Quyết định 813/QĐ-TCTHADS năm 2014 quy định tạm thời về tiêu chí xác định việc thi hành án dân sự trọng điểm do Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành
Quyết định 813/QĐ-TCTHADS năm 2014 quy định tạm thời về tiêu chí xác định việc thi hành án dân sự trọng điểm do Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành
Số hiệu: | 813/QĐ-TCTHADS | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tổng cục Thi hành án dân sự | Người ký: | Hoàng Sỹ Thành |
Ngày ban hành: | 01/12/2014 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 813/QĐ-TCTHADS |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tổng cục Thi hành án dân sự |
Người ký: | Hoàng Sỹ Thành |
Ngày ban hành: | 01/12/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 813/QĐ-TCTHADS |
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH VIỆC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRỌNG ĐIỂM
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Căn cứ Luật thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự;
Căn cứ Quyết định số 2999/QĐ-BTP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp công bố việc thành lập Tổng cục Thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 1,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Việc thi hành án dân sự được xác định là trọng điểm khi đáp ứng được một trong các tiêu chí sau:
1. Liên quan đến việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước (chính sách dân tộc, tôn giáo; xóa đói giảm nghèo; giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu..
2. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Lãnh đạo địa phương quan tâm, chỉ đạo, yêu cầu phải tập trung giải quyết dứt điểm.
3. Có quan điểm khác nhau giữa các cơ quan có trách nhiệm ở Trung ương hoặc địa phương do quy định của pháp luật chưa cụ thể, rõ ràng hoặc quy định của pháp luật còn chồng chéo, cần sự thống nhất để có biện pháp giải quyết dứt điểm.
4. Chưa nhận được sự đồng tình của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương, hoặc báo chí và các phương tiện truyền thông có uy tín đăng tải, phản ánh sự bức xúc trong dư luận xã hội về việc tổ chức thi hành án.
5. Có hoặc dự kiến sẽ có sự chống đối quyết liệt của đương sự, việc tổ chức thi hành án đã hoặc có khả năng gây ra những hậu quả nghiêm trọng (đương sự tự sát, quá khích, chống đối quyết liệt dẫn đến hậu quả làm chết, bị thương nhiều người hoặc gây tổn thất nghiêm trọng đến tài sản, người tham gia cưỡng chế...) làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị, kinh tế, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
6. Có giá trị tài sản phải thi hành lớn và có tầm quan trọng nhất định, phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của trung ương hoặc địa phương.
7. Có vi phạm pháp luật về nghiệp vụ trong quá trình tổ chức thi hành án đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận hoặc khởi tố hình sự đối với Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, cán bộ thi hành án.
8. Cần giải quyết các quyền lợi của tập thể người lao động trong trường hợp cần tổ chức cưỡng chế đối với người phải thi hành án là các doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
9. Bản án, Quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh tuyên không rõ, khó thi hành.
10. Có khiếu nại, tố cáo bức xúc kéo dài, thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đã có quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận tố cáo nhưng chưa được các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện, hoặc thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ hoặc có khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện;
b) Người khiếu nại, tố cáo có điều kiện, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, được vận dụng chính sách xã hội, tạo điều kiện hỗ trợ nhằm bảo đảm cho công dân ổn định cuộc sống, chấm dứt khiếu nại nhưng chưa hỗ trợ được do có khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
c) Đã có quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận tố cáo có hiệu lực thi hành nhưng có căn cứ cho rằng việc giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa đúng với quy định của pháp luật.
d) Đã có quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận tố cáo có hiệu lực thi hành và đã được xem xét, giải quyết tiếp nhưng đương sự tiếp tục khiếu nại.
e) Khiếu nại, tố cáo đã quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật nhưng người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận tố cáo do quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo gặp khó khăn, vướng mắc.
f) Công dân trực tiếp đến các địa điểm tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo gay gắt, thường xuyên; vụ việc có đông người khiếu nại, có dấu hiệu gây mất trật tự, an ninh cần tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm.
Điều 2.
Trên cơ sở tiêu chí tại Điều 1, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (Cục trưởng) chỉ đạo rà soát, lập danh sách việc thi hành án dân sự trọng điểm trên địa bàn trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Tổng cục trưởng) trước ngày 15 tháng 10 hàng năm để xem xét, ra quyết định phê duyệt.
Việc rà soát, lập danh sách việc thi hành án dân sự trọng điểm năm 2015 được thực hiện và trình Tổng cục trưởng trước ngày 15 tháng 01 năm 2015.
Điều 3.
1. Căn cứ danh sách việc thi hành án dân sự trọng điểm đã được phê duyệt, Cục trưởng xây dựng kế hoạch giải quyết dứt điểm các việc thi hành án dân sự trọng điểm thuộc thẩm quyền; chỉ đạo xây dựng, phê duyệt kế hoạch giải quyết dứt điểm các việc thi hành án dân sự trọng điểm thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi cục.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các đơn vị nghiệp vụ có liên quan thuộc Tổng cục theo dõi, nghiên cứu đề xuất các giải pháp chung để chỉ đạo, giải quyết các việc thi hành án dân sự trọng điểm. Trường hợp cần thiết, xây dựng kế hoạch giúp Tổng cục trưởng xem xét, chỉ đạo giải quyết hoặc đề xuất Lãnh đạo Bộ Tư pháp, liên ngành Trung ương xem xét, chỉ đạo giải quyết đối với vụ việc cụ thể.
3. Định kỳ ngày 15 các tháng 01, tháng 4 và tháng 7, Cục trưởng rà soát, cập nhật và báo cáo Tổng cục trưởng kết quả giải quyết các việc thi hành án dân sự trọng điểm đã được phê duyệt; đề xuất bãi bỏ các việc đã được giải quyết xong hoặc không còn phù hợp với tiêu chí được xác định tại Điều 1; đề xuất bổ sung vào danh sách những việc mới phát sinh.
Điều 4.
1. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị nghiệp vụ có liên quan thuộc Tổng cục, các cơ quan thi hành án dân sự có thể đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định tại Quyết định này.
2. Trung tâm Dữ liệu, thông tin và thống kê thi hành án dân sự (Trung tâm Thống kê, Quản lý dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin theo Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg ngày 30/10/2014) có trách nhiệm:
a) Xây dựng Biểu mẫu danh sách việc thi hành án dân sự trọng điểm;
b) Tổng hợp danh sách việc thi hành án dân sự trọng điểm của các Cục (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, hàng năm);
c) Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ có liên quan thuộc Tổng cục trình Tổng cục trưởng phê duyệt Danh sách việc thi hành án dân sự trọng điểm hàng năm.
Điều 5.
Danh sách việc thi hành án dân sự trọng điểm được phê duyệt là một trong những căn cứ để xây dựng kế hoạch công tác thường xuyên hoặc đột xuất và trong việc lập, phân bổ, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm của Tổng cục và các cơ quan thi hành án dân sự.
Điều 6.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TỔNG CỤC TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây