276984

Quyết định 901/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Phương án Phòng chống và khắc phục hậu quả ứng phó với bão mạnh, siêu bão và lũ lụt trên địa bàn tỉnh Phú Yên

276984
LawNet .vn

Quyết định 901/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Phương án Phòng chống và khắc phục hậu quả ứng phó với bão mạnh, siêu bão và lũ lụt trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Số hiệu: 901/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên Người ký: Lê Văn Trúc
Ngày ban hành: 22/05/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 901/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
Người ký: Lê Văn Trúc
Ngày ban hành: 22/05/2015
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 901/QĐ-UBND

Phú Yên, ngày 22 tháng 5 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ ỨNG PHÓ VỚI BÃO MẠNH, SIÊU BÃO VÀ LŨ LỤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành ngày 19/6/2013;

Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải (tại Thông báo số 410/TB-VPCP ngày 13/10/2014 và Thông báo số 129/TB-VPCP ngày 13/4/2015 của Văn phòng Chính phủ) về ứng phó với bão mạnh, siêu bão;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phó trưởng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) tại Văn bản số 14/PCTT&TKCN ngày 06/5/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án Phòng chống và khắc phục hậu quả ứng phó với bão mạnh, siêu bão và lũ lụt trên địa bàn tỉnh Phú Yên, kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Các ông, (bà): Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Trưởng, Phó Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- BCĐTƯ PCTT;
- UBQG TKCN;
- Chi cục PCTT KV MT& TN;
- CT và các PCT. UBND Tỉnh;
- TV BCH PCTT & TKCN tỉnh;
- BCH. PCTT & TKCN các huyện, TX, TP;
- Lưu VT, Hg, HK

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Trúc

 

PHƯƠNG ÁN

PHÒNG CHỐNG VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ ỨNG PHÓ VỚI BÃO MẠNH, SIÊU BÃO VÀ LŨ LỤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
(Kèm theo Quyết định số 901/QĐ-UBND ngày 22/5/2015 của UBND tỉnh Phú Yên)

Phần I

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG

I. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý.

Phú Yên là một Tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung bộ, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc, phía Đông giáp biển Đông. Có 09 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã, thành phố. Diện tích tự nhiên toàn Tỉnh là 5.060km2, giới hạn bởi tọa độ 12042’36’’ đến 13041’28’’ độ vĩ Bắc, 108040’40’’ đến 109027’47’’ độ kinh Đông. Bờ biển kéo dài từ Cù Mông đến Vũng Rô, có chiều dài 189km.

2. Hệ thống sông ngòi của Tỉnh.

Sông suối Phú Yên phân bố tương đối đều trong toàn Tỉnh; do điều kiện địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, từ vùng núi cao đến vùng đồng bằng nên các sông, suối đều ngắn và dốc trừ Sông Ba. Có khoảng 50 con sông có chiều dài trên 10km, trong đó phần lớn là các sông có chiều dài 10-50km. Mật độ sông suối tương đối dày từ 0,3-1,3km/km2, trung bình là 0,5km/km2. Do có độ dốc lớn, có vùng đồng bằng trũng thấp liền kề với núi cao, rừng bị tàn phá nặng, mùa mưa có những trận mưa lớn tập trung nên lũ lụt lên nhanh, gây ngập lụt hầu hết vùng đồng bằng trong đó có các sông lớn như (sông Ba, sông Kỳ Lộ, sông Bánh Lái).

II. DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG THỜI TIẾT.

Thời tiết tỉnh Phú Yên chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió Mùa với các đặc trưng chủ yếu là: Nhiệt độ cao, nắng nóng; độ ẩm, lượng mưa, bốc hơi lớn và có nhiều biến động bất thường về dông tố, bão, lốc xoáy...

Tổng lượng mưa năm trung bình đo đạc được ở nơi nhiều mưa nhất và ít mưa nhất chênh nhau 579mm; tổng lượng mưa năm ở những vùng thung lũng chỉ từ 1.600-1.800mm, những vùng đồng bằng (ven biển) đón gió Đông Bắc 1.900-2.400mm; mưa lớn nhất trong năm tập trung từ tháng 9 đến tháng 12 chiếm khoảng 70% lượng mưa năm; các tháng còn lại lượng mưa nhỏ hơn.

Những năm gần đây do những biến đổi khí hậu toàn cầu, thời tiết có những biến đổi bất thường, mưa cường độ lớn và dài ngày; tình trạng khô nóng và hạn hán xảy ra nhiều năm liên tiếp.

Do biến đổi khí hậu toàn cầu và tác động của con người nên thiên tai diễn ra rất phức tạp và có chiều hướng ngày càng khắc nghiệt: Dông tố, lốc xoáy xuất hiện ngày càng nhiều, cường độ mạnh, nắng nóng thường kéo dài ngày, mặn xâm nhập sớm với nồng độ cao gây hạn, thiếu nước trong mùa khô; bão và áp thấp nhiệt đới hình thành ngày càng nhiều, diễn biến phức tạp.

III. CĂN CỨ PHÁP LÝ:

- Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2013;

- Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

- Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai.

- Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai.

- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại Hội nghị trực tuyến về ứng phó với bão mạnh, siêu bão (Thông báo số 410/TB-VPCP ngày 13/10/2014 của Văn phòng Chính phủ) và Chỉ thị số 31/CT-UBND ngày 05/12/2014 về việc triển khai các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với các tình huống bão mạnh, siêu bão ảnh hưởng đến địa bàn Tỉnh.

IV. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN:

Tỉnh Phú Yên là khu vực có nhiều loại hình thiên tai và diễn ra thường xuyên; cơ sở hạ tầng của Tỉnh còn rất nghèo nàn. Số nhà tạm, nhà không kiên cố, bán kiên cố chiếm tỷ trọng lớn lại nằm trong khu vực có nguy cơ thiệt hại cao khi có bão, lụt xảy ra; đặc biệt là các xã ven biển, các xã nằm trong khu vực trũng, thấp dọc hạ lưu các nhánh sông lớn thuộc hạ du hệ thống sông Ba, Kỳ Lộ, Bánh Lái (Bàn Thạch).

Trên địa bàn tỉnh Phú Yên từ năm 2009 đến nay đã có 07 cơn bão, ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp và nhiều đợt lũ lụt, làm hàng trăm người chết, hàng ngàn ngôi nhà bị hư hỏng, đổ nát nhiều công trình cơ sở hạ tầng bị hư hỏng nặng làm thiệt hại nhiều tỷ đồng. Năm có số người chết lớn nhất là năm 2009 có 81 người chết, 100 người bị thương, đây là đợt lũ lịch sử trong những năm gần đây.

Theo nhận định của Bộ Tài nguyên và Môi trường (tại Quyết định số 1857/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 8 năm 2014) thì trong thời gian tới có nguy cơ xuất hiện các cơn bão có cấp độ từ 12-16 trên biển Đông, trong đó khu vực từ Phú Yên đến Khánh Hòa là khu vực có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc đổ bộ của những cơn siêu bão cấp 14, 15 với nguy cơ nước dâng tổng cộng trong bão có thể lên tới 3,2-3,4m. Như vậy, trong thời gian tới nguy cơ xuất hiện những trận siêu bão trên biển Đông và những đợt mưa rất to, lũ lớn vượt xa báo động III ảnh hưởng nặng nề đến tỉnh Phú Yên là rất lớn, đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng mạnh mẽ như hiện nay.

Do đó, việc xây dựng và ban hành một Phương án để phòng, chống và khắc phục hậu quả ứng với các kịch bản thiên tai để các cơ quan, đơn vị, người dân nghiên cứu thực hiện là cần thiết nhằm giảm thiệt hại về người và tài sản của nhà nước và nhân dân. Đặc biệt là Phương án sẽ cập nhật, bổ sung một số nội dung trong các văn bản pháp luật mới ban hành về thiên tai của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương như về cấp độ rủi ro thiên tai, về dự báo, cảnh báo thiên tai và phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó thiên tai…để nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của Phương án.

V. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU XÂY DỰNG DỰ ÁN

Phương pháp xây dựng phương án là từ dưới lên, từ cấp cơ sở lên cấp Tỉnh.

- Giúp UBND Tỉnh, Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tỉnh, các cơ quan, đơn vị và các địa phương có cơ sở để chỉ đạo, chỉ huy các hành động, biện pháp cần thiết, hợp lý trước, trong và sau thiên tai xảy ra để phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hiệu quả (công tác di dời, sơ tán dân khi có bão mạnh, siêu bão đổ bộ vào tỉnh Phú Yên), nhằm kịp thời phòng tránh, giảm nhẹ các thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn Tỉnh; đồng thời giúp cho các địa phương, đặc biệt là nhân dân các vùng trũng thấp, vùng ven sông, ven biển có thông tin để tự phòng tránh và giảm nhẹ các thiệt hại khi có thiên tai xảy ra.

- Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố và chỉ huy, điều hành, tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác phòng chống thiên tai.

- Xây dựng phương án theo phương châm “4 tại chỗ”: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện kinh phí tại chỗ và hậu cần tại chỗ.

- Xây dựng phương án phải đảm bảo 03 giai đoạn: Trước, trong và sau thiên tai.

VI. NỘI DUNG THỰC HIỆN:

- Điều tra, thu thập tình hình dân sinh, kinh tế toàn Tỉnh và các xã ven sông, ven biển trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

- Điều tra dân sinh, kinh tế, đặc biệt cơ sở hạ tầng mà quan trọng là nhà dân ở các khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió bão, lũ lụt.

- Điều tra, xác định cấp gió theo khu vực, mực nước dâng do bão, để chọn làm cơ sở xác định phạm vi, mức độ ảnh hưởng, khả năng gây ra thiệt hại ở các khu vực trũng, thấp, ven sông, ven biển khi có bão lớn đổ bộ. Đặc biệt là các khu vực trũng thấp, ven biển gồm: Khu vực sát biển (các xã, phường, thị trấn thuộc các huyện: Đông Hòa, Tuy An, thị xã Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa); khu vực ven sông (các xã, phường, thị trấn thuộc các huyện: Sơn Hòa, Sông Hinh, Tây Hòa, Phú Hòa, Đông Hòa, Đồng Xuân, Tuy An và thành phố Tuy Hòa) trên các lưu vực sông: Sông Ba, sông Bánh Lái và sông Kỳ Lộ.

- Xây dựng các phương án sơ tán dân, di dời dân theo từng cấp bão đổ bộ.

- Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai vùng ven biển, đặc biệt vùng nước biển dâng cao do bão và một số nguyên nhân khác.

Phần II

KHU VỰC BỊ ẢNH HƯỞNG VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN SƠ TÁN DÂN KHI CÓ BÃO MẠNH, SIÊU BÃO VÀ LŨ LỤT XẢY RA

I. TẦN SUẤT:

Trung bình hàng năm có 05 đến 06 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Việt Nam, thì có tới 03 đến 04 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến khu vực miền Trung từ Quảng Ngãi đến Phú Yên. Có những năm số lượng bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Việt Nam bằng hoặc nhiều hơn 10 cơn, đó là các năm: 2006, 2008, 2009, 2012 và gần đây nhất là năm 2013 (có 15 cơn bão).

II. CÁC KHU VỰC BỊ ẢNH HƯỞNG:

- Phạm vi ảnh hưởng do bão mạnh, siêu bão chủ yếu tập trung 04 huyện, thị xã và thành phố đồng bằng ven biển. Đây là khu vực sườn chắn gió (đón gió Đông Bắc) gồm các xã ven thuộc các huyện, thị xã và thành phố ven biển: Thị xã Sông Cầu, huyện Tuy An, huyện Đông Hòa và thành phố Tuy Hòa.

- Phạm vi ảnh hưởng do lũ lụt chủ yếu tập trung các xã thuộc các huyện: Sơn Hòa, Sông Hinh, Tây Hòa, Đông Hòa, Phú Hòa, Đồng Xuân, Tuy An và thành phố Tuy Hòa.

III. YÊU CẦU QUY HOẠCH VÀ QUY ĐỊNH SỬ DỤNG THỐNG NHẤT KHU VỰC SƠ TÁN DÂN ĐẾN

- Xác định vị trí nơi tập kết, tránh trú bão, bão mạnh, siêu bão và lũ lụt: Gồm các cơ quan, công sở, trường học và nhà kiên cố của người dân, bảo đảm các điều kiện về an toàn tránh trú bão, lũ được phân cấp công trình theo quy định.

- Bố trí lực lượng phục vụ công tác sơ tán và đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản, an ninh trật tự trong thời gian sơ tán, đặc biệt là lực lượng quân đội, công an, y tế và lực lượng xung kích địa phương.

- Chuẩn bị vật tư, nhu yếu phẩm, thuốc chữa bệnh, các phương tiện cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu tại nơi sơ tán tránh bão, lũ lụt.

* Đối với bão phân cấp với tốc độ gió như sau:

- Bão cấp 10-11 (bão mạnh): Có sức gió từ 89-117 km/h.

- Bão cấp 12- 15 (bão rất mạnh): Có sức gió từ 118-183 km/h.

- Siêu bão (cấp 16-17 và trên cấp 17): Có sức gió từ 184-220 km/h.

* Các mức báo động lũ trên sông Ba (tại trạm Phú Lâm)

- Báo động I: H­­­Phú Lâm = 1,70 m

- Báo động II: H­­­Phú Lâm = 2,70 m

- Báo động III: H­­­Phú Lâm = 3,70 m

* Các mức báo động lũ trên sông Kỳ Lộ (tại trạm Hà Bằng)

- Báo động I: H­­­Hà Bằng = 7,5 m

- Báo động II: H­­­Hà Bằng = 8,5 m

- Báo động III: H­­­Hà Bằng = 9,5 m

* Các mức báo động lũ trên Sông Bánh Lái (tại trạm Hòa Mỹ)

- Báo động I: H­­­Hoà Mỹ = 8,0 m

- Báo động II: H­­­Hoà Mỹ = 9,5 m

- Báo động III: H­­­Hoà Mỹ = 11,0 m

Đỉnh lũ lịch sử năm 1993: Tại trạm Phú Lâm là 5,20 m, cao hơn báo động cấp III là 1,5 m.

Đỉnh lũ lịch sử năm 2009: Tại trạm Hà Bằng là 13,47 vượt mức báo động cấp III là 3,97m.

Đỉnh lũ cao nhất năm 2010: Tại trạm Hòa Mỹ là 11,12 cao hơn báo động cấp III là 0,12 m.

IV. CÁC PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ VỚI BÃO MẠNH, SIÊU BÃO VÀ LŨ LỤT:

Theo số liệu thống kê về các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trong quá khứ đã tác động trực tiếp và ảnh hưởng đến tỉnh Phú Yên và yêu cầu cấp bách về thời gian, nên trong Phương án này chỉ xây dựng các phương án đối với 02 loại hình thiên tai chính là bão, lũ lụt. Các loại hình thiên tai khác như động đất, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, sóng thần.v.v. sẽ tiếp tục bổ sung và cập nhật vào Phương án trong thời gian đến.

1. Phương án sơ tán dân khi có bão, bão mạnh, siêu bão, lũ lụt theo cấp độ thiên tai:

* Một số nguyên tắc cơ bản trong chỉ huy sơ tán dân:

- Phải đảm bảo thông tin liên lạc và chế độ báo cáo: Các địa phương, đơn vị được giao nhiệm vụ phải đảm bảo liên lạc thông suốt, theo dõi các cấp quản lý trực tiếp, trường hợp có sự cố về đường truyền hoặc gặp những tình huống đột xuất có thể thông tin theo nhiều kênh khác nhau để đảm bảo liên tục, thông suốt. Các địa phương, đơn vị được phân công nhiệm vụ phải duy trì chế độ báo cáo liên tục 02 giờ/lần về tình hình và kết quả thực hiện cho cấp chỉ huy trực tiếp; khi có tình huống khẩn cấp phải báo cáo ngay bằng phương tiện nhanh nhất cho cấp chỉ huy trực tiếp và lãnh đạo cấp trên.

- Phải bảo đảm thời điểm cần sơ tán: Đảm bảo thời điểm sơ tán hợp lý, đối với bão phải sơ tán trước khi bão đổ bộ vào từ 04 đến 06 giờ và đối với lũ lụt phải sơ tán dân trước khi lũ vượt ngang mức báo động III sơ tán dân vùng bị ảnh hưởng trước từ 04 đến 06 giờ. Trường hợp đặc biệt, khi có dự báo bão hay lũ đến vào lúc đêm khuya thì phải có phương án di dời dân trước khi trời tối.

- Phải bảo đảm tính cơ động: Công tác chuẩn bị phải được tính toán và thực hiện thật tốt, trong đó phải quy hoạch trước các điểm tập kết dân trên các trục đường vận chuyển và bố trí phương tiện cơ giới phù hợp trên từng trục đường để công tác sơ tán được cơ động và nhanh chóng. Tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức mình vì mọi người, đặc biệt là lúc hoạn nạn để huy động tất cả các nguồn lực khi cần.

- Phải bảo đảm tính tổ chức, kỹ luật: Sơ tán dân là nhiệm vụ rất khó khăn và phức tạp, phải đặt tính mạng nhân dân lên hàng đầu, đặc biệt là ưu tiên giúp đỡ người già yếu, trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người tàn tật, người bệnh; vì vậy phải tuyên truyền giáo dục nhân dân đoàn kết, giúp đỡ nhau và kiên quyết trong chỉ đạo và thực hiện.

- Phải bảo đảm các điều kiện sinh hoạt, y tế nơi sơ tán đến: Đơn vị Y tế được giao nhiệm vụ phải chuẩn bị thuốc men và các trang thiết bị, bố trí cán bộ hợp lý để giúp an dân trong quá trình sơ tán. Đơn vị được giao nhiệm vụ hậu cần phải chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác để đảm bảo sinh hoạt bình thường của dân tại nơi sơ tán và nhân dân những khu vực bị cô lập hoàn toàn. Đối với dân sơ tán do ngập lụt lên các vị trí cao phải chuẩn bị lều trại, chăn, màn đầy đủ.

- Phải bảo đảm an ninh, trật tự: Tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn an ninh, trật tự trong quá trình sơ tán. Bố trí lực lượng, hướng dẫn nhân dân di chuyển có trật tự, giữ gìn nhà cửa, tài sản nhân dân tại nơi đi và bảo đảm an ninh trật tự tại nơi đến.

1.1. Đối với bão và bão mạnh: (bão từ cấp 08 đến cấp 11)

Kết hợp sơ tán xen ghép và tập trung với quy mô vừa (sơ tán toàn bộ dân nhà tạm tranh tre, vách đất, nhà lợp mái tôn hay tre nứa hoặc nhà xây, lợp tôn, nhưng không kín gió và không có chằng chống chắc chắn), thời gian sơ tán xong trước khi bão đổ bộ vào đất liền trước từ 4 đến 6 giờ.

a) Công tác truyền thông

- Các bản tin về bão của cơ quan khí tượng thủy văn các cấp được cung cấp cho các cơ quan truyền thông và các cơ quan chức năng để thực hiện thu phát cho các địa phương trong Tỉnh.

- Chuyển tải các văn bản chỉ đạo của Trung ương, địa phương đến các cơ quan, đơn vị, quần chúng nhân dân.

- Trên biển: Tàu thuyền nhận thông tin từ Đài Tiếng nói Việt Nam, hệ thống Đài Thông tin Duyên hải, Hàng hải và Bộ đội Biên phòng Tỉnh.

- Hình thức truyền thông tin từ Tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố, xã, phường thị trấn đến cộng đồng dân cư: Qua hệ thống truyền thanh của địa phương; qua loa cầm tay trực tiếp, xe loa tuyên truyền cơ động; qua các Đài Phát thanh và Truyền hình Tỉnh, Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Phú Yên; nhận tin từ cấp trên qua: Điện thoại, fax, vi tính.

b) Tổ chức ứng phó

Tùy thuộc vào các loại tin bão (tin bão gần Biển Đông, tin bão trên Biển Đông, tin bão gần bờ, tin bão khẩn cấp) và dự báo khả năng ảnh hưởng đến tỉnh Phú Yên có các phương án ứng phó theo từng cấp độ rủi ro thiên tai theo quy định và có sự thống nhất chỉ đạo từ cấp tỉnh đến các sở, ban, ngành và địa phương.

c) Phương án sơ tán nhân dân

- Phát lệnh sơ tán: Tùy tình hình, Chủ tịch UBND Tỉnh hoặc Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tỉnh phát lệnh sơ tán nhân dân.

- Chỉ huy công tác sơ tán nhân dân: Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố.

- Lực lượng và phương tiện hỗ trợ sơ tán nhân dân: Các lực lượng vũ trang đã hiệp đồng với các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường và của Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh, Công an Tỉnh, Quân sự các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành.

- Rà soát lại số người sơ tán, kiểm tra đảm bảo an toàn nơi sơ tán đến.

- Hình thức sơ tán: Người dân tự đi sơ tán là chính, di dân tại chỗ, di dân từ nhà bán kiên cố sang nhà kiên cố, di dân vào các công sở, cơ quan, đơn vị..., ưu tiên sơ tán trước cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người tàn tật, người bệnh. Đặc biệt chú ý đến người dân, sinh viên, công nhân sống trong các nhà trọ, nhà tạm, không kiên cố, chú ý đề phòng bão kết hợp với sóng lớn và mưa lũ lớn, ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất, vùng hạ du các hồ chứa.

- Người sơ tán phải mang theo nhu yếu phẩm cần thiết để sử dụng trong thời gian sơ tán.

- Kế hoạch chuẩn bị lương thực, nước uống, thuốc dự phòng tối thiểu, vệ sinh môi trường, bếp… tại nơi sơ tán.

- Kế hoạch đảm bảo an toàn, an ninh trật tự nơi sơ tán.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố quyết định tổ chức cưỡng chế sơ tán trường hợp tổ chức, cá nhân không tự giác chấp hành chỉ đạo, chỉ huy, hướng dẫn sơ tán phòng, tránh thiên tai vì mục đích an toàn cho người.

(Kèm theo Phụ lục bão từ cấp 8 đến cấp 11, Phụ lục 2A )

1.2. Đối với bão rất mạnh: (bão từ cấp 12 đến cấp 15)

Kết hợp sơ tán xen ghép và tập trung với quy mô vừa (sơ tán toàn bộ dân nhà tạm tranh tre, nhà lợp mái tôn hay tre nứa hoặc nhà xây, lợp tôn nhưng không kín gió và nhà không kiên cố), thời gian sơ tán xong trước khi bão đổ bộ vào đất liền trước từ 04 đến 06giờ.

a) Công tác truyền thông

- Về cơ bản giống bão và bão mạnh, tập trung vào các nội dung sau:

- Các đài truyền hình, truyền thanh, phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tăng cường thời lượng đưa tin, cảnh báo, lưu ý cho người dân, các cơ quan, đơn vị về cường độ, sức tàn phá của bão; đưa ra các số liệu thiệt hại các cơn bão trong lịch sử để mọi người nâng cao mức độ cảnh giác.

- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các Đài Phát thanh và Truyền hình các phương tiện thông tin đại chúng… ưu tiên phát tin, đưa tin về thiên tai; những đơn vị không chấp hành xử lý theo quy định của pháp luật.

b) Tổ chức ứng phó (cường độ bão mạnh, chưa có phương tiện ứng cứu đảm bảo an toàn, nên cần tập trung cho công tác ứng phó trước và sau bão). Thực hiện các nội dung đã nêu ở mục bão và bão mạnh.

- Chủ tịch UBND tỉnh phân công lãnh đạo UBND tỉnh phụ trách địa bàn để hỗ trợ, giúp đỡ các địa phương ứng phó và chỉ đạo khắc phục hậu quả.

- Thực hiện biện pháp huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, trang thiết bị, nhu yếu phẩm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân … trên địa bàn để tổ chức ứng phó.

- Tăng cường lực lượng hỗ trợ nhân dân và các cơ quan, tổ chức: Chằng chống nhà cửa, cơ quan trụ sở, kho tàng, bệnh viện, trường học, nhà xưởng, các cơ sở an ninh, quốc phòng… Đặc biệt phải an toàn tuyệt đối cho bệnh viện để sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân.

- Cho học sinh và đề nghị các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và các doanh nghiệp trên địa bàn cho sinh viên, công nhân tạm nghỉ để tránh bão.

- Thành lập các đội cấp cứu lưu động.

- Rà soát kế hoạch ứng cứu, nhất là các khu vực trọng điểm để sẵn sàng triển khai ngay sau khi bão bắt đầu suy yếu: lực lượng, phương tiện, vật tư, giải phóng lòng đường.

- Triển khai Phương án đảm bảo thông tin, dự phòng thông tin và đề phòng sự cố tê liệt hệ thống thông tin liên lạc: Đài phát dự phòng, điện thoại, pin, bộ đàm… dự phòng cho lãnh đạo tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố (Sở Thông tin và Truyền thông).

- Đảm bảo trú ẩn an toàn cho lực lượng ứng phó khi bão đổ bộ để sẵn sàng triển khai ứng cứu ngay khi bão bắt đầu suy yếu.

- Thường xuyên báo cáo về Trung ương (Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Cục Phòng chống thiên tai).

c) Tổ chức sơ tán nhân dân

- Chủ tịch UBND Tỉnh quyết định huy động tất cả các nguồn lực, các cơ sở, trụ sở, nhà cửa, cơ quan, nhà thờ, chùa, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng và các cơ sở an toàn chịu bão lớn khác của tất cả tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm cơ sở sơ tán đến cho nhân dân.

- Các địa phương thiếu nơi sơ tán an toàn nhanh chóng thực hiện các biện pháp khẩn cấp như đào hầm trú ẩn (trừ vùng lũ và ven biển)...

- Cơ bản thực hiện như ở phương án bão và bão mạnh và thực hiện một số nội dung sau:

+ Sơ tán nhân dân ven biển do nước biển dâng và sóng lớn trong bão mạnh: Bão rất mạnh cấp 12-13: sơ tán toàn bộ dân ven biển cách bờ biển < 300 m (trừ các nhà kiên cố có trên 03 tầng, người dân phải lên tầng cao).

+ Bão rất mạnh cấp 14, 15: Sơ tán toàn bộ dân đến nơi an toàn cách bờ biển < 500m, trừ các hộ dân sống trong các nhà kiên cố và > 03 tầng; Sơ tán toàn bộ dân đến nơi an toàn cách bờ biển từ 500 – 700m, trừ các hộ dân sống trong các nhà kiên cố và > 02 tầng.

(Kèm theo Phụ lục bão từ cấp 12 đến cấp 15, Phụ lục 2B)

1.3. Đối với Siêu bão: (bão từ cấp 16 trở lên)

Kết hợp sơ tán xen ghép và tập trung với qui mô rộng lớn (sơ tán toàn bộ dân nhà tạm tranh tre, nhà lợp mái tôn hay tre nứa hoặc nhà xây, lợp tôn, nhà lợp không kiên cố không đảm bảo an toàn), thời gian sơ tán xong trước khi bão đổ bộ vào đất liền trước từ 04 đến 06 giờ.

a) Công tác truyền thông

- Về cơ bản giống bão, bão mạnh và bão rất mạnh và tập trung vào các nội dung sau:

- Các đài truyền hình, truyền thanh, phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tăng cường thời lượng đưa tin, cảnh báo, lưu ý cho người dân, các cơ quan, đơn vị về cường độ, sức tàn phá của siêu bão; đưa ra các số liệu thiệt hại các cơn bão lớn trong lịch sử để mọi người nâng cao nhận thức, mức độ cảnh giác.

- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các Đài phát thanh và Truyền hình và trên các phương tiện thông tin đại chúng … ưu tiên phát tin, đưa tin về thiên tai; những đơn vị không chấp hành xử lý theo quy định của pháp luật.

b) Tổ chức ứng phó (cường độ bão mạnh, chưa có phương tiện ứng cứu đảm bảo an toàn, nên cần tập trung cho công tác ứng phó trước và sau bão). Thực hiện các nội dung đã nêu ở mục bão, bão mạnh và bão rất mạnh.

c) Tổ chức sơ tán nhân dân

- Chủ tịch UBND Tỉnh quyết định huy động tất cả các nguồn lực, các cơ sở, trụ sở, nhà cửa, cơ quan, nhà thờ, chùa, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng và các cơ sở an toàn chịu bão lớn, siêu bão khác của tất cả tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm cơ sở sơ tán đến cho nhân dân.

- Các địa phương thiếu nơi sơ tán an toàn nhanh chóng thực hiện các biện pháp khẩn cấp như đào hầm trú ẩn (trừ vùng lũ và ven biển)....

- Cơ bản thực hiện như ở phương án bão, bão mạnh, bão rất mạnh và thực hiện một số nội dung sau: Siêu bão từ cấp 16 trở lên: Sơ tán toàn bộ dân đến nơi an toàn cách bờ biển > 500m, trừ các hộ dân sống trong các nhà kiên cố và > 03 tầng; Sơ tán toàn bộ dân đến nơi an toàn cách bờ biển từ 600-800m, trừ các hộ dân sống trong các nhà kiên cố và > 02 tầng.

(Kèm theo Phụ lục siêu bão, bão cấp 16 trở lên, Phụ lục 2C)

2. Phương án sơ tán dân khi có lũ lụt theo cấp độ thiên tai:

- Chủ động phòng, chống để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại khi xảy ra lũ lụt do mưa lớn, triều cường, xả lũ.. nhằm bảo vệ an toàn tính mạng của người dân, bảo vệ tài sản, công trình của Nhà nước và nhân dân nhằm góp phần ổn định xã hội, tiếp tục duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh và đảm bảo an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội.

- Thông báo thường xuyên các bản tin cảnh báo lũ lụt, nước dâng cho UBND, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố bị ảnh hưởng và công tác chỉ đạo điều hành xả lũ.

2.1. Đối với lũ lụt báo động cấp III.

Khi nhận được thông tin cảnh báo mưa to dẫn đến lũ lụt trên lưu vực sông và dự báo mực nước trên sông đạt mức báo động cấp III, các sở, ngành và địa phương thực hiện chỉ đạo và tiến hành triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó; tổ chức kiểm tra, đôn đốc các địa bàn vùng trũng thấp, vùng thường xuyên bị lũ lụt sẵn sàng các biện pháp di dời, sơ tán dân đến nơi an toàn theo phương án.

2.2. Lũ lụt báo động cấp III+ 1m

Khi nhận được thông tin cảnh báo lũ lụt trên lưu vực sông và dự báo mực nước có khả năng tiếp tục tăng lên mức báo động cấp III +1m, các sở, ngành và địa phương khẩn trương chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó, sẵn sàng các biện pháp di dời, sơ tán dân tại các vùng thường xuyên bị lũ lụt, chia cắt, cô lập đến nơi an toàn theo phương án.

2.3. Đối với lũ lụt báo động cấp III+1,5m – III+2m

Khi nhận được thông tin cảnh báo lũ lụt trên lưu vực sông và dự báo mực nước có khả năng tiếp tục tăng lên mức báo động cấp (III +1,5m-2,0m), các sở, ngành và địa phương chỉ đạo và khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó, sẵn sàng các biện pháp di dời, sơ tán dân tại các vùng thường xuyên bị lũ lụt, chia cắt, cô lập đến nơi an toàn theo phương án.

Thường xuyên theo dõi tình hình dự báo, cảnh báo, hướng dẫn của cơ quan chức năng để tự thực hiện các biện pháp phòng, tránh, không đi vào khu vực ngập sâu, nguy hiểm.

2.4. Công tác truyền thông

Thông tin về tình hình thời tiết do các cơ quan khí tượng thủy văn tỉnh, Trung ương cung cấp, cơ quan truyền thông thực hiện. Trường hợp dự báo mức lũ tại các trạm (Phú Lâm, Hà Bằng, Hòa Mỹ) trên báo động cấp III (BĐ III) và có khả năng tiếp tục tăng lên Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các đài phát thanh và truyền hình, các hệ thống thông tin đại chúng… ưu tiên phát các tin về lũ; xử lý các Đài không đưa tin về lũ đúng quy định của pháp luật.

Hình thức truyền thông tin từ các huyện, thị xã, thành phố đến cộng đồng dân cư: Qua hệ thống truyền thanh của địa phương; qua loa cầm tay trực tiếp, xe loa tuyên truyền cơ động; qua các Đài phát thanh và Truyền hình; nhận tin từ cấp trên qua: Điện thoại, Điện thoại di động, fax, vi tính.

2.5. Tổ chức ứng phó

Tùy thuộc vào các cấp báo động lũ lụt trên các lưu vực sông tại các trạm Phú Lâm, Hà Bằng, Hòa Mỹ (BĐ III, BĐ III+ 1m, BĐ III + 1,5, BĐ III +2m) và dự báo khả năng tiếp tục tăng lên, các địa phương có các phương án ứng phó theo từng cấp độ rủi ro thiên tai theo quy định và có sự thống nhất chỉ đạo từ cấp Tỉnh đến các Sở, ban, ngành và địa phương.

2.6. Tổ chức sơ tán nhân dân

- Phát lệnh sơ tán và chỉ huy công tác sơ tán: Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Lực lượng hỗ trợ sơ tán nhân dân: Các đơn vị lực lượng vũ trang đã hiệp đồng với các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh, Quân sự các huyện, thị xã, thành phố, Công an tỉnh, các Sở, ngành.

- Rà soát lại số người sơ tán, kiểm tra an toàn nơi sơ tán đến.

- Hình thức sơ tán: Người dân tự sơ tán là chính, ưu tiên sơ tán cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người bệnh, người khuyết tật...

- Người sơ tán phải mang theo lương thực, nước uống, trang vật dụng cần thiết để sử dụng trong thời gian sơ tán.

- Kế hoạch chuẩn bị lương thực, nước uống, thuốc dự phòng tối thiểu, vệ sinh môi trường, bếp … tại nơi sơ tán.

- Kế hoạch đảm bảo an toàn, an ninh trật tự nơi sơ tán.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố quyết định tổ chức cưỡng chế sơ tán trường hợp tổ chức, cá nhân không tự giác chấp hành chỉ đạo, chỉ huy, hướng dẫn sơ tán phòng, tránh thiên tai vì mục đích an toàn cho người.

(Kèm theo Phụ lục lũ lụt ứng với báo động các cấp (III, III+1,III+1,5- 2,0m)

3. Phương án an toàn tàu thuyền

- Các Sở, ngành, chính quyền các cấp, các chủ tàu, thuyền, thuyền viên, người dân hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản phải nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích thiết thực của việc đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động trên biển, trên sông để tăng cường kiểm tra, kiểm soát và chấp hành thực hiện nghiêm chỉnh các quy định hiện hành về phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai.

- Quản lý chặt chẽ, chính xác số lượng tàu thuyền, thuyền viên và ngư trường hoạt động khai thác (vị trí, tọa độ) để kịp thời thông tin, hướng dẫn tàu, thuyền tìm nơi tránh, trú khi có thiên tai.

- Thường xuyên cập nhật và nắm chắc số lượng tàu thuyền, thuyền viên xuất bến, cập bến, ngư trường, vị trí, tọa độ đang khai thác trên biển của tàu thuyền địa phương mình để kịp thời thông báo và hướng dẫn phòng, tránh an toàn khi có bão.

- Thông báo cho người dân chng chống nhà cửa, kéo tàu thuyền nhỏ lên bờ, chằng giữ ổn định; tàu thuyền lớn cho neo đậu đúng quy định; yêu cầu tất cả thuyền viên rời khỏi tàu thuyền trước khi bão vào, kiểm tra phòng cháy nổ trên tàu.

a) Số lượng tàu thuyền các loại: Toàn tỉnh Phú Yên có khoảng: 7.806 phương tiện, trong đó phượng tiện có công suất dưới 20 CV là: 3.481 phương tiện; từ 20-90CV là 3.306 phương tiện; phượng tiện có công suất lớn hơn 90CV là: 1.019 phương tiện;

b) Vị trí, quy mô khu neo đậu tránh, trú bão:

- Triển khai việc khảo sát, xác định và thông báo rộng rãi các bến neo đậu an toàn cho tàu thuyền trên địa bàn từng xã, thị trấn, có kế hoạch cụ thể để di chuyển, bố trí tàu thuyền neo đậu, hướng dẫn và kiểm tra cách thức neo đậu tàu thuyền đúng quy định trước khi bão đổ bộ vào đất liền, không để xảy ra tình trạng bị va đập khi có sóng to, gió lớn. Quản lý, vận hành và sử dụng hiệu quả khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu thuyền tại các khu vực:

- Cảng cá Phú Lạc, cảng Vũng Rô (huyện Đông Hòa) cấp công trình cấp IV; cảng cá Đông Tác, cảng cá Phường 6 (TP. Tuy Hòa), cấp công trình cấp IV; Đầm Cù Mông, Vịnh Xuân Đài (thị xã Sông Cầu), cấp công trình cấp IV; Cửa Lễ Thịnh, Đầm An Hải, cảng cá Tiên Châu (huyện Tuy An), cấp công trình cấp IV.

- Tuân thủ việc neo đậu tàu thuyền công suất trên 20CV tại các vị trí neo đậu đã được quy định; đồng thời kéo toàn bộ tàu thuyền công suất nhỏ dưới 20 CV lên bờ neo buộc ổn định, an toàn. Bố trí lực lượng giữ gìn an ninh, trật tự tại các vị trí neo đậu, tránh trú bão.

(Kèm theo Phụ lục danh sách số lượng và khu neo đậu tàu thuyền tránh trú)

4. Phương án đảm bảo an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc

Các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ đã được phân công phối hợp cùng với địa phương tiến hành triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai:

- Công an, các lực lượng tiến hành triển khai các lực lượng để bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, các công trình trọng điểm, tài sản của nhân dân, Nhà nước và doanh nghiệp, ngăn ngừa các đối tượng xấu lợi dụng tình hình thiên tai để trộm cắp, cướp giật.

- Sở Giao thông Vận tải, Công an Tỉnh triển khai lực lượng phân luồng, điều phối, hướng dẫn giao thông; cắm biển báo tại các khu vực, tuyến đường nguy hiểm, bị ngập sâu để người dân biết và hạn chế đi lại. Huy động và cung ứng phương tiện vận tải để vận chuyển người, hàng hóa qua các khu vực nguy hiểm, ra khỏi vùng ngập sâu, bị chia cắt được an toàn, đảm bảo giao thông huyết mạch tại các tuyến đường quan trọng duy trì hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, chỉ huy thông suốt từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố; phường, xã, thị trấn, phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn, cứu sập, cứu trợ xã hội, cung ứng các dịch vụ cần thiết cho khu vực bị ngập úng, chia cắt.

- Sở Thông tin và Truyền thông có phương án bảo đảm cho mạng thông tin liên lạc thông suốt, phục vụ cho công tác phòng chống thiên tai, bão, lũ lụt.

5. Phương án phối hợp chỉ đạo, chỉ huy phòng tránh, ứng phó và tìm kiếm cứu nạn.

- Các Sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo, thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả do thiên tai, lụt, bão trong phạm vi Sở, ngành mình; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư trang thiết bị cần thiết để tham gia phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Tỉnh, Trưởng Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tỉnh; đồng thời hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng của thiên tai.

- Các đơn vị lực lượng (Quân sự, Công an, Bộ đội Biên phòng) phối hợp cùng với địa phương để thực hiện các nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, cháy nổ, cứu sập....Phối hợp tổ chức, điều hành và thực hiện hoạt động ứng cứu người và phương tiện bị nạn. Phối hợp trong công tác xây dựng kế hoạch và các hoạt động huấn luyện, diễn tập nghiệp vụ các cấp về TKCN trên sông, trên biển; xây dựng phương án để tham gia ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó với tình huống bão mạnh, siêu bão, lũ lụt xảy ra.

6. Phương án huy động nguồn nhân lực ứng phó.

- Phát huy mọi nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả) để xử lý ban đầu các sự cố.

- Trong mọi trường hợp sự cố thiên tai, thảm họa xảy ra thì người chỉ huy cao nhất hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường (là Trưởng ban, Phó Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp) được ủy quyền điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị của các đơn vị, cá nhân hiện có trên địa bàn tham gia ứng cứu.

- Tập trung huy động mọi nguồn lực thực hiện phương án đảm bảo an toàn nhà cửa, kho tàng, đối phó với thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” - Phát huy sức mạnh tổng hợp của các ban ngành, các cấp trên cơ sở chủ động tại chỗ từ cơ sở, kết hợp ứng cứu nhanh, huy động vật tư, phương tiện, lực lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để cứu người, sơ tán nhân dân, cứu tài sản. Phương tiện, trang thiết bị được huy động trưng dụng của các đơn vị, cá nhân vào hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ...

- Trong trường hợp vượt quá khả năng của địa phương, UBND Tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tỉnh báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tư lệnh Quân khu V, Cục Phòng chống thiên tai đề nghị hỗ trợ trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, cứu sập...

(Kèm theo Phụ lục lực lượng dự kiến ứng phó)

7. Phương án dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm

a) Cấp Tỉnh:

- Các sở, ban ngành và địa phương thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư, phương tiện, kinh phí tại chỗ và hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc “Phòng ngừa, chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai”. Để thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, đảm bảo các loại phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó với tai nạn, thảm họa do thiên tai.

- Các cơ quan, đơn vị lực lực vũ trang kiểm tra, rà soát và có kế hoạch mua sắm, bổ sung, thay thế các thiết bị hư cũ. Thường xuyên kiểm tra và có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa… các trang thiết bị, phương tiện ( xe các loại, ca nô các loại, nhà bạt, áo phao, phao cứu sinh và các trang thiết bị khác...) phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả trong quá trình tham gia giải quyết các tình huống sự cố thiên tai, tai nạn, thảm họa và chi viện, hỗ trợ cho các đơn vị, địa phương khác khi có yêu cầu.

- Sở Công Thương khảo sát và lựa chọn một số doanh nghiệp kinh doanh có khả năng dự trữ lưu thông một số mặt hàng thiết yếu tại từng doanh nghiệp để vừa kinh doanh và cung ứng kịp thời cho nhân dân khi có thiên tai, lũ lụt, bão xảy ra trên địa bàn Tỉnh.

b) Cấp huyện:

- UBND các huyện, thị xã, thành phố dự trữ lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác; chỉ đạo phòng Kinh tế/Kinh tế-Hạ tầng bám sát thị trường hàng hóa, kịp thời chỉ đạo các doanh nghiệp, Công ty thương mại cân đối dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của nhân dân khi thiên tai, lụt, bão xảy ra.

- Tuyên truyền, vận động người dân chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết khác trong mỗi đợt lũ lụt từ 3 đến 7 ngày (túi dự trữ lương thực, thực phẩm).

(Kèm theo Phụ lục vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm)

8. Phương án khắc phục hậu quả bão mạnh, siêu bão và lũ lụt.

a) Đối với bão.

- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố là người tổng chỉ huy trực tiếp và huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó thiên tai; chịu trách nhiệm thực hiện chỉ huy, chỉ đạo của các cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai cấp trên.

- Ngay sau bão bắt đầu suy yếu, triển khai ngay công tác ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu người bị nạn.

- Các lực lượng địa phương phối hợp với các lực lượng vũ trang, sở, ban, ngành tiếp tục công tác ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu người bị nạn.

- Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo yêu cầu của cấp trên để kịp thời ứng phó và cứu trợ khẩn cấp.

- UBND các huyện, thị xã và thành phố thông tin khẩn cấp cho cấp trên về tình hình ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn và yêu cầu ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn khi vượt quá khả năng.

- UBND Tỉnh thông tin khẩn cấp cho Trung ương về tình hình ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn và yêu cầu ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn khi vượt quá khả năng.

- Tập trung khắc phục giao thông, giải phóng lòng đường ngay sau khi bão suy yếu để đảm bảo hoạt động của công tác tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu người bị nạn. Có phương án đảm bảo an toàn giao thông sau bão.

- Nhanh chóng thống kê thiệt hại, xác định nhu cầu cứu trợ báo cáo cấp trên.

- Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của nhân dân và nhà nước.

- Tổ chức đưa người sơ tán trở về nhà an toàn.

- Tổ chức cứu trợ khẩn cấp: Hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm, bố trí chỗ ở tạm cho các hộ mất nhà cửa hoặc bị hư hỏng nặng.

- Huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, nhu yếu phẩm, tổ chức khắc phục hậu quả:

+ Chăm sóc người bị thương, tìm kiếm người mất tích, tổ chức mai táng, thăm hỏi động viên các gia đình có người bị nạn, tử vong.

+ Tập trung khắc phục điện, nước, giao thông và viễn thông.

+ Khắc phục vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh.

+ Khôi phục nhà cửa, cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, bưu điện, thủy lợi, tàu thuyền, thủy sản, cây xanh, cơ sở sản xuất, hỗ trợ nông dân khôi phục và tổ chức sản xuất nông nghiệp…ưu tiên các khu vực trọng yếu.

+ Cảnh báo người dân biết những nguy hiểm để người dân cảnh giác, đề phòng khi khắc phục hậu quả và trường hợp có mưa lũ sau bão theo các phương án đã xây dựng.

- Tổ chức bình ổn thị trường.

- Vận động, tiếp nhận và phân phối kịp thời các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cứu trợ về lương thực, thực phẩm, thuốc men, hỗ trợ kinh phí cho người dân bị thiệt hại, sớm ổn định cuộc sống, nhất là hộ gia đình chính sách, hộ đặc biệt nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình thiệt hại và kết quả triển khai công tác khắc phục tại địa phương.

b) Đối với lũ lụt.

- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố là người tổng chỉ huy trực tiếp và huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó thiên tai; chịu trách nhiệm thực hiện chỉ huy, chỉ đạo của các cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai cấp trên.

- Các lực lượng địa phương phối hợp với các lực lượng vũ trang, sở, ban, ngành tiếp tục công tác ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu người bị nạn.

- Nhanh chóng thống kê thiệt hại, xác định nhu cầu cứu trợ.

- Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo yêu cầu của cấp trên để kịp thời ứng phó và cứu trợ khẩn cấp.

- Thông tin khẩn cấp cho cấp trên về tình hình ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn và yêu cầu ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn khi vượt quá khả năng.

- Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của nhân dân và nhà nước tại khu vực xảy ra thiên tai.

- Tổ chức cứu trợ khẩn cấp (đối với lũ lớn): Hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm, bố trí chỗ ở tạm cho các hộ mất nhà cửa hoặc bị hư hỏng nặng.

- Huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, nhu yếu phẩm, tổ chức khắc phục hậu quả:

+ Chăm sóc, điều trị người bị thương.

+ Thăm hỏi, động viên các gia đình có người tử nạn, bị nạn.

+ Khắc phục điện, nước, giao thông, viễn thông.

+ Vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh.

+ Khôi phục nhà cửa, cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, bưu điện, thủy lợi, tàu thuyền, thủy sản, cây xanh, cơ sở sản xuất, hỗ trợ nông dân khôi phục và tổ chức sản xuất nông nghiệp…

+ Cảnh báo người dân biết những nguy hiểm để người dân cảnh giác, đề phòng khi khắc phục hậu quả.

- Xác định nhu cầu trang bị vật tư, phương tiện cần thiết của địa phương để phục vụ công tác khắc phục hậu quả.

- Tổ chức bình ổn thị trường. Vận động, tiếp nhận và phân phối kịp thời các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cứu trợ về lương thực, thực phẩm, thuốc men, hỗ trợ kinh phí cho người dân bị thiệt hại sớm ổn định cuộc sống, nhất là hộ gia đình chính sách, hộ đặc biệt nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Tổng hợp, báo cáo lên cấp có thẩm quyền về tình hình thiệt hại và kết quả triển khai công tác khắc phục tại địa phương.

Phần III

CÔNG TÁC CHỈ HUY, TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG

I. CÔNG TÁC CHỈ HUY:

Hình thái thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp khó lường nhất là bão, lũ lụt tần suất diễn ra thấp và nhân dân trên địa bàn Tỉnh chưa có kinh nghiệm trong công tác phòng tránh bão, lũ lụt nhiều nơi nhân dân và chính quyền địa phương còn tư tưởng chủ quan nên thiệt hại do bão, lũ gây ra là khó lường. Vì vậy, nhất thiết phải phân công lãnh đạo UBND Tỉnh thường trực từng khu vực để trực tiếp chỉ đạo khi có những tình huống bão, lũ lụt, đột xuất xảy ra.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sơ đồ bố trí công tác chỉ huy:

2. Phân công trách nhiệm thực hiện

2.1. UBND các huyện, thị xã, thành phố

a) Đối với bão: Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố là tổng chỉ huy trên địa bàn, chịu trách nhiệm:

- Trực tiếp chỉ huy và huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó thiên tai; chịu trách nhiệm thực hiện chỉ huy, chỉ đạo của các cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai cấp trên.

- Thông báo cho người dân chằng chống nhà cửa, kéo tàu thuyền nhỏ lên bờ, chằng giữ ổn định; tàu thuyền lớn cho neo đậu đúng quy định; yêu cầu tất cả thuyền viên rời khỏi tàu thuyền trước khi bão vào, kiểm tra phòng cháy nổ trên tàu.

- Phân công lãnh đạo và cán bộ xuống địa bàn kiểm tra, đôn đốc.

- Yêu cầu các đơn vị phải triển khai công tác phòng chống thiên tai của đơn vị.

- Tổ chức kiểm tra, rà soát lại lực lượng, phương tiện, vật tư sẵn sàng ứng phó, rà soát lại phương án sơ tán, kiểm tra và thực hiện công tác đảm bảo an toàn nơi sơ tán đến.

- Hạn chế, cấm người đi lại trong thiên tai; thông báo cho học sinh tạm nghỉ học tránh bão khi có lệnh của Tỉnh.

- Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Công an Tỉnh thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông, chốt chặn, an ninh trật tự, bảo vệ tài sản trước, trong và sau thiên tai.

- Sẵn sàng phương án phòng chống lũ, lũ quét, vỡ hồ chứa do mưa kèm theo bão.

- Đảm bảo thông tin liên lạc, kiểm soát tình hình, các khu vực trọng điểm cần phải tổ chức ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn, báo cáo Tỉnh.

- Đảm bảo lương thực, nước uống, y tế trước, trong và sau thiên tai.

- Ngay sau bão suy yếu, tổ chức ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu người bị nạn.

- Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của cấp huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố, đề nghị Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp Tỉnh hỗ trợ.

b) Đối với lũ lụt:

- Chỉ đạo và tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi sát diễn biến mưa, lũ và tình hình công trình; bố trí lãnh đạo chủ chốt thường trực để xử lý các tình huống.

- Triển khai thực hiện phương án phòng chống lũ, lụt; rà soát các khu dân cư đang sống ở những vùng trũng, thấp, vùng ven sông suối, vùng có nguy cơ sạt lở; lũ quét, triển khai phương án sơ tán nhân dân; thông báo tình hình mưa lũ để nhân dân chủ động ứng phó, hạn chế đi lại trong vùng ngập lũ.

- Chỉ đạo các địa phương, các đơn vị quản lý hồ chứa theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước các hồ chứa, tổ chức kiểm tra an toàn các hồ chứa nước trên địa bàn; tổ chức trực ban PCLB các hồ chứa nước 24/24h; phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh sẵn sàng, triển khai lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để kịp thời xử lý các sự cố, hư hỏng công trình và hỗ trợ, ứng cứu, sơ tán nhân dân hạ du các hồ chứa.

- Dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác, nhất là đối với những vùng dễ bị chia cắt, vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn.

- Tổ chức thu hoạch sớm cho cây trồng nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,.. theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

- Phối hợp với sở, ngành của Tỉnh khơi thông cống rãnh thoát nước, tránh ngập úng khu vực nội thành.

- Triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn.

- Cắm biển báo, bố trí lực lượng chốt chặn ở những đoạn đường bị ngập sâu, cấm người, phương tiện qua lại ở những đoạn đường bị ngập và những nơi có dòng nước chảy xiết và các khu vực nguy hiểm; phối hợp với Công an Tỉnh tổ chức sắp xếp các phương tiện giao thông đang đậu đổ trên quốc lộ và nội thành đảm bảo an toàn và an ninh.

- Tổ chức bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội tại các khu vực trọng điểm, các khu vực sơ tán đi và đến.

- Rà soát, sẵn sàng triển khai phương án phòng chống lũ cho các công trình đang thi công, các biện pháp phòng chống ngập úng do mưa lớn cho các khu dân cư do công trình đang thi công dở dang.

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến lũ để kịp thời cắt điện ở những vùng ngập.

- Phân công lãnh đạo và cán bộ xuống cụm chống lũ, đặc biệt là các vùng trọng điểm.

- Giữ thông tin liên lạc, báo cáo kịp thời, thường xuyên về diễn biến lũ, lụt và các sự cố công trình đến các cấp có thẩm quyền đề chỉ đạo.

- Sẵn sàng nguồn lực để hỗ trợ các địa bàn lân cận khi có yêu cầu.

- Cho học sinh trong vùng ngập lũ nghỉ học theo thông báo của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc của Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Dừng các cuộc họp không cần thiết để tập trung cho công tác đối phó với lũ lụt.

- Các cấp, các ngành phối hợp với các lực lượng vũ trang trên địa bàn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, ứng cứu, sơ tán dân khi cần.

- Tổ chức hướng dẫn các tàu thuyền neo đậu an toàn tại các nơi quy định.

- Cấm các đò ngang, đò dọc hoạt động và bố trí lực lượng ứng trực tại các bến đò ngang, đò dọc để kiểm tra việc thực hiện. Cấm người dân vớt củi hoặc hoạt động sinh kế trên sông.

- Đánh giá thiệt hại, tổ chức khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, phục vụ sản xuất, phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trường, do lũ lụt gây ra.

- Tổ chức cứu trợ cho cá nhân và gia đình bị thiệt hại do lũ gây ra.

- Tổng hợp, báo cáo đến cơ quan cấp trên về diễn biến mưa, lũ, lụt, tình hình thiệt hại và kết quả triển khai đối phó, khắc phục hậu quả.

2.2. Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh

- Hàng năm, Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh lập Kế hoạch hiệp đồng công tác Phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn với các đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn Tỉnh.

- Xây dựng Kế hoạch nêu cụ thể về các kịch bản thiên tai và phân công trách nhiệm về địa bàn ứng phó xử lý của từng đơn vị cụ thể. Các lực lượng trong kế hoạch hiệp đồng của Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh gồm: Các lực lượng của Quân khu, Quân sự, Công an và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh, Trung đoàn Không quân 910 và các đơn vị liên quan khác....

- Rà soát lại các Phương án hiệp đồng với các lực lượng vũ trang.

- Rà soát lại phương án hoạt động của Đội ứng cứu khẩn cấp thiên tai.

- Triển khai công tác hỗ trợ sơ tán, ứng phó cho các quận, huyện, xã, phường theo địa bàn.

- Triển khai công tác bố trí lực lượng, phương tiện ứng phó, xử lý tình huống khẩn cấp và tìm kiếm cứu nạn tại các khu vực trọng điểm.

- Thực hiện công tác ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn trong thiên tai trong điều kiện có thể.

- Rà soát lại các Phương án hiệp đồng các lực lượng vũ trang, nhất là ứng cứu cho các vùng trọng điểm lũ, hồ chứa và vùng hạ du hồ chứa.

- Triển khai công tác bố trí lực lượng, phương tiện ứng phó, xử lý tình huống và tìm kiếm cứu nạn, nhất là khi dự báo có lũ trên Báo động (BĐ III, BĐIII+ 1m BĐ III + 1,5 – 2,0m) tại trạm Phú Lâm, Hà Bằng, Hòa Mỹ, khi có yêu cầu.

- Phối hợp với BCH Bộ đội Biên phòng triển khai hoạt động của cứu hộ, cứu nạn trên sông (vùng cửa sông).

2.3. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh

a) Đối với bão:

- Triển khai công tác thông tin liên lạc với tàu thuyền, thông tin về bão, kêu gọi tàu thuyền vào bờ hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm;

- Tổ chức bắn pháo hiệu báo bão theo quy định;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các địa phương hướng dẫn tàu thuyền, các phương tiện khai thác, nuôi trồng thủy sản neo đậu an toàn tại các nơi (Âu thuyền) quy định của Tỉnh; Phối hợp với Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực IV, Cảnh sát biển vùng III, Hải quân vùng IV, thông báo thông tin về tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển.

- Triển khai phương án hoạt động ứng cứu của Đội Cứu hộ trên biển, cửa sông;

- Triển khai công tác hỗ trợ sơ tán, ứng phó cho các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường theo địa bàn.

b) Đối với lũ lụt:

- Phối hợp với các địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo, hướng dẫn người dân tổ chức di chuyển toàn bộ tàu thuyền về neo đậu, tránh trú an toàn nơi quy định.

- Phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự Tỉnh triển khai các hoạt động cứu hộ, cứu nạn trên sông (vùng cửa sông).

2.4. Đề nghị Đài Thông tin Duyên hải Phú Yên

- Đài Thông tin Duyên hải Phú Yên đảm bảo thông tin liên lạc với tàu thuyền, thông tin về bão, kêu gọi tàu thuyền vào bờ hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm

- Phối hợp Hải quân vùng IV, Cảnh sát biển vùng III, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển theo đề nghị của Tỉnh.

2.5. Công an Tỉnh

- Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương và nhất là phối hợp với lực lượng Quân sự và Bộ đội Biên phòng tổ chức di dời, sơ tán dân đến nơi an toàn và tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, khắc phục hậu quả do bão mạnh, siêu bão và lũ lụt gây ra

- Triển khai phương án đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, trật tự an toàn giao thông tại các khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão mạnh, siêu bão và lũ lụt, các khu vực nguy hiểm, sơ tán dân; bảo vệ an toàn tài sản của Nhà nước và nhân dân, không để các loại tội phạm lợi dụng hoạt động phạm tội.

- Chủ động, sẵn sàng và tổ chức công tác phòng, chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn trước, trong và sau khi bão mạnh, siêu bão và lũ lụt xảy ra.

2.6. Sở Xây dựng

- Triển khai Phương án phòng chống bão, lũ cho các công trình, công trình đang thi công dở dang, các nhà cao tầng, tháp cẩu, cây xanh, hệ thống điện chiếu sáng, cấp nước sinh hoạt.

- Triển khai phương án phòng, chống ngập úng.

- Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải triển khai Phương án huy động các trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác ứng phó bão, lũ.

2.7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN Tỉnh)

- Phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh, các địa phương triển khai Phương án neo đậu an toàn cho các tàu thuyền.

- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh, Sở Công Thương và UBND các huyện và thành phố tổ chức trực phòng chống thiên tai và ứng cứu cho các hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện khi có yêu cầu.

- Đôn đốc, chỉ đạo công tác trực ban của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN Tỉnh.

- Chỉ đạo Công ty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam tổ chức trực ban về phòng chống thiên tai, bão, lũ lụt cho 02 hồ chứa lớn Phú Xuân và Đồng Tròn.

2.8. Sở Giao thông Vận tải

- Triển khai phương án phòng chống bão, lũ lụt đối với các công trình giao thông.

- Phối hợp với Sở Xây dựng rà soát Phương án chuẩn bị huy động trang thiết bị, phương tiện, vật tư phục vụ công tác sơ tán, ứng phó.

- Triển khai phương án bảo đảm an toàn giao thông vận tải trước và trong bão. Phối hợp với Công an Tỉnh và các địa phương chốt chặn các đoạn đường các khu vực nguy hiểm.

- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh, Công an Tỉnh chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông vận tải Tỉnh thực hiện công tác giải phóng lòng, lề đường, phục vụ cho công tác ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn.

2.9. Sở Công Thương

- Rà soát phương án chuẩn bị, dự trữ, cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân trước và sau bão, lũ lụt.

- Triển khai phương án phòng chống bão, lũ lụt đối với các công trình, kho tàng, trụ sở của ngành.

- Theo dõi, kiểm tra quy trình vận hành hồ chứa của các nhà máy thủy điện theo đúng quy định.

2.10. Công ty Điện lực Phú Yên

- Triển khai các phương án đảm bảo an toàn hệ thống, mạng lưới điện cho tất cả các cấp điện thế.

- Đảm bảo điện lưới phục vụ công tác phòng chống thiên tai.

2.11. Sở Tài nguyên – Môi trường

- Phối hợp với Sở Xây dựng triển khai phương án xử lý ngập úng.

- Sẵn sàng phương án tổ chức khắc phục môi trường sau bão, lũ lụt phương án xử lý sự cố tràn dầu, phương án bảo đảm an toàn các công trình xử lý môi trường.

2.12. Sở Y tế

- Triển khai Phương án cấp cứu, tiếp nhận nạn nhân; phương án đảm bảo an toàn cho các cơ sở y tế, bệnh viện, bệnh nhân.

- Tham gia cùng với Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh, Bộ đội Biên phòng Tỉnh, Công an Tỉnh trong công tác cấp cứu của các Đội cứu nạn, cứu sập.

2.13. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Triển khai công tác phòng chống lụt bão cho các công trình, cơ sở giáo dục, đào tạo.

- Phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố sử dụng cơ sở giáo dục đào tạo làm nơi sơ tán nhân dân.

- Thông báo và phối hợp với Đại học Phú Yên và các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp thông báo cho các huyện, thị xã, thành phố; các trường học khi có lệnh cho học sinh, sinh viên tạm nghỉ học tránh bão, lũ lụt của lãnh đạo Tỉnh hoặc của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tỉnh.

2.14. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh truyền hình Tỉnh, Cổng thông tin Điện tử Tỉnh và đề nghị Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Phú Yên.

- Triển khai phương án thông tin truyền thông, kịp thời phát tin bão, lũ lụt các công điện, văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tỉnh cho chính quyền, cộng đồng, người dân.

- Triển khai phương án phân công phóng viên đến các vùng trọng điểm về thiên tai để kịp thời đưa tin về tình hình thiên tai, ứng phó và khắc phục.

- Triển khai phương án đảm bảo an toàn các cơ sở phát thanh, truyền hình, các công trình viễn thông, các trụ ăng ten trong khu dân cư; phương án dự phòng và đảm bảo an toàn, thông suốt liên lạc với Trung ương, Tỉnh và các huyện, thị xã và thành phố.

2.15. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Triển khai phương án đảm bảo an toàn cho tất cả các cơ sở văn hóa, thể thao và du lịch, kể cả tàu du lịch, khách sạn, khu nghỉ dưỡng.

- Phương án đảm bảo an toàn cho khách du lịch (nếu có).

- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác sử dụng các cơ sở du lịch, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng làm nơi sơ tán đến cho người dân.

2.16. Đề nghị Đài Khí tượng thủy văn Tỉnh

Triển khai phương án đảm bảo thông tin về dự báo, cảnh báo bão, lũ lụt kịp thời, nhanh chóng đến lãnh đạo Tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tỉnh.

2.16. Đề nghị Hội chữ thập đỏ Tỉnh

Hội Chữ thập đỏ Tỉnh xây dựng phương án cứu trợ, cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo cho các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa; phối hợp cùng các sở, ngành, đoàn thể liên quan hỗ trợ, ứng cứu, vận động các nguồn lực trong và ngoài Tỉnh, góp phần giảm nhẹ các thiệt hại do thiên tai, thảm họa gây ra cho cộng đồng.

2.17. Văn phòng UBND Tỉnh

- Bố trí nơi làm việc của Ban Chỉ đạo Tiền phương của Chính phủ (nếu có);

- Cung cấp thông tin bão, lũ lụt và các văn bản chỉ đạo trên Cổng Thông tin điện tử của Tỉnh.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Phương án phòng chống và khắc phục hậu quả ứng với bão mạnh, siêu bão và lũ lụt xảy ra trên địa bàn tỉnh Phú Yên được triển khai thực hiện sẽ là cơ sở để phục vụ cho công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chỉ đạo, chỉ huy về di dời dân, sơ tán dân khi có bão, lũ lớn xảy ra; giúp cho các địa phương, đặc biệt là nhân dân các vùng trũng thấp, vùng ven sông, ven biển có thông tin để tự phòng tránh, nhằm giảm nhẹ đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Để Phương án được triển khai thực hiện, UBND tỉnh Phú Yên, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương thực hiện các nội dung sau:

- Tăng cường năng lực chỉ huy trong công tác phòng, chống thiên tai cho các đơn vị, địa phương, nhất là các khu vực ven biển, vùng trũng thấp ven sông.

- Các cơ quan, đơn vị, đoàn thể các cấp phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức cộng đồng trong nhân dân, đề cao hơn nữa tinh thần chủ động, thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất do thiên tai gây ra.

- Các cơ quan, đơn vị phát huy tốt phương châm “4 tại chỗ” trong công tác phòng chống thiên tai nhất là bão, lũ lụt, thực hiện nghiêm túc việc phân cấp chỉ huy phòng chống thiên tai, sơ tán dân, cụ thể: Cấp xã đảm bảo chỉ huy phòng chống thiên tai (bão, lụt...) sơ tán dân cho xã, cấp huyện đảm bảo chỉ huy sơ tán dân cho huyện, cấp tỉnh đảm bảo chỉ huy sơ tán dân cho tỉnh.

- Tiếp tục đầu tư kiên cố các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng nơi dân sơ tán đến, nhằm đảm bảo phục vụ lâu dài, ổn định, an dân.

- Quy hoạch, sắp xếp lại các khu dân cư hợp lý, đối với nhân dân vùng đồng bằng ven biển, vùng trũng thấp ven sông.

- Tăng cường công tác giữ rừng, trồng rừng đầu nguồn, đầu tư xây dựng các hồ chứa nước, các công trình trú đậu tàu thuyền, kè bảo vệ bờ và các công trình phòng chống lụt bão trong thời gian tới.

Trên đây là Phương án phòng chống và khắc phục hậu quả ứng phó với bão mạnh, siêu bão và lũ lụt trên địa bàn tỉnh Phú Yên, UBND Tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành và địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác