Quyết định 734/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng bền vững khu bảo tồn loài sinh cảnh Cham Chu do tỉnh Tuyên Quang ban hành
Quyết định 734/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng bền vững khu bảo tồn loài sinh cảnh Cham Chu do tỉnh Tuyên Quang ban hành
Số hiệu: | 734/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tuyên Quang | Người ký: | Nguyễn Đình Quang |
Ngày ban hành: | 10/07/2014 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 734/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tuyên Quang |
Người ký: | Nguyễn Đình Quang |
Ngày ban hành: | 10/07/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 734/QĐ-UBND |
Tuyên Quang, ngày 10 tháng 7 năm 2014 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN LOÀI SINH CẢNH CHAM CHU
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP; Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý rừng; Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020.
Căn cứ Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Căn cứ Quyết định số 375/QĐ-CT ngày 26/4/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt chủ trương lập Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020;
Căn cứ Công văn số 1720/TCLN-BTTN ngày 06/11/2013 của Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc góp ý báo cáo Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng bền vững 03 khu rừng đặc dụng tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020.
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2226/TTr-SNN, ngày 09/12/2013 đề nghị phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng bền vững khu bảo tồn loài sinh cảnh Cham Chu, với những nội dung chủ yếu như sau:
- Quản lý, bảo vệ rừng, phục hồi rừng tự nhiên và trồng rừng để nâng tỷ lệ độ che phủ của rừng đặc dụng từ 96,9% năm 2011 lên 97,5% năm 2020; bảo tồn các hệ sinh thái, đa dạng sinh học đặc biệt là 31 loài động vật và 58 loài thực vật quý hiếm, đặc hữu; các thắng cảnh tự nhiên thông qua các chương trình, dự án ưu tiên, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường.
- Tổ chức, phát triển các hoạt động dịch vụ, du lịch sinh thái, nâng cao chất lượng nghiên cứu, giáo dục bảo tồn và môi trường, tạo động lực mới và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thông qua các nội dung đầu tư, dự án ưu tiên về giao thông, cơ sở phục vụ quản lý bảo vệ rừng; hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho 77 thôn vùng đệm, tăng nguồn thu để đảm bảo cơ bản cho các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng; phục vụ phát triển bền vững rừng đặc dụng Cham Chu đến năm 2020.
- Đảm bảo tính ổn định bền vững các phân khu chức năng, phù hợp với thực tiễn và các quy định của Nhà nước. Góp phần tổ chức quản lý và thực hiện tốt việc bảo tồn và phát triển rừng bền vững. Đầu tư xây dựng đúng đối tượng, đúng trọng điểm nhằm bảo tồn, phát triển bền vững và nâng cao các giá trị về đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen động thực vật quý hiếm.
- Khai thác, tận thu, tận dụng cây gỗ chết, gỗ mục, mẫu tiêu bản...trong phân khu phục hồi sinh thái và phân khu dịch vụ hành chính nhưng phải đảm bảo chức năng bảo tồn, duy trì và phát triển tính đa dạng sinh học; đảm bảo môi trường sống cho các loài động vật.
2.1. Tổng diện tích: 15.262,3 ha, nằm trong địa giới hành chính của 5 xã: Trung Hà, Hà Lang, Hòa Phú huyện Chiêm Hóa; Yên Thuận, Phù Lưu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
2.2. Quy hoạch các phân khu chức năng:
a) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 10.757,6 ha, chiếm 70,5% diện tích Khu bảo tồn loài sinh cảnh.
b) Phân khu phục hồi sinh thái: 3.862,2 ha, chiếm 25,3% diện tích Khu bảo tồn loài sinh cảnh.
c) Phân khu dịch vụ Hành chính: 642,5 ha, chiếm 4,2% diện tích Khu bảo tồn loài sinh cảnh.
2.3. Quy hoạch bảo vệ, bảo tồn và phát triển rừng:
- Ngăn chặn các hoạt động xâm phạm trái phép vào khu bảo tồn loài sinh cảnh Cham Chu như săn bắt thú rừng, chăn thả gia súc, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép; nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng bảo vệ rừng, tăng cường các hoạt động bảo vệ và quản lý rừng, đa dạng sinh học có sự tham gia của cộng đồng dân cư.
- Bảo tồn và phát triển các loài động thực vật rừng hiện có; phục hồi một số loài động thực vật rừng quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng; nghiên cứu mô hình phát triển cây lâm sản ngoài gỗ; điều tra giám sát đa dạng loài động thực vật rừng; giám sát tác động của con người đến khu rừng đặc dụng; theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.
2.4. Quy hoạch phát triển hạ tầng:
Xây dựng, nâng cấp các trạm bảo vệ rừng; xây dựng vườn thực vật; xây dựng các biển báo, biển cấm và cắm mốc ranh giới rừng đặc dụng; xây dựng nhà quản lý trưng bày mẫu vật; xây dựng hệ thống đường tuần tra, bảo vệ kết hợp du lịch sinh thái; xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch.
2.5. Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái, dịch vụ và giáo dục môi trường gắn với bảo tồn và phát triển:
- Xây dựng Khu bảo tồn loài sinh cảnh Cham Chu trở thành khu du lịch sinh thái trong tương lai, đáp ứng yêu cầu khách du lịch trong nước và quốc tế, nâng cao thu nhập của người dân từ hoạt động du lịch, giảm thiểu tác động của cộng đồng tới tài nguyên rừng; kêu gọi đầu tư, liên doanh hoặc cho thuê môi trường rừng, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho người dân địa phương cũng như khách thăm quan.
- Định hướng một số tuyến du lịch:
+ Tuyến 1: Được kết nối các điểm từ Khu bảo tồn loài sinh cảnh Cham Chu - Yên Thuận - Khau Làng - Cao Đường;
+ Tuyến 2: Kết nối từ Khu bảo tồn loài sinh cảnh Cham Chu - Nậm Lương - Bản Nhòa - Bản Ba (Trung Hà) - Thác Lụa (Hòa Phú).
+ Tuyến 3: Được kết nối các điểm du lịch từ Hạt đặc dụng - Nậm Lương - thác Mạ Héc - khu văn hóa Dao Tiền (Minh Hương).
2.6. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực và các kỹ năng về bảo tồn hệ sinh thái, đa dạng sinh học, phát triển cộng đồng:
- Tăng cường biên chế cán bộ công nhân viên chức cho khu bảo tồn loài sinh cảnh Cham Chu; tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi tái sinh rừng tự nhiên; nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học về bảo tồn và phát triển rừng bền vững, đặc biệt đối với loài quý hiếm, đặc hữu và phát triển dịch vụ.
- Hỗ trợ cộng đồng trong việc gìn giữ bản sắc dân tộc, tập quán tín ngưỡng; chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất nông - lâm nghiệp, phát triển làng nghề truyền thống (dệt may, thổ cẩm, rèn...), làng du lịch... tạo sinh kế mới, giảm bớt sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng.
2.7. Quy hoạch phát triển vùng đệm: Tổng diện tích tự nhiên vùng đệm 27.362,0 ha:
a) Vùng đệm bên ngoài: Gồm khu vực rừng, đất có dân cư sinh sống, đất ngập nước tiếp giáp ranh giới ngoài trên địa bàn các xã Bạch Xa, Minh Dân, Minh Hương, Minh Khương, Phù Lưu và xã Yên Thuận thuộc huyện Hàm Yên; các xã Hà Lang, Hòa Phú, Tân An và xã Trung Hà thuộc huyện Chiêm Hóa.
b) Vùng đệm bên trong: gồm 03 thôn (thôn Cao Đường, xã Yên Thuận; thôn Thẩm Ký, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên và thôn Khuôn Nhòa, xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa).
3. Giải pháp thực hiện quy hoạch
3.1. Giải pháp bảo vệ môi trường:
Xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường Khu bảo tồn loài sinh cảnh Cham Chu, lập kế hoạch sử dụng và bảo tồn tài nguyên, đặc biệt là các hệ sinh thái, các kiểu rừng và các loài động, thực vật, trong đó ưu tiên các loài quý hiếm, đặc hữu của Khu bảo tồn.
3.2. Giải pháp về cơ chế chính sách:
a) Chính sách về đất đai: Thực hiện các thủ tục giao đất, cấp GCNQSD đất cho Ban Quản lý; cắm mốc ranh giới các khu rừng; sử dụng đất trong khu rừng đặc dụng theo điều 13, khoản 2 Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; sử dụng bền vững tài nguyên theo điều 21, Nghị định số 117/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
b) Chính sách về tài chính, đầu tư: Huy động các nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo tồn phát triển rừng, phát triển cơ sở hạ tầng; đồng thời lồng ghép các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nhằm nâng cao đời sống của nhân dân trong và ngoài vùng dự án; vận dụng và tổ chức thực hiện linh hoạt Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển kinh doanh du lịch sinh thái trong khu rừng đặc dụng.
c) Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và chuyển nhượng Chứng chỉ Cacbon: Thực hiện theo Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
d) Chính sách hỗ trợ phát triển vùng đệm:
- Tiếp tục triển khai thực hiện và lồng ghép các dự án đã có trên địa bàn các xã vùng đệm: xây dựng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng (cây ăn quả, Chè San..), mô hình kinh tế lâm nghiệp...phù hợp với điều kiện thực tế và khí hậu của địa phương.
- Hỗ trợ nhân dân đặc biệt là đồng bào dân tộc ít người thay đổi hệ thống canh tác, hướng người dân sang những hoạt động sản xuất khác, ít phụ thuộc vào tài nguyên rừng như: kinh doanh du lịch, làng nghề truyền thống,...
- Mở lớp tập huấn về kỹ thuật quản lý bảo vệ tài nguyên, canh tác trên đất dốc, kỹ thuật nông lâm nghiệp, chăn nuôi.
- Xây dựng một số mô hình trình diễn sản xuất nông - lâm nghiệp, áp dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất, lấy hộ gia đình làm cơ sở để phát triển kinh tế.
- Tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các công việc và hoạt động của Khu bảo tồn để họ có thu nhập ổn định, như nhận khoán bảo vệ rừng, khoán khoanh nuôi phục hồi rừng, liên doanh khai thác du lịch;
- Hỗ trợ phát triển vùng đệm theo Quyết định 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ “Về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015” và các Quyết định hỗ trợ đầu tư của tỉnh.
3.3. Giải pháp bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng:
- Bảo vệ có hiệu quả hệ sinh thái rừng Khu bảo tồn, thường xuyên kiểm tra, giám sát mọi hoạt động có tác động bất lợi tới Khu bảo tồn; xây dựng nội quy, quy chế bảo vệ rừng cho từng phân khu, xác định diện tích, chất lượng rừng, lập hồ sơ quản lý bảo vệ, đóng bảng nội quy bảo vệ rừng trên các trục đường giao thông đi qua Khu bảo tồn, nơi dân cư tập trung, để tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ rừng.
- Thực hiện có hiệu quả dự án nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng; tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về ý thức, trách nhiệm của cộng đồng đối với công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; xây dựng hệ thống hạ tầng phòng cháy chữa cháy rừng, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
- Tổ chức xác định ranh giới, vị trí và tiến hành đóng mốc ranh giới Khu bảo tồn loài sinh cảnh và ranh giới các phân khu chức năng ngoài thực địa; thực hiện giao khoán bảo vệ rừng đối với diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng nằm trong phân khu phục hồi sinh thái và dịch vụ hành chính, ưu tiên cho các hộ sống gần rừng, sống trong vùng lõi; xây dựng quy chế quản lý, bảo vệ diện tích rừng thuộc vùng đệm.
3.4. Giải pháp về khoa học công nghệ, liên kết vùng và hợp tác quốc tế:
- Phối hợp với các tổ chức, các nhà khoa học, nghiên cứu vật liệu thay thế chất đốt nhằm hỗ trợ nguồn chất đốt cho người dân nhằm giảm áp lực đến tài nguyên rừng; áp dụng công nghệ tin học, thiết bị điện tử phục vụ nhu cầu nghiên cứu, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, quản lý, dự báo phòng chống cháy rừng; phối hợp với các tổ chức quốc tế, các trường đại học và viện nghiên cứu xây dựng và thực hiện các chương trình dự án khoa học và công nghệ, đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu, đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý của Khu bảo tồn.
- Phối hợp với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các trường đại học, các viện nghiên cứu có liên quan xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án khoa học để bảo tồn Đa dạng sinh học; đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn, kêu gọi các nguồn đầu tư của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ phục vụ công tác bảo tồn và phát triển.
3.5. Giải pháp về tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch:
- Thành lập Ban quản lý khu bảo tồn loài sinh cảnh để quản lý bảo vệ và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng Cham Chu.
- Chi cục Kiểm lâm là cơ quan tham mưu giúp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý Nhà nước đối với Khu bảo tồn loài sinh cảnh Cham Chu.
a) Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 81,2496 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn ngân sách nhà nước: 64,062 tỷ đồng, chiếm 78,9%.
- Vốn tín dụng: 7,8235 tỷ đồng, chiếm 9,6%.
- Huy động nguồn vốn hợp pháp khác: 9,3641 tỷ đồng, chiếm 11,5%.
b) Nguồn vốn phân theo giai đoạn thực hiện:
- Giai đoạn 2014-2015: 34,9672 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020: 46,2824 tỷ đồng.
5. Danh mục các dự án, dự án ưu tiên
a) Danh mục dự án:
- Thành lập Ban quản lý Khu bảo tồn loài, sinh cảnh Cham Chu
- Dự án Cắm mốc ranh giới phân khu chức năng khu bảo tồn loài, sinh cảnh Cham Chu
- Dự án Giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho Ban quản lý Khu bảo tồn loài, sinh cảnh Cham Chu
- Dự án Đánh giá đa dạng sinh học phục vụ du lịch sinh thái;
- Dự án Hỗ trợ phát triển Kinh tế xã hội vùng đệm Khu bảo tồn loài, sinh cảnh Cham Chu đến năm 2020
- Dự án xây dựng trạm Kiểm lâm và chòi canh bảo vệ rừng;
- Dự án xây nhà Bảo tàng mẫu vật và giáo dục môi trường;
- Dự án xây dựng vườn thực vật;
- Dự án điều tra đánh giá các loài thực vật thân gỗ, thân thảo có giá trị làm dược liệu và đề xuất giải pháp bảo tồn;
- Dự án nâng cao năng lực bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên rừng đặc dụng Cham Chu;
- Dự án nghiên cứu các vật liệu thay thế chất đốt
b) Danh mục các dự án ưu tiên:
- Thành lập Ban quản lý Khu bảo tồn loài, sinh cảnh Cham Chu, thời gian thực hiện: 2014;
- Dự án Cắm mốc ranh giới phân khu chức năng khu bảo tồn loài, sinh cảnh Cham Chu, thời gian thực hiện: 2015-2016;
- Dự án Giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho Ban quản lý Khu bảo tồn loài, sinh cảnh Cham Chu, thời gian thực hiện: 2016-2017;
- Dự án Đánh giá đa dạng sinh học phục vụ du lịch sinh thái; thời gian thực hiện: 2014-2015;
- Dự án Hỗ trợ phát triển Kinh tế xã hội vùng đệm Khu bảo tồn loài, sinh cảnh Cham Chu đến năm 2020, thời gian thực hiện: 2015 -2020;
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện Hàm Yên, huyện Chiêm Hóa công bố công khai quy hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu bảo tồn loài sinh cảnh Cham Chu đến năm 2020.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, đề xuất cân đối, bố trí vốn ngân sách và các nguồn vốn khác để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Quy hoạch này.
3. Sở Tài nguyên Môi trường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện: Hàm Yên, Chiêm Hóa rà soát quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp, giao rừng, cho phù hợp với quy hoạch được duyệt.
4. Các sở, ngành chức năng và Ủy ban nhân dân huyện: Hàm Yên, Chiêm Hóa có trách nhiệm thực hiện có hiệu quả nội dung quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu bảo tồn loài sinh cảnh Cham Chu đến năm 2020.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện: Hàm Yên, Chiêm Hóa; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây