cung cấp cho địa bàn tỉnh Tuyên Quang khoảng 400 tấn lúa giống đạt cấp xác nhận/năm.
- Cây bưởi: Phát triển cây Bưởi đến năm 2020 diện tích trên 500 ha, sản lượng đạt 2.850 tấn (tăng trên 270 ha và 1.050 tấn quả so với năm 2014). Diện tích bưởi đặc sản (bưởi Xuân Vân) tập trung ở Yên Sơn. Bình tuyển cây đầu dòng để bảo tồn và sản xuất giống bưởi đặc sản sạch bệnh. Tăng cường quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại để nâng cao giá trị cây bưởi.
- Cây chuối: Phát triển cây chuối đến năm 2020: Diện tích đạt 2.050 ha (tăng trên 500 ha và trên 4.000 tấn so với năm 2014), sản lượng đạt 16,2 nghìn tấn. Tập trung phát triển mạnh ở Chiêm Hóa, Yên Sơn, Lâm Bình, Hàm Yên. Ứng dụng công nghệ trồng chuối bằng giống nuôi cấy mô để có năng suất, chất lượng tốt. Đẩy mạnh phát triển chế biến chuối quả. Hoàn thành xây dựng và quảng bá sản phẩm Rượu Chuối Kim Bình.
- Cây hồng không hạt: Phát triển cây hồng không hạt đạt trên 300 ha, sản lượng quả ước đạt trên 1.000 tấn vào năm 2020 (tăng trên 100 ha và trên 130 tấn quả so với năm 2014). Tập trung ở Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn. Xây dựng và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu hồng không hạt Xuân Vân (Yên Sơn), hồng không hạt Hồng Thái (Na Hang). Thực hiện phục tráng và bảo tồn giống hồng không hạt tại Xuân Vân (Yên Sơn).
- Cây rau, đậu:
Phát triển diện tích cây rau 8.000 ha, sản lượng đạt 96.000 tấn vào năm 2020 (tăng 1.000 ha và 35.000 tấn sản phẩm so năm 2014). Tập trung ở các huyện: Yên Sơn, Chiêm Hóa, Sơn Dương và TP Tuyên Quang. Tăng diện tích cây Đậu Xanh từ 320 ha năm 2014 lên 500 ha vào năm 2020 tập trung tại các xã phía bắc huyện Na hang, tăng sản lượng từ 360 tấn năm 2014 lên 650 tấn vào năm 2020.
Xây dựng vùng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích canh tác khoảng 286,6ha, phân bố trên địa bàn 6 huyện (thành phố). Diện tích gieo trồng rau an toàn đến năm 2020 đạt 1.100 ha, chiếm khoảng 13,8% diện tích gieo trồng rau toàn tỉnh; sản lượng rau an toàn dự kiến đạt khoảng gần 14,3 nghìn tấn, chiếm gần 15% tổng sản lượng rau toàn tỉnh. Tập trung ở Sơn Dương (105 ha), Hàm Yên (50 ha), Yên Sơn (48,5 ha), thành phố Tuyên Quang (36 ha),...
Xây dựng vùng rau ứng dụng công nghệ cao tại Đội Cấn, An Khang (TP Tuyên Quang); Vĩnh Lợi, Sơn Nam (Sơn Dương); Thái Hòa (Hàm Yên); Hoàng Khai (Yên Sơn); Hòa Phú, Hòa An (Chiêm Hóa);
- Con ong: Phát triển đàn ong và nghề nuôi ong mật tại một số vùng thuộc các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Thành phố Tuyên Quang và các xã vùng trồng keo, cam của huyện Chiêm Hóa; đưa tổng đàn tăng lên trên 18.000 đàn vào năm 2020 (tăng trên 5.000 đàn so với năm 2014), sản lượng mật ong đạt 310 tấn/năm vào năm 2020 (tăng trên 200 tấn/năm so với năm 2014).
4. Công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn
4.1. Công nghiệp chế biến:
- Chè: Duy trì các nhà máy, cơ sở chế biến hiện có trên địa bàn tỉnh (04 nhà máy, 21 cơ sở). Hỗ trợ lãi suất vốn vay để nhân dân phát triển cơ sở chế biến chè quy mô nhỏ tại vùng chè đặc sản. Nghiên cứu cơ chế hỗ trợ đổi mới dây truyền công nghệ, tạo điều kiện phát triển liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân. Tiếp tục thu hút đầu tư xây dựng 3 cơ sở chế biến chè đặc sản tập trung tại Na Hang, Lâm Bình.
- Mía đường: Đầu tư nâng công suất 02 nhà máy đường hiện có lên 12.000 TMN (Nhà máy đường Sơn Dương từ 3.000 TMN lên 6.000 TMN, nhà máy đường Tuyên Quang từ 2.000 TMN lên 6.000 TMN). Doanh nghiệp tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết 14/NQ-CP ngày 5/3/2014 của Chính phủ. Tỉnh lồng ghép nguồn vốn Trung ương và vốn của tỉnh để hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư cơ giới hóa trong sản xuất mía nguyên liệu; hỗ trợ kinh phí làm đường vận chuyển mía nguyên liệu, xây dựng mô hình tưới chủ động cho mía để phát triển vùng nguyên liệu.
- Gỗ, tre, nứa: Các doanh nghiệp tiếp tục liên kết phát triển vùng nguyên liệu để phát huy tối đa công suất các nhà máy hiện có: Nhà máy bột giấy và giấy An Hòa (trên 130.000 tấn bột giấy/năm; 140.000 tấn giấy tráng phấn cao cấp/năm); 5 nhà máy chế biến gỗ ghép thanh; 1 nhà máy sản xuất đũa tre, giấy đế và bột giấy; 1 nhà máy sản xuất đũa gỗ tách xuất khẩu. Phát triển có kiểm soát các cơ sở băm dăm gỗ để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến giấy và bột giấy. Xúc tiến đầu tư xây dựng nhà máy ván ép nhân tạo MDF: 30.000 m3/năm, viên gỗ nén 6.000 tấn/năm, ván tre: 50.000 m³/năm và và nhà máy sản xuất đồ gỗ xuất khẩu với công suất 40.000 sản phẩm/năm tại Khu công nghiệp Long Bình An.
- Sản phẩm cam, thủy sản, nông sản và sản phẩm chăn nuôi: Hỗ trợ đầu tư xây dựng kho lạnh bảo quản cam quả. Xúc tiến thu hút đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cam sành; cơ sở chế biến thủy sản. Có cơ chế ưu đãi, hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến các sản phẩm nông sản và chăn nuôi: Sản xuất thức ăn chăn nuôi; nâng cấp, xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi...
4.2. Ngành nghề nông thôn:
Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" 22. Mục tiêu giai đoạn 2014-2020, đào tạo khoảng 40.000 lao động nông thôn (trong đó nghề nông nghiệp chiếm 34%, nghề phi nông nghiệp chiếm 66%). Nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp, định hướng cho học sinh, người lao động nông thôn về ngành nghề đào tạo với cơ cấu ngành nghề hợp lý. Đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo nghề, đảm bảo sát với yêu cầu thực tế và đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, phát huy hiệu quả ngành nghề được đào tạo.
Phát triển các làng nghề phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đảm bảo môi trường và gắn với các tuyến, khu du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh, tập trung phát triển ngành nghề có thế mạnh của địa phương, như: Dệt thổ cẩm, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến các mặt hàng nông sản. Khai thác có hiệu quả các loại nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công truyền thống phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng.
5. Đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
Đến năm 2020, thực hiện hoàn thành các nội dung trong tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới là: (1) Quy hoạch xây dựng nông thôn mới; (2) phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn; (3) hệ thống thủy lợi; (4) xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn; (5) xây dựng nhà ở dân cư đạt chuẩn; (6) xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; (7) giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội nông thôn; đồng thời tập trung đẩy mạnh thực hiện các tiêu chí: (1) Phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội (trong đó: 70% số xã đạt tiêu chí về giao thông: 95% số hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn: trên 70% trường học các cấp có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia; 40% số xã đạt chuẩn về cơ sở vật chất văn hóa, 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 70% dân số sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn quốc gia); (2) đẩy mạnh phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất, đổi mới và phát triển các hình thức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn, để nâng cao thu nhập cho người dân; (3) giảm nghèo và an sinh xã hội; (4) phát triển giáo dục, đào tạo ở nông thôn; (5) đảm bảo môi trường sinh thái (với 50% số xã đạt chuẩn về môi trường).23
Rà soát, bổ sung hoàn chỉnh đề án phát triển sản xuất tại các xã, lựa chọn sản phẩm chủ lực của địa phương để phát triển sản xuất hàng hóa. Xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách thu hút nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới. Tích cực huy động, lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn từ các chương trình, dự án tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn, trong đó ưu tiên xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất, để tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến thôn, bản, hộ gia đình về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; phát động phong trào thi đua thôn điểm, hộ điểm; hàng năm thực hiện biểu dương, khen thưởng kịp thời tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới.
6. Phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với du lịch
Phát triển các làng nghề nông thôn, các trang trại nông, lâm nghiệp và thủy sản với các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng đang là thế mạnh của tỉnh như cam sành, chè, chăn nuôi lợn, gia cầm, cá đặc sản... được sản xuất bằng phương pháp hữu cơ, áp dụng quy trình chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mang tính bản địa gắn kết với các tuyến du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch về cội nguồn... góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, giúp nông dân tăng thêm nguồn thu nhập và là động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững.
Gắn kết giữa bảo vệ và phát triển rừng với phát triển du lịch. Xây dựng các khu rừng đặc dụng (khu bảo tồn loài, sinh cảnh Cham Chu; khu dự trữ thiên nhiên Na Hang; khu bảo vệ cảnh quan Tân Trào) trở thành các khu du lịch sinh thái, gắn với những tiềm năng du lịch sẵn có của địa phương như cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, hồ thủy điện, suối nước nóng... hình thành các tuyến du lịch theo các loại hình phù hợp, như: Du lịch về cội nguồn chiến khu kháng chiến, tham quan các di tích lịch sử kết hợp du lịch tâm linh và nghỉ dưỡng.
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu của các đề tài và nhân rộng kết quả các dự án khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nông lâm nghiệp thủy sản và đời sống. Lựa chọn các đề tài nghiên cứu, dự án chuyển giao khoa học công nghệ tập trung vào các lĩnh vực:
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao trong khâu giống24; trong canh tác, nuôi, trồng, phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi và bảo quản, chế biến sau thu hoạch,... (có sự ưu tiên tập trung cho các sản phẩm chủ lực); từng bước xây dựng và hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
- Ban hành Kế hoạch thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
- Lựa chọn tập trung nghiên cứu, thực hiện một số đề tài, dự án khoa học:
(1) Nghiên cứu tạo giống cam sành không hạt hoặc ít hạt.
(2) Nghiên cứu, ứng dụng biện pháp canh tác trên đất dốc, thâm canh tổng hợp; ứng dụng phương pháp tưới tiết kiệm nước để nâng cao năng suất, chất lượng một số cây trồng, như: Cam, chè, mía...
(3) Ứng dụng, chuyển giao công nghệ sản xuất giống Keo lai bằng phương pháp nuôi cấy mô và kỹ thuật trồng thâm canh rừng Keo lai bằng cây giống nuôi cấy mô, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, rút ngắn chu kỳ kinh doanh của rừng trồng sản xuất.
(4) Chuyển giao kỹ thuật sinh sản nhân tạo giống cá đặc sản (Dầm Xanh, Anh Vũ, Chiên...)
(5) Ứng dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho con trâu trên địa bàn tỉnh.
(6) Dự án nhân rộng quy trình sản xuất chè, cam và một số cây trồng khác theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững.
(7) Dự án hợp tác với viện nghiên cứu mía đường CuBa để nâng cao chất lượng giống mía...
(8) Dự án xây dựng một số khu sản xuất giống và một số sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.
(9) Dự án sản xuất giống gốc (giống ông bà) đối với gia súc, gia cầm.
- Sử dụng các chế phẩm vi sinh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác, chăn nuôi an toàn sinh học tạo ra sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn, góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
- Đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất, an toàn về môi trường của các nhà máy, cơ sở sản xuất, bảo quản, chế biến hàng hóa nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy hoạch ngành, quy hoạch lĩnh vực, kế hoạch cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh, Chiến lược Phát triển bền vững tỉnh Tuyên Quang đã được phê duyệt. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy hoạch ngành, quy hoạch lĩnh vực để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với xu thế phát triển từng giai đoạn. Trong đó lưu ý việc điều chỉnh để mở rộng diện tích thực hiện các đề án, kế hoạch sản xuất hàng hóa đối với những cây trồng, vật nuôi, thủy sản có lợi thế, có sức cạnh tranh cao và đáp ứng nhu cầu thị trường.
Huy động nguồn lực để phát triển các vùng nguyên liệu theo quy hoạch được duyệt, theo hướng các doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong đầu tư, nhà nước hỗ trợ.
Rà soát điều chỉnh, bổ sung và lập các quy hoạch:
(1) Điều chỉnh một số quy hoạch ngành thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2020, như: Quy hoạch phát triển Lâm nghiệp, Thủy lợi, Thủy sản...
(2) Lập quy hoạch các vùng nguyên liệu cho chế biến: Lâm sản, mía đường, chè và phát triển cây cam, lạc...
(3) Bổ sung những nội dung cần thiết vào Đề án xây dựng nông thôn mới cho phù hợp với thực tiễn của địa phương, xây dựng Đề án sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô, cơ cấu sản phẩm hợp lý để phát huy các nguồn lực về lao động, nguồn vốn, khoa học công nghệ và những lợi thế về điều kiện tự nhiên của vùng, địa phương, làm tăng sức cạnh tranh, của nông sản hàng hóa.
Thực hiện củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; củng cố, kiện toàn các đơn vị quản lý thủy nông đảm bảo đủ năng lực để quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi; củng cố hệ thống sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất nông, lâm nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ và Kế hoạch số 104-KH/TU ngày 25/6/2014 của Ban thường vụ tỉnh ủy (Khóa XV) về thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị.
Củng cố liên kết trong sản xuất: Liên kết “4 nhà” vững chắc, khuyến khích và thu hút đầu tư tư nhân, huy động mọi nguồn lực xã hội vào phát triển nông, lâm sản và thủy sản; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp liên kết với nông dân, đại diện của nông dân (Hợp tác xã, Tổ hợp tác) trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản theo chuỗi giá trị bền vững; hỗ trợ, ưu đãi khuyến khích phát triển hình thức sản xuất trang trại, gia trại, tích tụ đất phát triển sản xuất hàng hóa nông, lâm, thủy sản tập trung. Tăng cường liên kết, tham gia của các tổ chức xã hội (Hội Nông dân, Hiệp hội ngành hàng,...). Mở rộng liên kết vùng trong khu vực tập trung phát triển cây Gỗ rừng trồng, cây chè, cây mía, cây cam, thủy sản... để đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông lâm thủy sản tại tỉnh.
Nâng cao năng lực kinh tế tập thể: Tiếp tục củng cố các Hợp tác xã nông nghiệp theo hướng mở rộng các ngành nghề dịch vụ, liên kết với nông dân để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh phát triển các Tổ hợp tác và các Hợp tác xã gắn với chuỗi sản phẩm hàng hóa cụ thể; xây dựng Hợp tác xã dịch vụ kiểu mới (do nông dân góp vốn và nông dân lập ra) hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả để nhân rộng.
4. Tăng cường cải cách thể chế, đổi mới và nâng cao hiệu quả các cơ chế, chính sách
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hiện hành liên quan đến khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ, giảm tổn thất sau thu hoạch sản phẩm nông, lâm, thủy sản; khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản để xây dựng các dự án cánh đồng lớn (tập trung vào sản xuất giống lúa, giống lạc, giống mía, sản xuất chè theo VietGAP, lạc thương phẩm, rau đậu)25...
- Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách của tỉnh, lồng ghép với cơ chế, chính sách của Trung ương để hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản; cơ chế cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Tập trung vào những cơ chế, chính sách sau:
(1) Khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
(2) Chính sách đặc thù thu hút khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.
(3) Khuyến khích phát triển Hợp tác xã, Tổ hợp tác.
(4) Khuyến khích sử dụng giống mới chất lượng cao đối với một số cây trồng, vật nuôi chủ lực
(5) Chính sách khuyến khích dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất để sản xuất nông sản hàng hóa theo vùng tập trung, chuyên canh.
(6) Khuyến khích quảng bá sản phẩm, phát triển mở rộng thị trường.
(7) Chính sách hỗ trợ phát triển rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn26.
- Xây dựng các đề án, kế hoạch sản xuất hàng hóa để thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh.
- Áp dụng đồng bộ các cơ chế quản lý đảm bảo lưu thông hàng hóa từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, với mức giá có lợi cho người nông dân.
- Điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế các quy định về hạn mức giao đất, trình tự thủ tục giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế của tỉnh. Hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính về đất đai đang được áp dụng trên địa bàn tỉnh để bổ sung, hoặc điều chỉnh các trường hợp được miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật tại thời điểm hiện hành.
Tranh thủ các nguồn đầu tư, tài trợ trong nước và quốc tế qua các chương trình, dự án về nông nghiệp, nông thôn27; rà soát, phân loại các dự án đầu tư để có cơ chế sử dụng lồng ghép hợp lý nguồn vốn theo từng chương trình, dự án nhằm thu hút tối đa nguồn lực của xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp (vốn đầu tư trong nước, vốn nước ngoài, ngân sách nhà nước, vốn tín dụng, vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, vốn góp của nhân dân...). Lựa chọn, đầu tư có trọng điểm, tránh đầu tư phân tán, dàn trải dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp hoặc không rõ ràng, khó quản lý việc sử dụng nguồn vốn của các chủ đầu tư.
Nghiên cứu phát triển các chuỗi giá trị ngành hàng nông lâm sản là tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, trong đó, các cá nhân, hộ gia đình, Tổ hợp tác, Hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia vào thực hiện các khâu của chuỗi, vừa thu hút được nguồn lực đầu tư tư nhân cho sản xuất, chế biến nông lâm sản, vừa nâng cao giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất.
Cơ cấu đầu tư công cho nông nghiệp trong thời gian tới được xác định ưu tiên theo hướng sau:
5.1. Lĩnh vực nông nghiệp:
- Ưu tiên: (1) Xây dựng và triển khai ứng dụng các mô hình sản xuất, dự án khảo nghiệm, mở rộng sản xuất các giống cây trồng có giá trị kinh tế, năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu tốt với dịch bệnh, điều kiện khắc nghiệt về thời tiết, thiên tai; phục vụ cho mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đầu tư hạ tầng, kỹ thuật sản xuất các giống cây trồng phục vụ sản xuất hàng hóa tập trung (cam, chè, lạc, mía...); (2) Bảo tồn, phát triển các giống loài đặc hữu, đặc sản và phục tráng, lưu giữ nguồn gen bản địa; (3) Chế biến nông sản và hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
- Đầu tư mạnh về giống vật nuôi, cơ sở sản xuất giống và cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi: (1) Bình tuyển, phục tráng, chọn lọc và nhân thuần giống trâu tốt tại các huyện: Na Hang, Chiêm Hóa, Lâm Bình, Hàm Yên28; đầu tư nghiên cứu, ứng dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo. (2) Tập trung bình tuyển chọn lọc đàn bò cái nền tại địa phương, bình tuyển chọn bò đực giống để thực hiện lai giống; thực hiện cải tạo nâng cao chất lượng đàn bò bằng thụ tinh nhân tạo tại huyện Yên Sơn và Sơn Dương; cải tạo, nâng cao chất lượng đàn bò sữa của địa phương29. (3) Thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn và nhập lợn đực ngoại thuần để sản xuất lợn thịt thương phẩm; đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở sản xuất giống lợn tại huyện Yên Sơn và Sơn Dương. (4) Nhập nội các giống gà công nghiệp hướng thịt để phát triển chăn nuôi quy mô lớn; đầu tư cơ sở sản xuất giống gia cầm ở các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
- Đầu tư dự báo, quản lý dịch bệnh trong cây trồng, vật nuôi; ưu tiên đầu tư thực hiện các giải pháp phát triển chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Ứng dụng khoa học-công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường; áp dụng VietGAP vào sản xuất để tạo sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
5.2. Lĩnh vực lâm nghiệp:
- Ưu tiên đầu tư, hỗ trợ phát triển rừng sản xuất; khoán bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ nơi chưa có nguồn thu; phát triển hệ thống nguồn giống cây trồng lâm nghiệp chất lượng cao trên địa bàn tỉnh; xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình khai thác hợp lý kết hợp gây trồng các cây dược liệu, các sản phẩm ngoài gỗ có giá trị khác; đổi mới dây chuyền, công nghệ chế biến sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu.
- Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng, theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản phẩm từ khai thác gỗ nhỏ, sang khai thác gỗ lớn nhằm tạo vùng nguyên liệu tập trung, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồ gỗ gia dụng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Đầu tư nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm, năng lực dự báo và phòng cháy chữa cháy rừng; đầu tư phát triển mô hình quản lý lâm nghiệp cộng đồng và phát triển dịch vụ môi trường rừng.
5.3. Lĩnh vực thủy sản:
- Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản như: Cải tạo, xây dựng mới các cơ sở sản xuất giống thủy sản, nhất là giống đặc sản, đường giao thông, đường điện, xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, chế biến thủy sản.
- Xây dựng các mô hình nuôi cá thâm canh theo VietGAP; hỗ trợ nuôi các loài cá bản địa có giá trị kinh tế cao như: Chiên, Bỗng, Lăng Chấm....
- Điều tra, khảo sát và thu gom nuôi thuần hóa các loài cá đặc sản như Anh Vũ, Chiên, Dầm Xanh, Lăng Chấm; nghiên cứu, thực hiện sản xuất giống cá đặc sản bằng phương pháp sinh sản nhân tạo.
5.4. Lĩnh vực thủy lợi và hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất:
- Đầu tư xây dựng mới các công trình thủy lợi kết hợp cung cấp nước cho trồng trọt và cung cấp nước cho nuôi trồng thủy sản, ưu tiên xây dựng các công trình thủy lợi cung cấp nước tưới ẩm cho cây trồng hàng hóa, như: Chè, mía, cam... Quản lý an toàn hồ chứa. Đến năm 2020, có 82,51% kênh mương được kiên cố hóa, tỷ lệ tưới chắc phấn đấu đạt 85% diện tích trồng lúa, tưới bổ sung cho 75% diện tích trồng màu.
- Sử dụng hiệu quả nguồn thủy lợi phí cấp bù và các nguồn vốn khác để duy tu bảo dưỡng, sửa chữa các công trình thủy lợi bị hư hỏng để công trình phát huy hết năng lực thiết kế, đảm bảo chỉ tiêu về tỷ lệ tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và đạt tiêu chí nông thôn mới.
- Ưu tiên đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng đa mục tiêu, sử dụng an toàn bền vững, đáp ứng yêu cầu sản xuất, lưu thông nông sản hàng hóa và phục vụ đời sống dân cư nông thôn.
5.5. Lĩnh vực khoa học, công nghệ và phát triển nguồn nhân lực:
- Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học, công nghệ. Ưu tiên đầu tư các đề tài nghiên cứu, dự án ứng dụng về: (1) Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; (2) Phương thức canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực phục vụ tái cơ cấu; (3) Sử dụng máy nông nghiệp, thiết bị kỹ thuật và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong tất cả các khâu sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa để gia tăng giá trị.
- Ưu tiên đầu tư cho đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn của tỉnh; công tác đào tạo đội ngũ khuyến nông, khuyến lâm từ tỉnh đến cơ sở và đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, mô hình kinh tế nông thôn, trang trại.
Tăng cường công tác quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định, trong đó: chú trọng rà soát, phân bổ quỹ đất sử dụng cho phù hợp với các quy hoạch ngành, lĩnh vực, các chương trình, đề án, dự án sản xuất hàng hóa, phát triển các vùng chuyên canh, chế biến hàng hóa nông, lâm, thủy sản. Ưu tiên chuyển đổi mục đích sử dụng đất để sản xuất hàng hóa đối với cây trồng, vật nuôi, ngành nghề lợi thế, hiệu quả, bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.
Khuyến khích các doanh nghiệp và người nông dân thực hiện việc góp vốn cổ phần, liên kết sản xuất bằng đất đai; dồn đổi, tích tụ ruộng đất tạo vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, cánh đồng lớn và khắc phục tình trạng manh mún. Rà soát, điều chỉnh và tạo quỹ đất để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực, có lợi thế của tỉnh theo vùng quy hoạch.
Đẩy nhanh tiến độ giao rừng, giao đất sản xuất cho doanh nghiệp và các hộ gia đình, trong đó ưu tiên bố trí đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ tái định cư các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh và các hộ dân còn thiếu đất sản xuất.
Sử dụng hợp lý, có hiệu quả diện tích mặt nước theo hướng đa mục đích, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là đối với diện tích mặt nước hồ thủy điện và hồ thủy lợi.
- Đầu tư cho xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký, bảo hộ, chỉ dẫn địa lý; hỗ trợ các hoạt động quảng bá giới thiệu các sản phẩm hàng hóa nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh tại các hội chợ trong nước và quốc tế.
- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu các thị trường, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm hàng hóa nông, lâm sản của tỉnh có khả năng suất khẩu, như: Chè khô, gỗ chế biến, mía đường, cam.... Tăng cường phối hợp, liên kết phát triển thị trường tiêu dùng nội địa tập trung vào thị trường các thành phố lớn và các tỉnh lân cận đối với các sản phẩm, như: Sữa bò, gia súc, gia cầm, thủy sản, cây ăn quả, chè, mía đường, gỗ nguyên liệu; đưa sản phẩm nông sản hàng hóa của tỉnh lên sàn giao dịch ở các thành phố lớn và xuất khẩu...
- Thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu hàng hóa; quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa nông, lâm, thủy sản trong và ngoài nước.
- Tăng cường công tác quản lý kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm nông sản; khuyến khích nhân rộng mô hình kiểm soát, quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi, áp dụng triệt để các tiêu chuẩn VietGAP, ISO, HACCP,...
8. Phương án huy động nguồn lực để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Xác định tái cơ cấu ngành nông nghiệp được triển khai thực hiện đồng thời với các quy hoạch ngành, các chương trình mục tiêu và các chính sách hỗ trợ sản xuất thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Do đó huy động nguồn lực cho thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên nguyên tắc chủ yếu là lồng ghép các nguồn vốn như: Vốn cấp phát từ ngân sách Trung ương cho các chương trình mục tiêu; vốn trái phiếu Chính phủ; vốn các chương trình, dự án; vốn sự nghiệp khoa học; vốn bố trí từ nguồn ngân sách địa phương cho thực hiện các chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp; vốn tín dụng; vốn doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất,... và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh nhằm tạo môi trường thuận lợi để huy động các nguồn lực xã hội cho mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp; đặc biệt là thực hiện cơ chế chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh có hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản...
V. HIỆU QUẢ CỦA TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP
1. Hiệu quả về kinh tế
- Trình độ sản xuất được nâng cao; cơ cấu hợp lý việc tổ chức sản xuất hàng hóa một số sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh (chè, cam, mía, lạc, gỗ rừng trồng, cá đặc sản...); sản xuất được đầu tư theo chiều sâu gắn với bảo quản, chế biến theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng bền vững của sản phẩm và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân.
- Nâng cao thu nhập cho nông dân từ việc nâng cao tỷ lệ diện tích được sử dụng giống năng suất, chất lượng cao; nâng cao sản lượng và tỷ trọng gỗ lớn rừng trồng; chăn nuôi chuyển mạnh từ quy mô nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa với đầu tư giống cho năng suất, chất lượng cao, chu kỳ kinh doanh được rút ngắn (năm 2020, tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi hàng hóa tập trung và trang trại, gia trại ước đạt 40-50% trong cơ cấu chăn nuôi); chuyển dịch tỷ trọng nuôi trồng thủy sản bằng các loài cao sản, đặc sản với quy mô tập trung. Dự tính đến năm 2020, giá trị sản xuất của các sản phẩm theo kế hoạch tái cơ cấu (tính theo giá hiện hành) đạt trên 13.415 tỷ đồng (tăng so với năm 2014 là 3.975 tỷ đồng), mang lại giá trị tăng thêm của các sản phẩm so với năm 2014 là khoảng 928,9 tỷ đồng, cụ thể: (1) Sản phẩm hàng hóa chủ lực (cam, chè, mía, lạc, gỗ rừng trồng, chăn nuôi gia súc, gia cầm và con cá) cho giá trị tăng thêm là 887,2 tỷ đồng; (2) Sản phẩm hàng hóa tiềm năng (lúa, ngô, bưởi, chuối, hồng không hạt, cây rau, đậu và nuôi ong) cho giá trị tăng thêm là 41,7 tỷ đồng. Những sản phẩm chính trên sẽ mang lại giá trị gia tăng cao hơn vào những năm tiếp theo khi một số cây trồng do chuyển đổi cơ cấu cho thu hoạch (cam, chè, rừng trồng gỗ lớn...).
2. Hiệu quả về xã hội
- Tạo điều kiện phát triển các các ngành dịch vụ trong nông nghiệp (chế biến, bảo quản sau thu hoạch, vận tải, cung ứng vật tư....); tạo thêm việc làm, nâng cao hiệu quả lao động và tư duy về sản xuất hàng hóa cho nông dân; duy trì và phát huy các ngành nghề truyền thống, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến có sử dụng nguyên liệu từ nông nghiệp.
- Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng bền vững mang lại thu nhập cho nông dân, góp phần sớm hoàn thành Chương trình giảm nghèo, ổn định an ninh - xã hội, đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
3. Hiệu quả về môi trường
- Phát triển các vùng sản xuất tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các hóa chất trong sản xuất, chế biến nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp.
- Nhận thức về bảo vệ môi trường trong nông nghiệp của nông dân được nâng lên; môi trường sản xuất và sản phẩm nông nghiệp đáp ứng được tiêu chí môi trường, an toàn thực phẩm thông thông qua nhân rộng các mô hình áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP).
1. Phân công tổ chức thực hiện Đề án
1.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án này, các Đề án tái cơ cấu theo chuyên ngành, lĩnh vực cụ thể của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; xây dựng các Đề án, Kế hoạch sản xuất hàng hóa trên địa bàn toàn tỉnh đối với những cây trồng, vật nuôi, thủy sản, ngành nghề truyền thống có lợi thế, giá trị kinh tế, có sức cạnh tranh cao và đáp ứng yêu cầu thị trường.
- Hàng năm tham mưu xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện Đề án.
- Tham mưu thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang để chỉ đạo triển khai thực hiện, điều phối, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Đề án.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố rà soát, đề xuất xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ tỉnh đến cơ sở.
- Tổng hợp, tham mưu sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện hàng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
1.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Tham mưu phân bổ các nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định, trong đó ưu tiên bố trí vốn cho thực hiện các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp; rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế chính sách liên quan đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Đề xuất chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2015-2020.
- Tham mưu tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ tại Quyết định số 45/QĐ-UBND ngày 27/02/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2013-2015; xây dựng chương trình (kế hoạch) cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh giai đoạn 2016-2020.
1.3. Sở Tài chính:
- Hướng dẫn thực hiện các chính sách phí, lệ phí để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong ngành nông nghiệp.
- Tham mưu, đề xuất ưu tiên nguồn vốn và đảm bảo các chính sách tài chính cho việc thực hiện Đề án này.
1.4. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Đề xuất các dự án tham gia chương trình: Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nông thôn và miền núi.
- Phối hợp với Sở Tài chính đề xuất ưu tiên bố trí kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ thực hiện các đề tài nghiên cứu, dự án ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông, lâm, thủy sản và phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới.
- Chủ động mời gọi các nhà khoa học, các tổ chức khoa học và công nghệ liên kết nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học, chuyển giao công nghệ để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa năng suất, chất lượng cao.
- Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương điều tra đánh giá trình độ công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất, bảo quản, chế biến hàng hóa nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh; xây dựng Chương trình đổi mới công nghệ nâng cao năng suất chất lượng hàng hóa của các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp chủ lực của Tuyên Quang đến năm 2020.
1.5. Sở Công Thương:
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Tham mưu xây dựng Kế hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 (đã được UBND tỉnh Tuyên Quang phê duyệt tại Quyết định số 491/QĐ-UBND ngày 18/12/2013).
Tiếp tục phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tỉnh Tuyên Quang; tham mưu chương trình thu hút phát triển công nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu từ sản phẩm nông nghiệp (sợi dệt may, tinh dầu, etanol, gỗ và lâm sản ngoài gỗ...).
Kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm hoạt động buôn lậu và gian lận trong thương mại hàng nông, lâm, thủy sản.
1.6. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Phối hợp với các cơ quan liên quan, rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính về đất đai đang được áp dụng trên địa bàn tỉnh để bổ sung, hoặc điều chỉnh các trường hợp được miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của Pháp luật tại thời điểm thi hành.
Rà soát, báo cáo, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế các quy định về hạn mức giao đất, trình tự thủ tục giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất phù hợp với quy định của Luật Đất đai năm 2013 và tình hình thực tế của tỉnh.
Thực hiện rà soát, kiểm soát chặt chẽ quy hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; hướng dẫn các huyện, thành phố điều chỉnh kế hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các Đề án sản xuất hàng hóa nông, lâm, thủy sản.
1.7. Sở Nội vụ:
Tham mưu thực hiện tốt chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, rà soát, củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh; xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngành Nông nghiệp từ tỉnh đến cơ sở.
1.8. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tham mưu thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề, trong đó, chú trọng đổi mới và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.9. Sở Y tế:
Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh trong quá trình triển khai Luật an toàn thực phẩm; triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến Đề án này.
1.10. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tuyên Quang:
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng ưu tiên tập trung vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để thực hiện Đề án này và xây dựng nông thôn mới
1.11. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố:
Xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện, thành phố theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; để triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
Xây dựng các Đề án, Kế hoạch sản xuất hàng hóa trên địa bàn đối với những cây trồng, vật nuôi, thủy sản, ngành nghề truyền thống có lợi thế, giá trị kinh tế, có sức cạnh tranh cao và có khả năng đáp ứng yêu cầu thị trường.
Điều chỉnh quy hoạch nông thôn mới phù hợp với cơ cấu sản xuất theo hướng tập trung phát triển cây trồng, vật nuôi là lợi thế của địa phương, có khả năng cạnh tranh phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành và nhu cầu thị trường; nghiên cứu, xây dựng mô hình sản xuất và bố trí nguồn vốn hỗ trợ phát triển phù hợp, hiệu quả.
Vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách của tỉnh để điều phối, bố trí nguồn vốn khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất phù hợp với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của địa phương; tăng cường thu hút vốn đầu tư xã hội cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.
1.12. Các hội, hiệp hội, tổ chức chính trị-xã hội:
Tham gia thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền và hỗ trợ nông dân hợp tác, liên kết sản xuất với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác; bảo vệ lợi ích của hội viên trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng liên kết.
1.13. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn:
- Thực hiện có hiệu quả các chủ trương chính sách của nhà nước và nội dung tái cơ cấu của Đề án. Đẩy mạnh liên doanh, liên kết trong sản xuất từ cung ứng các dịch vụ đầu vào đến thu mua chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tài nguyên.
- Đối với các doanh nghiệp nhà nước: Thực hiện đổi mới, sắp xếp và phát triển theo chủ trương của Nhà nước.
1.14. Các HTX trong nông nghiệp, nông thôn:
- Từng bước mở rộng quy mô, thực hiện đổi mới hoạt động theo Luật Hợp tác xã sửa đổi được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2012 và các quy định hiện hành.
- Thực hiện có hiệu quả phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản và vai trò tổ chức đại diện cho nông dân theo quy định tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
2.1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chịu trách nhiệm triển khai thực hiện có hiệu quả “Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.
- Theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện; hằng năm tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2.2. Giám đốc các sở, ban, ngành; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án này tại đơn vị, địa phương; định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình, kết quả thực hiện Đề án (gửi qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp)./.
Đơn vị tính: triệu đồng
STT |
SẢN PHẨM CHỦ YẾU |
ĐYT |
CHI PHÍ SẢN XUẤT |
TỔNG DOANH THU |
GIÁ TRỊ TĂNG THÊM |
Năm 2014 |
Năm 2020 |
|||
SỐ LƯỢNG |
GIÁ TRỊ TĂNG THÊM |
SỐ LƯỢNG |
GIÁ TRỊ TĂNG THÊM |
GIÁ TRỊ TĂNG THÊM SO VỚI NĂM 2014 |
||||||
I |
Sản phẩm hàng hóa chủ lực |
|
|
|
|
|
|
|
|
887.158 |
1.1 |
Cây cam |
|
|
2.084 |
|
5.139 |
465.969 |
8.000 |
835.684 |
369.715,1 |
|
Trồng mới |
Ha |
51,73 |
|
- 51,73 |
1.784 |
-92.286 |
500 |
-25.863 |
66.423,2 |
|
C.sóc kiến thiết cơ bản (chưa cho S.phẩm) |
Ha |
26,81 |
|
- 26,81 |
|
|
2.000 |
-53.625 |
-53.625,0 |
|
Chăm sóc cho thu hoạch sản phẩm |
Ha |
46,29 |
213 |
166,39 |
3.355 |
558.255 |
5.500 |
915.172 |
356.916,9 |
1.2 |
Cây chè |
ha |
|
|
|
8.758 |
354.423 |
8.886 |
321.150 |
33.274 |
|
Trồng mới, trồng lại |
ha |
104,31 |
|
- 104,3 |
102 |
-10.639 |
295 |
-30.770 |
-20.131,2 |
|
C.sóc kiến thiết cơ bản (chưa cho S.phẩm) |
ha |
22,48 |
|
- 22,5 |
507 |
-11.396 |
655 |
-14.723 |
-3.326,7 |
|
Chăm sóc cho thu hoạch sản phẩm |
|
35,80 |
82,0 |
46,2 |
8.148 |
376.459 |
7.936 |
366.643 |
-9.815,7 |
1.3 |
Cây Mía |
ha |
|
|
|
10.721 |
155.530 |
18.500 |
513.949 |
358.418,9 |
|
Mía nguyên liệu |
ha |
44,15 |
72,00 |
27,85 |
10.431 |
149.722 |
18.000 |
501.360 |
351.638,2 |
|
Mía giống |
ha |
36,62 |
61,80 |
25,18 |
290 |
5.808 |
500 |
12.589 |
6.780,7 |
1.4 |
Lạc |
ha |
|
|
|
4.339 |
120.589 |
5.000 |
140.020 |
19.431,1 |
|
Lạc thương phẩm |
ha |
38,26 |
66,00 |
27,74 |
4.289 |
118.982 |
4.700 |
130.378 |
11.396,1 |
|
Lạc giống |
ha |
37,86 |
70,00 |
32,14 |
50 |
1.607 |
300 |
9.642 |
8.035,0 |
1.5 |
Khai thác gỗ rừng trồng |
|
|
|
|
4.953 |
138.673 |
9.000 |
254.180 |
115.507,2 |
|
Rừng trồng NLG |
ha |
42,0 |
70,0 |
28,0 |
4.952,6 |
138.673 |
8.980,0 |
251.440 |
112.767,2 |
|
Rừng gỗ lớn |
ha |
55,0 |
192,0 |
137,0 |
|
|
20,0 |
2.740 |
2.740,0 |
1.6 |
Chăn nuôi gia súc gia cầm |
|
|
|
|
89.698,1 |
192.702,0 |
114.812,2 |
242.810,5 |
50.108,5 |
a |
Tổng đàn gia súc, gia cầm |
|
|
|
|
33.133,6 |
76.707,7 |
42.062,2 |
95.143,6 |
18.435,9 |
|
Đàn Trâu |
Tấn |
96,8 |
100,0 |
3,2 |
10.833,5 |
34.667 |
11.952,0 |
38.246 |
3.579,2 |
|
Đàn Bò |
Tấn |
98,4 |
100,0 |
1,6 |
963,0 |
1.541 |
1.232,5 |
1.972 |
431,2 |
|
Đàn Lợn |
Tấn |
55,3 |
57,0 |
1,7 |
17.710,4 |
30.108 |
23.872,7 |
40.584 |
10.475,9 |
|
Đàn Gia cầm |
Tấn |
87,13 |
90,0 |
2,9 |
3.626,7 |
10.392 |
5.005,1 |
14.342 |
3.949,6 |
b |
Thịt hơi các loại |
Tấn |
|
|
|
56.565 |
115.994 |
72.750 |
147.667 |
31.673 |
|
Trâu |
Tấn |
96,8 |
100,0 |
3,2 |
4.424,0 |
14.157 |
4.500,0 |
14.400 |
243,2 |
|
Bò |
Tấn |
98,4 |
100,0 |
1,6 |
1.135,0 |
1.816 |
1.230,0 |
1.968 |
152,0 |
|
Lợn |
Tấn |
55,3 |
57,0 |
1,7 |
39.583,0 |
67.291 |
52.120,0 |
88.604 |
21.312,9 |
|
Gia cầm |
Tấn |
87,1 |
90,0 |
2,9 |
11.422,5 |
32.730 |
14.900,0 |
42.695 |
9.964,5 |
1.7 |
Con cá |
Tấn |
|
|
|
7.142,0 |
34.726,2 |
8.018,3 |
41.976,4 |
7.250,2 |
|
Trong đó: - Cá đặc sản (Lăng, Chiên, Bỗng...) |
Tấn |
197 |
206,2 |
9,2 |
100,0 |
924,6 |
785 |
7.255 |
6.330,6 |
|
- Cá thông thường (rô phi, mè, trôi, trắm, chép...) |
Tấn |
48,5 |
53,3 |
4,8 |
7.042,0 |
33.801,6 |
7.234 |
34.721 |
919,6 |
II |
Sản phẩm hàng hóa tiềm năng |
|
|
|
|
|
|
|
|
41.763 |
2.1 |
Cây lúa |
|
|
|
|
45.555 |
173.543 |
42.144 |
172.010 |
-1.532,7 |
a |
Lúa lai |
ha |
|
|
|
25.755 |
79.582 |
23.473 |
73.055 |
-6.526,7 |
- |
Lúa thương phẩm |
ha |
39,16 |
42,25 |
3,09 |
25.755 |
79.582 |
23.448 |
72.454 |
-7.127,7 |
|
Lúa giống |
ha |
87,96 |
112,00 |
24,04 |
|
|
25 |
601 |
601,0 |
b |
Lúa thuần |
ha |
|
|
- |
19.801 |
93.961 |
18.671 |
98.955 |
4.994,0 |
- |
Lúa thương phẩm thông thường |
ha |
35,40 |
39,20 |
3,80 |
14.742 |
56.018 |
11.571 |
43.970 |
-12.048,5 |
- |
Lúa chất lượng |
ha |
35,70 |
43,20 |
7,50 |
5.059 |
37.943 |
7.000 |
52.500 |
14.557,5 |
- |
Lúa giống |
ha |
35,15 |
60,00 |
24,85 |
|
|
100 |
2.485 |
2.485,0 |
2.2 |
Ngô |
ha |
|
|
|
17.387 |
81.370 |
15.000 |
76.001 |
-5.369,3 |
|
Ngô thương phẩm (giống lai thông thường) |
ha |
30,32 |
35,00 |
4,68 |
17.387 |
81.370 |
11.975 |
56.043 |
-25.326,8 |
|
Ngô biến đổi gen |
ha |
30,00 |
36,40 |
6,40 |
|
|
3.000 |
19.200 |
19.200,0 |
|
Ngô giống |
ha |
39,70 |
70,00 |
30,30 |
|
|
25 |
758 |
757,5 |
2.3 |
Cây bưởi |
|
|
|
|
358 |
28.226 |
500 |
45.183 |
16.956,6 |
|
Trồng mới |
Ha |
55,00 |
|
- 55,00 |
21 |
-1.155 |
23 |
-1.265 |
-110,0 |
|
C.sóc kiến thiết cơ bản (chưa cho S.phẩm) |
Ha |
35,95 |
|
- 35,95 |
76 |
-2.732 |
77 |
-2.768 |
-35,9 |
|
Chăm sóc cho thu hoạch sản phẩm |
Ha |
46,96 |
170,00 |
123,04 |
261 |
32.113 |
400 |
49.216 |
17.102,6 |
2.4 |
Cây chuối |
|
|
|
|
1.485 |
43.987 |
2.050 |
60.722 |
16.735,7 |
|
Diện tích cho thu hoạch sản phẩm |
Ha |
61,05 |
90,67 |
29,62 |
1.485 |
43.987 |
2.050 |
60.722 |
16.735.7 |
2.5 |
Cây hồng không hạt |
|
|
|
|
193 |
5.162 |
300 |
3.240 |
-1.922,8 |
|
Trồng mới |
Ha |
50,22 |
|
- 50,22 |
9 |
-452 |
15 |
-753 |
-301,3 |
|
C.sóc kiến thiết cơ bản (chưa cho S.phẩm) |
Ha |
24,82 |
|
- 24,82 |
- |
|
85 |
-2.110 |
-2.109,7 |
|
Chăm sóc cho thu hoạch sản phẩm |
Ha |
25,49 |
56,00 |
30,51 |
184 |
5.614 |
200 |
6.103 |
488,2 |
2.6 |
Cây đậu xanh |
Ha |
27,11 |
41,60 |
14,49 |
320 |
4.637 |
500 |
7.245 |
2.608 |
2.7 |
Cây rau các loại |
Ha |
36,9 |
48,6 |
11,70 |
7.000 |
81.900 |
8.000 |
93.600 |
11.700 |
2.8 |
Đàn ong |
Đàn |
2,48 |
3,0 |
0,52 |
13.000,0 |
6.728 |
18.000,0 |
9.315 |
2.588 |
|
TỔNG GIA TĂNG LỢI NHUẬN MỘT SỐ MẶT HÀNG CHÍNH (THEO GIÁ THỰC TẾ) |
|
|
928.921 |
BIỂU TÁI CƠ CẤU MỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2015-2020
STT |
CHỈ TIÊU |
ĐVT |
Thực hiện năm 2014 |
Dự kiến Kết quả đạt được tại năm 2020 |
So sánh 2020/2014 |
|
|||
Số Lượng |
Giá trị sản xuất (triệu đồng) |
Diện tích, sản lượng |
Giá trị sx (triệu đồng) |
|
|||||
Số Lượng |
Giá trị sản xuất (triệu đồng) |
|
|||||||
I |
Sản phẩm hàng hóa chủ lực |
|
|
6.888.372 |
|
10.394.477,2 |
|
3.506.106 |
|
1.1 |
Cây cam |
ha |
5.139 |
610.251 |
8.000 |
1.169.776 |
2.861 |
559.525 |
|
|
Trồng mới |
Ha |
1.784 |
|
500 |
|
|
|
|
|
C.sóc kiến thiết cơ bản (chưa cho S.phẩm) |
Ha |
|
|
2.000 |
|
|
|
|
|
Chăm sóc cho thu hoạch sản phẩm |
Ha |
3.355 |
|
5.500 |
|
|
|
|
|
Năng suất |
tạ/ha |
128 |
|
150 |
|
|
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
43.039 |
610.251 |
82.500 |
1.169.776 |
39.461 |
559.525 |
|
1.2 |
Chè |
ha |
8.758 |
398.708 |
8.886 |
469.449 |
128 |
70.740 |
|
|
Diện tích cho thu hoạch sản phẩm |
ha |
8.148 |
|
7.936 |
|
-212 |
|
|
|
Năng suất |
tạ/ha |
76,04 |
|
88,8 |
|
|
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
61.957 |
398.708 |
70.495 |
469.449 |
8.537 |
70.740 |
|
a |
Chè thường |
ha |
7.148 |
|
6.776 |
|
-372 |
|
|
|
Trồng lại (thay thế chè già cỗi) |
ha |
97 |
|
215 |
|
|
|
|
|
C.sóc kiến thiết cơ bản (chưa cho S.phẩm) |
ha |
507 |
|
420 |
|
|
|
|
|
Trong đó, diện tích cho thu hoạch sản phẩm |
ha |
6.543 |
|
6.141 |
|
-402 |
|
|
|
Năng suất |
tạ/ha |
87,3 |
|
103,1 |
|
|
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
57.142 |
326.483 |
63.315 |
361.749 |
6.172 |
35.265 |
|
b |
Chè đặc sản |
ha |
1.610 |
72.225 |
2.110 |
107.700 |
500 |
35.475 |
|
|
Trồng mới |
ha |
5 |
|
80 |
|
|
|
|
|
C.sóc kiến thiết cơ bản (chưa cho S.phẩm) |
ha |
|
|
235 |
|
|
|
|
|
Trong đó, diện tích cho thu hoạch sản phẩm |
ha |
1.605 |
|
1.795 |
|
190 |
|
|
|
Năng suất |
tạ/ha |
30 |
|
40,0 |
|
|
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
4.815 |
72.225 |
7.180 |
107.700 |
2.365 |
35.475 |
|
1.3 |
Mía cây |
ha |
10.721 |
581.034 |
18.500 |
1.326.900 |
7.779 |
745.866 |
|
|
Trong đó: + D.tích trồng mới |
ha |
1.442 |
|
|
|
|
|
|
|
+ D.tích trồng lại |
ha |
1.462 |
|
5.350 |
|
|
|
|
|
Năng suất bình quân |
tạ/ha |
600 |
|
795 |
|
|
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
643.498 |
581.034 |
1.470.000 |
1.326.900 |
826.502 |
745.866 |
|
a |
Mía nguyên liệu |
ha |
10.431 |
|
18.000 |
|
7.569 |
|
|
|
Năng suất |
tạ/ha |
603,0 |
|
800 |
|
|
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
628.998 |
566.099 |
1.440.000 |
1.296.000 |
811.002 |
729.901 |
|
b |
Mía giống |
ha |
290 |
|
500 |
|
210 |
|
|
|
Năng suất |
tạ/ha |
500 |
|
600 |
|
|
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
14.500 |
14.935 |
30.000 |
30.900 |
15.500 |
15.965 |
|
1.4 |
Lạc |
ha |
4.339 |
245.664 |
5.000 |
347.919 |
661 |
102.256 |
|
|
Năng suất |
tạ/ha |
26,1 |
|
32 |
|
|
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
11.306,7 |
245.664 |
15.790 |
347.919 |
4.483 |
102.256 |
|
a |
Lạc thương phẩm |
ha |
4.289 |
|
4.700 |
|
411 |
|
|
|
Năng suất |
tạ/ha |
26,1 |
|
32,0 |
|
6 |
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
11.184 |
241.996 |
15.040 |
325.419 |
3.856 |
83.423 |
|
b |
Lạc giống |
ha |
50 |
|
300 |
|
250 |
|
|
|
Năng suất |
tạ/ha |
24,5 |
|
25,0 |
|
1 |
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
122,3 |
3.668 |
750 |
22.500 |
628 |
18.833 |
|
1.5 |
Khai thác gỗ rừng trồng tập trung |
m3 |
393.163 |
441.648 |
812.400 |
913.951 |
419.237 |
472.303 |
|
|
Trong đó: - Gỗ lớn |
|
78.633 |
177.778 |
163.440 |
369.516,4 |
84.807 |
191.738 |
|
|
- Gỗ nguyên liệu giấy |
|
314.530 |
263.870 |
648.960 |
544.434,2 |
334.430 |
280.564 |
|
a |
Khai thác rừng NLG kết hợp gỗ lớn |
|
393.163 |
|
810.000 |
|
|
|
|
|
Trong đó: - Gỗ lớn |
m3 |
78.632,6 |
|
162.000 |
|
|
|
|
|
- Gỗ nguyên liệu giấy |
m3 |
314.530,4 |
|
648.000 |
|
|
|
|
b |
Chuyển hóa Rừng gỗ lớn |
ha |
|
|
2.500 |
|
|
|
|
|
- Khai thác rừng chuyển hóa |
m3 |
|
|
2.400 |
|
|
|
|
|
Trong đó: - Gỗ lớn |
m3 |
|
|
1.440 |
|
|
|
|
|
- Gỗ nguyên liệu giấy |
m3 |
|
|
960 |
|
|
|
|
1.6 |
Chăn nuôi |
|
|
4.297.001 |
|
5.631.648 |
|
1.334.648 |
|
a |
Tổng đàn gia súc, gia cầm |
|
|
1.503.374 |
|
2.043.013 |
|
539.639 |
|
|
Đàn Trâu |
Con |
106.646 |
528.211 |
119.520 |
591.975,6 |
12.874 |
63.764 |
|
|
Đàn Bò |
Con |
19.343 |
52.587 |
24.650 |
67.015,1 |
5.307 |
14.428 |
|
|
Đàn Lợn |
Con |
527.260 |
685.637 |
795.755 |
1.034.782,6 |
268.495 |
349.146 |
|
|
Đàn Gia cầm |
Triệu con |
4.851 |
236.938 |
7.150 |
349.239,8 |
2.299,173 |
112.301 |
|
b |
Thịt hơi các loại |
Tấn |
56.564,5 |
2.793.627 |
72.750 |
3.588.635,2 |
16.186 |
795.009 |
|
|
Trâu |
Tấn |
4.424,0 |
219.118 |
4.500,0 |
222.882,4 |
76 |
3.764 |
|
|
Bò |
Tấn |
1.135,0 |
61.714 |
1.230,0 |
66.879,2 |
95 |
5.165 |
|
|
Lợn |
Tấn |
39.583,0 |
1.715.762 |
52.120,0 |
2.259.189,4 |
12.537 |
543.428 |
|
|
Gia cầm |
Tấn |
11.422,5 |
797.033 |
14.900,0 |
1.039.684,3 |
3.478 |
242.651 |
|
1.7 |
Con cá |
Tấn |
6.274 |
314.067 |
8.018,3 |
534.834,2 |
1.744 |
220.768 |
|
|
Trong đó: - Cá đặc sản (Lăng, Chiên, Bỗng...) |
Tấn |
100,0 |
25.000 |
785 |
196.180,0 |
685 |
171.180 |
|
|
- Cá truyền thống (rô phi, mè, trôi, trắm, chép...) |
Tấn |
6.174 |
289.067 |
7.234 |
338.654,2 |
1.059 |
49.588 |
|
II |
Sản phẩm hàng hóa tiềm năng |
|
|
2.777.697 |
|
3.021.292 |
|
243.594 |
|
2.1 |
Cây lúa |
ha |
45.555 |
1.890.803 |
42.144 |
1.879.196 |
-3.411 |
-11.607 |
|
|
Năng suất |
tạ/ha |
58,18 |
|
60,59 |
|
|
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
265.048 |
1.890.803 |
255.350 |
1.879.196 |
-9.698 |
-11.607 |
|
|
(Trong đó, lúa giống) |
Tấn |
|
|
588 |
|
588 |
|
|
a |
Lúa lai |
ha |
25.755 |
|
23.473 |
|
-2.282 |
|
|
|
Năng suất |
tạ/ha |
62,05 |
|
64,4 |
|
|
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
159.797 |
1.074.124 |
151.276 |
1.019.584 |
-8.521 |
-54.541 |
|
a1 |
Lúa thương phẩm |
ha |
25.755 |
|
23.448 |
|
-2.307 |
|
|
|
Năng suất |
tạ/ha |
62,05 |
|
64,5 |
|
|
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
159.797 |
1.074.124 |
151.188 |
1.016.259 |
-8.609 |
-57.866 |
|
a2 |
Lúa giống |
ha |
|
|
25 |
|
25 |
|
|
|
Năng suất |
tạ/ha |
|
|
35,0 |
|
|
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
|
|
88 |
3.325 |
88 |
3.325 |
|
b |
Lúa thuần |
ha |
19.801 |
|
18.671 |
|
-1.130 |
|
|
|
Năng suất |
tạ/ha |
53,16 |
|
55,74 |
|
|
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
105.251 |
816.679 |
104.074 |
859.612 |
-1.177 |
42.934 |
|
b1 |
Lúa thuần thương phẩm thông thường |
ha |
14.742 |
|
11.571 |
|
-3.171 |
|
|
|
Năng suất |
tạ/ha |
53,6 |
|
56,8 |
|
|
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
78.945 |
530.651 |
65.774 |
442.122 |
-13.170 |
-88.529 |
|
b2 |
Lúa chất lượng |
ha |
5.059 |
|
7.000 |
|
1.941 |
|
|
|
Năng suất |
tạ/ha |
52,00 |
|
54,00 |
|
|
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
26.307 |
286.027 |
37.800 |
410.990 |
11.493 |
124.963 |
|
b3 |
Lúa giống |
ha |
|
|
100 |
|
100 |
|
|
|
Năng suất |
tạ/ha |
|
|
50,00 |
|
|
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
|
|
500 |
6.500 |
500 |
6.500 |
|
2.2 |
Ngô |
ha |
17.387 |
452.951 |
15.000 |
454.220 |
-2.387 |
1.269 |
|
|
Năng suất |
tạ/ha |
43,24 |
|
50,1 |
|
|
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
75.180 |
452.951 |
75.188 |
454.220 |
7,6 |
1.269 |
|
a |
Ngô thương phẩm (giống lai thông thường) |
ha |
17.387 |
|
11.975 |
|
-5.412 |
|
|
|
Năng suất |
tạ/ha |
43,24 |
|
49,7 |
|
|
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
75.180 |
452.951 |
59.500 |
358.481 |
-15.680 |
-94.470 |
|
b |
Ngô biến đổi gen |
ha |
|
|
3.000 |
|
3.000 |
|
|
|
Năng suất |
tạ/ha |
|
|
52,0 |
|
|
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
|
|
15.600 |
93.988 |
15.600 |
93.988 |
|
c |
Ngô giống |
ha |
|
|
25 |
|
25 |
|
|
|
Năng suất |
tạ/ha |
|
|
35,0 |
|
|
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
|
|
88 |
1.750 |
88 |
1.750 |
|
2.3 |
Cây bưởi |
Ha |
358,0 |
14.731 |
500 |
23.338 |
142 |
8.606 |
|
|
Diện tích cho thu hoạch sản phẩm |
Ha |
261,0 |
|
400 |
|
139 |
|
|
|
Năng suất |
tạ/ha |
68,9 |
|
71,3 |
|
|
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
1.799,0 |
14.731 |
2.850 |
23.338 |
1.051 |
8.606 |
|
2.4 |
Cây chuối |
Ha |
1.530 |
57.163 |
2.050 |
76.532 |
520 |
19.369 |
|
|
Diện tích cho thu hoạch sản phẩm |
Ha |
1.485 |
|
2.050 |
|
565 |
|
|
|
Năng suất |
tạ/ha |
81,48 |
|
82,0 |
|
|
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
12.100 |
57.163 |
16.200 |
76.532 |
4.100 |
19.369 |
|
2.5 |
Cây hồng không hạt |
Ha |
193 |
7.060 |
300 |
8.518 |
107 |
1.458 |
|
|
Diện tích cho thu hoạch sản phẩm |
Ha |
184 |
|
200 |
|
16 |
|
|
|
Năng suất |
tạ/ha |
46,8 |
|
52,0 |
|
|
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
862 |
7.060 |
1.040 |
8.518 |
178 |
1.458 |
|
2.6 |
Rau, đậu |
|
7.320 |
350.546 |
8.500 |
554.044 |
1.180 |
203.498 |
|
a |
Đậu xanh |
Ha |
320 |
10.204 |
500 |
18.424 |
180 |
8.220 |
|
|
Năng suất |
tạ/ha |
11,25 |
|
13,0 |
|
|
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
360 |
10.204 |
650 |
18.424 |
290 |
8.220 |
|
b |
Rau các loại |
Ha |
7.000 |
340.342 |
8.000 |
535.620 |
1.000 |
195.278 |
|
|
Sản lượng |
Tấn |
61.000 |
340.342 |
96.000 |
535.620 |
35.000 |
195.278 |
|
2.7 |
Đàn ong |
Đàn |
13.000 |
11.503 |
18.000 |
33.962 |
5.000 |
22.459 |
|
|
Sản lượng mật ong |
Tấn |
105 |
11.503 |
310 |
33.962 |
205 |
22.459 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT (THEO GIÁ HIỆN HÀNH N2014) |
|
9.666.069 |
|
13.415.769 |
|
3.749.700 |
|
1 Năm 2005, Chăn nuôi chiếm tỷ trọng 30,8% cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đến năm 2014 tăng lên 38,7%
2 Diện tích cây ăn quả chủ yếu hiện nay là 7.000 ha, trong đó: Cây cam 4.560 ha (chủ yếu tại huyện Hàm Yên và Chiêm Hóa).
3 Mô hình Cam VietGAP (5 ha) và mô hình Chè VietGAP (5 ha) tại xã Tân Thành, huyện Hàm Yên, lợi nhuận thu được cao hơn 15% - 20% so với canh tác truyền thống.
4 Diện tích rừng tự nhiên sản xuất: 112.958,37 ha; rừng trồng sản xuất: 129.231,37 ha.
5 Năm 2010, tỷ lệ đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh được bê tông hóa là 22,43%
6 Tổng dự án xây dựng đường ô tô vận chuyển lâm sản là 33 km.
7 Toàn tỉnh hiện có 43 vườn ươm cây giống lâm nghiệp; 04 trại cá: Sơn Dương, Hoàng Khai, Hàm Yên, Thành phố Tuyên Quang; 7 cơ sở sản xuất phân viên nén dúi sâu NK, sản xuất được khoảng trên 5.000 tấn phân viên NK/năm, cung ứng cho trên 20.000 ha lúa.
8 Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh năm 2010 là 57,1%
9 Điển hình như: Chè Bát tiên Mỹ Bằng; Chè đặc sản Vĩnh Tân; Gạo chất lượng cao Kim Phú; Bưởi Xuân Vân; Rượu gạo Tiến Huy; Miến dong Hảo Hán; Miến dong Hợp thành; Mật ong Phong Thổ...
10 Gồm: (1) Trang trại bò sữa Tuyên Quang thuộc Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk tại xã Phú Lâm, huyện Yên Sơn; (2) Công ty TNHH Hoàng Khai, tại Xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn; (3) Công ty TNHH sữa cho Tương lai (thuộc công ty Jonvest-Australia), tại xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương.
11 Tương đương với khoảng 115 tấn chè khô/ngày
12 Đến năm 2014, có 3 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (Tân Trào, Mỹ Bằng, An Khang), 7/129 xã đạt 15-18 tiêu chí tăng 7 xã so 2011, 22/129 xã đạt từ 10-14 tiêu chí, tăng 21 xã so với năm 2011; số xã đạt từ 5-9 tiêu chí có 94/129 xã tăng 81 xã so năm 2011, còn 3 xã đạt dưới 5 tiêu chí giảm 112 xã so năm 2011.
13 Năm 2014 giá trị chăn nuôi tập trung, trang trại chiếm khoảng 18,6%; hiện nay, mới có Làng Chè Vĩnh Tân, xã Tân Trào được công nhận là làng nghề.
14 Năm 2014, Nông nghiệp chiếm 84,6% (trong đó chăn nuôi chiếm 38,7%); lâm nghiệp chiếm 12,3%; thủy sản chiếm 3,1%
15 Cây cam đạt 200 triệu đồng/ha từ tuổi 5-6 trở đi; cây chè đạt 82 triệu đồng/ha từ tuổi 6-7.
16 Theo Quyết định số 471/QĐ-UBND ngày 15/12/2011 V/v phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2011 -2015, định hướng đến năm 2020.
17 Quy mô sản xuất tập trung theo vùng hoặc tiểu vùng, đồng nhất về công nghệ, kỹ thuật để tạo ra lượng sản phẩm lớn, đồng đều về quy cách, tiêu chuẩn chất lượng
18 Tăng gần 3.500 ha so với diện tích cam hiện có năm 2014.
19 Về điều kiện tự nhiên và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
20 Năm 2014 có 12 ha lạc được gieo trồng bằng giống xác nhận.
21 Giai đoạn 2015-2020, có khoảng trên 500 lồng nuôi có kích thước 9-12 m3, trên 50 lồng nuôi có kích thước 108 m3 được hỗ trợ.
22 Đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 191/QĐ-UBND ngày 23/5/2011.
23 Theo Kế hoạch 16/KH-UBND ngày 29/3/2012 của UBND tỉnh Tuyên Quang về thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 23/11/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XV) về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2030 (Ban hành kèm theo Quyết định số 70/QĐ-UBND ngày 29/3/2012 của UBND tỉnh “Về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2030”).
24 sản xuất và tạo giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao, như: Công nghệ giâm hom, nuôi cấy mô, vi ghép đỉnh sinh trưởng để tạo ra nguồn giống sạch bệnh, xử lý chiếu xạ tia gamma trên mầm ngủ cây có múi để tạo giống cây cho quả ít hạt, không hạt...; nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo các giống vật nuôi, thủy sản chủ yếu và một số giống đặc sản có giá trị kinh tế cao, như: Trâu, bò và các loài cá bản địa quý hiếm (Cá Chiên, cá Dầm Xanh, cá Anh Vũ…)
25 Quyết định 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản và thủy sản theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tại Nghị định 210/2013/NĐ-CP; Quyết định 50/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020. Nghị quyết 10/2014/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. Nghị quyết 12/2014/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Nghị quyết 31/2013/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh...
26 Theo Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc “phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng suất, Chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất, giai đoạn 2014-2020”
27 Như: Các chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thôn mới, Giảm nghèo bền vững, nước sạch và VSMTNT, an toàn thực phẩm, việc làm và dạy nghề; Dự án TNSP do IFAD tài trợ, Dự án ADB...
28 Đưa tỷ lệ đực giống tốt (xếp cấp tổng hợp đạt từ cấp 1 trở lên) chiếm 10% tổng đàn; chọn trâu cái đảm bảo đạt từ cấp 2 trở lên. Tăng tỷ lệ đẻ: 8 - 10%/đàn cái sinh sản nhằm tạo đàn cái nền phục vụ cho các vùng giống trâu.
29 Theo hướng: Nhập khẩu tinh bò đực để phối giống với đàn bò sữa; nhập khẩu giống bò sữa để nuôi thuần tại địa phương.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây