Quyết định 864/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển Vườn quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025
Quyết định 864/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển Vườn quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025
Số hiệu: | 864/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Ninh Thuận | Người ký: | Lê Huyền |
Ngày ban hành: | 21/12/2021 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 864/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Ninh Thuận |
Người ký: | Lê Huyền |
Ngày ban hành: | 21/12/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 864/QĐ-UBND |
Ninh Thuận, ngày 21 tháng 12 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 15/6/2004; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 17/6/2014;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13/11/2008;
Căn cứ Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25/6/2015;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19/6/2017;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21/11/2017;
Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
Căn cứ Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16/07/2019 của Chính phủ về sửa đổi Điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/03/2019 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản;
Căn cứ Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 01/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp cấp bách nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý khu bảo tồn biển Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 41/2021/QĐ-UBND ngày 20/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Quy chế quản lý khu bảo tồn biển Vườn quốc gia Núi Chúa;
Theo đề nghị của Giám đốc Ban Quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa tại Tờ trình số 56/TTr-BQLVQGNC ngày 10/12/2021 và ý kiến trình của Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 375/TTr-SNNPTNT ngày 10/12/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển Vườn quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng; Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ninh Hải và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN LÝ KHU BẢO TỔN BIỂN VƯỜN QUỐC GIA NÚI CHÚA TỈNH NINH
THUẬN GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 864/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
1. Mục đích:
a) Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển Vườn quốc gia Núi Chúa là cơ sở xác lập sự chỉ đạo thống nhất của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận; huy động và tăng cường sự tham gia của các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, các nhà khoa học, doanh nghiệp, cộng đồng địa phương sống trong và xung quanh Khu bảo tồn biển Vườn quốc gia Núi Chúa, các tổ chức trong nước và quốc tế trong quá trình quản lý Khu bảo tồn biển Vườn quốc gia Núi Chúa.
b) Thiết lập và vận hành cơ chế quản lý tổng hợp đa ngành; nâng cao nhận thức và xác định trách nhiệm cụ thể của các bên liên quan.
c) Quản lý, bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học và phát huy các giá trị tài nguyên, đa dạng sinh học, du lịch sinh thái; nâng cao tính bền vững và toàn vẹn của hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên; chia sẻ lợi ích hài hòa giữa các bên liên quan, trong đó quan tâm và ưu tiên lợi ích cho cộng đồng địa phương theo hướng “Bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn”.
d) Nâng cao vai trò, chức năng Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa và nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế, các nhà khoa học trong công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, nhiều sáng kiến mô hình bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học theo hướng “Bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn”.
2. Yêu cầu:
Quản lý, bảo vệ, bảo tồn các giá trị tài nguyên thiên nhiên, môi trường, đa dạng sinh học; các giá trị di tích văn hóa - lịch sử; khai thác hợp lý và phát huy các giá trị của Khu bảo tồn biển; cải thiện đời sống của cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh Khu bảo tồn biển Vườn quốc gia Núi Chúa; góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương; đảm bảo và duy trì chức năng của vùng lõi Vườn quốc gia Núi Chúa trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa. Đối tượng tài nguyên quản lý bao gồm:
a) Hệ sinh thái rạn san hô.
b) Hệ sinh thái rong, cỏ biển.
c) Những loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cần được ưu tiên bảo vệ theo sách đỏ IUCN, Sách đỏ Việt Nam, Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ, Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16/07/2019 của Chính phủ, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ.
d) Ưu tiên bảo vệ những loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm đang bị đe dọa, phân bố trong Khu bảo tồn biển suy giảm do khai thác quá mức.
đ) Xây dựng và triển khai có hiệu quả đề án tổng thể phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; quy định về liên doanh, liên kết trong lĩnh vực du lịch sinh thái và các dịch vụ khác; xây dựng kế hoạch nuôi trồng, tái tạo và khai thác nguồn lợi thủy sản, xác định khu nuôi trồng, khai thác thủy sản cho người dân sinh sống trong và xung quanh khu bảo tồn biển theo Quyết định số 41/2021/QĐ- UBND ngày 20/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
1. Hệ sinh thái rạn san hô được duy trì ổn định (các chỉ số giám sát: độ phủ, mật độ cá rạn, mật độ động vật đáy), độ phủ rạn san hô ổn định và phát triển bền vững.
2. Hệ sinh thái rong, cỏ biển phục hồi, duy trì ổn định (chỉ số giám sát: diện tích, độ phủ, mật độ sinh vật, thành phần loài rong, cỏ biển).
3. Các bãi rùa sinh sản, rùa mẹ lên bãi đẻ trứng, rùa con nở được bảo vệ, cứu hộ đạt 100%; tiếp nhận, cứu hộ, chăm sóc, cứu chữa, tái thả về tự nhiên 100% các cá thể rùa, thú biển.
4. Những loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cần được ưu tiên bảo vệ theo sách đỏ IUCN, Sách đỏ Việt Nam được quản lý, bảo vệ, bảo tồn theo quy định.
5. Kiểm soát sự bùng phát các địch hại ăn san hô như: sao biển gai, ốc gai.
6. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ và khai thác bền vững những loài động vật, thực vật đặc hữu, bị đe dọa tuyệt chủng tại Khu bảo tồn biển.
7. Vận động 100% doanh nghiệp hoạt động du lịch trong khu vực Khu bảo tồn biển Vườn quốc gia Núi Chúa tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
8. Nâng cao năng lực công tác bảo tồn, truyền thông, giáo dục môi trường cho cán bộ, các bên liên quan và cộng đồng dân cư; phối hợp, thúc đẩy chính quyền địa phương, cộng đồng ngư dân trong vùng đệm tham gia bảo vệ tài nguyên.
9. Tạo điều kiện, gắn kết với các cơ sở giáo dục đào tạo, các viện nghiên cứu chuyên ngành, các tổ chức bảo tồn trong và ngoài nước đến nghiên cứu, học tập, truyền thông và chuyển giao khoa học công nghệ.
10. Thực hiện việc hỗ trợ chuyển đổi sinh kế, tạo thu nhập thay thế cho hộ dân bị ảnh hưởng bởi phân vùng chức năng Khu bảo tồn biển. Trong đó chú trọng phát triển các mô hình du lịch thân thiện với môi trường, khai thác các tiềm năng, lợi thế, cảnh quan; phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương, kết hợp cân bằng giữa bảo tồn đa dạng sinh học với sự thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở phát huy những kiến thức bản địa, kinh nghiệm của người dân.
11. Đến năm 2025, tổng số vụ vi phạm Quy chế quản lý Khu bảo tồn biển giảm 50% so với năm 2020.
1. Quy mô thực hiện: Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển được thực hiện trong vùng đệm và phạm vi Khu bảo tồn biển kéo dài từ Mũi Đá Vách ở phía Bắc xuống phía Bắc Hòn Chông ở phía Nam. Tổng diện tích khu bảo tồn biển 7.352 ha, bao gồm:
a) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 667 ha gồm 02 khu vực sau:
- Khu vực 1: Có diện tích 568 ha, kéo dài từ bãi Nhỏ cho đến lạch Nước Ngọt với chiều dài đường bờ là 6,8 km và chiều rộng 1,0 - 1,5 km từ mép nước đường bờ lúc triều cao ra đến độ sâu 30 m;
- Khu vực 2: Có diện tích 99 ha, kéo dài từ phía Nam Hòn Đeo đến Mũi Thị có đường bờ kéo dài khoảng 2,0 km và chiều rộng từ bờ ra đến độ sâu 20m là 0,5 - 0,7 km.
b) Phân khu phục hồi sinh thái: Phân khu phục hồi sinh thái có diện tích 656 ha, kéo dài từ Mũi Thị đến phía Bắc Hòn Chông với chiều dài đường bờ là 7,5 km và chiều rộng 0,7 km ở phía Bắc và 1,2 km ở phía Nam từ mép nước đường bờ lúc triều cao ra đến độ sâu 15 m.
c) Phân khu dịch vụ - hành chính: Phân khu dịch vụ - hành chính diện tích 6.029 ha, là vùng biển nằm ngoài các vùng bảo vệ nghiêm ngặt và phục hồi sinh thái nói trên, có phạm vi rộng nhất kéo dài từ Mũi Đá Vách xuống đến phía Bắc Hòn Chông, kể cả vùng nước nông gần bờ và thủy vực sâu trong toàn vùng biển đến độ sâu 30 - 50 m. Chiều dài đường bờ khoảng 32,5 km và chiều rộng theo phương thẳng gốc với bờ ra khơi là 1,9 km (Mũi Đá Vách); 4,2 km (bãi Nhỏ); 5,3 km (Hang Rái); 5,0 km (Mỹ Hòa); và 5,2 km (cảng cá Mỹ Tân).
d) Vùng đệm là vùng biển, ven biển bao quanh, tiếp giáp với ranh giới khu bảo tồn nhằm ngăn chặn, giảm nhẹ tác động gây hại từ bên ngoài đến khu bảo tồn biển.
a) Xây dựng, hoàn thiện khung thể chế:
- Xây dựng, ban hành các quy chế, quy định nhằm bảo vệ các đối tượng tài nguyên mục tiêu; các đối tượng quan trọng và cấp bách khác.
- Xây dựng, thực hiện các cam kết, thỏa thuận, hướng dẫn về bảo vệ tài nguyên và môi trường trong hoạt động du lịch, khai thác, sử dụng tài nguyên.
b) Hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực: Đào tạo, tập huấn cho các hoạt động bảo vệ, cứu hộ động, thực vật thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; phương pháp nghiên cứu, giám sát rạn san hô, rong, cỏ biển; cấy ghép san hô, trồng rừng ngập mặn; hướng dẫn kỹ năng lặn, ngắm xem san hô.
c) Hoạt động phục hồi, tái tạo rạn san hô, nguồn lợi thủy sản: Phục hồi rạn san hô bằng các phương pháp như: Tạo giá thể bằng khung sắt, đá chẻ, bê tông, composte,... tại những rạn san hô bị suy thoái, điểm du lịch xem san hô.
d) Hoạt động tuần tra, kiểm soát, thực thi pháp luật: Xây dựng kế hoạch, tiến hành phối hợp với cơ quan chức năng liên quan tuần tra, phát hiện và xử lý vi phạm trong Khu bảo tồn biển.
đ) Hoạt động cứu hộ động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm: Xử lý thông tin, vụ việc vi phạm, tiếp nhận, cứu hộ, cứu chữa, chăm sóc và tái thả về tự nhiên các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm như: rùa biển, thú biển,...
e) Hoạt động xây dựng mô hình tổ tình nguyện cộng đồng tham gia bảo vệ tài nguyên biển: Xây dựng, duy trì 03 tổ tình nguyện cộng đồng địa phương tham gia bảo vệ rùa biển, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rạn san hô. Thực hiện việc xã hội hóa, tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ khác cho các hoạt động truyền thông, giáo dục bảo tồn, quản lý rác thải, cứu hộ rùa biển từ các tổ chức, cá nhân tình nguyện trong nước và quốc tế.
g) Hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức: Xây dựng, thực hiện các kế hoạch truyền thông, tập huấn, tuyên truyền bảo vệ các đối tượng mục tiêu, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, cho những đối tượng: Đơn vị kinh doanh du lịch, du khách, cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh Khu bảo tồn biển.
h) Chương trình quan trắc, giám sát môi trường, đa dạng sinh học:
- Theo dõi, giám sát các loài nguy cấp và có giá trị sinh học như: Rùa biển, cá heo và các loài giáp xác, thân mềm, da gai, cá biển.
- Quan trắc chất lượng nước biển trong Khu bảo tồn biển.
- Quan trắc rạn san hô định kỳ.
- Quan trắc rong, cỏ biển định kỳ.
- Thực hiện giám sát đa dạng sinh học Khu bảo tồn biển định kỳ 5 năm/lần.
- Giám sát, tiêu diệt địch hại ăn san hô (sao biển gai; ốc gai; lưới ma trên rạn san hô); vệ sinh vùng ven bờ, rạn san hô, thảm cỏ biển.
- Thực hiện chương trình giám sát rác thải nhựa trong Khu bảo tồn biển.
i) Chương trình nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ:
- Nghiên cứu, ứng dụng, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước các lĩnh vực bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, tái tạo nguồn lợi; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường sinh thái, các đặc tính sinh học của các đối tượng cần bảo vệ, nhằm đề ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ.
- Điều tra, sưu tầm, chế tác, bảo quản, trưng bày tiêu bản/mẫu vật các loài động vật, thực vật trong Khu bảo tồn biển phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục bảo tồn.
k) Chương trình hỗ trợ, phát triển sinh kế cộng đồng:
- Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng (Homestay); mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững, đào tạo nghề để chuyển đổi sinh kế cho cộng đồng cư dân vùng đệm; phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương, kết hợp cân bằng giữa bảo tồn đa dạng sinh học với sự thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở phát huy những kiến thức bản địa, kinh nghiệm của người dân.
- Triển khai chương trình nói không với túi nilon, nhựa, ống hút dùng một lần bằng cách thay thế các sản phẩm sinh học thân thiện với môi trường.
a) Căn cứ Luật Thủy sản 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản; Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 01/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành về một số giải pháp cấp bách nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý Khu bảo tồn biển Việt Nam; Quyết định số 41/2021/QĐ-UBND ngày 20/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Quy chế quản lý Khu bảo tồn biển Vườn quốc gia Núi Chúa và các quy định khác có liên quan để đề xuất tham mưu xây dựng, ban hành các quy chế, quy định nhằm bảo vệ các đối tượng tài nguyên mục tiêu; các đối tượng quan trọng và cấp bách; các cam kết, thỏa thuận, hướng dẫn về bảo vệ tài nguyên và môi trường trong hoạt động du lịch, khai thác, sử dụng tài nguyên.
b) Hợp tác, liên kết, tìm kiếm các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, trường đại học, viện nghiên cứu thực hiện việc đào tạo, đào tạo lại, tập huấn kiến thức, kỹ năng cho công chức, viên chức, lực lượng phối hợp tham gia; trao đổi, học tập kinh nghiệm với các tổ chức bảo tồn thiên nhiên trong và ngoài nước.
c) Phục hồi, tái tạo rạn san hô và nguồn lợi sinh vật: Khảo sát, đánh giá rạn san hô và nguồn lợi sinh vật những khu vực bị suy thoái, điểm du lịch, lựa chọn các phương pháp, sử dụng các vật liệu giá thể phù hợp để cấy, ghép phục hồi rạn san hô và nguồn lợi sinh vật như thả bổ sung các loài ốc, cá; đề xuất phục hồi một số loài động thực vật nguy cấp, quý hiếm, có giá trị kinh tế cao; bảo vệ bãi đẻ các loài hải sản chủ yếu như cá giò, cá dìa, mực lá...;.
d) Thành lập và duy trì các tổ tuần tra hoạt động cả trên bờ và trong vùng biển Khu bảo tồn biển; tăng cường nắm bắt thông tin địa bàn, tổ chức phối hợp xử lý triệt để các hành vi vi phạm, các điểm nóng về khai thác, đánh bắt, sử dụng tài nguyên trái phép, thiếu bền vững.
đ) Tổ chức giám sát, thực thi pháp luật; xử lý, tiếp nhận, cứu hộ, chữa trị, phục hồi chức năng các cá thể sinh vật bị nuôi nhốt, đánh bắt, đảm bảo đủ điều kiện, sinh vật tự sinh sống được trước khi tái thả ra môi trường tự nhiên; trao đổi thông tin, học tập nâng cao năng lực cứu hộ rùa, thú biển, lồng ghép các hoạt động nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng, du khách.
e) Tổ chức hoạt động cho 03 tổ tình nguyện, với 22 thành viên tại các trạm bảo tồn Bãi Thịt, Bãi Ngang, Mỹ Hòa, thuộc xã Vĩnh Hải thực hiện nhiệm vụ trực bảo vệ, cứu hộ, tuyên truyền, hướng dẫn du khách nhằm quản lý phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, bảo tồn loài.
g) Hàng năm xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông gồm các hoạt động: Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền bảo vệ tài nguyên, môi trường, tập trung vào các đối tượng kinh doanh du lịch, du khách, cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh khu bảo tồn biển; thiết kế, in ấn phát hành các ấn phẩm truyền thông, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, quy chế quản lý phát thanh, trên truyền hình, Website….
h) Tìm kiếm nguồn tài trợ từ các tổ chức trong nước và quốc tế để phục hồi rạn san hô bị suy thoái; phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu, ứng dụng, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, hợp tác bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, tái tạo nguồn lợi; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý; thực hiện các hoạt động nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường sinh thái, các đặc tính sinh học của các đối tượng cần bảo vệ phục vụ công tác quản lý đạt hiệu quả.
i) Theo dõi các loài nguy cấp và có giá trị sinh học như rùa biển, cá heo, các loài giáp xác, thân mềm, da gai, cá rạn có giá trị kinh tế; quan trắc chất lượng nước biển; thực hiện giám sát đa dạng sinh học Khu bảo tồn biển định kỳ 5 năm/lần; tổ chức theo dõi, giám sát, tiêu diệt địch hại ăn san hô; vệ sinh môi trường vùng ven bờ biển, rạn san hô, cỏ biển;
k) Lồng ghép các chương trình, dự án phát triển của đơn vị, địa phương, đồng thời tìm kiếm các nguồn lực tài trợ từ các tổ chức, cá nhân để xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, mô hình nuôi trồng thủy sản, đào tạo nghề chuyển đổi sinh kế cho cộng đồng cư dân vùng đệm, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương, kết hợp cân bằng giữa bảo tồn đa dạng sinh học với sự thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở phát huy những kiến thức bản địa, kinh nghiệm của người dân; đảm bảo và duy trì chức năng, vai trò của vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa tỉnh Ninh Thuận.
IV. KINH PHÍ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện:
a) Ngân sách Tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí đối với hoạt động quản lý Khu bảo tồn biển Vườn quốc gia Núi Chúa giai đoạn 2021-2025 trong khả năng cân đối Ngân sách địa phương.
b) Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa cân đối, sử dụng nguồn thu sự nghiệp, nguồn xã hội hóa và các nguồn huy động hợp pháp khác để thực hiện, bảo đảm kinh phí thực hiện nhiệm vụ quản lý Khu bảo tồn biển Vườn quốc gia Núi Chúa.
c) Tổng kinh phí thực hiện: 3.364.933.000 đồng; trong đó:
- Năm 2021: 360.000.000.
- Năm 2022: 736.732.000.
- Năm 2023: 740.421.000.
- Năm 2024: 740.421.000.
- Năm 2025: 787.359.000.
2. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2021-2025.
1. Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa:
a) Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý khu bảo tồn biển định kỳ hằng năm, 05 năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm, phòng trừ dịch bệnh; ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong khu bảo tồn biển; quản lý, bảo vệ khu bảo tồn biển theo Quy chế quản lý Khu bảo tồn biển và quy định của pháp luật liên quan.
b) Quyết định, hình thức, nội dung và thành phần cộng đồng dân cư tham gia trong các hoạt động bảo tồn biển; khuyến khích, tạo điều kiện để cộng đồng dân cư địa phương tham gia vào quá trình lập kế hoạch, thực hiện Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển, trong đó có hoạt động tuần tra, kiểm soát, thực thi pháp luật, cứu hộ bảo vệ bảo tồn rùa biển, rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn.
c) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sống của loài thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh khu bảo tồn biển.
d) Tổ chức, phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong khu bảo tồn biển.
đ) Xây dựng ban hành hướng dẫn, quy định đối với phương tiện và hoạt động trong khu bảo tồn biển.
e) Lắp đặt, thả phao đánh dấu ranh giới khu bảo tồn biển; diện tích, vị trí các phân khu chức năng và lắp đặt phao cho tàu du lịch buộc neo.
g) Phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân liên quan hỗ trợ triển khai hoạt động sinh kế cho cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh khu bảo tồn biển.
h) Tổ chức và phối hợp các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học, phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh và hệ sinh thái tự nhiên trên biển trong khu bảo tồn biển; cứu hộ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật; quan trắc, thu thập thông tin, số liệu, cập nhật cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học, chất lượng môi trường nước; giám sát hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo và dự án các bên liên quan thực hiện trong khu bảo tồn biển.
i) Kinh doanh, liên doanh, liên kết trong lĩnh vực du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh, hệ sinh thái tự nhiên trên biển và các hoạt động dịch vụ khác trong khu bảo tồn biển theo quy định của pháp luật. Thu phí, lệ phí theo quy định đối với hoạt động trong khu bảo tồn biển;
k) Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Tổng cục Thủy sản) về công tác quản lý Khu bảo tồn biển định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản tại khu bảo tồn biển theo quy định của pháp luật hiện hành. Chỉ đạo các đơn vị, phòng trực thuộc tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; thường xuyên phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản trong khu bảo tồn biển theo quy định của pháp luật; đồng thời phối hợp thực hiện các dự án phục hồi hệ sinh thái, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, các đề tài, các mô hình khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản có hiệu quả tại các khu vực đã quy định, tái tạo nguồn lợi thủy sản trong và xung quanh Khu bảo tồn biển.
3. Sở Khoa học và Công nghệ: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ưu tiên phê duyệt thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về phục hồi, bảo vệ đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn biển, góp phần chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của cộng đồng cư dân trong khu bảo tồn biển.
4. Sở Tài nguyện và Môi trường: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện Ninh Hải, Ban Quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, chương trình, đề án, dự án về tài nguyên thiên nhiên và môi trường sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật và nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên thiên nhiên và môi trường khu bảo tồn biển; phối hợp với Ban Quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa và các cơ quan liên quan định kỳ quan trắc, đánh giá diễn biến môi trường khu bảo tồn biển. Tổ chức thực hiện chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ tại các vùng ven biển và vùng lân cận của Khu bảo tồn biển nhằm tạo sự hỗ trợ từ bên ngoài cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của khu bảo tồn biển.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Phối hợp với Ban Quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa và chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức nâng cao nhận thức về bảo tồn biển cho các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh du lịch và du khách chấp hành đúng các quy định khi tham quan và tổ chức các hoạt động du lịch; thực hiện các chương trình đào tạo nghề phục vụ du lịch nhằm từng bước chuyển đổi nghề hợp lý cho cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh Khu bảo tồn biển.
6. Sở Tài chính: Phối hợp với Ban Quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa và các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển Vườn quốc gia Núi Chúa giai đoạn 2021-2025 trong khả năng cân đối ngân sách địa phương và theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Hướng dẫn Ban Quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa lập kế hoạch, dự án đầu tư phát triển và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn để triển khai hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trong khu bảo tồn biển theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công.
8. Sở Xây dựng: Hướng dẫn, kiểm tra Ban Quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa trong việc lập và quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng theo phân cấp và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh và các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng trong Khu bảo tồn biển.
9. Công an tỉnh: Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương có liên quan phối hợp với Ban Quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa thực hiện công tác đảm bảo về an ninh, trật tự trên biển, trên đảo, ven biển và các vùng nước trong khu bảo tồn biển. Phối hợp với địa phương và các cơ quan liên quan quản lý việc thực hiện các quy định hiện hành về biên giới, hải đảo và các quy định khác có liên quan; phối hợp các ngành chức năng và Ban Quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.
10. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Chủ trì phối hợp với các lực lượng, cơ quan chức năng bảo đảm an ninh trật tự trên khu vực biên giới biển của tỉnh và các vùng nước trong Khu bảo tồn biển. Quản lý hoạt động của người và phương tiện trong khu bảo tồn biển theo Nghị định 71/2015/NĐ-CP ngày 03/9/2015 của Chính phủ và Nghị định 132/2015/NĐ-CP ngày 25/12/2015, phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương duy trì thực hiện các quy định của pháp luật và các quy định có liên quan ở khu bảo tồn biển; phối hợp với Ban Quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong khu bảo tồn biển theo thẩm quyền.
11. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh: Phối hợp thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên biển, đảo và các vùng nước trong khu bảo tồn biển. Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan duy trì thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh, quốc phòng, biên giới biển; hỗ trợ Ban Quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền.
12. Ủy ban nhân dân huyện Ninh Hải: Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến nội dung của Quy chế khu bảo tồn biển, các quy định của pháp luật về thủy sản và các quy định của pháp luật có liên quan để người dân biết, hiểu, nhận thức và chấp hành đúng quy định; đồng thời chỉ đạo hỗ trợ, phối hợp với Ban Quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa tổ chức quản lý và khai thác có hiệu quả Khu bảo tồn biển.
13. Báo Ninh Thuận, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: Chủ động tuyên truyền, tăng thời lượng phát sóng nhằm tuyên truyền sâu rộng về Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển Vườn quốc gia Núi Chúa giai đoạn 2021-2025.
14. Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương: Khuyến khích, tạo điều kiện để cộng đồng dân cư địa phương tham gia vào quá trình lập, thực hiện kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển, trong đó có hoạt động tuần tra, giám sát, bảo vệ. Ban Quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa thống nhất với Ủy ban nhân dân các xã trong Khu bảo tồn quyết định hình thức, nội dung và thành phần cộng đồng dân cư tham gia trong các hoạt động bảo tồn biển.
15. Các tổ chức trong và ngoài tỉnh liên quan đến Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển Vườn quốc gia Núi Chúa giai đoạn 2021-2025: Phối hợp với Ban Quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa và các đơn vị liên quan thực hiện Kế hoạch này, chủ động đề xuất các hoạt động, dự án bảo tồn biển, hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật cho các hoạt động Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển Vườn quốc gia Núi Chúa giai đoạn 2021-2025.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có những khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị báo cáo, đề xuất gửi Ban Quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa tổng hợp, báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây