Quyết định 1354/QĐ-UBND năm 2013 về Phê duyệt Dự án Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2014 - 2015 do Tỉnh Hải Dương ban hành
Quyết định 1354/QĐ-UBND năm 2013 về Phê duyệt Dự án Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2014 - 2015 do Tỉnh Hải Dương ban hành
Số hiệu: | 1354/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hải Dương | Người ký: | Nguyễn Mạnh Hiển |
Ngày ban hành: | 27/06/2013 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1354/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hải Dương |
Người ký: | Nguyễn Mạnh Hiển |
Ngày ban hành: | 27/06/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1354/QĐ-UBND |
Hải Dương, ngày 27 tháng 6 năm 2013 |
PHÊ DUYỆT DỰ ÁN HỖ TRỢ PHỤ NỮ HỌC NGHỀ, TẠO VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2014 – 2015
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 295/QĐ-TTg ngày 26/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015”;
Xét đề nghị của Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tại Tờ trình số 08/TT-TVLHPN ngày 25/6/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Dự án Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2014 - 2015 (có Dự án chi tiết kèm theo).
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Giám đốc Sở Lao động TBXH, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm 8/3 phụ nữ Hải Dương và thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ
TỊCH |
HỖ TRỢ PHỤ NỮ HỌC NGHỀ, TẠO VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN
2014 - 2015
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 1354
/QĐ-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
Hải Dương là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cầu nối giữa thủ đô Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng, thành phố du lịch Hạ Long và các tỉnh trọng điểm phía Bắc khác. Hải Dương là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh của cả nước.
Nhiều năm trở lại đây, nhu cầu học nghề, tạo việc làm ngày càng tăng cao, nhất là lao động nữ, lao động nông thôn, lao động có đất nông nghiệp bàn giao cho các dự án phát triển kinh tế- xã hội.
Theo Đề án dạy nghề 1956, giai đoạn từ 2011 - 2015, tỉnh ta phấn đấu đào tạo nghề cho 62.500 lao động nông thôn, trong đó có 20.000 người học nghề nông nghiệp, 42.500 học nghề phi nông nghiệp. Thực hiện Đề án năm 2011 - 2012, toàn tỉnh đã mở gần 830 lớp dạy nghề cho hơn 29.000 lao động, gắn dạy nghề với tư vấn, giới thiệu việc làm nên số lao động có việc làm sau học nghề đạt trên 75%.( Trong đó, số lao động nữ tham gia học nghề chiếm 85%. Sau học nghề số lao động nữ có việc làm sau đào tạo nghề đạt 77%)
Trung tâm DVVL 8/3 phụ nữ Hải Dương là đơn vị sự nghiệp có thu, thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội được thành lập theo Quyết định số 276/QĐ-ĐCT ngày 5/11/2001 của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam. Trung tâm có nhiệm vụ: Tư vấn chế độ chính sách, pháp luật cho người lao động; dạy nghề và tạo việc làm tại chỗ, cung ứng và giới thiệu việc làm cho người lao đông; khai thác và quản lý các dự án phi chính phủ. Được sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và của tỉnh, cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trung tâm ngày càng khang trang, hiện đại. Trung tâm được UBND tỉnh cấp 7.592m2 đất và được Trung ương Hội LHPN Việt Nam đầu tư xây dựng 4 tòa nhà 4 tầng. Năm 2010, Trung tâm được UBND tỉnh cấp bổ sung 22.000m2 đất tại phường Ngọc Châu. Trung tâm có 320 bộ máy may công nghiệp, thiết bị sửa chữa điện tử điện lạnh, 50 bộ máy dạy nghề tin học văn phòng, thiết bị dạy nghề làm bánh mì và các loại thiết bị dạy nghề khác.
Một số kế quả hoạt động nổi bật trong những năm gần đây của Trung tâm cụ thể như sau:
- Kết quả hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm từ 2010 - 2012: Tư vấn 34.842 người (trong đó, tư vấn việc làm cho 17.141 người; tư vấn nghề cho 17.701 người); giới thiệu việc làm và cung ứng lao động cho 7.933 người.
- Kết quả hoạt động dạy nghề ( 2010 - 2012): Dạy nghề cho 5.679 người, trong đó 95% là lao động nữ, cụ thể các đối tượng như sau: 4.503 lao động nông thôn; 70 trẻ em khuyết tật, chất độc da cam và khó khăn đặc biệt; 896 phụ nữ hộ nghèo, đặc biệt nghèo; 210 nông dân có đất bàn giao cho dự án phát triển Kinh tế - Xã hội.
Việc xây dựng Dự án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm tỉnh Hải Dương giai đoạn 2014 – 2015” là phù hợp và cần thiết.
1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần bảo đảm quyền được học nghề và có việc làm của phụ nữ theo quy định của Luật Bình đẳng giới; tăng tỷ lệ lao động nữ được đào tạo nghề và nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của lao động nữ; tạo cơ hội để phụ nữ có thể tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định, giúp xóa đói, giảm nghèo và nâng cao vị thế cho phụ nữ; đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho lao động nông thôn;
- Dạy nghề phù hợp, tạo việc làm cho hơn 2.000 phụ nữ thuộc các đối tượng của Dự án;
- Tỷ lệ lao động nữ trong tổng số chỉ tiêu tuyển sinh học nghề đạt 70%, tỷ lệ lao động nữ có việc làm sau khi học nghề tối thiểu đạt 70%;
- Nâng cao năng lực của Trung tâm DVVL 8/3 phụ nữ Hải Dương, đảm bảo chuẩn về trang thiết bị dạy và học, trình độ đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình, nghề phù hợp với tỉnh và khu vực.
1. Hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm
- Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy nghề cho lao động nông thôn;
- Triển khai tuyên truyền về dạy nghề lao động nông thôn trên phương tiện thông tin đại chúng;
- Xây dựng, biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động đối với đội ngũ tuyên truyền viên là cán bộ của Hội phụ nữ các cấp, đặc biệt là phụ nữ cấp cơ sở.
- Tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn, lao động nữ.
2. Điều tra, khảo sát nhu học nghề của phụ nữ
- Xác định danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn;
- Xác định nhu cầu học nghề của lao động nông thôn theo từng nghề, khu vực và trình độ;
- Xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề (số lượng, chất lượng, cơ cấu) của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế và thị trường lao động;
3. Hoạt động dạy nghề và tạo việc làm
- Đối tượng học nghề:
Đối tượng học nghề của Dự án là lao động nữ chưa có việc làm; mỗi người chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách của Đề án này.
- Số lượng: 2.275 người;
- Chế độ hỗ trợ cho người học nghề:
+ Lao động nữ thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác, lao động nữ bị mất việc làm trong các doanh nghiệp được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 03 triệu đồng/người/khoá học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000đ/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000đ/người/khoá học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên;
+ Lao động nữ (cả nông thôn và thành thị) thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khoá học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế);
+ Lao động nữ khác đuợc hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 02 triệu đồng/người/khoá (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế);
- Hỗ trợ việc làm cho người học nghề trong dự án:
Lao động nữ sau khi học nghề được giới thiệu vào làm việc tại các đơn vị doanh nghiệp trong ngoài tỉnh, trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Hải Dương và các tỉnh lân cận.
Hỗ trợ tự tạo việc làm, hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm và hỗ trợ tạo việc làm tại chỗ cho người học nghề sau khi kết thúc các khoá đào tạo.
4. Hoạt động tăng cường năng lực dạy nghề cho Trung tâm
a) Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề
- Xây dựng 10 chương trình, học liệu dạy nghề (giáo trình, tài liệu hướng dẫn, băng, đĩa hình…) để đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng theo yêu cầu của thị trường lao động;
- Xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề trình độ sơ cấp của 5 nghề.
b) Nâng cao trình độ giáo viên, cán bộ quản lý Trung tâm
- Biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề ở trình độ sơ cấp nghề và người học nghề: chương trình tài liệu, bồi dưỡng công nghệ mới, chương trình tài liệu bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm; chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề về nghiệp vụ tư vấn học nghề, tư vấn việc làm;
- Đào tạo nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề của trung tâm để đảm bảo công tác dạy nghề theo tiêu chuẩn.
- Bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm và tự tạo việc làm cho lao động nông thôn cho hơn 2.000 lượt người;
5. Hoạt động kiểm tra, giám sát
- Giám sát công tác chiêu sinh, tuyển sinh đúng đối tượng của dự án;
- Giám sát công tác đạo tạo của các lớp học nghề theo đúng quy định của các cơ quan chức năng , đảm bảo chất lượng dạy và học;
- Kiểm tra giáo án, giáo trình, chương trình đào tạo phục vụ việc học nghề của các lớp;
- Giám sát mọi chế độ tiêu chuẩn cho người học nghề khi tham gia dự án;
- Kiểm tra, giám sát kết quả đầu vào, đầu ra cho dự án như số lượng học viên tham gia học tập, chất lượng tay nghề, số học viên đảm bảo tay nghề, tốt nghiệp ra trường, số học viên có việc làm sau học nghề.
a) Tổng kinh phí thực hiện dự kiến là 3.818.850.000đồng, trong đó:
- Kinh phí tuyên truyền tư vấn: 250.000.000đồng
- Kinh phí điều tra khảo sát: 300.000.000đồng
- Kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn: 2.768.850.000đồng
- Kinh phí phát triển chương trình, giáo trình: 150.000.000đồng
- Kinh phí bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên: 350.000.000đồng
b) Dự toán kinh phí theo tiến độ dự án
Đơn vị: 1.000đồng
Stt |
Nội dung |
Năm 2014 |
Năm 2015 |
Tổng |
1 |
Tư vấn, tuyên truyền |
250.000 |
|
250.000 |
2 |
Điều tra khảo sát |
300.000 |
|
300.000 |
3 |
Dạy nghề cho lao động nữ |
1.266.300 |
1.502.550 |
2.768.850 |
4 |
Chương trình, giáo trình |
150.000 |
|
150.000 |
5 |
Bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên |
350.000 |
|
350.000 |
Cộng |
2.316.300 |
1.502.550 |
3.818.850 |
c) Nguồn kinh phí
Kinh phí do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp.
1. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
Là cơ quan quản lý trực tiếp, chỉ đạo các cấp Hội tại địa phương trong việc phối hợp với Trung tâm để thực hiện dự án.
2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Hướng dẫn Trung tâm thực hiện dự án dạy nghề, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình dạy nghề và nghiệm thu số lượng lao động học nghề thuộc dự án.
3. Trung tâm DVVL 8/3 phụ nữ Hải dương
- Tổ chức thực hiện dự án theo quy định hiện hành của pháp luật và các quy định về quản lý kinh phí của Nhà Nước.
- Phối hợp với Hội phụ nữ các huyện, thành phố, các xã và cơ sở tổ chức tuyên truyền, tư vấn, nâng cao nhận thức cho người lao động về kiến thức, kỹ năng trong học nghề và việc làm.
- Phối hợp với Hội phụ nữ các huyện, thành phố, thị xã tiến hành khảo sát về nhu cầu, đối tượng tham gia học nghề. Đồng thời lựa chọn Danh sách và lập hồ sơ học viên tham gia học nghề. Tổ chức Dạy nghề lưu động tại cơ sở các xã/thị trấn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi về thời gian học tập và giảm chi phí sinh hoạt cho học viên.
- Tổ chức triển khai thực hiện dự án, đánh giá kết quả đầu vào, đầu ra của học viên.
- Hỗ trợ học viên trong tìm kiếm việc làm phù hợp nghề được học, tạo việc làm tại chỗ. Khai thác nguồn vốn vay, hướng dẫn kỹ năng quản lý và khởi sự doanh nghiệp nhỏ, để lao động nữ sau đào tạo, áp dụng được kiến thức trong phát triển kinh tế hộ và khởi sự doanh nghiệp./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây