Quyết định 767/QĐ-BGTVT năm 2018 về công bố phương án cắt giảm, đơn giản các quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Quyết định 767/QĐ-BGTVT năm 2018 về công bố phương án cắt giảm, đơn giản các quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu: | 767/QĐ-BGTVT | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Nguyễn Văn Thể |
Ngày ban hành: | 17/04/2018 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 767/QĐ-BGTVT |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải |
Người ký: | Nguyễn Văn Thể |
Ngày ban hành: | 17/04/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 767/QĐ-BGTVT |
Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2018 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật đầu tư số 67/2014/QH13 ban hành ngày 26/11/2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư số 03/2016/QH14 ban hành ngày 22/11/2016;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố cắt giảm, đơn giản 384 điều kiện trên tổng số 570 điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, đạt tỷ lệ 67,36%. Chi tiết cụ thể phương án cắt giảm, đơn giản điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải tại các Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này gồm:
- Phụ lục 1. Danh mục cắt giảm, đơn giản các quy định về điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực đường bộ (68,5%).
- Phụ lục 2. Danh mục cắt giảm, đơn giản các quy định về điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực đường thủy nội địa (67,34%).
- Phụ lục 3. Danh mục cắt giảm, đơn giản các quy định về điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng (74,36%).
- Phụ lục 4. Danh mục cắt giảm, đơn giản các quy định về điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng hải (65,08%).
- Phụ lục 5. Danh mục cắt giảm, đơn giản các quy định về điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực đăng kiểm cơ giới đường bộ (61,43%).
- Phụ lục 6. Danh mục cắt giảm, đơn giản các quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực đường sắt (73,08%).
- Phụ lục 7. Danh mục cắt giảm, đơn giản các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức và kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm (61,74%).
- Phụ lục 8. Danh mục bãi bỏ các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực do Bộ Giao thông vận tải quản lý.
Điều 2. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải căn cứ vào phương án cắt giảm, đơn giản và kiến nghị thực thi ban hành kèm theo Quyết định nhanh chóng triển khai việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo Quyết định bổ sung Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ GTVT năm 2018 để kịp trình Chính phủ ban hành trước ngày 30/10/2018.
Quá trình soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cần tiếp tục nghiên cứu tiếp thu, lấy ý kiến của doanh nghiệp; đảm bảo việc cắt giảm, đơn giản hóa không làm phát sinh thêm các điều kiện gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Điều 3. Vụ Pháp chế kiểm tra, giám sát việc thực thi Quyết định này, báo cáo kịp thời Lãnh đạo Bộ các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục có trách nhiệm bố trí đầy đủ các điều kiện để đảm bảo triển khai việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thực thi phương án cắt giảm, đơn giản điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải đúng theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 5. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm triển khai, thi hành Quyết định này.
|
BỘ TRƯỞNG |
STT |
Tên ngành nghề/ điều kiện kinh doanh |
Nội dung quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh |
Căn cứ pháp lý |
Đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản |
Kiến nghị thực thi |
1 |
Kinh doanh vận tải đường bộ |
|
|
|
|
|
Điều kiện chung |
1. Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật. |
Khoản 1 Điều 13 Nghị định 86/2014/NĐ-CP |
Bỏ đk 1 (đây là kỹ thuật dẫn chiếu - không phải là điều kiện). |
Sửa điểm a khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ và bỏ khoản 1 Điều 13 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP |
|
Điều kiện về tài chính, năng lực sản xuất |
2. Khi hoạt động kinh doanh vận tải phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt; |
Điểm c khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ - Điều 13 Nghị định 86/2014/NĐ-CP |
- Bỏ đk 2, để đảm bảo phù hợp với Luật Giao thông đường bộ, nội dung này cần được quy định trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86/2016/NĐ-CP theo hướng: doanh nghiệp kinh doanh vận tải phải đảm bảo số lượng, chất lượng, niên hạn sử dụng của phương tiện tùy theo hình thức kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp (trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong việc quyết định quy mô của doanh nghiệp); nghiên cứu đề nghị QH bỏ nội dung quy định về quy mô trong quá trình sửa luật. |
- Sửa điểm c khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ và khoản 2 Điều 13 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP |
3. Phương tiện phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã. |
- Sửa đk 3 để phù hợp với Bộ luật Dân sự (sửa theo hướng phương tiện phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị kinh doanh vận tải). |
- Sửa khoản 2 Điều 13 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP |
|||
4. Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. |
- Bỏ đk 4 vì bản thân có hoạt động hay không hoạt động kinh doanh thì xe vẫn phải đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường mới được lưu thông trên đường. |
- Bỏ điểm b khoản 2 Điều 13 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP. |
|||
5. Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình. |
|
|
|||
6. Phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh. |
- Bỏ đk 6,7 vì đây là trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên nội dung này cần phải được gỡ bỏ từ luật (điểm đ khoản 1 Điều 67) |
- Sửa điểm đ khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ và bỏ khoản 5 Điều 13 Nghị định số 86/2014/NĐ- CP |
|||
7. Nơi đỗ xe đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật. |
|||||
|
Điều kiện về nhân lực |
8. Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật. |
Điều 13 Nghị định 86/2014/NĐ-CP |
- Bỏ đk 8, vì đây là trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá trình quản lý hoạt động. |
- Bỏ điểm a khoản 3 Điều 13 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP. |
9. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao - động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải. |
- Bỏ đk 9: quan hệ này đã được điều tiết trong Bộ luật Lao động (sửa luật). |
- Sửa điểm c khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ và bỏ điểm b khoản 3 Điều 13 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP. |
|||
10. Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ |
- Tiếp thu của VCCI bỏ đk 10, 11, 12,13 (xử lý trong quá trình sửa Luật GTĐB) |
- Sửa điểm c, d khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ và bỏ điểm c khoản 3, khoản 4 Điều 13 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP. |
|||
11. Nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch còn phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định |
|||||
12. Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác |
|||||
13. Người điều hành có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên. |
|||||
|
Điều kiện về tổ chức quản lý |
14. Đơn vị kinh doanh vận tải phải trang bị máy tính. |
|
- Tiếp thu ý kiến VCCI, Hội đồng tư vấn bỏ đk 14,15 |
- Bỏ điểm a khoản 6 Điều 13 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP. |
15. Đơn vị kinh doanh vận tải có đường truyền kết nối mạng. |
|
|
|||
16. Đơn vị kinh doanh vận tải phải theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe. |
- Bỏ đk 16 vì đây là trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động vận tải. |
- Bỏ điểm a khoản 6 Điều 13 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP. |
|||
17. Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ số lượng lái xe theo phương án kinh doanh. |
- Tiếp thu ý kiến của VCCI, Hội đồng tư vấn bỏ đk17. |
- Bỏ điểm b khoản 6 Điều 13 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP. |
|||
18. Đơn vị kinh doanh vận tải chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy định. |
- Bỏ đk 18 (nội dung này đã được điều tiết bởi quan hệ chủ sử dụng lao động và người lao động trong Bộ luật lao động hoặc nếu cần thiết đưa về nội dung quản lý hoạt động- ko phải điều kiện). |
- Bỏ điểm b khoản 6 Điều 13 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP. |
|||
19. Đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trọng tải thiết kế từ 30 chỗ ngồi trở lên phải có nhân viên phục vụ trên xe. |
- Bỏ đk 19 theo hướng doanh nghiệp tự quyết định việc có hay không có nhân viên phục vụ trên xe tùy theo phương thức phục vụ của doanh nghiệp. |
- Sửa điểm c khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ và bỏ điểm b khoản 6 Điều 13 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP. |
|||
20. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông. |
|
|
|||
21. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải đăng ký và thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách. |
- Bỏ đk 21 (sửa theo hướng quy định trách nhiệm của doanh nghiệp phải đảm bảo các tiêu chí chất lượng dịch vụ tối thiểu do Bộ GTVT quy định trong quá trình kinh doanh vận tải để đảm bảo quyền lợi của hành khách và tạo nên một mặt bằng chung về chất lượng dịch vụ, không qđ thành đk kinh doanh. Việc thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ do doanh nghiệp tự điều tiết và yếu tố sàng lọc của thị trường quyết định.). |
- Sửa điểm c khoản 2 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ và bỏ điểm d khoản 6 Điều 13 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP. |
|||
|
Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định |
|
|
|
|
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
1. Phải là doanh nghiệp, hợp tác xã |
- Khoản 2 Điều 67 Luật GTĐB |
|
|
2. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách phải có chỗ ngồi ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ đang mang thai. |
- Điều 15 Nghị định 86/2014/NĐ-CP |
- Bỏ đk 2 (quy định này là cụ thể hóa Điều 15 Luật Người cao tuổi và Điều 4 Nghị định 06/2011/NĐ-CP. Ko phải là điều kiện kinh doanh, do đề nghị chuyển nội dung này thành nội dung quản lý hoạt động vận tải. |
- Bỏ khoản 2 Điều 15 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP |
||
3. Xe ô tô có trọng tải được phép chở từ 10 hành khách trở lên phải có niên hạn sử dụng theo quy định. |
|
- Bỏ đk 3 (nội dung về niên hạn của xe đề nghị không xác định là điều kiện kinh doanh. Đây là điều kiện về quản lý hoạt động vận tải và có nghị định riêng quy định về niên hạn nếu cần đề nghị bổ sung nội dung Nghị định 95/2009/NĐ-CP). |
- Sửa điểm b khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ và bỏ khoản 3 Điều 15 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP |
||
|
Điều kiện về quy mô |
4. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu theo quy định. |
Điều 15 Nghị định 86/2014/NĐ-CP |
Bỏ đk 4 theo đề nghị của VCCI vì nội dung này can thiệp vào quy mô doanh nghiệp. |
- Sửa điểm b khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ và bỏ khoản 4 Điều 15 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP |
|
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt |
|
|
|
|
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
1. Phải là doanh nghiệp, hợp tác xã. |
- Khoản 2 Điều 67 Luật GTĐB - Điều 16 Nghị định 86/2014/NĐ-CP |
|
|
2. Xe buýt phải có sức chứa từ 17 hành khách trở lên phải có vị trí, số chỗ ngồi, chỗ đứng cho hành khách, các quy định kỹ thuật khác đối với xe buýt theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải ban hành. |
- Bỏ đk 2 vì đây là trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải |
- Bỏ khoản 2 Điều 16 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP, sửa khoản 2 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ. |
|||
3. Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt trên các tuyến có hành trình bắt buộc phải qua cầu có trọng tải cho phép tham gia giao thông từ 05 tấn trở xuống hoặc trên 50% lộ trình tuyến là đường từ cấp IV trở xuống (hoặc đường bộ đô thị có mặt cắt ngang từ 07 mét trở xuống) được sử dụng xe ô tô có trọng tải thiết kế từ 12 đến dưới 17 hành khách. |
- Bỏ đk 3 vì đây là trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải |
- Bỏ khoản 2 Điều 16 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP và sửa khoản 2 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ. |
|||
4. Xe buýt phải có niên hạn sử dụng theo quy định (không quá 20 năm đối với xe ô tô sản xuất để chở người; không quá 17 năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành xe ô tô chở khách dụng; |
- Bỏ đk 4, vấn đề niên hạn đề nghị chuyển vào Nghị định số 95/2009/NĐ-CP |
- Bỏ khoản 3 Điều 16 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP và sửa khoản 2 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ, sửa Nghị định số 95/2009/NĐ-CP |
|||
5. Có màu sơn đặc trưng được đăng ký với cơ quan quản lý tuyến, trừ trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quy định cụ thể về màu sơn của xe buýt trên địa bàn. |
- Bỏ đk 5, chuyển vào nội dung quản lý hoạt động của doanh nghiệp. |
- Bỏ khoản 3 Điều 16 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP. |
|||
|
Điều kiện về quy mô phương tiện |
6. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt phải có số lượng phương tiện tối thiểu theo quy định. |
Điều 16 Nghị định 86/2014/NĐ-CP |
- Bỏ đk 6 vì vấn đề này quyết định đến quy mô của doanh nghiệp và do doanh nghiệp tự quyết. |
Sửa điểm b khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ và bỏ khoản 4 Điều 16 Nghị định số 86/2014/NĐ- CP. |
|
Kinh doanh vận tải bằng xe taxi |
|
|
|
|
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
1. Phải là doanh nghiệp, hợp tác xã. |
- Khoản 2 Điều 67 Luật GTĐB - Điều 17 Nghị định 86/2014/NĐ-CP |
|
|
2. Xe taxi phải có sức chứa từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả người lái xe). |
|
|
|||
3. Xe taxi có niên hạn sử dụng không quá 08 năm tại đô thị loại đặc biệt, không quá 12 năm tại các địa phương khác. |
- Bỏ đk 3 và chuyển hóa quy định về niên hạn xe về Nghị định số 95/2009/NĐ-CP. |
- Sửa điểm b khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ và bỏ khoản 3 Điều 17 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP, sửa Nghị định số 95/2009/NĐ-CP |
|||
4. Trên xe phải gắn đồng hồ tính tiền được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì. |
- Bỏ đk 4 vì đây là quy định về quản lý hoạt động vận tải. |
- Bỏ khoản 4 Điều 17 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP. |
|||
5. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải đăng ký lo go. |
- Tiếp thu ý kiến VCCI bỏ đk 5, 6 (đây là vấn đề thương hiệu, biểu tượng kinh doanh - thực hiện theo quy định của Luật TM) |
- Sửa khoản 5 Điều 17 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP. |
|||
6. Thực hiện sơn biểu trưng (logo) không trùng với biểu trưng đã đăng ký của đơn vị kinh doanh vận tải taxi trước đó |
|||||
7. Sơn số điện thoại giao dịch cho các xe thuộc đơn vị. |
- Tiếp thu ý kiến của VCCI, Hội đồng tư vấn bỏ đk7. |
- Sửa khoản 5 Điều 17 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP. |
|||
9. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có trung tâm điều hành. |
- Tiếp thu ý kiến của VCCI, Hội đồng tư vấn bỏ đk 9,10, 11 12 |
- Bỏ khoản 6 Điều 17 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP. |
|||
10. Duy trì hoạt động của trung tâm điều hành với lái xe. |
|||||
11. Đăng ký tần số liên lạc. |
|||||
12. Có thiết bị liên lạc giữa trung tâm với các xe thuộc đơn vị. |
|||||
|
Điều kiện về quy mô |
13. Phải có số xe tối thiểu (10 xe hoặc 50 x tùy theo loại đô thị hoạt động). |
|
- Bỏ đk 13 vì vấn đề này quyết định đến quy mô của doanh nghiệp và do doanh nghiệp tự quyết (đây cũng là ý kiến của VCCI đã báo cáo CP) |
- Sửa điểm b khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ và bỏ khoản 7 Điều 17 Nghị định số 86/2014/NĐ- CP. |
|
Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải hành khách du lịch bằng xe ô tô |
|
|
|
|
|
Điều kiện chung |
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm; |
Điều 18 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP |
- Bỏ đk 1, 3, vấn đề niên hạn đề nghị sửa Nghị định số 95/2009/NĐ-CP. |
- Sửa điểm b khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ và bỏ khoản 2, 3 Điều 18 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP, Nghị định 95/2009/NĐ-CP |
2. Xe ô tô chuyển đổi công năng không được vận tải khách du lịch. |
- Bỏ đk 2 vì đến năm 2020 sẽ không còn xe ô tô chuyển đổi công năng. |
||||
3. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng theo quy định. |
|
||||
|
Điều kiện về quy mô phương tiện |
4. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch vận chuyển hành khách trên hành trình có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng xe tối thiểu từ 10 xe trở lên; hoặc từ 05 xe trở lên hoặc từ 03 xe trở lên tùy theo địa điểm đặt trụ sở |
Điều 18 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP |
- Bỏ đk 4 vì vấn đề này quyết định đến quy mô của doanh nghiệp và do doanh nghiệp tự quyết (đây cũng là ý kiến của VCCI đã trình CP) |
- Sửa điểm b khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ và bỏ khoản 4 Điều 18 Nghị định số 86/2014/NĐ- CP. |
|
Điều kiện khác |
5. Đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô phải tuân thủ các quy định của pháp luật về du lịch có liên quan. |
Điều 18 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP |
- Bỏ đk 5 vì đây là nội dung quy định về hoạt động vận tải. |
- Bỏ khoản 5 Điều 18 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP |
|
Kinh doanh vận tải hàng hóa |
|
|
|
|
|
Điều kiện về quy mô phương tiện |
1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã bằng xe công te nơ. |
Điều 19 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP |
|
|
2. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa trên hành trình có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu từ 10 xe trở lên hoặc từ 05 xe trở lên hoặc từ 03 xe trở lên tùy theo địa điểm đặt trụ sở. |
- Bỏ đk 2 vì vấn đề này quyết định đến quy mô của doanh nghiệp và do doanh nghiệp tự quyết (đây cũng là ý kiến của VCCI đã báo cáo CP) |
- Sửa điểm b khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ và bỏ khoản 2 Điều 19 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP. |
|||
2 |
Kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô |
|
|
|
|
|
Điều kiện chung |
1. Là cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật. |
Điều 5 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP |
|
|
2. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo lái xe ô tô. |
- Bỏ đk 2 để phù hợp với Luật quy hoạch |
- Bỏ khoản 2 Điều 5 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP |
|||
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
3. Hệ thống phòng học chuyên môn gồm các phòng học lý thuyết và phòng học thực hành bảo đảm số lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với quy mô đào tạo. |
Điều 6 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP |
|
|
4. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô với lưu lượng 500 học viên trở lên phải có ít nhất 02 phòng học Pháp luật giao thông đường bộ và 02 phòng học Kỹ thuật lái xe; với lưu lượng 1.000 học viên trở lên phải có ít nhất 03 phòng học Pháp luật giao thông đường bộ và 03 phòng học Kỹ thuật lái xe. |
|
|
|||
5. Phòng học Pháp luật giao thông đường bộ: có thiết bị nghe nhìn (màn hình, máy chiếu), tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, sa hình; |
|
|
|||
6. Phòng học cấu tạo và sửa chữa thông thường: có mô hình cắt bỏ động cơ, hệ thống truyền lực; mô hình hệ thống điện; hình hoặc tranh vẽ sơ đồ mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái. |
|
|
|||
7. Phòng học Kỹ thuật lái xe: có phương tiện nghe nhìn phục vụ giảng dạy (băng đĩa, đèn chiếu...); có hình hoặc tranh vẽ mô tả các thao tác lái xe cơ bản (điều chỉnh ghế lái, tư thế ngồi lái, vị trí cầm vô lăng lái...); có xe ô tô được kê kích bảo đảm an toàn để tập số nguội, số nóng (có thể bố trí ở nơi riêng biệt). |
|
|
|||
8. Phòng học Nghiệp vụ vận tải: có hệ thống bảng, biểu phục vụ giảng dạy nghiệp vụ chuyên môn về vận tải hàng hóa, hành khách; có các tranh vẽ ký hiệu trên kiện hàng; |
|
|
|||
9. Phòng học Thực tập bảo dưỡng sửa chữa: có hệ thống thông gió và chiếu sáng, bảo đảm các yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động; nền nhà không rạn nứt, không trơn trượt; có trang bị đồ nghề chuyên dùng để bảo dưỡng sửa chữa; có tổng thành động cơ hoạt động tốt, hệ thống truyền động, hệ thống lái, hệ thống điện; có bàn tháo lắp, bảng, bàn ghế cho giảng dạy, thực tập; |
|
|
|||
10. Phòng điều hành giảng dạy: có bảng ghi chương trình đào tạo, tiến độ đào tạo năm học, bàn ghế và các trang thiết bị cần thiết cho cán bộ quản lý đào tạo. |
- Bỏ đk 10: vì không có tính đặc thù nên do doanh nghiệp tự quyết định. |
Bỏ điểm h khoản 1 Điều 6 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP |
|||
11. Có đủ xe tập lái các hạng tương ứng với lực lượng, đào tạo ghi trong giấy phép đào tạo lái xe; |
- Sửa đk 11: lực lượng thành lưu lượng đào tạo. Đồng thời quy định rõ số lượng xe tập lái để điều kiện được rõ ràng. |
Bỏ điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP |
|||
12. Xe tập lái thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo lái xe. Có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 50% số xe sở hữu cùng hạng tương ứng của cơ sở đào tạo đối với xe tập lái các hạng B1, B2, C, D, B; xe tập lái hạng FC có thể sử dụng xe hợp đồng với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu đào tạo. Riêng xe hạng B1, B2 có số tự động được sử dụng xe hợp đồng; |
|
|
|||
13. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có dịch vụ sát hạch lái xe được sử dụng ô tô sát hạch để dạy lái với thời gian không quá 50% thời gian sử dụng xe vào mục đích sát hạch. |
- Đk 13 đề nghị bỏ vì đây là quy định trong hoạt động quản lý. |
- Bỏ điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP |
|||
14. Ô tô tải sử dụng để dạy lái xe các hạng B1, B2 phải có trọng tải từ 1.000 kg trở lên với số lượng không quá 30% tổng số xe tập lái cùng hạng của cơ sở đào tạo. |
- Tiếp thu ý kiến HĐTV bỏ đk 14 vì tỷ lệ giữa các xe tập lái không ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo, an toàn giao thông, tỷ lệ này có thể thay đổi theo thời hạn hợp đồng, nhu cầu học, thi, kế hoạch thay thế, đầu tư xe của cơ sở đào tạo. |
- Bỏ điểm d khoản 2 Điều 6 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP |
|||
15. Có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn hiệu lực; |
- Đk 15, 16, 17, 18, 19 vì đây là các qđ về quản lý trong quá trình hoạt động, cấp giấy phép xe tập lái. |
- Bỏ điểm đ, e, g, h khoản 2 Điều 6 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP |
|||
16. Có hệ thống phanh phụ bố trí bên ghế ngồi của giáo viên dạy thực hành lái xe, kết cấu chắc chắn, thuận tiện, an toàn, bảo đảm hiệu quả phanh trong quá trình sử dụng. |
|
|
|||
17. Thùng xe phải có mui che mưa, nắng và ghế ngôi chắc chắn cho người học; |
|
|
|||
18. Hai bên cánh cửa hoặc hai bên thành xe phải có tên cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý trực tiếp và số điện thoại liên lạc theo mẫu. |
|
|
|||
19. Xe ô tô phải có 02 biển “TẬP LÁI” theo mẫu. |
- Bỏ điều kiện 19, vì đây là nội dung quản lý hoạt động. |
- Bỏ điểm i khoản 2 Điều 6 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP |
|||
20. Được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái khi đủ điều kiện quy định |
|
|
|||
21. Sân tập lái xe thuộc quyền sử dụng của cơ sở đào tạo lái xe; nếu thuê sân tập lái phải có hợp đồng với thời hạn từ 05 năm trở lên. |
- Sửa đk 21 thành “sân tập lái thuộc quyền sử dụng hợp pháp”, đồng thời bỏ quy định phải có hợp đồng với thời hạn từ 05 năm trở lên. |
- Sửa khoản 3 Điều 6 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP |
|||
22. Sân tập lái phải trong cùng mạng lưới quy hoạch cơ sở đào tạo lái xe ô tô. |
- Bỏ đk 22 về sân tập lái phải cùng trong hệ thống mạng lưới quy hoạch để phù hợp với luật quy hoạch. |
- Sửa khoản 3 Điều 6 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP |
|||
23. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có lưu lượng đào tạo 1.000 học viên trở lên phải có ít nhất 02 sân tập lái xe theo quy định. |
|
|
|||
24. Sân tập lái xe ô tô phải có đủ hệ thống biển báo hiệu đường bộ. |
|
|
|||
25. Sân tập lái có đủ tình huống các bài học theo nội dung chương trình đào tạo. |
|
|
|||
26. Sân tập lái có kích thước các hình tập lái phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ đối với từng hạng xe tương ứng. |
|
|
|||
27. Sân tập lái có mặt sân có cao độ và hệ thống thoát nước bảo đảm không bị ngập nước; bề mặt các làn đường và hình tập lái được thảm nhựa hoặc bê tông xi măng, có đủ vạch sơn kẻ đường; hình các bài tập lái xe ô tô phải được bó vỉa. |
|
|
|||
28. Sân tập lái có nhà chờ, có ghế ngồi cho học viên học thực hành. |
|
|
|||
29. Diện tích tối thiểu của sân tập lái là 8.000 m2 hoặc 10.000 m2; hoặc 14.000 m2 tùy theo hạng đào tạo. |
|
|
|||
30. Có chương trình, giáo trình và giáo án theo quy định. |
- Bỏ đk 30, vì đây là nội dung quản lý về hoạt động. |
- Bỏ khoản 4 Điều 6 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP |
|||
|
Điều kiện về giáo viên dạy lái xe ô tô |
31. Có đội ngũ giáo viên đáp ứng tiêu chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp quy định tại khoản 4 Điều 53 Luật giáo dục nghề nghiệp. |
Điều 7 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP |
- Bỏ đk 31, 32 vì nội dung này đã được quy định tại đk 1. |
- Sửa khoản 1 Điều 7 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP |
32. Có đội ngũ giáo viên đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ sư phạm theo quy định. |
|
|
|||
33. Số lượng giáo viên cơ hữu phải đảm bảo 50% trên tổng số giáo viên của cơ sở đào tạo |
- Tiếp thu ý kiến của HĐTV bỏ đk 33 vì Điều 14 Nghị định số 143/2016/NĐ-CP đã quy định nội dung này. |
- Sửa khoản 1 Điều 7 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP |
|||
34. Giáo viên dạy lý thuyết có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành luật, công nghệ ô tô, công nghệ kỹ thuật ô tô, lắp ráp ô tô hoặc các ngành nghề khác có nội dung đào tạo chuyên ngành ô tô chiếm 30% trở lên. |
|
|
|||
35. Giáo viên dạy lý thuyết có trình độ A về tin học trở lên. |
- Bỏ đk 35 vì luật giáo dục nghề nghiệp đã điều tiết rồi không cần phải quy định lại. |
- Bỏ điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP |
|||
36. Giáo viên dạy môn Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe tương ứng hạng xe đào tạo trở lên. |
- Tiếp thu ý kiến của HĐTV bỏ đk 36, 37, 38, 39 theo hướng chuyển các đk này thành đk của thủ tục cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, không phải là đk kinh doanh (điều kiện hành nghề). |
- Bỏ điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 7 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP |
|||
37. Giáo viên dạy thực hành có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp; |
|
|
|||
38. Giáo viên dạy thực hành có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2. |
|
|
|||
39. Giáo viên dạy các hạng B1, B2 phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 03 năm trở lên, kể từ ngày được cấp; giáo viên dạy các hạng C, D, E và F phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 05 năm trở lên, kể từ ngày được cấp; |
|
|
|||
40. Giáo viên dạy thực hành đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành và được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe. |
- Bỏ đk 40, vì đây là nội dung quản lý hoạt động giáo viên thực hành. |
- Bỏ khoản 3 Điều 7 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP |
|||
3 |
Kinh doanh dịch vụ sát hạch lái xe |
|
|
|
|
|
Điều kiện chung |
1. Được thành lập theo quy định của pháp luật. |
Điều 17 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP |
- Đề nghị bỏ đk 1, 2, 3 để phù hợp với Luật quy hoạch, (được thành lập theo quy định của pháp luật là quy định gì? Có ý nghĩa mục đích gì trong việc quản lý điều kiện kinh doanh). |
- Bỏ Điều 17 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP |
2. Trung tâm sát hạch lái xe loại 1 và loại 2 được xây dựng phù hợp với quy hoạch mạng lưới trung tâm sát hạch của Bộ Giao thông vận tải; |
|||||
3. Trung tâm sát hạch lái xe loại 3 được xây dựng phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. |
|||||
|
Điều kiện về cơ sở vật chất |
4. Diện tích trung tâm sát hạch lái xe không nhỏ hơn 35.000 m2; |
Điều 18 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP |
|
|
5. Trung tâm loại 2 có diện tích không nhỏ hơn 20.000 m2; |
|
|
|||
6. Trung tâm loại 3 có diện tích không nhỏ hơn 4.000 m2; |
|
|
|||
7. Trung tâm phải có đủ phương tiện, thiết bị đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn cháy nổ. |
- Đề nghị bỏ đk 7 vì chung chung khó xác định, hơn nữa nội dung này là trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. |
- Bỏ điểm b khoản 1 Điều 18 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP |
|||
8. Số lượng xe để sát hạch lái xe trong hình hạng A1, B1, B2 và C tối thiểu mỗi hạng 02 xe và các hạng khác tối thiểu mỗi hạng 01 xe; |
|
|
|||
9. Số lượng xe để sát hạch lái xe trên đường tối thiểu mỗi hạng 01 xe. |
|
|
|||
10. Xe sát hạch lái xe trong hình thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân có trung tâm sát hạch; riêng xe sát hạch lái xe hạng FC có thể sử dụng xe hợp đồng với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu sát hạch. |
- Nghiên cứu bỏ đk 10 theo ý kiến của HĐTV theo hướng thuộc quyền sử dụng hợp pháp, phù hợp với Bộ luật dân sự. |
- Sửa điểm c khoản 1 Điều 18 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP |
|||
11. Xe sát hạch lái xe trong hình có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện xe cơ giới đường bộ còn giá trị sử dụng; |
|
|
|||
12. Xe sát hạch lái xe trong hình có hệ thống phanh phụ được lắp đặt theo quy định |
- Bỏ đk 12, 14, 15, 16 vì đây là các quy định về quản lý hoạt động. |
- Sửa điểm c khoản 1 Điều 18 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP |
|||
13. Xe sát hạch lái xe trên đường phải đảm bảo các điều kiện tham gia giao thông theo quy định của Luật giao thông đường bộ; |
|
|
|||
14. Xe sát hạch lái xe trên đường có hệ thống phanh phụ bố trí bên ghế ngồi của sát hạch viên, kết cấu chắc chắn, thuận tiện, an toàn, bảo đảm hiệu quả phanh trong quá trình sử dụng; |
|
|
|||
15. Có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 50% số xe sở hữu cùng hạng tương ứng của tổ chức, cá nhân có trung tâm sát hạch. |
- Nghiên cứu bỏ đk 15 theo ý kiến của HĐTV theo hướng thuộc quyền sử dụng hợp pháp, phù hợp với Bộ luật dân sự. |
- Sửa điểm c khoản 1 Điều 18 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP |
|||
16. Xe sát hạch lái xe trên đường có gắn 02 biển “SÁT HẠCH”. |
|
|
|||
17. Có tối thiểu 02 máy chủ (server); |
|
|
|||
18. Có tối thiểu 10 máy trạm đối với trung tâm sát hạch lái xe loại 3, tối thiểu 20 máy trạm đối với trung tâm sát hạch lái xe loại 1 hoặc loại 2. |
|
|
|||
19. Có tối thiểu 02 máy tính cài đặt phần mềm điều hành và quản lý sát hạch đối với thiết bị sát hạch lái xe trên đường. |
|
|
|||
20. Có 01 máy tính làm chức năng máy chủ và điều hành có đường thuê bao riêng và địa chỉ IP tĩnh đối với thiết bị sát hạch lái xe trên đường. |
|
|
|||
21. Thiết bị sát hạch thực hành lái xe trong hình: Tối thiểu 02 máy tính cài đặt phần mềm điều hành và quản lý sát hạch đối với mỗi loại trung tâm sát hạch; |
|
|
|||
22. Trung tâm sát hạch phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ về: Làn đường, đèn tín hiệu giao thông, hệ thống báo hiệu đường bộ, vạch giới hạn, vỉa hè hình sát hạch, cọc chuẩn và hình các bài sát hạch trong sân sát hạch; xe cơ giới dùng để sát hạch; thiết bị sát hạch lý thuyết; thiết bị sát hạch thực hành lái xe trong hình; thiết bị sát hạch thực hành lái xe trên đường; nhà điều hành và công trình phụ trợ khác. |
|
|
|||
4 |
Kinh doanh dịch vụ đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông |
|
|
|
|
|
Điều kiện chung |
1. Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật. |
Khoản 1.6 Điều 12a Nghị định số 64/2016/NĐ- CP |
- Đề nghị sửa đk 1 để làm rõ loại hình hoạt động (doanh nghiệp, HTX?) |
- Sửa khoản 1 Điều 12a Nghị định 64/2016/NĐ-CP |
2. Được Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ. |
- Bỏ đk 2 vì nội dung này chỉ mang tính dẫn đề không phải là đk kinh doanh. |
- Bỏ khoản 6 Điều 12a Nghị định 64/2016/NĐ-CP |
|||
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
3. Bảo đảm phòng học có quy mô và tiện nghi phù hợp với số lượng học viên. |
Điều 12a Nghị định số 64/2016/NĐ-CP |
- Bỏ đk 3 vì quy định chung chung, khó xác định, khó kiểm soát trong quá trình cấp phép. |
- Bỏ điểm a khoản 2 Điều 12a Nghị định 64/2016/NĐ-CP |
4. Diện tích phòng học tối thiểu đạt 1,5 m2/chỗ học. |
|
|
|||
5. Có phương tiện, thiết bị đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập |
- Bỏ đk 5 vì quy định chung chung khó xác định. |
- Bỏ điểm b khoản 2 Điều 12a Nghị định 64/2016/NĐ-CP |
|||
6. Tài liệu giảng dạy phải được in, đóng thành quyển kèm theo bộ đề kiểm tra của chương trình đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ; |
- Bỏ đk 6 vì đây không phải là các đk đáp ứng tiêu chí tại Luật Đầu tư. |
- Bỏ điểm b khoản 4 Điều 12a Nghị định 64/2016/NĐ-CP |
|||
7. Nội dung tài liệu giảng dạy phù hợp với quy định của Bộ Giao thông vận tải về chương trình khung đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ. |
- Bỏ đk 7 vì đây là nội dung sẽ được điều tiết trong quá trình hoạt động. |
Bỏ điểm b khoản 4 Điều 12a Nghị định 64/2016/NĐ-CP |
|||
|
Điều kiện về tổ chức và nhân lực |
8. Có số giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy ít nhất 40% số lượng chuyên đề của chương trình khung đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ; |
|
- Rà soát sửa khái niệm giảng viên tại đk 8 (giảng viên được áp dụng từ các trường có tính chất cao đẳng, luật giáo dục nghề nghiệp), khái niệm giảng viên cơ hữu và cách xác định số lượng. Thông thường việc xác định giáo viên thỉnh giảng được áp dụng trên tổng số giáo viên hiện có (không áp dụng trên số lượng chuyên đề) |
- Sửa điểm a khoản 3 Điều 12a Nghị định 64/2016/NĐ-CP |
9. Giảng viên đủ điều kiện đảm nhận chức danh Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông đường bộ hoặc có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành giao thông đường bộ và có ít nhất 10 năm tham gia hoạt động trong các lĩnh vực: Giảng dạy về an toàn giao thông đường bộ; quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ; soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn giao thông đường bộ. |
- Đề nghị sửa đk 9, đặc biệt là quy định về soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. |
- Sửa khoản 1 Điều 12c Nghị định 64/2016/NĐ-CP |
|||
10. Có bộ máy quản lý đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn và nghiệp vụ để tổ chức các khóa đào tạo, lưu trữ hồ sơ học viên, hồ sơ tài liệu liên quan đến công tác đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ. |
- Bỏ đk 10. Quy định này là chung chung, khó xác định thế nào là đáp ứng được yêu cầu. |
- Bỏ điểm a khoản 5 Điều 12a Nghị định 64/2016/NĐ-CP |
|||
11. Người phụ trách khóa học có kinh nghiệm 05 năm trở lên trong việc tổ chức các khóa bồi dưỡng tập huấn hoặc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực giao thông vận tải. |
- Bỏ 11 (nên đi vào chiều sâu của việc kiểm soát chất lượng công tác này, không nên đi theo hướng kiểm soát năng lực tổ chức khóa học). |
- Bỏ điểm b khoản 5 Điều 12a Nghị định 64/2016/NĐ-CP |
|||
5 |
Kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông |
|
|
|
|
|
Điều kiện về tổ chức và nhân lực |
1. Cá nhân tham gia thẩm tra an toàn giao thông (sau đây gọi là thẩm tra viên) phải có chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ còn giá trị sử dụng do Tổng cục Đường bộ việt Nam cấp. |
Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 64/2016/NĐ-CP |
|
|
|
|
2. Cá nhân đảm nhận chức danh Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông phải đảm nhận chức danh Chủ nhiệm đồ án thiết kế ít nhất 03 công trình đường bộ. |
|
|
|
3. Cá nhân đảm nhận chức danh Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành công trình đường bộ, có thời gian làm việc về thiết kế công trình đường bộ ít nhất 07 năm. |
|||||
4. Cá nhân đảm nhận chức danh Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông có trình độ từ đại học trở lên, chuyên ngành giao thông đường bộ về công trình đường bộ, vận tải đường bộ và có thời gian ít nhất 10 năm tham gia hoạt động trong các lĩnh vực: Quản lý giao thông, vận tải đường bộ, xây dựng đường bộ, bảo trì đường bộ; trong đó, đã tham gia xử lý an toàn giao thông từ 03 công trình đường bộ trở lên. |
|||||
|
|
5. Nhà thầu tư vấn thực hiện thẩm tra an toàn giao thông đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A và nhóm B, phải có ít nhất 10 thẩm tra viên; trong đó, tối thiểu có 04 kỹ sư công trình đường bộ, 01 kỹ sư vận tải đường bộ và tối thiểu có 01 người đủ điều kiện làm Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông |
|
Sửa đk 5 thành có 04 thẩm tra viên là kỹ sư công trình đường bộ, đồng thời nghiên cứu, xem xét ý kiến của HĐTV đối với việc xem xét tính hợp lý của quy định này đối với quy định về đào tạo thẩm tra viên. |
- Sửa điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị định số 64/2016/NĐ-CP |
|
|
6. Nhà thầu tư vấn thực hiện thẩm tra an toàn giao thông đối với dự án nhóm C và công trình đường bộ đang khai thác, phải có ít nhất 05 thẩm tra viên; trong đó, tối thiểu có 01 kỹ sư công trình đường bộ, 01 kỹ sư vận tải đường bộ và tối thiểu có 01 người đủ điều kiện làm Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông |
|
Sửa đk 6 thành có 05 thẩm tra viên là kỹ sư công trình đường bộ đồng thời nghiên cứu, xem xét ý kiến của HĐTV đối với việc xem xét tính hợp lý của quy định này đối với quy định về đào tạo thẩm tra viên. |
- Sửa điểm b khoản 3 Điều 12 Nghị định số 64/2016/NĐ-CP |
|
|
Tổng cộng |
127 đk |
Bỏ 80 đk + sửa 7 đk (87/127 = 68,5%) |
|
DANH MỤC CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH ĐỐI VỚI CÁC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN TRONG LĨNH VỰC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
STT |
Tên ngành nghề/ điều kiện kinh doanh |
Nội dung quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh |
Căn cứ pháp lý |
Đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản |
Kiến nghị thực thi |
1 |
Điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa |
|
|
|
|
|
Điều kiện chung |
|
|
|
|
|
Điều kiện chung |
1. Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải đường thủy nội địa. |
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 110/2014/NĐ-CP |
- Sửa điều kiện 1 để phù hợp với Luật Doanh nghiệp. |
Bỏ khoản 1 Điều 5 Nghị định số 110/2014/NĐ-CP |
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực |
2. Thuyền viên phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định. 3. Thuyền viên phải đủ tiêu chuẩn về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế. |
Khoản 3, 4 Điều 5 Nghị định số 110/2014/NĐ-CP |
- Bỏ điều kiện 2, 3: do không phải là các điều kiện tiên quyết khi gia nhập thị trường của doanh nghiệp. Chỉ khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp mới có trách nhiệm tuân thủ các quy định này. |
- Bỏ khoản 3 Điều 5 Nghị định số 110/2014/NĐ-CP |
|
4. Thuyền viên, nhân viên phục vụ có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải. |
|
- Bỏ điều kiện 4: nội dung này sẽ được điều tiết theo quy định của Bộ luật Lao động. |
- Bỏ khoản 4 Điều 5 Nghị định số 110/2014/NĐ-CP |
|
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
5. Phương tiện phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; |
Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 110/2014/NĐ-CP |
- Bỏ điều kiện 5: Bỏ quy định liên quan đến yêu cầu về mặt kỹ thuật đối với phương tiện vì các yêu cầu này cần phải được thể hiện (hoặc đã được thể hiện) trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan, hơn nữa bản thân phương tiện khi được đưa vào khai thác, sử dụng vì bất kỳ mục đích gì (không phân biệt kinh doanh hay không kinh doanh) đều phải trải qua quá trình đăng kiểm khắt khe, đảm bảo niên hạn sử dụng, chất lượng về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường mới được lưu thông và trong quá trình hoạt động các yếu tố này cũng chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan đăng kiểm, cảng vụ đường thủy nội địa và kiểm tra, xử lý của lực lượng thanh tra...; |
- Bỏ khoản 2 Điều 5 Nghị định số 110/2014/NĐ-CP |
6. Phương tiện phải phù hợp với hình thức và phương án kinh doanh. |
|
- Bỏ điều kiện 6: bỏ điều kiện này do quy định một cách chung chung, khó xác định dễ dẫn đến sự thiếu minh bạch trong yêu cầu quản lý |
- Bỏ khoản 2 Điều 5 Nghị định số 110/2014/NĐ-CP |
||
x |
Điều kiện khác |
7. Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với hành khách và người thứ ba. |
Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 110/2014/NĐ-CP |
- Bỏ điều kiện 7: lý do tương tự như đối với điều kiện 2,3 |
- Bỏ khoản 5 Điều 5 Nghị định số 110/2014/NĐ-CP |
|
Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định |
|
|
|
|
x |
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực |
1. Nhân viên phục vụ trên phương tiện phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải. |
Khoản 3, 4, 7 Điều 6 Nghị định số 110/2014/NĐ-CP |
- Bỏ điều kiện 1: lý do tương tự như đối với điều kiện 2,3 trong chuỗi điều kiện chung |
Bỏ khoản 3, 4, 7 Điều 6 Nghị định số 110/2014/NĐ-CP |
2. Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác. |
|
- Bỏ điều kiện 2 vì vấn đề này thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh |
|
||
3. Có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông. |
|
- Bỏ điều kiện 3 để tránh can thiệp vào tổ chức của doanh nghiệp, hơn nữa bản thân doanh nghiệp luôn mong muốn phải hoạt động an toàn để tránh các trách nhiệm pháp lý phát sinh nên tự bản thân doanh nghiệp sẽ quyết định có hay không có bộ phận này (Thông thường trách nhiệm này sẽ được ủy thác cho thuyền trưởng theo quy định tại khoản 3 Điều 78 Luật giao thông đường thủy nội địa). - Bổ sung quy định: phải là doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập theo quy định của pháp luật VN để tránh manh mún trong hoạt động vận tải thủy |
|
||
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
4. Có văn bản chấp thuận tuyến hoạt động. 5. Có phương án khai thác tuyến của cơ quan có thẩm quyền nơi đơn vị kinh doanh nộp đơn đăng ký vận tải hành khách đường thủy nội địa theo tuyến cố định. |
Khoản 2, 5, 6 Điều 6 Nghị định số 110/2014/NĐ-CP |
- Bỏ điều kiện 4, 5 để tránh phát sinh giấy phép con hơn nữa nội dung này trùng với đk5. |
Bỏ khoản 2, 5, 6 Điều 6 Nghị định số 110/2014/NĐ-CP |
6. Có nơi neo đậu cho phương tiện phù hợp với phương án khai thác tuyến. 7. Có nơi neo đậu bảo đảm các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường theo quy định. |
|
- Bỏ điều kiện 6, 7 thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp quy định |
|
||
8. Phương tiện phải lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động - AIS khi hoạt động trên tuyến từ bờ ra đảo hoặc giữa các đảo. |
|
- Bỏ điều kiện 8 và đưa nội dung này vào quy chuẩn. |
Bổ sung yêu cầu này vào quy chuẩn kỹ thuật 72:2013/BGTVT |
||
|
Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến |
|
|
|
|
x |
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực |
1. Nhân viên phục vụ trên phương tiện phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải. |
Khoản 3, 4, 6 Điều 7 Điều Nghị định số 110/2014/NĐ-CP |
- Bỏ điều kiện 1: do điều kiện không mang tính đặc thù, không phải là yếu tố tiên quyết khi gia nhập thị trường của doanh nghiệp |
Bỏ khoản 3, 4, 6 Điều 7 Điều Nghị định số 110/2014/NĐ-CP |
2. Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác. |
|
- Bỏ điều kiện 2 thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp |
|
||
3. Có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông. |
|
- Bỏ điều kiện 3 để tránh can thiệp vào tổ chức của doanh nghiệp, hơn nữa bản thân doanh nghiệp luôn mong muốn phải hoạt động an toàn để tránh các trách nhiệm pháp lý phát sinh nên tự bản thân doanh nghiệp sẽ quyết định có hay không có bộ phận này (Thông thường trách nhiệm này sẽ được ủy thác cho thuyền trưởng theo quy định tại khoản 3 Điều 78 Luật giao thông đường thủy nội địa). - Bổ sung quy định: phải là doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập theo quy định của pháp luật VN để tránh manh mún trong hoạt động vận tải thủy. |
|
||
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
4. Có hợp đồng với người thuê vận tải. |
Khoản 2, 3 Điều 7 Nghị định số 110/2014/NĐ-CP |
- Bỏ điều kiện 4 vì đây là nội dung phát sinh trong quá trình hoạt động (chưa hình thành doanh nghiệp sao có hợp đồng với người thuê vận tải được? |
Bỏ khoản 2, 3 Điều 7 Nghị định số 110/2014/NĐ-CP |
5. Phương tiện phải lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động - AIS khi hoạt động trên tuyến từ bờ ra đảo hoặc giữa các đảo. |
|
- Bỏ điều kiện 5 và đưa nội dung này vào quy chuẩn. |
Bổ sung yêu cầu này vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 72:2013/BGTVT |
||
|
Kinh doanh vận chuyển khách du lịch |
|
|
|
|
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực |
1. Nhân viên phục vụ trên phương tiện vận chuyển khách du lịch phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định có liên quan của pháp luật về du lịch. |
Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 110/2014/NĐ-CP |
Bỏ điều kiện 1, chuyển nội dung này sang hoạt động quản lý (vì lúc này dn chưa hình thành nên chưa xem xét đến việc nhân viên phục vụ phải được tập huấn nghiệp vụ). |
Thực hiện theo quy định trong Luật Du lịch. Bỏ khoản 3 Điều 8 Nghị định số 110/2014/NĐ-CP |
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
2. Phương tiện phải được cấp biển hiệu riêng cho phương tiện vận chuyển khách du lịch. |
Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 110/2014/NĐ-CP |
- Bỏ điều kiện 2 nội dung này thực hiện theo quy định Luật Du lịch. - Đề nghị bổ sung phạm vi giới hạn: Là doanh nghiệp, HTX để tránh hoạt động vận tải manh mún, nhỏ lẻ. |
Thực hiện theo quy định trong Luật Du lịch. Bỏ khoản 2 Điều 8 Nghị định số 110/2014/NĐ-CP |
|
Điều kiện kinh doanh vận tải khách ngang sông |
|
|
|
|
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực |
1. Thuyền viên, người lái phương tiện phải có chứng chỉ chuyên môn. |
Khoản 4 Điều 9 Nghị định số 110/2014/NĐ-CP |
- Bỏ điều kiện 1 vì nội dung này được điều tiết trong quá trình hoạt động và đã được quy định tại Luật giao thông đường thủy nội địa. |
Bỏ khoản 4 Điều 9 Nghị định số 110/2014/NĐ-CP |
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
2. Đơn vị kinh doanh phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận vận tải hành khách ngang sông theo quy định. |
Khoản 1, 2, 3 Điều 9 Nghị định số 110/2014/NĐ-CP |
- Bỏ điều kiện 2 Vì vận tải khách ngang sông có cự ly ngắn, việc chấp thuận không thực hiện được trong thực tế |
Bỏ khoản 1, 2, 3 Điều 9 Nghị định số 110/2014/NĐ-CP |
|
|
3. Phải đón, trả hành khách tại bến đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động. |
|
- Bỏ điều kiện 3 đây là nội dung trong quá trình hoạt động (do đó sẽ chuyển nội dung này thành trách nhiệm của doanh nghiệp). |
|
|
|
4. Phương tiện phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. |
|
- Bỏ điều kiện 4 đã được quy định trong Luật giao thông đường thủy nội địa. |
|
|
Kinh doanh vận tải hàng hóa |
|
|
|
|
|
Điều kiện khác |
1. Đối với kinh doanh vận tải hàng hóa nguy hiểm phải đáp ứng các quy định của pháp luật về vận tải hàng hóa nguy hiểm. 2. Việc vận chuyển hàng hóa có nguy cơ gây sự cố môi trường phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 74 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. |
Khoản 2, 5 Điều 10 Nghị định số 110/2014/NĐ-CP |
Bỏ điều kiện 1, 2 vì đây là quy định của pháp luật về nội dung không phải điều kiện kinh doanh |
Bỏ khoản 2, 5 Điều 10 Nghị định số 110/2014/NĐ-CP |
2 |
Kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa, phục hồi phương tiện thủy nội địa |
|
|
|
|
|
Điều kiện chung |
1. Phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật |
Điều 6 Nghị định số 24/2015/NĐ-CP. |
|
|
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực |
2. Có bộ phận giám sát, quản lý chất lượng để bảo đảm sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định. 3. Có số lượng cán bộ kỹ thuật, bộ phận kiểm tra chất lượng đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 24/2015/NĐ-CP. |
Khoản 2, 3 Điều 6 Nghị định số 24/2015/NĐ-CP |
|
|
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
4. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp; 5. Có phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp với chủng loại, kích cỡ phương tiện được sản xuất, kinh doanh dịch vụ. 6. Có phương án bảo đảm phòng, chống cháy, nổ, an toàn, vệ sinh lao động cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. 7. Có kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. |
Khoản 1, 4 Điều 6 Nghị định số 24/2015/NĐ-CP |
Sửa khoản 1 Điều 6 Nghị định số 24/2015/NĐ-CP. |
|
3 |
Kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa |
|
|
|
|
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực |
1. Giáo viên có lý lịch rõ ràng; 2. Giáo viên có phẩm chất, đạo đức tốt; 3. Giáo viên có đủ sức khỏe làm việc; 4. Giáo viên đã tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc cao đẳng sư phạm kỹ thuật trở lên hoặc có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nếu không tốt nghiệp các trường cao đẳng sư phạm hoặc cao đẳng sư phạm kỹ thuật. 5. Đối với giáo viên dạy lý thuyết phải tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề đúng chuyên ngành hoặc tương đương chuyên ngành được phân công giảng dạy, theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp. 6. Giáo viên dạy thực hành thuyền trưởng, máy trưởng phải có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng cao hơn ít nhất 01 hạng so với hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn được phân công giảng dạy; 7. Giáo viên dạy thực hành thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất phải có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất và có thời gian đảm nhiệm chức danh hạng nhất từ 36 tháng trở lên. |
Điều 9 Nghị định 78/2016/NĐ-CP |
- Bỏ điều kiện 1, 2, 3, 4, 5: vì các nội dung này đã được điều tiết tại Luật Giáo dục nghề nghiệp. |
Bỏ các khoản 1, 2, 3 Điều 9 Nghị định 78/2016/NĐ-CP |
8. Cơ sở đào tạo phải có tối thiểu 50% giáo viên cơ hữu giảng dạy theo từng chương trình loại, hạng. |
|
Tiếp thu ý kiến HĐTV, bỏ đk 8 để phù hợp với Nghị định số 143/2016/NĐ-CP |
Bỏ khoản 4 Điều 9 Nghị định 78/2016/NĐ-CP |
||
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
9. Hệ thống phòng học chuyên môn và phòng thi, kiểm tra phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật. 10. Phòng thi, kiểm tra có thể được bố trí chung với các phòng học chuyên môn. 11. Các xưởng thực hành phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành. 12. Khu vực dạy thực hành lái và vận hành máy phải đảm bảo có vùng nước để dạy thực hành lái, vận hành máy phương tiện thủy nội địa và cầu tàu để dạy nghề Thuyền trưởng từ hạng nhì trở lên phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật. |
- Điều 5, 6, 7, 8 Nghị định 78/2016/NĐ-CP |
|
Sửa Điều 5, 6, 7, 8 Nghị định 78/2016/NĐ-CP |
13. Có đủ các phương tiện thực hành theo các loại, hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn. Đối với các phương tiện dạy thực hành phải có giấy tờ hợp pháp về đăng ký, đăng kiểm, các trang thiết bị hàng hải, cứu sinh, cứu hỏa, cứu thương và phải treo biển “Phương tiện huấn luyện” ở vị trí dễ quan sát khi huấn luyện. 14. Nội dung, chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải |
|
Tiếp thu ý kiến của HĐTV sửa đổi đk 13 theo hướng rõ ràng, cụ thể hơn |
Sửa đổi khoản 6 Điều 7 Nghị định số 78/2016/NĐ-CP |
||
|
Tổng |
49 điều kiện |
|
Bỏ 34, sửa 2 đk, bổ sung 3 đk (33/49 = 67,34%) |
|
STT |
Tên ngành nghề/ điều kiện kinh doanh |
Nội dung quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh |
Căn cứ pháp lý |
Đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản |
Kiến nghị thực thi |
1 |
Kinh doanh vận tải hàng không |
|
|
|
|
|
Điều kiện chung |
1. Phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không. 2. Được Bộ Giao thông vận tải cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng không sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép. |
Điều 5, 6, 7, 8, 9 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP Điểm a khoản 1 Điều 110 Luật HKDD |
- Bỏ điều kiện 1 vì theo quy định của luật quy hoạch thì hiện nay không còn quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không. Quy hoạch là vấn đề quản lý nhà nước, tự bản thân cơ quan nhà nước phải nắm được thông tin về nội dung quy hoạch để hướng dẫn doanh nghiệp, không phải là điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. |
Đề nghị sửa khoản 1 Điều 5 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP và điểm a khoản 1 Điều 110 Luật HKDD. Đồng thời tiếp thu ý kiến của HĐTV, Bộ GTVT sẽ tiếp tục kiến nghị QH bỏ quy định về cấp giấy phép đầu tư đối với việc kinh doanh vận chuyển hàng không vì ngành nghề này không liên quan đến vấn đề sử dụng đất, đảm bảo cắt bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, gây khó khăn cho doanh nghiệp. |
3. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà ngành kinh doanh chính là vận chuyển hàng không; |
|
- Bỏ điều kiện 3 để phù hợp với khoản 1 Điều 9 Luật doanh nghiệp |
- Sửa điểm a khoản 1 Điều 110 Luật HKDD. |
||
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực |
4. Có tổ chức bộ máy thực hiện hệ thống quản lý an toàn. |
Điều 7 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
|
|
5. Có tổ chức bộ máy thực hiện hệ thống quản lý an ninh, |
|
|
|||
6. Có tổ chức bộ máy thực hiện hệ thống quản lý hoạt động khai thác tàu bay, bảo dưỡng tàu bay, |
|
|
|||
7. Có tổ chức bộ máy thực hiện hệ thống quản lý huấn luyện bay, |
|
|
|||
8. Có tổ chức bộ máy thực hiện hệ thống quản lý khai thác mặt đất; |
|
|
|||
9. Có tổ chức bộ máy thực hiện hệ thống quản lý phát triển sản phẩm, tiếp thị và bán dịch vụ vận chuyển hàng không, dịch vụ hàng không chung theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng; |
- Bỏ điều kiện 9 để hãng tự chủ việc thiết kế kênh phát triển sản phẩm của mình. |
Sửa khoản 1 Điều 7 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP. |
|||
10. Có tổ chức bộ máy thực hiện hệ thống quản lý hệ thống thanh toán tài chính. |
- Bỏ điều kiện 10 để doanh nghiệp tự chủ quản lý hệ thống thanh toán tài chính của mình. |
Sửa khoản 1 Điều 7 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP. |
|||
11. Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách trong hệ thống quản lý an toàn, an ninh, khai thác tàu bay, bảo dưỡng tàu bay, huấn luyện bay phải có kinh nghiệm tối thiểu 03 năm công tác liên tục trong lĩnh vực được bổ nhiệm, |
|
|
|||
12. Người được bổ nhiệm có văn bằng, chứng chỉ được cấp hoặc công nhận theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng. |
|
|
|||
13. Người, đại diện theo pháp luật phải là công dân Việt Nam. |
- Bỏ điều kiện 13 để thực hiện theo Điều 13 Luật doanh nghiệp: doanh nghiệp phải luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại VN. |
Sửa khoản 3 Điều 7 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP; |
|||
14. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài số thành viên là người nước ngoài không được vượt quá một phần ba tổng số thành viên tham gia bộ máy điều hành. |
|
|
|||
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
15. Có phương án bảo đảm có tàu bay khai thác trong 05 năm kể từ ngày dự kiến bắt đầu kinh doanh. |
Điều 6 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
- Bỏ điều kiện 15 vì phương án kinh doanh là vấn đề quản lý hoạt động của doanh nghiệp, để doanh nghiệp tự chủ. |
Sửa khoản 1, 2, 3, 4 Điều 6 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP; sửa điểm b khoản 1 Điều 110 Luật Hàng không VN |
16. Đáp ứng quy định về tuổi của tàu bay đã qua sử dụng nhập khẩu vào VN. |
- Bỏ điều kiện 16 vì nội dung này là nội dung quản lý nhà nước trong quá trình hoạt động và nên được kiểm soát trong nội dung quản lý của Nghị định về quốc tịch tàu bay hoặc nội dung về quản lý hoạt động bay. |
||||
17. Số lượng tàu bay tối thiểu (03 tàu bay đối với kinh doanh vận chuyển hàng không; 01 tàu bay đối với kinh doanh hàng không chung) |
|
||||
18. Số lượng tàu bay thuê có tổ lái đến hết năm khai thác thứ hai chiếm không quá 30% đội tàu bay. |
- Tiếp thu ý kiến VCCI sửa điều kiện 18 theo hướng phải đáp ứng các tiêu chuẩn về AOC |
||||
19. Có các chủng loại tàu bay được Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) hoặc Cơ quan an toàn hàng không Châu Âu (EASA) hoặc Nhà chức trách hàng không Việt Nam cấp Chứng chỉ loại tàu bay. |
- Bỏ điều kiện 19 để đưa vào các nội dung quản lý, hậu kiểm |
||||
|
Điều kiện về tài chính |
20. Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không: (Khai thác đến 10 tàu bay; 700 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 300 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa; khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 1.000 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 600 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa; khai thác trên 30 tàu bay: 1.300 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 700 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa. |
Điều 8 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
- Tiếp thu ý kiến của VCCI sẽ nghiên cứu bỏ quy định này trong Luật Hàng không dân dụng, trước mắt sẽ sửa đổi theo hướng không phân định giữa vận chuyển quốc tế và quốc nội theo ý kiến của Hiệp hội vận tải hàng không |
Sửa khoản 1 Điều 8 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP; điểm d khoản 1 Điều 110 Luật Hàng không VN. |
21. Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung: 100 tỷ đồng Việt Nam. |
|
|
|||
22. Bên nước ngoài chiếm không quá 30% vốn điều lệ; |
|
|
|||
23. Phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất. Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân. |
|
|
|||
24. Việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không không có vốn đầu tư nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện sau 02 năm kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng không. |
- Bỏ điều kiện 24, đây là nội dung quản lý trong quá trình hoạt động, không phải là điều kiện kinh doanh. |
Sửa khoản 4 Điều 8 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
|||
|
Điều kiện về phương án kinh doanh |
25. Phương án kinh doanh và chiến lược phát triển của doanh nghiệp. |
Điều 9 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
- Bỏ điều kiện 25, đưa nội dung về chiến lược phát triển doanh nghiệp vào quá trình quản lý hoạt động hàng không dân dụng (không coi đây là điều kiện kinh doanh) theo hướng: định kỳ phải báo cáo Bộ về chiến lược phát triển để nhà nước làm công tác quy hoạch, công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và dự báo thị trường tránh can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp |
Sửa điểm đ khoản 1 Điều 110 Luật Hàng không dân dụng và khoản 1 Điều 9 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
|
Điều kiện khác |
26. Có trụ sở chính và địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam. |
Điểm e khoản 1 Điều 110 Luật HKDDVN |
- Bỏ điều kiện 26 vì nội dung này đã được quy định tại Luật Doanh nghiệp (Điều 43) |
Sửa điểm e khoản 1 Điều 110 Luật Hàng không dân dụng VN |
2 |
Kinh doanh dịch vụ thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay tại VN |
|
|
|
|
|
Điều kiện cung cấp dịch vụ bảo dưỡng tàu bay, cánh quạt và trang bị tàu bay tại Việt Nam |
|
|
|
|
|
Điều kiện chung |
1. Các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành hàng không dân dụng. |
Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
- Bỏ điều kiện 1 vì quy định chung chung, không rõ ràng. |
Sửa khoản 3 Điều 21 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực |
2. Có đội ngũ nhân viên bảo dưỡng được đào tạo về chuyên môn, về an toàn hàng không theo các nhiệm vụ và trách nhiệm được phân công; |
Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
- Bỏ điều kiện 2, 3, 4, 5, giữ lại điều kiện 6 vì “Tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng” là tài liệu cơ bản của một tổ chức bảo dưỡng tàu bay trong đó có đầy đủ hướng dẫn và quy trình thực hiện đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Một tổ chức bảo dưỡng không thể vận hành được nếu không có tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng. |
Sửa khoản 2 Điều 21 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
3. Có bộ máy điều hành được đào tạo phù hợp với năng lực về hàng không dân dụng cho các vị trí quản lý bảo dưỡng nội trường, quản lý bảo dưỡng ngoại trường, quản lý xưởng bảo dưỡng thiết bị, quản lý đảm bảo chất lượng. |
|||||
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
4. Có các trang thiết bị, dụng cụ thử nghiệm sử dụng trong sản xuất, có các trang thiết bị, dụng cụ thử nghiệm để xác định tính đủ điều kiện bay được hiệu chuẩn đáp ứng các tiêu chuẩn được chấp thuận 5. Có các trang thiết bị, dụng cụ thử nghiệm có khả năng truy nguyên tới các tiêu chuẩn do tổ chức thiết kế của trang thiết bị, dụng cụ thử nghiệm đó; 6. Có tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng; |
|||
|
Điều kiện của cơ sở thiết kế, sản xuất hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại VN (áp dụng đối với trường hợp thiết kế, sản xuất hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam theo Giấy chứng nhận loại do Cục Hàng không Việt Nam cấp) |
|
|
|
|
|
Điều kiện chung |
1. Cơ sở thiết kế, sản xuất hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay đáp ứng đủ các yêu cầu về tổ chức bộ máy; |
Điều 22 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
- Bỏ các điều kiện 1, 2, 3, 5, 6 vì không rõ ràng và các nội dung này đã có các quy định cần tuân thủ trong quá trình hoạt động. |
Sửa Điều 22 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
2. Đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất; |
|||||
3. Đáp ứng yêu cầu về điều kiện làm việc; |
|||||
4. Đáp ứng yêu cầu về quy trình chế tạo, thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng, thử nghiệm; |
- Sửa điều kiện 4 thành: “Có quy trình chế tạo, thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng, thử nghiệm”; |
||||
5. Đáp ứng yêu cầu về vật liệu sử dụng; |
|
||||
6. Đáp ứng yêu cầu về đội ngũ nhân viên theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành hàng không dân dụng. |
|
||||
3 |
Kinh doanh cảng hàng không, sân bay |
|
|
|
|
|
Điều kiện chung |
1. Được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chấp thuận chủ trương thành lập doanh nghiệp cảng hàng không; |
Điều 13 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
Đề nghị bỏ điều kiện 1 và 2 để đảm bảo quyền tự chủ của doanh nghiệp, phù hợp với Điều 31 Luật Đầu tư, các nội dung cần quản lý, hậu kiểm sẽ đưa vào các quy định về quản lý nhà nước đối với cảng hàng không, sân bay |
Sửa khoản 1 Điều 13 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
2. Được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chấp thuận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp cảng hàng không cho nhà đầu tư nước ngoài. |
|||||
|
Điều kiện tổ chức bộ máy và nhân lực |
3. Có phương án kinh doanh và chiến lược phát triển của doanh nghiệp |
Điều 14 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
Bỏ điều kiện 3 để đảm bảo tự chủ hoạt động của doanh nghiệp |
Sửa khoản 1 Điều 14 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
4. Hệ thống trang thiết bị theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng |
Điều 14 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
Bỏ điều kiện 4. |
Sửa khoản 1 Điều 14 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
5. Các điều kiện cần thiết để bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng. |
Sửa điều kiện 5 thành: “Có tài liệu giải trình về hệ thống trang, thiết bị và việc đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an toàn, an ninh hàng không theo quy định của Annex 14 và các Doc của ICAO hướng dẫn thực hiện Annex 14”. |
||||
|
Điều kiện về tài chính |
6. Mức vốn tối thiểu để thành lập (kinh doanh cảng hàng không nội địa: 100 tỷ đồng Việt Nam; kinh doanh cảng hàng không quốc tế: 200 tỷ đồng Việt Nam) 7. Tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài chiếm không quá 30% vốn điều lệ. (điểm b khoản 2 Điều 14) |
Điều 14 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
Sửa điều kiện 6 này theo ý kiến của VCCI và Hiệp hội vận tải hàng không, HĐTV theo hướng không phân định giữa cảng nội địa và cảng quốc tế. |
Sửa khoản 2 Điều 14 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP; nghiên cứu sửa Luật Hàng không VN về vấn đề vốn để phù hợp với thông lệ quốc tế |
4 |
Kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay |
|
|
|
|
|
Điều kiện về quy hoạch |
1. Phù hợp với quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay, khả năng đáp ứng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay. |
Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
Bỏ điều kiện 1 vì việc xác nhận và xem xét sự phù hợp với quy hoạch là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình cấp phép, không nên coi đây là điều kiện kinh doanh. Hơn nữa mặc dù đưa điều kiện nhưng trong thành phần hồ sơ để xem xét cấp giấy không có quy định để xem xét tính phù hợp này. |
Sửa khoản 1 Điều 16 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực |
2. Có tổ chức bộ máy bảo đảm việc cung ứng các dịch vụ hàng không; (điểm a khoản 2 Điều 16). |
Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
- Tiếp thu ý kiến của HĐTV bỏ điều kiện 2; |
Sửa khoản 2 Điều 16 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
3. Có đội ngũ nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, khai thác tại cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng; |
- Tiếp thu ý kiến của HĐTV sửa điều kiện 3 theo hướng quy định cụ thể rõ ràng |
|
|||
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
4. Đáp ứng các điều kiện, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật khác có liên quan; |
điểm c khoản 2 Điều 16 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
Bãi bỏ điều kiện 4 vì đây là các nội dung mà doanh nghiệp đương nhiên phải tuân thủ trong quá trình hoạt động. |
Sửa khoản 2 Điều 16 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
|
Điều kiện về tài chính |
5. Đáp ứng mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì (Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga hành khách: 30 tỷ đồng Việt Nam; kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa: 30 tỷ đồng Việt Nam; kinh doanh dịch vụ cung cấp xăng dầu: 30 tỷ đồng Việt Nam. |
Điều 17 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
|
|
6. Tỷ lệ vốn góp của cá nhân, tổ chức nước ngoài không được quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, dịch vụ xăng dầu hàng không, dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, dịch vụ khai thác khu bay) |
|||||
5 |
Kinh doanh dịch vụ cung cấp bảo đảm hoạt động bay |
|
|
|
|
|
Điều kiện chung |
1. Có cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay. |
Khoản 1 Điều 23 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
- Bỏ điều kiện 1. |
Sửa khoản 1 Điều 23 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
2. Có hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị, quy trình khai thác đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành hàng không dân dụng được Cục HKVN cấp giấy phép khai thác. |
- Sửa điều kiện 2 thành: “được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép khai thác các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và hệ thống kỹ thuật, thiết bị khi đáp ứng các yêu cầu về hệ thắng kỹ thuật, trang thiết bị, quy trình khai thác đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành hàng không dân dụng” |
||||
|
Điều kiện về tài chính |
3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn phải là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; |
Khoản 2 Điều 23 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
|
|
4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin dẫn đường giám sát, dịch vụ khí tượng hàng không có tỷ lệ vốn nhà nước không được thấp hơn 65% vốn điều lệ |
|||||
5. Tỷ lệ vốn góp của cá nhân, tổ chức nước ngoài chiếm không quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp. |
|||||
6 |
Kinh doanh dịch vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không |
|
|
|
|
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân sự |
1. Có đủ giáo viên lý thuyết, giáo viên thực hành để đảm bảo mỗi môn học chuyên ngành hàng không phải có ít nhất 01 giáo viên giảng dạy. |
Điều 26 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
|
|
2. Số lượng giáo viên thỉnh giảng chuyên ngành hàng không của cơ sở đào tạo, huấn luyện không được lớn hơn 50% số lượng giáo viên chuyên ngành hàng không của cơ sở đào tạo. |
- Sửa điều kiện 2 khái niệm giáo viên cho phù hợp với luật giáo dục nghề nghiệp. |
|
|||
3. Giáo viên chuyên ngành hàng không đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về giáo dục đào tạo và dạy nghề; |
- Bỏ điều kiện 3,4 vì nội dung này đã được quy định trong hệ thống pháp luật về giáo dục nghề nghiệp. |
Sửa điều 26 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
|||
4. Giáo viên chuyên nghiệp, giáo viên kiêm nhiệm phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; |
|
|
|||
5. Giáo viên phải đáp ứng các điều kiện về chuyên môn theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không tương ứng; |
- Bỏ đk 5. |
|
|||
6. Giáo viên phải có chứng chỉ chuyên môn hoặc có kinh nghiệm 5 năm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn liên quan đến môn giảng dạy. |
- Sửa điều kiện 6 theo hướng giáo viên phải đáp ứng các điều kiện về chuyên môn hoặc có chứng chỉ chuyên môn theo quy định tại văn bản qppl chuyên ngành hoặc có kinh nghiệm 5 năm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn đến cơ quan giảng dạy. |
|
|||
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
7. Cơ sở thực hành, phòng thực tập phải có diện tích và không gian phù hợp với thiết bị, máy móc được sử dụng. |
Điều 25 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
- Bỏ đk 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21. |
Sửa Điều 25 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP |
8. Đảm bảo điều kiện tối thiểu theo quy định đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp. |
|
||||
9. Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ thành viên tổ lái, giáo viên huấn luyện bay: có tàu bay huấn luyện, có buồng lái giả định; có thiết bị kiểm tra phi công, có thiết bị luyện tập thể lực; |
|
||||
10. Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ tiếp viên hàng không: có mô hình khoang tàu bay được trang bị đủ hệ thống an ninh, an toàn, khẩn nguy, cấp cứu, hệ thống dưỡng khí và các dụng cụ phục vụ hành khách trên tàu bay được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép hoặc phê chuẩn; |
|
||||
11. Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay: có tàu bay học cụ được trang bị thiết bị điện, điện tử, thông tin liên lạc còn hoạt động; có dụng cụ thực hành về cơ giới, điện, điện tử, công nghệ thông tin, sơ đồ kết cấu tàu bay phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ; |
|
||||
12. Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên không lưu: Có hệ thống huấn luyện giả định cho nhân viên không lưu (trừ nhân viên thực hiện nhiệm vụ thủ tục bay, thông báo - hiệp đồng bay, đánh tín hiệu) phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ; |
|
||||
13. Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không: có đủ thiết bị thực hành phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ; |
|
||||
14. Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên an ninh hàng không: có các thiết bị hoặc mô hình giả định và phần mềm giảng dạy an ninh soi chiếu hành khách, hành lý, hàng hóa; các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật phẩm nguy hiểm; phòng thực hành có trang thiết bị giảng dạy phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ; |
|
||||
15. Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên thông báo tin tức hàng không: có hệ thống thông tin, dữ liệu phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ; có đủ thiết bị thực hành phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ; |
|
||||
16. Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên khí tượng hàng không: có thiết bị và hệ thống thông tin, dữ liệu phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ; |
|
||||
17. Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên điều độ, khai thác bay: có các tài liệu liên quan đến tính năng, kỹ thuật các loại tàu bay đang khai thác, có phần mềm về điều độ, khai thác bay; có các thiết bị thực hành; có hệ thống thông tin, dữ liệu phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ; có các tài liệu khác phù hợp với yêu cầu của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO); |
|
||||
18. Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay: có thiết bị, phương tiện thực hành, có bãi tập, có tài liệu hướng dẫn khai thác thiết bị, phương tiện phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ; |
|
||||
19. Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay: có trang thiết bị, tài liệu, hệ thống thông tin, dữ liệu, phần mềm hướng dẫn thực hành khai thác phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, tài liệu hướng dẫn khai thác; |
|
||||
20. Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên thiết kế phương thức bay hàng không dân dụng có quy trình xây dựng, thiết kế phương thức bay và khai thác phương thức bay; có hệ thống bản đồ hàng không; có hệ thống thông tin, dữ liệu và trang thiết bị phục vụ công tác thiết kế phương thức bay phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ; |
|
||||
21. Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên tìm kiếm cứu nạn hàng không: có sơ đồ, mô hình tổ chức hệ thống tìm kiếm cứu nạn hàng không, có quy trình tổ chức tìm kiếm cứu nạn; có các tình huống giả định, băng hình diễn tập tìm kiếm cứu nạn hàng không; có hệ thống thiết bị, bảng các ký hiệu mã, cốt quốc tế liên quan đến hoạt động bay dân dụng và hoạt động tìm kiếm, cứu nạn; có hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn hàng không phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ; |
|
||||
22. Đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành hàng không dân dụng theo quy định. |
- Sửa điều kiện 22 thành “Có tài liệu giải trình cơ sở hạ tầng đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành hàng không dân dụng theo quy định” |
||||
23. Đáp ứng yêu cầu về chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu đào tạo huấn luyện do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định |
- Sửa đk 23 thành “Có tài liệu giải trình đáp ứng yêu cầu về chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu đào tạo huấn luyện do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định” |
||||
|
Tổng số |
78 đk |
|
Bỏ 47 đk, sửa 11 đk (58/78 =74,36%) |
|
STT |
Tên ngành nghề/ điều kiện kinh doanh |
Nội dung quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh |
Căn cứ pháp lý |
Đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản |
Kiến nghị thực thi |
1 |
Đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải |
|
|
|
|
|
Điều kiện tổ chức bộ máy và nhân lực |
1. Đội ngũ giảng viên, huấn luyện viên phải có phẩm chất đạo đức tốt. |
Điều 5 Nghị định số 29/2017/NĐ-CP |
- Bỏ điều kiện 1, 2, 3 vì điều kiện chung chung không cần thiết |
Bãi bỏ khoản 1 Điều 5 Nghị định số 29/2017/NĐ-CP. |
2. Đội ngũ giảng viên, huấn luyện viên phải có lý lịch rõ ràng. |
|||||
3. Đội ngũ giảng viên, huấn luyện viên phải có đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp. |
|||||
4. Giảng viên dạy lý thuyết phải tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành phù hợp với môn học hoặc chuyên ngành được phân công giảng dạy. |
|
|
|||
5. Giảng viên dạy lý thuyết có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật. |
- Bỏ điều kiện 5 và thực hiện theo Luật Giáo dục |
Sửa đổi khoản 2 Điều 5 Nghị định số 29/2017/NĐ-CP. |
|||
6. Giảng viên, huấn luyện viên dạy thực hành phải có Giấy chứng nhận Huấn luyện viên chính hoặc chứng chỉ tương đương do Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) hoặc đơn vị được IMO công nhận cấp theo quy định của Công ước STCW; |
|
|
|||
7. Giảng viên, huấn luyện viên dạy thực hành đã đảm nhiệm chức danh trên tàu biển với mức trách nhiệm sỹ quan quản lý. |
|
|
|||
8. Cơ sở đào tạo, huấn luyện phải có đủ về số lượng đội ngũ giảng viên, huấn luyện viên đáp ứng yêu cầu của từng chương trình, đào tạo huấn luyện theo quy định của Bộ trưởng Bộ - Giao thông vận tải, trong đó có tối thiểu 50% giảng viên, huấn luyện viên cơ hữu cho từng chương trình đào tạo, huấn luyện. |
- Tiếp thu ý kiến của Hội đồng tư vấn bỏ điều kiện 8, thực hiện theo quy định pháp luật về giáo dục, giáo dục nghề nghiệp. |
Bãi bỏ khoản 4, 5 Điều 5 Nghị định số 29/2017/NĐ-CP. |
|||
9. Tỷ lệ học viên/giảng viên, huấn luyện viên tối đa là 25 học viên/giảng viên, huấn luyện viên. |
- Bỏ điều kiện 9 và thực hiện theo quy định pháp luật về giáo dục, giáo dục nghề nghiệp |
|
|||
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
10. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo đáp ứng mục đích, quy mô đào tạo, huấn luyện của từng chương trình đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải và phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành. |
Điều 4, 6 Nghị định số 29/2017/NĐ-CP |
|
|
11. Có Giấy chứng nhận phù hợp hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001 do tổ chức chứng nhận có thẩm quyền cấp. |
- Sửa điều kiện 11, 12 vì đây là nội dung quản lý trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, không phải là điều kiện khi bắt đầu thành lập. |
Sửa đổi khoản 2, 3 Điều 4 Nghị định số 29/2017/NĐ-CP. |
|||
12. Có cơ sở dữ liệu điện tử quản lý chứng chỉ nghiệp vụ của thuyền viên hàng hải để tra cứu theo quy định của Công ước STCW. |
|||||
13. Có đủ chương trình đào tạo, huấn luyện, tài liệu giảng dạy theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. |
|
|
|||
2 |
Kinh doanh dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải |
|
|
|
|
|
Điều kiện cung cấp dịch vụ thiết lập, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải |
|
|
|
|
|
Điều kiện về tài chính |
1. Là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; |
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|
Sửa đổi khoản 1, Điều 5 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân sự |
2. Được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thành lập, phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động |
Khoản 1, 2 Điều 5 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
- Sửa điều kiện 2 như sau: "...Bộ Giao thông vận tải phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động” |
|
3. Có bộ phận chuyên trách thực hiện thiết lập, vận hành, bảo trì báo hiệu hàng hải, khu nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải. |
- Bỏ điều kiện 3 để doanh nghiệp tự chủ động trong quá trình hoạt động |
|
|||
4. Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách bộ phận thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, khu nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải phải tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành bảo đảm hàng hải hoặc công trình thủy |
- Sửa điều kiện 4 theo hướng quy định rộng hơn như sau "..phải tốt nghiệp đại học kinh tế, kỹ thuật" |
|
|||
5. Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách bộ phận thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo đảm hàng hải tối thiểu 05 năm. |
|
|
|||
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
6. Có 01 cầu cảng |
Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|
|
7. Có 01 xưởng sản xuất, bảo trì báo hiệu với các trang thiết bị phù hợp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; |
|
|
|||
8. Có 01 tàu thuyền chuyên dùng có tính năng phù hợp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải để phục vụ công tác thiết lập, vận hành, bảo trì, sửa chữa, giám sát hoạt động liên tục của hệ thống báo hiệu hàng hải; |
Bỏ đk 8, 9 để doanh nghiệp tự chủ động trong quá trình hoạt động |
Bãi bỏ điểm b, c khoản 3 Điều 5 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|||
9. Có 01 trạm quản lý luồng bảo đảm đáp ứng yêu cầu quản lý vận hành trên 01 tuyến luồng hàng hải công cộng. |
|
|
|||
|
Điều kiện cung cấp dịch vụ thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng |
|
|
|
|
|
Điều kiện chung |
1. Được thành lập theo quy định của pháp luật. |
Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
Điều kiện 1 sửa lại như sau: là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật. |
- Sửa đổi khoản 1 Điều 6 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|
Điều kiện về tài chính |
2. Khi thành lập phải có số vốn tối thiểu 20 tỷ đồng và duy trì trong suốt quá trình hoạt động. |
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
Bỏ điều, kiện 2: vì theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 đã bỏ khái niệm quy định về vốn pháp định, việc quy định doanh nghiệp phải có số vốn tối thiểu 20 tỷ có thể gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp |
- Bãi bỏ khoản 2 Điều 6 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân sự |
3. Có bộ phận chuyên trách thực hiện dịch vụ thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng. |
Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 70/2016/NĐ- CP |
- Tiếp thu ý kiến của VCCI bỏ điều kiện 3 để doanh nghiệp tự chủ động trong quá trình hoạt động |
- Sửa đổi khoản 3 Điều 6 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
4. Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách bộ phận chuyên trách phải tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành bảo đảm hàng hải hoặc công trình thủy |
- Sửa điều kiện 4 theo hướng rộng hơn như sau: “...phải tốt nghiệp đại học kinh tế, kỹ thuật” |
||||
5. Người được bổ nhiệm có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực bảo đảm hàng hải tối thiểu 05 năm. |
|
||||
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
6. Có 01 cầu cảng |
Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
- Bỏ các điều kiện 6, 7, 8, 9 để các doanh nghiệp tự chủ động |
- Bãi bỏ khoản 4 Điều 6 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
7. Có 01 xưởng để sản xuất, bảo trì báo hiệu với các trang thiết bị phù hợp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải |
|||||
8. Có 01 tàu thuyền chuyên dùng hoặc hợp đồng thuê 01 tàu thuyền chuyên dùng có thủy năng phù hợp theo quy định của Bộ trưởng Bộ GTVT để phục vụ công tác thiết lập, vận hành, bảo trì, sửa chữa, giám sát hoạt động của hệ thống báo hiệu hàng hải |
|||||
9. Có 01 trạm quản lý luồng bảo đảm đáp ứng yêu cầu quản lý vận hành trên 01 tuyến luồng hàng hải chuyên dùng. |
|||||
|
Điều kiện cung cấp dịch vụ khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải phục vụ công bố thông báo hàng hải |
|
|
|
|
|
Điều kiện về tài chính |
1. Là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; |
Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
- Sửa điều kiện 2 như sau: “Được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động |
Sửa đổi khoản 1 Điều 7 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
2. Được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thành lập, phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động. |
|||||
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân sự |
3. Có bộ phận chuyên trách thực hiện dịch vụ khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải. |
Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
- Tiếp thu ý kiến của VCCI bỏ điều kiện 3 để doanh nghiệp tự chủ động trong quá trình hoạt động |
Sửa đổi khoản 2 Điều 7 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
4. Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách bộ phận khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành bảo đảm hàng hải, đo đạc bản đồ |
- Sửa điều kiện 4 như sau: “...phải tốt nghiệp đại học kinh tế, kỹ thuật” |
||||
5. Người được bổ nhiệm có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực khảo sát hàng hải tối thiểu 05 năm. |
|
||||
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
6. Có tối thiểu 01 tàu chuyên dùng |
Khoản 3, 4 Điều 7 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
- Bỏ điều kiện 6 để doanh nghiệp tự chủ động |
|
7. Có đầy đủ trang thiết bị đo đạc, khảo sát phù hợp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải |
|||||
|
Điều kiện cung cấp dịch vụ khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng phục vụ thông báo hàng hải |
|
|
|
|
|
Điều kiện chung |
1. Được thành lập theo quy định của pháp luật. |
Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
Sửa đk 1 như sau: là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật. |
- Sửa đổi khoản 1 Điều 8 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|
Điều kiện về tài chính |
2. Khi thành lập phải có số vốn tối thiểu 10 tỷ đồng và duy trì trong suốt quá trình hoạt động. |
Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
Bỏ điều kiện 2 vì theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 đã bỏ khái niệm quy định về vốn pháp định, việc quy định doanh nghiệp phải có số vốn tối thiểu 20 tỷ có thể gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp |
- Bãi bỏ khoản 2 Điều 8 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân sự |
3. Có bộ phận chuyên trách thực hiện dịch vụ khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng. |
Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
- Bỏ điều kiện 3 để doanh nghiệp tự chủ động |
- Sửa đổi khoản 3 Điều 8 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
4. Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách bộ phận khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng phải tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành bảo đảm hàng hải hoặc đo đạc bản đồ |
- Sửa điều kiện 4 như sau: “...phải tốt nghiệp đại học kinh tế, kỹ thuật” |
||||
5. Người được bổ nhiệm có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực khảo sát hàng hải tối thiểu 05 năm. |
|
||||
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
6. Có tối thiểu 01 tàu chuyên dùng hoặc hợp đồng thuê 01 tàu chuyên dùng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải để phục vụ công tác khảo sát |
Khoản 4, 5 Điều 8 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
- Bỏ điều kiện 6 để doanh nghiệp tự chủ động |
- Bãi bỏ khoản 4 Điều 8 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
7. Có đầy đủ trang thiết bị đo đạc, khảo sát phù hợp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải |
|||||
|
Điều kiện cung cấp dịch vụ Thông báo hàng hải |
|
|
|
|
|
Điều kiện về tài chính |
1. Là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; |
Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|
|
2. Được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thành lập, phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động. |
|||||
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực |
3. Người phụ trách bộ phận thông báo hàng hải phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành bảo đảm hàng hải hoặc đo đạc bản đồ. |
Khoản 2, 3 Điều 10 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
- Sửa điều kiện 3 như sau: “...phải tốt nghiệp đại học kinh tế, kỹ thuật” |
- Sửa đổi khoản 2 Điều 10 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
4. Người phụ trách bộ phận có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực hàng hải tối thiểu 05 năm. |
|
|
|||
5. Phải có nguồn nhân lực thường trực 24/7 để xử lý thông tin và công bố thông báo hàng hải. |
- Bỏ điều kiện 5 vì ngành nghề này đương nhiên phải thường trực 24/7 nên không cần quy định thành điều kiện |
- Bãi bỏ khoản 3 Điều 10 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|||
|
Điều kiện cung cấp dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước và luồng hàng hải công cộng |
|
|
|
|
|
Điều kiện tài chính |
1. Là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; |
Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|
|
2. Được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thành lập, phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động. |
|||||
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực |
3. Có bộ phận chuyên trách thực hiện điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải. |
Khoản 2, 3 Điều 11 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
- Bỏ điều kiện 3 để doanh nghiệp tự chủ động |
- Sửa đổi khoản 2 Điều 11 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
4. Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách bộ phận cung cấp dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải phải tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành bảo đảm hàng hải hoặc điều khiển tàu biển |
- Sửa lại điều kiện 4 như sau: “...phải tốt nghiệp đại học kinh tế, kỹ thuật” |
||||
5. Và có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải tối thiểu 05 năm. |
|
|
|||
6. Có tối thiểu 01 trạm điều tiết chuyên dùng với đầy đủ biên chế đáp ứng yêu cầu điều tiết cho một công trình. |
- Bỏ điều kiện 6, 7 để doanh nghiệp tự chủ động |
- Bãi bỏ khoản 3 Điều 11 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|||
7. Có 02 ca nô có tính năng phù hợp phục vụ công tác điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải. |
|||||
|
Điều kiện cung cấp dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng |
|
|
|
|
|
Điều kiện chung |
1. Được thành lập theo quy định của pháp luật |
Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
Sửa đk 1 theo hướng chặt chẽ hơn: là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật. |
- Sửa đổi khoản 1 Điều 12 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|
Điều kiện về tài chính |
2. Khi thành lập phải có số vốn tối thiểu 20 tỷ đồng và duy trì trong suốt quá trình hoạt động. |
Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
Bỏ điều kiện 2 vì theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 đã bỏ khái niệm quy định về vốn pháp định, việc quy định doanh nghiệp phải có số vốn tối thiểu 20 tỷ có thể gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp |
- Bãi bỏ khoản 2 Điều 12 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực |
3. Có bộ phận chuyên trách thực hiện điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải. |
Khoản 3, 4 Điều 12 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP. |
- Tiếp thu ý kiến của VCCI bỏ điều kiện 3 để doanh nghiệp tự chủ động trong quá trình hoạt động |
- Sửa đổi khoản 3 Điều 12 Nghị định số 70/2016NĐ-CP |
4. Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách bộ phận cung cấp dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải phải tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành bảo đảm hàng hải hoặc điều khiển tàu biển |
- Sửa điều kiện 4 như sau: “...phải tốt nghiệp đại học kinh tế, kỹ thuật” |
|
|||
5. Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải tối thiểu 05 năm. |
|
|
|||
6. Có tối thiểu 01 trạm điều tiết chuyên dùng với đầy đủ biên chế đáp ứng yêu cầu điều tiết cho một công trình |
- Bỏ điều kiện 6, 7 để doanh nghiệp tự chủ động |
- Bãi bỏ khoản 4 Điều 12 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|||
7. Có 02 ca nô hoặc hợp đồng thuê 02 ca nô có tính năng phù hợp để phục vụ công tác điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải. |
|||||
|
Điều kiện cung cấp dịch vụ khảo sát, xây dựng, phát hành hải đồ vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải; xây dựng và phát hành tài liệu, ấn phẩm an toàn hàng hải |
|
|
|
|
|
Điều kiện chung |
1. Được thành lập theo quy định của pháp luật.
|
Điều 13 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
- Sửa đk 1 như sau: là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật. |
- Sửa đổi khoản 1 Điều 13 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
2. Được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thành lập, phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động |
- Sửa lại điều kiện 2 như sau: “Được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động” |
|
|||
3. Có giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định. |
- Bỏ điều kiện 3 vì không cần quy định tại Nghị định này mà thực hiện theo pháp luật về đo đạc và bản đồ |
- Bãi bỏ khoản 2 Điều 13 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|||
|
Điều kiện về tài chính |
4. Do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; |
Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|
|
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực |
5. Phải có bộ phận chuyên trách thực hiện dịch vụ khảo sát, xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải; xây dựng và phát hành tài liệu, ấn phẩm hàng hải. |
Khoản 1, 2 Điều 14 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
- Tiếp thu ý kiến của VCCI bỏ điều kiện 5 để doanh nghiệp tự chủ động trong quá trình hoạt động |
- Bãi bỏ khoản 1 Điều 14 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
6. Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách lĩnh vực phải tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành bảo đảm hàng hải hoặc đo đạc bản đồ |
- Sửa điều kiện 6 như sau: “...phải tốt nghiệp đại học kinh tế, kỹ thuật” |
- Sửa đổi khoản 2 Điều 14 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|||
7. Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực khảo sát hàng hải tối thiểu 05 năm |
|
|
|||
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
8. Có tối thiểu 01 tàu khảo sát chuyên dùng phù hợp. |
Khoản 3, 4 Điều 14 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
Bỏ đk 8 để doanh nghiệp tự chủ động |
Sửa đổi Điều 14 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
9. Có đầy đủ trang thiết bị đo đạc, bản đồ phù hợp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải |
|||||
|
Điều kiện cung cấp dịch vụ thông tin điện tử hàng hải |
|
|
|
|
|
Điều kiện chung |
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; |
Khoản 1, 2 Điều 15 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
- Sửa điều, kiện 2 như sau: “Được Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động”. |
- Sửa đổi khoản 1 Điều 15 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
2. Được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thành lập, phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động. |
|
|
|||
3. Có giấy phép thiết lập mạng viễn thông cung cấp dịch vụ theo quy định. |
- Bỏ điều kiện 3 vì sẽ thực hiện theo Luật viễn thông và các văn bản hướng dẫn |
- Bãi bỏ khoản 2 Điều 15 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|||
|
Điều kiện về tài chính |
4. Do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; |
Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|
|
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực |
5. Có bộ phận chuyên trách thực hiện dịch vụ thông tin điện tử hàng hải. |
Điều 16 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
- Tiếp thu ý kiến của VCCI bỏ điều kiện 5 để doanh nghiệp tự chủ động |
- Sửa đổi khoản 1 Điều 16 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
6. Người được bổ nhiệm phụ trách bộ phận chuyên trách thực hiện dịch vụ thông tin điện tử hàng hải phải tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành thông tin hàng hải hoặc điện tử viễn thông |
- Sửa điều kiện 6 như sau: “..đại học trở lên thuộc các lĩnh vực thông tin hàng hải hoặc điện tử viễn thông” |
- Bãi bỏ khoản 2, 3 Điều 16 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|||
7. Người được bổ nhiệm phụ trách phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thông tin điện tử hàng hải tối thiểu 05 năm. |
|
|
|||
8. Có đủ nhân lực để bảo đảm cung cấp dịch vụ thông tin điện tử hàng hải theo chế độ hoạt động 24/7 (24 giờ 1 ngày/7 ngày 1 tuần) theo quy định của pháp luật Việt Nam và các tổ chức quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên. |
- Bỏ điều kiện 8 vì ngành nghề này đương nhiên phải đảm bảo hoạt động 24/7 nên không cần quy định thành điều kiện khi thành lập |
|
|||
9. Được giao quản lý cơ sở hạ tầng thông tin điện tử hàng hải quốc gia, bao gồm các đài thông tin duyên hải Việt Nam theo tiêu chuẩn GMDSS, Đài thông tin vệ tinh mặt đất Inmarsat (LES), Đài thông tin vệ tinh Cospas-Sarsat (VNLUT/MCC) và Đài nhận dạng và truy theo tầm xa (VN LRIT). |
- Bỏ đk 9 vì đây là nội dung trong quá trình hoạt động (chưa đủ điều kiện thành lập thì chưa có cơ sở để giao quản lý cơ sở hạ tầng thông tin) |
|
|||
|
Điều kiện cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải |
|
|
|
|
|
Điều kiện chung |
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật |
Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|
|
|
Điều kiện về tài chính |
2. Do Nhà nước nắm giữ tối thiểu 75% vốn điều lệ |
Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|
|
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực |
3. Có bộ phận chuyên trách thực hiện dịch vụ hoa tiêu hàng hải. |
Khoản 1, 3 Điều 18 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
- Tiếp thu ý kiến của VCCI bỏ điều kiện 3 để doanh nghiệp tự chủ động |
Sửa đổi khoản 1 Điều 18 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
4. Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách bộ phận thực hiện dịch vụ hoa tiêu hàng hải phải có bằng đại học trở lên |
- Bỏ điều kiện 4 vì đã là hoa tiêu ngoại hạng thì đương nhiên phải có bằng đại học |
||||
5. Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách bộ phận là hoa tiêu ngoại hạng. |
|
||||
6. Có đủ số lượng tối thiểu hoa tiêu các hạng có giấy chứng nhận vùng hoạt động phù hợp với tuyến dẫn tàu được giao |
|
||||
7. Bảo đảm đủ phương tiện đưa, đón hoa tiêu tại tuyến dẫn tàu được dẫn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. |
|
||||
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
8. Được Cục Hàng hải Việt Nam giao vùng hoa tiêu bắt buộc và tuyến dẫn tàu. Một tuyến dẫn tàu chỉ do một công ty hoa tiêu đảm nhận cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải. |
Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
- Tiếp thu ý kiến của Hội đồng tư vấn chuyển điều kiện 8 sang thành điều kiện trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp |
Sửa đổi khoản 2 Điều 18 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|
Điều kiện cung cấp dịch vụ thanh thải chướng ngại vật |
|
Bỏ ngành nghề này ra khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp được tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật (gồm 03 điều kiện) |
Bãi bỏ Mục 8 Chương II Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|
|
Điều kiện chung |
1. Được thành lập theo quy định của pháp luật |
Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|
|
|
Điều kiện về tài chính |
2. Khi thành lập phải có số vốn tối thiểu từ 05 tỷ đồng và duy trì trong suốt quá trình hoạt động. |
Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|
|
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
3. Bảo đảm đủ phương tiện và trang thiết bị phù hợp để thanh thải chướng ngại vật và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. |
Điều 21 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|
|
|
Điều kiện kinh doanh dịch vụ nhập khẩu pháo hiệu hàng hải |
|
Bỏ ngành nghề này ra khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp được tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật (bỏ 5 điều kiện) |
Bãi bỏ Điều 22 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|
|
Điều kiện chung |
1. Được thành lập theo quy định của pháp luật |
Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|
|
|
Điều kiện về tài chính |
2. Khi thành lập phải có số vốn tối thiểu 02 tỷ đồng và duy trì trong suốt quá trình hoạt động. |
Khoản 2 Điều 22 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|
|
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực |
3. Có Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất xác nhận việc pháo hiệu hàng hải đã được thử nghiệm phù hợp với các quy định của Tổ chức Hàng hải quốc tế. 4. Có giấy phép nhập khẩu pháo hiệu hàng hải. 5. Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật. |
Khoản 3, 4, 5 Điều 22 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|
|
3 |
Kinh doanh vận tải biển, dịch vụ đại lý tàu biển |
|
|
|
|
|
Kinh doanh vận tải biển quốc tế |
|
|
|
|
|
Điều kiện chung |
1. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải biển được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hợp tác xã. |
Điều 4 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP |
- Sửa đk 1 như sau: là doanh nghiệp, HTX được thành lập theo quy định của pháp luật. |
- Sửa khoản 1 Điều 4 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP |
2. Được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 5, Điều 6 của Nghị định số 160/2016/NĐ-CP. |
- Bỏ điều kiện 2 về cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển, không cần cấp giấy chứng nhận mà theo hướng hậu kiểm. Để quản lý hoạt động này, sẽ rà soát bổ sung quy định yêu cầu các tài liệu hồ sơ mang theo tàu phải có bản sao công chứng bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối thiểu |
- Bãi bỏ khoản 2 Điều 4 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP |
|||
|
Điều kiện về tài chính |
3. Phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối thiểu là 05 tỷ đồng Việt Nam. |
Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP |
- Sửa đk 3, theo hướng lựa chọn hình thức có thể mua bảo hiểm hoặc là có bảo lãnh |
- Sửa đổi khoản 2 Điều 5 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP |
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
4. Phải có tối thiểu 01 tàu biển; nếu tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành. |
Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP |
- Sửa điều kiện 4 như sau: “Phải sở hữu hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 01 tàu biển...” |
|
|
Điều kiện về nhân lực |
5. Người phụ trách hệ thống quản lý an toàn, an ninh hàng hải phải được đào tạo, huấn luyện và được cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; |
Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP |
- Tiếp thu ý kiến của Hội đồng tư vấn chuyển điều kiện 5, 6 thành điều kiện trong quá trình doanh nghiệp hoạt động |
- Sửa đổi khoản 3 Điều 5 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP |
6. Người phụ trách bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh, khai thác vận tải biển phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành hàng hải, ngoại thương, thương mại hoặc kinh tế; |
|
||||
7. Người phụ trách bộ phận thực hiện công tác pháp chế phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành luật; |
- Bỏ đk 7, 8, 9 để doanh nghiệp tự chủ động |
- Sửa đổi khoản 4 Điều 5 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP |
|||
8. Thuyền viên làm việc trên tàu biển phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn, tiêu chuẩn về sức khỏe và được cấp chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Thuyền viên Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn, được cấp chứng chỉ chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định; |
|
|
|||
9. Đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định. |
|
|
|||
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy |
10. Có bộ phận quản lý an toàn theo quy định của Bộ luật quốc tế về quản lý an toàn (ISM Code); |
|
- Tiếp thu ý kiến của Hội đồng tư vấn chuyển điều kiện 10, 11, 12 thành điều kiện trong quá trình doanh nghiệp hoạt động. |
- Sửa.đổi khoản 1 Điều 5 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP |
11. Có bộ phận quản lý an ninh hàng hải theo quy định của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (ISPS Code); |
|||||
12. Có bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh, khai thác vận tải biển; |
|||||
13. Có bộ phận thực hiện công tác pháp chế. |
- Tiếp thu ý kiến của VCCI bỏ điều kiện 13 để doanh nghiệp chủ động. |
- Bãi bỏ điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP |
|||
|
Kinh doanh vận tải biển nội địa |
|
|
|
|
|
Điều kiện chung |
1. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải biển được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hợp tác xã |
Điều 4 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP |
- Sửa đk 1 như sau: là doanh nghiệp, HTX được thành lập theo quy định của pháp luật. |
Sửa đổi khoản 1 Điều 4 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP |
2. Được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 5, Điều 6 của Nghị định số 160/2016/NĐ-CP. |
- Bỏ điều kiện 2. |
- Bãi bỏ khoản 2 Điều 4 Điều 4 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP |
|||
|
Điều kiện về tài chính |
3. Phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài mức bảo lãnh tối thiểu là 500 triệu đồng Việt Nam. |
Khoản 2 Điều 6, Nghị định số 160/2016/NĐ-CP |
- Bỏ điều kiện 3 để doanh nghiệp tự chủ động. |
Sửa Điều 6 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP |
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy |
4. Có bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh, khai thác vận tải biển. |
Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP |
- Bỏ đk 4 để doanh nghiệp tự chủ động trong quá trình hoạt động. |
Sửa đổi khoản 1 Điều 6 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP |
|
Điều kiện về nhân lực |
5. Người phụ trách bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh, khai thác vận tải biển phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành hàng hải, ngoại thương, thương mại hoặc kinh tế; |
Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP |
- Tiếp thu ý kiến của VCCI, Hội đồng tư vấn bỏ điều kiện 5 để doanh nghiệp tự chủ động. |
- Bãi bỏ khoản 4 Điều 6 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP |
6. Thuyền viên làm việc trên tàu biển phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn, tiêu chuẩn về sức khỏe và được cấp chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chuyên môn, được cấp chứng chỉ chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định; |
- Bỏ 6, 7 vì đây là quy định về mặt nội dung không phải là điều kiện gia nhập thị trường của doanh nghiệp. |
||||
7. Đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định. |
|||||
|
Điều kiện khác (Điều kiện đối với tổ chức nước ngoài tham gia vận chuyển nội địa bằng tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam) |
8. Tổ chức nước ngoài tham gia vận tải nội địa bằng tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phải thành lập doanh nghiệp liên doanh theo quy định, trong đó tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp. |
Điều 7 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP |
|
|
9. Thuyền viên nước ngoài được phép làm việc trên tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam hoặc tàu biển được đăng ký tại Việt Nam thuộc sở hữu của các doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam nhưng tổng số thuyền viên nước ngoài không được vượt quá 1/3 định biên của tàu biển; |
|||||
10. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó nhất của tàu biển đó phải là công dân Việt Nam. |
|||||
|
Kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển |
|
|
|
|
|
Điều kiện chung |
1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển tại Việt Nam phải được thành lập theo quy định của pháp luật. |
Điều 11 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP |
|
|
|
Điều kiện về tài chính |
2. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển, tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp. |
Điều 11 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP |
|
|
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực |
3. Có người chuyên trách thực hiện kinh doanh, khai thác dịch vụ đại lý tàu biển đã tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành hàng hải, ngoại thương, thương mại hoặc kinh tế. |
Điều 12 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP |
- Bỏ đk 3, 4 thực hiện theo quy định trong Bộ luật Hàng hải VN 2015, quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hàng hải VN sẽ sửa đổi nội dung này. |
Bãi bỏ khoản 1, 2 Điều 12 Nghị định 160/2016/NĐ-CP; kiến nghị sửa đổi nội dung này trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hàng hải VN; |
4. Có người chuyên trách thực hiện công tác pháp chế đã tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành luật. |
|||||
5. Nhân viên đại lý tàu biển phải là công dân Việt Nam, đã được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ chuyên môn về đại lý tàu biển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. |
|||||
4 |
Kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển |
|
|
|
|
|
Điều kiện chung |
1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam phải được thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. |
Điều 13 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP |
|
|
|
Điều kiện về tài chính |
2. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển, tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp. |
Điều 13 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP |
|
|
|
Điều kiện tổ chức bộ máy và nhân lực |
3. Có người chuyên trách thực hiện kinh doanh, khai thác dịch vụ lai dắt tàu biển đã tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành hàng hải, ngoại thương, thương mại hoặc kinh tế. |
Điều 14 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP |
- Bỏ đk 3, 4, thực hiện theo quy định trong Bộ luật Hàng hải VN 2015, quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hàng hải VN sẽ sửa đổi nội dung này. |
- Bãi bỏ khoản 1, 2 Điều 14 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP; kiến nghị sửa đổi nội dung này trong quá trình sửa đổi, bổ sung bộ luật Hàng hải VN; |
4. Có người chuyên trách thực hiện công tác pháp chế đã tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành luật. |
|||||
5. Thuyền viên làm việc trên tàu lai dắt phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn, tiêu chuẩn về sức khỏe và được cấp chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu lai dắt phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chuyên môn, được cấp chứng chỉ chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định; |
- Bỏ đk 5, 6 vì đây là quy định về mặt nội dung không phải là điều kiện gia nhập thị trường của doanh nghiệp. |
- Bãi bỏ khoản 3 Điều 14 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP |
|||
6. Đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định. |
|||||
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
7. Có tối thiểu 01 tàu lai dắt; |
Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP |
- Sửa điều kiện 7 như sau: “Sở hữu hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 01 tàu lai dắt” |
Sửa đổi khoản 2 Điều 13 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP |
8. Tàu lai dắt phải là tàu thuyền Việt Nam. |
|
||||
9. Tàu lai dắt đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định |
- Bỏ đk 9 vì thực hiện theo quy định của Bộ GTVT |
||||
|
Điều kiện khác (Điều kiện đối với tổ chức nước ngoài sử dụng tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài để kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam) |
10. Tổ chức nước ngoài chỉ được sử dụng tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài để kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam khi tàu lai dắt mang cờ quốc tịch Việt Nam không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định. |
Điều 15 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP |
|
|
11. Tàu lai dắt mang cờ quốc tịch nước ngoài phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường. |
|
|
|||
12. Thuyền viên làm việc trên tàu lai dắt phải có chứng chỉ chuyên môn theo quy định. |
- Bỏ đk 12 vì đây là quy định về mặt nội dung không phải là điều kiện gia nhập thị trường của doanh nghiệp. |
Bãi bỏ khoản 3 Điều 15 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP |
|||
13. Tổ chức nước ngoài phải có hợp đồng lai dắt với bên thuê lai dắt của Việt Nam. |
|
|
|||
14. Tổ chức nước ngoài phải có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện hoặc doanh nghiệp lai dắt Việt Nam được ủy quyền tại Việt Nam. |
|
|
|||
5 |
Nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng |
|
|
|
|
|
Điều kiện nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng |
|
|
|
|
|
Điều kiện chung |
1. Có đăng ký ngành nghề kinh doanh nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng, để phá dỡ; |
Điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 114/2014/NĐ-CP |
- Sửa điều kiện 1 theo hướng “là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật”. |
Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 114/2014/NĐ-CP |
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực |
2. Có bộ phận chuyên trách thực hiện nghiệp vụ về nhập khẩu; |
Điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định số. 114/2014/NĐ-CP |
- Bỏ đk 2 3 để doanh nghiệp tự chủ động trong quá trình hoạt động. |
Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định số 114/2014/NĐ-CP. |
3. Có bộ phận chuyên trách pháp luật hàng hải; |
|||||
4. Có bộ phận chuyên trách an toàn lao động và bảo vệ môi trường; |
|||||
|
Điều kiện về tài chính |
5. Có vốn pháp định tối thiểu 50 (năm mươi) tỷ đồng Việt Nam. |
Điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định số 114/2014/NĐ-CP |
|
|
|
Điều kiện đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động |
|
|
|
|
|
Điều kiện về quy hoạch |
1. Phù hợp với quy hoạch cơ sở phá dỡ tàu biển đã được phê duyệt |
Khoản 1, 3 Điều 12 Nghị định 114/2014/NĐ-CP |
- Bỏ đk 1 vì đây là trách nhiệm của cơ quan nhà nước phải xác định chứ không phải là trách nhiệm của doanh nghiệp. |
- Bãi bỏ khoản 1 Điều 12 Nghị định 114/2014/NĐ-CP |
2. Có hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định này. |
- Bỏ điều kiện 2, rà soát các quy định tại khoản 2 Điều 14 chuyển hóa thành các điều kiện cụ thể nếu cần thiết (theo khoản 2 Điều 14 gồm các giấy tờ sau: Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở phá dỡ tàu biển, Giấy xác nhận các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành; Giấy đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; Giấy phép xả thải vào nguồn nước; Văn bản nghiệm thu về phương án phòng, chống cháy, nổ; Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Bản vẽ tổng thể về vị trí bố trí trang thiết bị của cơ sở phá dỡ tàu biển; Bản kê khai danh sách lao động trực tiếp tham gia hoạt động phá dỡ tàu biển; Giấy chứng nhận hệ thống quản lý môi trường). |
- Sửa đổi khoản 3 Điều 12 Nghị định 114/2014/NĐ-CP |
|||
|
Điều kiện về năng lực sản xuất, tổ chức bộ máy nhân lực |
3. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và nhân lực bảo đảm thực hiện việc phá dỡ tàu biển. |
Khoản 2 Điều 12 Nghị định 114/2014/NĐ-CP |
- Sửa lại điều kiện 3 như sau: “Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và nhân lực theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành”. |
Sửa đổi khoản 2 Điều 12 Nghị định 114/2014/NĐ-CP |
|
Điều kiện khác |
4. Được xác nhận các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó có nội dung liên quan đến hoạt động phá dỡ tàu biển |
Khoản 4 Điều 12 Nghị định 114/2014/NĐ-CP |
- Bỏ điều kiện 4 vì Nghị định 18/2015/NĐ-CP đã bỏ nội dung này. |
Bãi bỏ khoản 4 Điều 12 Nghị định 114/2014/NĐ-CP |
6 |
Kinh doanh khai thác cảng biển |
|
|
|
|
|
Điều kiện chung |
1. Doanh nghiệp cảng phải được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. |
Điều 5 Nghị định số 37/2017/NĐ-CP |
- Sửa đk 1 thành “là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật”. |
- Sửa đổi khoản 1 Điều 5 Nghị định số 37/2017/NĐ-CP |
2. Trường hợp doanh nghiệp cảng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hóa thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo Biểu cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). |
- Sửa đổi điều kiện 2 theo hướng quy định cụ thể về tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với các cam kết và quy định trong nước. |
- Sửa đổi khoản 2 Điều 5 Nghị định số 37/2017/NĐ-CP |
|||
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực |
3. Có bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển; |
Điều 6 Nghị định số 37/2017/NĐ-CP |
- Bỏ điều kiện 3 để doanh nghiệp tự chủ động. |
Bãi bỏ điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 37/2017/NĐ-CP |
4. Có bộ phận quản lý an ninh hàng hải theo quy định; |
|
|
|||
5. Có bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định. |
- Bỏ đk 5 vì không có tính đặc thù của ngành nghề. |
- Bỏ điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định số 37/2017/NĐ-CP |
|||
6. Người phụ trách bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển phải tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành hàng hải, kinh tế hoặc thương mại |
- Bỏ đk 6, 7 để doanh nghiệp tự chủ động. |
- Bãi bỏ điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định số 37/2017/NĐ- CP |
|||
7. và có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, khai thác cảng biển 05 năm trở lên; |
|||||
8. Cán bộ an ninh cảng biển được đào tạo, huấn luyện và cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phù hợp với Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (ISPS Code); |
|
|
|||
9. Người phụ trách về an toàn, vệ sinh lao động của cảng biển phải được đào tạo, tập huấn và được cấp chứng nhận về phòng chống cháy, chữa cháy; an toàn vệ sinh lao động theo quy định. |
- Bỏ đk 9 vì nội dung này sẽ được điều tiết trong quá trình quản lý hoạt động, không xem là điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp |
- Bỏ điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định số 37/2017/NĐ-CP |
|||
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
10. Đảm bảo có đủ cơ sở vật chất, kho, bãi, trang thiết bị cần thiết phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với cảng biển; trường hợp cảng biển không có đủ kho, bãi, doanh nghiệp cảng phải có hợp đồng thuê kho, bãi với thời gian thuê kho, bãi tối thiểu là 05 năm, trừ trường hợp chỉ kinh doanh khai thác bến phao, khu neo đậu, khu chuyển tải, cảng dầu khí ngoài khơi. |
Điều 7, 8, 9 Nghị định số 37/2017/NĐ-CP |
- Tiếp thu ý kiến của VCCI sửa điều kiện 10 theo hướng bỏ quy định về thời hạn thuê kho, bãi 05 năm. |
Sửa đổi khoản 1 Điều 7 Nghị định số 37/2017/NĐ-CP. |
11. Doanh nghiệp cảng phải có đầy đủ các trang thiết bị bốc xếp, thiết bị chuyên dùng, phương tiện vận chuyển và các trang thiết bị cần thiết khác đáp ứng yêu cầu của hoạt động bốc, dỡ hàng hóa và phù hợp với công năng, mục đích hoạt động của cảng biển đã được công bố. |
- Bỏ điều kiện 11 vì quy định về các trang thiết bị đã có tại điều kiện 10. |
Bỏ khoản 2 Điều 7 Nghị định số 37/2017/NĐ-CP. |
|||
12. Có đủ nhân lực, phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động và Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc. |
- Bỏ đk 12, 13 vì đây là trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động phải thực thi các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, phòng cháy, chữa cháy. |
- Bỏ Điều 8 Nghị định số 37/2017/NĐ-CP. |
|||
13. Có đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phương án chữa cháy theo quy định của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy. |
|
||||
14. Đảm bảo có đủ các phương tiện tiếp nhận, thu hồi các chất thải từ tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển để xử lý theo quy định của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do tàu gây ra mà Việt Nam là thành viên (Công ước MARPOL). |
|
|
|||
15. Có đủ các hồ sơ về bảo vệ môi trường đối với cảng biển đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật bảo vệ môi trường và Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. |
- Bỏ đk 15 vì đây là đk trong quá trình đầu tư xây dựng không phải là đk gia nhập thị trường của doanh nghiệp. |
- Bỏ khoản 2 Điều 9 Nghị định số 37/2017/NĐ-CP. |
|||
16. Đảm bảo có đầy đủ nhân lực, hệ thống, công trình, thiết bị quản lý và xử lý chất thải phát sinh tại khu vực cảng biển theo quy định tại Điều 68 Luật bảo vệ môi trường. |
- Bỏ điều kiện 16 vì thực hiện theo Luật bảo vệ môi trường. |
- Bỏ khoản 3 Điều 9 Nghị định số 37/2017/NĐ-CP. |
|||
7 |
Kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển |
|
|
|
|
|
Điều kiện kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải tàu biển |
|
|
|
|
|
Điều kiện chung |
1. Cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển là doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật. |
Điều 45 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 Điều 4 Nghị định số 111/2016/NĐ-CP |
|
|
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực |
2. Cơ sở đóng tàu phải có bộ phận kỹ thuật và bộ phận kiểm tra chất lượng riêng biệt đáp ứng yêu cầu đóng mới, hoán cải tàu biển, số lượng cán bộ tối thiểu của mỗi bộ phận, cụ thể như sau: |
Điều 5 Nghị định số 111/2016/NĐ-CP |
|
|
a) Đối với cơ sở đóng tàu loại 1: 04 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành đóng tàu thủy, 04 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành máy tàu thủy và 02 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện tàu thủy; |
|||||
b) Đối với cơ sở đóng tàu loại 2: 02 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành đóng tàu thủy, 02 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành máy tàu thủy và 01 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện tàu thủy. |
|||||
4. Cán bộ kỹ thuật và kiểm tra chất lượng phải có tối thiểu 24 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực đóng mới, hoán cải hoặc sửa chữa tàu biển. |
|||||
5. Cơ sở đóng tàu với thân tàu bằng vật liệu kim loại phải đảm bảo có tối thiểu 05 thợ hàn kim loại, 02 thợ cơ khí, 03 thợ điện và 03 thợ sơn phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển. Thợ hàn kim loại phải có chứng chỉ chứng nhận trình độ chuyên môn phù hợp theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển hoặc tương đương. |
|||||
6. Cơ sở đóng tàu với thân tàu bằng vật liệu phi kim loại phải đảm bảo có tối thiểu 03 thợ chế tạo vỏ tàu thủy, 01 thợ cơ khí, 01 thợ điện và 02 thợ sơn phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển |
|||||
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
7. Đảm bảo có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển, |
Điều 6, 7 Nghị định số 111/2016/NĐ-CP |
|
|
8. Có đủ nhân lực, phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động và Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc. |
- Bỏ đk 8, 9 vì đây là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy. |
Bỏ Điều 7 Nghị định số 111/2016/NĐ-CP. |
|||
9. Có đủ Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phương án chữa cháy theo quy định của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật phòng cháy và chữa cháy. |
|||||
|
Điều kiện về bảo vệ môi trường |
10. Đảm bảo có đủ các phương tiện tiếp nhận, thu hồi các chất thải từ tàu để xử lý theo quy định của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do tàu gây ra mà Việt Nam là thành viên (Công ước MARPOL). |
Điều 8 Nghị định số 111/2016/NĐ-CP |
|
|
11. Có đủ các hồ sơ về bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật bảo vệ môi trường và Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. |
- Bỏ đk 11, 12 vì đây là trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường. |
Bỏ khoản 2, 3 Điều 8 Nghị định số 111/2016/NĐ-CP. |
|||
12. Đảm bảo có đầy đủ nhân lực, hệ thống, công trình, thiết bị quản lý và xử lý chất thải phát sinh tại cơ sở theo quy định tại Điều 68 Luật bảo vệ môi trường. |
|
|
|||
|
Điều kiện về hệ thống quản lý chất lượng |
13. Cơ sở đóng tàu loại 1 phải thiết lập và duy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương, hệ thống quản lý an toàn và môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 hoặc tương đương. |
Điều 9 Nghị định số 111/2016/NĐ-CP |
- Sửa đk 13, 14 theo hướng quy định là điều kiện trong quá trình hoạt động phải đảm bảo |
Sửa đổi Điều 9 Nghị định số 111/2016/NĐ-CP |
14. Cơ sở đóng tàu loại 2 phải thiết lập các quy trình công việc đóng mới và hoán cải tàu biển phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển. |
|||||
|
Điều kiện kinh doanh dịch vụ sửa chữa tàu biển |
|
|
|
|
|
Điều kiện chung |
1. Cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển là doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật. |
Điều 45 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 |
|
|
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực |
2. Cơ sở sửa chữa tàu biển phải có bộ phận kỹ thuật có tối thiểu 01 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành đóng tàu thủy, 01 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành máy tàu thủy và 01 người có trình độ trung cấp chuyên ngành hoặc cao đẳng nghề điện tàu thủy. |
Điều 10 Nghị định 111/2016/NĐ-CP |
|
|
3. Có bộ phận kiểm tra chất lượng riêng biệt đáp ứng yêu cầu sửa chữa tàu, tối thiểu 01 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành đóng tàu thủy, 01 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành máy tàu thủy và 01 người có trình độ trung cấp chuyên ngành hoặc cao đẳng nghề điện tàu thủy. |
|||||
4. Cán bộ kỹ thuật và kiểm tra chất lượng phải có tối thiểu 12 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực đóng mới, hoán cải hoặc sửa chữa tàu biển. |
|||||
5. Cơ sở sửa chữa tàu với thân tàu bằng vật liệu kim loại phải đảm bảo có tối thiểu 03 thợ hàn kim loại, 01 thợ cơ khí, 01 thợ điện và 02 thợ sơn phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển. |
|||||
6. Thợ hàn kim loại phải có chứng chỉ chứng nhận trình độ chuyên môn phù hợp theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển hoặc tương đương. |
|||||
7. Cơ sở sửa chữa tàu với thân tàu bằng vật liệu phi kim loại phải đảm bảo có tối thiểu 02 thợ chế tạo vỏ tàu thủy, 01 thợ cơ khí, 01 thợ điện và 01 thợ sơn phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển. |
|||||
|
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị |
8. Đảm bảo có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển. |
Điều 11 Nghị định 111/2016/NĐ-CP |
|
|
|
Điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ |
9. Có đủ nhân lực, phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động và Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc. |
Điều 12 Nghị định 111/2016/NĐ-CP |
- Bỏ đk 9 vì đây là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy. |
- Bỏ khoản 1 Điều 12 Nghị định số 111/2016/NĐ-CP. |
10. Có đủ Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phương án chữa cháy theo quy định của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật phòng cháy và chữa cháy. |
- Bỏ điều kiện 10 vì thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy. |
- Bỏ khoản 2 Điều 12 Nghị định số 111/2016/NĐ-CP. |
|||
|
Điều kiện về bảo vệ môi trường |
11. Đảm bảo có đủ các phương tiện tiếp nhận, thu hồi các chất thải từ tàu để xử lý theo quy định của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra mà Việt Nam là thành viên (Công ước MARPOL). |
Điều 13 Nghị định 111/2016/NĐ-CP |
- Bỏ đk 12, 13 vì đây là trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường. |
Bãi bỏ khoản 2, 3 Điều 13 Nghị định số 111/2016/NĐ-CP |
12. Có đủ các hồ sơ về bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật bảo vệ môi trường và Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. |
|||||
13. Đảm bảo có đầy đủ nhân lực, hệ thống, công trình, thiết bị quản lý và xử lý chất thải phát sinh tại cơ sở theo quy định tại Điều 68 Luật bảo vệ môi trường. |
|||||
|
Điều kiện về hệ thống quản lý chất lượng |
14. Cơ sở sửa chữa tàu biển phải thiết lập các quy trình công việc sửa chữa tàu biển phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển. |
Điều 14 Nghị định 111/2016/NĐ-CP |
- Sửa điều kiện 14 theo hướng quy định trong quá trình hoạt động phải đáp ứng yêu cầu này. |
Sửa đổi Điều 14 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP |
|
Tổng số |
189 đk |
|
Bỏ 87 đk, sửa 36 đk (123/189 = 65,08%) |
|
STT |
Ngành nghề kinh doanh/Điều kiện kinh doanh |
Nội dung quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh |
Căn cứ pháp lý |
Đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản |
Kiến nghị thực thi |
1 |
Kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới |
|
|
|
|
|
Điều kiện chung |
1. Việc thành lập đơn vị đăng kiểm phải phù hợp Quy hoạch tổng thể mạng lưới các đơn vị đăng kiểm và dây chuyền kiểm định. |
Điều 5 Nghị định số 63/2016/NĐ-CP |
Bỏ đk 1 vì hiện nay, Luật quy hoạch không cho phép quy hoạch các đơn vị kiểm định và dây chuyền kiểm định, do đó việc duy trì điều kiện này là không còn phù hợp với Luật Quy hoạch. |
Bỏ khoản 1 Điều 5 Nghị định số 63/2016/NĐ-CP |
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực |
2. Đăng kiểm viên xe cơ giới trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành đào tạo Cơ khí ô tô, Công nghệ kỹ thuật ô tô hoặc ngành đào tạo Kỹ thuật cơ khí, Công nghệ kỹ thuật cơ khí trong chương trình đào tạo phải có các nội dung sau: Lý thuyết ô tô, cấu tạo ô tô, Kết cấu tính toán ô tô, Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô, Động cơ đốt trong và Điện ô tô hoặc các môn học tương đương. Trường hợp không có các môn học trên, có thể đào tạo bổ sung tại các trường đại học; |
Điều 11 Nghị định số 63/2016/NĐ-CP |
Tiếp thu ý kiến của HĐTV sửa các điều kiện 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 thành điều kiện hành nghề của đăng kiểm viên, không phải là điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp |
- Sửa Điều 11, 17 Nghị định số 63/2016/NĐ-CP |
3. Đăng kiểm viên có trình độ tiếng Anh tối thiểu trình độ B hoặc tương đương; |
|
|
|||
4. Được tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới; |
|
|
|||
5. Có tối thiểu 12 tháng thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên tại đơn vị đăng kiểm sau khi hoàn thành tập huấn; |
|
|
|||
6. Có kết quả đánh giá nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới đạt yêu cầu; |
|
|
|||
7. Có giấy phép lái xe ô tô còn hiệu lực. |
|
|
|||
8. Đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao có kinh nghiệm tối thiểu 36 tháng. |
|
|
|||
9. Được tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao; |
|
|
|||
10. Có kết quả đánh giá nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao đạt yêu cầu. |
|
|
|||
11. Nhân viên nghiệp vụ kiểm định có trình độ chuyên môn tối thiểu tốt nghiệp trung cấp nghề. |
|
|
|||
12. Nhân viên nghiệp vụ kiểm định Tiếng Anh tối thiểu trình độ A hoặc tương đương. |
|
|
|||
13. Nhân viên nghiệp vụ kiểm định được tập huấn; |
|
|
|||
14. Nhân viên nghiệp vụ kiểm định được cấp chứng chỉ tập huấn nhân viên nghiệp vụ kiểm định theo quy. |
|
|
|||
15. Phụ trách dây chuyền kiểm định phải là đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao. |
|
|
|||
16. Phụ trách dây chuyền được tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm bổ nhiệm. |
- Bỏ đk 16 và thực hiện theo pháp luật doanh nghiệp |
- Bỏ khoản 2. Điều 18 Nghị định số 63/2016/NĐ-CP |
|||
17. Người đứng đầu đơn vị đăng kiểm phải là đăng kiểm viên xe cơ giới |
|
|
|||
18. Người đứng đầu đơn vị đăng kiểm đã thực hiện nhiệm vụ của đăng kiểm viên tối thiểu 36 tháng. |
|
|
|||
19. Người đứng đầu đơn vị đăng kiểm Được tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm bổ nhiệm. |
- Bỏ đk 19, thực hiện theo pháp luật doanh nghiệp. |
- Bỏ khoản 2 Điều 19 Nghị định số 63/2016/NĐ-CP |
|||
20. Mỗi dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 03 đăng kiểm viên, trong đó ít nhất 01 đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao. |
|
|
|||
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
21. Diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.250 m2 (dây chuyền kiểm định loại I); |
Điều 6, 7, 8, 9, 10 Nghị định số 63/2016/NĐ-CP |
|
|
22. Dây chuyền kiểm định loại II, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.500 m2; |
|
|
|||
23. Đơn vị có hai dây chuyền kiểm định, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 2.500 m2; |
|
|
|||
24. Đối với đơn vị đăng kiểm có từ ba dây chuyền kiểm định trở lên thì diện tích sử dụng cho hoạt động kiểm định từ dây chuyền thứ 3 trở lên tăng thêm tương ứng cho mỗi dây chuyền không nhỏ hơn 625 m2. |
|
|
|||
25. Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại I: Kích thước thông xe tối thiểu (Dài x Rộng x Cao) là 30 x 4 x 3,5 (m); |
|
|
|||
26. Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại II: Kích thước thông xe tối thiểu (Dài x Rộng x Cao) là 36 x 5 x 4,5 (m); |
|
|
|||
27. Đối với xưởng kiểm định có nhiều dây chuyền kiểm định bố trí canh nhau thì khoảng cách giữa tâm các dây chuyền kiểm định không nhỏ hơn 4 m và khoảng cách từ tâm dây chuyền ngoài cùng đến mặt trong tường bao của xưởng kiểm định không nhỏ hơn 2,5 m; |
|
|
|||
28. Đối với trường hợp dây chuyền kiểm định bố trí tại nhiều xưởng kiểm định thì tổng chiều dài tối thiểu các xưởng kiểm định phải bằng chiều dài tương ứng với loại dây chuyền. |
|
|
|||
29. Đơn vị đăng kiểm có nhà văn phòng, phòng chờ cho lái xe và người đưa xe vào kiểm định (sau đây gọi tắt là chủ xe). |
- Bỏ đk 29, để đảm bảo tính tự chủ của doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ. |
- Bỏ khoản 1 Điều 8 Nghị định số 63/2016/NĐ-CP |
|||
30. Hệ thống đường cho xe cơ giới ra vào xưởng kiểm định, đường giao thông nội bộ, chiều rộng mặt đường không nhỏ hơn 3 m, bãi đỗ xe phải được phủ bê tông nhựa đường hoặc bê tông xi măng. |
- Bỏ đk 30, vì nội dung này không phải là đk dẫn đến việc mất an toàn, doanh nghiệp để nâng cao chất lượng dịch vụ đương nhiên sẽ phải tự thực hiện. |
- Bỏ khoản 2 Điều 8 Nghị định số 63/2016/NĐ-CP |
|||
31. Có thiết bị kiểm tra phanh; |
- Chuyển các đk 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 45, 46, 47, 48, 49, 54, 55 sang nội dung quy chuẩn. |
- Sửa Điều 9, 10 Nghị định số 63/2016/NĐ-CP |
|||
32. Có thiết bị cân khối lượng; |
|||||
33. Có thiết bị đo độ trượt ngang của bánh xe; |
|||||
34. Có thiết bị phân tích khí xả; |
|||||
35. Có thiết bị đo độ khói; |
|||||
36. Có thiết bị đo độ ồn. Đối với đơn vị đăng kiểm có từ 02 dây chuyền kiểm định trở lên bố trí trong cùng một xưởng kiểm định thì chỉ cần trang bị tối thiểu 01 thiết bị đo độ ồn; |
|||||
37. Có thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước; |
|
|
|||
38. Có thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm; |
|
|
|||
39. Có thiết bị nâng (cầu nâng) xe cơ giới hoặc hầm kiểm tra; |
|
|
|||
40. Có thiết bị gia tải động cơ (đối với trường hợp thực hiện quy trình kiểm tra khí thải của xe cơ giới bằng phương pháp có gia tải). |
|
|
|||
41. Có chương trình phần mềm điều khiển tập trung, thống nhất, có chức năng điều khiển quá trình hoạt động của thiết bị theo quy trình kiểm định, cài đặt được các tiêu chuẩn đánh giá, thiết lập trình tự kiểm định tùy thuộc vào phương án bố trí thiết bị kiểm tra; |
|
|
|||
42. Có chương trình phần mềm điều khiển phải có ngôn ngữ tiếng Việt cho tất cả các tính năng; |
|
|
|||
43. Có cơ sở dữ liệu của chương trình phần mềm điều khiển phải được bảo mật theo yêu cầu của việc kiểm định và kết nối được để truyền dữ liệu về cơ sở dữ liệu kiểm định xe cơ giới chung của cả nước tại Cục Đăng kiểm Việt Nam. |
|
|
|||
44. Thiết bị kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng và trong quá trình sử dụng phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định; |
- Bỏ đk 44 vì đây là nội dung hoạt động quản lý. |
- Sửa khoản 4 Điều 9 Nghị định số 63/2016/NĐ-CP |
|||
45. Có dụng cụ kiểm tra áp suất hơi lốp; |
|
|
|||
46. Có đèn soi; |
|
|
|||
47. Có búa chuyên dùng kiểm tra; |
|
|
|||
48. Có thước đo chiều dài; |
|
|
|||
49. Có kích trên hầm kiểm tra (nếu có hầm kiểm tra). |
|
|
|||
50. Có đường kết nối internet đảm bảo việc truyền dữ liệu, hình ảnh kiểm định, có địa chỉ IP tĩnh và thiết bị để tạo kết nối mạng riêng ảo (VPN) với hệ thống máy chủ của Cục Đăng kiểm Việt Nam. |
|
|
|||
51. Đơn vị đăng kiểm phải lưu trữ dữ liệu kiểm định theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. |
- Bỏ đk 51 vì đây là nội dung hoạt động quản lý. |
- Sửa khoản 2 Điều 10 Nghị định số 63/2016/NĐ-CP |
|||
52. Máy chủ, các máy tính được nối mạng nội bộ và cài đặt các phần mềm quản lý thông tin kiểm định, điều khiển thiết bị kiểm tra trên dây chuyền kiểm định để phục vụ công tác quản lý phù hợp với quy trình nghiệp vụ kiểm định. Dữ liệu của các phần mềm này được lưu trữ trên máy chủ của đơn vị đăng kiểm và đồng bộ hóa qua mạng riêng ảo (VPN) với cơ sở dữ liệu kiểm định tập trung trên hệ thống máy chủ của Cục Đăng kiểm Việt Nam. |
|
|
|||
53. Có thiết bị văn phòng; |
- Bỏ đk 53, nội dung này không cần quy định đương nhiên doanh nghiệp cũng phải thực hiện để phục vụ hoạt động của mình. |
- Bỏ điểm a khoản 4 Điều 10 Nghị định số 63/2016/NĐ-CP |
|||
54. Có Camera hoặc máy ảnh kỹ thuật số chụp ảnh xe cơ giới vào kiểm định; |
|
|
|||
55. Có Camera IP để giám sát việc kiểm định xe cơ giới trên dây chuyền; lưu trữ được hình ảnh xe cơ giới kiểm định (dạng video) tối thiểu 30 ngày, kể từ ngày kiểm định; |
|
|
|||
56. Có màn hình tại phòng chờ để chủ xe theo dõi hình ảnh kiểm tra xe trong quá trình kiểm định; |
|
|
|||
57. Có trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, bảo hộ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật. |
- Bỏ đk 57 vì hoạt động này là hoạt động mang tính tuân thủ luật phòng cháy chống cháy nổ mà doanh nghiệp nào cũng phải tuân thủ. |
- Bỏ điểm đ khoản 4 Điều 10 Nghị định số 63/2016/NĐ-CP |
|||
58. Có hệ thống tiếp nhận thông tin đăng ký kiểm định trước của chủ xe qua điện thoại, website hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến. |
- Bỏ đk 58, nội dung này do doanh nghiệp tự điều tiết để nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. |
- Bỏ khoản 5 Điều 10 Nghị định số 63/2016/NĐ-CP |
|||
2 |
Kinh doanh dịch vụ bảo hành bảo dưỡng xe ô tô |
|
|
|
|
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực |
1. Có đội ngũ nhân lực và hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo chất lượng cho việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô. |
Khoản 6 Điều 21 Nghị định số 116/2017/NĐ -CP |
|
|
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
2. Nhà xưởng được xây dựng trên khu đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp. |
Điều 21 Nghị định số 116/2017/NĐ -CP |
|
Các nội điều kiện này sẽ được rà soát sau khi Chính phủ có chủ trương. |
3. Mặt bằng, nhà xưởng đảm bảo phục vụ việc thực hiện bảo hành, bảo dưỡng. |
|||||
4. Có các khu vực thực hiện các công việc tiếp nhận, bàn giao, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra xuất xưởng, có nhà điều hành, kho linh kiện, phụ kiện, khu vực rửa xe đáp ứng được công việc. |
|||||
5. Có đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ công việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô. |
|||||
6. Các trang thiết bị đo lường phục vụ công việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường. |
|||||
7. Có thiết bị chẩn đoán động cơ, tình trạng kỹ thuật của xe (đối với ô tô có trang bị bộ điều khiển điện tử) phù hợp với các loại xe do cơ sở thực hiện bảo hành, bảo dưỡng. |
|||||
8. Phần mềm thiết bị chẩn đoán phải tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ. |
|||||
9. Có cam kết về việc hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp linh kiện, phụ kiện phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước (trong trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước); hoặc doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài (trong trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng cho doanh nghiệp nhập khẩu ô tô). |
|||||
10. Có đủ nhân lực, phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. |
|||||
11. Đáp ứng đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phương án chữa cháy theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy. |
|||||
12. Có đủ các hồ sơ về bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. |
|||||
|
Tổng số |
70 đk |
|
Bỏ 30 đk, sửa 13 đk (43/70 =61,43%) |
|
STT |
Tên ngành nghề/ điều kiện kinh doanh |
Nội dung quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh |
Căn cứ pháp lý |
Đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản |
Kiến nghị thực thi |
1 |
Kinh doanh vận tải đường sắt |
|
|
|
|
|
Điều kiện chung |
1. Là doanh nghiệp (doanh nghiệp, hợp tác xã) được thành lập theo pháp luật Việt Nam. 2. Có đăng ký kinh doanh phù hợp với ngành nghề kinh doanh. 3. Có trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với ngành nghề kinh doanh. |
Khoản 1 Điều 10, khoản 2 Điều 8 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt 2005 |
Đề nghị bỏ 1, 2, 3 vì các điều kiện 1, 2 là các điều kiện chung theo Luật Doanh nghiệp, còn điều kiện 3 là không rõ ràng, không định lượng được với ngành nghề kinh doanh. |
Đã được bỏ tại Điều 21 Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt (thay thế Nghị định số 14/2015/NĐ-CP) (theo kế hoạch Bộ đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định trong tháng 2/2018) |
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực |
4. Người được giao chịu trách nhiệm chính về quản lý kỹ thuật khai thác vận tải phải có trình độ đại học. 5. Có ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm về khai thác vận tải đường sắt. |
Khoản 5 Điều 10 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt 2005 |
|
|
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
6. Có chứng chỉ an toàn theo quy định tại Điều 75 của Luật Đường sắt. (1.1. Nhân viên quản lý, điều hành và phục vụ hoạt động giao thông vận tải đường sắt của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải được đào tạo phù hợp với các chức danh, cấp bậc kỹ thuật; 1.2. Phương tiện giao thông đường sắt của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt hoặc do doanh nghiệp thuê phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật đã được cơ quan đăng kiểm chứng nhận và phải phù hợp với kết cấu hạ tầng đường sắt; 1.3. Kết cấu hạ tầng đường sắt của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phải bảo đảm an toàn, phù hợp với cấp kỹ thuật của đường sắt đã được doanh nghiệp công bố trong công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng và các thông tin liên quan đến hoạt động giao thông vận tải đường sắt. |
Khoản 2, 3, 4 Điều 10 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt 2005 |
Đề xuất bỏ điều kiện 6 (Luật Đường sắt năm 2017 đã bỏ điều kiện này). |
Đã được bỏ tại Điều 21 Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt (thay thế Nghị định số 14/2015/NĐ-CP) (theo kế hoạch Bộ đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định trong tháng 2/2018) |
|
7. Phương tiện giao thông đường sắt phải có đủ giấy chứng nhận đăng ký. 8. Phương tiện giao thông đường sắt phải có Giấy chứng nhận đăng kiểm về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có hiệu lực |
|
Đề xuất bỏ điều kiện 7, 8 Phương tiện giao thông đường sắt phải có đủ giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận đăng kiểm về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có hiệu lực vì khi lưu hành thì phương tiện phải đáp ứng các điều kiện trên. |
Đã được bỏ tại Điều 21 Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt (thay thế Nghị định số 14/2015/NĐ-CP) (theo kế hoạch Bộ đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định trong tháng 2/2018) |
|
|
9. Có hợp đồng cung cấp dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt với tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt. |
|
Đề xuất bỏ điều kiện 9 hợp đồng cung cấp dịch vụ vì điều kiện này là không cần thiết; đồng thời, Luật Đường sắt 2017 cũng đã bỏ nội dung này. |
Đã được bỏ tại Điều 21 Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt (thay thế Nghị định số 14/2015/NĐ-CP) (theo kế hoạch Bộ đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định trong tháng 2/2018) |
|
|
10. Có hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm (đối với kinh doanh vận tải hành khách và hàng nguy hiểm). |
|
Đề xuất bỏ điều kiện 10 vì đây không phải là điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp mà đây chỉ là điều kiện khi vận chuyển hàng nguy hiểm. |
Đã được bỏ tại Điều 21 Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt (thay thế Nghị định số 14/2015/NĐ-CP) (theo kế hoạch Bộ đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định trong tháng 2/2018) |
|
2 |
Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt |
|
|
|
|
|
Điều kiện chung |
1. Là doanh nghiệp (hợp tác xã) được thành lập theo pháp luật Việt Nam 2. Có đăng ký kinh doanh phù hợp với ngành nghề kinh doanh 3. Có trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với ngành nghề kinh doanh. |
Khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 10 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt 2005. |
Đề nghị bỏ 1,2,3 vì các điều kiện 1, 2 là các điều kiện chung theo Luật Doanh nghiệp, còn điều kiện 3 là không rõ ràng, không định lượng được với ngành nghề kinh doanh. |
Đã được bỏ tại Điều 20 Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt (thay thế Nghị định số 14/2015/NĐ-CP) (theo kế hoạch Bộ đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định trong tháng 2/2018) |
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực |
4. Người được giao chịu trách nhiệm chính về quản lý kỹ thuật kết cấu phải có trình độ đại học. 5. Người được giao chịu trách nhiệm chính về quản lý kỹ thuật kết cấu phải có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm về khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt. |
Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt 2005 |
|
|
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
6. Có chứng chỉ an toàn theo quy định tại Điều 75 của Luật Đường sắt. (1.1. Nhân viên quản lý, điều hành và phục vụ hoạt động giao thông vận tải đường sắt của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải được đào tạo phù hợp với các chức danh, cấp bậc kỹ thuật; 1.2. Phương tiện giao thông đường sắt của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt hoặc do doanh nghiệp thuê phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật đã được cơ quan đăng kiểm chứng nhận và phải phù hợp với kết cấu hạ tầng đường sắt; 1.3. Kết cấu hạ tầng đường sắt của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phải bảo đảm an toàn, phù hợp với cấp kỹ thuật của đường sắt đã được doanh nghiệp công bố trong công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng và các thông tin liên quan đến hoạt động giao thông vận tải đường sắt.). |
Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt 2005 |
Đề xuất bỏ điều kiện 6 có chứng chỉ an toàn (Luật Đường sắt năm 2017 đã bỏ điều kiện này). |
Đã được bỏ tại Điều 20 Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt (thay thế Nghị định số 14/2015/NĐ-CP) (theo kế hoạch Bộ đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định trong tháng 2/2018). |
3 |
Kinh doanh đường sắt đô thị |
|
|
|
|
|
Điều kiện chung |
1. Là doanh nghiệp (hợp tác xã) được thành lập theo pháp luật Việt Nam 2. Có đăng ký kinh doanh phù hợp với ngành nghề kinh doanh 3. Có trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với ngành nghề kinh doanh. |
Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt 2005 |
Đề nghị bỏ 1, 2, 3 điều kiện chung vì các điều kiện 1, 2 là các điều kiện chung theo Luật Doanh nghiệp, còn điều kiện 3 là không rõ ràng, không định lượng được với ngành nghề kinh doanh. |
Đã được bỏ tại Điều 22 Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt (thay thế Nghị định số 14/2015/NĐ-CP) (theo kế hoạch Bộ đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định trong tháng 2/2018). |
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực |
4. Người được giao chịu trách nhiệm chính về quản lý kỹ thuật khai thác vận tải phải có trình độ đại học 5. Người được giao chịu trách nhiệm chính về quản lý kỹ thuật khai thác vận tải phải có ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm về khai thác vận tải đường sắt. |
Khoản 5 Điều 10 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt 2005 |
|
|
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
6. Có chứng chỉ an toàn theo quy định tại Điều 75 của Luật Đường sắt. 1.1. Nhân viên quản lý, điều hành và phục vụ hoạt động giao thông vận tải đường sắt của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải được đào tạo phù hợp với các chức danh, cấp bậc kỹ thuật; 1.2. Phương tiện giao thông đường sắt của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt hoặc do doanh nghiệp thuê phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật đã được cơ quan đăng kiểm chứng nhận và phải phù hợp với kết cấu hạ tầng đường sắt; 1.3. Kết cấu hạ tầng đường sắt của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phải bảo đảm an toàn, phù hợp với cấp kỹ thuật của đường sắt đã được doanh nghiệp công bố trong công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng và các thông tin liên quan đến hoạt động giao thông vận tải đường sắt. |
Khoản 2, 3, 4, 7 Điều 10 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt 2005 |
|
|
|
|
7. Phương tiện giao thông đường sắt phải có đủ giấy chứng nhận đăng ký. 8. Giấy chứng nhận đăng kiểm về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có hiệu lực. |
|
Đề xuất bỏ điều kiện 7, 8 Phương tiện giao thông đường sắt phải có đủ giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận đăng kiểm về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có hiệu lực vì khi lưu hành thì phương tiện phải đáp ứng các điều kiện trên. |
Đã được bỏ tại Điều 22 Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt (thay thế Nghị định số 14/2015/NĐ-CP) (theo kế hoạch Bộ đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định trong tháng 2/2018) |
|
|
9. Có hợp đồng cung cấp dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt với tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt. |
|
Đề xuất bỏ điều kiện 9 hợp đồng cung cấp dịch vụ vì điều kiện này là không cần thiết; đồng thời, Luật Đường sắt 2017 cũng đã bỏ nội dung này. |
Đã được bỏ tại Điều 22 Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt (thay thế Nghị định số 14/2015/NĐ-CP) (theo kế hoạch Bộ đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định trong tháng 2/2018) |
|
|
10. Doanh nghiệp còn phải có phương án tổ chức chạy tàu bảo đảm chạy tàu an toàn, đều đặn, đúng giờ theo biểu đồ chạy tàu đã được công bố. |
|
Đề xuất bỏ điều kiện 10 vì đây không phải là điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. |
Đã được bỏ tại Điều 22 Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt (thay thế Nghị định số 14/2015/NĐ-CP) (theo kế hoạch Bộ đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định trong tháng 2/2018). |
Tổng |
|
26 điều kiện |
|
Bỏ 19 đk (19/26 =73,08%) |
|
DANH MỤC CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM
STT |
Tên ngành nghề |
Tên điều kiện kinh doanh |
Nội dung quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh |
Căn cứ pháp lý |
Đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản |
Kiến nghị thực thi |
1 |
Kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức |
|
|
|||
|
Kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế |
Điều kiện về tài chính, năng lực sản xuất |
* Doanh nghiệp, HTX VN |
|
|
|
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế. |
|
- Bỏ đk 1 để phù hợp với khoản 1 Điều 9 Luật Doanh nghiệp theo ý kiến của HĐTV. |
- Bãi bỏ điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định số 87/2009/NĐ-CP |
|||
2. Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương; |
|
|
|
|||
3. Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương; |
|
|
|
|||
4. Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế. |
Khoản 1, 2, 3 Điều 5 Nghị định số 87/2009/NĐ-CP |
- Bỏ đk 4, quy định thành nội dung dẫn điều. |
- Sửa điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định số 87/2009/NĐ-CP |
|||
* Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam |
|
|
|
|||
1. Là doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đầu tư trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế; |
|
- Bỏ đk 1 để phù hợp với khoản 1 Điều 9 Luật Doanh nghiệp theo ý kiến của HĐTV. |
- Bỏ điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định số 87/2009/NĐ-CP |
|||
2 Có tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương; |
|
|
|
|||
3. Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương; |
|
|
|
|||
4. Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế. |
|
- Bỏ đk 4, quy định thành nội dung dẫn điều. |
- Sửa điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 87/2009/NĐ-CP |
|||
* Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức |
|
|
|
|||
1. Được cấp phép hoặc được đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế tại cơ quan có thẩm quyền của nước đó; |
|
- Sửa đk 1 cho phù hợp với Luật doanh nghiệp. |
- Sửa điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định số 87/2009/NĐ-CP |
|||
2. Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương; |
|
|
|
|||
3. Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế của Việt Nam |
|
- Bỏ đk 3, quy định thành nội dung dẫn điều vì khi đáp ứng đủ 3 đk 1, 2 thì mới Bộ GTVT mới cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế của VN. |
- Sửa điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định số 87/2009/NĐ-CP |
|||
|
Kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa |
Điều kiện về tài chính, năng lực sản xuất |
1. Chỉ doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam mới được kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa. |
Điều 9 Nghị định số 87/2009/NĐ-CP |
Tiếp thu ý kiến của VCCI tại công văn số 0653/PTM-PC đề nghị Chính phủ bỏ ngành nghề này ra khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiện do việc kiểm soát rủi ro đối với hoạt động vận tải đa phương thức đã có pháp luật chuyên ngành của từng phương thức điều chỉnh. |
- Bỏ Điều 9 Nghị định số 87/2009/NĐ-CP, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Phụ lục IV của Luật Đầu tư |
2. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức; |
||||||
3. Có hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức. |
||||||
4. Người kinh doanh các phương thức vận tải tham gia vào hoạt động vận tải đa phương thức nội địa phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật tương đương với mỗi phương thức vận tải. |
||||||
2 |
Kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm |
|
|
|
||
|
Vận tải hàng nguy hiểm trên đường thủy nội địa |
Điều kiện về tài chính và năng lực sản xuất |
1. Có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của cơ quan đăng kiểm phù hợp với từng loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm. |
Khoản 1, 2 Điều 10 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP |
|
|
2. Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch theo quy trình và ở nơi quy định. |
- Bỏ đk 2, vì đây là quy định về nội dung trong quá trình quản lý. |
Bỏ khoản 2 Điều 10 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP |
||||
|
|
Điều kiện về nhân lực |
3. Thuyền viên làm việc trên phương tiện chuyên dùng vận tải xăng, dầu, khí hóa lỏng, hóa chất phải được đào tạo và có chứng chỉ chuyên môn về vận tải hàng hóa nguy hiểm theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. |
Điều 8 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP |
|
|
4. Thủ kho, người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm tại cảng, bến thủy nội địa phải được tập huấn theo chương trình do Bộ Giao thông vận tải quy định. |
- Bỏ đk 4, vì đây là quy định về nội dung quản lý. |
- Bỏ khoản 2 Điều 8 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP |
||||
5. Người áp tải, thủ kho, người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm tại kho của chủ hàng trong cảng, bến thủy nội địa phải được tập huấn về hàng hóa nguy hiểm theo quy định của các cơ quan được nêu tại Điều 7 Nghị định này. |
- Bỏ đk 5, vì đây là quy định về nội dung quản lý. |
- Bỏ khoản 3 Điều 8 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP |
||||
|
Vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ |
Điều kiện về tài chính và năng lực sản xuất |
1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông. |
Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 13 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP |
- Bỏ đk 1, vì bất kỳ phương tiện nào tham gia giao thông cũng phải tuân thủ các quy định của Luật GTĐB. |
Bỏ khoản 1 Điều 13 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP |
2. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn do các Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này quy định. |
|
|
||||
3. Căn cứ quy định về tiêu chuẩn của các Bộ quản lý ngành, cơ quan kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ thực hiện kiểm định và chứng nhận phương tiện cơ giới đường bộ đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm. |
- Bỏ đk 3, vì đây là nội dung quản lý. |
- Bỏ khoản 3 Điều 13 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP |
||||
4. Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải dán biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm loại hàng đang vận chuyển. Nếu trên một phương tiện có xếp nhiều loại hàng khác nhau thì phía ngoài phương tiện cũng dán đầy đủ biểu trưng của các loại hàng đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau phương tiện. |
- Tiếp thu ý kiến của VCCI bỏ đk 4, nội dung này sẽ được thực hiện trong quá trình hoạt động. |
- Bỏ khoản 4 Điều 13 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP |
||||
5. Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm sau khi dỡ hết hàng nếu không tiếp tục vận chuyển loại hàng đó thì phải được làm sạch và bóc, xóa hết biểu trưng nguy hiểm. |
- Bỏ đk 5, vì đây là nội dung quản lý. |
- Bỏ khoản 5 Điều 13 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP |
||||
|
|
Điều kiện về nhân lực |
6. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải được huấn luyện và được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện về loại hàng nguy hiểm mà mình vận chuyển theo quy định của các Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này. |
Khoản 1,2 Điều 11 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP |
|
|
7. Người thủ kho, người áp tải hàng nguy hiểm bắt buộc phải được huấn luyện về loại hàng nguy hiểm do mình áp tải hoặc lưu kho bãi. |
|
|
||||
|
Vận tải hàng nguy hiểm trên đường Sắt |
Điều kiện về năng lực tài chính và năng lực sản xuất |
1. Phù hợp với loại hàng vận tải theo quy định. 2. Phương tiện vận tải hàng nguy hiểm sau khi dỡ hết hàng nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng đó thì người nhận hàng có trách nhiệm tổ chức làm sạch theo đúng quy trình tại nơi quy định, không gây ảnh hưởng tới đường sắt và vệ sinh môi trường. |
Khoản 1,2 Điều 30 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP |
Bỏ ngành nghề vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt theo ý kiến HĐTV vì các điều kiện đưa ra trong Nghị định này chỉ là điều kiện áp dụng đối với phương tiện và nhân viên vận chuyển, được thực hiện trong quá trình hoạt động (không phải là điều kiện đầu vào của doanh nghiệp). Hơn nữa để thực hiện việc vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt, doanh nghiệp bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện đầu vào của doanh nghiệp vận tải đường sắt. |
Các nội dung này trong quá trình xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 14/2015/NĐ-CP theo hướng làm rõ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp vận tải, của người thuê vận tải trong quá trình vận tải hàng nguy hiểm. Doanh nghiệp vận chuyển hàng nguy hiểm trên đường sắt sẽ phải tuân thủ các điều kiện của doanh nghiệp vận tải đường sắt. |
|
|
Điều kiện về nhân lực |
3. Nhân viên điều độ chạy tàu, trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu, nhân viên tổ dồn (trưởng dồn; nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe; gác ghi), nhân viên hóa vận ga, lái tàu điều khiển phương tiện vận tải hàng nguy hiểm, thủ kho, người xếp, dỡ hàng nguy hiểm tại các ga, bãi hàng phải được tập huấn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. |
Điều 28 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP |
||
4. Người đi áp tải hàng nguy hiểm, thủ kho, người xếp, dỡ hàng nguy hiểm tại kho của chủ hàng phải được tập huấn theo quy định của các cơ quan quy định tại Điều 25 Nghị định này. |
||||||
|
|
Tổng |
31 đk |
|
Bỏ 20 đk, sửa 1 đk (21/31=61,74%) |
|
STT |
Tên ngành nghề |
Tên điều kiện kinh doanh |
Nội dung quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh |
Căn cứ pháp lý |
Đề xuất phương án bãi bỏ |
Kiến nghị thực thi |
1 |
Kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức nội địa (thuộc ngành nghề kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức) |
|
|
|||
|
|
Điều kiện về tài chính, năng lực sản xuất |
1. Chỉ doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam mới được kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa. 2. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức; 3. Có hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức. 4. Người kinh doanh các phương thức vận tải tham gia vào hoạt động vận tải đa phương thức nội địa phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật tương đương với mỗi phương thức vận tải. |
Điều 9 Nghị định số 87/2009/NĐ-CP |
Tiếp thu ý kiến của VCCI tại công văn số 0653/PTM-PC đề nghị Chính phủ bỏ ngành nghề này ra khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiện do việc kiểm soát rủi ro đối với hoạt động vận tải đa phương thức đã có pháp luật chuyên ngành của từng phương thức điều chỉnh. |
- Bỏ Điều 9 Nghị định số 87/2009/NĐ-CP; kiến nghị sửa đổi, bổ sung Phụ lục IV của Luật Đầu tư |
2 |
Điều kiện cung cấp dịch vụ thanh thải chướng ngại vật (thuộc ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải) |
|
|
|
||
|
|
Điều kiện chung |
1. Được thành lập theo quy định của pháp luật |
Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
Đề nghị bãi bỏ các điều kiện của dịch vụ này trong ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải, doanh nghiệp được tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật |
Bãi bỏ Mục 8 Chương II Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|
|
Điều kiện về tài chính |
2. Khi thành lập phải có số vốn tối thiểu từ 05 tỷ đồng và duy trì trong suốt quá trình hoạt động. |
Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
||
|
|
Điều kiện về năng lực sản xuất |
3. Bảo đảm đủ phương tiện và trang thiết bị phù hợp để thanh thải chướng ngại vật và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. |
Điều 21 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
||
3 |
Điều kiện kinh doanh dịch vụ nhập khẩu pháo hiệu hàng hải |
|
|
|
||
|
|
Điều kiện chung |
1. Được thành lập theo quy định của pháp luật |
Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
Đề nghị bỏ ngành nghề này ra khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp được tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật |
Bãi bỏ Điều 22 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
|
|
Điều kiện về tài chính |
2. Khi thành lập phải có số vốn tối thiểu 02 tỷ đồng và duy trì trong suốt quá trình hoạt động. |
Khoản 2 Điều 22 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
||
|
|
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực |
3. Có Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất xác nhận việc pháo hiệu hàng hải đã được thử nghiệm phù hợp với các quy định của Tổ chức Hàng hải quốc tế. 4. Có giấy phép nhập khẩu pháo hiệu hàng hải. 5. Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật. |
Khoản 3, 4, 5 Điều 22 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP |
||
4 |
Vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt |
|
|
|
||
|
|
Điều kiện về năng lực tài chính và năng lực sản xuất |
1. Phù hợp với loại hàng vận tải theo quy định. 2. Phương tiện vận tải hàng nguy hiểm sau khi dỡ hết hàng nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng đó thì người nhận hàng có trách nhiệm tổ chức làm sạch theo đúng quy trình tại nơi quy định, không gây ảnh hưởng tới đường sắt và vệ sinh môi trường. |
Khoản 1, 2 Điều 30 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP |
Đề nghị bỏ ngành nghề vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt theo ý kiến HĐTV vì các điều kiện đưa ra trong Nghị định này chỉ là điều kiện áp dụng đối với phương tiện và nhân viên vận chuyển, được thực hiện trong quá trình hoạt động (không phải là điều kiện đầu vào của doanh nghiệp). Hơn nữa để thực hiện việc vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt, doanh nghiệp bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện đầu vào của doanh nghiệp vận tải đường sắt. |
Các nội dung này trong quá trình xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 14/2015/NĐ-CP theo hướng làm rõ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp vận tải, của người thuê vận tải trong quá trình vận tải hàng nguy hiểm. Doanh nghiệp vận chuyển hàng nguy hiểm trên đường sắt sẽ phải tuân thủ các điều kiện của doanh nghiệp vận tải đường sắt. |
|
|
Điều kiện về nhân lực |
3. Nhân viên điều độ chạy tàu, trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu, nhân viên tổ dồn (trưởng dồn; nhân viên ghép nổi đầu máy, toa xe; gác ghi), nhân viên hóa vận ga, lái tàu điều khiển phương tiện vận tải hàng nguy hiểm, thủ kho, người xếp, dỡ hàng nguy hiểm tại các ga, bãi hàng phải được tập huấn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. 4. Người đi áp tải hàng nguy hiểm, thủ kho, người xếp, dỡ hàng nguy hiểm tại kho của chủ hàng phải được tập huấn theo quy định của các cơ quan quy định tại Điều 25 Nghị định này. |
. Điều 28 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP |
||
|
Tổng số |
|
Kiến nghị bãi bỏ 04 ngành nghề kinh doanh có điều kiện |
|
|
|
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây