622378

Quyết định 816/QĐ-BXD năm 2024 công bố Suất vốn đầu tư xây dựng và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2023 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

622378
LawNet .vn

Quyết định 816/QĐ-BXD năm 2024 công bố Suất vốn đầu tư xây dựng và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2023 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

Số hiệu: 816/QĐ-BXD Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Xây dựng Người ký: Bùi Xuân Dũng
Ngày ban hành: 22/08/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 816/QĐ-BXD
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Xây dựng
Người ký: Bùi Xuân Dũng
Ngày ban hành: 22/08/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ XÂY DỰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 816/QĐ-BXD

Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

CÔNG BỐ SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ GIÁ XÂY DỰNG TỔNG HỢP BỘ PHẬN KẾT CẤU CÔNG TRÌNH NĂM 2023

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

Căn cứ Nghị định số 52/2022/NĐ-CP ngày 08/8/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế xây dựng và Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2023 kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý đầu tư xây dựng công trình sử dụng suất vốn đầu tư và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình làm cơ sở để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
-
Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng
Chính phủ;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Các Bộ
, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc CP;
- UBND các
tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
-
Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các S
Xây dựng, các Sở có công trình xây dựng chuyên ngành;
- Website của Bộ X
ây dựng:
- Các Cục
, Vụ thuộc BXD;
- Lưu: VT
, Cục KTXD, Viện KTXD

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Xuân Dũng

 

SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ GIÁ XÂY DỰNG TỔNG HỢP BỘ PHẬN KẾT CẤU CÔNG TRÌNH NĂM 2023

(Kèm theo Quyết định số 816/QĐ-BXD ngày 22/8/2024 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

PHẦN 1: THUYẾT MINH VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

I. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình

1. Thuyết minh chung

1.1 Suất vốn đầu tư xây dựng là mức chi phí cần thiết cho một đơn vị tính theo diện tích, thể tích, chiều dài hoặc công suất hoặc năng lực phục vụ của công trình theo thiết kế.

Công suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế của công trình là khả năng sản xuất hoặc khai thác sử dụng công trình theo thiết kế được xác định bằng đơn vị đo phù hợp.

Suất vốn đầu tư được công bố bình quân cho cả nước. Khi áp dụng suất vốn đầu tư cho công trình thuộc vùng được quy định dưới đây thì sử dụng hệ số điều chỉnh cho vùng công bố tại phần 4 Quyết định này. Các vùng được công bố hệ số điều chỉnh bao gồm:

Vùng 1 bao gồm các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang,

Vùng 2 bao gồm các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, thành phố Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.

Vùng 3 bao gồm các tỉnh, thành phố: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Vùng 4 bao gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng.

Vùng 5 bao gồm các tỉnh: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu.

Vùng 6 bao gồm các tỉnh, thành phố: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, thành phố Cần Thơ.

Vùng 7: Thành phố Hà Nội

Vùng 8: Thành phố Hồ Chí Minh

1.2 Mục đích sử dụng

Suất vốn đầu tư công bố tại Quyết định này là một trong những cơ sở tham khảo, sử dụng vào việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng, xác định quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn chuẩn bị dự án đối với một số công trình, dự án đầu tư xây dựng phổ biến.

1.3. Việc công bố suất vốn đầu tư được thực hiện trên cơ sở

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, ngày 18/06/2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25/8/2021 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ;

- Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 13/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình;

- Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam và tiêu chuẩn ngành có liên quan;

1.4. Sut vốn đầu tư được xác định cho công trình xây dựng mới, có tính chất phổ biến, với mức độ kỹ thuật công nghệ thi công trung bình tiên tiến.

Suất vốn đầu tư công b kèm theo Quyết định này được tính toán tại mặt bằng giá Quý IV năm 2023. Đối với các công trình có sử dụng ngoại tệ là USD thì phần chi phí ngoại tệ được tính đổi về đồng Việt Nam theo tỷ giá trung bình quý IV/2023 là 1 USD = 24.378 VNĐ theo công bố tỷ giá ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

2. Nội dung của suất vốn đầu tư

Suất vốn đầu tư xây dựng gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; một số khoản mục chi phí khác theo quy định. Thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%.

Suất vốn đầu tư xây dựng chưa bao gồm chi phí dự phòng và chi phí thực hiện một số loại công việc theo yêu cầu riêng của dự án, công trình cụ thể như:

- Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định pháp luật được tính trong sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư;

- Lãi vay trong thời gian thực hiện đầu tư xây dựng (đối với các dự án có sử dụng vốn vay);

- Vốn lưu động ban đầu (đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh);

- Một số chi phí có tính chất riêng biệt theo từng dự án như: đánh giá tác động môi trường và xử lý các tác động của dự án đến môi trường; đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình; chi phí kiểm định chất lượng công trình; gia cố đặc biệt về nền móng công trình; chi phí thuê tư vấn nước ngoài; các chi phí có tính chất riêng biệt khác.

3. Hướng dẫn sử dụng

3.1. Khi sử dụng suất vốn đầu tư được công bố cần căn cứ vào loại cấp công trình, thời điểm lập sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư, khu vực đầu tư xây dựng công trình, các hướng dẫn cụ thể và các chi phí khác phù hợp yêu cầu cụ thể của dự án để bổ sung, điều chỉnh, quy đổi lại sử dụng cho phù hợp như:

3.1.1. Bổ sung các chi phí cần thiết theo yêu cầu riêng của dự án/công trình. Việc xác định các chi phí bổ sung này được thực hiện theo các quy định, hướng dẫn hiện hành phù hợp với thời điểm xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư xây dựng công trình.

3.1.2. Điều chỉnh, quy đổi suất vốn đầu tư trong một số trường hợp như:

- Quy mô năng lực sản xuất hoặc phục vụ của công trình khác với quy mô năng lực sản xuất hoặc phục vụ của công trình đại diện nêu trong danh mục được công bố.

- Có sự khác nhau về đơn vị đo năng lực sản xuất hoặc phục vụ của công trình với đơn vị đo sử dụng trong danh mục được công bố.

- Sử dụng chỉ tiêu suất vốn đầu tư để xác định tổng mức đầu tư cho các công trình mở rộng, nâng cấp cải tạo hoặc công trình có yêu cầu đặc biệt về công nghệ.

- Có những yếu tố đặc biệt về địa điểm xây dựng, địa chất nền móng công trình và yếu tố đặc biệt khác được thuyết minh chưa có trong suất vốn đầu tư công bố, ví dụ như: Những công trình xây dựng có đường kết nối, cầu kết nối, kè mương...; Những công trình xây dựng ở những khu vực phải xử lý mặt bằng như ở vùng đồi, núi phải san lấp mặt bằng; ở vùng đầm lầy, trũng, ao hồ... phải tôn nền; Những công trình xây dựng ở vùng dân cư thưa thớt, nằm sâu trong rừng núi, vùng ngập nước, xa trung tâm kinh tế, văn hóa, giao thông không thuận tiện, đi lại khó khăn, kinh tế lạc hậu, kém phát triển; Những khu vực có nền địa chất khác thường với nền địa chất phổ biến của cả khu vực (như có túi bùn lớn, hang caster, cát chảy, có những tầng đá cứng nằm lưng chừng của nền móng công trình...).

- Dự án đầu tư công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có những nội dung chi phí được quy định khác với những nội dung chi phí nêu trong công bố.

- Mặt bằng giá xây dựng ở thời điểm xác định chi phí đầu tư xây dựng có sự khác biệt so với mặt bằng tính toán suất vốn đầu tư.

3.1.3. Điều chỉnh, quy đổi suất vốn đầu tư đã công bố về thời điểm, địa điểm tính toán

- Điều chỉnh, quy đổi suất vốn đầu tư đã được công bố về thời điểm tính toán có thể sử dụng chỉ số giá xây dựng được công bố theo quy định.

- Điều chỉnh, quy đổi suất vốn đầu tư về địa điểm tính toán được xác định theo hệ số vùng hoặc bằng kinh nghiệm/phương pháp chuyên gia trên cơ sở phân tích, đánh giá so sánh các yếu tố về địa chất, địa hình, thủy văn, mặt bằng giá vùng/khu vực.

3.1.4. Việc điều chỉnh, quy đổi suất vốn đầu tư xây dựng công trình được công bố khi áp dụng cho công trình cụ thể được thực hiện theo công thức sau:

Trong đó:

S: suất vốn đầu tư sau điều chỉnh;

S0: suất vốn đầu tư do Bộ Xây dựng đã công bố;

Ktg: hệ s quy đổi suất vốn đầu tư đã được công bố về thời điểm tính toán. Hệ số Ktg được xác định bằng chỉ số giá xây dựng;

Kkv: hệ số quy đổi suất vốn đầu tư đã được công b về địa điểm tính toán. Hệ số Kkv cho các vùng được công bố ở Phần 4 của Quyết định này;

STi: Các chi phí bổ sung được phân bổ đối với các khoản mục chi phí cần thiết theo quy định nhưng chưa được tính đến trong suất vốn đầu tư hiện hành hoặc các chi phí giảm trừ được phân bổ đối với các khoản mục chi phí theo quy định không còn phù hợp trong suất vốn đầu tư hiện hành. STi được tính trên 1 đơn vị diện tích hoặc công suất năng lực phục vụ phù hợp với đơn vị tính của suất vốn đầu tư S0; Chi phí này được xác định trên cơ sở dữ liệu của công trình cụ thể hoặc tham khảo chi phí của các công trình tương tự đã thực hiện;

n: S lượng các khoản mục chi phí bổ sung;

i: Thứ tự các khoản mục chi phí bổ sung.

3.1.5. Việc điều chỉnh, quy đổi suất chi phí xây dựng được công b khi áp dụng cho công trình cụ thể thực hiện tương tự như điều chỉnh, quy đổi suất vốn đầu tư. Hệ số điều chỉnh cho các vùng của suất chi phí xây dựng công bố ở Phần 4 của Quyết định này.

3.2. Xác định chỉ tiêu suất vốn đầu tư

Trường hợp cần thiết phải xác định suất vốn đầu tư, các cơ quan, tổ chức, cá nhân căn cứ phương pháp xác định suất vốn đầu tư xây dựng công trình tại hướng dẫn của Bộ Xây dựng để tính toán, điều chỉnh cho phù hợp với dự án.

II Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình

1 Thuyết minh chung

1.1. Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình (viết tắt là giá bộ phận kết cấu) bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình xây dựng.

1.2. Giá bộ phận kết cấu công bố tại Quyết định này là một trong những cơ sở để xác định chi phí xây dựng trong sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng công trình, quản lý và kiểm soát chi phí xây dựng công trình.

1.3. Giá bộ phận kết cấu được tính toán theo mục 1.3, 1.4 phần I

1.4. Giá bộ phận kết cấu được công b bình quân cho cả nước, khi áp dụng cho từng vùng thì sử dụng hệ số điều chỉnh vùng cho suất chi phí xây dựng được công bố Phần 4 Quyết định này. (Chi tiết các tỉnh, thành phố tại các vùng theo mục 1.1 phần 1)

2. Nội dung của giá bộ phận kết cấu bao gồm

Giá bộ phận kết cấu bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng.

3. Hướng dẫn sử dụng

3.1. Khi sử dụng giá bộ phận kết cấu để xác định tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng công trình thì cần bổ sung các khoản mục chi phí thuộc tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng công trình chưa được tính toán trong giá bộ phận kết cấu.

3.2. Việc điều chỉnh, quy đổi giá bộ phận kết cấu

- Điều chỉnh, quy đổi giá bộ phận kết cấu về thời điểm tính toán khác với thời điểm tính toán giá bộ phận kết cấu được công bố có thể sử dụng chỉ số giá phần xây dựng được công bố theo quy định.

- Điều chỉnh, quy đổi giá bộ phận kết cấu về địa điểm tính toán được xác định bằng kinh nghiệm/ phương pháp chuyên gia trên cơ sở phân tích, so sánh, đánh giá các yếu tố về địa chất, địa hình, thủy văn, mặt bằng giá vùng/ khu vực. Hệ số điều chỉnh vùng của giá bộ phận kết cấu sử dụng hệ số điều chỉnh cho suất chi phí xây dựng được công bố tại Phần 4 Quyết định này.

- Việc thực hiện điều chỉnh, quy đổi giá bộ phận kết cấu được thực hiện tương tự như suất vốn đầu tư tại công thức điểm 3.1.4 Mục I.

3.3. Xác định giá bộ phận kết cấu

Trường hợp giá bộ phận kết cấu được công bố không có hoặc công bố nhưng không phù hợp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân tính toán theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

III. Kết cấu và nội dung

Tập suất vốn đầu tư xây dựng và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2023 được kết cấu thành 4 phần và mã hóa các chỉ tiêu bằng số hiệu thống nhất như sau:

Phần 1: Thuyết minh chung và hướng dẫn sử dụng

phần này giới thiệu các khái niệm, cơ sở tính toán, phạm vi sử dụng; các khoản mục chi phí theo quy định được tính và chưa được tính trong suất vốn đầu tư và giá bộ phận kết cấu.

Phần 2: Suất vốn đầu tư xây dựng công trình

Gồm hệ thống các chỉ tiêu suất vốn đầu tư xây dựng công trình, thuyết minh về quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng và các nội dung chi phí của các chỉ tiêu suất vốn đầu tư.

Phần 3: Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình

Gồm hệ thống các chỉ tiêu giá bộ phận kết cấu đối với một số loại công trình, thuyết minh về quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng và các chỉ dẫn kỹ thuật cần thiết.

Số hiệu chỉ tiêu suất đầu tư xây dựng và giá bộ phận kết cấu được mã hóa gồm 8 số (00000.000), trong đó: Số hiệu thứ nhất thể hiện loại chỉ tiêu (1: suất vốn đầu tư; 2: giá bộ phận kết cấu); số hiệu thứ hai thể hiện loại công trình (1: công trình dân dụng; 2: công trình công nghiệp; 3: công trình hạ tầng kỹ thuật; 4: công trình giao thông; 5: công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn); 3 số hiệu tiếp theo thể hiện nhóm công trình trong 5 loại công trình; 2 số hiệu tiếp theo thể hiện chỉ tiêu cụ thể đối với công trình công bố; số hiệu cuối cùng thể hiện chỉ tiêu (0: suất vốn đầu tư; 1: suất chi phí xây dựng; 2: suất chi phí thiết bị).

Phần 4: Hệ số điều chỉnh vùng khi áp dụng Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và g xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình

 

PHẦN 2: SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

CHƯƠNG I: SUẤT VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG

1. CÔNG TRÌNH NHÀ Ở

1.1. Công trình nhà chung cư

a. Thuyết minh

- Nhà chung cư là nhà ở có từ 02 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho gia đình, cá nhân, tổ chức. Nhà chung cư bao gồm: nhà ở thương mại, nhà ở công vụ, nhà ở phục vụ tái định cư, nhà ở xã hội,... theo quy định của Luật Nhà ở.

- Sut vốn đầu tư xây dựng công trình nhà chung cư được tính toán theo các yêu cầu và quy định về giải pháp kiến trúc, kết cấu, điện, phòng cháy chữa cháy... theo quy định của tiêu chun thiết kế TCVN 4451:2012 “Nhà ở - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế”, Quy chuẩn QCVN 04.2021/BXD về Nhà chung cư, Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 về Phương tiện PCCC cho nhà và công trình và các quy định khác có liên quan.

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà chung cư bao gồm các chi phí cần thiết để xây dựng công trình nhà chung cư tính trên 1m2 diện tích sàn xây dựng.

- Phần xây dựng bao gồm chi phí phần ngầm công trình, kết cấu phần thân, phần kiến trúc, hoàn thiện, hệ thống kỹ thuật (điện, nước, thông gió, báo cháy, chữa cháy).

- Phần chi phí thiết bị đã bao gồm các chi phí mua sắm, lắp đặt thang máy, trạm biến áp và các thiết bị phục vụ vận hành, máy bơm cấp nước, phòng cháy chữa cháy.

- Đặc điểm một số loại vật liệu, trang thiết bị sử dụng chủ yếu: gạch xây tường sử dụng gạch không nung; vật liệu hoàn thiện, trang thiết bị vệ sinh sử dụng loại có chất lượng tốt; ca thông phòng sử dụng ca gỗ công nghiệp, ca kỹ thuật sử dụng ca thép công nghiệp; đường ống, hệ thống trang thiết bị điện, thông tin liên lạc, truyền hình, internet, phòng cháy chữa cháy sử dụng vật tư thiết bị có chất lượng tốt.

- Sut vốn đầu tư xây dựng công trình nhà chung cư chưa bao gồm chi phí xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình, chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị điều hòa không khí trong các căn hộ, thiết bị nội thất đồ rời, hệ thống kỹ thuật tiên tiến như hệ thống điều hòa không khí trung tâm, hệ thống BMS,...

- Suất vốn đầu tư công trình ở Bảng 1 tính cho công trình nhà chung cư. Suất vốn đầu tư nhà chung cư có tầng hầm được xác định với chức năng tầng hầm sử dụng làm khu đỗ xe

- Suất vốn đầu tư công trình ở Bảng 1 tính cho công trình nhà chung cư có diện tích xây dựng tầng hầm tương đương với diện tích xây dựng tầng nổi. Trường hợp xây dựng tầng hầm có diện tích xây dựng lớn hơn diện tích xây dựng tầng nổi thì suất vốn đầu tư xây dựng tầng hầm của phần mở rộng được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

: Suất vốn đầu tư tầng hầm mở rộng;

N: Diện tích sàn xây dựng công trình (trừ phần diện tích tầng hầm phần mở rộng; bao gồm cả các tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng kỹ thuật, tầng áp mái, tầng mái tum (nếu có));

S: Suất vốn đầu tư xây dựng công trình có hầm đã được công bố;

Nnoi: Diện tích sàn xây dựng tầng nổi;

Snoi : Suất vốn đu tư xây dựng công trình không có hầm đã được công bố;

: Diện tích sàn xây dựng tầng hầm trong diện tích xây dựng tầng nổi.

Kdc: Hệ số điều chỉnh tương ng. Kdc được xác định theo bảng sau:

Tỷ lệ giữa diện tích xây dựng tầng hầm và diện tích xây dựng phần nổi (Nxd hầm/Nxd nổi)

Hệ số điều chỉnh (Kdc)

Từ > 1 đến 2,0

Từ <1- 0,92

Từ > 2,0 đến 3,5

Từ <0,92- 0,85

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 1. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà chung cư

Đơn vị tính: 1.000 đ/m2 sàn

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết b

 

 

0

1

2

11110.01

Số tầng 5 không có tầng hầm

7.780

6.614

373

 

Có 1 tầng hầm

9.095

7.732

436

 

Có 2 tầng hầm

10.261

8.723

492

 

Có 3 tầng hầm

11.469

9.752

550

 

Có 4 tầng hầm

12.667

10.769

607

 

Có 5 tầng hầm

13.856

11.779

664

11110.02

5 < số tầng 7 không có tầng hầm

10.023

7.879

671

 

Có 1 tầng hầm

10.720

8.426

719

 

Có 2 tầng hầm

11.438

8.992

767

 

Có 3 tầng hầm

12.278

9.652

822

 

Có 4 tầng hầm

13.176

10.357

882

 

Có 5 tầng hầm

14.114

11.095

946

11110.03

7 < số tầng 10 không có tầng hầm

10.326

8.246

704

 

Có 1 tầng hầm

10.806

8.628

736

 

Có 2 tầng hầm

11.339

9.053

772

 

Có 3 tầng hầm

11.993

9.576

817

 

Có 4 tầng hầm

12.719

10.156

866

 

Có 5 tầng hầm

13.501

10.780

920

11110.04

10 < số tầng 15 không có tầng hầm

10.817

8.815

704

 

Có 1 tầng hầm

11.126

9.067

724

 

Có 2 tầng hầm

11.494

9.367

747

 

Có 3 tầng hầm

11.971

9.755

779

 

Có 4 tầng hầm

12.519

10.203

814

 

Có 5 tầng hầm

13.130

10.699

853

11110.05

15 < số tầng 20 không tầng hầm

12.050

9.283

960

 

Có 1 tầng hầm

12.225

9.417

973

 

Có 2 tầng hầm

12.458

9.597

992

 

Có 3 tầng hầm

12.786

9.849

1.017

 

Có 4 tầng hầm

13.183

10.155

1.049

 

Có 5 tầng hầm

13.641

10.508

1.086

11110.07

20 < số tầng 24 không có tầng hầm

13.407

10.345

1.268

 

Có 1 tầng hầm

13.509

10.423

1.278

 

Có 2 tầng hầm

13.664

10.543

1.293

 

Có 3 tầng hầm

13.909

10.732

1.316

 

Có 4 tầng hầm

14.220

10.972

1.345

 

Có 5 tầng hầm

14.590

11.259

1.380

11110.08

24 < số tầng 30 không có tầng hầm

14.077

10.864

1.332

 

Có 1 tầng hầm

14.136

10.910

1.338

 

Có 2 tầng hầm

14.243

10.992

1.348

 

Có 3 tầng hầm

14.426

11.134

1.365

 

Có 4 tầng hầm

14.667

11.319

1.388

 

Có 5 tầng hầm

14.962

11.546

1.416

11110.09

30 < số tầng 35 không có tầng hầm

15.372

11.699

1.577

 

Có 1 tầng hầm

15.412

11.729

1.582

 

Có 2 tầng hầm

15.496

11.793

1.590

 

Có 3 tầng hầm

15.652

11.911

1.606

 

Có 4 tầng hầm

15.863

12.072

1.628

 

Có 5 tầng hầm

16.124

12.271

1.655

11110.10

35 < số tầng 40 không có tầng hầm

16.507

12.470

1.769

 

Có 1 tầng hầm

16.532

12.489

1.772

 

Có 2 tầng hầm

16.597

12.538

1.779

 

Có 3 tầng hầm

16.731

12.639

1.794

 

Có 4 tầng hầm

16.916

12.779

1.813

 

Có 5 tầng hầm

17.151

12.956

1.839

11110.11

40 < số tầng 45 không có tầng hầm

17.641

13.241

1.961

 

Có 1 tầng hầm

17.660

13.255

1.963

 

Có 2 tầng hầm

17.718

13.299

1.969

 

Có 3 tầng hầm

17.839

13.389

1.983

 

Có 4 tầng hầm

18.010

13.519

2.003

 

Có 5 tầng hầm

18.229

13.683

2.026

11110.12

45 < số tầng 50 không có tầng hầm

18.776

14.013

2.152

 

Có 1 tầng hầm

18.786

14.020

2.154

 

Có 2 tầng hầm

18.834

14.056

2.160

 

Có 3 tầng hầm

18.941

14.136

2.172

 

Có 4 tầng hầm

19.097

14.253

2.190

 

Có 5 tầng hầm

19.300

14.404

2.214

Ghi chú:

Tỷ trọng của các phần chi phí trong suất vốn đầu tư công trình xây dựng nhà chung cư như sau:

- Tỷ trọng chi phí phần ngầm công trình: 15 - 30%

- Tỷ trọng chi phí phần kết cấu thân công trình: 30 - 40%

- Tỷ trọng chi phí phần kiến trúc, hoàn thiện, hệ thống kỹ thuật trong CT: 55 - 30%

 

1.2. Công trình nhà ở riêng lẻ

a. Thuyết minh

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà ở được tính toán theo các yêu cầu và quy định về giải pháp kiến trúc, kết cấu, điện, phòng cháy chữa cháy... quy định trong tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4451:2012 Nhà ở - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế”, TCVN 9411:2012 “Nhà ở liền kề - Tiêu chuẩn thiết kế, Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 về Phương tiện PCCC cho nhà và công trình và các quy định khác có liên quan.

- Suất vốn đầu tư công trình ở Bảng 2 tính cho công trình nhà ở riêng lẻ trong trường hợp có xây dựng tầng hầm được xác định cho tầng hầm sử dụng làm khu đỗ xe và diện tích xây dựng tầng hầm tương đương với diện tích xây dựng tầng nổi.

- Phần xây dựng bao gồm chi phí phần ngầm công trình, kết cấu phần thân, phần kiến trúc, hoàn thiện và điện, nước trong nhà.

- Đặc điểm một số loại vật liệu sử dụng chủ yếu: gạch xây tường sử dụng gạch không nung; vật liệu hoàn thiện sử dụng loại có chất lượng tốt; cửa phòng sử dụng cửa gỗ công nghiệp; đường ống, phụ kiện cấp thoát nước sử dụng loại có chất lượng tốt.

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ chưa bao gồm chi phí thiết bị

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 2. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ

Đơn vị tính: 1.000 đ/m2 sàn

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết b

 

 

0

1

2

11120.01

Nhà 1 tầng, tường bao xây gạch, mái tôn

2.026

1.815

 

11120.02

Nhà 1 tầng, căn hộ khép kín, kết cấu tường gạch chịu lực, mái BTCT đổ tại chỗ

5.321

4.787

 

11120.03

Nhà từ 2 đến 3 tầng, kết cấu khung chịu lực BTCT; tường bao xây gạch; sàn, mái BTCT đổ tại chỗ không có tầng hầm

8.160

7.347

 

 

Có 1 tầng hầm

10.075

9.063

 

11120.04

Nhà kiểu biệt thự từ 2 đến 3 tầng, kết cu khung chịu lực BTCT; tường bao xây gạch; sàn, mái BTCT đổ tại chỗ không có tầng hầm

10.253

8.906

 

 

Có 1 tầng hầm

11.036

9.594

 

11120.05

Nhà từ 4 đến 5 tầng, kết cấu khung chịu lực BTCT; tường bao xây gạch; sàn, mái BTCT đổ tại chỗ, không có tầng hầm

 

 

 

 

Diện tích xây dựng dưới 50m2

8.896

7.480

 

 

Diện tích xây dựng từ 50 - dưới 70m2

8.284

7.263

 

 

Diện tích xây dựng từ 70 - dưới 90m2

7.612

6.947

 

 

Diện tích xây dựng từ 90 - dưới 140m2

7.439

6.873

 

 

Diện tích xây dựng từ 140 - dưới 180m2

7.223

6.727

 

 

Diện tích xây dựng từ 180m2 trở lên

6.898

6.434

 

11120.06

Nhà từ 4 đến 5 tầng, kết cấu khung chịu lực BTCT; tường bao xây gạch; sàn, mái BTCT đổ tại chỗ, có 1 tầng hầm

 

 

 

 

Diện tích xây dựng dưới 50m2

9.824

8.914

 

 

Diện tích xây dựng từ 50 - dưới 70m2

8.979

8.282

 

 

Diện tích xây dựng từ 70 - dưới 90m2

8.778

8.110

 

 

Diện tích xây dựng từ 90 - dưới 140m2

8.635

8.051

 

 

Diện tích xây dựng từ 140 - dưới 180m2

8.459

7.931

 

 

Diện tích xây dựng từ 180m2 trở lên

8.193

7.692

 

Ghi chú:

Tỷ trọng của các phần chi phí trong suất vốn đầu tư công trình nhà ở riêng lẻ như sau:

Tỷ trọng chi phí phần móng công trình: 15 - 30%

Tỷ trọng chi phí phần kết cấu thân công trình: 30 - 40%

Tỷ trọng chi phí phần kiến trúc, hoàn thiện, hệ thống kỹ thuật trong CT: 55 - 30%

 

2. CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

2.1.1. Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non

a. Thuyết minh

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non được tính toán theo các yêu cầu, quy định về khu đất xây dựng, giải pháp thiết kế, sân vườn, chiếu sáng, kỹ thuật điện... quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907:2011 "Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non. Yêu cầu thiết kế", Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 về Phương tiện PCCC cho nhà và công trình và các quy định khác liên quan.

- Suất vốn đầu tư tại Bảng 3,4 được tính cho công trình nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tương ứng với các yêu cầu giải pháp thiết kế kiến trúc chủ yếu như sau: diện tích phòng sinh hoạt chung là 24 m2/phòng đối với nhóm trẻ và 36 m2/phòng đối với lớp mẫu giáo, 1,5m2/trẻ; phòng ngủ là 1,20 m2/trẻ, diện tích 18 m2/phòng đối với nhóm trẻ và 30 m2/phòng đối với lớp mẫu giáo; phòng vệ sinh 12 m2/phòng; khu học (phòng giáo dục thể chất và phòng giáo dục nghệ thuật) 2,0 m2/trẻ, diện tích 60 m2/phòng; nhà bếp 0,30 m2/trẻ; sân chơi chung 3,0 m2/trẻ.

- Suất vốn đầu tư xây dựng nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non bao gồm:

+ Chi phí xây dựng (bao gồm chi phí phần ngầm công trình, kết cấu phần thân, phần kiến trúc, hoàn thiện, hệ thống kỹ thuật (điện, nước, thông gió, báo cháy, chữa cháy)) nhà lớp học, các hạng mục công trình phục vụ như: kho để đồ, nhà chế biến thức ăn, nhà giặt quần áo, nhà để xe,... các chi phí xây dựng khác như: trang trí sân chơi, khu giải trí....

+ Chi phí trang, thiết bị nội thất: giường tủ, bàn ghế, quạt điện, máy điều hoà nhiệt độ, phòng cháy chữa cháy...

- Công trình nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non được phân chia ra các khối chức năng theo tiêu chuẩn thiết kế, bao gồm:

+ Khối công trình nhóm lớp gồm: phòng sinh hoạt, phòng ngủ, phòng giao nhận trẻ, phòng nghỉ, phòng ăn, phòng vệ sinh.

+ Khối công trình phục vụ gồm: phòng tiếp khách, phòng nghỉ của giáo viên, phòng y tế, nhà chuẩn bị thức ăn, nhà kho, nhà để xe, giặt quần áo,...

+ Sân, vườn và khu vui chơi.

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 3. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà trẻ

Đơn vị tính: 1.000 đ/cháu

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết b

 

 

0

1

2

11211.01

75 < số cháu 125

64.385

53.415

4.680

11211.02

125 < scháu 200

63.692

52.811

4.680

11211.03

200 < số cháu 250

61.626

50.990

4.680

 

Bảng 4. Suất vốn đầu tư xây dựng trường mẫu giáo, trường mầm non

Đơn vị tính: 1.000 đ/cháu

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

11211.04

105 < số cháu 175

62.847

52.811

3.555

11211.05

175 < số cháu 280

59.049

49.471

3.555

11211.06

280 < số cháu 350

55.240

46.130

3.555

11211.07

350 < số cháu 455

51.442

42.801

3.555

Ghi chú:

Tỷ trọng của các phần chi phí trong suất vốn đầu tư như sau:

- Tỷ trọng chi phí cho khối công trình nhóm lớp: 75 - 85%

- Tỷ trọng chi phí cho khối công trình phục vụ: 15 - 10%

- Tỷ trọng chi phí cho sân, vườn và khu vui chơi: 10 - 5%

 

c. Suất chi phí xây dựng, thiết bị

Bảng 5. Suất chi phí xây dựng, thiết bị của các khối chức năng trường mẫu giáo, trường mầm non

Đơn vị tính: 1.000 đ/m2

 

 

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết b

 

 

1

2

11211.08

Khối hành chính 2 tầng

5.897

671

11211.09

Khối phòng học 2-3 tầng

 

 

 

Khối chức năng trường mẫu giáo có quy mô

6.832

1.060

11211.10

4-5 tầng

8.190

1.283

11211.11

4-5 tầng + 1 hầm

9.188

1.119

Ghi chú:

Giải pháp kết cấu và vật liệu, thiết bị sử dụng cho các khu chức năng:

- Giải pháp kết cấu: Khung bê tông cốt thép đổ toàn khối.

- Vật liệu sử dụng, hoàn thiện chủ yếu: Tường bao che xây gạch không nung. Nền các tầng lát gạch granite; bậc thang lát đá granite tự nhiên, lan can cầu thang bằng thép hộp mạ kẽm, tay vịn gỗ. Mái lợp tôn, xà gồ thép hình. Cửa đi và cửa sổ sử dụng khung nhôm kính, khung bảo vệ bằng inox.

- Thiết bị: Sử dụng các thiết bị có chất lượng trung bình, phổ biến. Các thiết bị chủ yếu bao gồm: thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, sinh hoạt, giường tủ, bàn ghế, thang máy, quạt điện, máy điều hoà nhiệt độ, phòng cháy chữa cháy, cấp thoát nước...

 

2.1.2. Trường tiểu học

a. Thuyết minh

- Suất vốn đầu tư công trình xây dựng trường tiểu học học được tính toán theo quy mô hạng mục công trình phục vụ học tập, vui chơi, giải trí,... quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8793:2011 “Trường tiểu học. Yêu cầu thiết kế”; Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 về Phương tiện PCCC cho nhà và công trình và các quy định khác có liên quan.

- Suất vốn đầu tư tại Bảng 6 được tính cho công trình xây dựng trường tiểu học học tương ứng với các yêu cầu giải pháp thiết kế kiến trúc chủ yếu như sau: khối phòng học (thiết kế cho 25 lớp học với số học sinh 35 học sinh/lớp; diện tích phòng học với tiêu chuẩn 1,25 m2/học sinh); khối phục vụ học tập (phòng giáo dục rèn luyện thể chất 1,8 m2/học sinh, phòng giáo dục nghệ thuật 1,5 m2/học sinh, thư viện 0,6 m2/học sinh có diện tích 54 m2, phòng thiết bị đồ dùng giảng dạy 48m2); khối phòng hành chính quản trị (phòng Hiệu trưởng 12m2/phòng chưa kể diện tích tiếp khác; phòng Hội đồng giáo viên 1,2m2/giáo viên; phòng y tế diện tích 24 m2).

- Suất vốn đầu tư công trình xây dựng trường tiểu học bao gồm:

+ Chi phí xây dựng dựng (bao gồm chi phí phần ngầm công trình, kết cấu phần thân, phần kiến trúc, hoàn thiện, hệ thống kỹ thuật (điện, nước, thông gió, báo cháy, chữa cháy)) nhà lớp học, các hạng mục phục vụ, thể dục thể thao, thực hành,...;

+ Chi phí về trang, thiết bị phục vụ học tập, thể thao, phòng cháy chữa cháy.

- Công trình xây dựng trường được phân chia ra các khối chức năng theo tiêu chuẩn thiết kế, bao gồm:

+ Khối học tập gồm các phòng học;

+ Khối thể thao gồm các hạng mục công trình thể thao;

+ Khối phục vụ học tập gồm hội trường, thư viện, phòng đồ dùng giảng dạy, phòng truyền thống;

+ Khối hành chính quản trị gồm văn phòng, phòng giám hiệu, phòng nghỉ của giáo viên, văn phòng Đoàn, Đội, phòng tiếp khách, nhà để xe.

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 6. Suất vốn đầu tư xây dựng trường tiểu học

Đơn vị tính: 1.000 đ/học sinh

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

11212.01

175 < số học sinh 315

38.295

31.260

3.566

11212.02

315 < số học sinh 490

35.536

28.836

3.566

11212.03

490 < số học sinh 665

33.458

27.015

3.566

11212.04

665 < s học sinh 1.050

31.963

25.542

3.566

Ghi chú:

Tỷ trọng của các phần chi phí trong suất vốn đầu tư như sau:

- Tỷ trọng chi phí cho khối học tập: 50 - 55%.

- Tỷ trọng chi phí cho khối thể thao: 15 - 10%.

- T trọng chi phí cho khối phục vụ: 20 - 10%.

- Tỷ trọng chi phí cho khối hành chính quản trị: 15 - 20%.

 

c. Suất chi phí xây dựng, thiết bị

Bảng 7. Suất chi phí xây dựng, thiết bị của các khối chức năng trường tiểu học

Đơn vị tính: 1.000 đ/m2

 

 

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

1

2

11212.05

Khối hành chính quản trị 2-3 tầng

5.749

763

 

Khối học tập

 

 

11212.06

2-3 tầng

6.799

985

11212.07

4-5 tầng

8.163

1.159

11212.08

4-5 tầng + 1 hầm

9.141

1.039

Ghi chú:

Giải pháp kết cấu và vật liệu, thiết bị sử dụng cho các khu chức năng:

- Giải pháp kết cấu: Khung bê tông cốt thép đổ toàn khối.

- Vật liệu sử dụng, hoàn thiện chủ yếu: Tường bao che xây gạch không nung. Nền các tầng lát gạch ceramic; bậc thang lát đá granite tự nhiên, lan can cầu thang xây gạch, tay vịn gỗ. Mái lợp tôn, xà gồ thép hình. Cửa đi và cửa sổ sử dụng khung nhôm kính, khung bảo vệ bằng inox.

- Thiết bị: Sử dụng các thiết bị có chất lượng trung bình, phổ biến. Các thiết bị chủ yếu bao gồm: thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, sinh hoạt, giường tủ, bàn ghế, thang máy (đối với công trình ≥4 tầng), quạt điện, máy điều hoà nhiệt độ cục bộ, phòng cháy chữa cháy, cấp thoát nước...

 

2.1.3. Trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học

a. Thuyết minh

- Suất vốn đầu tư công trình xây dựng trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường có nhiều cấp học được tính toán theo quy mô hạng mục công trình phục vụ học tập, vui chơi, giải trí,... quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8794:2011 “Trường trung học cơ sở và phổ thông. Yêu cầu thiết kế”; Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD vè An toàn cháy cho nhà và công trình; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 về Phương tiện PCCC cho nhà và công trình và các quy định khác có liên quan.

- Sut vốn đầu tư tại Bảng 8 được tính cho công trình xây dựng trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường có nhiều cấp học tương ứng với các yêu cầu giải pháp thiết kế kiến trúc chủ yếu như sau: Khối phòng học (thiết kế cho 36 lớp, 45 học sinh/lớp; diện tích phòng học với tiêu chuẩn 1,5 m2/học sinh); khối phục vụ học tập (nhà đa năng quy mô 30% trên tổng số học sinh, có diện tích 288m2; thư viện 0,6 m2/học sinh có diện tích 60 m2; phòng đồ dùng chuẩn bị giảng dạy có diện tích 48m2); Khối phòng hành chính quản trị (phòng Hiệu trưởng 12m2/phòng chưa kể diện tích tiếp khách; phòng Hội đồng giáo viên 1,2m2/ giáo viên; phòng y tế diện tích 24 m2; sân chơi bãi tập bằng 25% diện tích mặt bằng nhà trường).

- Suất vốn đầu tư công trình xây dựng trường học bao gồm:

+ Chi phí xây dựng dựng (bao gồm chi phí phần ngầm công trình, kết cấu phần thân, phần kiến trúc, hoàn thiện, hệ thống kỹ thuật (điện, nước, thông gió, báo cháy, chữa cháy)) nhà lớp học, các hạng mục phục vụ, thể dục thể thao, thực hành,...

+ Chi phí về trang, thiết bị phục vụ học tập, thể thao, phòng cháy chữa cháy.

- Công trình xây dựng trường được phân chia ra các khối chức năng theo tiêu chuẩn thiết kế, bao gồm:

+ Khối học tập gồm các phòng học; thiết bị bao gồm các thiết bị phục vụ học tập, hệ thống bàn ghế, tủ đựng tài liệu...

+ Khối lao động thực hành gồm các xưởng thực hành về mộc, cơ khí, điện, kho của các xưởng.

+ Khối thể thao gồm các hạng mục công trình thể thao.

+ Khối phục vụ học tập gồm hội trường, thư viện, phòng đồ dùng giảng dạy, phòng truyền thống.

+ Khối hành chính quản trị gồm văn phòng, phòng giám hiệu, phòng nghỉ của giáo viên, văn phòng Đoàn, Đội, phòng tiếp khách, nhà để xe; thiết bị bao gồm điều hoà, hệ thống bàn ghế, tủ đựng tài liệu...

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 8. Suất vốn đầu tư xây dựng trường trung học sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học theo quy mô đào tạo

Đơn vị tính: 1.000 đ/học sinh

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

11213.01

540 < số học sinh 720

46.045

37.083

4.680

11213.02

720 < số học sinh 1.080

43.287

34.670

4.680

11213.03

1.080 < số học sinh 1.620

40.837

32.745

4.690

Ghi chú:

Tỷ trọng của các phần chi phí trong suất vốn đầu tư như sau:

- Tỷ trọng chi phí cho khối công trình học tập: 50 - 55%.

- Tỷ trọng chi phí cho khối công trình thể thao: 15 - 10%.

- Tỷ trọng chi phí cho khối công trình phục vụ: 15 - 10%.

- Tỷ trọng chi phí cho khối công trình lao động thực hành: 5%.

- Tỷ trọng chi phí cho khối công trình hành chính quản trị: 15 - 20%.

 

c. Suất chi phí xây dựng, thiết bị

Bảng 9. Suất chi phí xây dựng, thiết bị của các khối chức năng trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học theo quy mô

Đơn vị tính: 1.000 đ/m2

 

 

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

1

2

11213.04

Khối hành chính quản trị 2-3 tầng

6.011

788

 

Khối học tập

 

 

11213.05

2-3 tầng

7.181

1.017

11213.06

4-5 tầng

8.442

1.185

11213.07

4-5 tầng + 1 hầm

9.547

1.025

Ghi chú:

Giải pháp kết cấu và vật liệu, thiết bị sử dụng cho các khu chức năng:

- Giải pháp kết cấu: Khung bê tông cốt thép đổ toàn khối.

- Vật liệu sử dụng, hoàn thiện chủ yếu: Tường bao che xây gạch không nung. Nền các tầng lát gạch ceramic; bậc thang lát đá granite tự nhiên, lan can cầu thang xây gạch, tay vịn gỗ. Mái lợp tôn, xà gồ thép hình. Cửa đi và cửa sổ sử dụng khung nhôm kính, khung bảo vệ bằng inox.

- Thiết bị: Sử dụng các thiết bị có chất lượng trung bình, phổ biến. Các thiết bị chủ yếu bao gồm: thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, sinh hoạt, thang máy (đối với công trình 4 tầng), hệ thống điều hoà, thông gió, điện, phòng cháy chữa cháy, cấp thoát nước.

 

2.1.4. Trường đại học, học viện, cao đẳng

a. Thuyết minh

- Suất vốn đầu tư công trình xây dựng trường đại học, học viện, cao đẳng được tính toán với các yêu cầu quy định về quy mô công trình, mặt bằng tổng thể, yêu cầu thiết kế các hạng mục phục vụ học tập, nghiên cứu và thực hành, vui chơi, giải trí,... quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3981:1985 “Trường đại học. Yêu cầu thiết kế, Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 về Phương tiện PCCC cho nhà và công trình và các quy định khác có liên quan.

- Suất vốn đầu tư công trình xây dựng trường đại học, học viện, cao đẳng được tính cho 1 học viên.

- Suất vốn đầu tư công trình xây dựng trường đại học, học viện, cao đẳng bao gồm:

+ Chi phí xây dựng dựng (bao gồm chi phí phần ngầm công trình, kết cấu phần thân, phần kiến trúc, hoàn thiện, hệ thống kỹ thuật (điện, nước, thông gió, báo cháy, chữa cháy)) các công trình chính và phục vụ của trường, khu ký túc xá sinh viên;

+ Chi phí trang thiết bị nội thất, giảng đường, cơ sở nghiên cứu khoa học, phòng giáo viên, phòng giám hiệu, trang thiết bị thể dục thể thao, y tế, thư viện, thiết bị trạm bơm, trạm biến thế.

- Công trình xây dựng trường đại học, học viện, cao đẳng được chia ra các khối chức năng theo tiêu chuẩn thiết kế, bao gồm:

+ Khối học tập và cơ sở nghiên cứu khoa học gồm giảng đường, lớp học, thư viện, hội trường, nhà hành chính, làm việc.

+ Khối thể dục thể thao gồm phòng tập thể dục thể thao, công trình thể thao ngoài trời, sân bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bể bơi.

+ Khối ký túc xá gồm nhà ở cho học viên, nhà ăn, nhà phục vụ (quầy giải khát, trạm y tế, chỗ để xe).

+ Khối công trình kỹ thuật gồm xưởng sửa chữa, kho, nhà để xe ô tô, trạm bơm, trạm biến thế...

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 10. Suất vốn đầu tư công trình xây dựng trường đại học, học viện, cao đẳng

Đơn vị tính: 1.000 đ/học viên

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

11214.01

Số học viên 1.000

175.216

145.861

8.321

11214.02

1.000 < số học viên 2.000

170.233

141.557

8.321

11214.03

2.000 < số học viên 3.000

164.911

137.266

7.871

11214.04

3.000 < số học viên 5.000

158.404

131.640

7.871

11214.05

S học viên > 5.000

153.536

127.441

7.871

Ghi chú:

Tỷ trọng của các phần chi phí trong suất vốn đầu tư như sau:

STT

Các khoản mục chi phí

Trường đại học, học viện, cao đẳng (%)

1

Khối công trình học tập và nghiên cứu khoa học

50 - 60

2

Khối công trình thể dục thể thao

15 - 10

3

Khối công trình ký túc xá

30 - 25

4

Khối công trình kỹ thuật

5

c. Suất chi phí xây dựng, thiết bị

Bảng 11. Suất chi phí xây dựng, thiết bị của các khối công trình xây dựng trường đại học, học viện, cao đẳng

Đơn vị tính: 1.000 đ/m2

 

 

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

1

2

11214.06

Khối nhà đa năng (Khối học tập và cơ sở nghiên cứu khoa học)

12.283

2.206

 

15 < số tầng 20 có 2 tầng hầm

 

 

Ghi chú:

Giải pháp kết cấu và vật liệu, thiết bị sử dụng cho các khu chức năng:

- Giải pháp kết cấu: Khung bê tông cốt thép đổ toàn khối.

- Vật liệu sử dụng, hoàn thiện chủ yếu: Tường bao che xây gạch không nung. Nền các tầng lát gạch ceramic; bậc thang lát đá granite tự nhiên, lan can cầu thang xây gạch, tay vịn gỗ, cửa/ vách ngăn khói. Mái lợp tôn, xà gồ thép hình. Cửa đi và cửa sổ sử dụng khung nhôm kính, khung bảo vệ bằng inox.

- Thiết bị: Sử dụng các thiết bị có chất lượng trung bình, phổ biến. Các thiết bị chủ yếu bao gồm: cấp nước, hệ thống điều hoà, thang máy, điện, điện nhẹ, phòng cháy chữa cháy, tăng áp hút khói, thiết bị phục vụ công tác giảng dạy.

 

2.1.5. Trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ

a. Thuyết minh

- Suất vốn đầu tư công trình xây dựng trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ tại được tính toán với các yêu cầu quy định về quy mô công trình, mặt bằng tổng thể, yêu cầu thiết kế các hạng mục phục vụ học tập, nghiên cứu và thực hành, vui chơi, giải trí,... quy định trong TCVN 9210:2012 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kếTCVN 4602:2012 “Trường trung cấp chuyên nghiệp. Tiêu chuẩn thiết kế”, Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 về Phương tiện PCCC cho nhà và công trình và các quy định khác có liên quan.

- Suất vốn đầu tư công trình xây dựng trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ được tính cho 1 học viên.

- Suất vốn đầu tư công trình xây dựng trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ bao gồm:

+ Chi phí xây dựng dựng (bao gồm chi phí phần ngầm công trình, kết cấu phần thân, phần kiến trúc, hoàn thiện, hệ thống kỹ thuật (điện, nước, thông gió, báo cháy, chữa cháy)) các công trình chính và phục vụ của trường, khu ký túc xá sinh viên;

+ Chi phí trang thiết bị nội thất, giảng đường, cơ sở nghiên cứu khoa học, phòng giáo viên, phòng giám hiệu, trang thiết bị thể dục thể thao, y tế, thư viện, thiết bị trạm bơm, trạm biến thế.

- Công trình xây dựng trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ được chia ra các khối chức năng theo tiêu chuẩn thiết kế, bao gồm:

+ Khối học tập và cơ sở nghiên cứu khoa học gồm giảng đường, lớp học, thư viện, hội trường, nhà hành chính, làm việc.

+ Khối thể dục thể thao gồm phòng tập thể dục thể thao, công trình thể thao ngoài trời, sân bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bể bơi.

+ Khối ký túc xá gồm nhà ở cho học viên, nhà ăn, nhà phục vụ (quầy giải khát, trạm y tế, chỗ để xe).

+ Khối công trình kỹ thuật gồm xưởng sửa chữa, kho, nhà để xe ô tô, trạm bơm, trạm biến thế...

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 12. Suất vốn đầu tư công trình xây dựng trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ

Đơn vị tính: 1.000 đ/học viên

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

11215.01

S học viên 500

84.386

67.078

9.467

11215.02

500 < số học viên 800

80.458

63.262

9.467

11215.03

800 < số học viên 1.200

75.828

60.003

8.353

Ghi chú:

Tỷ trọng của các phần chi phí trong suất vốn đầu tư như sau:

STT

Các khoản mục chi phí

Trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ (%)

1

Khối công trình học tập và nghiên cứu khoa học

40 - 50

2

Khối công trình thể dục thể thao

20 - 15

3

Khối công trình ký túc xá

35 - 30

4

Khối công trình kỹ thuật

5

 

2.2. Công trình y tế

2.2.1. Công trình bệnh viện đa khoa

a. Thuyết minh

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình y tế được tính toán với các yêu cầu, quy định về khu đất xây dựng, bố cục mặt bằng, giải pháp thiết kế, giải pháp kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy, chiếu sáng, thông gió, điện, nước... quy định trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4470:2012 “Bệnh viện đa khoa - Tiêu chuẩn thiết kế, TCVN 9212:2012 “Bệnh viện đa khoa khu vực - Tiêu chuẩn thiết kế, Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 về Phương tiện PCCC cho nhà và công trình và các quy định khác có liên quan.

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình bệnh viện đa khoa được tính bình quân cho 1 giường bệnh theo năng lực phục vụ.

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình bệnh viện đa khoa gồm:

+ Chi phí xây dựng dựng (bao gồm chi phí phần ngầm công trình, kết cấu phần thân, phần kiến trúc, hoàn thiện, hệ thống kỹ thuật (điện, nước, thông gió, báo cháy, chữa cháy)) các công trình khám, điều trị bệnh nhân và các công trình phục vụ (như: Khối khám bệnh và điều trị ngoại trú gồm các phòng chờ, phòng khám và điều trị, phòng cấp cứu, phòng nghiệp vụ, phòng hành chính, khu vệ sinh; khối chữa bệnh nội trú gồm phòng bệnh nhân, phòng nghiệp vụ, phòng sinh hoạt của nhân viên, phòng vệ sinh; khối kỹ thuật nghiệp vụ gồm phòng mổ, phòng cấp cứu, phòng nghiệp vụ, xét nghiệm, thực nghiệm, phòng giải phẫu bệnh lý, khoa dược...; khối hành chính, quản trị gồm bếp, kho, xưởng, nhà để xe, nhà giặt, nhà thường trực, khu hậu cần kỹ thuật và dịch vụ tổng hợp...)

+ Chi phí trang thiết bị y tế phục vụ khám, chữa bệnh, phục vụ sinh hoạt, nghỉ ngơi của nhân viên, bệnh nhân.

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 13. Suất vốn đầu công trình bệnh viện đa khoa

Đơn vị tính: 1.000 đ/giường

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

11221.01

Từ 50 đến <250 giường bệnh

1.671.825

652.018

831.548

11221.02

Từ 250 đến 350 giường bệnh

1.617.887

633.903

803.812

11221.03

Từ 400 đến <500 giường bệnh

1.560.370

608.544

776.108

11221.04

Từ 500 đến 1000 giường bệnh

1.448.915

565.082

720.680

Ghi chú:

Tỷ trọng chi phí phần Khối khám bệnh và điều trị ngoại trú; Khối chữa bệnh nội trú trong suất vốn đầu tư công trình bệnh viện đa khoa là: 20 - 25%

 

2.2.2. Công trình bệnh viện chuyên khoa tuyến Trung ương

a. Thuyết minh

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình y tế được tính toán với các yêu cầu, quy định về khu đất xây dựng, bố cục mặt bằng, giải pháp thiết kế, giải pháp kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy, chiếu sáng, thông gió, điện, nước... quy định trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4470: 2012 “Bệnh viện đa khoa - Tiêu chuẩn thiết kế”, Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 về Phương tiện PCCC cho nhà và công trình và các quy định khác có liên quan.

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình bệnh viện được tính bình quân cho 1 giường bệnh theo năng lực phục vụ.

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình bệnh viện chuyên khoa tuyến Trung ương gồm:

+ Chi phí xây dựng dựng (bao gồm chi phí phần ngầm công trình, kết cấu phần thân, phần kiến trúc, hoàn thiện, hệ thống kỹ thuật (điện, nước, thông gió, báo cháy, chữa cháy)) các công trình khám, điều trị bệnh nhân và các công trình phục vụ (như: khu vực khám - điều trị ban ngày: khám bệnh cho tất cả các chuyên khoa, tổ chức hỗ trợ chẩn đoán và các khu vực điều trị bệnh nhân trong ngày; khu vực điều trị nội trú: tổ chức các khoa/trung tâm điều trị ngoại trú tất cả các chuyên khoa; khu kỹ thuật nghiệp vụ: các kỹ thuật chẩn đoán, điều trị, can thiệp với công nghệ và kỹ thuật mới tiên tiến trên thế giới; khu hành chính quản trị và kỹ thuật, hậu cần và phụ trợ: khu vực cho hành chính, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho vận hành bệnh viện; khu dịch vụ tổng hợp, tâm linh: tổ chức phục vụ tất cả các nhu cầu của cán bộ và người nhà bệnh nhân... như Nhà công vụ, nhà thăm thân, khu tâm linh, siêu thị dược và đồ dùng sinh hoạt tiện ích, ngân hàng, bưu điện, trạm xe buýt...; khu đào tạo, chỉ đạo tuyến: nghiên cứu và chuyển giao các ứng dụng kỹ thuật cao y tế, chỉ đạo tuyến và đào tạo nguồn nhân lực y tế cho ngành).

+ Chi phí thiết bị gồm các chi phí mua sắm, lắp đặt thang máy, trạm biến áp và các thiết bị phục vụ vận hành, máy bơm cấp nước, phòng cháy chống cháy, điều hoà,...;chi phí trang thiết bị y tế phục vụ khám, chữa bệnh, phục vụ sinh hoạt, nghỉ ngơi của nhân viên, bệnh nhân, chi phí trang thiết bị y tế phù hợp với vị trí là bệnh viện tuyến cuối. Ngoài việc phục vụ chữa trị các bệnh nặng với các chuyên khoa sâu còn đảm bảo vai trò trung tâm chuyển giao công nghệ cho các bệnh viện tuyến dưới. Chưa bao gồm hệ thống thu gom xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn.

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 14. Suất vốn đầu tư công trình bệnh viện chuyên khoa tuyến Trung ương

Đơn vị tính: 1.000 đ/giường

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

11222.01

1.000 giường bệnh

4.851.736

2.430.423

2.184.121

 

2.2.3. Công trình trạm, trung tâm y tế

a. Thuyết minh

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình trạm, trung tâm y tế được tính toán với các yêu cầu, quy định về khu đất xây dựng, bố cục mặt bằng, giải pháp thiết kế, giải pháp kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy, chiếu sáng, thông gió, điện, nước... quy định trong Quyết định số 2367/QĐ-BYT ngày 04/7/2007 về “Mô hình - Tiêu chuẩn thiết kế Trung tâm y tế dự phòng tuyến quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh”, Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 về Phương tiện PCCC cho nhà và công trình và các quy định khác có liên quan.

- Trạm y tế cơ sở tuân theo các yêu cầu, quy định quy định về khu đất xây dựng, bố cục mặt bằng, giải pháp thiết kế, giải pháp kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy, chiếu sáng, thông gió, điện, nước... quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7022:2002 về “Trạm y tế cơ sở - Yêu cầu thiết kế”, Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 về Phương tiện PCCC cho nhà và công trình và các quy định khác có liên quan.

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình trạm, trung tâm y tế được tính bình quân cho 1m2 sàn của toàn bộ công trình khám, điều trị bệnh nhân, nhà trạm.

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình Trạm y tế cơ sở bao gồm:

+ Chi phí xây dựng dựng (bao gồm chi phí phần ngầm công trình, kết cấu phần thân, phần kiến trúc, hoàn thiện, hệ thống kỹ thuật (điện, nước, thông gió, báo cháy, chữa cháy)) công trình nhà trạm và công trình phụ trợ; sân bê tông; đường giao thông nội bộ, cổng và tường rào.

+ Chi phí thiết bị bao gồm: thiết bị y tế phù hợp cho việc khám chữa bệnh với quy mô trạm y tế, thiết bị phòng cháy chữa cháy, điều hoà không khí, hệ thống lọc nước, biển chỉ dẫn...

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện bao gồm:

+ Chi phí xây dựng (bao gồm chi phí phần ngầm công trình, kết cấu phần thân, phần kiến trúc, hoàn thiện, hệ thống kỹ thuật (điện, nước, thông gió, báo cháy, chữa cháy)) khối Hành chính, các Khoa, phòng chuyên môn nghiệp vụ và các hạng mục công trình phụ trợ (ga-ra, kho tàng, xử lý chất thải);

+ Chi phí thiết bị bao gồm trang thiết bị thông dụng và chuyên dụng, đáp ứng chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khỏe sinh sản và truyền thông giáo dục sức khỏe trên địa bàn huyện...

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 15. Suất vốn đầu tư công trình trạm, trung tâm y tế

Đơn vị tính: 1.000 đ/m2 sàn

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

11223.01

Trạm y tế cơ sở

8.380

7.477

1.015

11223.02

Trung tâm y tế dự phòng

12.272

7.813

3.093

c. Suất chi phí xây dựng, thiết bị

Bảng 16. Suất chi phí xây dựng, thiết bị của trung tâm y tế

Đơn vị tính: 1.000 đ/m2 sàn

 

 

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

1

2

11223.03

Khối Hành chính, các Khoa, phòng chuyên môn nghiệp vụ của trung tâm y tế 2-3 tầng

7.336

2.641

Ghi chú:

Giải pháp kết cấu và vật liệu, thiết bị sử dụng cho các khu chức năng:

- Giải pháp kết cấu: Khung bê tông cốt thép đổ tại chỗ.

- Vật liệu sử dụng, hoàn thiện chủ yếu: sử dụng vật liệu thông dụng phổ biến trên thị trường; tường bao che sử dụng vật liệu không nung; sảnh, sàn lát gạch granite; cửa đi, cửa sổ khung nhôm kính; tường phòng khám lát gạch men; trần sử dụng tấm thạch cao khung nhôm nổi; lan can hành lang, cầu thang inox...

- Thiết bị: Sử dụng các thiết bị có chất lượng trung bình, phổ biến, bao gồm: điều hoà không khí các phòng, phòng cháy chữa cháy, cấp nước, thiết bị y tế phù hợp cho việc phòng bệnh và khám bệnh với quy mô trung tâm y tế.

 

2.2.4. Công trình bệnh viện đa khoa tiêu chí công trình xanh LOTUS

a. Thuyết minh

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình y tế được tính toán với các yêu cầu, quy định về khu đất xây dựng, bố cục mặt bằng, giải pháp thiết kế, giải pháp kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy, chiếu sáng, thông gió, điện, nước... quy định trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4470:2012 “Bệnh viện đa khoa - Tiêu chuẩn thiết kế”, TCVN 9212:2012 “Bệnh viện đa khoa khu vực - Tiêu chuẩn thiết kế, Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 về Phương tiện PCCC cho nhà và công trình và các quy định khác có liên quan; Các tiêu chuẩn liên quan đến công trình xanh cho công trình y tế bao gồm: QCVN 09:2017/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả”; Tiêu chuẩn LOTUS về công trình xây dựng mới; Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam QCXDVN 05:2008/BXD - Lưu lượng tối thiểu của thông gió cơ khí phải đảm bảo các yêu cầu về thông gió; Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam QCVN 09:2017/BXD - Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD - Chiếu sáng nhân tạo: Yêu cầu về độ rọi nhỏ nhất trong nhà ở và nhà công cộng; Hệ thống các tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế về Điều hòa không khí và thông gió.

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình bệnh viện đa khoa được tính bình quân cho 1 giường bệnh theo năng lực phục vụ.

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình bệnh viện đa khoa tiêu chí công trình xanh LOTUS gồm:

+ Chi phí xây dựng dựng (bao gồm chi phí phần ngầm công trình, kết cấu phần thân, phần kiến trúc, hoàn thiện, hệ thống kỹ thuật (điện, nước, thông gió, báo cháy, chữa cháy)) các công trình khám, điều trị bệnh nhân và các công trình phục vụ (như: Khối khám bệnh và điều trị ngoại trú gồm các phòng chờ, phòng khám và điều trị, phòng cấp cứu, phòng nghiệp vụ, phòng hành chính, khu vệ sinh; khối chữa bệnh nội trú gồm phòng bệnh nhân, phòng nghiệp vụ, phòng sinh hoạt của nhân viên, phòng vệ sinh; khối kỹ thuật nghiệp vụ gồm phòng mổ, phòng cấp cứu, phòng nghiệp vụ, xét nghiệm, thực nghiệm, phòng giải phẫu bệnh lý, khoa dược...; khối hành chính, quản trị gồm bếp, kho, xưởng, nhà để xe, nhà giặt, nhà thường trực, khu hậu cần kỹ thuật và dịch vụ tổng hợp...)

+ Chi phí thiết bị gồm các chi phí mua sắm, lắp đặt thang máy, trạm biến áp và các thiết bị phục vụ vận hành, máy bơm cấp nước, phòng cháy chống cháy, điều hoà,...; mua sắm, lắp đặt trang thiết bị y tế hiện đại và đồng bộ phục vụ khám, chữa bệnh, phục vụ sinh hoạt, nghỉ ngơi của nhân viên, bệnh nhân và các thiết bị chính của công trình. Các thiết bị chính của công trình bao gồm: thang máy, trạm biến áp và các thiết bị phục vụ vận hành, máy bơm cấp nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống vận chuyển khí nén, hệ thống điều hòa thông gió, hệ thống BMS, hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống thu gom xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn, hệ thống khí y tế, hệ thống kiểm soát ra vào, hệ thống năng lượng mặt trời cấp nước nóng, hệ thống năng lượng mặt trời cấp điện,...

- Suất vốn đầu tư xây dựng đã tính đến chi phí thiết kế theo tiêu chí công trình xanh (phân tích năng lượng, mô phỏng năng lượng, ...); chi phí đăng ký và chứng nhận công trình xanh theo tiêu chuẩn LOTUS

- Suất vốn đầu tư xây dựng chưa bao gồm các hạng mục khác theo tiêu chí công trình xanh như: hệ thống sưởi sử dụng năng lượng mặt trời, hệ thống sử dụng năng lượng tái tạo khác pin mặt trời, hệ thống mái xanh, hệ thống thu hồi nước thải, hệ thống thu gom xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn. Trong quá trình sử dụng, nếu các công trình có các hạng mục này thì sẽ được tính toán bổ sung vào tổng mức đầu tư để phù hợp với đặc điểm công trình.

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 17. Suất vốn đầu tư công trình bệnh viện đa khoa tiêu chí công trình xanh LOTUS

Đơn vị tính: 1.000 đ/giường

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

 

Công trình hưng tới LOTUS Đạt

 

 

 

11224.01

Từ 50 đến <250 giường bệnh

1.767.007

678.773

866.510

11224.02

Từ 250 đến 350 giường bệnh

1.688.101

651.340

826.901

11224.03

Từ 400 đến <500 giường bệnh

1.628.139

625.438

798.408

11224.04

Từ 500 đến 1000 giường bệnh

1.496.880

577.870

731.782

 

Công trình hướng tới LOTUS Bạc

 

 

 

11224.05

Từ 50 đến <250 giường bệnh

1.789.548

687.432

877.563

11224.06

Từ 250 đến 350 giường bệnh

1.711.790

657.373

834.561

11224.07

Từ 400 đến <500 giường bệnh

1.650.988

631.231

805.802

11224.08

Từ 500 đến 1000 giường bệnh

1.512.495

581.151

735.935

 

Công trình hướng tới LOTUS Vàng

 

 

 

11224.09

Từ 50 đến <250 giường bệnh

1.843.204

708.043

903.875

11224.10

Từ 250 đến 350 giường bệnh

1.748.998

674.836

856.732

11224.11

Từ 400 đến <500 giường bệnh

1.686.874

648.001

827.210

11224.12

Từ 500 đến 1000 giường bệnh

1.529.977

590.647

747.961

 

Công trình hướng tới LOTUS Bạch Kim

 

 

 

11224.13

Từ 50 đến <250 giường bệnh

1.855.554

712.788

909.932

11224.14

Từ 250 đến 350 giường bệnh

1.759.971

679.069

862.106

11224.15

Từ 400 đến <500 giường bệnh

1.697.456

652.066

832.398

11224.16

Từ 500 đến 1000 giường bệnh

1.535.939

592.950

750.876

Ghi chú:

Giải pháp thiết kế và vật liệu, thiết bị sử dụng cho công trình:

- Công trình hướng tới LOTUS mức đạt: Sử dụng vật liệu xây dựng, thiết bị có thông số kỹ thuật phù hợp QCVN 09/2017 và hướng tới mục tiêu tiết kiệm sử dụng năng lượng hiệu quả, tài nguyên...;

- Công trình hướng tới LOTUS Bạc: Mô hình hướng tới mức chứng chỉ LOTUS Bạc nếu có mức điểm của các tiêu chí còn lại (sức khỏe & tiện nghi, vị trí & môi trường, quản lý) ở mức đáp ứng phụ thuộc vào địa điểm xây dựng, điều kiện xây dựng và quản lý của công trình;

- Công trình hướng tới LOTUS Vàng: các giải pháp chính như: sử dụng gạch không nung, kính low-E, đèn LED, mái cách nhiệt, tính toán lại tải lạnh/tải ĐHKK thông qua phần mềm với hệ thống thu hồi nhiệt; hệ thống BMS; Thiết bị vệ sinh tiết kiệm nước, thiết bị thu nước mưa; sử dụng vật liệu tái chế; có khu tập kết rác thải...;

- Công trình hướng tới LOTUS Bạch Kim: các giải pháp chính như: sử dụng gạch không nung, kính low-E, đèn LED, mái cách nhiệt, tính toán lại tải lạnh/tải ĐHKK thông qua phần mềm với hệ thống thu hồi nhiệt 60%, có chiller hấp thụ dùng nhiệt thải, bơm biến tần, cảm biến CO2; sử dụng lam chắn nắng, pin mặt trời cung cấp 35% điện năng; hệ thống BMS; Thiết bị vệ sinh tiết kiệm nước, thiết bị thu nước mưa; thiết bị giám sát lưu lượng nước; sử dụng vật liệu tái chế; có khu tập kết rác thải,...

 

2.3. Công trình thể thao

2.3.1. Sân vận động

a. Thuyết minh

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình sân vận động được tính toán trên cơ sở các quy định về quy mô, phân loại công trình, yêu cầu về mặt bằng, giải pháp thiết kế, chiếu sáng, điện, nước,... quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4205:2012 “Công trình thể thao - Sân thể thao - Tiêu chuẩn thiết kế”, Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 về Phương tiện PCCC cho nhà và công trình và các quy định khác có liên quan.

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình sân vận động được tính bình quân cho 1 chỗ ngồi của khán giả.

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình sân vận động bao gồm:

+ Chi phí xây dựng dựng (bao gồm chi phí phần ngầm công trình, kết cấu phần thân, phần kiến trúc, hoàn thiện, hệ thống kỹ thuật (điện, nước, thông gió, báo cháy, chữa cháy)) công trình theo khối chức năng phục vụ (như: khối phục vụ khán giả: Phòng bán vé, phòng căng tin, khu vệ sinh, khán đài, phòng cấp cứu; khối phục vụ vận động viên: Phòng thay quần áo, phòng huấn luyện viên, phòng trọng tài, phòng nghỉ của vận động viên, phòng vệ sinh, phòng y tế; khối phục vụ quản lý: Phòng hành chính, phòng phụ trách sân, phòng thường trực, bảo vệ, phòng nghỉ của nhân viên, kho, xưởng sửa chữa dụng cụ thể thao).

+ Các chi phí trang, thiết bị phục vụ vận động viên, khán giả.

b. Suất vốn đầu tư

Bng 18. Suất vốn đầu tư xây dựng sân vận động

Đơn vị tính: 1.000 đ/chỗ ngồi

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

 

Sân vận động có sức chứa

 

 

 

11231.01

20.000 chỗ ngồi

3.659

2.802

450

11231.02

40.000 chỗ ngồi

2.876

2.319

161

 

2.3.2. Nhà thi đấu, tập luyện

a. Thuyết minh

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình thể thao được tính toán trên cơ sở các quy định về quy mô, phân loại công trình, yêu cầu về mặt bằng, giải pháp thiết kế, chiếu sáng, điện, nước,... quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4529:2012 Công trình thể thao - Nhà thể thao - Tiêu chuẩn thiết kế”, Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 về Phương tiện PCCC cho nhà và công trình và các quy định khác có liên quan.

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình thể thao được tính bình quân cho 1 m2 diện tích sân (đối với công trình thể thao không có khán đài) hoặc cho 1 chỗ ngồi của khán giả (đối với công trình có khán đài).

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà thể thao cho từng môn thể thao như bóng rổ, tennis, bóng chuyền, cầu lông, bao gồm:

+ Chi phí xây dựng dựng (bao gồm chi phí phần ngầm công trình, kết cấu phần thân, phần kiến trúc, hoàn thiện, hệ thống kỹ thuật (điện, nước, thông gió, báo cháy, chữa cháy)) các hạng mục công trình (như: khối phục vụ khán giả (đối với nhà thi đấu, tập luyện có khán đài): khán đài, phòng nghỉ (hành lang), phòng bán vé, phòng vệ sinh, phòng căng tin; khối phục vụ vận động viên: nhà thi đấu, nhà gửi và thay quần áo, phòng nghỉ, phòng vệ sinh, phòng y tế, căng tin, kho, các phòng chức năng khác; khối hành chính quản trị: phòng làm việc, phòng nghỉ của nhân viên, phòng trực kỹ thuật, phòng bảo vệ, kho dụng cụ vệ sinh).

+ Chi phí trang, thiết bị phục vụ như quạt điện, máy điều hoà nhiệt độ, thiết bị y tế, dụng cụ thi đấu.

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 19. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà thi đấu, tập luyện theo quy mô diện tích

Đơn vị tính: 1.000 đ/m2 sân

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

 

Sân tập luyện ngoài trời, không khán đài

 

 

 

11232.01

Sân bóng đá tập luyện, kích thước sân 128x94m

1.095

895

54

11232.02

Sân bóng chuyền, cầu lông, kích thước sân 24x15m

6.560

5.333

321

11232.03

Sân bóng rổ, kích thước sân 30x19m

6.162

4.991

321

11232.04

Sân tennis, kích thước sân 40x20m

6.162

4.991

321

 

Bảng 20. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà thi đấu, tập luyện theo quy mô sức chứa

Đơn vị tính: 1.000 đ/chỗ ngồi

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

 

Nhà thi đấu, tập luyện bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, tennis có khán đài

 

 

 

11232.05

1.000 chỗ ngồi

11.757

9.653

418

11232.06

2.000 chỗ ngồi

11.359

9.312

418

11232.07

3.000 chỗ ngồi

10.959

8.923

418

 

2.3.3. Bể bơi

a. Thuyết minh

- Suất vốn đầu tư xây dựng bể bơi được tính toán trên cơ sở các quy định về quy mô, phân loại công trình, yêu cầu về mặt bằng, giải pháp thiết kế, chiếu sáng, điện, nước,... quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4260:2012 “Công trình thể thao - Bể bơi - Tiêu chuẩn thiết kế, Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 về Phương tiện PCCC cho nhà và công trình và công trình và các quy định khác có liên quan.

- Suất vốn đầu tư xây dựng bể bơi được tính bình quân cho 1 m2 diện tích mặt bể.

- Suất vốn đầu tư xây dựng bể bơi bao gồm:

+ Chi phí xây dựng bể bơi, các hạng mục công trình phục vụ vận động viên (phòng thay quần áo, nhà tắm...), khán đài (nếu có), thiết bị lọc nước.

+ Chi phí trang, thiết bị phục vụ như quạt điện, máy điều hoà nhiệt độ, thiết bị y tế, dụng cụ thi đấu.

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 21. Suất vốn đầu tư xây dựng bể bơi

Đơn vị tính: 1.000 đ/m2 bể

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

 

Bể bơi ngoài trời (không khán đài)

 

 

 

11233.01

kích thước 12,5x6 m

10.140

8.276

450

11233.02

kích thước 16x8 m

11.789

9.653

450

11233.03

kích thước 50x26 m

17.363

13.973

1.092

 

Bể bơi ngoài trời có sức chứa < 5.000 chỗ

 

 

 

11233.04

kích thước 12,5x6 m

16.175

13.338

460

11233.05

kích thước 16x8 m

17.812

14.703

460

11233.06

kích thước 50x26 m

23.403

18.906

1.135

 

2.4. Công trình văn hóa

2.4.1. Nhà hát, rạp chiếu phim

a. Thuyết minh

- Suất vốn đầu tư nhà hát được tính toán với các yêu cầu về khu đất xây dựng, quy hoạch tổng mặt bằng, giải pháp thiết kế,... quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9369:2012 “Nhà hát - Tiêu chuẩn thiết kế, Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 về Phương tiện PCCC cho nhà và công trình và các quy định khác có liên quan.

- Suất vốn đầu tư nhà hát được tính bình quân cho 1 chỗ ngồi của khán giả.

- Sut vốn đầu tư nhà hát bao gồm:

+ Chi phí xây dựng dựng (bao gồm chi phí phần ngầm công trình, kết cấu phần thân, phần kiến trúc, hoàn thiện, hệ thống kỹ thuật (điện, nước, thông gió, báo cháy, chữa cháy)) công trình chính, các hạng mục công trình phục vụ.

+ Chi phí trang, thiết bị phục vụ khán giả và phòng làm việc của nhân viên như: máy điều hoà nhiệt độ, quạt điện và các thiết bị khác.

- Suất vốn đầu tư nêu trên chưa bao gồm chi phí xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và chi phí cho phần ngoại thất bên ngoài công trình.

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 22. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà hát

Đơn vị tính: 1.000 đ/chỗ ngồi

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

11241.01

300 đến < 600 chỗ

33.335

26.110

4.519

11241.02

600 đến < 800 chỗ

32.404

25.439

4.316

11241.03

800 đến 1.000 chỗ

31.841

24.933

4.112

Ghi chú:

Tỷ trọng của các phần chi phí trong suất vốn đầu tư công trình nhà hát như sau:

- Tỷ trọng chi phí cho công trình chính: 80 - 90%

- Tỷ trọng chi phí cho các hạng mục công trình phục vụ: 20 - 10%

 

2.4.2. Rạp chiếu phim

a. Thuyết minh

- Suất vốn đầu tư rạp chiếu phim được tính toán với các yêu cầu về khu đất xây dựng, quy hoạch tổng mặt bằng, giải pháp thiết kế,... quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5577:2012 “Tiêu chuẩn thiết kế rạp chiếu phim, Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 về Phương tiện PCCC cho nhà và công trình và các quy định khác có liên quan.

- Suất vốn đầu tư rạp chiếu phim được tính bình quân cho 1 chỗ ngồi của khán giả.

- Suất vốn đầu tư rạp chiếu phim bao gồm:

+ Chi phí xây dựng dựng (bao gồm chi phí phần ngầm công trình, kết cấu phần thân, phần kiến trúc, hoàn thiện, hệ thống kỹ thuật (điện, nước, thông gió, báo cháy, chữa cháy)) công trình chính, các hạng mục công trình phục vụ.

+ Chi phí trang, thiết bị phục vụ khán giả và phòng làm việc của nhân viên như: máy điều hoà nhiệt độ, quạt điện và các thiết bị khác.

- Suất vốn đầu tư nêu trên chưa bao gồm chi phí xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và chi phí cho phần ngoại thất bên ngoài công trình.

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 23. Suất vốn đầu tư xây dựng rạp chiếu phim

Đơn vị tính: 1.000 đ/chỗ ngồi

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

11242.01

300 đến < 400 chỗ

39.667

27.299

8.610

11242.02

400 đến < 600 chỗ

38.735

26.640

8.428

11242.03

600 đến < 800 chỗ

37.768

25.945

8.246

11242.04

800 đến 1.000 chỗ

37.181

25.427

8.064

Ghi chú:

Tỷ trọng của các phần chi phí trong suất vốn đầu tư công trình rạp chiếu phim như sau:

- Tỷ trọng chi phí cho công trình chính: 80 - 90%

- Tỷ trọng chi phí cho các hạng mục công trình phục vụ: 20 - 10%

 

2.4.3. Bảo tàng, thư viện, triển lãm

3. Thuyết minh

- Suất vốn đầu tư các công trình bảo tàng, thư viện, triển lãm được tính toán với các yêu cầu về khu đất xây dựng, quy hoạch tổng mặt bằng, giải pháp thiết kế,... quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4319: 2012 Nhà và công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế”, TCVN 4601:2012 “Công sở cơ quan hành chính nhà nước - Yêu cầu thiết kế”, Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 về Phương tiện PCCC cho nhà và công trình và các quy định khác có liên quan.

- Suất vốn đầu tư bảo tàng, triển lãm, thư viện được tính bình quân cho 1 m2 diện tích sàn xây dựng.

- Suất vốn đầu tư bảo tàng, triển lãm, thư viện bao gồm:

+ Chi phí xây dựng dựng (bao gồm chi phí phần ngầm công trình, kết cấu phần thân, phần kiến trúc, hoàn thiện, hệ thống kỹ thuật (điện, nước, thông gió, báo cháy, chữa cháy)) công trình chính (nhà bảo tàng, phòng đọc, phòng trưng bày,...) và các hạng mục phục vụ (kho, nhà vệ sinh,...).

+ Chi phí trang, thiết bị phục vụ như: máy điều hoà nhiệt độ, quạt điện, các thiết bị khác.

- Suất vốn đầu tư công trình trên chưa bao gồm chi phí xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và chi phí cho phần ngoại thất bên ngoài công trình.

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 24. Suất vốn đầu tư xây dựng bảo tàng, thư viện, triển lãm

Đơn vị tính: 1.000 đ/m2 sàn

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

11243.01

Bảo tàng

20.918

16.281

2.838

11243.02

Thư viện

14.884

11.654

1.928

11243.03

Triển lãm

17.955

13.985

2.431

Ghi chú:

Tỷ trọng của các phần chi phí trong suất vốn đầu tư công trình trên như sau:

- Tỷ trọng chi phí cho công trình chính: 80 - 90%

- Tỷ trọng chi phí cho các hạng mục công trình phục vụ: 20 - 10%

 

2.5. Công trình dịch vụ

a. Thuyết minh

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình khách sạn được tính toán phù hợp với công trình khách sạn từ 1 sao đến 5 sao theo các quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015 "Khách sạn - xếp hạng", Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 về Phương tiện PCCC cho nhà và công trình và các quy định khác có liên quan.

- Suất vốn đầu tư xây dựng dựng công trình khách sạn được tính bình quân cho 1 giường ngủ theo năng lực phục vụ.

- Công trình của khách sạn được chia ra các khối chức năng theo tiêu chuẩn thiết kế, bao gồm:

+ Khối phòng ngủ: phòng ngủ, phòng trực của nhân viên.

+ Khối phục vụ công cộng: sảnh, phòng ăn, nhà bếp, phòng y tế, phòng giải trí, khu thể thao,...

+ Khối hành chính quản trị: phòng làm việc, phòng tiếp khách, kho, xưởng sửa chữa, chỗ nghỉ của nhân viên phục vụ, lái xe, nhà để xe, phòng giặt là, phơi sấy, trạm bơm áp lực, trạm cung cấp nước, phòng điện, các phòng phục vụ khác,...

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình khách sạn bao gồm:

+ Chi phí xây dựng (bao gồm chi phí phần ngầm công trình, kết cấu phần thân, phần kiến trúc, hoàn thiện, hệ thống kỹ thuật (điện, nước, thông gió, báo cháy, chữa cháy)) công trình chính, các công trình phục vụ (thể dục thể thao, thông tin liên lạc...) theo tiêu chuẩn quy định của từng loại khách sạn.

+ Chi phí thiết bị và trang thiết bị cần thiết phục vụ khách.

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 25. Suất vốn đầu xây dựng khách sạn

Đơn vị tính: 1.000 đ/giường

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

 

Khách sạn có tiêu chuẩn:

 

 

 

11250.01

176.034

122.667

35.696

11250.02

265.257

182.456

56.724

11250.03

544.761

391.915

98.404

11250.04

747.846

517.317

160.724

11250.05

1.046.144

749.689

192.610

Ghi chú:

Tỷ trọng các phần chi phí theo các khối chức năng trong suất vốn đầu tư như sau:

STT

Khối chức năng

Khách sạn

(%)

Khách sạn

(%)

Khách sạn

(%)

Khách sạn

(%)

Khách sạn

(%)

1

Khối phòng ngủ

50 - 55

60 - 65

60 - 65

70 - 75

70 - 75

2

Khối phục vụ công cộng

30 - 25

25 - 30

25 - 30

20

25 - 20

3

Khối hành chính - quản trị

20

15 - 5

15 - 5

10 - 5

5

 

2.6. Trụ sở, văn phòng làm việc

a. Thuyết minh

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình Trụ sở, văn phòng làm việc được tính toán theo các yêu cầu, quy định về phân loại Trụ sở, các giải pháp thiết kế, phòng cháy chữa cháy, yêu cầu kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật điện, vệ sinh,... quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601:2012 “Công sở cơ quan hành chính nhà nước - Yêu cầu thiết kế, Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 về Phương tiện PCCC cho nhà và công trình và các quy định khác có liên quan.

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình Trụ sở, văn phòng làm việc được tính bình quân cho 1m2 diện tích sàn xây dựng.

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình Trụ sở, văn phòng làm việc bao gồm:

+ Chi phí xây dựng dựng các phòng làm việc, các phòng phục vụ công cộng và kỹ thuật như: phòng làm việc, phòng khách, phòng họp, phòng thông tin, lưu trữ, thư viện, hội trường,...

+ Chi phí xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ và phục vụ gồm: thường trực, khu vệ sinh, y tế, căng tin, quầy giải khát, kho dụng cụ, kho văn phòng phẩm, chỗ để xe.

+ Chi phí xây dựng bao gồm chi phí phần ngầm công trình, kết cấu phần thân, phần kiến trúc, hoàn thiện, hệ thống kỹ thuật (điện, nước, thông gió, báo cháy, chữa cháy) các công trình chính và các hạng mục phụ trợ và phục vụ.

+ Chi phí thiết bị gồm các chi phí mua sắm, lắp đặt thang máy, trạm biến áp và các thiết bị phục vụ vận hành, máy bơm cấp nước, phòng cháy chống cháy và trang thiết bị văn phòng như điều hoà nhiệt độ cục bộ, quạt điện,...

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình Trụ sở, văn phòng làm việc chưa bao gồm chi phí xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và chi phí cho phần ngoại thất bên ngoài công trình, trang thiết bị nội thất đồ rời, hệ thống kỹ thuật tiên tiến như hệ thống điều hòa không khí trung tâm, hệ thống BMS,...

- Suất vốn đầu tư công trình ở Bảng 26 tính cho công trình Trụ sở, văn phòng làm việc trong trường hợp có xây dựng tầng hầm được xác định cho tầng hầm sử dụng làm khu đỗ xe và diện tích xây dựng tầng hầm tương đương với diện tích xây dựng tầng nổi. Trường hợp xây dựng tầng hầm có phần diện tích mở rộng, sử dụng như hướng dẫn của phần nhà chung cư cao tầng.

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 26. Suất vốn đầu tư xây dựng Trụ sở, văn phòng làm việc

Đơn vị tính: 1.000 đ/m2 sàn

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

11260.01

Stầng 5 không có tầng hầm

9.392

7.261

1.194

 

Có 1 tầng hầm

10.417

8.053

1.324

 

Có 2 tầng hầm

11.375

8.793

1.446

 

Có 3 tầng hầm

12.424

9.605

1.580

 

Có 4 tầng hầm

13.497

10.433

1.716

 

Có 5 tầng hầm

14.583

11.273

1.854

11260.02

5 < Số tầng 7 không tầng hầm

10.370

8.162

1.386

 

Có 1 tầng hầm

11.017

8.670

1.472

 

Có 2 tầng hầm

11.695

9.204

1.562

 

Có 3 tầng hầm

12.502

9.839

1.671

 

Có 4 tầng hầm

13.372

10.524

1.786

 

Có 5 tầng hầm

14.287

11.244

1.909

11260.03

7 < Số tầng 15 không có tầng hầm

12.155

9.100

1.620

 

Có 1 tầng hầm

12.461

9.330

1.661

 

Có 2 tầng hầm

12.847

9.619

1.712

 

Có 3 tầng hầm

13.378

10.016

1.783

 

Có 4 tầng hầm

13.997

10.478

1.865

 

Có 5 tầng hầm

14.685

10.994

1.958

Ghi chú:

Tỷ trọng của các phần chi phí trong suất vốn đầu tư công trình như sau:

- Tỷ trọng chi phí phần ngầm công trình: 15 - 30%

- Tỷ trọng chi phí phần kết cấu thân công trình: 30 - 40%

- Tỷ trọng chi phí phần kiến trúc, hoàn thiện, hệ thống kỹ thuật trong CT: 55 - 30%

 

2.7. Công trình đa năng

a. Thuyết minh

- Công trình đa năng (công trình hỗn hợp) là công trình có nhiều công năng sử dụng khác nhau (ví dụ: một công trình được thiết kế sử dụng làm chung cư, khách sạn và văn phòng là công trình đa năng).

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đa năng được tính toán theo các yêu cầu và quy định về giải pháp kiến trúc, kết cấu, điện, phòng cháy chữa cháy,... quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4451:2012 "Nhà - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế", Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 về Phương tiện PCCC cho nhà và công trình và các quy định khác có liên quan.

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đa năng bao gồm các chi phí cần thiết để xây dựng công trình tính trên 1 m2 diện tích sàn xây dựng

- Chi phí xây dựng bao gồm chi phí phần ngầm công trình, kết cấu phần thân, phần kiến trúc, hoàn thiện, hệ thống kỹ thuật (điện, nước, thông gió, báo cháy, chữa cháy)

- Chi phí thiết bị bao gồm các chi phí mua sắm, lắp đặt thang máy, trạm biến áp và các thiết bị phục vụ vận hành, máy bơm cấp nước, phòng cháy chống cháy.

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đa năng chưa bao gồm chi phí xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và chi phí cho phần ngoại thất bên ngoài công trình, hệ thống kỹ thuật tiên tiến như hệ thống điều hòa không khí trung tâm, hệ thống BMS,...

- Suất vốn đầu tư công trình ở Bảng 27 tính cho công trình đa năng trong trường hợp có xây dựng tầng hầm được xác định cho tầng hầm sử dụng làm khu đỗ xe. Trường hợp xây dựng tầng hầm có phần diện tích sử dụng là khu thương mại thì được điều chỉnh bổ sung hoặc loại trừ chi phí theo yêu cầu thực tế.

- Suất vốn đầu tư công trình ở Bảng 27 tính cho công trình đa năng có diện tích xây dựng tầng hầm tương đương với diện tích xây dựng tầng nổi. Trường hợp xây dựng tầng hầm có diện tích xây dựng lớn hơn diện tích xây dựng tầng nổi thì suất vốn đầu tư xây dựng tầng hầm của phần mở rộng được xác định như hướng dẫn của công trình nhà chung cư.

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 27. Suất vốn đầu tư công trình đa năng

Đơn v tính: 1.000 đ/m2 sàn

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

11270.01

S tầng 5 không có tầng hầm

8.093

7.019

480

 

Có 1 tầng hầm

9.362

8.120

555

 

Có 2 tầng hầm

10.498

9.105

622

 

Có 3 tầng hầm

11.684

10.135

693

 

Có 4 tầng hầm

12.865

11.158

762

 

Có 5 tầng hầm

14.040

12.178

832

11270.02

5 < số tầng 7 không có tầng hầm

10.417

8.352

874

 

Có 1 tầng hầm

11.069

8.874

928

 

Có 2 tầng hầm

11.753

9.422

986

 

Có 3 tầng hầm

12.566

10.074

1.054

 

Có 4 tầng hầm

13.441

10.776

1.128

 

Có 5 tầng hầm

14.363

11.515

1.205

11270.03

7 < số tng 10 không có tầng hầm

10.735

8.732

906

 

Có 1 tầng hầm

11.181

9.095

943

 

Có 2 tầng hầm

11.684

9.506

986

 

Có 3 tầng hầm

12.316

10.019

1.040

 

Có 4 tầng hầm

13.022

10.593

1.099

 

Có 5 tầng hầm

13.788

11.216

1.164

11270.04

10 < số tầng 15 không có tầng hầm

11.217

9.342

1.236

 

Có 1 tầng hầm

11.501

9.578

1.268

 

Có 2 tầng hầm

11.846

9.866

1.305

 

Có 3 tầng hầm

12.302

10.245

1.356

 

Có 4 tầng hầm

12.832

10.687

1.415

 

Có 5 tầng hầm

13.427

11.181

1.480

11270.05

15 < số tầng ≤ 20 không có tầng hầm

12.493

9.837

1.470

 

Có 1 tầng hầm

12.647

9.958

1.489

 

Có 2 tầng hầm

12.860

10.125

1.514

 

Có 3 tầng hầm

13.170

10.370

1.551

 

Có 4 tầng hầm

13.551

10.670

1.596

 

Có 5 tầng hầm

13.995

11.020

1.648

11270.06

20 < số tầng 24 không có tầng hầm

13.917

10.954

1.642

 

Có 1 tầng hầm

13.999

11.018

1.651

 

Có 2 tầng hầm

14.136

11.126

1.667

 

Có 3 tầng hầm

14.364

11.306

1.694

 

Có 4 tầng hầm

14.660

11.539

1.729

 

Có 5 tầng hầm

15.017

11.820

1.771

11270.07

24 < s tầng 30 không có tầng hầm

14.611

11.513

1.726

 

Có 1 tầng hầm

14.655

11.547

1.732

 

Có 2 tầng hầm

14.746

11.618

1.742

 

Có 3 tầng hầm

14.914

11.751

1.763

 

Có 4 tầng hầm

15.142

11.930

1.789

 

Có 5 tầng hầm

15.423

12.152

1.823

11270.08

30 < số tầng 35 không có tầng hầm

15.963

12.388

2.046

 

Có 1 tầng hầm

15.988

12.407

2.050

 

Có 2 tầng hầm

16.057

12.461

2.058

 

Có 3 tầng hầm

16.199

12.571

2.076

 

Có 4 tầng hầm

16.397

12.724

2.102

 

Có 5 tầng hầm

16.646

12.919

2.134

11270.09

35 < s tầng 40 không có tầng hầm

17.133

13.214

2.292

 

Có 1 tầng hầm

17.143

13.221

2.293

 

Có 2 tầng hầm

17.195

13.261

2.300

 

Có 3 tầng hầm

17.315

13.353

2.316

 

Có 4 tầng hầm

17.487

13.487

2.339

 

Có 5 tầng hầm

17.711

13.659

2.369

11270.10

40 < số tầng 45 không có tầng hầm

18.313

14.026

2.537

 

Có 1 tầng hầm

18.319

14.030

2.537

 

Có 2 tầng hầm

18.365

14.065

2.543

 

Có 3 tầng hầm

18.474

14.149

2 559

 

Có 4 tầng hầm

18.636

14.272

2.581

 

Có 5 tầng hầm

18.845

14.433

2.610

11270.11

45 < s tng 50 không có tng hm

19.482

14.850

2.793

 

Có 1 tầng hầm

19.484

14.853

2.793

 

Có 2 tầng hầm

19.526

14.883

2.798

 

Có 3 tầng hầm

19.628

14.961

2.813

 

Có 4 tầng hầm

19.780

15.077

2.835

 

Có 5 tầng hầm

19.978

15.228

2.864

Ghi chú:

Tỷ trọng của các phần chi phí trong suất vốn đầu tư công trình xây dựng như sau:

- Tỷ trọng chi phí phần ngầm công trình: 15 - 30%

- Tỷ trọng chi phí phần kết cấu thân công trình: 30 - 40%

- Tỷ trọng chi phí phần kiến trúc, hoàn thiện, hệ thống kỹ thuật trong CT: 55 - 30%

 

CHƯƠNG II: SUẤT VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP

1. CÔNG TRÌNH SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG, SẢN PHẨM XÂY DỰNG

1.1. Nhà máy sản xuất clinker, xi măng

a. Thuyết minh

- Suất vốn đầu tư được tính bình quân cho 1 tn xi măng PC30.

- Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xi măng bao gồm:

+ Chi phí xây dựng công trình sản xuất chính và các m khai thác nguyên liệu; hệ thống phục vụ kỹ thuật; hệ thống kỹ thuật phụ trợ.

+ Chi phí thiết bị gồm chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị dây chuyền sản xuất chính, thiết bị khai thác các mỏ, thiết bị phục vụ, phụ trợ, vận chuyn. Chi phí thiết bị và dây chuyền công nghệ được tính theo giá nhập khẩu thiết bị toàn bộ từ các nước Châu Âu.

- Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xi măng chưa tính đến chi phí xây dựng các hạng mục nằm ngoài công trình như: cảng xuất sản phẩm, đường ra cng, trạm biến thế...

b. Suất vốn đầu tư

Bng 28. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất clinker, xi măng

Đơn vị tính: 1.000 đ/tấn

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

 

Nhà máy sản xuất xi măng công nghệ lò quay, công suất

 

 

 

12110.01

từ 1,2 triệu đến 1,5 triệu tn/năm

4.018

1.788

1.730

12110.02

từ 2 triệu đến 2,5 triệu tn/năm

4.054

1.844

1.678

Ghi chú:

Tỷ trọng chi phí giữa công trình chính so với hạng mục công trình phục vụ, phụ tr trong sut vn đầu tư như sau:

- Chi phí xây dng:

+ Tỷ trọng chi phí công trình sản xuất chính: 65 - 70%

+ Tỷ trọng chi phí công trình phục vụ, phụ tr: 35 - 30%

- Chi phí thiết bị:

+ Tỷ trọng chi phí thiết bị sản xuất chính: 70 - 75%

+ Tỷ trọng chi phí thiết bị phục vụ, phụ tr: 30 - 25%

 

1.2. Nhà máy sản xuất hỗn hợp bê tông và cấu kiện bê tông

a. Thuyết minh

- Suất vốn đầu tư được tính bình quân cho 1 m3 sản phẩm quy đổi.

- Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn, trạm trộn bê tông bao gồm:

+ Chi phí xây dựng công trình nhà sản xuất chính, các công trình phục vụ, phụ trợ;

+ Chi phí mua sắm, lắp đặt các thiết bị của dây chuyền sản xuất chính, các thiết bị phục vụ, phụ trợ. Chi phí thiết bị chính và dây chuyn công nghệ được tính theo giá nhập khẩu thiết bị toàn bộ từ các nước Châu Âu.

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà máy sản xuất cấu kiện bê ng đúc sẵn, trạm trộn bê tông chưa tính đến các chi phí xây dựng các hạng mục nằm ngoài công trình như: đưng giao thông, trạm biến thế,…

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 29. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn và trạm trộn bê tông

Đơn vị tính: 1.000 đ/m3

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

 

Công trình trạm trộn bê tông thương phẩm, công suất

 

 

 

12120.01

30 m3/giờ

439.719

73.686

305.364

12120.02

60 m3/giờ

412.616

66.678

289.422

12120.03

85 m3/giờ

417.767

71.642

288.209

 

Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn, công suất

 

 

 

12120.04

30.000 m3/năm

3.603

1.633

1.393

12120.05

50.000 m3/năm

3.418

1.566

1.308

12120.06

100.000 m3/năm

3.255

1.488

1.245

12120.07

Dây chuyền sản xuất bê tông xốp công suất 120.000 m3/năm

2.222

855

1.034

Ghi chú:

Tỷ trọng chi phí của các khối chính trong suất vốn đầu tư như sau:

- Tỷ trọng chi phí các công trình sản xuất chính: 70 - 75%

- Tỷ trọng chi phí các công trình phục vụ, phụ trợ: 30 - 25%

 

1.3. Nhà máy sản xuất gạch, ngói đất sét nung

a. Thuyết minh

- Suất vốn đầu tư được tính bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm gạch, ngói nung được quy đổi.

- Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch, ngói đất sét nung bao gồm:

+ Chi phí xây dựng các công trình sản xuất chính, các công trình phục vụ, phụ trợ; hệ thống kỹ thuật như đường giao thông nội bộ, cp điện, nước,...

+ Chi phí mua sắm, lắp đặt các thiết bị của dây chuyền sản xuất, các thiết bị phụ trợ, phục vụ. Chi phí thiết bị chính và dây chuyền công nghệ được tính theo giá nhập khẩu thiết bị toàn bộ từ các nước Châu Âu.

- Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch, ngói đất sét nung chưa tính đến chi phí xây dựng các hạng mục nằm ngoài công trình như: cảng xuất sản phẩm, đường giao thông, trạm biến thế,...

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 30. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch, ngói đất sét nung

Đơn vị tính: đ/viên

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

 

Nhà máy gạch, ngói công suất

 

 

 

12130.01

15 triệu viên/năm

1.690

922

591

12130.02

20 triệu viên/năm

1.570

822

559

12130.03

30 triệu viên/năm

1.526

800

538

12130.04

60 triệu viên/năm

1.494

788

528

Ghi chú:

Tỷ trọng chi phí giữa công trình chính so với hạng mục công trình phục vụ, ph trợ trong suất vốn đầu tư như sau:

- Chi phí xây dựng:

+ Tỷ trọng chi phí công trình sản xuất chính: 70 - 75%

+ Tỷ trọng chi phí công trình phục vụ, phụ trợ: 30 - 25%

- Chi phí thiết bị:

+ Tỷ trọng chi phí thiết bị sản xuất chính: 85 - 90%

+ T trng chi phí thiết bị phc vụ, phụ trợ: 15 - 10%

 

1.4. Nhà máy sản xuất gạch ốp, lát

a. Thuyết minh

- Suất vốn đầu tư được tính bình quân cho 1 m2 sản phẩm gạch ốp, lát được quy đổi.

- Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch, ốp lát Ceramic, gạch Granite bao gồm:

+ Chi phí xây dựng các công trình sản xuất chính, các công trình phục vụ, phụ trợ; hệ thống kỹ thuật như đường giao thông nội bộ, cấp điện, nước...

+ Chi phí mua sắm, lắp đặt các thiết bị của dây chuyền sản xuất, các thiết bị phụ trợ, phục vụ. Chi phí thiết bị chính và dây chuyền công nghệ được tính theo giá nhập khẩu thiết bị và dây chuyền công nghệ của các nước Châu Âu.

- Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch ốp, lát Ceramic, gạch Granite chưa tính đến các chi phí xây dựng các hạng mục nằm ngoài công trình như: cng, đường giao thông, trạm biến thế,…

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 31. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch ốp, lát Ceramic và gạch Granite

Đơn vị tính: đ/m2 sản phẩm

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

 

Nhà máy gạch ốp, lát Ceramic công suất

 

 

 

12140.01

1 triệu m2 SP/năm

120.060

41.957

63.166

12140.02

từ 1,5 đến 2 triệu m2 SP/năm

114.317

40.247

59.821

12140.03

từ 3 đến 4 triệu m3 SP/năm

116.801

42.512

59.663

 

Nhà máy gạch ốp, lát Granite công suất

 

 

 

12140.04

1 triệu m2 SP/năm

170.947

65.678

83.613

12140.05

từ 1,5 đến 2 triệu m2 SP/năm

162.620

62.069

79.984

12140.06

t 3 đến 4 triệu m2 SP/năm

155.097

59.615

75.848

Ghi chú:

Tỷ trọng chi phí giữa công trình chính so với hạng mục công trình phục vụ, phụ trợ trong suất vốn đầu tư như sau:

- Chi phí xây dựng:

+ Tỷ trọng chi phí công trình sản xuất: 70 - 75%

+ Tỷ trọng chi phí công trình phục vụ, phụ trợ: 30 - 25%

- Chi phí thiết bị:

+ Tỷ trọng chi phí thiết bị sản xuất chính: 85 - 90%

+ Tỷ trọng chi phí thiết bị phục vụ, phụ trợ: 15 - 10%

 

1.5. Nhà máy sản xuất sứ vệ sinh

a. Thuyết minh

- Suất vốn đầu tư được tính bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm quy đổi.

- Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sứ vệ sinh bao gồm:

- Chi phí xây dựng các công trình sản xuất chính, các công trình phục vụ, phụ trợ; hệ thống kỹ thuật như đường giao thông nội bộ, cấp điện, nước,...

+ Chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị của các công trình sản xuất, phục vụ, phụ trợ. Chi phí thiết bị chính và dây chuyền công nghệ được tính theo giá nhập khẩu thiết bị toàn bộ từ các nước Châu Âu.

- Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sứ vệ sinh chưa tính đến chi phí xây dựng các hạng mục nằm ngoài công trình như: đường giao thông, trạm biến thế,...

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 32. Suất vốn đu tư xây dựng nhà máy sản xuất sứ vệ sinh

Đơn vị tính: 1.000 đ/sản phẩm

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

12150.01

Nhà máy sứ vệ sinh công suất 300.000 sản phẩm/năm

670

211

359

12150.02

Nhà máy sứ vệ sinh công suất 400.000 sản phẩm/năm

638

200

327

12150.03

Nhà máy sản xuất phụ kiện sứ vệ sinh công suất t 350.000 đến 500.000 sản phẩm/năm

495

111

295

Ghi chú:

Tỷ trọng chi phí giữa công trình chính so với hạng mục công trình phục vụ, phụ trợ trong suất vốn đầu tư như sau:

- Chi phí xây dựng:

+ Tỷ trọng chi phí công trình sản xuất chính: 60 - 65%

+ Tỷ trọng chi phí công trình phục vụ, phụ trợ: 40 - 35%

- Chi phí thiết bị:

+ Tỷ trọng chi phí thiết bị sản xuất chính: 85 - 90%

+ Tỷ trọng chi phí thiết bị phục vụ, phụ trợ: 15 - 10%

 

1.6. Nhà máy sản xuất kính xây dựng

a. Thuyết minh

- Suất vốn đầu tư được tính bình quân cho 1 m2 sn phm quy đổi.

- Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất kính ni bao gồm:

+ Chi phí xây dựng các công trình sản xuất chính, các công trình phục vụ, phụ trợ; hệ thống kỹ thuật như đường giao thông nội bộ, cấp điện, nước,...

+ Chi phí mua sắm lắp đặt thiết bị của các công trình sản xuất, phục vụ, phụ trợ. Chi phí thiết bị chính và dây chuyền công nghệ được tính theo giá nhập khẩu thiết bị toàn bộ các nước Châu Âu.

- Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất kính nổi chưa tính đến các chi phí xây dựng các hạng mục nằm ngoài công trình như: đường giao thông, trạm biến thế,...

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 33. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất kính xây dựng

Đơn vị tính: đ/m2 sản phẩm

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

 

Nhà máy sản xuất kính nổi công suất

 

 

 

12160.01

18 triệu m2 SP/năm
(300 tấn thủy tinh/ngày)

101.507 

31.640

57.796

12160.02

27 triệu m2 SP/năm
(500 tn thủy tinh/ngày)

101.308 

28.741

60.739

Ghi chú:

Tỷ trọng chi phí giữa công trình chính so với hạng mục công trình phục vụ, phụ trợ trong suất vốn đầu tư như sau:

- Chi phí xây dựng:

+ Tỷ trọng chi phí công trình sản xuất chính: 65 - 70%

+ Tỷ trọng chi phí công trình phục vụ, phụ trợ: 35 - 30%.

- Chi phí thiết bị:

+ Tỷ trọng chi phí thiết bị sản xuất chính: 80 - 85%.

+ Tỷ trọng chi phí thiết bị phụ trợ: 20 - 15%.

 

1.7. Nhà máy sản xuất vật liệu chịu lửa

a. Thuyết minh

- Suất vốn đầu tư được tính bình quân cho 1 tấn sản phẩm quy đổi.

- Suất vốn đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất vật liệu chịu lửa bao gồm:

+ Chi phí xây dựng công trình sản xuất chính, các công trình phục vụ, phụ trợ;

+ Chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị của các công trình sản xuất chính, phục vụ, phụ trợ. Chi phí thiết bị chính và dây chuyền công nghệ được tính theo giá nhập khẩu thiết bị toàn bộ t các nước Châu Âu.

- Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu chịu lửa chưa tính đến chi phí xây dựng các hạng mục nằm ngoài công trình như đường giao thông, trạm biến thế...

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 34. Suất vốn đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất vật liệu chịu lửa

Đơn vị tính: 1.000 đ/tấn

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

12170.01

Nhà máy sản xuất vật liệu chịu lửa kim tính, công suất 16.000 tn/năm.

32.739

11.461

17.324

12170.02

Lò nung gạch chu la cao Alumin, công suất từ 6.000 đến 13.000 tn/năm.

9.604

2.454

5.961

Ghi chú:

Tỷ trọng chi phí giữa công trình chính so với hạng mục công trình phục vụ, phụ trợ trong suất vốn đầu tư như sau:

- Chi phí xây dựng:

+ Tỷ trọng chi phí công trình sản xuất chính: 85 - 90%

+ Tỷ trọng chi phí công trình phục vụ, phụ trợ: 15 - 10%

- Chi phí thiết bị:

+ Tỷ trọng chi phí thiết bị sản xuất chính: 70 - 75%

+ Tỷ trọng chi phí thiết bị phục vụ, phụ trợ: 30 - 25%

 

2. CÔNG TRÌNH LUYỆN KIM VÀ CƠ KHÍ CHẾ TẠO

2.1. Nhà máy luyện kim

a. Thuyết minh

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình được tính bình quân cho 1 tấn sản phẩm phôi thép, hoặc tấn thép quy ước.

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà máy luyện kim bao gồm:

+ Chi phí xây dựng các công trình sn xuất chính, công trình phụ trợ và phục vụ; hệ thống kỹ thuật: đường giao thông nội bộ, chi phí phòng cháy chữa cháy, cấp điện, cấp nước.

+ Chi phí thiết bị bao gồm chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị, máy móc và dây chuyền sản xuất chính và các thiết bị phụ trợ, phục vụ; chi phí chạy thử thiết bị. Chi phí thiết bị được tính theo giá nhập khẩu thiết bị toàn bộ từ các nước Châu Âu.

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà máy luyện kim chưa tính đến các chi phí đầu tư xây dựng các hạng mục công trình nằm ngoài hàng rào nhà máy như: đường giao thông, trạm biến áp.

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 35. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà máy luyện kim

Đơn vị tính: 1.000 đ/tn sản phẩm

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

12210.01

Nhà máy luyện phôi thép, công suất 300.000 tấn/năm

1.561

345

1.066

12210.02

Nhà máy luyện cán, kéo thép xây dựng, công suất 250.000 tn/năm

2.326

507

1.583

Ghi chú:

Tỷ trọng chi phí giữa công trình sản xuất chính và công trình phục vụ, phụ trợ như sau:

- Chi phí xây dựng:

+ Tỷ trọng các công trình sản xuất chính: 70 - 75%.

+ Tỷ trọng các công trình phục vụ, phụ trợ: 30 - 25%.

- Chi phí thiết bị:

+ Tỷ trọng thiết bị sản xuất: 80 - 85%.

+ Tỷ trọng thiết bị phục vụ, phụ trợ: 20 - 15%.

 

3. CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ

3.1. Kho xăng dầu

a. Thuyết minh

- Suất vốn đầu tư xây dựng kho xăng dầu được tính toán theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4317:1986 “Nhà kho - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế”, TCVN 5307:2009 “Kho dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ - Tiêu chuẩn thiết kế”.

- Suất vốn đầu tư được tính bình quân cho 1 m3 sức chứa của kho.

- Suất vốn đầu tư xây dựng kho xăng dầu bao gồm:

+ Chi phí xây dựng nhà kho và các hạng mục công trình phục vụ như: nhà vệ sinh, đường giao thông nội bộ, hệ thống phòng cháy chữa cháy, cấp điện, cp nước.

+ Chi phí thiết bị gồm chi phí thiết bị sản xuất, thiết bị vận chuyển hàng hóa theo dây chuyền công nghệ, thiết bị phòng cháy chữa cháy, các thiết bị khác.

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 36. Suất vốn đầu tư xây dựng kho xăng dầu

Đơn vị tính: 1.000 đ/m3

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

12310.01

Kho xăng dầu xây dựng ngoài tri sc chứa 20.000m3

8.498 

5.867

2.121

 

4. CÔNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG

4.1. Công trình nhà máy nhiệt điện

a. Thuyết minh

Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà máy nhiệt điện được tính toán theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN số 4604:2012 Xí nghiệp công nghiệp- Nhà sản xuất- Tiêu chuẩn thiết kế và Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 v Phương tiện PCCC cho nhà và công trình. Đường dây và trạm biến áp được tính trên cơ sở tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành điện, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN số 5308:1991 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng, TCVN số 5847:2016 "Cột điện bê tông cốt thép ly tâm".

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà máy nhiệt điện được tính cho một đơn vị công suất lắp đặt máy phát điện (tính cho 1 kW).

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà máy nhiệt điện bao gồm:

+ Chi phí xây dựng các hạng mục chính của nhà máy như: nhà tua bin, nhà điều khiển trung tâm, trạm biến áp, hệ thống cung cấp than, hệ thống cung cấp đá vôi, hệ thống thải tro xỉ, hệ thống cấp dầu, hệ thống cấp thoát nước ... và chi phí xây dựng các hạng mục phụ trợ.

+ Chi phí thiết bị bao gồm toàn bộ chi phí mua sắm và lắp đặt các thiết bị của nhà máy, các thiết bị thuộc hệ thống phân phối cao áp, hệ thống điện tự dùng, hệ thống điều khiển, đo lường và bảo vệ và các thiết bị phụ trợ khác.

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 37. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà máy nhiệt điện

Đơn vị tính: 1.000 đ/kW

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

 

Nhà máy nhiệt điện công suất

 

 

 

12410.01

330.000 kW

26.407

8.397

14.655

12410.02

600.000 kW

25.512

7.940

14.359

4.2. Công trình nhà máy thủy điện

a. Thuyết minh

- Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện được tính toán theo QCVN 04-05:2022/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia công trình thủy lợi- Các quy định chủ yếu về thiết kế; TCVN 4604:2012 Xí nghiệp công nghiệp- Nhà sản xuất- Tiêu chuẩn thiết kế và các tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành điện.

- Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện được tính cho một đơn vị công suất lắp đặt máy phát điện (1 kW).

- Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện bao gồm:

+ Chi phí xây dựng các hạng mục công trình chính như tuyến đầu mối (đập đất, đập tràn), tuyến năng lượng (cửa lấy nước, đường hầm dẫn nước, tháp điều áp, đường ống áp lực, nhà máy, kênh xả, trạm phân phối điện...); Các hạng mục tạm và dẫn dòng thi công (đê quây, các công trình phục vụ thi công tuyến năng lượng...); chi phí xây dựng hệ thống quan trắc, hệ thống điều hòa, thông gió, các hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt, hệ thống chiếu sáng, hệ thống chống sét, hệ thống báo cháy và chữa cháy…. các công trình phụ trợ của nhà máy.

+ Chi phí thiết bị bao gồm toàn bộ chi phí mua sắm, lắp đặt, thí nghiệm và hiệu chỉnh các thiết bị chính, các thiết bị phụ trợ như: thiết bị cơ khí thuỷ công, thiết bị cơ điện, các thiết bị phục vụ chung của nhà máy.

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 38. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà máy thủy điện

Đơn vị tính: 1.000 đ/kW

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

 

Nhà máy thủy điện công suất

 

 

 

12420.01

60.000 - 150.000 kW

34.292

15.953

13.610

12420.02

200.000 - 400.000 kW

29.194

12.705

12.597

12420.03

500.000 - 700.000 kW

23.093

10.636

9.295

4.3. Đường dây và trạm biến áp

4.3.1. Đường dây tải điện

a. Thuyết minh

- Suất vốn đầu tư xây dựng đường dây tải điện được tính toán theo các tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN số 5847:2016 “Cột điện bê tông cốt thép ly tâm”, TCVN 5308: 1991 “Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng” và các quy định hiện hành liên quan khác.

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đường dây tải điện được tính bình quân cho 1 km chiều dài đường dây.

- Chi phí xây dựng công trình đường dây tải điện gồm: Chi phí dây dẫn, cách điện và các phụ kiện cách điện, các vật liệu nối đất (sử dụng cọc tia hỗn hợp loại RC2), xà, cột bê tông ly tâm, móng cột, và chi phí các biển báo hiệu, chỉ dẫn đường dây, chi phí thí nghiệm và hiệu chỉnh.

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đường dây tải điện chưa tính đến các chi phí lắp đặt tủ điện, thiết bị điện cao thế và các hạng mục công trình phụ trợ phục vụ thi công đường dây.

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 39. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đường dây tải điện

Đơn vị tính: 1.000 đ/km

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

 

Đường dây trn 6-10-22 KV, dây nhôm lõi thép

 

 

 

12431.01

AC - 35

130.100

115.095

 

12431.02

AC - 50

159.347

140.969

 

12431 03

AC - 70

244.596

216.383

 

12431.04

AC - 95

291.950

258.285

 

 

Đưng dây trn 22 KV, dây hp kim nhôm

 

 

 

12431.05

AAC - 70

304.770

269.625

 

12431.06

AAC - 95

395.307

349.727

 

 

Đường dây trn 35 KV, dây nhôm lõi thép

 

 

 

12431.07

AC - 50

248.768

220.085

 

12431.08

AC - 70

270.224

239.062

 

12431.09

AC - 95

322.490

285.288

 

12431 10

AC - 120

393.356

347.988

 

 

Đường dây trần 110KV, dây nhôm lõi thép, 1 mạch

 

 

 

12431.11

AC - 150

1.028.806

899.046

 

12431.12

AC - 185

1.220.137

1.066.242

 

12431.13

AC - 240

1.381.212

1.207.000

 

 

Đường dây trn 110KV, dây nhôm lõi thép, 2 mạch

 

 

 

12431.14

AC - 150

1.645.596

1 438.025

 

12431.15

AC - 185

1.975.147

1.726.015

 

12431.16

AC - 240

2.548.073

2.226.688

 

4.3.2. Đường dây cáp điện hạ thế 0,4 kV

a. Thuyết minh

- Suất vốn đầu tư xây dựng đường dây cáp điện hạ thế 0,4kV được tính toán theo các tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN số 5847:2016 "Cột điện bê tông cốt thép ly tâm", TCVN 5308:1991 “Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng" và các quy định hiện hành liên quan khác.

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đường dây cáp điện hạ thế 0,4kV được tính bình quân cho 1 km chiều dài cáp.

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đường dây cáp điện hạ thế 0,4kV bao gồm chi phí xây dựng gồm: Chi phí dây dẫn, cách điện và các phụ kiện cách điện, các vật liệu nối đất, cột bê tông ly tâm, móng cột, và chi phí các biển báo hiệu, chỉ dẫn đường dây, chi phí thí nghiệm.

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đường dây cáp điện hạ thế 0,4kV chưa tính đến các chi phí lắp đặt tủ điện, hòm và công tơ đo đếm, dây dẫn tới công tơ đo đếm.

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 40. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đường dây cáp điện hạ thế 0,4kV

Đơn vị tính: 1.000 đ/km cáp

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

 

Đường dây cáp điện hạ thế 0,4kV sử dụng cáp vn xoắn ABC, cột bê tông ly tâm cao 8,5m

 

 

 

12432.01

ABC 4x120

847.920

768.417

 

12432.02

ABC 4x95

752.260

681.734

 

12432.03

ABC 4x70

709.794

643.252

 

4.3.3. Đường dây tải điện trên không 220 KV

a. Thuyết minh

- Suất vốn đầu tư xây dựng đường dây tải điện được tính toán theo các tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành lưới điện, các tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN số 5847:2016 “Cột điện bê tông cốt thép ly tâm”, TCVN 5308: 1991 “Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng”; phù hợp với quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng; quản lý chất lượng do Bộ Công thương ban hành.

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đường dây tải điện 220kV được xác định theo cấp điện áp truyền tải, quy mô công trình và được tính theo đơn vị là 1 km đường dây tải điện.

- Chi phí xây dựng: gồm chi phí xây dựng móng cột và hệ thống tiếp địa; cột thép, dây dẫn, dây chống sét, cáp quang, cách điện và phụ kiện, tạ bù và các chi phí liên quan khác như chi phí thí nghiệm hiệu chỉnh tiếp địa cột, cáp quang; chi phí cho việc lắp đặt biển báo hiệu công trình vượt đường sông, vượt đường bộ.

- Kết cấu cột, loại dây dẫn của công trình như sau:

- Móng cột sử dụng loại móng trụ (khu vực địa chất tốt), móng bản (khu vực địa chất kém), móng cọc (khu vực địa chất kém, dùng cho cột vượt). Móng bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ M200; lót móng bằng bê tông M100. Hệ thống tiếp địa bằng thép φ12÷14 được liên kết với hệ thống cọc tiếp đất bằng thép hình. Thép của hệ thống tiếp địa được mạ kẽm. Liên kết móng với cột bằng hệ thống các bu lông neo có cường độ chịu kéo cao, đường kính bu lông neo từ 36÷80mm.

+ Cột có kết cấu khung giàn bằng thép hình, tiết diện vuông liên kết bằng bu lông. Cột sau gia công cơ khí được bảo vệ bằng mạ kẽm nhúng nóng đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Cột được lắp dựng tại hiện trường theo phương pháp trụ leo.

- Dây dẫn là loại dây nhôm lõi thép (ACSR) hoặc tương đương, dây chống sét bằng cáp thép, dây cáp quang để thông tin liên lạc. Cách điện và phụ kiện sử dụng loại cách điện truyền thống như sứ thủy tinh hoặc cách điện silicon.

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đường dây tải điện 220kV chưa tính đến các chi phí như:

+ Các công trình đấu nối tạm cấp điện cho khu vực phụ tải để không ảnh hưởng đến việc thi công công trình (đối với công trình cải tạo nâng cấp sử dụng hành lang tuyến của công trình cũ).

+ Chi phí tăng thêm do tuyến công trình có khoảng vượt.

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 41. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đường dây tải điện trên không 220 KV

Đơn vị tính: triệu đồng/km

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

12433.01

Đường dây 220 KV 2 mạch, dây phân pha đôi, loại dây ACSR-330/43

9.565

8.742

 

12433.02

Đường dây 220 KV 4 mạch, dây dẫn loại ACSR-400/52

10.540

9.647

 

12433.03

Đường dây 220 KV 4 mạch, dây dn loại ACSR-500/64

10.564

9.659

 

12433.04

Đường dây 220 KV 4 mạch, dây phân pha đôi, loi dây ACSR-330/43

15.193

13.924

 

12433.05

Đường dây 220 KV 6 mạch, dây phân pha đôi, loại dây ACSR-400/52

24.018

22.114

 

4.3.4. Công trình đường cáp điện ngầm khu vực thành phố

a. Thuyết minh

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đường cáp ngầm 220 kV được tính toán theo các tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành lưới điện; các tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN số 5847:2016 “Cột điện bê tông cốt thép ly tâm”. TCVN 5308: 1991 “Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng”; phù hợp với quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đường cáp ngầm 220 kV bao gồm chi phí xây dựng (xây dựng hệ thống mương cáp, hố cáp, kéo rải cáp trong ống và ổn định sợi cáp theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật) và chi phí thiết bị (chi phí lắp đặt thiết bị theo dõi và bảo vệ đường cáp cùng các chi phí liên quan khác như chi phí thí nghiệm hiệu chỉnh tiếp địa - cáp quang, chi phí cho việc lắp đặt hệ thống báo hiệu tuyến cáp).

- Công trình đường cáp ngầm 220 kV có giải pháp kỹ thuật như sau: Cáp ngầm đi trong hệ thống hào cáp, ống luồn cáp, hầm nối cáp, một số chỗ qua cầu cáp. Tuyến cáp đi qua ngầm theo đường giao thông nội đô, các sợi cáp đặt trong ống HDPE, bố trí nằm ngang đặt cách nhau 0,5m bên trong lớp bê tông bảo vệ có kích thước hình hộp 5,74m x 0,6m Hầm nối cáp bằng bê tông cốt thép kích thước 3,95m x 3,2m và chiều dài 19m. Hầm nối đất bố trí tại vị trí của hầm nối cáp với kích thước 1,21m x 0,18 x 0,74m.

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đường cáp ngầm 220 kV được tính với loại cáp ngầm có đặc tính kỹ thuật là cáp khô ruột đồng, cách điện XLPE ≤ 25mm, vỏ nhôm bằng hoặc gợn sóng đảm bảo dẫn toàn bộ dòng ngắn mạch 1 pha cực đại. Cáp số có múi cáp ≥ 5, có lớp chống thấm dọc suốt chiều dài sợi cáp. Cáp quang đo nhiệt độ gồm 2 sợi đặt trong lớp vỏ nhựa PE. Hộp nối cáp bằng composite chế tạo sẵn.

b. Suất vốn đầu tư

Bảng 42. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đường cáp ngầm 220kV, 2 mạch

Đơn vị tính: triệu đồng/km

 

 

Suất vốn đầu tư

Trong đó bao gồm

Chi phí xây dựng

Chi phí thiết bị

0

1

2

 

Đường cáp điện ngm 220kV, 2 mạch, 6 sợi cáp, tiết diện sợi cáp