Quyết định 97/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen tỉnh Bình Định đến năm 2025
Quyết định 97/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen tỉnh Bình Định đến năm 2025
Số hiệu: | 97/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Định | Người ký: | Lâm Hải Giang |
Ngày ban hành: | 11/01/2022 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 97/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Định |
Người ký: | Lâm Hải Giang |
Ngày ban hành: | 11/01/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 97/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 11 tháng 01 năm 2022 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN KHUNG CÁC NHIỆM VỤ BẢO TỒN NGUỒN GEN TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 28/11/2008;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Thông tư số 17/2016/TT-BKHCN ngày 01/9/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 117/TTr-SKHCN ngày 23/12/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen tỉnh Bình Định đến năm 2025.
Điều 2. Sở Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CÁC NHIỆM VỤ BẢO TỒN NGUỒN GEN TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số 97/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2022 của UBND tỉnh)
I. Căn cứ pháp lý và tính cấp thiết
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Đa dạng sinh học ngày 28/11/2008;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;
- Luật Khoa học và công nghệ ngày 18/6/2013;
- Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
- Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ;
- Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Thông tư số 17/2016/TT-BKHCN ngày 01/9/2016 của Bộ khoa học và Công nghệ quy định quản lý thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Công văn số 161/BKHCN-CNN ngày 21/01/2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc xây dựng Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh;
- Công văn số 1851/BKHCN-CNN ngày 26/6/2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.
2. Tính cấp thiết
Bình Định là tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung bộ với địa hình tương đối phức tạp, đa dạng và được phân thành 3 vùng chính: đồng bằng, trung du và miền núi. Diện tích tự nhiên 6.050,58 km2. Trong đó đất nông nghiệp 497.823 ha, chiếm 82,28% (Đất sản xuất nông nghiệp: 114.036 ha, trong đó: đất trồng cây hàng năm, bao gồm đất lúa (53.118 ha), đất trồng cây màu hàng năm (45.361 ha), đất trồng cỏ chăn nuôi và đất trồng cây lâu năm: 15.547 ha, đất lâm nghiệp 383.787ha). Toàn tỉnh được chia thành 10 nhóm với 27 đơn vị đất; trong đó, phần lớn đất có đặc trưng chung thoát nước tốt, thành phần cơ giới nhẹ. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm, phân theo 02 mùa: khô và mưa; nhiệt độ không khí trung bình 26,9°C; số giờ nắng trong năm giao động từ 2.600 - 2.700 giờ, thuận lợi cho cây trồng, thực vật tích lũy sinh khối.
Toàn tỉnh có 04 hệ thống sông lớn là: Lại Giang, La Tinh, Kôn và Hà Thanh; tổng chiều dài 352 km; tổng diện tích lưu vực 5.699 km2. Tất cả đều bắt nguồn từ các dãy núi cao phía Tây chảy qua vùng đồng bằng rồi đổ ra biển Đông. Đặc điểm chung là dòng sông ngắn, hẹp, dốc. Tổng diện tích mặt nước khoảng 10.920 ha (không kể 67.000 ha mặt biển). Trong đó, đầm Thị Nại 5.060 ha, đầm Đề Gi 1.580 ha, vùng cửa sông Tam Quan 300 ha và một số ao hồ nước ngọt... là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Hiện đã có 2.648 ha mặt nước nuôi tôm.
Diện tích rừng hiện có trên 207.370 ha. Trong đó rừng tự nhiên là 154.390 ha, rừng trồng là 52.980 ha (rừng sản xuất là 34.624 ha); những năm gần đây đã khai thác khoảng từ 6.000 - 8.000 m3 gỗ (góp phần đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ xuất khẩu và tiêu thụ trong tỉnh khoảng 200.000 m3). Ngoài ra, dưới tán rừng còn có song mây, lá nón, bời lời, các loại lâm sản khác... là nguồn nguyên liệu phục vụ cho các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng... Ngoài ra, đất đồi núi chưa sử dụng trên 205.200 ha, có thể phát triển trồng rừng nguyên liệu hoặc trồng cây công nghiệp phục vụ cho công nghiệp chế biến lâm sản.
Với điều kiện tự nhiên nêu trên, Bình Định có sự phong phú về các loài động vật, đa dạng các loài thực vật với nhiều loài quý hiếm, đặc hữu, đặc biệt là nguồn gen thực vật, cây trồng; tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh có thể đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong việc bảo tồn, khai thác và phát triển hợp lý các nguồn gen quý, hiếm, nhất là các loài gen mang đặc trưng của địa phương, có giá trị kinh tế cao.
Tuy nhiên, ngày nay, khi hệ sinh thái đang bị khai thác quá mức để cung cấp lương thực, thực phẩm và các sản phẩm dịch vụ khác cho con người do sự gia tăng dân số, phát triển đô thị và công nghiệp. Sự suy giảm về đa dạng sinh học sẽ dẫn đến mất cân bằng sinh thái, mất dần các nguồn gen quý, hiếm của động, thực vật, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu đã và đang có những ảnh hưởng lớn tới tự nhiên, xã hội và tác động trực tiếp tới cuộc sống của con người theo chiều hướng ngày càng khắc nghiệt, một số loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng như các loài linh trưởng đặc hữu, một số loài rùa biển…; các giống cây trồng có đặc trưng bản địa có nguồn gen quý, có giá trị kinh tế cao đang có nguy cơ thoái hóa, lẫn tạp và khả năng biến mất trong tự nhiên; các loài động, thực vật ngoại lai xâm nhập và phát triển do môi trường sống thay đổi; các hệ sinh thái, các sinh cảnh cần thiết cho các loài di cư hoặc các loài nguy cấp có phân bố hẹp, các loài đặc hữu sẽ bị tuyệt chủng hoặc thu hẹp; một số khu bảo tồn cảnh quan có tầm quan trọng về kinh tế - xã hội, văn hóa và khoa học bị mất hoặc bị thu hẹp.
Căn cứ chỉ đạo, định hướng của Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, ngành Trung ương; xuất phát từ yêu cầu thực tế và nguy cơ giảm dần các loài động vật, thực vật, vi sinh vật, việc xây dựng “Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen tỉnh Bình Định đến năm 2025” nhằm đạt được mục tiêu vừa bảo tồn, vừa khai thác có hiệu quả các nguồn gen quý, hiếm, đặc hữu, có giá trị kinh tế phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, y tế và bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2025 trở nên quan trọng và cấp thiết.
1. Mục tiêu tổng quát: Bảo tồn 56 nguồn gen một số loài thực vật, vi sinh vật, đặc hữu, có giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh Bình Định.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Thu thập và đánh giá hiện trạng bảo tồn 50 nguồn gen vi sinh vật và 06 nguồn gen thực vật đặc hữu, có giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh Bình Định.
b) Xác định được các yếu tố sinh thái, điều kiện môi trường ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của 50 nguồn gen vi sinh vật và 06 nguồn gen thực vật đặc hữu, có giá trị kinh tế cao.
c) Xây dựng các mô hình nhằm duy trì bảo tồn, phát triển 50 nguồn gen vi sinh vật và 06 nguồn gen thực vật đặc hữu, có giá trị kinh tế cao.
d) Đề xuất một số biện pháp bảo tồn, phát triển 50 nguồn gen vi sinh vật và 06 nguồn gen thực vật đặc hữu, có giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh.
1. Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen đề nghị thực hiện ở cấp quốc gia
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quỹ gen và kế hoạch bảo tồn, phát triển đa dạng nguồn gen vi sinh vật phục vụ nông nghiệp, y dược và bảo vệ môi trường tại Bình Định (chi tiết tại Phụ lục 1).
2. Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen thực hiện ở cấp tỉnh
a) Nhiệm vụ 1: Bảo tồn nguồn gen một số giống cây trồng (lúa cạn/rẫy, lúa nếp, ngô nếp và giống sắn ngọt) có nguồn gốc bản địa gắn phát triển kinh tế cho phụ nữ nông thôn và vùng đồng bào dân tộc ít người của tỉnh Bình Định.
b) Nhiệm vụ 2: Bảo tồn nguồn gen Dừa nước (Nypa fruticans) nhằm phục hồi rừng ngập mặn, phục vụ du lịch sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Bình Định.
c) Nhiệm vụ 3: Bảo tồn nguồn gen lan Đại Châu (Rhynchostylis Gigcmtea) phân bố ở rừng An Lão tỉnh Bình Định.
(Chi tiết tại Phụ lục 2)
1. Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen đề nghị thực hiện ở cấp quốc gia
Bảo tồn nguồn gen vi sinh vật: 50 nguồn gen, cụ thể như sau:
a) 20 nguồn gen vi sinh vật có hoạt tính cố định nitơ, hòa tan kali, đối kháng bệnh vùng rễ trên cây trồng.
b) 20 nguồn gen vi sinh vật có khả năng phân giải xenlulo, sinh hoạt chất kháng sinh tự nhiên, chất kích thích sinh trưởng có triển vọng trong sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và xử lý ô nhiễm môi trường.
c) 10 nguồn gen vi khuẩn/xạ khuẩn sinh kháng sinh có giá trị trong y dược.
2. Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen thực hiện ở cấp tỉnh
Bảo tồn nguồn gen một số giống lương thực, cây trồng và giống hoa đặc trưng tại địa phương: 06 nguồn gen, cụ thể như sau:
a) Giống lúa cạn/rẫy: Tà Bul, Ba Băk, BaTrăng, H’Ngok.
b) Giống ngô nếp (nương rẫy).
c) Giống nếp Ngự thuần.
d) Giống sắn ngọt bỡ địa phương.
đ) Cây Dừa nước.
e) Lan Đại Châu.
1. Nguồn kinh phí từ Trung ương hỗ trợ thuộc chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
2. Nguồn kinh phí địa phương (nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ) và các nguồn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
b) Phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan điều tra, khảo sát cập nhật danh mục các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen của Đề án; đề xuất, đặt hàng các nhiệm vụ bảo tồn gen hàng năm, trình cấp thẩm quyền phê duyệt danh mục nhiệm vụ bảo tồn gen và tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật.
c) Phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị liên quan lập kế hoạch về kinh phí hàng năm cho các hoạt động của Đề án.
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Đề án; định kỳ vào tháng 12 hàng năm hoặc đột xuất báo cáo UBND tỉnh kết quả triển khai thực hiện Đề án.
đ) Phối hợp với các sở, ngành, địa phương, cơ sở bảo tồn đề xuất phương án, cơ chế tài chính cho hoạt động duy trì bảo tồn sau khi kết thúc các dự án.
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, căn cứ dự toán ngân sách hàng năm cân đối, đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo quy định phân cấp quản lý ngân sách hiện hành; đồng thời phối hợp thẩm định dự toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo quy định.
3. Thủ trưởng các sở, ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan
a) Triển khai, quán triệt nội dung Đề án; đồng thời phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan đề xuất, đặt hàng các nhiệm vụ bảo tồn gen triển khai thực hiện Đề án thuộc lĩnh vực được giao của đơn vị; tham gia điều tra, khảo sát thu thập bổ sung nguồn gen vào Đề án.
b) Tích cực tham gia triển khai các nhiệm vụ bảo tồn gen của tỉnh theo quy định; phối hợp quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án triển khai thuộc phạm vi quản lý.
c) Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo tình hình thực hiện Đề án cho UBND tỉnh thông qua Sở Khoa học và Công nghệ.
Trong quá trình thực hiện Đề án, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời bằng văn bản về Sở Khoa học và Công nghệ để hướng dẫn thực hiện hoặc tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ BẢO TỒN NGUỒN GEN ĐỀ NGHỊ THỰC
HIỆN Ở CẤP QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen tỉnh Bình Định đến năm
2025 được phê duyệt tại Quyết định số 97/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2022 của
UBND tỉnh)
STT |
Tên nhiệm vụ |
Tên tổ chức dự kiến chủ trì |
Đối tượng và số lượng nguồn gen bảo tồn |
Dự kiến kinh phí (NSNN) (triệu đồng) |
Ghi chú |
01 |
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quỹ gen và kế hoạch bảo tồn, phát triển đa dạng nguồn gen vi sinh vật phục vụ nông nghiệp, y dược và bảo vệ môi trường tại Bình Định |
Trung tâm Thông tin - Ứng dụng KH&CN Bình Định |
- 20 nguồn gen vi sinh vật có hoạt tính cố định nitơ, hòa tan kali, đối kháng bệnh vùng rễ trên cây trồng. - 20 nguồn gen vi sinh vật có khả năng phân giải xenlulo, sinh hoạt chất kháng sinh tự nhiên, chất kích thích sinh trưởng có triển vọng trong sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và xử lý ô nhiễm môi trường. - 10 nguồn gen vi khuẩn/xạ khuẩn sinh kháng sinh có giá trị trong y dược. |
2.500 |
Bắt đầu đề xuất thực hiện từ năm 2022 |
Tổng cộng |
2.500 |
|
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ BẢO TỒN NGUỒN GEN TỈNH BÌNH ĐỊNH
ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen tỉnh Bình Định đến
năm 2025 được phê duyệt tại Quyết định số 97/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2022
của UBND tỉnh)
STT |
Tên nhiệm vụ |
Tên tổ chức dự kiến chủ trì |
Đối tượng và số lượng nguồn gen bảo tồn |
Dự kiến kinh phí (NSNN) (triệu đồng) |
Ghi chú |
01 |
Bảo tồn nguồn gen một số giống cây trồng (lúa cạn/rẫy, lúa nếp, ngô nếp và giống sắn ngọt) có nguồn gốc bản địa gắn với phát triển kinh tế cho phụ nữ nông thôn và vùng đồng bào dân tộc ít người của tỉnh Bình Định |
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ |
- Đặc điểm đặc trưng các giống lúa cạn/rẫy: Tà Bul, Ba Băk, BaTrăng, H’Ngok. - Đặc điểm đặc trưng giống ngô nếp (nương rẫy). - Đặc điểm đặc trưng giống nếp Ngự thuần. - Đặc điểm đặc trưng giống sắn ngọt bỡ địa phương. |
750 |
Bắt đầu thực hiện từ năm 2022 |
02 |
Bảo tồn nguồn gen dừa nước (Nypa fruticans) nhằm phục hồi rừng ngập mặn, phục vụ du lịch sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Bình Định |
Trung tâm Thông tin - Ứng dụng KH&CN Bình Định |
Cây Dừa nước |
400 |
Bắt đầu thực hiện từ năm 2023 |
03 |
Bảo tồn nguồn gen lan Đại Châu (Rhynchostylis Gigcmtea) phân bố ở rừng An Lão tỉnh Bình Định |
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ |
Lan Đại Châu - 50 cá thể |
500 |
Bắt đầu thực hiện từ năm 2023 |
Tổng cộng |
1.650 |
|
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây