479605

Quyết định 944/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025

479605
LawNet .vn

Quyết định 944/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025

Số hiệu: 944/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long Người ký: Nguyễn Văn Liệt
Ngày ban hành: 27/04/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 944/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
Người ký: Nguyễn Văn Liệt
Ngày ban hành: 27/04/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 944/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 27 tháng 4 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông;

Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 của Bộ Tài chính về việc quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông;

Căn cứ Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 25/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030;

Căn cứ Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045;

Căn cứ Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045;

Căn cQuyết định số 130/QĐ-TTg ngày 27/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1360/QĐ-BNN-KHCN ngày 24/4/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Chương trình khuyến nông trung ương giai đoạn 2020-2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 49/TTr-SNN&PTNT, ngày 16/4/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2025 (Kèm theo Chương trình chi tiết).

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình đúng quy định hiện hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Bình Minh, thành phố Vĩnh Long và Thủ trưởng các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- TT. Tỉnh ủy; TT. HĐND tỉnh (b/c);
- TT. UBND tỉnh (b/c);
- UBMTTQ VN và các tổ chức thành viên;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Phòng KT-NV, TTTH-CB;
- Lưu: VT, 4.07.05.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Văn Liệt

 

CHƯƠNG TRÌNH

KHUYẾN NÔNG TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2021-2025

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN SỰ NGHIỆP PHỤC VỤ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2014-2020

Thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg, ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Tỉnh ủy Vĩnh Long đã ban hành Đề án s03-ĐA/TU, ngày 20/02/2014 về “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững giai đon 2014-2020” và Ủy ban Nhân dân tỉnh đã ban hành kế hoạch số 879/KH-UBND ngày 26/4/2017 về thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Trong giai đoạn 2016-2020, Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt và giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Long quản lý, tổ chức thực hiện trên 30 dự án sự nghiệp nông nghiệp phục vụ đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp, dự án thuộc chương trình giống nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với tổng kinh phí đầu tư thực hiện trên 135 tỷ đồng (bình quân hằng năm trên 27 tỷ đồng). Việc thực hiện thành công các dự án đã giúp cho ngành nông nghiệp của tỉnh phát triển theo đúng định hướng chỉ đạo của Tỉnh ủy về các sản phẩm chủ lực, tiềm năng; các chương trình trọng điểm; các giải pháp đột phá. Cụ thể:

- Lĩnh vực trồng trọt: ng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất (giảm lượng giống gieo sạ, cơ giới hóa đồng bộ, sử dụng giống xác nhận, kỹ thuật sản xuất 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm ...) giúp nâng cao giá trị sản xuất trên 01 đơn vị diện tích trồng trọt từ 119,88 triệu đồng/ha năm 2013 lên 214 triệu đồng năm 2020. Hình thành được một số vùng lúa chất lượng cao. Mở rộng diện tích cây ăn trái, rau mầm được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP và sản xuất theo hướng hữu cơ.

- Lĩnh vực chăn nuôi: các dự án về giống heo, giống bò, ứng dụng kỹ thuật gieo tinh nhân tạo đã góp phần nâng cao chất lượng đàn heo, đàn bò của tỉnh nói chung, đàn heo cái sinh sản, đàn bò cái nền nói riêng và giúp nâng cao hiệu quả của ngành chăn nuôi.

- Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản: các loại thủy sản là cá tra và cá nuôi lồng bè, các loại đối tượng thủy đặc sản như tôm càng xanh, cách trạch lấu, cá lóc, lươn đồng thông qua các dự án áp dụng các phương pháp nuôi theo hướng nuôi thâm canh, nuôi lồng bè đã giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao giá trị sản phẩm và đang được nhân rộng sản xuất.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được từ các chương trình, dự án giai đoạn 2014-2020 vẫn còn một số hạn chế:

- Quy mô thực hiện các dự án còn nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường;

- Các dự án về liên kết chuỗi đặc biệt liên kết đối với các sản phẩm chủ lực kết quả thực hiện chưa cao, chưa hình thành được các liên kết bền vững giữa người sản xuất và tổ chức tiêu thụ.

II. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Sự cần thiết xây dựng chương trình

Chương trình Khuyến nông là một trong những hình thức hoạt động khuyến nông quan trọng của cả nước nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng, với vai trò là cầu nối chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, hoạt động khuyến nông gắn liền với sản xuất nông nghiệp. Những thành quả đạt được của ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đã và luôn có sự đóng góp không nhỏ của công tác khuyến nông.

Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu người sản xuất, thực hiện thành công Đề án cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, gắn với phòng chống và thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Vĩnh Long đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; cần phải xác định mục tiêu, nội dung, nhiệm  vụ,  giải  pháp  khuyến  nông  trọng  tâm,  dài  hạn  nhằm  làm  căn  cứ xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các dự án, hoạt động khuyến nông hàng năm trên địa bàn tỉnh. Do đó, việc xây dựng và thực hiện Chương trình khuyến nông giai đoạn 2021-2025 có ý nghĩa thực tế và thật sự cần thiết.

2. Căn cứ pháp lý

2.1 Các văn bản của Trung ương

- Luật An toàn thực phẩm Số 55/2010/QH ngày 17/6/2010;

- Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông;

- Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;

- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

- Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt “Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020- 2030”;

- Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030;

- Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025;

- Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030;

- Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045;

- Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 27/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030;

- Thông tư số 40/2017/TT-BTC, ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;

- Thông tư số 75/2019/TT-BTC, ngày 4/11/2019 của Bộ Tài chính Quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông;

- Quyết định số 3642/QĐ-BNN-CB ngày 8/9/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Đề án đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp;

- Quyết định số 1360/QĐ-BNN-KHCN, ngày 24/4/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Chương trình khuyến nông trung ương giai đoạn 2020-2025.

2.2 Các văn bản của tỉnh

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long nhiệm kỳ 2020-2025;

- Đề án số 03-ĐA/TU, ngày 20/02/2014 của Tỉnh ủy Vĩnh Long về “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững giai đoạn 2014-2020” và Quyết định số 246/QĐ-TU, ngày 13/01/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc điều chỉnh bổ sung một số nội dung, chi tiêu Đề án 03/ĐA-TU ngày 20/02/2014;

- Nghị quyết số 89/2017/NQ-HĐND, ngày 08/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc quy định mức chi về công tác phí, chi phí hội nghị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;

- Nghị quyết số 220/2019/NQ-HĐND ngày 6/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;

- Nghị quyết số 08/2020/NQ-HĐND ngày 07/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành quy định nội dung và định mức xây dựng dự toán đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cấp cơ sở có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;

- Nghị quyết số 15/2020/NQ-HĐND ngày 11/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;

- Quyết định số 879/QĐ-UBND, ngày 26/4/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030.

III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu chung

- Tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng quy mô lớn và chuỗi giá trị; tập trung chuyển giao và áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật mang tính đột phá và có khả năng lan tỏa mạnh như: Tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình sản xuất thâm canh tổng hợp, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm vào sản xuất, phù hợp với từng đối tượng cây trồng, vật nuôi, thủy sản và điều kiện thực tế của từng vùng, từng địa phương nhằm nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm nông sản, gắn với đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường.

- Nâng cao hiệu quả của công tác khuyến nông nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất hàng hóa theo hướng an toàn, ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.

- Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình khuyến nông về sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm; mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; mô hình cơ giới hóa, chế biến, bảo quản nông sản,….

- Huy động các nguồn lực đầu tư và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia vào hoạt động khuyến nông với việc đa dạng hóa hình thức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và phát triển sản xuất hàng hóa số lượng lớn theo chuỗi liên kết giá trị.

- Công tác khuyến nông phải đảm bảo bao quát, toàn diện, chú trọng đổi mới nâng cao hiệu quả các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, thông tin tuyên truyền, nhân rộng mô hình, phương pháp tổ chức quản lý và xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khuyến nông cần thể hiện rõ vai trò thực sự là cầu nối giữa nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Tạo tiền đề vững chắc cho việc thực hiện thành công đề án “Cơ cấu lại ngành Nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2021 -2025, tầm nhìn đến năm 2035” gắn với việc xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể

- Hàng năm xây dựng từ 55 – 70 mô hình chuyển giao công nghệ thâm canh các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo hướng GAP. Trong đó, có trên 20-30 điểm mô hình ứng dụng công nghệ cao; hiệu quả kinh tế các mô hình tăng ít nhất 10% so với sản xuất đại trà để nông dân học tập và làm theo;

- Hàng năm tổ chức 3 - 4 lớp tập huấn nâng cao trình độ, năng lực cho những người làm cộng tác viên khuyến nông cơ sở và nông dân chủ chốt; 7 - 10 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, với 175 - 200 nông dân được huấn luyện tay nghề theo phương pháp lớp học hiện trường gắn với mô hình trình diễn;

- Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tuyên truyền, trong đó xây dựng và cộng tác với báo/đài phát sóng định kỳ 24 lần/năm các chuyên mục, chương trình khuyến nông về nông nghiệp nông thôn, kết hợp áp dụng các hình thức chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới thông qua truyền hình, internet; duy trì và nâng cấp tạp chí khuyến nông, bản tin khuyến nông thị trường hàng tháng; tổ chức  và phối hợp tổ chức 05 - 07 diễn đàn khuyến nông địa phương và khu vực;

- Phát triển nâng cấp hoạt động tư vấn khuyến nông theo hướng dịch vụ phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương, hàng năm duy trì trung bình 20-30 kỳ hoạt động tư vấn khuyến nông theo hình thức tọa đàm và hội thảo chuyên đề khuyến nông;

- Xây dựng mạng lưới Câu lạc bộ Khuyến nông kiểu mới tại các xã/phường/thị trấn có hoạt động sản xuất nông nghiệp và có nhu cầu, có ít nhất 30 – 40 câu lạc bộ.

IV. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bám sát yêu cầu, nhiệm vụ tái cơ cấu trên các lĩnh vực, chương trình, đề án nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ và tiến bộ kỹ thuật trọng điểm trong nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; đề án cơ cấu lại ngành; định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh và của các địa phương để cụ thể hóa chương trình khuyến nông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

1. Hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật

- Ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, các quy trình thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP, quy trình sản xuất an toàn, sản xuất nông nghiệp hữu cơ,... vào sản xuất; đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng các mô hình canh tác bền vững,... thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần phát triển sản xuất theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và tăng thu nhập cho người dân. Cụ thể:

+ Xây dựng mô hình và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất cây lương thực theo hướng tăng năng suất, chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường về lương thực, nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, tăng hiệu quả kinh tế 15-20% so với sản xuất đại trà và nâng cao nhận thức cho bà con nông dân trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất.

+ Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất các loại rau, nấm ăn đảm bảo an toàn cho thị trường, nâng cao giá trị cạnh tranh của sản phẩm, bảo vệ môi trường. Tạo việc làm, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Nâng cao nhận thức về vai trò trách nhiệm của người dân trong sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm.

+ Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trồng, thâm canh cây ăn trái theo hướng GAP (Good Agricultural Practices): Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống mới, kỹ thuật thâm canh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn, đáp ứng nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tại địa phương và tạo thu nhập cao cho nông dân, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Đồng thời phần nâng cao nhận thức cho nông dân trong việc hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng hợp lý, cân đối phân bón tạo ra những sản phẩm an toàn cho người sử dụng và góp phần cải thiện môi trường sinh thái trên các vùng trồng.

- Đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng các mô hình canh tác bền vững,... thích ứng với biến đổi khí hậu. Tập trung đầu tư các cây trồng chủ lực và tiềm năng theo định hướng phát triển của tỉnh như cây lúa, rau màu (khoai lang và rau các loại), cây có múi (bưởi năm roi, bưởi da xanh, cam sành), nấm rơm, nấm các loại .... Lựa chọn sử dụng các loại cây trồng, giống cây và thời vụ gieo trồng phù hợp với từng điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và bền vững trên đơn vị diện tích. Đa dạng hóa sản phẩm cây trồng nông nghiệp, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân.

- Khuyến khích, hướng dẫn nông dân ứng dụng tổng hợp các tiến bộ kỹ thuật từ cây giống (năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh) đến kỹ thuật canh tác (canh tác theo tiêu chuẩn GAP; quy trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM); ....), đến bảo quản, chế biến sau thu hoạch kết hợp với các thiết bị cơ giới hóa trên đồng ruộng (thiết bị tưới tiết kiệm, máy gieo hạt, máy cấy, máy sạ theo khóm,  thiết bị bay không người lái...) nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm, giảm giá thành, giảm rủi ro trong sản xuất giúp tăng thu nhập cho nông dân.

2. Hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y

Áp dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm tiên tiến phù hợp với phương thức và điều kiện chăn nuôi của tỉnh. Khuyến khích áp dụng công nghệ cao, mô hình chăn nuôi theo hướng GAP, mô hình liên kết chăn nuôi, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, giá trị gia tăng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hình thành phát triển vùng chăn nuôi hàng hóa tập trung gắn với xử lý chất thải để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đào tạo và tập huấn nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi về công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững. Cụ thể:

- Ứng dụng và phát triển chăn nuôi heo theo hướng GAP gắn với xử lý môi trường bằng công nghệ sinh học: Xây dựng mô hình và phổ biến áp dụng quy trình chăn nuôi heo sinh sản, heo thịt bằng các giống lai, giống thuần theo hướng GAP, hữu cơ gắn với công nghệ sinh học để xử lý môi trường (biogas, đệm lót sinh học,….) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hạn chế được dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường và tạo ra sản phẩm có tính hàng hóa cạnh tranh cao, tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

- Ứng dụng phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ (bò, dê) hướng thịt, sinh sản đảm bảo hiệu quả và bền vững: Xây dựng mô hình và phổ biến chuyển giao các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong chăn nuôi gia súc ăn cỏ (bò, dê) theo hướng thịt, sinh sản góp phần tăng nhanh số lượng, chất lượng, năng suất và hiệu quả kinh tế trên 10%.

- Phát triển chăn nuôi gia cầm, thủy cầm (thịt, trứng) theo hướng GAP trong trang trại: Đưa nhanh các tiến bộ khoa học kĩ thuật mới vào chăn nuôi gia cầm, thủy cầm (thịt, trứng) thông qua việc xây dựng, nhân rộng mô hình và tập huấn chuyển giao cho nông dân nhằm nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm thịt, trứng có tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Đảm bảo trên 90% hộ chăn nuôi thực hiện tốt quy trình vệ sinh phòng bệnh. Hạn chế tối đa dịch bệnh và tình trạng ô nhiễm môi trường, tăng thu nhập cho người chăn nuôi trên 10%.

- Duy trì và phát triển các giống vật nuôi đặc sản, bản địa cho hiệu quả kinh tế cao (heo rừng lai, gà lông màu thả vườn ...): nhằm đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi tại địa phương, khai thác lợi thế tự nhiên, tạo ra sản phẩm đặc sản chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng hiệu quả kinh tế, thu nhập cho người chăn nuôi.

3. Hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

Ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng nhằm tăng năng suất, sản lượng, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh về diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân, giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, gắn kết sản xuất với tiêu thụ tạo chuỗi giá trị bền vững trong nuôi trồng thủy sản. Cụ thể:

- Xây dựng và phát triển vùng nuôi thủy sản thâm canh đảm bảo an toàn thực phẩm nhằm thay đổi tập quán của người dân từ hình thức nuôi với quy mô nhỏ lẻ, phân tán sang nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, mang tính bền vững, đa dạng hóa đối tượng thủy sản nuôi.

- Từng bước mở rộng vùng nuôi thủy sản an toàn thực phẩm tập trung, đảm bảo chất lượng, số lượng để cung cấp sản phẩm cho thị trường trong và ngoài tỉnh, gắn kết chặt chẽ sản xuất và tiêu thụ, giúp người dân an tâm phát triển sản xuất.

Góp phần phát triển nghề nuôi thủy sản của tỉnh theo hướng liên kết sản xuất có hiệu quả kinh tế ở quy mô nông hộ.

- Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật để quản lý, kiểm soát môi trường tại các vùng nuôi thương phẩm nhằm hạn chế, phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

- Ứng dụng và chuyển giao quy trình kỹ thuật nuôi thủy đặc sản theo hướng GAP để nâng cao năng suất, chất lượng, bền vững, đảm bảo an toàn sinh học và an toàn vệ sinh thực phẩm.

4. Hoạt động khuyến nông phát triển sản xuất giống

4.1. Hoạt động lĩnh vực giống trồng trọt

- Đầu tư, hỗ trợ giống cây ăn trái có trọng điểm, sản phẩm chủ lực theo hướng gia tăng giá trị, thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025 với vùng nguyên liệu lớn, tập trung có giá trị đặc thù cho từng vùng địa lý (đặc biệt chú trọng công tác phục tráng giống bưởi Năm Roi) nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trái cây xuất khẩu. Cụ thể:

+ Đầu tư hỗ trợ giống cây ăn trái có trọng điểm sản phẩm chủ lực theo hướng gia tăng giá trị đối với cam Sành, bưởi Năm Roi, bưởi Da xanh, nhãn Xuồng cơm vàng sầu riêng (Ri 6 và MongThon), mít cao sản và dừa đặc sản thông qua việc tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả bằng xây dựng sản phẩm đạt tiêu chuẩn GlobalGAP/VietGAP. Xây dựng vùng nguyên liệu lớn, tập trung có giá trị, đặc thù, có thương hiệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm với vùng nguyên liệu lớn, tập trung phục vụ nhu cầu xuất khẩu cũng như giống cây trồng thích nghi với tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp như hạn, mặn ….

+ Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất và canh tác giống cây trồng đảm bảo cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Tạo việc làm, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Nâng cao nhận thức về vai trò trách nhiệm của người dân trong sản xuất giống cây trồng phù hợp với thị trường và hạn mặn xâm nhập.

- Nghiên cứu, chọn tạo bộ giống lúa thuần có năng suất cao, phẩm chất tốt, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu (chống chịu phèn, mặn, hạn) và xu hướng sản xuất theo hướng an toàn (chống chịu sâu bệnh hại tốt), mang thương hiu giống Vĩnh Long. Đồng thời, củng cố và mở rộng hoạt động sản xuất giống lúa các cấp cho hệ thống nhân ging trên đa bàn tnh gắn với liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất lúa hàng hóa. Cụ thể:

+ Lai chn to/ nhn chuyn nhưng 4-5 giống lúa ngn ngày, có năng suất cao, phm cht tt, có khả năng chống chịu sâu bệnh và thích nghi với điều kiện canh tác bt li (chịu phèn, mn, hạn), mang thương hiu Vĩnh Long.

+ Xây dng mô hình liên kết chuỗi sn xuất ging các cp bng các hình thc h tr 30% tng chi phí sn xut.

- Khuyến khích, hướng dẫn nông dân ứng dụng tổng hợp các tiến bộ kỹ thuật từ cây giống (năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh) đến kỹ thuật canh tác (canh tác theo tiêu chuẩn GAP; quy trình quản lý cây trồng tổng hợp ICM; ...), đến bảo quản, chế biến sau thu hoạch kết hợp với các thiết bị cơ giới hóa trong canh tác nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, giảm giá thành, giảm rủi ro trong sản xuất giúp tăng thu nhập cho nông dân thông qua các hot đng tp hun, hi thảo.

4.2. Hoạt động lĩnh vực giống chăn nuôi

H tr xây dng cơ s sn xut ging gia súc, gia cm thương phm cht lưng cao cung cp cho ngưi dân đa phương, góp phần đưa ngành chăn nuôi tnh nhà thành một ngành sản xuất hàng hóa nông nghiệp chính trong cơ cấu sản xuất của ngành nông nghiệp.

Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm tiên tiến phù hợp với phương thức và điều kiện chăn nuôi của tỉnh. Khuyến khích áp dụng mô hình chăn nuôi theo hướng GAP, mô hình liên kết chăn nuôi, nhằm nâng cao năng suất, cht lưng sn phm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dng vùng chăn nuôi hàng hóa tập trung gắn với xử lý chất thải để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tăng cường nhận thức cho người chăn nuôi về công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững. Cụ thể:

- Đầu tư xây dựng và phát triển chăn nuôi heo, gà theo hướng an toàn sinh học, hưng GAP kim soát chc ch t đu vào đến đu ra, gắn với xử lý môi trường bằng công nghệ sinh học (biogas, đệm lót sinh học,…) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sn phm, hạn chế được dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường và tạo ra sản phẩm có tính hàng hóa cạnh tranh cao, tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

- Tập huấn chuyển giao khoa hc k thut nhằm nâng cao năng suất, cht lưng sản phẩm có tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Đảm bảo 100% hộ chăn nuôi tham gia thực hiện tốt quy trình vệ sinh phòng bệnh, hạn chế tối đa dịch bệnh. Hình thành vùng chăn nuôi an toàn dịch bnh phù hp điu kin chăn nuôi ca các h dân trong tnh, góp phần giải quyết nhu cu v con ging và gii quyết vic làm cho lao đng nông thôn, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.

4.3. Hoạt động lĩnh vực giống nuôi trồng thủy sản

- Ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong việc sản xuất và cung ứng giống thủy sản nước ngọt, thủy đặc sản của tỉnh. Đồng thời giúp nông dân trong vùng dự án chủ động được nguồn giống cung ứng tại ch phục vụ nuôi để nâng cao hiệu quả nuôi, đặc biệt nông dân các xã xây dựng nông thôn mới có điều kiện nâng cao giá trị sản xuất trên diện tích đất canh tác.

- Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất giống nông nghiệp, phát triển nguồn lợi thủy sản, đa dạng hóa giống thủy sản tăng thu nhập kinh tế cho người dân, góp phần trong việc triển khai thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị hiệu quả phát triển bền vững thủy sản, thủy đặc sản có giá trị nhằm thích nghi biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn hiện nay giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Vĩnh Long. Cụ thể

+ Thực hiện xây dựng mô hình ương nuôi ở các xã nông thôn mới và các tổ hợp tác HTX thủy sản, cơ sở sản xuất giống của tỉnh với với thủy đặc sản (cá tra, chạch lấu, cá chình, lươn, cá lóc, cá rô đồng, cá trê, cá rô phi đơn tính) và cá kiểng cung ứng giống đạt tiêu chuẩn chất lượng cho thị trường giống trong và ngoài tỉnh thông qua việc đầu tư thí điểm mô hình với quy mô lớn, tập trung và thâm canh.

+ Cung ứng giống thủy sản cho vùng nuôi thủy sản thâm canh đảm bảo an toàn thực phẩm nhằm thay đổi tập quán của người dân từ hình thức nuôi với qui mô nhỏ lẻ, phân tán sang nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá, mang tính bền vững, đa dạng hóa đối tượng thủy sản nuôi.

+ Chuyển giao công nghệ sản xuất giống thủy sản cho các cơ sở trên địa bàn tỉnh góp phần phát triển nghề nuôi thủy sản của tỉnh theo hướng liên kết sản xuất có hiệu quả kinh tế ở quy mô lớn, tập trung.

5. Hoạt động khuyến nông về đào tạo, tập huấn và thông tin tuyên truyền

5.1 Nội dung hoạt động khuyến nông về đào tạo, tập huấn

- Tập trung bồi dưỡng nâng cao kiến thức, chất lượng nguồn nhân lực nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, huyện, xã và những người tham gia các hoạt động  khuyến nông cơ sở có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu công tác khuyến nông trong giai đoạn mới đặc biệt về công nghệ số 4.0, góp phần phát triển sản xuất, thực hiện thành công cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh.

- Tăng cường tập huấn trang bị kiến thức, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho nông dân góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập ổn định đời sống cho bà con nông dân.

- Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo cơ hội để người dân được học nghề ngay tại địa phương phù hợp với trình độ, năng lực, điều kiện sản xuất và nhu cầu ngành nghề cần học. Tạo đà từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm tăng thu nhập, hiệu quả kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp bền vững.

5.2 Nội dung hoạt động khuyến nông về thông tin - tuyên truyền

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền khuyến nông trên các phương tiện truyền thông đại chúng, áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để hiện đại hóa nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến nông (internet, phát thanh, truyền hình, báo, ....).

- Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, hội thi, tọa đàm, tham quan học tập kinh nghiệm, để tổng kết, đánh giá, đề xuất các giải pháp, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

V. ĐỀ XUẤT DANH MỤC DỰ ÁN SỰ NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG THƯỜNG XUYÊN ƯU TIÊN

1. Dự án lĩnh vực trồng trọt (kèm theo phụ lục 1)

Số TT

Tên dự án

Kinh phí

(triệu đồng)

1

Xây dựng mô hình sản xuất lúa ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025

8.300

2

Xây dựng các mô hình trình diễn thâm canh trên cây ăn trái (cây có múi và cây đặc sản) áp dụng hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước kết hợp hòa dinh dưỡng theo GAP, giai đoạn 2021-2025

8.600

3

Hỗ trợ phát triển sản xuất vùng chuyên canh khoai lang phục vụ xuất khẩu giai đoạn 2021-2023

2.107

4

Nâng cao chất lượng giống khoai lang Tím Nhật và xây dựng chuỗi cung ứng giống đạt chất lượng trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2024.

6.903

5

Xây dựng mô hình ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa giai đoạn 2021-2025

4.000

6

Xây dựng mô hình chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nấm ăn, rau củ quả theo hướng an toàn thực phẩm giai đoạn 2022-2024

3.700

 

Tổng cộng kinh phí

33.610

2. Dự án lĩnh vực chăn nuôi (kèm theo phụ lục 2)

Số TT

Tên dự án

Kinh phí

(triệu đồng)

1

Hỗ trợ phát triển đàn bò sinh sản theo hướng an toàn sinh học quy mô nông hộ tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025

6.384

2

Nhân rộng mô hình chăn nuôi gà thả vườn gắn liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025

4.550

3

Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ trứng vịt theo hướng giá trị gia tăng tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025

8.000

4

Xây dựng mô hình chăn nuôi heo sinh sản theo hướng an toàn dịch bệnh tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025

7.400

5

Hỗ trợ phát triển mô hình chăn nuôi dê sinh sản theo hướng an toàn sinh học quy mô nông hộ tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 -2025

2.984

6

Xây dựng mô hình chăn nuôi vịt thịt gắn liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025

4.300

7

Ứng dụng gieo tinh nhân tạo trên bò góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò thịt tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025

4.200

 

Tổng cộng kinh phí

37.818

3. Dự án lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (kèm theo phụ lục 3)

Số TT

Tên dự án

Kinh phí

(triệu đồng)

1

Xây dựng vùng nuôi lươn thâm canh đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025

4.500

2

Hỗ trợ nuôi các loài thủy đặc sản thâm canh theo hướng ATTP gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025

2.820

3

Hỗ trợ phát triển mô hình nuôi ghép cá hô với cá điêu hồng trong bè theo hướng liên kết sản xuất giai đoạn 2021-2025

2.704

 

Tổng cộng kinh phí

10.024

4. Hỗ trợ chứng nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP và xây dựng nhãn hiệu hàng hóa (kèm theo phụ lục 4)

Số TT

Tên dự án

Kinh phí

(triệu đồng)

1

Phát triển thị trường và xây dựng hệ thng xúc tiến thương mại ng sản chất lượng

4.700

2

Hỗ trợ chng nhận VietGAP, GlobalGAP xây dng nhãn hiệu lúa, rau màu cây ăn trái (cây có múi cây đặc sản) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2025

8.000

3

Hỗ trợ chng nhận VietGAP GlobalGAP và xây dng nhãn hiệu thịt (gia súc gia cm) trứng (thy cầm) trên địa bàn tnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2025

2.500

4

Hỗ trợ chng nhận sản phm nông nghip hu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2025

2.500

5

Hỗ trợ xây dựng câu lạc bộ khởi nghiệp nông nghiệp

2.000

 

Tổng cộng kinh phí

12.500

5. Dự án thuộc lĩnh vực phát triển giống (kèm theo phụ lục 5)

Số TT

Tên dự án

Kinh phí (triệu đồng)

1

Phát triển giống cây ăn trái tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025

12.073

2

Phát triển giống lúa go tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025

8.000

3

Phát triển giống heo chất lượng cao tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025

6.000

4

Phát triển giống gia cầm tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025

4.000

5

Phát triển giống thủy sản tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2024

6.000

 

Tổng cộng kinh phí

36.073

6. Hoạt động khuyến nông thường xuyên (kèm theo phụ lục 6)

Số TT

Nội dung hoạt động

Kinh phí (triệu đồng)

I

TẬP HUẤN - ĐÀO TẠO

1.240

1.1

Tập huấn nâng cao năng lực nghiệp vụ, chuyên môn cho viên chức khuyến nông tỉnh, huyện

320

1.2

Tập huấn nghiệp vụ và kỹ thuật nông lâm ngư cho người làm công tác khuyến nông cấp xã

360

1.3

Tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân về các tiến bộ mới trong nông nghiệp (ngoài chương trình, dự án)

560

II

THÔNG TIN - TUYÊN TRUYỀN

4.360

2.1

Thông tin tuyên truyền trên Đài phát thành truyền hình

800

2.2

Thông tin tuyên truyền trên Báo Vĩnh Long

160

2.3

Xây dựng và duy trì Thông tin tuyên truyền trên Website khuyến nông Vĩnh Long

400

2.4

Xuất bản tập san Khuyến nông Vĩnh Long

720

2.5

Tham quan học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh

800

2.6

Hỗ trợ nông dân tham dự các hội thi, hội thảo, diễn đàn, hội chợ ngoài tỉnh

280

2.7

Tổ chức hội thi, hội thảo khuyến nông

1.200

III

CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC

3.400

3.1

Tư vấn khuyến nông

800

3.2

Xây dựng và hỗ trợ cho hoạt động của Câu lạc bộ khuyến nông kiểu mới

1.000

3.3

Chương trình áp dụng thử nghiệm các mô hình khuyến nông mới

1.600

 

Tổng cộng kinh phí

9.000

VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh việc tổ chức các hình thức liên kết sản xuất nông nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm, xem đây là một trong các giải pháp then chốt để phát triển nông nghiệp của tỉnh theo hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững

Các chương trình, dự án khuyến nông phải bám sát chiến lược của ngành, gắn với thực hiện kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025. Các chương trình, dự án khuyến nông cần có trọng tâm và hướng vào phục vụ trực tiếp các chương trình mục tiêu quốc gia như xây dựng nông thôn mới, đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu khí thải và thích ứng biến đổi khí hậu, … Trong điều kiện nguồn lực đầu tư cho khuyến nông còn hạn chế, việc lựa chọn nội dung ưu tiên phù hợp để sử dụng nguồn lực có hiệu quả nhất, tạo được những mô hình điển hình nổi bật có tác dụng lan tỏa nhanh

- Tập trung đẩy mạnh việc tổ chức các hình thức liên kết sản xuất nông nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm. Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông trong việc tư vấn xây dựng hoặc tổ chức xây dựng (Gắn kết với các mô hình khuyến nông) hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, cánh đồng lớn... để tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung mang lại thu nhập ổn định cho nông dân;

- Tăng cường tư vấn hình thành hay tư vấn đổi mới hình thức hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp/tổ hợp tác theo các hình thức dịch vụ trọn gói từ cung ứng các dịch vụ đầu vào đến tìm đầu ra cho sản phẩm; tiếp tục xây dựng và nâng chất hoạt động của các câu lạc bộ khuyến nông kiểu mới.

2. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn và đào tạo

- Tích cực đổi mới và tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin để nâng cao công tác khuyến nông.

- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về kỹ năng truyền thông cho cán bộ khuyến nông các cấp bằng các hình thức: tin, bài, tài liệu bướm, băng hình;…Thúc đẩy sự tham gia của các cấp, ban, ngành vào hoạt động truyền thông, cập nhật thông tin một cách đa dạng, nhiều chiều, khách quan và kịp thời nhằm đưa ra các dự báo chính xác phục vụ chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh nhà

- Tiếp tục tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn, các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp, thông tin về thị trường, giá cả,... cho những người tham gia hoạt động khuyến  nông cấp tỉnh, huyện, xã, nông dân và các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất nông nghiệp.

- Chú trọng đào tạo huấn luyện các nông dân nòng cốt tham gia sản xuất nông sản hàng hóa gắn với quy hoạch nông thôn mới nhằm phát huy lợi thế so sánh của địa phương và nâng cao thu nhập cho người lao động ở nông thôn, trong đó ưu tiên đào tạo các đối tượng tham gia liên kết trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao kiến thức về phát triển chuỗi giá trị nông sản, công nghệ bảo quản, chế biến, tiếp cận thị trường và quản lý nông trại.

- Tổ chức và tham gia các diễn đàn, hội thi, tham quan,… để tuyên truyền cho người dân nắm hiểu rõ về đề án tái cơ cấu tại địa phương và nắm vững 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới để người dân hưởng ứng thực hiện; quảng bá những mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế và nông dân sản xuất giỏi; thường xuyên cập nhật và cung cấp thông tin về thị trường, giá cả để góp phần xúc tiến thương mại đến tận người dân; phát triển các kênh truyền thông cộng đồng về công tác khuyến nông thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng ở địa phương.

3. Tập trung xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn khuyến nông

- Chú trọng đầu tư vào xây dựng và nhân rộng các chương trình, mô hình khuyến nông sản xuất theo quy trình VietGAP, an toàn thực phẩm, sản xuất hữu cơ, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; các chương trình, mô hình phát triển sản xuất các sản phẩm hàng hóa chủ lực gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường.

- Tổ chức khảo sát, tham quan học tập các mô hình có hiệu quả trong và ngoài tỉnh để người dân và những người tham gia hoạt động khuyến nông có điều kiện tiếp cận học hỏi kỹ thuật canh tác, cách làm hay ở các vùng miền có điều kiện tương tự, từ đó áp dụng vào gia đình, địa phương mình.

- Mở rộng nội dung và nâng cao chất lượng tư vấn, xây dựng thí điểm mô hình dịch vụ khuyến nông đáp ứng nhu cầu của nông dân và doanh nghiệp: Thông qua các hình thức như tư vấn trực tiếp, trên truyền hình, qua internet, điện thoại, các câu lạc bộ khuyến nông, đội tư vấn di động, tư vấn theo hợp đồng (có thu phí).

4. Huy động tối đa các nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa khuyến nông hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất

Tranh thủ các nguồn lực thực hiện chương trình khuyến nông thông qua liên kết với các Viện, Trường, các Trung tâm nghiên cứu, các đơn vị kỹ thuật trong ngành để tiếp nhận nhanh các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới ứng dụng vào sản xuất.

Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, vốn nghiên cứu khoa học và các nguồn vốn liên kết khác từ các dự án, các doanh nghiệp nông nghiệp để tăng cường và đa dạng hóa, xã hội hóa công tác khuyến nông, đưa tiến bộ kỹ thuật và khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

- Căn cứ vào thực tế sản xuất từng vùng, từng địa phương trong tỉnh, chủ động liên kết, phối hợp với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, doanh nghiệp nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ để xây dựng các chương trình, mô hình ứng dụng, chuyển giao các sáng kiến, kinh nghiệm, các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao vào thực tiễn sản xuất nhằm giúp nông dân nâng cao hiệu quả giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích, chuồng nuôi.

- Đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động tư vấn khuyến nông để giúp người dân tiếp cận được các dịch vụ đầu vào, đầu ra một cách hiệu quả, chất lượng nhất.

- Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ các nguồn lực để đa dạng hóa các chương trình, mô hình khuyến nông.

VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Ngân sách nhà nước được bố trí đảm bảo để thực hiện các nội dung Chương trình khuyến nông trên cơ sở dự án giai đoạn và kế hoạch, dự toán hàng năm được UBND tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã phê duyệt.

- Tổng kinh phí thực hiện chương trình khuyến nông tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2025 là 371.475 triệu đồng. Trong đó:

+ Nguồn ngân sách tỉnh:                            139.025 triệu đồng

+ Nguồn khuyến nông Trung ương:               1.450 triệu đồng

+ Nguồn đối ứng của hộ dân:                     231.000 triệu đồng

- Phân kỳ kinh phí thực hiện hàng năm từ nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ thực hiện chương trình

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Phân bổ nguồn kinh phí

Phân kỳ cho từng năm

Tổng cộng Gđ 2021-2025

2021

2022

2023

2024

2025

I

Thực hiện các dự án khuyến nông

12.149,4

26.906,4

29.677,4

32.483,1

28.809

130.025,3

1

Lĩnh vực trồng trọt

4.269,8

7.592,3

8.270,9

8.676,9

4.800

33.610

2

Lĩnh vực chăn nuôi

2.000

8.010

8.703

9.155

9.950

37.818

3

Lĩnh vực thủy sản

1.150

1.899

2.164

2.349

2.462

10.024

4

Hỗ trợ chứng nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP và xây dựng nhãn hiệu hàng hóa

700

2.200

2.200

3.200

4.200

12.500

5

Lĩnh vực phát triển sản xuất giống

4.029,6

7.205,1

8.339,5

9.102,2

7.397

36.073

6

Hoạt động khuyến nông thường xuyên

-

2.250

2.250

2.250

2.250

9.000

Tổng cộng

12.149,4

29.156,4

31.927,4

34.733,1

31.059

139.025

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành và địa phương tổ chức triển khai chương trình đảm bảo kịp thời, hiệu quả và chất lượng. Hàng năm, tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương có liên quan hướng dẫn lập kế hoạch, phê duyệt các chương trình, dự án, mô hình khuyến nông, hoạt động khuyến nông thường xuyên theo chương trình này. Tổng hợp nội dung, kinh phí hàng năm để phối hợp với Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phân bố kinh phí thực hiện.

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khuyến nông và quản lý, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, quyết toán chương trình, kế hoạch khuyến nông của tỉnh, chương trình, kế hoạch chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp thực hiện tại tỉnh theo quy định.

- Chỉ đạo đơn vị thuộc sở:

+ Xây dựng nội dung, kế hoạch, lập dự toán chi tiết thực hiện chương trình, dự án hàng năm để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, chất lượng.

+ Căn cứ chương trình, dự án khuyến nông giai đoạn 2021 - 2025 đã được phê duyệt, chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, lập dự toán chi tiết hàng năm trình Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định, phê duyệt;

+ Thực hiện chế độ quản lý tài chính và quyết toán nguồn kinh phí theo đúng quy định hiện hành; định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện chương trình, dự án, hoạt động khuyến nông trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo UBND tỉnh.

2. Các sở, ngành, cơ quan liên quan

2.1. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu bố trí nguồn kinh phí cho việc thực hiện chương trình, dự án. Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí các chương trình theo đúng quy định hiện hành.

2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh và phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững huy động, lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ công tác khuyến nông, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhằm xã hội hóa và phát huy, nhân rộng hiệu quả các mô hình (dự án) khuyến nông.

2.3. Sở Khoa học và Công nghệ

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ để nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp; đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ tiên tiến thực hiện chương trình này có hiệu quả. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu và truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh.

2.4. Sở Công Thương

Hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, quảng bá các sản phẩm nông sản, thủy sản chất lượng, an toàn thực phẩm; kêu gọi các doanh nghiệp tham gia thực hiện chuỗi giá trị tạo đầu ra cho sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh.

2.5. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Vĩnh Long xây dựng các chương trình truyền thông, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và phát sóng các chuyên đề Nông nghiệp - Nông thôn.

2.6. Các sở, ban, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã triển khai Chương trình, dự án có hiệu quả.

2.7. Các cơ quan thông tin đại chúng (Báo Vĩnh Long, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Đài phát thanh các huyện, thị xã, thành phố), các tổ chức đoàn thể

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền giới thiệu các mô hình khuyến nông mới, hiệu quả cao, các gương điển hình sản xuất giỏi, các tiến bộ khoa học kỹ thuật về nông nghiệp, kết quả thực hiện Chương trình Khuyến nông trên địa bàn tỉnh.

- Các tổ chức đoàn thể tăng cường tuyên truyền đến các thành viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật; tổ chức các phong trào thi đua, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ trong các mô hình nâng cao giá trị sản phẩm nông sản.

3. UBND cấp huyện, cấp xã

UBND cấp huyện trên cơ sở Chương trình này, chỉ đạo cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch khuyến nông cấp huyện, cấp xã hàng năm, trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt, bố trí kinh phí, triển khai thực hiện theo quy định. Đồng thời chỉ đạo thực hiện, lồng ghép thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách khuyến nông và các chính sách có liên quan; chỉ đạo phối hợp thực hiện tốt các đề án, dự án khuyến nông để triển khai thực hiện trên địa bàn.

UBND cấp xã hàng năm, căn cứ nội dung chương trình, dự án này và nhiệm vụ khuyến nông trên địa bàn, UBND các xã, phường, thị trấn, các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện và chuyển giao nhân rộng các mô hình hiệu quả trên địa bàn. Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, tổng hợp báo cáo kết quả khuyến nông bằng nguồn ngân sách cấp xã và các nguồn khác gửi phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc phòng Kinh tế tổng hợp, báo cáo UBND huyện theo quy định.

4. Các tổ chức, cá nhân khác có tham gia các hoạt động khuyến nông và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp

- Căn cứ Chương trình Khuyến nông tỉnh, trước ngày 30/9 hàng năm, các tổ chức, cá nhân xây dựng kế hoạch khuyến nông gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các dự án, nhiệm vụ khuyến nông cấp tỉnh; gửi về phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc phòng Kinh tế đối với các dự án, nhiệm vụ khuyến nông cấp huyện, thị xã, thành phố; gửi về UBND cấp xã đối với các dự án, nhiệm vụ khuyến nông cấp xã để thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các dự án, nhiệm vụ khuyến nông theo kế hoạch hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt; báo cáo kết quả thực hiện với UBND cấp phê duyệt kế hoạch khuyến nông (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế thị xã, thành phố)./.

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT
(Kèm theo Chương trình Khuyến nông giai đoạn 2021-2025)

Đơn vị tính: triệu đồng

Số TT

Tên dự án

Mục tiêu

Nội dung và quy mô thực hiện

Phân kỳ đầu tư cho từng năm

Tổng cộng cả giai đoạn

 

 

 

 

2021

2022

2023

2024

2025

 

1

Phát triển sản xuất lúa ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025

Ứng dụng các tiến b k thut v ging, kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sn xut lúa đnâng cao hiu quả sản xuất; Hỗ trợ sản xuất nâng cao năng lực ứng phó với các điều kiện hạn hán, xâm nhập mặn trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương nói chung, sản xuất lúa nói riêng.

Xây dựng trình diễn kỹ thuật, chuyển giao KHCN với qui mô 890 ha sản xuất lúa thâm canh bền vững. Hỗ trợ 240 thiết bị đo độ mặn, phèn nhằm phản ứng nhanh, xử lý, ứng phó kịp thời trong điều kiện hạn hán, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất. Hỗ trợ liên kết doanh nghiệp hợp đồng bao tiêu sản phẩm của dự án.

1.000

1.600

1.900

1.900

1.900

8.300

2

Dự án “Xây dựng các mô hình trình diễn thâm canh trên cây ăn trái (cây có múi và cây đặc sản) áp dụng hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước kết hợp hòa dinh dưỡng theo GAP, giai đoạn 2021-2025”

Xây dựng các mô hình thâm canh cây cây ăn trái theo GAP áp dụng kỹ  thuật tưới tiên tiến tiết kiệm nước kết hợp hòa dinh dưỡng góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành, từ đó góp phần nâng cao giá trị ngành hàng cây ăn trái của tỉnh trong thời gian tới.

Hỗ trợ xây dựng 5 mô hình thâm canh cây ăn trái theo GAP áp dụng kỹ thuật tưới tiên tiến tiết kiệm nước kết hợp hòa dinh dưỡng với qui mô:

- Năm 2021: thâm canh 23 ha bưởi Năm roi áp dụng hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước kết hợp hòa dinh dưỡng theo GAP.

- Năm 2022: thâm canh 20   ha Da xanh áp dụng hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước kết hợp hòa dinh dưỡng theo GAP; đào tạo đánh giá chứng nhận VietGAP cho 1 THT hoặc HTX sản xuất bưởi Da xanh có quy mô ≥ 30 ha trong mô hình và ngoài mô hình có nhu cầu chứng nhận VietGAP.

- Năm 2023: thâm canh 17 ha Cam sành áp dụng hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước kết hợp hòa dinh dưỡng theo GAP; đào tạo đánh giá chứng nhận VietGAP cho 1 THT hoặc HTX sản xuất Cam sành có quy mô ≥ 30 ha trong mô hình và ngoài mô hình có nhu cầu chứng nhận VietGAP.

- Năm 2024: thâm canh 23 ha Sầu riêng áp dụng hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước kết hợp hòa dinh dưỡng theo GAP; đào tạo đánh giá chứng nhận VietGAP cho 1 THT hoặc HTX sản xuất Sầu riêng có quy mô ≥ 30 ha trong mô hình và ngoài mô hình có nhu cầu chứng nhận VietGAP.

- Năm 2025: lắp đặt 92 hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước kết hợp hòa dinh dưỡng trên cây ăn trái (Hỗ trợ theo đúng chiết tính thiết kế chi tiết khu tưới của từng hộ tham gia mô hình, quy mô diện tích hộ tham gia mô hình: khu tưới phải đạt từ 0,3 ha trở lên; bình quân diện tích 0,35 ha/hộ).

1.300

1.600

1.900

1.900

1.900

8.600

3

Hỗ trợ phát triển sản xuất vùng chuyên canh khoai lang phục vụ xuất khẩu giai đoạn 2021-2023

- Xây dựng vùng sản xuất chuyên canh khoai lang hàng hóa tập trung áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm; đạt chứng nhận VietGAP; nhằm nâng cao  chất lượng, năng suất vùng thâm canh cây khoai lang tạo cơ sở phát triển nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng khoai lang, duy trì và phát triển thương hiệu cây khoai lang Bình Tân.

- Xây dựng vùng chuyên canh khoai lang hàng hóa xuất khẩu của huyện Bình Tân, tỉnh  Vĩnh Long đáp ứng  được các điều  kiện bắt buộc tuân thủ thực hiện trong xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường xuất khẩu.

- Hỗ trợ huyện Bình Tân thực hiện hoàn thành tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn vào năm 2022; góp phần thúc đẩy sự phát triển đời sống kinh tế - xã hội cho bà con nông dân sản xuất khoai lang; .

- Quản lý được những loài dịch hại là đối tưng KDTV của nước nhập khẩu. Đồng thời kim soát đưc vic s dng các thuc BVTV cm s dng và dư lượng thuốc BVTV trên nông sản xuất khẩu.

(1) Xây dựng vùng chuyên canh khoai lang hàng hóa xuất khẩu an toàn dịch bệnh và áp dụng đồng bộ quy  trình sản xuất ATTP có truy xuất nguồn gốc:

+ Tập huấn chuyển giao quy trình sản xuất đảm bảo ATTP có truy  xuất nguồn gốc: 40 lớp/1200 người

+ Xây dựng vùng sản xuất khoai lang hàng hóa xuất khẩu không nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật:  với  quy mô  12 vùng/120ha/8 xã có trồng khoai lang.

(2) Xây dựng mô hình sản xuất khoai lang đạt chứng nhận VietGAP: 4 MH (30ha/MH= 120 ha)

(3) Đào tạo kiểm tra viên nội bộ theo tiêu chuẩn VietGAP. Hướng dẫn tư vấn xây dựng, vận hành hệ thống quản lý, ứng dụng các quy trình  theo tiêu chuẩn VietGAP  vào trong sản xuất: 4 lớp/160 người.

(4) Hội nghị liên kết sản xuất tiêu thụ doanh nghiệp tọa đàm với nông dân tại vùng sản xuất: 3 cuộc

(5) Hoạt động XTTM ngành hàng khoai lang trong và ngoài nước: 3 cuộc

669

736.4

702

 

 

2.107,4

4

Nâng cao chất lượng giống khoai lang Tím Nhật và xây dựng chuỗi cung ứng giống đạt chất lượng trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2024.

- Nâng cao chất lượng nguồn giống khoai lang Tím Nhật góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng tốt cho nhu cầu thị trường.

- Xây dựng chuỗi cung ứng giống đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển bền vững của vùng nguyên liệu khoai lang huyện Bình Tân.

(1) Tạo nguồn vật liệu hom giống ban đầu (hom giống khoai lang được nhân trực tiếp từ củ) phục vụ cho mô hình nhân giống khoai lang với quy mô 1ha.

(2) Xây dựng mô hình “Chuỗi cung ứng giống khoai lang nguyên chủng đạt chất lượng tiêu chuẩn giống” trên địa bàn huyện Bình Tân, với quy mô 10 ha (để cung cấp giống cho 100 ha ruộng sản xuất khoai lang từ giống nguyên chủng).

- Tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật nhân giống khoai lang: 2 lớp.

- Hội thảo chuyên đề về tuyên truyền, giới thiệu, nhân rộng sản xuất và sử dụng giống khoai lang nguyên chủng đạt tiêu chuẩn chất lượng giống trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long: 2 cuộc.

- Hỗ trợ xây dựng hồ sơ tiêu chuẩn sản xuất giống khoai lang cho tổ hợp tác, hộ sản xuất giống khoai lang: 1 tổ hợp tác/hợp tác xã.

(3) Trình diễn mô hình sản xuất khoai lang sử dụng giống khoai lang nguyên  chủng đạt chất lượng tiêu chuẩn giống, với quy mô 200 ha (trong vùng nguyên liệu khoai lang).

- Tập huấn, hướng dẫn nông dân sản xuất khoai lang theo hướng an toàn: 6 lớp.

- Tập huấn, hướng dẫn hướng dẫn nông dân ghi chép sổ tay, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc, sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả: 6 lớp.

- Tuyên truyền, giới thiệu giúp nông dân nhận thức đúng về giống, cũng như ý thức sử dụng nguồn giống tốt, đảm bảo chất lượng: 9 cuộc.

600,8

2.155,9

1.768,9

2.376,9

 

6.902,5

5

Xây dựng mô hình ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa giai đoạn 2021 - 2025

Ứng dụng cơ  giới hóa  khâu gieo hạt, phân thuốc, phân trong sản xuất lúa nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất (hạt giống, công lao động…), tăng thu nhập cho người sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, góp phần đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa

Tổng cộng 5 năm xây dựng 54 điểm trình diễn mô hình  với tổng diện tích 270ha. (5ha/điểm trình diễn).

Tập huấn kỹ thuật trong và ngoài mô hình: 28 lớp/5 năm (30 người/lớp); Hội nghị nhân rộng mô hình 16 cuộc/5 năm (30 người/lớp)

700

500

800

1.000

1.000

4.000

6

Xây dựng mô hình chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nấm ăn và rau củ quả các loại theo hướng an toàn thực phẩm giai đoạn 2022-2024

- Tận dụng triệt để nguồn phụ phẩm nông nghiệp dồi dào trong sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển nghề trồng nấm và xây dựng mô hình trình diễn áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất rau củ quả các loại (giống mới, màng phủ, phân bón, tưới  tiết kiệm,…)  góp phần tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích, đồng thời bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính.

- Từng bước xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nấm và rau củ quả các loại nhằm thay đổi tập quán sản xuất của người dân từ quy mô nhỏ lẻ, phân tán sang sản xuất theo hướng tập trung, đồng thời đưa công nghệ cao vào qui trình sản xuất, góp phần tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và ổn định đầu ra.

- Xây dựng trình diễn kỹ thuật, chuyển giao khoa học công nghệ với mô hình trồng nấm (150 ha) và rau củ quả các loại (50 ha)

- Năm 2021: 30 ha (đầu tư hỗ trợ mô hình dưa hấu, dưa leo, khổ qua, đậu rau các loại …)

- Năm 2022: 15 ha (đầu tư hỗ trợ mô hình cà tím, cà chua, ớt, đậu rau các loại…)

- Năm 2023: 5 ha (đầu tư hỗ trợ mô hình rau ăn lá các loại…)

- Liên kết sản xuất với các hộ thành lập 3 tổ hợp tác sản xuất trồng sơ chế rau củ quả các loại và từng bước phát triển thành làng nghề trồng nấm tập trung với qui mô lớn và sản xuất quanh năm, có thể tiêu thụ lượng lớn trên địa bàn tỉnh.

- Hỗ trợ mở rộng sản xuất nấm theo quy trình cải tiến an toàn và hỗ trợ mở rộng thêm 50 điểm sản xuất nấm an toàn trong nhà, trại theo hướng công nghệ cao, chủ động các điều kiện ngoại cảnh để tăng năng suất nấm gắn với tiêu thụ sản phẩm.

 

1.000

1.200

1.500

 

3.700

TỔNG CỘNG

4.269,8

7.592,3

8.270,9

8.676,9

4.800

33.609,9

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG LĨNH VỰC CHĂN NUÔI
(Kèm theo Chương trình Khuyến nông giai đoạn 2021-2025)

Đơn vị tính: triệu đồng

SỐ TT

Tên dự án

Mục tiêu

Nội dung và quy mô thực hiện

Phân kỳ đầu tư cho từng năm

Tổng cộng cả giai đoạn

2021

2022

2023

2024

2025

1

Hỗ trợ phát triển đàn bò sinh sản theo hướng an toàn sinh học quy mô nông hộ tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025

Nâng cao chất lượng đàn bò tỉnh Vĩnh Long nói chung; gia tăng số lượng và nâng cao chất lượng đàn bò cái nền sinh sản của tỉnh nói riêng.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản theo hướng an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường, góp phần phát triển chăn nuôi bò theo hướng bền vững, an toàn dịch bệnh, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân, ở nông thôn.

- Chuyển đổi nhận thức của nông dân từ phương thức chăn nuôi truyền thống chuyển sang phương pháp chăn nuôi khoa học, giúp người nông dân ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi bò sinh sản đạt hiệu quả, năng suất, chất lượng cao, khắc phục những tồn tại về giống, góp phần nâng tỉ lệ bò lai giống ngoại đến năm 2020 đạt 50% tổng đàn.

Tổng giai đoạn 5 năm (2021-2025) là 606 con, tương đương với 102 - 606 mô hình (mỗi mô hình 1-3 con)

1.000

1.220

1.327

1.327

1.510

6.384

2

Nhân rộng mô hình chăn nuôi gà thả vườn gắn liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2022- 2025

Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ gà thịt trong chuỗi giá trị gia cầm nhằm tạo được hướng chuyển biến tích cực trong định hướng chăn nuôi, thay đổi tập quán chăn nuôi của người dân từ hình thức chăn nuôi quy mô nhỏ, lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh, mang tính bền vững cao.

Nâng cao giá trị sản phẩm thịt gà, bảo đảm chất lượng sản phẩm, hướng nông hộ chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học, mở rộng thị trường tiêu thụ, liên kết chuỗi ổn định đầu ra an tâm phát triển sản xuất.

Tổng giai đoạn 4 năm (2022-2025) là 120.000 con, tương đương với 400 mô hình (mỗi mô hình 300 con)

 

1.000

1.050

1.100

1.400

4.550

3

Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ trứng vịt theo hướng giá trị gia tăng tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025

Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ trứng vịt trong chuỗi giá trị gia cầm nhằm tạo được hướng chuyển biến tích cực trong định hướng chăn nuôi, thay đổi tập quán chăn nuôi của người dân từ hình thức chăn nuôi quy mô nhỏ, lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh, mang tính bền vững cao

Nâng cao giá trị sản phẩm trứng vịt, bảo đảm chất lượng sản phẩm, hướng nông hộ chăn nuôi vịt theo hướng an toàn, có ý thức trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, liên kết chuỗi ổn định đầu ra an tâm phát triển sản xuất

Qui mô giai đoạn 5 năm (2021-2025) là 133.000 con, tương đương với 266 mô hình (mỗi mô hình 500 con)

1.000

1.600

1.700

1.800

1.900

8.000

4

Xây dựng mô hình chăn nuôi heo sinh sản theo hướng an toàn dịch bệnh tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2022-2025

Hỗ trợ phát triển ngành chăn nuôi heo trên địa bàn toàn tỉnh sau thiệt hại do dịch tả heo châu phi gây ra, góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu thịt heo cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

- Từng bước xây dựng nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đảm bảo chất lượng, số lượng, giá cả cạnh tranh để cung cấp sản phẩm cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Tổng giai đoạn 4 năm (2022-2025) là 1.000 con, tương đương với 100 - 333 mô hình (mỗi mô hình 3-10 con)

 

1.650

1.800

1.950

2.000

7.400

5

Hỗ trợ phát triển mô hình chăn nuôi dê sinh sản theo hướng an toàn sinh học quy mô nông hộ tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2022 - 2025

Góp phần cải tạo, nâng cao tầm vóc, chất lượng đàn dê tỉnh Vĩnh Long nói chung; gia tăng số lượng và nâng cao chất lượng đàn dê cái nền sinh sản của tỉnh nói riêng.

- Xây dựng mô hình liên kết phát triển chăn nuôi dê sinh sản với chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường, góp phần phát triển chăn nuôi dê theo hướng bền vững, an toàn dịch bệnh, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân, ở nông thôn.

Chuyển đổi nhận thức của nông dân từ phương thức chăn nuôi truyền thống (chăn thả) chuyển sang phương pháp chăn nuôi khoa học (nuôi có chuồng nhốt, đàn dê có lý lịch rõ ràng, có tiêm ngừa, chất thải được xử lý hợp vệ sinh…), giúp người nông dân ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi dê đạt hiệu quả, năng suất, chất lượng cao, khắc phục những tồn tại về giống, góp phần nâng tỉ lệ dê lai giống ngoại.

Tổng giai đoạn 4 năm (2022-2025) là 720 con, tương đương với 120 mô hình (mỗi mô hình 6 con: gồm 5 con cái và 1 con đực)

 

640

776

778

790

2.984

6

Xây dựng mô hình chăn nuôi vịt thịt gắn liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2022- 2025

Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ vịt thịt trong chuỗi giá trị gia cầm nhằm tạo được hướng chuyển biến tích cực trong định hướng chăn nuôi, thay đổi tập quán chăn nuôi của người dân từ hình thức chăn nuôi quy mô nhỏ, lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh, mang tính bền vững cao.

- Nâng cao giá trị sản phẩm thịt vịt, bảo đảm chất lượng sản phẩm, hướng nông hộ chăn nuôi vịt thịt theo hướng an toàn sinh học, mở rộng thị trường tiêu thụ, liên kết chuỗi ổn định đầu ra an tâm phát triển sản xuất.

Tổng giai đoạn 4 năm (2022-2025) là 75.000 con, tương đương với 250 mô hình (mỗi mô hình 300 con)

 

1.000

1.050

1.100

1.150

4.300

7

Ứng dụng gieo tỉnh nhân tạo trên bò góp phần cải tiến và phát triển bò thịt tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2022-2025

- Hỗ trợ tinh bò cho công tác gieo tinh nhân tạo trên bò góp phần phát triển ngành chăn nuôi bò thịt trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Long theo hướng chuyên thịt.

- Từng bước cải tiến và phát triển đàn bò theo hướng chuyên thịt, giúp phát triển chăn nuôi bò bền vững.

Tổng giai đoạn 4 năm (2022-2025) là 17.500 con, tương đương với 35.000 liều tinh

0

1.800

1.900

2.000

2.160

7.860

 

TỔNG CỘNG

2.000

8.010

8.703

9.155

9.950

37.818

 

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG LĨNH VỰC THỦY SẢN
(Kèm theo Chương trình Khuyến nông giai đoạn 2021-2025)

Đơn vị tính: triệu đồng

SỐ TT

Tên dự án

Mục tiêu

Nội dung và quy mô thực hiện

Phân kỳ đầu tư cho từng năm

Tổng cộng cả giai đoạn

2021

2022

2023

2024

2025

1

Xây dựng vùng nuôi lươn thâm canh đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025

- Xây dựng và phát triển vùng nuôi lươn thâm canh đảm bảo an toàn thực phẩm nhằm thay đổi tập quán của người dân từ hình thức nuôi với quy mô nhỏ lẻ, phân tán sang nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, mang tính bền vững, đa dạng hóa đối tượng thủy sản nuôi.

- Từng bước mở rộng vùng nuôi lươn an toàn thực phẩm tập trung, đảm bảo chất lượng, số lượng để cung cấp sản phẩm cho thị trường trong và ngoài tỉnh, gắn kết chặt chẽ sản xuất và tiêu thụ, giúp người dân an tâm phát triển sản xuất

Qui mô giai đoạn 5 năm (2021-2025): 177 điểm MH với diện tích: 2.478 m2 gồm 309.750con lươn giống (3.500con/14m2// 1 điểm mô hình x 50%) và 41.772kg thức ăn (472kg/1 điểm mô hình x 50%)

700

794

910

1014

1.082

4.500

2

Hỗ trợ nuôi các loài thủy đặc sản thâm canh theo hướng ATTP gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021- 2025

- Xây dựng và phát triển vùng nuôi chuyên canh các đối tượng thủy đặc sản có thế mạnh để nâng cao giá trị trong sản xuất; tạo thêm việc làm. nâng cao mức sống cho lao động nông thôn

Qui mô giai đoạn 5 năm (2021-2025) gồm 02 MH:

- MH nuôi thâm canh cá sặc rằn với diện tích 38.400m2 và 768.000 con cá giống (128 điểm mô hình ; 300m2/ điểm)

- MH nuôi ếch kết hợp với cá trê vàng với diện tích 27.000m2 và 612.000 con giống (136 điểm mô hình; 200m2/điểm)

450

520

575

615

660

2.820

3

Hỗ trợ phát triển mô hình nuôi ghép cá hô với cá điêu hồng trong bè theo hướng liên kết sản xuất giai đoạn 2022- 2025

- Đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về nguồn thực phẩm thủy sản có giá trị, đạt chất lượng cao trên thị trường, theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa đối tượng thủy sản nuôi.

Qui mô giai đoạn 5 năm (2021-2025): 116 điểm MH nuôi bẻ (96 m3/bè) với số lượng 55.680 cá hô giống (10 con/m+) (960con/1 điểm mô hình x 50%), cá điêu hồng người nuôi đầu tư và 66.816kg thức ăn (1.152kg/1 điểm mô hình x 50%)

0

585

679

720

720

2704

 

Tổng cộng

1.150

1.899

2.164

2.349

2.462

10.024

 

PHỤ LỤC 4

HỖ TRỢ CHỨNG NHẬN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ, VIETGAP, GLOBALGAP VÀ XÂY DỰNG NHÃN HIỆU HÀNG HÓA
(Kèm theo Chương trình Khuyến nông giai đoạn 2021-2025)

Đơn vị tính: triệu đồng

SỐ TT

Nội dung

Mục tiêu

Nội dung và quy mô thực hiện

Phân kỳ đầu tư cho từng năm

Tổng cộng cả giai đoạn

2021

2022

2023

2024

2025

1

Phát triển thị trường và xây dựng hệ thống xúc tiến thương mại nông sản chất lượng.

- Góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.

- Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản, đặc sản và dịch vụ nông nghiệp địa phương.

- Nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm nông sản, đặc sản và dịch vụ nông nghiệp tạo chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế

- Tăng cường hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mi cho nông sản và sản phẩm chế biến từ nông sản tỉnh Vĩnh Long

- Phát triển thị trường: Hội chợ trưng bày, trin lãm, giao thương, tổ chức sự kiện: 20 cuộc /5năm.

- Phát triển sản phẩm: 05 sản phẩm/năm (định vị thương hiệu, thương mại điện tử, truy xuất nguồn gốc).

- Phát triển hệ thống phân phối sản phẩm nông sản:

+ Tại tỉnh: 5 điểm/5 năm

+ Liên kết hoặc phối hợp tại các địa phương khác: 5 điểm/5 năm

- Xây dựng hệ thống thông tin, dự báo giá

- Thông tin tuyên truyền:

+ Xây dựng cuốn cẩm nang giới thiệu nông sản,

+ Xây dựng phim tuyên truyền giới thiệu sản phẩm nông sản

+ Xây dựng chuyên đề trên truyền hình và báo Vĩnh Long: 10 chuyên đề/5 năm

- Đào tạo tập huấn và học tập mô hình: 10 cuộc/5 năm.

700

1.000

1.000

1.000

1.000

4.700

2

Hỗ trợ chứng nhận VietGAP, GlobalGAP và xây dựng thương hiệu lúa, rau màu và cây ăn trái (cây có múi và cây đặc sản) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2022 - 2025

- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Huy động được sự quan tâm từ trong nước và quốc tế để đầu tư, hỗ trợ cho sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm an toàn phù hợp VietGAP, GlobalGAP nâng cao tỷ lệ sản phẩm được sản xuất theo VietGAP, đạt các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định;

- Xây dựng vùng sản xuất an toàn tạo thành một vành đai thực phẩm cung cấp các sản phẩm an toàn cho người dân.

- Hình thành hệ thống phân phối sản phẩm an toàn giúp người sản xuất tiếp cận người tiêu dùng, nâng cao uy tín và chất lượng của sản phẩm theo VietGAP; GlobalGAP

- Góp phần đảm bảo sức khỏe, mở rộng phát triển thị trường nội địa và quốc tế, nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất bền vững.

Xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm, số lượng 5 chuỗi, bao gồm:

- Chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm rau theo tiêu chuẩn VietGAP, số lượng: 02 chuỗi

- Chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm lúa áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), số lượng: 01 chuỗi

- Chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm quả (trái cây) áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP), số lượng: 02 chuỗi

 

200

200

200

200

1.000

3

Hỗ trợ chứng nhận VietGAP và GlobalGAP và xây dựng thương hiệu thịt (gia súc và gia cầm) và trứng (thủy cầm) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2022 - 2025

- Xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh, đảm bảo an toàn thực phẩm từ “trang trại đến bàn ăn”. Xây dựng thương hiệu, kiểm soát chất lượng và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm; tạo sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất và người cung ứng với thị trường tiêu thụ.

- Những nông sản đáp ứng được Global GAP đảm bảo chất lượng trên toàn cầu sẽ dễ dàng tiêu thụ, dễ dàng lưu hành ở mọi thị trường trên thế giới; ở một số nước, sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ cho lợi nhuận cao hơn sản phẩm thông thường cùng loại.

Chuỗi liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ sản phẩm thịt theo tiêu chuẩn VietGAP, số lượng: 02 chuỗi.

+ Chuỗi liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ sản phẩm thịt áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP), số lượng 02 chuỗi.

- Chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trứng áp dụng quy trình thực hành tốt (VietGAP), số lượng: 01 chuỗi

 

500

500

500

1.000

2.500

4

Hỗ trợ chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2024 - 2025

Chứng nhận các sản phẩm nông nghiệp (lúa, cây ăn trái, rau,...) đạt những tiêu chuẩn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ (USDA hoặc JAS). Từ đó khuyến kích nông dân đẩy mạnh sản xuất giao thương, tăng cường bảo vệ an toàn thực phẩm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên...

 

 

 

 

1.000

1.500

2.500

5

Hỗ trợ xây dựng câu lạc bộ khởi nghiệp nông nghiệp

Kết nối hiệu quả các nguồn lực để tiếp tục xây dựng cộng đồng khởi nghiệp; hun đúc tinh thần khởi nghiệp; tập trung hỗ trợ phát triển các dự án, Câu lạc bộ khởi nghiệp

+ Chia sẻ sáng kiến, cách làm, mô hình hay, tổ chức bồi dưỡng kiến thức xây dựng, triển khai phương án/dự án sản xuất kinh doanh,..Tổ chức các buổi giao lưu, gặp gỡ, tạo sự gắn kết giữa cộng đồng doanh nghiệp và hợp tác xã, nông dân, hội quán..: 4 cuộc

Tổ chức các lớp tập huấn về truyền cảm hứng khởi nghiệp; chương trình ươm tạo cho các câu lạc bộ khởi nghiệp tiềm năng; nâng cao năng lực cho cấp lãnh đạo doanh nghiệp (CEO): 4 cuộc

+ Chia sẻ về các chương trình hỗ trợ, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất: 4 câu lạc bộ

+ Chia sẻ về tiềm năng khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao: 2 mô hình

 

500

500

500

500

2.500

 

Tổng cộng

700

2.200

2.200

3.200

4.200

10.520

 

PHỤ LỤC 5

DANH MỤC DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT GIỐNG
(Kèm theo Chương trình Khuyến nông giai đoạn 2021-2025)

Đơn vị tính: triệu đồng

SỐ TT

Nội dung

Mục tiêu

Nội dung và quy mô thực hiện

Phân kỳ đầu tư cho từng năm

Tổng cộng cả giai đoạn

2021

2022

2023

2024

2025

1

Phát triển giống cây ăn trái tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025

- Đầu tư, hỗ trợ giống cây ăn trái có trọng điểm sản phẩm chủ lực theo hướng gia tăng giá trị giai đoạn 2021-2025;

- Nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chủ lực thông qua việc tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả bằng xây dựng sản phẩm đạt tiêu chuẩn GlobalGAP/VietGAP. Xây dựng vùng nguyên liệu lớn, tập trung có giá trị, đặc thù, có thương hiệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

- Đầu tư 400 cây (cam Sành, bưởi Da xanh, bưởi Năm roi) và 100 cây mít cao sản (Changgai- Thái Lan) S1 để khai thác mắt ghép cung cấp cho việc nhân giống cây có múi và cây mít giai đoạn 2021-2025.

- Hỗ trợ cây giống xây dựng vùng nguyên liệu cây ăn trái theo hướng gia tăng giá trị đối với cam Sành, bưởi Năm Roi, bưởi Da xanh, nhãn Xuồng cơm vàng sầu riêng (Ri 6 và MongThon), mít cao sản và dừa đặc sản với diện tích 500 ha, số lượng 707.000 cây giống trên địa bàn tỉnh và không hỗ trợ chi phí vật tư.

- Chuyển giao khoa học kỹ thuật 107 cuộc (2.200 người, 5 năm).

- Đầu tư hỗ trợ 100 ha xây dựng mô hình Bưởi Năm Roi đạt chứng nhận GlobalGAP và 200 ha mô hình bưởi Da xanh, cam Sành, mít Changgai đạt chứng nhận VietGAP.

2.029,6

2.555,1

2.689,5

3.102,2

1.697,0

12.073,4

2

Phát triển giống lúa gạo tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025

- Xây dựng và phát triển bộ giống lúa mang thương hiệu giống lúa Vĩnh Long

- Xây dựng mô hình liên kết chuỗi sản xuất giống lúa các cấp (nguyên chủng - xác nhận - hàng hóa), nâng cao năng lực sản xuất cho hệ thống nhân giống lúa thuần (nguyên chủng, xác nhận) đảm bảo giống có chất lượng tốt, cho năng suất cao;

- Xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất lúa chất lượng cao với quy mô lớn, tập trung phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

- Củng cố liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, ổn định, tăng thu nhập cho người dân các xã nông thôn mới của tỉnh

- Chọn tạo được 1-2 giống lúa chất lượng cao mang thương hiệu giống lúa Vĩnh Long

- Xây dựng mô hình liên kết chuỗi sản xuất giống lúa các cấp (nguyên chủng - xác nhận - hàng hóa), nâng cao năng lực sản xuất cho hệ thống nhân giống lúa thuần với quy mô 300ha

- Xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất lúa chất lượng cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu với quy mô 3.800ha

- Tập huấn chuyển giao KHKT 30 lớp/năm (900 lượt người tham dự)

999,22

1.688,20

1.688,20

1.771,99

1.850,15

7.998

3

Phát triển giống heo chất lượng cao tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025

- Góp phần thực hiện co cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững giai đoạn 2021- 2025.

- Duy trì và nâng cao chất lượng con giống nhằm phát triển giống heo chất lượng cao tại địa phương giai đoạn 2021 - 2025 với việc tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người chăn nuôi trong địa bàn tỉnh.

- Góp phần đưa ngành chăn nuôi heo thành một ngành sản xuất hàng hóa nông nghiệp chính trong co cấu sản xuất của ngành nông nghiệp.

Qui mô đầu tư:

- Heo giống cấp bố mẹ: 1.473 con. Trong đó:

+ Heo đực giống khai thác tinh 20 con.

+ Heo cái giống : 1.453 con.

- Chuyển giao khoa học kỹ thuật:

+ Tập huấn: 35 lớp/1.050 học viên.

+ Hội thảo 05 cuộc/150 người tham dự tổ chức ở tỉnh.

Dự kiến kết quả đạt được:

*Từ 20 heo đực giống:

- Mỗi heo sản xuất 780 liều tinh/năm; 2 liều tinh/lần phối; tỉ lệ phối đạt đến đẻ 85%, heo giống tăng giá trị 100.000đ/con. Bình quân mỗi heo sử dụng 3 năm, tỷ lệ loại thải 20%.(20 con -20%= 16 con; 16 con x 3 năm x 780 liều = 37.440 liều /2 x 85% x 9 con/ổ x 1.000.000đ/heo con x 25% = 35 tỷ đồng)

*Từ 1.453 heo nái:

- Thời gian sử dụng 1 nái là 6 lứa, mỗi nái tăng thêm 1,6 con/lứa, giá trị mỗi con 1.600.000đ/con (20kg/con x 80.000đ/kg). Ước tính giá trị tăng thêm khoảng 22 tỷ đồng.

1.000

1.250

1.250

1.500

1.000

6.000

4

Phát triển giống gia cầm tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025

- Phát triển hệ thống giống gia cầm theo hướng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh;

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh , phù hợp điều kiện chăn nuôi của các hộ dân trong tỉnh;

- Hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung góp phần giải quyết nhu cầu về giống và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Qui mô:

- Hỗ trợ đầu tư 30 mô hình nuôi gà bố mẹ (mỗi MH là 300 con), tổng số gà đầu tư là 9.000 con;

- Hỗ trợ đầu tư 79 mô hình nuôi gà thịt (Mỗi MH là 300 con), tổng số gà đầu tư là 23.700 con;

- Chuyển giao k thuật: 14 cuộc tập huấn (420 người tham dự), 04 cuộc hội thảo sơ kết và tổng kết nhân rộng mô hình (120 người tham dự);

Dự kiến kết quả đạt được:

- Từ 30 mô hình nuôi gà bố mẹ sản xuất ra 900.000 con giống thương phẩm chất lượng cao phục vụ người chăn nuôi. Nếu toàn bộ số gà này nuôi thương phẩm thì sẽ cung cấp cho người tiêu dùng khoảng 1,5 triệu tấn thịt.

- Từ 79 mô hình nuôi gà thịt (23.700 con) sẽ cung ứng cho thịt trường hơn 40 tấn thịt sạch đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng.

0

700

1.400

1.000

900

4.000

5

Phát triển giống thủy sản tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2024

- Xây dựng và phát triển qui trình kỹ thuật sản xuất giống, ương nuôi thương phẩm thủy sản nước ngọt, thủy đặc sản (cá tra, chạch lấu, lươn, cá lóc, cá rô đồng, cá trê, cá rô phi đơn tính) và cá kiểng trên địa bàn tỉnh.

- Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật mới làm cơ sở khuyến cáo cho nông dân sử dụng con giống bán nhân tạo để nuôi thương phẩm, hạn chế khai thác tận thu, tận diệt nguồn lợi thủy sản ngoài tự nhiên để góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản của tỉnh.

- Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất giống nông nghiệp, phát triển nguồn lợi thủy sản, đa dạng hóa giống thủy sản tăng thu nhập kinh tế cho người dân, nhằm thích nghi biến đổi khí hậu và xâm nhập mn hiện nay giai đoạn 2021-2025 của tỉnh vĩnh long.

- Thực hiện xây dựng mô hình ương nuôi ở các xã nông thôn mới và các tổ hợp tác HTX thủy sản, cơ sở sản xuất giống của tỉnh với 100 mô hình (cá tra, chạch lấu, lươn, cá lóc, 11:11cá rô đồng, cá trê, cá rô phi đơn tính và cá kiểng)

- Chuyển giao công nghệ sản xuất giống thủy sản cho các cơ sở trên địa bàn tỉnh;

- Xây dựng và liên kết các cơ sở sản xuất giống nhằm đáp ứng và cung cấp nguồn giống chất lượng cao cho thị trường giống thủy sản trong và ngoài tỉnh

0

1.500

1.500

1.500

1.500

6.000

 

Tổng cộng

4.028,8

7.693,3

8.527,7

8.874,2

6.947,2

36.071,2

 

PHỤ LỤC 6

DANH MỤC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG THƯỜNG XUYÊN
(Kèm theo Chương trình Khuyến nông giai đoạn 2021-2025)

Đơn vị tính: triệu đồng

SỐ TT

Nội dung

Mục tiêu

Nội dung và quy mô thực hiện

Phân kỳ đầu tư cho từng năm

Tổng cộng cả giai đoạn

2021

2022

2023

2024

2025

I

TẬP HUẤN - ĐÀO TẠO

 

310

310

310

310

1.240

1

Tập huấn nâng cao năng lực nghiệp vụ, chuyên môn cho viên chức khuyến nông tỉnh, huyện

- Nâng cao năng lực, nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn, kiến thức thị trường, kỹ năng cho viên chức KN tỉnh, huyện trong việc chuyển   giao, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất

08 lớp (trung bình 2 lớp/năm) x 30 lượt người dự/lớp = 240 lượt người dự

 

80

80

80

80

320

2

Tập huấn nghiệp vụ và kỹ thuật nông lâm ngư cho người làm công tác khuyến nông cấp xã

Tăng cường năng lực cho người là công tác khuyến nông ở xã để thực hiện các hoạt động KN tại cơ sở đạt hiệu  quả và chất lượng.

- Tham mưu hiệu quả cho lãnh đạo địa phương trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, chuồng nuôi

12 lớp (trung bình 3 lớp/năm) x 20 lượt người dự/lớp = 240 lượt người dự

 

90

90

90

90

360

3

Tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân về các tiến bộ mới trong nông nghiệp (ngoài chương trình, dự án)

Cập nhật, trang bị  kiến thức và chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân góp  phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

1400lớp (trung bình 70 lớp/năm)  x 20 lượt người dự/lớp = 2.800 lượt người dự

 

140

140

140

140

560

II

THÔNG TIN - TUYÊN TRUYỀN

 

1.090

1.090

1.090

1.090

4.360

1

Thông tin tuyên truyền trên Đài truyền hình tỉnh

Giúp người dân nắm bắt những chủ trương, chính sách trong nông nghiệp. Hiểu và làm theo những khuyến cáo khoa học kỹ thuật tiên tiến về khuyến nông, nông nghiệp và phát triển nông thôn bền vững

40 chuyên đề, 40 phóng sự các mô hình sản xuất có hiệu quả phát trên ĐTH (trung bình 10 chuyên đề, 10 phóng sự/năm)

 

200

200

200

200

800

2

Thông tin tuyên truyền trên Báo Vĩnh Long

Giúp đưa nhanh các thông tin tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đến với bà con nông dân.

- Xuất bản 100 trang khuyến nông trên Báo Vĩnh Long

- Chuyển giao thông tin khuyến nông trên mục báo điện tử Vĩnh Long

 

40

40

40

40

160

3

Xây dựng và duy trì Thông tin tuyên truyền trên trang thông tin điện tử ngành nông nghiệp (Website ngành)

Chuyển   giao nhanh các chủ trương, chính sách, thông tin KHKT, mô hình sản xuất hiệu quả đến với người dân qua kênh thông tin điện tử.

Cập nhật thường xuyên tin tức

Duy trì hoạt động trang thông tin điện tử ngành nông nghiệp (Website ngành)

 

100

100

100

100

400

4

Xuất bản bản tin Nông nghiệp Nông thôn Vĩnh Long

Đưa thông tin khuyến nông và các kiến thức khoa học kỹ thuật nông nghiệp đến các nhà quản lý, các đơn vị và bà con nông dân

- 48 số tập san khuyến nông (12 số/năm)

- Xuất bản phát hành 500 bản/tháng x  12 tháng x 4 năm = 24.000 cuốn bản tin

 

180

180

180

180

720

5

Tham quan học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh

Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khuyến nông và nông dân có điều kiện tiếp cận các mô hình mới, có hiệu quả trong và ngoài tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, đưa nhanh vào thực tế,  nâng cao hiệu quả sản xuất.

- 12 cuộc nội tỉnh (3 cuộc/năm x  4  năm) và 08 cuộc ngoài tỉnh (2 cuộc/năm x 4 năm)

- 540 lượt cán bộ KN tỉnh huyện KNV cơ sở và nông dân tham dự

 

200

200

200

200

800

6

Hỗ trợ nông dân tham dự  các hội thi, hội thảo, diễn đàn, hội chợ ngoài tỉnh

- Giúp người nông dân tiếp cận với những tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp, những sản phẩm mới sử dụng trong nông nghiệp về ứng dụng vào thực tế sản xuất tại địa phương;

- 20 chuyến tham dự ngoài tỉnh (5 chuyến/năm x 4 năm);

- 125 lượt nông dân tham dự

 

70

70

70

70

280

7

Tổ chức  hội thi, hội thảo khuyến nông chuyên đề

- Tổ chức các hội thi khuyến nông viên cơ sở giỏi, người sản xuất giỏi, chăn nuôi giỏi,... tuyên truyền các chủ trương, chính sách, gương sản xuất giỏi qua các hình thức sân khấu hóa, thi kỹ năng nghề nông

- Tổ chức các hội   thảo nhân rộng các chương trình, dự án, mô hình khuyến nông...;   Đề xuất các giải pháp, chính sách phát triển sản xuất, liên kết chế biến, tiêu thụ sản phẩm

- 4 cuộc thi   khuyến nông;

- 4 cuộc hội thảo chuyên đề cấp tỉnh

 

300

300

300

300

1.200

III

CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC

 

850

850

850

850

3.400

1

Tư vấn khuyến nông

Nhằm giúp nông dân được tiếp xúc trực tiếp với viên chức kỹ  thuật, cộng tác viên khuyến nông cơ sở để đưc tư vn , hưng dn nhng chtrương,  chính sách của nhà nước, của địa phương  về phát triển sản xut nông nghip; nhng tiến b k thut mới, nhng mô hình sn xut có hiu qu trong và ngoài tỉnh, qua đó giúp nông dân học hỏi và áp dụng vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa và tăng thu nhập nông hộ

- 12.000 lượng nông dân tham dự

 

200

200

200

200

800

2

Xây dựng và hỗ trợ cho hoạt động của Câu lạc bộ khuyến nông kiểu mới

Khôi phục, củng cố, hoàn thiện và  phát triển nâng tầm hệ thống CLBKN của tỉnh nhằm góp phần mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác khuyến nông, đáp ứng theo yêu cầu và mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025

- Hỗ trợ duy  trì hoạt động cho 27 CLBKN

 

250

250

250

250

1.000

3

Chương trình áp dụng thử nghiệm các mô hình khuyến nông mới

Trình diễn các mô hình khuyến nông mới thuộc các lĩnh  vực trồng trọt, chăn nuôi, đồng thời tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăm sóc cây, con trong mô hình, nhằm góp phần tạo điều kiện cho nông dân trong tỉnh tiếp cận với các mô hình nông nghiệp mới, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện sản xuất ở địa phương, hộ gia đình đồng thời nhằm tạo cơ sở cho việc đề xuất xây dựng và  triển khai thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch khuyến nông hàng năm trên địa bàn tỉnh

- Áp dụng từ 3-4 loại mô hình khuyến nông mới hằng năm với 30 đếm 40 điểm mô hình trình diễn

 

400

400

400

400

1.600

 

TỔNG CỘNG = I + II + III

 

2.250

2.250

2.250

2.250

9.000

 

PHỤ LỤC 7

DANH MỤC DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG
(Kèm theo Chương trình Khuyến nông giai đoạn 2021-2025)

Đơn vị tính: triệu đồng

SỐ TT

Tên dự án

Mục tiêu

Nội dung và quy mô thực hiện

Phân kỳ đầu tư cho từng năm

Tổng cộng cả giai đoạn

2021

2022

2023

2024

2025

1

“Xây dựng mô hình ứng dụng máy sạ theo khóm trong sản xuất lúa tại tỉnh Vĩnh Long”

Ứng dụng cơ giới hóa khâu gieo hạt (máy sạ theo khóm) trong sản xuất lúa nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất (hạt giống, công lao động…), tăng thu nhập cho người sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, góp phần đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa

- Xây dựng mô hình ứng dụng máy sạ lúa theo khóm với quy mô 100 ha;

- Tăng năng suất lao động 50%, giảm tối  thiểu ½  lượng hạt giống so với phương pháp sạ lan truyền thống. Hiệu quả kinh tế tăng trên 20%.

- Xây dựng được 02 mô hình tổ chức quản lý sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tại điểm mô hình;

720

730

-

-

-

1.450

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác