Quyết định 90/2001/QĐ-NHNN ban hành Quy chế về việc mở, thành lập và chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Quyết định 90/2001/QĐ-NHNN ban hành Quy chế về việc mở, thành lập và chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Số hiệu: | 90/2001/QĐ-NHNN | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Trần Minh Tuấn |
Ngày ban hành: | 07/02/2001 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 22/05/2001 | Số công báo: | 19-19 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 90/2001/QĐ-NHNN |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký: | Trần Minh Tuấn |
Ngày ban hành: | 07/02/2001 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 22/05/2001 |
Số công báo: | 19-19 |
Tình trạng: | Đã biết |
NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 90/2001/QĐ-NHNN |
Hà Nội, ngày 07 tháng 2 năm 2001 |
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước
số 01/1997/QH10, Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ về tổ chức và
hoạt động của Ngân hàng thương mại;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân
hàng,
QUYẾT ĐỊNH
1. Quyết định số 175/QĐ-NH5 ngày 3/7/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế mở, hoạt động và chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
2. Các văn bản khác có liên quan đến việc mở, thành lập và chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước ban hành trái với Quyết định này.
|
Trần Minh Tuấn (Đã ký) |
VIỆC MỞ, THÀNH LẬP VÀ CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG SỞ GIAO DỊCH, CHI NHÁNH,
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 90/2001/QĐ-NHNN ngày 7 tháng 2 năm 2001 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Trong quy định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sở giao dịch của ngân hàng thương mại là đơn vị phụ thuộc, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của ngân hàng thương mại và một số chức năng có liên quan đến các chi nhánh theo uỷ quyền của ngân hàng thương mại.
2. Chi nhánh của ngân hàng thương mại là đơn vị phụ thuộc, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của ngân hàng thương mại theo uỷ quyền của ngân hàng thương mại (sau đây gọi là chi nhánh cấp 1).
3. Chi nhánh của chi nhánh cấp 1 là đơn vị phụ thuộc của chi nhánh cấp 1, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của chi nhánh cấp 1 theo uỷ quyền của chi nhánh cấp 1 (sau đây gọi là chi nhánh cấp 2).
4. Chi nhánh của chi nhánh cấp 2 là đơn vị phụ thuộc của chi nhánh cấp 2, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của chi nhánh cấp 2 theo uỷ quyền của chi nhánh cấp 2 (sau đây gọi là chi nhánh cấp 3).
5. Văn phòng đại diện của ngân hàng thương mại là đơn vị phụ thuộc, có con dấu, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền của ngân hàng thương mại. Văn phòng đại diện không được thực hiện hoạt động kinh doanh.
6. Đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại là đơn vị phụ thuộc, có con dấu, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ ngân hàng, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật cho cán bộ, nhân viên của ngân hàng thương mại và thực hiện các nhiệm vụ khác do ngân hàng thương mại giao phù hợp với quy định của pháp luật.
Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản, ngân hàng thương mại quyết định:
a) Mở sở giao dịch;
b) Mở chi nhánh cấp 1 tại địa bàn trong nước, ngoài nước, nơi có nhu cầu hoạt động, kể cả nơi đặt trụ sở chính;
c) Mở văn phòng đại diện tại địa bàn trong nước và ở nước ngoài;
d) Thành lập đơn vị sự nghiệp;
đ) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chi nhánh cấp 1;
e) Chấm dứt hoạt động của Sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp khi không có nhu cầu hoạt động.
MỤC I ĐIỀU KIỆN MỞ SỞ GIAO DỊCH, CHI NHÁNH CẤP 1, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, THÀNH LẬP ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
1. Có thời gian hoạt động tối thiểu là 3 năm kể từ ngày đi vào hoạt động.
2. Hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm gần nhất. Tỷ lệ nợ quá hạn tại thời điểm cuối quý trước dưới 5%.
Đối với ngân hàng thương mại thành lập trước ngày có hiệu lực thi hành Nghị định 82/1998/NĐ-CP ngày 3/10/1998 của Chính phủ về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các ngân hàng thương mại phải có vốn điều lệ tối thiểu bằng vốn pháp định.
3. Bộ máy quản trị, điều hành và hệ thống kiểm tra nội bộ hoạt động có hiệu quả.
4. Hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý.
5. Không vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng:
a) Những trường hợp không được cho vay;
b) Hạn chế tín dụng;
c) Giới hạn cho vay, bảo lãnh;
d) Giới hạn góp vốn, mua cổ phần;
đ) Tỷ lệ bảo đảm an toàn;
e) Dự phòng rủi ro.
6. Không vi phạm các quy định khác của pháp luật.
1. Văn bản của Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người được uỷ quyền đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc mở sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện ở trong nước của ngân hàng thương mại, trong đó phải nêu tóm tắt: sự cần thiết, tên gọi, địa điểm, nội dung, phạm vi hoạt động của Sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện và ngân hàng thương mại phải khẳng định có đủ điều kiện theo quy định để mở sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện.
2. Văn bản uỷ quyền của Chủ tịch Hội đồng quản trị (đối với trường hợp uỷ quyền).
3. Nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc mở sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện.
4. Đề án mở sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện, trong đó nêu rõ sự cần thiết, nhu cầu về hoạt động ngân hàng, nghiên cứu thị trường trên địa bàn; dự kiến tổ chức bộ máy, nội dung và phạm vi hoạt động; kế hoạch hoạt động trong 3 năm đầu.
5. Bản sao (được công chứng) báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại trong hai năm gần nhất kèm theo báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập.
6. Văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi ngân hàng thương mại dự định đặt trụ sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện, cho phép ngân hàng thương mại đặt trụ sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện trên địa bàn.
(Trường hợp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố không có ý kiến hoặc chỉ có ý kiến sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận việc mở sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện thì ngân hàng thương mại ghi rõ vào văn bản của Chủ tịch Hội đồng quản trị để Ngân hàng Nhà nước xem xét).
7. Văn bản của Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi ngân hàng thương mại dự định đặt trụ sở sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện về sự cần thiết và địa bàn hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện của ngân hàng thương mại, trừ trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân (sau đây gọi tắt là ngân hàng thương mại cổ phần) mở sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện mà trụ sở của Sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện đặt cùng tỉnh, thành phố với trụ sở chính của Ngân hàng thương mại cổ phần.
1. Văn bản của Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người được uỷ quyền đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện của ngân hàng thương mại ở nước ngoài, trong đó phải nêu tóm tắt: sự cần thiết, khả năng đáp ứng đủ điều kiện được mở chi nhánh, văn phòng đại diện của nước ngoài, nơi dự định mở chi nhánh, văn phòng đại diện; tên gọi, địa điểm, nội dung hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện.
2. Văn bản uỷ quyền của Chủ tịch Hội đồng quản trị (đối với trường hợp uỷ quyền).
3. Nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài.
4. Đề án mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, trong đó nêu rõ nhu cầu về hoạt động ngân hàng, nghiên cứu thị trường; dự kiến tổ chức bộ máy và nội dung hoạt động; kế hoạch hoạt động trong 3 năm đầu.
5. Bản sao (được công chứng) báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại trong 2 năm gần nhất kèm theo báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập.
1. Văn bản của Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người được uỷ quyền đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc thành lập đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại, trong đó phải nêu tóm tắt: sự cần thiết, tên gọi, địa điểm, nội dung, phạm vi hoạt động của đơn vị sự nghiệp và ngân hàng thương mại phải khẳng định có đủ điều kiện theo quy định để thành lập đơn vị sự nghiệp.
2. Văn bản uỷ quyền của Chủ tịch Hội đồng quản trị (đối với trường hợp uỷ quyền).
3. Nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc thành lập đơn vị sự nghiệp.
4. Đề án thành lập đơn vị sự nghiệp, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập đơn vị sự nghiệp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở của đơn vị sự nghiệp, dự kiến tổ chức bộ máy, nội dung và phạm vi hoạt động của đơn vị sự nghiệp; kế hoạch hoạt động trong 3 năm đầu.
5. Văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi ngân hàng thương mại dự định đặt trụ sở đơn vị sự nghiệp cho phép ngân hàng thương mại đặt trụ sở đơn vị sự nghiệp.
(Trường hợp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố không có ý kiến hoặc chỉ có ý kiến sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận việc thành lập đơn vị sự nghiệp thì ngân hàng thương mại ghi rõ vào văn bản của Chủ tịch Hội đồng quản trị để Ngân hàng Nhà nước xem xét).
6. Bản sao (được công chứng) báo cáo tài chính của Ngân hàng thương mại trong hai năm gần nhất kèm theo báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập.
1. Ngân hàng thương mại cổ phần gửi 02 bộ hồ sơ mở sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện, thành lập đơn vị sự nghiệp cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi Ngân hàng đặt trụ sở chính.
Trong thời gian tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố phải có ý kiến bằng văn bản về điều kiện, hồ sơ xin mở sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện, thành lập đơn vị sự nghiệp quy định tại các Điều 4, Điều 5, Điều 6, và Điều 7 Quy định này và gửi cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tính dụng phi ngân hàng) kèm theo 01 bộ hồ sơ của ngân hàng thương mại cổ phần.
2. Ngân hàng thương mại nhà nước gửi 01 bộ hồ sơ mở sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện, thành lập đơn vị sự nghiệp cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng).
3. Trong thời gian tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của ngân hàng thương mại nhà nước, 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của ngân hàng thương mại cổ phần do Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố gửi tới, Ngân hàng Nhà nước xem xét và có ý kiến chấp thuận hay không chấp thuận việc mở sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện, thành lập đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nói rõ lý do.
4. Đối với việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định (trường hợp ngân hàng thương mại do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập) hoặc cho ý kiến (trường hợp ngân hàng thương mại do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra quyết định thành lập và hoạt động hoặc cấp giấy phép thành lập và hoạt động) về việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện của Ngân hàng thương mại ở nước ngoài.
2. Trước khi sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp đi vào hoạt động (trừ trường hợp mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài), ngân hàng thương mại phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh và đăng báo trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật; gửi Ngân hàng Nhà nước (Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng) văn bản xác nhận quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp trụ sở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp.
MỤC III MỞ CHI NHÁNH CẤP 2, CHI NHÁNH CẤP 3
2. Trước khi chi nhánh cấp 2, chi nhánh cấp 3 đi vào hoạt động, ngân hàng thương mại phải gửi quyết định mở chi nhánh cấp 2, chi nhánh cấp 3 cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi mở chi nhánh cấp 2, chi nhánh cấp 3.
MỤC I CHIA, TÁCH, HỢP NHẤT, SÁP NHẬP CHI NHÁNH CẤP 1
1. Văn bản của Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người được uỷ quyền đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chi nhánh cấp 1, trong đó phải nêu tóm tắt: sự cần thiết của việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; tên, địa chỉ chi nhánh sẽ được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
2. Văn bản uỷ quyền của Chủ tịch Hội đồng quản trị (đối với trường hợp uỷ quyền).
3. Nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chi nhánh cấp 1.
4. Phương án chia, tách, hợp nhất, sáp nhập theo quy định của pháp luật.
5. Văn bản của Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi ngân hàng thương mại dự định chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chi nhánh cấp 1 về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chi nhánh cấp 1, trừ trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chi nhánh cấp 1 mà trụ sở của chi nhánh cấp 1 đặt cùng tỉnh, thành phố với trụ sở chính của ngân hàng thương mại cổ phần.
1. Ngân hàng thương mại cổ phần chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chi nhánh cấp 1 gửi 02 bộ hồ sơ chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chi nhánh cấp 1 cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi Ngân hàng đặt trụ sở chính.
Trong thời gian tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố phải có ý kiến về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chi nhánh cấp 1 của ngân hàng thương mại cổ phần và hồ sơ quy định tại Điều 12 Quy định này và gửi cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng), kèm theo 01 bộ hồ sơ của ngân hàng thương mại cổ phần.
2. Ngân hàng thương mại nhà nước chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chi nhánh cấp 1 gửi 01 bộ hồ sơ chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chi nhánh cấp 1 cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng).
3. Trong thời gian tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của ngân hàng thương mại nhà nước, 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của ngân hàng thương mại cổ phần do Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố gửi tới, Ngân hàng Nhà nước xem xét và có ý kiến bằng văn bản chấp thuận hay không chấp thuận việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chi nhánh cấp 1 của ngân hàng thương mại. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nói rõ lý do.
4. Trước ngày chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chi nhánh cấp 1, ngân hàng thương mại phải đăng ký lại với cơ quan đăng ký kinh doanh và đăng báo theo quy định của pháp luật.
MỤC II CHIA, TÁCH, HỢP NHẤT, SÁP NHẬP CHI NHÁNH CẤP 2, CHI NHÁNH CẤP 3
MỤC I CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIAO DỊCH, CHI NHÁNH CẤP 1, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
1. Văn bản của Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người được uỷ quyền về việc chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, trong đó nêu rõ lý do, tên và địa chỉ của sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp xin chấm dứt hoạt động.
2. Văn bản uỷ quyền của Chủ tịch Hội đồng quản trị (đối với trường hợp uỷ quyền).
3. Nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp.
4. Phương án xử lý khi chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp.
5. Văn bản của Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi có sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện dự định chấm dứt hoạt động về việc chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện của ngân hàng thương mại, trừ trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện mà trụ sở của sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện ở cùng tỉnh, thành phố với trụ sở chính của ngân hàng thương mại cổ phần.
Điều 17. Trình tự, thủ tục đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại.
1. Ngân hàng thương mại cổ phần gửi 02 bộ hồ sơ chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi Ngân hàng đặt trụ sở chính.
Trong thời gian tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố phải có ý kiến đề nghị chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần và hồ sơ quy định tại Điều 16 Quy định này và gửi cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng), kèm theo 01 bộ hồ sơ của ngân hàng thương mại cổ phần.
2. Ngân hàng thương mại nhà nước gửi 01 bộ hồ sơ chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện và đơn vị sự nghiệp cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ, Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng).
3. Trong thời gian tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của ngân hàng thương mại nhà nước, 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của ngân hàng thương mại cổ phần do Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố gửi tới, Ngân hàng Nhà nước xem xét và có ý kiến bằng văn bản chấp thuận hay không chấp thuận việc chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại, Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nói rõ lý do.
2. Quyết định chấm dứt hoạt động phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp được chấm dứt hoạt động.
b) Lý do chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp;
c) Ngày chấm dứt hoạt động;
d) Trách nhiệm của ngân hàng thương mại đối với các chủ nợ.
3. Quyết định chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại phải được gửi tới Ngân hàng Nhà nước, cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ lớn, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan; niêm yết công khai tại trụ sở chính của ngân hàng thương mại và trụ sở sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp chấm dứt hoạt động; đăng báo trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật.
MỤC II CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH CẤP 2, CHI NHÁNH CẤP 3
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây