Quyết định 89/2005/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình giảm nghèo tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006-2010
Quyết định 89/2005/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình giảm nghèo tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006-2010
Số hiệu: | 89/2005/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Thuận | Người ký: | Huỳnh Tấn Thành |
Ngày ban hành: | 26/12/2005 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 89/2005/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Thuận |
Người ký: | Huỳnh Tấn Thành |
Ngày ban hành: | 26/12/2005 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 89/2005/QĐ-UBND |
Phan Thiết, ngày 26 tháng 12 năm 2005 |
V/V BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh đã được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 -2010;
Căn cứ Nghị quyết số 33/2005/NQ-HĐND VIII ngày 02/12/2005 của Hội đồng nhân dân Tỉnh khóa VIII - kỳ họp thứ 5 về Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010;
Theo đề nghị của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này “Chương trình giảm nghèo tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 – 2010”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2006.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành Tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
GIẢM NGHÈO TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2006 –
2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 89 /2005/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2005
của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
ĐÁNH GIÁ KẾT QỦA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2001-2005
Năm 1994, với tiêu chí hộ nghèo: Thành thị dưới 20kg gạo/tháng/người, nông thôn dưới 15kg gạo/tháng/người toàn Tỉnh tỷ lệ hộ nghèo chiếm 28,89%, đến năm 1997 tỷ lệ hộ nghèo còn 17,03%. Giai đoạn 1998-2000 với tiêu chí hộ nghèo: Thành thị dưới 25kg gạo/tháng/người, nông thôn đồng bằng trung du dưới 20kg gạo/tháng/người, nông thôn miền núi dưới 15kg gạo/tháng/người, toàn Tỉnh vào năm 1998 tỷ lệ hộ nghèo chiếm 15,13%, đến năm 2000 tỷ lệ hộ nghèo còn 9,97%. Giai đoạn 2001-2005 theo tiêu chí hộ nghèo: Thành thị bình quân thu nhập dưới 150.000 đồng/tháng/người, nông thôn đồng bằng trung du bình quân thu nhập 100.000 đồng/tháng/người, nông thôn miền núi bình quân thu nhập dưới 80.000 đồng/tháng/người toàn Tỉnh vào năm 2001 tỷ lệ hộ nghèo chiếm 14,96%.
Thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU của Tỉnh ủy về xóa đói giảm nghèo, đầu tư cơ sở hạ tầng xã nghèo và hỗ trợ nhà ở cho người nghèo đến năm 2005; Nghị quyết số 10/2000/HĐ-VII ngày 21/7/2000 của Hội đồng nhân dân Tỉnh khóa VII (kỳ họp thứ 3) về Chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005, Nghị quyết số 70/2003/NQ/HĐ-VII của Hội đồng nhân dân Tỉnh khóa VII - kỳ họp thứ 10 về Chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2004-2005; trong những năm qua, UBND Tỉnh đã tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời chỉ đạo thực hiện các biện pháp cụ thể về hỗ trợ hộ nghèo, vùng nghèo như: tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho người nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển, phát triển toàn diện dân sinh, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo… đã mang lại hiệu quả thiết thực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn Tỉnh từ 14,96% vào năm 2001 xuống còn 4,57% vào năm 2005, trong đó 11 xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao giảm từ 43,85% vào năm 2001 xuống còn 13,62% vào cuối năm 2005, 4 xã thuần dân tộc Chăm tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 23,99% vào năm 2001 xuống còn 6,10% vào cuối năm 2005.
Tuy nhiên, kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo 5 năm qua vẫn còn thấp (bình quân hàng năm chỉ đạt 2%) và thiếu vững chắc, tình trạng tái nghèo, phát sinh thêm hộ nghèo mới được diễn ra thường xuyên hàng năm; cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, xã nghèo còn nhiều khó khăn; đặc biệt theo chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 (ban hành tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ), toàn Tỉnh qua điều tra có 31.931 hộ nghèo (đã phúc tra lần cuối), chiếm tỷ lệ 14,24% so với tổng số hộ toàn Tỉnh.
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU VỀ GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
A. CĂN CỨ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH:
1. Chuẩn nghèo áp dụng giai đoạn 2006-2010:
Ngày 08/7/2005, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 như sau:
- Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
- Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
2. Thực trạng hộ nghèo trên địa bàn Tỉnh:
Qua kết quả điều tra xác định hộ nghèo giai đoạn 2006-2010, toàn Tỉnh vào cuối năm 2005 có 31.931 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 14,24% so với tổng số hộ toàn Tỉnh (224.268 hộ), trong đó:
- Phân theo khu vực:
+ Khu vực nông thôn: 25.527 hộ, chiếm tỷ lệ 17,22% so với số hộ nông thôn và chiếm tỷ lệ 79,95% so với số hộ nghèo toàn Tỉnh.
+ Khu vực thành thị: 6.404 hộ, chiếm tỷ lệ 8,42% so với số hộ thành thị và chiếm tỷ lệ 20,05% so với số hộ nghèo toàn Tỉnh.
- Phân theo dân tộc:
+ Hộ nghèo thuộc dân tộc kinh: 25.366 hộ, chiếm tỷ lệ 12,19% so với tổng số hộ dân tộc kinh (208.098 hộ) và chiếm tỷ lệ 79,44% so với số hộ nghèo toàn Tỉnh.
+ Hộ nghèo thuộc dân tộc thiểu số: 6.565 hộ, chiếm tỷ lệ 40,54% so với tổng số hộ dân tộc thiểu số (16.170 hộ) và chiếm tỷ lệ 20,56% so với số hộ nghèo toàn Tỉnh.
- Phân theo diện chính sách:
+ Chính sách có công cách mạng: 609 hộ, chiếm tỷ lệ 1,91% so với số hộ nghèo toàn Tỉnh.
+ Chính sách xã hội: 1.934 hộ, chiếm tỷ lệ 6,06% so với số hộ nghèo toàn Tỉnh.
3. Nguyên nhân nghèo:
- Nguyên nhân khách quan: xuất phát điểm kinh tế Tỉnh ta thấp, thời tiết không thuận lợi.
- Nguyên nhân chủ quan: do tác động của chính sách chi tiêu cho y tế, giáo dục và chính sách đầu phát triển kinh tế - xã hội chưa cân đối giữa các cấp hành chính, giữa các vùng miền, giữa các ngành kinh tế (giữa nông nghiệp với công nghiệp, giữa khu vực nông thôn với khu vực thành thị).
- Nguyên nhân chủ quan thuộc về người dân:
+ Nhà ở tạm bợ (sau khi trừ số hộ được xây, sửa năm 2005): 21,83% .
+ Thiếu vốn sản xuất: 67,22%.
+ Thiếu kiến thức sản xuất: 32,27%.
+ Thiếu đất sản xuất: 33,18%.
+ Đông con: 20,30%.
+ Có người mắc tệ nạn xã hội/lười lao động: 0,80%.
+ Tai nạn rủi ro: 1,85%.
+ Ốm đau, tàn tật, già cả mất khả năng lao động: 5,99%.
II. Nhận định về xu hướng nghèo của Tỉnh:
Từ những kết quả đạt được của công tác xóa đói giảm nghèo (XĐGN) giai đoạn 2001-2005 và thực trạng nghèo nói trên cho thấy xu hướng nghèo của Tỉnh ta thay đổi theo hướng:
- Một số động lực cho XĐGN không còn tác dụng mạnh mẽ như cho vay vốn sản xuất lương thực hay những cây trồng, con nuôi qui mô nhỏ bé để giải quyết cái ăn. Cho nên XĐGN cần phải gắn với các Chương trình , dự án chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung; chuyển giao khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi; phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ góp phần thu hút lao động nghèo vào làm việc.
- Khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống, tài sản, tiếp cận dịch vụ xã hội giữa các vùng, miền, nhóm dân cư có xu hướng gia tăng. Sự gia tăng khoảng cách chênh lệch này sẽ làm cho tình trạng nghèo tương đối trở nên khó khăn hơn. Thu nhập bình quân của nhóm hộ nghèo ở nông thôn theo chuẩn mới ở mức thấp chiếm số lượng lớn.
- Hộ nghèo có xu hướng gắn với thiếu điều kiện sản xuất như đất đai, trình độ,… trong đó đáng lưu ý là những hộ mất đất do quá trình đô thị hoá và thành lập các Khu công nghiệp. Nguy cơ tái nghèo, phát sinh mới hộ nghèo có thể tăng do thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả, tác động của hội nhập và phát triển kinh tế thị trường; cơ hội của người nghèo về việc làm ngày càng khó khăn hơn do đổi mới khoa học, công nghệ, biến động về đầu tư phát triển kinh tế giữa các vùng không đồng đều.
III. Chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về XĐGN:
1. XĐGN là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội , vì vậy các chính sách phát triển kinh tế - xã hội phải hướng vào người nghèo, xã nghèo, tạo động lực, tạo tiền đề cho XĐGN.
2. XĐGN trong thời gian tới phải tiếp tục thực hiện các Chính sách, dự án của Chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN giai đoạn 2001-2005; các Chính sách của Tỉnh đã ban hành nhưng cần phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho hợp lý nhằm tạo cơ hội thuận lợi để người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo tự thoát nghèo bền vững, tiếp cận ngày càng tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản, từng bước nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống.
3. Chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước phải được thể chế hoá bằng các cơ chế, chính sách, kế hoạch hằng năm và huy động nguồn lực toàn xã hội để thực hiện mục tiêu và các chỉ tiêu của Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010, ưu tiên nguồn lực cho vùng khó khăn nhất, đối tượng khó khăn nhất.
B. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU, CHÍNH SÁCH, DỰ ÁN VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH :
1. Mục tiêu:
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 14,24 % vào đầu năm 2006 xuống còn 5% vào cuối năm 2010.
- Cải thiện đời sống của nhóm hộ nghèo nhằm hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo góp phần sớm đưa tỉnh ta thoát khỏi tỉnh nghèo, kém phát triển.
2. Các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2010:
- Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển (9 xã), các xã nghèo (10 xã) cơ bản có đủ công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu theo quy định (khoảng 100 công trình).
- Tổ chức quản lý, đưa vào sử dụng có hiệu quả 4.995 ha đất đã cấp cho đồng bào dân tộc thiểu số. Không để đồng bào bán đất, bán bò đã cấp, cho vay theo Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy.
- Tổ chức khai hoang 3.725 ha đất sản xuất để cấp cho đồng bào dân tộc thiểu số.
- 45.260 lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội .
- 28.340 lượt hộ nghèo được khuyến nông – lâm – ngư, chuyển giao kỹ thuật; hướng dẫn cách làm ăn.
- 14.640 người nghèo được miễn, giảm học phí học nghề (bình quân hàng năm có khoảng 2.900 người nghèo theo học nghề).
- 550.300 lượt người nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế miễn phí.
- 146.360 lượt học sinh nghèo được miễn, giảm học phí và cấp dụng cụ học tập; trong đó học sinh tiểu học: 73.180 lượt em, học sinh THCS: 43.910 lượt em (DTTS: 3170, DT kinh: 40.740), học sinh THPT: 29.270 lượt em (DTTS: 5850, DT kinh: 23.420).
- 1500 cán bộ làm công tác XĐGN ở các cấp được tập huấn nâng cao năng lực (bình quân mỗi năm có 600 cán bộ tham gia tập huấn), trong đó 95 % là cán bộ cấp cơ sở.
- 5.000 hộ nghèo được hỗ trợ xoá nhà tạm (bình quân mỗi năm hỗ trợ 1.000 hộ nghèo về nhà ở).
1. Tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập:
a) Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo:
+ Mục đích: Cung cấp tín dụng cho các hộ nghèo có sức lao động, có nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất, tăng được thu nhập và tự vượt nghèo.
+ Đối tượng phạm vi: Hộ nghèo, ưu tiên chủ hộ là phụ nữ, hộ có người tàn tật, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, có sức lao động, có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh, chuộc lại đất sản xuất. Hộ mới thoát nghèo sẽ được hưởng lợi từ chính sách này thêm hai năm kể từ khi cấp xã công nhận thoát nghèo.
+ Nội dung:
- Cung cấp tín dụng ưu đãi, chủ yếu là tín dụng quy mô nhỏ cho các hộ gia đình nghèo với thủ tục vay và thu hồi vốn đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, phù hợp với người nghèo. Áp dụng linh hoạt các phương thức vay, chủ yếu là tín chấp thông qua hình thức nhóm tín dụng - tiết kiệm, hoặc các nhóm tương trợ tự nguyện của người nghèo, các đoàn thể xã hội. Thời gian từ khi đăng ký vay đến khi nhận được tiền, tối đa không quá 15 ngày. Món vay và thời gian vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, bình quân từ 5 - 7 triệu đồng/món vay nhưng tối đa không vượt quá 15 triệu đồng và không quá 5 năm. Tùy vào từng vùng, có thể cung cấp vốn vay bằng tiền hay bằng hiện vật (như mô hình Ngân hàng bò, cho vay vật tư nông nghiệp).
- Kết hợp chặt chẽ giữa tín dụng với hoạt động tiết kiệm giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững. Đồng thời thực hiện giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay thông qua tổ nhóm tiết kiệm – tín dụng để hạn chế tình trạng nợ đọng và sử dụng vốn vay không hiệu quả.
- Phối kết hợp cung cấp tín dụng với khuyến nông, đào tạo nghề, hỗ trợ đất cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm... để vay vốn của người nghèo được sử dụng có hiệu quả.
+ Kết quả dự kiến: Đến cuối năm 2010, có 45.260 lượt hộ nghèo và thoát nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để vượt nghèo và thoát nghèo bền vững.
+ Nhu cầu về vốn: Tổng số vốn cần cho tín dụng ưu đãi hộ nghèo khoảng 300 tỷ đồng, trong đó số vốn hiện có 181 tỷ đồng (Ngân sách Trung ương: 178 tỷ đồng, ngân sách địa phương: 3 tỷ đồng), cần huy động thêm trong 5 năm 120 tỷ đồng (Ngân sách Trung ương 115 tỷ đồng, ngân sách địa phương 5 tỷ đồng).
b) Chính sách đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số:
+ Mục đích: Giải quyết đất sản xuất theo định mức quy định cho các hộ nghèo dân tộc thiểu số (DTTS) không còn đất hoặc thiếu đất để phát triển sản xuất, duy trì thu nhập ổn định và từng bước tăng thu nhập, vượt nghèo bền vững.
+ Đối tượng, phạm vi: Hộ nghèo DTTS không có đất hoặc thiếu đất sản xuất (thực hiện theo quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ và NQ 04 của Tỉnh ủy).
+ Nội dung:
- Đối với những địa phương còn quỹ đất: giao cho hộ đồng bào dân tộc vùng cao với mức đất sản xuất tối thiểu là 2 ha/hộ, đồng bào dân tộc Chăm bình quân 1,5 ha/hộ.
- Đối với những địa phương không còn quỹ đất: Kết hợp với tín dụng, hỗ trợ các hộ nghèo thiếu đất do cầm cố, có đủ vốn để có thể chuộc lại đất canh tác của mình. Ngoài ra sử dụng giải pháp đào tạo nghề và tạo việc làm để nông dân không có đất sản xuất chuyển đổi nghề khác có việc làm và thu nhập ổn định.
- Gắn việc giao đất, chuộc lại đất sản xuất với khuyến nông – lâm – ngư và hỗ trợ tín dụng để giúp người dân sử dụng hiệu quả đất được giao.
+ Kết quả dự kiến: Đến hết năm 2010, cơ bản số hộ nghèo không có đất và thiếu đất sản xuất được cấp đất ; tổ chức khai hoang 3.725 ha .
+ Nhu cầu vốn: Tổng nhu cầu kinh phí 18,624 tỷ đồng (từ ngân sách Tỉnh).
c)Dự án khuyến nông - lâm - ngư - công:
+ Mục đích: Hỗ trợ người nghèo về kiến thức và kỹ năng xây dựng kế hoạch, bố trí sản xuất hợp lý, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào tổ chức sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm để tăng thu nhập bền vững.
+ Đối tượng, phạm vi: Hộ nghèo có lao động, có đất sản xuất nhưng thiếu kiến thức, kinh nghiệm làm ăn, có điều kiện áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, ưu tiên cho các đối tượng là phụ nữ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. Hộ mới thoát nghèo cũng được hưởng lợi từ dự án này trong thời gian 2 năm.
+ Nội dung:
- Trang bị kiến thức và kỹ năng sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với thị trường, điều kiện tự nhiên và lợi thế cạnh tranh của địa phương.
- Trang bị kiến thức và kỹ năng về khuyến nông - lâm - ngư - công , hội nghị đầu bờ, tập huấn trên cơ sở mô hình thực tế. Gắn kết chặt chẽ khuyến cáo tiến bộ kỹ thuật với giới thiệu phương pháp tổ chức sản xuất, bảo quản chế biến, hạch toán kinh tế và tiêu thụ sản phẩm.
- Hỗ trợ việc hình thành và tổ chức hoạt động của các tổ chức khuyến nông tự quản như: câu lạc bộ khuyến nông, nhóm tín dụng - tiết kiệm, nhóm nông dân cùng sở thích, quản lý tổng hợp dịch hại (IPM).
- Cung cấp các thông tin khoa học và kỹ thuật, thị trường cho nông dân, nhất là người nghèo ở vùng sâu, vùng xa.
+ Kết quả dự kiến: Đến hết năm 2010, có khoảng 28.340 lượt người được dự các lớp tập huấn, tham gia mô hình, hội nghị đầu bờ về khuyến nông - lâm - ngư - công, chuyển giao kỹ thuật (bình quân mỗi năm có khoảng 9.450 lượt người tham dự).Với mức chi phí bình quân 60.000 đồng/lượt người tham gia.
+ Nhu cầu vốn: Nhu cầu kinh phí là 1,7 tỷ đồng (ngân sách TW hỗ trợ).
d) Dự án dạy nghề cho người nghèo:
+ Mục đích: Trợ giúp người nghèo có được tay nghề cần thiết để tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập thông qua các khoá dạy nghề ngắn hạn để họ tìm việc làm tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, đi lao động xuất khẩu hoặc tự tạo việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững.
+ Đối tượng, phạm vi: Người nghèo, đặc biệt thanh niên nghèo, người nghèo ở vùng đông dân cư, thiếu đất sản xuất, những nơi chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang phát triển đất công nghiệp và đô thị hoá. Người mới thoát nghèo cũng được tham gia dự án này trong vòng 2 năm.
+ Nội dung:
- Nghiên cứu đánh giá nhu cầu học nghề của người nghèo.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo và tổ chức đào tạo nghề ngắn hạn phù hợp đề người nghèo có thể tạo ra cơ hội việc làm, ưu tiên các nghề có thể sử dụng tại chỗ hoặc được thu nhận vào các khu công nghiệp, doanh nghiệp và đi lao động ở nước ngoài.
- Gắn đào tạo nghề với việc làm và cung cấp tín dụng, người học nghề được trợ giúp giới thiệu việc làm miễn phí.
- Đối với doanh nghiệp tổ chức dạy nghề và tiếp nhận người nghèo vào làm việc ổn định từ 2 năm trở lên thì được trợ giúp một khoản kinh phí bằng mức trợ giúp của Nhà nước cho người nghèo học nghề.
+ Kết quả dự kiến: Đến 2010, có khoảng 14.640 người được hỗ trợ học nghề và tạo việc làm tại chỗ, việc làm trong các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các nông – lâm trường, khu kinh tế quốc phòng và lao động ở nước ngoài.Với mức bình quân 400.000 đồng/suất.
+ Nhu cầu vốn: Kinh phí dạy nghề 6 tỷ đồng (ngân sách Tỉnh).
e) Dự án xây dựng và nhân rộng mô hình XĐGN:
+ Mục đích: Xây dựng và nhân rộng mô hình XĐGN có hiệu quả góp phần đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo chung của cả nước.
+ Đối tượng, phạm vi:
Hộ nghèo và các xã nghèo nơi có điều kiện phát triển vùng nguyên liệu và các xã nghèo thuộc các vùng sinh thái có điều kiện xây dựng và nhân rộng, ưu tiên tập trung vào những vùng khó khăn nhất.
+ Nội dung:
- Tổng kết đúc rút kinh nghiệm các mô hình đã triển khai trong giai đoạn 2001 – 2005, kể cả các mô hình do các địa phương và các tổ chức đoàn thể tự huy động nguồn lực thực hiện.
- Duy trì và mở rộng các mô hình có hiệu quả hiện có bằng nguồn lực của địa phương, các doanh nghiệp và chính các hộ nông dân.
- Đẩy mạnh việc tuyên truyền và hỗ trợ nhân rộng các mô hình có hiệu quả có và mở rộng sang các lĩnh vực khác như chăn nuôi, chế biến thực phẩm, may mặc, ưu tiên mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nghèo phát triển vùng nguyên liệu.
- Giám sát đánh giá việc xây dựng, nhân rộng mô hình.
+ Kết quả dự kiến: Tổng kết, nhân rộng 3 mô hình đang thí điểm tại xã Hoà Phú, xã Phan hiệp, xã Đông Tiến và xây dựng mô hình xuất khẩu lao động trong hộ nghèo, xây dựng mô hình trồng cỏ nuôi bò ở xã bãi ngang ven biển, mô hình XĐGN vùng chuyển đổi cây trồng.
+ Nhu cầu vốn: Kinh phí thực hiện dự án 1,5 tỷ đồng.
f) Quỹ phát triển cộng đồng:
+ Mục đích: Hỗ trợ phát triển sản xuất, giảm thiểu và khắc phục rủi ro cấp cộng đồng và hộ gia đình thông qua cơ chế tự chủ của cộng đồng và sự tham gia của người dân.
+ Đối tượng, phạm vi: Các thôn dân tộc thiểu số xen ghép có tỷ lệ hộ nghèo cao nằm ngoài danh sách các xã thuộc Chương trình 135, xã bãi ngang ven biển, xã nghèo đã được đầu tư cơ sở hạ tầng từ Ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.
+ Nội dung hoạt động:
- Chỉ đạo các địa phương lực chọn các thôn nghèo đưa vào danh mục thực hiện quỹ hỗ trợ.
- Hỗ trợ phát triển hạ tầng cơ sở nhỏ ở thôn, bản (phục vụ sản xuất và dân sinh).
- Hỗ trợ khuyến nông – lâm – ngư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất, nâng cao năng lực của lãnh đạo thôn và người dân.
- Hỗ trợ phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.
- Hỗ trợ xây dựng kế hoạch phát triển thôn, bản.
- Cho vay tín dụng khẩn cấp, cho vay tín dụng bổ sung trong thôn bản giúp các hộ có nhu cầu vốn duy trì và mở rộng sản xuất (không quá 50% số tiền của quỹ).
- Hỗ trợ khắc phục rủi ro cá biệt khi hộ gia đình gặp phải.
+ Kết quả dự kiến: Hỗ trợ cho khoảng 20 thôn.
+ Nguồn lực: Tổng nhu cầu kinh phí 10 tỷ đồng (ngân sách Tỉnh).
g)Dự án phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn và bãi ngang ven biển và các xã nghèo:
+ Mục đích: Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và các xã nghèo, góp phần đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo ở các xã này.
+ Đối tượng, phạm vi: 9 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo (được xác định theo Quyết định 106/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) và 10 xã nghèo theo tiêu chí của Tỉnh (được xác định tại Quyết định số 50/2004/QĐ-UBBT của UBND Tỉnh).
+ Nội dung:
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng mới các công trình thiết yếu, ưu tiên các công trình phục vụ sản xuất, có tác dụng thiết thực đến XĐGN như công trình thủy lợi. đường dân sinh, điện phục vụ sản xuất, chợ nông thôn, bờ bao chống triều cường, kè, trạm bơm cấp nước biển cho nuôi trồng thủy sản, làm muối, đường ra bến cá.
- Sửa chữa và nâng cấp các công trình thiết yếu hiện có để phát triển sản xuất và phục vụ dân sinh.
- Xây dựng cơ chế phân cấp cho xã làm chủ đầu tư, thôn, bản quản lý, duy tu và sử dụng công trình đã được xây dựng.
+ Cơ chế thực hiện:
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo 600 triệu đồng/năm.
- Đối với các xã nghèo cân đối từ nguồn ngân sách Tỉnh và hỗ trợ 500 triệu đồng/năm.
- Thực hiện phương châm “xã có công trình, dân có việc làm, thu nhập”. Cơ chế thực hiện như Chương trình 135.
+ Kết quả dự kiến: Đến năm 2010, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, các xã nghèo (19 xã) cơ bản có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu (khoảng 100 công trình).
+ Nhu cầu vốn: 52 tỷ đồng (ngân sách TW 27 tỷ đồng, ngân sách Tỉnh 25 tỷ đồng), trong đó:
- Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển: 27 tỷ đồng.
- Các xã nghèo: 25 tỷ đồng .
2. Tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội
a) Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo:
+ Mục đích: Hỗ trợ người nghèo tiếp cận y tế khi ốm đau thuận lợi hơn, bình đẳng hơn, giảm thiểu rủi ro, khó khăn cho người nghèo
+ Đối tượng, phạm vi: Người nghèo, người mới thoát nghèo trong vòng 02 năm được cấp thẻ BHYT miễn phí.
+ Nội dung:
- Ban hành cơ chế khu vực tư nhân được tham gia cung cấp dịch vụ y tế cho người nghèo. Khuyến khích các tổ chức quốc tế đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và phát triển nhân lực cho mạng lưới y tế cơ sở.
- Miễn 100% chi phí khám và chữa bệnh (KCB) cho người nghèo khi đau ốm đến khám chữa bệnh nội trú hay ngoại trú ở các cơ sở y tế công lập và dân lập.
- Xác định các cơ sở y tế công lập và dân lập đủ tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ y tế.
+ Cơ chế thực hiện:
- Nâng giá mua thẻ từ 50.000 đồng/thẻ/năm lên 90.000 đồng/thẻ/năm. Các mức KCB được thực hiện bình đẳng như BHYT bắt buộc đối với cán bộ công nhân viên và người lao động tham gia BHXH.
- Ngành y tế có trách nhiệm quản lý quỹ, mua thẻ BHYT cho người nghèo hoặc thực hiện cấp giấy KCB miễn phí, thanh toán các khoản chi phí cho BHYT, xác nhận các cơ sở y tế ngoài công lập đủ tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ y tế cho người nghèo và thanh quyết toán chi phí KCB cho người nghèo hàng năm một cách kịp thời dựa theo thực tế người nghèo tham gia KCB với các cơ sở y tế.
+ Kết quả dự kiến: có khoảng 550.300 lượt người nghèo được cấp thẻ BHYT miễn phí. Với mức mua thẻ 90.000 đồng/thẻ/năm.
+ Nhu cầu về vốn: Tổng nguồn kinh phí 49,527 tỷ đồng.
c)Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo:
+ Mục đích: Hỗ trợ con em hộ nghèo được tới trường học tập bình đẳng như các trẻ em khác, góp phần nâng cao trình độ văn hóa của người nghèo, XĐGN bền vững.
+ Đối tượng, phạm vi: Con hộ nghèo và các thành viên khác của hộ nghèo trong độ tuổi đi học. Chính sách này thực hiện cả trường công lập và ngoài công lập.
+ Các nội dung:
- Miễn toàn bộ học phí (đối với các cấp học và bậc học phải đóng học phí) và các khoản đóng góp xây dựng trường cho học sinh là con các hộ nghèo DTTS, tàn tật.
- Giảm 50% học phí (đối với các cấp học và bậc học phải đóng học phí) và 50% các khoản đóng góp xây dựng trường học cho học sinh là con các hộ nghèo khác.
- Hỗ trợ sách giáo khoa, vở viết cho học sinh các cấp phổ thông.
+ Kết quả dự kiến: có khoảng 146.360 lượt học sinh nghèo được miễn, giảm học phí và cấp dụng cụ học tập; trong đó học sinh tiểu học: 73.180 lượt em, học sinh THCS: 43.910 lượt em (DTTS: 3.170, DT kinh: 40.740), học sinh THPT: 29.270 lượt em (DTTS: 5.850, DT kinh: 23.420).
+ Nhu cầu vốn: 32,818 tỷ đồng (trừ học sinh tiểu học được miễn học phí theo luật) từ nguồn ngân sách Tỉnh.
c) Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở:
+ Mục đích: Hỗ trợ hộ nghèo, đặc biệt là hộ nghèo DTTS về đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt để ổn định đời sống và thoát nghèo bền vững.
+ Đối tượng, phạm vi: Hộ nghèo DTTS định cư thường trú tại điạ phương, có khó khăn về đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt, hộ nghèo khác chưa có nhà hoặc nhà ở tạm bợ (thực hiện theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 51/2004/QĐ-UBBT của Ủy ban nhân dân Tỉnh).
+ Kết quả dự kiến:
- Khoảng 5.000 hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở.
- Cơ bản giải quyết xong vấn đề đất ở, nước sinh hoạt cho hộ nghèo DTTS.
+ Nhu cầu vốn: Tổng vốn là 30 tỷ đồng (ngân sách TW hỗ trợ 11,5 tỷ đồng, ngân sách địa phương 2 tỷ đồng, huy động cộng đồng 16,5 tỷ đồng).
3. Nâng cao năng lực và nhận thức:
a) Dự án nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác XĐGN các cấp:
+ Mục đích: Nâng cao năng lực XĐGN cho đội ngũ cán bộ, thông qua đó nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình .
+ Đối tượng, phạm vi: Cán bộ làm công tác XĐGN huyện, thị xã, thành phố; xã, phường, thị trấn; trưởng thôn, bản. Đặc biệt ưu tiên đội ngũ cán bộ ở cấp xã, thôn, bản ở miền núi và vùng đồng bào DTTS.
+ Nội dung:
- Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN ở các cấp, bố trí đủ cán bộ XĐGN ở cấp xã, huyện, Tỉnh. Kiện toàn văn phòng giúp việc Ban Chỉ đạo XĐGN ở cấp Tỉnh, huyện.
- Nghiên cứu đánh giá nhu cầu đào tạo ở tất cả các cấp.
- Phát triển Chương trình , nội dung và phương pháp đào tạo cán bộ XĐGN một cách phù hợp với yêu cầu của đội ngũ cán bộ chuyên trách, cán bộ các đoàn thể xã hội các cấp và trưởng thôn, bản. Nội dung đào tạo cần tập trung vào nâng cao nhận thức, kỹ năng tổ chức thực hiện các chính sách, dự án, phát triển nhu cầu của cộng đồng, xây dựng và lập kế hoạch dự án, quản lý dự án XĐGN ở cơ sở, phương pháp huy động sự tham gia của người dân, kỹ năng lồng ghép giới trong hoạt động XĐGN ở các cấp, huy động nguồn lực ở cộng đồng, thu thập thông tin và xây dựng dữ liệu về nghèo đói ở cấp cơ sở, theo dõi, giám sát đánh giá việc thực hiện Chương trình . Ngoài ra, cán bộ XĐGN cần được nâng cao kiến thức và kỹ năng sư phạm để tập huấn cho người dân, vận động cộng đồng.
- Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác đào tạo.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ XĐGN các cấp theo Chương trình và nội dung đã được xây dựng.
- Đánh giá kết quả đào tạo, thông tin, báo cáo, sơ kết, tổng kết hàng năm
+ Kết quả dự kiến:
- Đến năm 2007, đội ngũ cán bộ XĐGN giảm nghèo các cấp được kiện toàn, 100% có xã, phường, thị trấn có cán bộ chuyên trách về XĐGN. Với mức phụ cấp dự kiến 450.000 đồng/người/tháng.
- Đến năm 2010, đào tạo được 1.500 lượt cán bộ các cấp; trong đó 1.425 lượt người được đào tạo là cán bộ cấp xã, phường, thị trấn và trưởng thôn, bản (chiếm 95%). Với mức bình quân 600.000 đồng/suất tập huấn (thời gian từ 5 – 7 ngày).
+ Nhu cầu vốn: Tổng kinh phí là 4,385 tỷ đồng (trong đó NSTW hỗ trợ 875 triệu đồng tập huấn cán bộ XĐGN, NSĐP 3.510 triệu đồng chi trả cán bộ chuyên trách XĐGN).
b) Hoạt động giám sát, đánh giá:
+ Mục đích: Bảo đảm cho Chương trình thực hiện có hiệu quả, đúng mục tiêu, đúng đối tượng, các cấp, các ngành điều chỉnh kịp thời các cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện.
+ Đối tượng, phạm vi: Tất cả các cấp, các ngành tham gia Chương trình.
+ Nội dung:
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát đánh giá 3 cấp ( từ Tỉnh đến xã, phường, thị trấn).
- Thiết lập phương pháp thu thập và xử lý thông tin ở các cấp.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu đầu kỳ về thực trạng nghèo đói.
- Tổ chức tự giám sát đánh giá ở các cấp và tổ chức giám sát đánh giá của cấp Tỉnh theo định kỳ hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ.
+ Kết quả dự kiến: Kiểm soát được diễn biến nghèo đói một cách có căn cứ khoa học và kiểm soát được kết quả thực hiện Chương trình một cách trung thực. Thực hiện điều tra hộ nghèo giữa kỳ và cuối kỳ.
+ Nhu cầu vốn: Tổng vốn cho giám sát đánh là 01 tỷ đồng (chi phí điều tra hộ nghèo 850 triệu đồng), trong đó NSTW hỗ trợ 400 triệu đồng, ngân sách Tỉnh 600 triệu đồng.
III. Các giải pháp thực hiện Chương trình :
1. Huy động đảm bảo nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình khoảng 327.554 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: 41.475 triệu đồng
+ Ngân sách địa phương: 149.579 triệu đồng
+ Huy động cộng đồng: 16.500 triệu đồng
+ Tín dụng (nguồn cấp mới): 120.000 triệu đồng (NSTW: 115 tỷ đồng, NS Tỉnh: 5 tỷ đồng).
2. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về XĐGN:
- Nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu và chủ trương của Đảng, Nhà nước về xóa đói giảm nghèo. Từ đó, đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức và người dân về trách nhiệm vượt nghèo, vươn lên làm giàu.
- Tăng cường các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về gương người nghèo vươn lên làm giàu; kinh nghiệm, mô hình XĐGN thành công của các địa phương, cộng đồng và người nghèo. Thiết lập kênh thông tin hai chiều về thực hiện Chương trình xóa đói giảm nghèo từ cơ sở đến cấp Tỉnh và ngược lại.
3. Các cơ chế, chính sách:
a) Về cơ chế:
+ Về phân bổ nguồn lực:
- Tập trung ưu tiên nguồn lực cho các xã miền núi, xã có tỷ lệ nghèo đói cao và bảo đảm công bằng giữa xã vùng miền có điều kiện như nhau .
- Phân bổ theo số lượng đối tượng của từng địa phương.
+ Cơ chế tham gia:
- Tăng cường sự tham gia của người dân trong mọi hoạt động của Chương trình từ việc xác định đối tượng thụ hưởng trong việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện ở thôn, bản, xã, quản lý nguồn lực, giám sát và đánh giá, trên cơ sở thông tin đầy đủ tới dân chủ trương, chính sách và sự hỗ trợ của Nhà nước về giảm nghèo, tổ chức cho dân tham gia các hoạt động, bảo đảm tính công khai, dân chủ và minh bạch.
- Nhà nước sẽ trực tiếp chi trả phí dịch vụ về y tế, giáo dục, dạy nghề cho người nghèo hoặc trả thay cho người nghèo đối với các cơ sở cung cấp các dịch vụ kể cả công lập, ngoài công lập, để nâng cao chất lượng các dịch vụ và bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ trên.
- Khuyến khích hộ, xã thoát nghèo, khuyến khích doanh nghiệp dạy nghề, tạo việc làm ổn định cho người nghèo. Đối với hộ mới thoát nghèo được tiếp tục hưởng chính sách trợ giúp về tín dụng, khuyến nông – lâm – ngư, y tế, giáo dục, dạy nghề trong vòng hai năm kể từ ngày được công bố thoát nghèo.
- Đối với doanh nghiệp tổ chức dạy nghề và tiếp nhận người nghèo vào làm việc ổn định từ 2 năm trở lên thì được trợ giúp một khoản kinh phí bằng mức trợ giúp của Nhà nước cho người nghèo học nghề.
+ Về phân cấp:
- Cấp xã, phường, thị trấn: Xác định hộ nghèo, công nhận hộ thoát nghèo, huy động nguồn lực tại chỗ, tổ chức thực hiện các chính sách và dự án trên địa bàn, tự giám sát đánh giá.
+ Cấp huyện, thị xã, thành phố: Công nhận xã thoát nghèo; huy động và phân bổ nguồn lực theo thẩm quyền, chỉ đạo cấp xã thực hiện, tự giám sát, tự đánh giá.
+ Cấp Tỉnh: Công nhận, khen thưởng huyện, thị xã, thành phố thoát nghèo, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hàng năm, giữa giai đoạn và 5 năm của Chương trình trên phạm vi toàn Tỉnh.
b) Về chính sách, dự án:
+ Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách, dự án thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia XĐGN theo chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương.
+ Tiếp tục thực hiện và tiến hành rà soát các Chính sách của UBND Tỉnh ban hành giai đoạn 2001-2005 để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay của Tỉnh.
4. Quản lý điều hành thực hiện Chương trình :
a)Kế hoạch hoá thực hiện Chương trình :
- Các hoạt động về XĐGN phải được xây dựng kế hoạch hàng năm từ cấp xã đến cấp Tỉnh và có sự tham gia của người dân.
- Xây dựng kế hoạch XĐGN phải gắn với kế hoạch phát triển của địa phương và của các ngành.
- Định kỳ 6 tháng, hàng năm, sơ kết, tổng kết và thông báo công khai kết quả thực hiện Chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Các Sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch triển khai, hướng dẫn các địa phương thực hiện các hoạt động XĐGN đã được phân công theo chức năng.
b)Theo dõi, kiểm tra, giám sát:
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu cho theo dõi, giám sát và đánh giá đồng bộ, phù hợp. Hệ thống này bao gồm cả chỉ tiêu đầu vào, đầu ra, hiệu quả và tác động của Chương trình tới XĐGN và được xác lập ở cấp Tỉnh, huyện và xã. Thống nhất phương pháp và cơ chế thu thập thông tin theo “chiều dọc” và “chiều ngang”, phân tích, đánh giá nghèo đói. Cấp huyện là đơn vị để đánh giá tác động của từng chính sách, dự án và Chương trình cũng như kết quả thực hiện Chương trình .
- Xây dựng cơ chế để các tổ chức đoàn thể, xã hội, người dân tham gia có hiệu quả vào giám sát và đánh giá Chương trình .
- Tổ chức đánh giá giữa kỳ vào năm 2008 theo phương pháp điều tra chọn mẫu và phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân.
- Đánh giá hiệu quả, tác động của các chính sách vào năm 2010 thông qua 3 kênh cơ bản sau: dựa vào báo cáo tổng hợp của các địa phương, các Sở, ngành và tổ chức đoàn thể; điều tra chọn mẫu; áp dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân.
5. Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể:
Vận động Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên như: Liên đoàn lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Chữ thập đỏ tham gia thực hiện Chương trình; mỗi một tổ chức tập trung vào một hoặc hai vấn đề cụ thể; xây dựng cơ chế để các tổ chức, đoàn thể tham gia thực hiện có hiệu quả; tiếp tục thực hiện Quỹ “Ngày vì người nghèo”; xây dựng mạng lưới “Tổ tiết kiệm – tín dụng”, “Tổ tương trợ”, Quỹ tín dụng cho người nghèo, người có thu nhập thấp quy mô vừa và nhỏ ở cấp huyện, thành phố, thị xã và cộng đồng; xây dựng mô hình XĐGN của Hội Nông dân; mô hình thanh niên nghèo lập nghiệp của Đoàn Thanh niên...
IV. Phân công trách nhiệm cho các cấp, các ngành:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo XĐGN Tỉnh, có trách nhiệm tổng hợp chung việc thực hiện công tác XĐGN. Phối hợp với các Sở, Ngành liên quan, tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội, tổ chức quần chúng, Hội nghề nghiệp và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình. Xác định đối tượng, địa bàn ưu tiên, nhu cầu nguồn lực và đào tạo cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo. Xây dựng chính sách cơ chế về hệ thống an sinh xã hội. Xây dựng, tổng kết và nhân rộng các mô hình XĐGN có hiệu quả. Theo dõi, hướng dẫn thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, các xã nghèo.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Giúp các địa phương và hộ nghèo thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, thủy lợi, nước sinh hoạt; hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề; thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển giao kỹ thuật; khuyến nông-lâm.
3. Ban dân tộc Tỉnh:
Chủ trì phối hợp với các Ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện chính sách nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ nghèo dân tộc thiểu số, các chính sách khác liên quan đến dân tộc thiểu số.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất cân đối vốn hàng năm cho việc thực hiện Chương trình; hướng dẫn các địa phương lồng ghép các chương trình, dự án với mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
5. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội xác định cân đối nguồn vốn XĐGN từ ngân sách Tỉnh, xây dựng cơ chế quản lý tài chính, chỉ đạo việc cấp phát kinh phí và hướng dẫn các địa phương thực hiện.
6. Ngân hàng chính sách xã hội:
Chủ động khai thác nguồn vốn và tổ chức thực hiện Chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ người nghèo theo kế hoạch hàng năm. Thực hiện có hiệu quả tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, xã nghèo, vùng sâu, vùng xa; xử lý kịp thời những vụ việc chiếm dụng vốn và nợ dây dưa nhằm bảo tồn, khai thông nguồn vốn và nâng hệ số vòng quay của vốn tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo vay vốn phát triển sản xuất, chuộc lại đất sản xuất, cải thiện nhà ở.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Xây dựng, tổ chức thực hiện các chính sách, cơ chế và kế hoạch về giáo dục - đào tạo đối với hộ thuộc diện nghèo theo qui định hiện hành của Nhà nước; thực hiện xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở cho người nghèo.
8. Sở Y tế:
Quản lý quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, thực hiện mua, cấp phát BHYT và thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo; xây dựng cơ chế trợ giúp người nghèo trong khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu; xác nhận các cơ sở y tế ngoài công lập đủ tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ y tế cho người nghèo.
9. Sở Văn hóa - Thông tin và các cơ quan Báo Bình Thuận, Đài Phát thanh truyền hình Tỉnh:
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhận thức trong nhân dân về thực hiện chủ trương XĐGN, đặc biệt là giáo dục hộ nghèo về ý thức vươn lên thoát nghèo, không chấp nhận đói nghèo, trách nhiệm con cái đối với cha mẹ, nêu gương tốt, cách làm hay trong XĐGN.
10. Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em:
Xây dựng chính sách, cơ chế và kế hoạch hỗ trợ hộ nghèo, xã nghèo, vùng nghèo về kế hoạch hóa gia đình.
11. Sở Công nghiệp:
Xây dựng chính sách, cơ chế và kế hoạch trợ giúp hộ nghèo, xã nghèo, vùng nghèo về khuyến công, điện sinh hoạt và sản xuất.
12. Sở Giao thông - Vận tải:
Xây dựng chính sách, cơ chế và kế hoạch trợ giúp xã nghèo, vùng nghèo về đường dân sinh (liên thôn, liên xã).
13. Sở Xây dựng:
Xây dựng chính sách, cơ chế và kế hoạch hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, đặc biệt là người nghèo thành thị khó khăn về nhà ở.
14. Sở Thủy Sản:
Xây dựng chính sách, cơ chế và kế hoạch xóa đói giảm nghèo ở các vùng ven biển và những xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển; tổ chức công tác khuyến ngư cho người nghèo.
15. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Xây dựng Chương trình, Kế hoạch XĐGN 5 năm, hàng năm của địa phương mình, huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình theo chỉ đạo của UBND Tỉnh và hướng dẫn chuyên môn của các cơ quan Sở, Ngành cấp Tỉnh. Phân công, phân cấp rõ trách nhiệm của từng cấp và các ban, ngành cùng cấp trong việc tổ chức thực hiện Chương trình theo nguyên tắc tăng cường phân cấp cho cơ sở và đề cao tinh thần trách nhiệm. Tổ chức sơ, tổng kết định kỳ quí, 6 tháng, năm, giữa kỳ và cuối kỳ.
Chương trình mục tiêu về giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 có một vị trí hết sức quan trọng, là công cụ quan trọng của các cấp Chính quyền trong việc thực hiện mục tiêu XĐGN, hỗ trợ nguồn lực cho các vùng khó khăn nhất, đối tượng khó khăn nhất và tăng tính chủ động của các địa phương, cơ sở trong công cuộc XĐGN. Chương trình được thiết kế với một hệ thống giải pháp, cơ chế, chính sách tương đối đồng bộ nhằm nâng cao năng lực cũng như khả năng tiếp cận của người nghèo về các dịch vụ phát triển sản xuất, dịch vụ xã hội, đặc biệt là đồng bào DTTS, tạo cơ hội thuận lợi để người nghèo tự lực thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu. Từng bước nâng cao và cải thiện cuộc sống.
Nội dung của Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 đã thể hiện được định hướng chung là toàn diện hơn, công bằng hơn, bền vững và hội nhập. Để thực hiện thành công các nội dung của Chương trình, UBND Tỉnh yêu cầu các Ngành, các cấp nghiêm túc triển khai thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây