236414

Quyết định 88/QĐ-UBND năm 2014 hướng dẫn thu thập, tính toán chỉ thị môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 – 2020

236414
LawNet .vn

Quyết định 88/QĐ-UBND năm 2014 hướng dẫn thu thập, tính toán chỉ thị môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 – 2020

Số hiệu: 88/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương Người ký: Trần Văn Nam
Ngày ban hành: 13/01/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 88/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
Người ký: Trần Văn Nam
Ngày ban hành: 13/01/2014
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 88/QĐ-UBND

Bình Dương, ngày 13 tháng 01 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH HƯỚNG DẪN THU THẬP, TÍNH TOÁN CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2013 – 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Thông tư số: 09/2009/TT-BTNMT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về xây dựng và quản lý các chỉ thị môi trường quốc gia;

Căn cứ Thông tư số 10/2009/TT-BTNMT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bộ chỉ thị môi trường quốc gia đối với môi trường không khí, nước mặt lục địa, nước biển ven bờ;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số: 663/TTr-STNMT ngày 27 tháng 12 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn thu thập, tính toán chỉ thị môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 – 2020.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Nam

 

HƯỚNG DẪN

THU THẬP, TÍNH TOÁN CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2013-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 88/QĐ-UBND ngày 13/01/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Văn bản này hướng dẫn việc thu thập, tính toán chỉ thị môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo Quyết định 1202/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định xây dựng và quản lý chỉ thị môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương (sau đây gọi tắt là Quyết định 1202/QĐ-UBND).

2. Đối tượng áp dụng

Hướng dẫn này áp dụng đối với các sở, ban, ngành (sau đây gọi là các cơ quan, đơn vị), Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) trong việc thu thập, tính toán chỉ thị môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

3. Các nguyên tắc thu thập, tính toán chỉ thị môi trường

Các nguyên tắc thu thập, tính toán chỉ thị môi trường bao gồm:

- Bảo đảm tính phù hợp;

- Bảo đảm tính nhất quán;

- Bảo đảm tính liên tục;

- Bảo đảm tính sẵn có;

- Bảo đảm tính kinh tế.

4. Mục đích của việc thu thập, tính toán chỉ thị môi trường

- Cung cấp các thông số cho việc đánh giá, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập báo cáo hiện trạng môi trường;

- Xây dựng kế hoạch quản lý, kiểm tra giám sát, đánh giá hiện trạng môi trường, đề xuất chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường;

- Nâng cao nhận thức về môi trường.

5. Cách thức tính toán chỉ thị môi trường

- Các chỉ thị môi trường được thu thập, tính toán gần đúng thông qua các hệ số theo công thức sau: Chỉ thị môi trường = Hệ số x Giá trị tính.

- Hệ số là các thông số mặc định được lựa chọn từ các đề tài nghiên cứu khoa học và quá trình thống kê, điều tra được áp dụng gần đúng nhất trong điều kiện của Bình Dương.

- Định kỳ 05 năm các hệ số sẽ được điều chỉnh phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

6. Kinh phí cho việc thu thập, tính toán chỉ thị môi trường

Nguồn kinh phí cho việc thu thập, tính toán chỉ thị môi trường lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường được phân bổ hàng năm.

Phần II

HƯỚNG DẪN THU THẬP, TÍNH TOÁN CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

1. Chỉ thị thải lượng TSP, PM10, SO2, NO2, CO tổng số và theo ngành: giao thông, công nghiệp, năng lượng, xây dựng và sinh hoạt đô thị.

a) Phương pháp tính:

Thải lượng tổng số = Thải lượng giao thông + Thải lượng công nghiệp + Thải lượng năng lượng + Thải lượng xây dựng + Thải lượng sinh hoạt.

b) Nguồn thu thập và tính toán:

- Thải lượng giao thông (tấn/năm) = ∑ (Hệ số phát thải của từng loại xe (g/km.xe) x Số km mỗi xe thuộc mỗi loại xe di chuyển trong 01 năm x Số lượng xe của từng loại xe x 10-6).

 Trong đó:

+ Hệ số phát thải của từng loại xe theo bảng sau:

Loại xe

TSP

PM10

SO2

NO2

CO

Xe gắn máy

0,12

0,0017

0,03

0,0475

21,8

Xe khách

0,98

0,0662

1,86

18,715

11,1

Xe tải nhẹ (<3,5 tấn)

0,2

0,0562

0,05

1,805

34,8

Xe tải nặng (>3,5 tấn)

1,16

0,1007

1,86

18,715

11,1

Xe ô tô

0,07

0,0039

0,18

1,805

34,8

Xe chuyên dụng

1,16

0,10

1,86

18,71

11,1

+ Số km mỗi xe thuộc mỗi loại xe di chuyển trong một năm: Số liệu khảo sát thực tế.

+ Số lượng xe của từng loại xe: Sở Giao thông Vận tải, Công an tỉnh cung cấp theo Quyết định 1202/QĐ-UBND.

- Thải lượng công nghiệp (tấn/năm) = Thải lượng trong khu công nghiệp (sau đây gọi tắt là KCN), cụm công nghiệp (sau đây gọi tắt là CCN) + Thải lượng ngoài KCN, CCN = ∑(Hệ số phát thải công nghiệp (kg/ngày/ha) x (Diện tích lấp đầy KCN, CCN + Diện tích các cơ sở sản xuất ngoài KCN, CCN) (ha)) x 10-3 x 365). Trong đó:

+ Hệ số phát thải công nghiệp theo bảng sau:

Hệ số phát thải

TSP

PM10

SO2

NO2

CO

Giá trị

7,2

4,13

78,28

13,4

2

+ Diện tích lấp đầy KCN, CCN: Ban quản lý các KCN Bình Dương, Sở Công thương cung cấp theo Quyết định 1202/QĐ-UBND.

+ Diện tích các cơ sở sản xuất ngoài KCN, CCN = 0,414 x Số cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN,CCN (Hệ số diện tích trung bình của một cơ sở sản xuất tạm tính là 0,414 ha).

- Thải lượng năng lượng (tấn/năm) = ∑(Hệ số phát thải năng lượng (kg/MWh) x Tổng sản phẩm điện phát ra trong năm (MWh) x 10-3).

 Trong đó:

+ Hệ số phát thải năng lượng theo bảng sau:

Hệ số phát thải

TSP

PM10

SO2

NO2

CO

Giá trị

0,36

0,207

2,4 x 10-3

0,72 x 10-3

0,32 x 10-3

+ Tổng sản phẩm điện phát ra trong năm: Cục Thống kê cung cấp theo Quyết định 1202/QĐ-UBND.

- Thải lượng xây dựng (tấn/năm) = ∑(Hệ số phát thải xây dựng (kg/m2/năm) x Diện tích công trình, nhà ở xây dựng mới (m2) x 10-3).

 Trong đó:

+ Hệ số phát thải xây dựng theo bảng sau:

Hệ số phát thải

TSP

PM10

SO2

NO2

CO

Giá trị

0,162

0,0812

0

0

0

+ Diện tích công trình, nhà ở xây dựng mới: Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cung cấp theo Quyết định 1202/QĐ-UBND.

- Thải lượng sinh hoạt đô thị (tấn/năm) = ∑(Hệ số phát thải (kg/ngày/người) x Dân số đô thị (người) x 10-3 x 365).

 Trong đó:

+ Hệ số phát thải sinh hoạt theo bảng sau:

Hệ số phát thải

TSP

PM10

SO2

NO2

CO

Giá trị

0,000434

0,000249

0,908 x 10-4

0,712 x 10-4

0,0137

+ Dân số đô thị: Cục Thống kê cung cấp theo Quyết định 1202/QĐ-UBND và thu thập từ Niên Giám thống kê của năm tính toán.

2. Chỉ thị hiệu suất năng lượng tiêu thụ so với phát triển kinh tế:

a) Phương pháp tính:

Hiệu suất năng lượng tiêu thụ = Tổng sản phẩm điện phát ra trong năm (Kwh) / Tổng giá trị sản phẩm (GDP) trên địa bàn theo giá so sánh (triệu đồng).

b) Nguồn thu thập và tính toán:

- Tổng sản phẩm điện phát ra trong năm: Cục Thống kê cung cấp theo Quyết định 1202/QĐ-UBND.

- Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh: thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.

Phần III

HƯỚNG DẪN THU THẬP, TÍNH TOÁN CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT LỤC ĐỊA

1. Chỉ thị tổng lượng phân bón hóa học được sử dụng trong nông nghiệp:

a) Phương pháp tính:

 Tổng lượng phân bón hóa học được sử dụng trong nông nghiệp = Tổng lượng phân bón hóa học cây công nghiệp + Tổng lượng phân bón hóa học cây ăn quả + Tổng lượng phân bón hóa học cây lương thực.

Trong đó, tổng lượng phân bón hóa học sử dụng cho từng loại cây trồng được tính như sau:

 Tổng lượng phân bón hóa học sử dụng cho từng loại cây trồng (tấn/năm) = ∑(Hệ số lượng phân bón sử dụng cho một đơn vị diện tích của từng cây trồng (kg/ha) x Số mùa vụ trong năm (nếu có) x Tổng diện tích từng loại cây trồng (ha/năm) / 1000).

b) Nguồn thu thập số liệu:

- Hệ số lượng phân bón sử dụng trên một đơn vị diện tích theo bảng sau:

Loại cây

Cây ăn quả (cam, quýt)

Cây lương thực

Cây công nghiệp

Lúa

Bắp

Cao su

Hồ tiêu

Điều

Hệ số

410 (kg/ha)

260 (kg/ha/vụ)

380 (kg/ha/vụ)

330 (kg/ha)

480 (kg/ha)

520 (kg/ha)

 Ghi chú: Số mùa vụ lúa trong năm: 03; Số mùa vụ bắp trong năm: 02

- Diện tích từng loại cây trồng: Thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.

2. Chỉ thị tổng lượng thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp:

a) Phương pháp tính:

Tổng lượng thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp = Tổng lượng thuốc trừ sâu sử dụng trên cây công nghiệp + Tổng lượng thuốc trừ sâu sử dụng trên cây ăn quả + Tổng lượng thuốc trừ sâu sử dụng trên cây lương thực.

Trong đó, tổng lượng thuốc trừ sâu sử dụng trên từng loại cây trồng được tính như sau:

Lượng thuốc trừ sâu sử dụng cho cây trồng (tấn/năm) =∑ (Hệ số lượng thuốc trừ sâu sử dụng cho 01 đơn vị diện tích của từng loại cây trồng (kg/ha) x Số mùa vụ trong năm x Tổng diện tích cây trồng (ha/năm) / 1000).

b) Nguồn thu thập số liệu:

- Hệ số lượng thuốc trừ sâu sử dụng cho 01 đơn vị diện tích theo bảng sau:

Loại cây

Cây ăn quả (cam, quýt)

Cây lương thực

Cây công nghiệp

Lúa

Bắp

Cao su

Hồ tiêu

Điều

Định mức

2,4 (kg/ha)

2,3 (kg/ha/vụ)

2,3 (kg/ha/vụ)

0

1,8 (kg/ha)

1,8 (kg/ha)

Ghi chú: Số mùa vụ lúa trong năm: 03; Số mùa vụ bắp trong năm: 02.

- Diện tích từng loại cây trồng: Thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.

3. Chỉ thị nhu cầu nước phục vụ nông nghiệp:

a) Phương pháp tính:

Nhu cầu nước trong nông nghiệp = Nhu cầu nước trong chăn nuôi + Nhu cầu nước trong nuôi trồng thủy sản + Nhu cầu nước trong trồng trọt.

b) Nguồn thu thập và tính toán:

- Nhu cầu nước trong chăn nuôi = Tổng nhu cầu nước của từng loại vật nuôi. Trong đó:

+ Nhu cầu nước của từng loại vật nuôi (m3/năm) = Hệ số nhu cầu nước của từng vật nuôi (lít/con.ngày) x Thời gian nuôi trung bình (tháng) / 12 (tháng) x Lượng vật nuôi (con) x 10-3 x 365.

+ Hệ số nhu cầu nước của từng vật nuôi theo bảng sau:

Vật nuôi

Hệ số nhu cầu nước

Trâu

140

140

Lợn

60

Ngựa

145

54

Gia cầm

10,3

+ Thời gian nuôi trung bình của từng loại vật nuôi: Lợn: 6 tháng; Trâu, bò: 12 tháng; Dê: 6 tháng; Ngựa: 12 tháng; Gà: 3 tháng (gà công nghiệp).

+ Lượng vật nuôi: Thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.

- Nhu cầu dùng nước trong nuôi trồng thủy sản (m3/năm) = Hệ số nhu cầu nước nuôi trồng thủy sản (m3/ha/năm) x Diện tích nuôi trồng thủy sản (ha). Trong đó:

+ Hệ số nhu cầu nước nuôi trồng thủy sản: 10.000 m3/ha/năm.

+ Diện tích nuôi trồng thủy sản: Thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.

- Nhu cầu nước trong trồng trọt = Tổng nhu cầu nước tưới của các loại cây trồng. Trong đó:

+ Nhu cầu nước tưới của từng loại cây trồng (m3/năm) = Hệ số nước tưới (m3/ha/năm) x Diện tích cây trồng (ha).

+ Hệ số nước tưới theo bảng sau:

Loại cây

Cây lạc

Mía

Lúa

Ngô

Cà phê

Hồ tiêu

Cây ăn quả

Hệ số (m3/ha/năm)

2.000

3.772

2.100

116

3.500

146

2.266

18.000

+ Diện tích cây trồng: Thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.

4. Chỉ thị nhu cầu nước phục vụ công nghiệp:

a) Phương pháp tính:

Nhu cầu nước phục vụ công nghiệp = Tổng nhu cầu nước của từng ngành công nghiệp.

Trong đó, nhu cầu nước của từng ngành công nghiệp được tính toán như sau:

Nhu cầu nước của từng ngành công nghiệp (triệu m3/năm) = Hệ số nhu cầu nước theo giá trị sản xuất của ngành công nghiệp (m3/triệu đồng) x Giá trị sản xuất công nghiệp (triệu đồng/năm) x 10-6.

b) Nguồn thu thập số liệu:

- Hệ số nhu cầu nước theo giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chính theo bảng sau:

STT

Ngành

Hệ số1

I

Công nghiệp khai thác

 

01

Khai thác đá và các mỏ khác

0,814

II

Công nghiệp chế biến

 

01

Thực phẩm và đồ uống

0,959

02

Sản phẩm dệt

0,930

03

Trang phục

0,233

04

Sản phẩm bằng da, giả da

3,343

05

Sản phẩm gỗ và lâm sản

0,785

06

Giấy và các sản phẩm bằng giấy

3,517

07

Hóa chất

3,227

08

Sản phẩm cao su và plastic

3,227

09

Sản phẩm khoáng phi kim loại

1,628

10

Kim loại

1,628

11

Các sản phẩm từ kim loại

0,293

12

Máy móc thiết bị

0,930

13

Sản xuất thiết bị văn phòng và máy tính

0,494

14

Thiết bị điện, điện tử

0,494

15

Radio, tivi, thiết bị truyền thông

0,494

16

Dụng cụ y tế, chính xác

0,843

17

Xe có động cơ

0,233

18

Phương tiện vận tải khác

0,233

19

Giường, tủ, bàn, ghế

0,785

III

Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước

 

01

Sản xuất và phân phối điện, ga

0,116

- Giá trị sản xuất công nghiệp: Thu thập từ Niên Giám thống kê của năm tính toán.

5. Chỉ thị tổng nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt:

a) Phương pháp tính:

Tổng nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt (triệu m3/năm) = ∑(Hệ số cấp nước theo đơn vị hành chính (lít/người.ngày) x Dân số của đơn vị hành chính (người) x 365 x 10-9).

b) Nguồn thu thập số liệu:

- Hệ số cấp nước theo đơn vị hành chính trong bảng sau:

Đơn vị hành chính

Thành thị
(giai đoạn 2013-2020)

Nông thôn
(giai đoạn 2013-2020)

Cấp thành phố, thị xã

120

100

Cấp huyện

80

60

- Dân số của đơn vị hành chính: Thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.

6. Chỉ thị nhu cầu nước của các ngành dịch vụ:

a) Phương pháp tính:

Tổng nhu cầu nước của các ngành dịch vụ = Nhu cầu nước của ngành thương mại + Nhu cầu nước của ngành nhà hàng, khách sạn, du lịch + Nhu cầu nước của ngành giao thông vận tải + Nhu cầu nước của ngành y tế + Nhu cầu nước của các công trình dịch vụ công cộng.

b) Nguồn thu thập và tính toán:

- Tổng nhu cầu nước của từng ngành thương mại; nhà hàng, khách sạn, du lịch; giao thông vận tải (triệu m3/năm) = ∑(Hệ số nhu cầu nước theo giá trị sản xuất của từng ngành (m3/triệu đồng) x Giá trị sản xuất từng ngành (triệu đồng/năm) x 10-6).

Trong đó:

+ Hệ số nhu cầu nước theo giá trị sản xuất của từng ngành theo bảng sau:

STT

Ngành

Hệ số2

01

Thương mại

0,465

02

Nhà hàng, khách sạn, du lịch

1,279

03

Giao thông vận tải

0,523

04

Dịch vụ khác

1,279

+ Giá trị sản xuất ngành thương mại; nhà hàng, khách sạn, du lịch; giao thông vận tải: thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.

- Tổng nhu cầu nước ngành y tế (triệu m3/năm) = ∑(Hệ số nhu cầu nước y tế (lít/giường bệnh.ngày đêm) x Số giường bệnh x 365 x 10-9).

Trong đó:

+ Hệ số nhu cầu nước y tế như sau: Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa: 500 l/giường bệnh.ngày đêm; Phòng khám, trạm y tế: 350 l/giường bệnh.ngày đêm.

+ Số giường bệnh: Thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.

- Nhu cầu nước các công trình dịch vụ công cộng được tính bằng 10% nhu cầu nước sinh hoạt.

7. Chỉ thị tổng lượng nước thải theo các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và dịch vụ

a) Phương pháp tính:

Tổng lượng nước thải theo các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và dịch vụ (m3/năm) = Lượng nước thải nông nghiệp + Lượng nước thải công nghiệp + Lượng nước thải sinh hoạt + Lượng nước thải dịch vụ.

b) Nguồn thu thập và tính toán:

- Nước thải nông nghiệp (m3/năm) = ∑ (Hệ số phát thải nước thải của từng vật nuôi (m3/con.năm) x Thời gian nuôi trung bình (tháng) / 12 (tháng) x Số lượng vật nuôi (con)).

Trong đó:

+ Hệ số phát thải nước thải của vật nuôi theo bảng sau:

Loại vật nuôi

Hệ số phát thải

Loại vật nuôi

Hệ số phát thải

Trâu

8

Ngựa

13,6

8

4,9

Lợn

14,6

3,2

+ Thời gian nuôi trung bình của từng loại vật nuôi: Lợn: 6 tháng; Trâu, bò: 12 tháng; Dê: 6 tháng; Ngựa: 12 tháng; Gà: 3 tháng (gà công nghiệp).

+ Số lượng vật nuôi: thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.

- Nước thải công nghiệp (m3/năm) = ∑ (Hệ số phát thải nước thải theo giá trị sản xuất của từng ngành (m3/triệu đồng) x Giá trị sản xuất công nghiệp từng ngành (triệu đồng/năm)).

Trong đó:

+ Hệ số phát thải nước thải theo giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp chính theo bảng sau:

STT

Ngành

Hệ số3

I

Công nghiệp khai thác

 

01

Khai thác đá và các mỏ khác

0,427

II

Công nghiệp chế biến

 

01

Thực phẩm và đồ uống

0,398

02

Sản phẩm dệt

0,608

03

Trang phục

0,108

04

Sản phẩm bằng da, giả da

0,677

05

Sản phẩm gỗ và lâm sản

0,323

06

Giấy và các sản phẩm bằng giấy

2,491

07

Hóa chất

2,090

08

Sản phẩm cao su và plastic

2,090

09

Sản phẩm khoáng phi kim loại

0,910

10

Kim loại

0,910

11

Các sản phẩm từ kim loại

0,128

12

Máy móc thiết bị

0.570

13

Sản xuất thiết bị văn phòng và máy tính

0,320

14

Thiết bị điện, điện tử

0,320

15

Radio, tivi, thiết bị truyền thông

0,320

16

Dụng cụ y tế, chính xác

0,547

17

Xe có động cơ

0,099

18

Phương tiện vận tải khác

0,099

19

Giường, tủ, bàn, ghế

0,323

III

Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước

 

01

Sản xuất và phân phối điện, ga

0,116

+ Giá trị sản xuất công nghiệp từng ngành: Thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.

- Nước thải sinh hoạt = 80% x Nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt.

- Nước thải dịch vụ = Nước thải thương mại + Nước thải nhà hàng, khách sạn, du lịch + Nước thải giao thông vận tải + Nước thải dịch vụ khác + Nước thải y tế.

Trong đó:

+ Nước thải ngành thương mại; nhà hàng, khách sạn, du lịch; giao thông vận tải và dịch vụ khác (m3/năm) = ∑(Hệ số phát thải nước thải từng ngành (m3/triệu đồng) x Giá trị sản xuất từng ngành (triệu đồng/năm)).

+ Nước thải ngành y tế (m3/năm) = Hệ số phát thải nước thải ngành y tế (lít/giường bệnh.ngày) x Số giường bệnh x 365 x10-3.

+ Hệ số phát thải nước thải từng ngành theo bảng sau:

Ngành

Hệ số4

Ngành

Hệ số

Thương mại

0,291

Y tế

 

Nhà hàng, khách sạn, du lịch

0,785

+ Bệnh viện

473

Giao thông vận tải

0,323

+ Trạm y tế

280

Dịch vụ khác

0,785

 

 

+ Giá trị sản xuất từng ngành và số giường bệnh: Thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.

8. Chỉ thị thải lượng BOD5 và COD theo các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và dịch vụ

a) Phương pháp tính:

Thải lượng = Hệ số phát thải x Giá trị tính.

b) Nguồn thu thập và tính toán:

- Thải lượng BOD5 trong nông nghiệp: (tấn/năm) = Hệ số phát thải của vật nuôi (kg/con.năm) x Thời gian nuôi trung bình (tháng) / 12 (tháng) x Số lượng vật nuôi (con) x 10-3.

Trong đó:

+ Hệ số phát thải của vật nuôi theo bảng sau:

Loại vật nuôi

Hệ số phát thải

Loại vật nuôi

Hệ số phát thải

Trâu

164

Ngựa

146

164

33,7

Lợn

32,9

1,61

+ Thời gian nuôi trung bình của từng loại vật nuôi: Lợn: 6 tháng; Trâu, bò: 12 tháng; Dê: 6 tháng; Ngựa: 12 tháng; Gà: 3 tháng (gà công nghiệp).

+ Số lượng vật nuôi: Thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.

- Thải lượng COD từ nông nghiệp được ước tính từ BOD5: Thải lượng COD = 1,8 x Thải lượng BOD5.

- Thải lượng BOD5, COD trong công nghiệp (tấn/năm) = ∑(Nồng độ chất thải (mg/l) x Lưu lượng nước thải công nghiệp (m3/năm) x 10-6).

Trong đó:

+ Nồng độ trung bình chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp theo bảng sau:

STT

Thông số

Nồng độ trung bình (đã xử lý)

1

BOD5

21

2

COD

50,5

+ Lưu lượng nước thải công nghiệp: Lấy từ chỉ thị tổng lưu lượng nước thải theo lĩnh vực công nghiệp.

- Thải lượng BOD5, COD trong sinh hoạt (tấn/năm) = ∑(Hệ số ô nhiễm do con người (g/người.ngày đêm) x Tổng dân số (người) x 365 x 10-6).

Trong đó:

+ Hệ số ô nhiễm do con người theo bảng sau:

Thông số

Hệ số ô nhiễm

Dao động

Trung bình

BOD5

45 – 54

49,5

COD

84 – 102

93,5

+ Tổng dân số: Thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.

- Thải lượng BOD5, COD ngành dịch vụ (tấn/năm) = ∑(Nồng độ chất thải (mg/l) x Lưu lượng nước thải ngành dịch vụ (m3/ngày) x 365 x 10-6).

 Trong đó:

+ Nồng độ chất thải được tính dựa vào nồng độ chất thải trong nước thải sinh hoạt do nước thải trong ngành dịch vụ chủ yếu là nước thải sinh hoạt. Nồng độ trung bình chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại theo bảng sau:

Chất ô nhiễm

Nồng độ

Dao động

Trung bình

BOD5

120 – 150

135

COD

200 – 260

220

+ Lưu lượng nước thải ngành dịch vụ: Lấy từ chỉ thị tổng lưu lượng nước thải theo lĩnh vực dịch vụ.

9. Chỉ thị thải lượng các kim loại nặng theo các lĩnh vực: công nghiệp, sinh hoạt

a) Phương pháp tính:

Thải lượng = Hệ số phát thải x Giá trị tính.

b) Nguồn thu thập và tính toán:

- Thải lượng các kim loại nặng trong công nghiệp (tấn/năm) = ∑(Nồng độ chất thải (mg/l) x Lưu lượng (m3/năm) x 10-6).

 Trong đó:

+ Nồng độ kim loại nặng trung bình có trong nước thải công nghiệp (đã qua xử lý) như sau:

Thông số

Cu

Pb

Cr

Hg

As

Zn

Cd

Ni

Hàm lượng (mg/l)

0,072

0,003

0,006

0,001

0,0029

0,226

0,008

0,065

+ Lưu lượng nước thải công nghiệp: Lấy từ chỉ thị tổng lưu lượng nước thải theo lĩnh vực công nghiệp.

- Thải lượng các kim loại nặng trong sinh hoạt (tấn/năm) = ∑(Hệ số phát thải (g/người.năm) x Tổng dân số (người) x 10-6)

Trong đó:

+ Hệ số phát thải kim loại nặng trong nước thải sinh hoạt theo bảng sau:

Thông số

Dao động

Trung bình

Thủy ngân

0,02 - 0,04

0,03

Chì

10 - 20

10

Crom

10 - 30

20

Kẽm

50 - 100

75

+ Tổng dân số: Thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.

10. Chỉ thị thải lượng các chất dinh dưỡng theo tổng-N và tổng-P theo các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và dịch vụ

a) Phương pháp tính:

Thải lượng = Hệ số phát thải x Giá trị tính.

b) Nguồn thu thập và tính toán:

- Thải lượng các chất dinh dưỡng trong nông nghiệp (tấn/năm) = ∑(Hệ số phát thải của từng vật nuôi (kg/con.năm) x Thời gian nuôi trung bình (tháng) / 12 (tháng) x Số lượng vật nuôi (con) x 10-3).

Trong đó:

+ Hệ số phát thải tổng N, tổng P trong chăn nuôi theo bảng sau:

Loại vật nuôi

Hệ số phát thải Tổng-N

Hệ số phát thải Tổng-P

Trâu

43,8

11,3

43,8

11,3

Lợn

7,3

2,3

Ngựa

95,3

16,4

13,5

3,7

3,6

-

+ Thời gian nuôi trung bình của từng loại vật nuôi: Lợn: 6 tháng; Trâu, bò: 12 tháng; Dê: 6 tháng; Ngựa: 12 tháng; Gà: 3 tháng (gà công nghiệp).

+ Số lượng vật nuôi: Thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.

- Thải lượng các chất dinh dưỡng trong công nghiệp (tấn/năm) = ∑(Nồng độ chất thải (mg/l) x Lưu lượng (m3/năm) x 10-6).

Trong đó:

+ Nồng độ trung bình tổng N và tổng P trong nước thải công nghiệp như sau:

Thông số

Nông độ

Tổng-N

14,75

Tổng-P

1,32

+ Lưu lượng nước thải công nghiệp: Lấy từ chỉ thị tổng lưu lượng nước thải theo lĩnh vực công nghiệp.

- Thải lượng các chất dinh dưỡng trong sinh hoạt (tấn/năm) = ∑ (Hệ số phát thải (kg/người.năm) x Tổng dân số (người) x 10-3)

Trong đó:

+ Hệ số phát thải N-tổng và P- tổng hàng ngày của con người được lấy theo bảng sau:

Thông số

Hệ số phát thải

Tổng-N

3,3

Tổng-P

0,93

+ Tổng dân số: thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.

- Thải lượng các chất dinh dưỡng trong dịch vụ (tấn/năm) = ∑(Nồng độ chất thải (mg/l) x Lưu lượng (m3/năm) x 10-6).

 Trong đó:

+ Nồng độ chất thải được tính dựa vào nồng độ chất thải trong nước thải sinh hoạt do tính chất nước thải trong ngành dịch vụ gần giống nước thải sinh hoạt. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt theo bảng sau:

Thông số

Dao động

Trung bình

Tổng N

75 -150

112,5

Tổng Phospho

10 - 50

30

+ Lưu lượng nước thải dịch vụ: Lấy từ chỉ thị tổng lưu lượng nước thải theo lĩnh vực dịch vụ.

11. Chỉ thị tỷ lệ mắc các bệnh do ô nhiễm nguồn nước:

a) Phương pháp tính:

Điều tra và thu thập dữ liệu theo mẫu thu thập thông tin và thống kê như sau:

TT

Loại bệnh

Số ca khám

Số ca nhập viện

Số ca tử vong

Ghi chú

I

Bệnh do môi trường

 

 

 

 

1

Kiết lỵ

 

 

 

 

2

Thương hàn

 

 

 

 

3

Tiêu chảy

 

 

 

 

4

Sốt rét

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

II

Bệnh nghề nghiệp

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

..

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

III

Bệnh ngộ độc thực phẩm

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

A

Tổng số các loại bệnh trên địa bàn tỉnh

 

 

 

 

B

Tỉ lệ bệnh do ô nhiễm môi trường

 

 

 

 

b) Nguồn thu thập số liệu: Sở Y tế cung cấp theo Quyết định 1202/QĐ-UBND.

Phần IV

HƯỚNG DẪN THU THẬP, TÍNH TOÁN CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT LỤC ĐỊA

1. Chỉ thị tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt:

a) Phương pháp tính:

Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt = (Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý / Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh) x 100%.

b) Nguồn thu thập và tính toán:

- Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý: Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Môi trường cung cấp theo Quyết định 1202/QĐ-UBND.

- Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh (tấn/ngày) = Mức độ phát thải chất thải rắn sinh hoạt (kg/người.ngày) x Tổng dân số (người) / 1.000.

Trong đó:

+ Mức độ phát thải chất thải rắn sinh hoạt ở thành thị là 0,65 (kg/người.ngày); ở nông thôn là 0,45 (kg/người.ngày).

+ Tổng dân số: Thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.

2. Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn công nghiệp.

a) Phương pháp tính:

Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn công nghiệp = (Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp được thu gom, xử lý / Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh) x 100%.

b) Nguồn thu thập và tính toán:

- Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp được thu gom, xử lý: Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Môi trường cung cấp theo Quyết định 1202/QĐ-UBND.

- Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh = ∑(Hệ số phát thải chất thải rắn công nghiệp theo từng ngành x Sản lượng sản phẩm sản xuất của từng ngành công nghiệp).

Trong đó:

+ Hệ số phát thải chất thải rắn công nghiệp theo bảng sau:

Ngành

Đơn vị

Hệ số phát thải

Hóa chất

 

 

Thuốc trừ sâu

Kg/tấn

1,26

Thuốc viên các loại

Kg/1000 viên

0,83

Xà phòng các loại

Kg/tấn

17,28

Xà phòng thơm

Kg/tấn

17,28

Kem đánh răng các loại

Kg/tấn (1000 ống = 0,22 tấn)

17,28

May mặc

 

 

Quần áo may sẵn

Kg/1000 sp

25,39

Giấy - bột giấy

 

 

Sản phẩm giấy các loại

Kg/tấn

10,92

Thuộc da và gia công giày da

 

 

Giầy dép da các loại

Kg/1000 đôi

61,57

Sơn + verneer + mực in

 

 

Sơn hóa học các loại

Kg/ tấn

7,62

Trang in typo

Kg/tấn (4,365 tấn/ triệu trang)

7,62

Cao su + keo + băng keo+nhựa

 

 

Sản phẩm keo các loại

Kg/Tấn

9,87

PVC

Kg / tấn

129,35

Kính, thủy tinh, gốm sứ

 

 

Sứ dân dụng

Kg/1000 cái

42,58

Gạch nung các loại

Kg/1000 viên

32,71

Ngói nung các loại

Kg/1000 viên

32,71

Sơn mài điêu khắc các loại

Kg/1000 sp

42,58

Gỗ và các sản phẩm gỗ

 

 

Gỗ xẽ các loại

Kg/1000 m3

84.855

Đũa tre xuất khẩu

Kg/tấn (1000 đôi đũa = 0,1 tấn

1m3 = 0,7 tấn )

20

Hàng mộc các loại

Kg/1000 SP

5871,55

Cơ khí

 

 

Nông cụ cầm tay

Kg/1000 cái

70,47

Sửa chữa toa xe lửa

Kg/ Cái

7,47

Bếp ga các loại

Kg/ 1000 cái

70,47

Lắp ráp ô tô

Kg/cái

7,47

Chế biến thực phẩm, đồ uống, thuốc lá

 

 

Thức ăn gia súc

Kg/tấn

17,28

Sữa đặc có đường

Kg/tấn (1 hộp sữa = 0,5 kg)

17,28

Nước khoáng

Kg/tấn (1000 lít = 1 tấn)

17,28

Hạt điều nhân

Kg/tấn

17,28

Mì ăn liền

Kg/tấn

17,28

Thuốc lá, thuốc lào

Kg/1000 bao

25,39

Điện - điện tử (kể cả acquy)

 

 

Bóng đèn huỳnh quang

Kg/1000 cái

18,92

Dây dẫn điện xe ô tô

Kg/1000 bộ

18,92

Tụ điện tử

Kg/ 1000 cái

18,92

Accuy

Kg/1000 kwh

20,6

Điện và khí đốt

 

 

Điện phát ra

Kg/Mwh (Mwh = 1000 Kwh)

8,6

Công nghiệp khai thác đá và mỏ

 

 

Đá các loại

Kg/tấn (1 m3 = 1,2 tấn)

11,3

Đất cao lanh

Kg/tấn

10

- Sản lượng sản phẩm sản xuất của từng ngành công nghiệp: thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.

 Ngoài ra, để theo dõi tình hình phát sinh chất thải rắn công nghiệp của KCN, CCN, lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ KCN, CCN có thể tính như sau:

Lượng chất thải rắn công nghiệp của KCN, CCN (tấn/năm) = ∑(Hệ số phát thải (tấn/ha/năm) x Diện tích lấp đầy KCN, CCN (ha)).

Trong đó:

+ Hệ số phát thải chất thải rắn công nghiệp cho từng KCN theo bảng sau:

STT

KCN

Hệ số phát thải

1

VSIP2

36,43

2

VSIP1

94,29

3

Việt Hương 2

18,72

4

Việt Hương 1

65,40

5

Tân Đông Hiệp B

14,22

6

Tân Đông Hiệp A

12,015

7

Sóng thần 3

12,33

8

Sóng thần 2

41,62

9

Sóng thần 1

70,77

10

Rạch Bắp

2,44

11

Phú Gia

44,44

12

Nam Tân Uyên

11,49

13

Mỹ Phước 3

16

14

Mỹ Phước 2

9,932

15

Mỹ Phước 1

51,714

16

Mai Trung

65,195

17

Bình Đường

28,865

18

Bàu Bàng

12,808

19

Kim Huy

60,071

20

Đồng An 2

29,063

21

Đồng An 1

68,459

22

Bình An

21,653

23

Đất Cuốc

70,442

24

Đại Đăng

35,67

Trung bình

40,54

+ Diện tích lấp đầy KCN, CCN: Ban quản lý các KCN Bình Dương và Sở Công thương cung cấp theo Quyết định 1202/QĐ-UBND.

3. Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn nguy hại:

a) Phương pháp tính:

Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn nguy hại = (Tổng lượng chất thải rắn nguy hại được thu gom, xử lý / Tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh) x 100%.

b) Nguồn thu thập và tính toán:

- Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp nguy hại được thu gom, xử lý: Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Môi trường Bình Dương cung cấp theo Quyết định 1202/QĐ-UBND và Sở Tài nguyên và Môi trường thống kê từ các đơn vị thu gom, xử lý khác.

- Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp nguy hại phát sinh = ∑(Hệ số phát thải chất thải rắn nguy hại từng ngành công nghiệp x Sản lượng sản phẩm sản xuất của từng ngành công nghiệp).

 Trong đó:

+ Hệ số phát thải chất thải rắn công nghiệp nguy hại theo bảng sau:

Ngành

Đơn vị

Hệ số phát thải

Hóa chất

 

 

Thuốc trừ sâu

Kg/tấn

3,14

Thuốc viên các loại

Kg/1000 viên

1,21

Xà phòng các loại

Kg/tấn

5,57

Xà phòng thơm

Kg/tấn

5,57

Kem đánh răng các loại

Kg/tấn (1000 ống = 0,22 tấn)

5,57

May mặc

 

 

Quần áo may sẵn

Kg/1000 sp

0,07

Giấy - bột giấy

 

 

Sản phẩm giấy các loại

Kg/tấn

2,07

Thuộc da và gia công giày da

 

 

Giầy dép da các loại

Kg/1000 đôi

10,01

Sơn + verneer + mực in

 

 

Sơn hóa học các loại

Kg/ tấn

0,75

Trang in typo

Kg/tấn (4,365 tấn/ triệu trang)

0,75

Cao su + keo + băng keo+nhựa

 

 

Sản phẩm keo các loại

Kg/Tấn

2,04

PVC

Kg / tấn

15,5

Kính, thủy tinh, gốm sứ

 

 

Sứ dân dụng

Kg/1000 cái

0,82

Gạch nung các loại

Kg/1000 viên

0,06

Ngói nung các loại

Kg/1000 viên

0,06

Sơn mày điêu khắc các loại

Kg/1000 sp

0,82

Gỗ và các sản phẩm gỗ

 

 

Gỗ xẽ các loại

Kg/1000 m3

564,82

Đũa tre xuất khẩu

Kg/tấn (1000 đôi đũa = 0,1 tấn)

2

Hàng mộc các loại

Kg/1000 SP

129,8

Cơ khí

 

 

Nông cụ cầm tay

Kg/1000 cái

3,39

Sửa chữa toa xe lửa

Kg/ Cái

3,39

Bếp ga các loại

Kg/ 1000 cái

3,39

Lắp ráp ô tô

Kg/cái

3,39

Chế biến thực phẩm, đồ uống, thuốc lá

 

 

Thức ăn gia súc

Kg/tấn

0,0007

Sữa đặc có đường

Kg/tấn (1 hộp sữa = 0,5 kg)

0,0007

Nước khoáng

Kg/tấn (1000 lít = 1 tấn)

0,0007

Hạt điều nhân

Kg/tấn

0,0007

Mì ăn liền

Kg/tấn

0,0007

Thuốc lá , thuốc lào

Kg/1000 bao

0,07

Điện - điện tử (kể cả acquy)

 

 

Bóng đèn huỳnh quang

Kg/1000 cái

3,06

Dây dẫn điện xe ô tô

Kg/1000 bộ

3,06

Tụ điện tử

Kg/ 1000 cái

3,06

Accuy

Kg/1000 kwh

10,3

Điện và khí đốt

 

 

Điện phát ra

Kg/Mwh (Mwh = 1000 Kwh)

4,3

Công nghiệp khai thác đá và mỏ

 

 

Đá các loại

Kg/tấn (1 m3 = 1,2 tấn)

3,5

Đất cao lanh

Kg/tấn

2

+ Sản lượng sản phẩm sản xuất của từng ngành công nghiệp: thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.

Ngoài ra, để theo dõi tình hình phát sinh chất thải rắn công nghiệp nguy hại của KCN, CCN, lượng chất thải rắn công nghiệp nguy hại phát sinh từ KCN, CCN có thể tính như sau:

Lượng chất thải rắn công nghiệp nguy hại của KCN, CCN (tấn/năm) = ∑(Hệ số phát thải chất thải rắn nguy hại từng KCN, CCN (tấn/ha.năm) x Diện tích lấp đầy KCN, CCN (ha)).

Trong đó:

+ Hệ số phát thải chất thải rắn công nghiệp nguy hại cho từng KCN được lấy theo bảng sau:

STT

KCN

Hệ số phát thải

1

VSIP2

13,48

2

VSIP1

21,87

3

Việt Hương 2

9,76

4

Việt Hương 1

20,36

5

Tân Đông Hiệp B

2,35

6

Tân Đông Hiệp A

4,94

7

Sóng Thần 3

3,297

8

Sóng Thần 2

4,83

9

Sóng Thần 1

17,66

10

Rạch Bắp

0,842

11

Phú Gia

15,68

12

Nam Tân Uyên

2,423

13

Mỹ Phước 3

3,706

14

Mỹ Phước 2

2,491

15

Mỹ Phước 1

12,455

16

Mai Trung

24,675

17

Bình Đường

5,781

18

Bàu Bàng

5,496

19

Kim Huy

6,572

20

Đồng An 2

13,077

21

Đồng An 1

29,916

22

Bình An

0,957

23

Đất Cuốc

27,215

24

Đại Đăng

26,176

Trung bình

10,33

- Diện tích lấp đầy KCN, CCN: Ban quản lý các KCN Bình Dương và Sở Công thương cung cấp theo Quyết định 1202/QĐ-UBND.

4. Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn y tế:

a) Phương pháp tính:

Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn y tế = (Tổng số lượng chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý/ Tổng số lượng chất thải rắn y tế phát sinh) x 100%.

b) Nguồn thu thập và tính toán:

- Tổng lượng chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý: Sở Y tế cung cấp theo Quyết định 1202/QĐ-UBND.

- Tổng số lượng chất thải rắn y tế phát sinh (tấn/ngày) = Số giường bệnh (giường) x Hệ số phát thải chất thải rắn y tế (kg/giường.ngày) / 1.000.

Trong đó:

+ Hệ số phát thải chất thải rắn y tế tại bệnh viện là 0,25 kg/giường.ngày và tại trạm y tế, trung tâm y tế là 0,2 kg/giường.ngày.

+ Số giường bệnh: Thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.

5. Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn y tế nguy hại:

a) Phương pháp tính:

Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn y tế nguy hại = (Tổng lượng chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom, xử lý/ Tổng lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh) x 100%.

b) Nguồn thu thập và tính toán:

- Tổng lượng chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom, xử lý: Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Môi trường Bình Dương cung cấp theo Quyết định 1202/QĐ-UBND và Sở Tài nguyên và Môi trường thống kê từ các đơn vị thu gom, xử lý khác.

- Tổng lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh = 0,18 x Tổng lượng chất thải rắn y tế phát sinh.

- Tổng lượng chất thải rắn y tế phát sinh: lấy từ chỉ thị chất thải rắn y tế.

Phần V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trong giai đoạn 2013 – 2020, việc thu thập, tính toán các chỉ thị môi trường được thực hiện theo Hướng dẫn này. Định kỳ 5 năm 01 lần, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn thu thập, tính toán chỉ thị môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

2. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân cấp huyện, các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai và thực hiện Hướng dẫn này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị cần kịp thời phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.



1 Hệ số trên tính theo tỷ giá 1000 CNY = 3,44 triệu đồng. Giá trị này thay đi theo tỷ giá giữa Đồng Nhân dân tệ và Đồng Việt Nam của năm tính toán, hệ số thay đổi = Hệ số trên x 3,44 / Tỷ giá.

2 Hệ số trên tính theo tỷ giá 1000 CNY = 3,44 triệu đồng. Gía trị này thay đi theo tỷ giá giữa Đồng Nhân dân tệ và Đồng Việt Nam của năm tính toán, hệ số thay đổi = Hệ số trên x 3,44 / Tỷ giá.

3 Hệ số trên tính theo tỷ giá 1000 CNY = 3,44 triệu đồng. Gía trị này thay đi theo tỷ giá giữa Đồng Nhân dân tệ và Đồng Việt Nam của năm tính toán, hệ số thay đổi = Hệ số trên x 3,44 / Tỷ giá.

4 Hệ số trên tính theo tỷ giá 1000 CNY = 3,44 triệu đồng. Gía trị này thay đi theo tỷ giá giữa Đồng Nhân dân tệ và Đồng Việt Nam của năm tính toán, hệ số thay đổi = Hệ số trên x 3,44 / Tỷ giá.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác