Quyết định 698/QĐ-UBND năm 2023 về Quy chế phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Quyết định 698/QĐ-UBND năm 2023 về Quy chế phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Số hiệu: | 698/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Đà Nẵng | Người ký: | Lê Trung Chinh |
Ngày ban hành: | 10/04/2023 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 698/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Đà Nẵng |
Người ký: | Lê Trung Chinh |
Ngày ban hành: | 10/04/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 698/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 4 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 22/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ Quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Thông tư số 08/2018/TT-BCA ngày 05/3/2018 của Bộ Công an Quy định chi tiết, một số điều của Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 Quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Nghị quyết số 99/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội khóa XIV về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy và Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;
Theo đề nghị của Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng tại Tờ trình số 700/TTr-CATP ngày 14/3/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Công an thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHỐI
HỢP TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 698/QĐ-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2023 của Ủy
ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Quy chế này quy định về phạm vi, nguyên tắc, trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế thông tin, cơ quan chỉ huy, điều hành, cơ chế phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Quy chế này áp dụng đối với lực lượng, phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, các sở, ban, ngành, các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn thành phố (bao gồm lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành, lực lượng dân phòng, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH); các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
1. Việc phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan và các quy định pháp luật nhằm đảm bảo sự thống nhất, tránh chồng chéo; hỗ trợ để cùng nhau hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ nhưng không ảnh hưởng đến nhiệm vụ riêng và công việc nội bộ của nhau. Khi xảy ra các trường hợp cháy, sự cố, tai nạn người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có mặt tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy.
2. Bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động phối hợp; đề cao trách nhiệm cá nhân của Thủ trưởng các cơ quan và cán bộ, chiến sỹ, công chức, viên chức tham gia phối hợp.
3. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhằm giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản do cháy, nổ và các sự cố, tai nạn gây ra, đảm bảo hiệu quả, an toàn trong công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
4. Việc huy động lực lượng, phương tiện chi viện từ các cơ quan, tổ chức khi có tình huống cháy, sự cố tai nạn được thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên huy động các cơ quan, đơn vị ở gần khu vực xảy ra vụ việc trước rồi mới đến các đơn vị xa hơn.
5. Trong mọi trường hợp sự cố, cháy, nổ, tai nạn xảy ra thì người chỉ huy cao nhất tổ chức chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường được quyền điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hiện có trên địa bàn tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG AN THÀNH PHỐ, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương và có nhiệm vụ cụ thể sau đây:
a) Ban hành quyết định thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy tại địa phương.
b) Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương; xử lý các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.
c) Hướng dẫn chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy cho nhân dân, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy.
d) Đầu tư ngân sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho đội dân phòng, đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở trực thuộc.
e) Bảo đảm điều kiện về thông tin báo cháy, đường giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy.
f) Quy hoạch địa điểm, đề xuất cấp đất và xây dựng doanh trại cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy.
g) Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy cần huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia.
h) Chỉ đạo tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy và cứu nạn, cứu hộ.
i) Thống kê, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Công an thành phố về phòng cháy và chữa cháy theo định kì.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ở địa phương có nhiệm vụ như sau:
a) Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư, hộ gia đình, hộ gia đình kết hợp sản xuất kinh doanh và cơ sở thuộc phạm vi quản lý được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP; xử lý các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định; phối hợp với lực lượng Công an và Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, giám sát các cơ sở bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động do vi phạm về phòng cháy, chữa cháy.
b) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy.
c) Chủ tịch UBND cấp xã ban hành quyết định thành lập, tổ chức quản lý và duy trì hoạt động đội phòng cháy chữa cháy cơ sở trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã và Đội dân phòng tại các tổ dân phố.
d) Đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho đội phòng cháy chữa cháy cơ sở trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã và Đội dân phòng theo quy định;
e) Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy.
f) Tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và khắc phục hậu quả do cháy và sự cố tai nạn gây ra.
g) Thống kê, báo cáo về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ lên Ủy ban nhân dân cấp huyện.
h) Thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Công an thành phố đối với các cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy mới phát sinh để được hướng dẫn thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Trách nhiệm của Công an thành phố
a) Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị và Nhân dân tổ chức, triển khai thực hiện hiệu quả các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; hướng dẫn xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
c) Thực hiện công tác quản lý về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với phương tiện giao thông cơ giới và cơ sở thuộc phạm vi quản lý được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP; kiểm tra, thanh tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi thẩm quyền.
d) Thực hiện điều tra, xử lý vụ cháy, nổ và xử lý các vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; kiểm tra hoạt động bảo hiểm cháy, nổ gắn với hoạt động phòng cháy, chữa cháy.
e) Thực hiện thẩm duyệt, kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đối với các dự án, công trình xây dựng, các phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
f) Hướng dẫn, chỉ đạo việc tiếp nhận, xử lý tin báo cháy, chỉ huy chữa cháy, tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy và triển khai hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở và lực lượng dân phòng.
g) Hướng dẫn xây dựng và thực tập phương án chữa cháy có huy động nhiều lực lượng theo quy định.
h) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong công tác điều tra khảo sát các cơ sở trên địa bàn, nắm bắt kịp thời các cơ sở ngừng hoạt động, các cơ sở phát sinh để kịp thời kiểm tra, hướng dẫn về phòng cháy, chữa cháy.
Điều 5. Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
a) Chỉ đạo, tổ chức niêm yết, phổ biến các quy định, nội quy an toàn phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại trụ sở, cơ quan, khu dân cư để cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân nắm rõ.
b) Phối hợp với Công an thành phố tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, công chức và Nhân dân trong phạm vi trách nhiệm quản lý của mình; biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
c) Chỉ đạo các trường học trên địa bàn quản lý đưa nội dung về phòng cháy, chữa cháy vào trong chương trình giáo dục ngoại khóa của từng cấp học; xây dựng mô hình trường học an toàn về phòng cháy, chữa cháy.
d) Tập trung xây dựng phong trào “Toàn dân Phòng cháy, chữa cháy” sâu rộng theo phương châm “bốn tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ); bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, mô hình hiệu quả, cách làm hay trong phong trào “Toàn dân Phòng cháy, chữa cháy” theo hướng tự phòng, tự quản tại các khu chung cư, cụm dân cư, cụm doanh nghiệp, khu công nghiệp; vận động mỗi hộ gia đình đều trang bị bình chữa cháy xách tay, dụng cụ, phương tiện chữa cháy tại chỗ, tạo lối thoát nạn thứ 2.
e) Tổ chức sơ kết, tổng kết các phong trào phòng cháy, chữa cháy, đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức thực hiện để đảm bảo hiệu quả thiết thực.
2. Công an thành phố
a) Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho các Đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở, đội dân phòng.
b) Xây dựng, cung cấp các tài liệu thông tin tình hình cháy, nổ, các khuyến cáo, biện pháp an toàn phòng cháy, chữa cháy cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các đơn vị thông tin tuyên truyền trên địa bàn thành phố.
Điều 6. Phối hợp trong lập dự án, thiết kế, quản lý công trình xây dựng
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Khi phê duyệt hoặc lập quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch phải đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình nguy hiểm cháy, nổ cao, độc hại và phải có giải pháp thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
b) Chỉ đạo cơ quan cấp phép xây dựng cấp giấy phép đối với các dự án, công trình trong danh mục tại Phụ lục V ban hành kèm Nghị định 136/2020/NĐ-CP khi có văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; đối với các dự án, công trình khác được cấp phép xây dựng phải tuân thủ các quy định đảm bảo yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy.
c) Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc theo dõi chủ đầu tư các dự án công trình xây dựng mới, cải tạo trên địa bàn thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về thẩm duyệt thiết kế và kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
d) Thông báo kịp thời tới Công an thành phố (trực tiếp là Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) những dự án, công trình chưa thực hiện đầy đủ quy định về thẩm duyệt, kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
2. Công an thành phố (trực tiếp là Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu về thẩm duyệt, kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định pháp luật.
Điều 7. Phối hợp trong tổ chức, quản lý lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng dân phòng
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập đội dân phòng tại các khu dân cư và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thành lập đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở; ban hành quy chế hoạt động, xây dựng phương án và tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và các điều kiện để duy trì hoạt động của đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở, đội dân phòng theo quy định.
b) Thường xuyên tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và kiểm tra để cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho đội viên đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở, đội viên đội dân phòng theo quy định.
2. Công an thành phố
a) Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở khi có yêu cầu của người đứng đầu cơ sở; huấn luyện cho lực lượng dân phòng khi có yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp xã.
b) Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và lực lượng dân phòng.
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại địa phương.
b) Trang bị dụng cụ, phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở các cơ quan, đơn vị trực thuộc quyền quản lý thụ hưởng ngân sách theo quy định.
c) Quy hoạch địa điểm, đề xuất cấp đất để cấp có thẩm quyền xây dựng trụ sở các Đội Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy đảm bảo bán kính phục vụ tối đa 03 km đối với khu vực trung tâm đô thị, 05 km đối với khu vực khác; đồng thời thuận tiện về giao thông, nguồn nước, thông tin liên lạc và đúng quy định của Quy chuẩn Việt Nam 01:2021/BXD (ban hành kèm Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng) và Bộ Quy chuẩn quốc gia về hạ tầng kỹ thuật số 07:2016/BXD; các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Công an thành phố phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, tham mưu, đề nghị địa điểm bố trí xây dựng doanh trại cho các Đội Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của đơn vị theo quy định của Nhà nước và thực hiện xây dựng theo dự án đã được phê duyệt.
Điều 9. Phối hợp trong đảm bảo các điều kiện phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Chỉ đạo, thực hiện đảm bảo các tuyến đường giao thông nông thôn, ngõ phố không có các hoạt động làm ảnh hưởng đến lưu thông của xe chữa cháy, phương tiện cứu nạn, cứu hộ.
b) Quy hoạch, bố trí các nguồn nước chữa cháy thuận lợi phục vụ chữa cháy; trang bị dụng cụ phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở các cơ quan đơn vị thuộc quyền quản lý cấp huyện thụ hưởng ngân sách theo quy định.
c) Bảo vệ các nguồn nước chữa cháy, kịp thời phát hiện các trụ nước chữa cháy, bến bãi lấy nước bị hư hỏng để thông báo cho đơn vị quản lý sửa chữa, khắc phục.
2. Công an thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị, địa phương việc chuẩn bị các điều kiện, sẵn sàng về lực lượng, phương tiện, nguồn nước phục vụ chữa cháy theo quy định.
1. Công an thành phố (trực tiếp là Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Công an cấp huyện) tổ chức tiếp nhận và xử lý tín báo cháy, tin báo yêu cầu cứu nạn, cứu hộ; khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; khẩn trương thông báo cho chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy ra cháy, sự cố để huy động các lực lượng đến phối hợp chữa cháy và khắc phục hậu quả.
2. Khi tiếp nhận được tin báo cháy hoặc yêu cầu huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn mình quản lý, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện, chỉ đạo các lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở, chuyên ngành, lực lượng dân phòng, y tế, điện lực, giao thông, công an, quân đội... trong phạm vi quản lý tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và tổ chức khắc phục hậu quả do cháy, sự cố, tai nạn gây ra.
3. Chỉ huy, chỉ đạo chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
a) Đối với lực lượng Công an nhân dân, người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là người có chức vụ cao nhất chỉ huy đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có mặt tại nơi xảy ra cháy, nổ, tai nạn, sự cố.
b) Trong trường hợp tại nơi xảy ra cháy, nổ, sự cố, tai nạn, lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chưa đến mà đám cháy lan từ cơ sở này sang cơ sở khác hoặc cháy lan từ cơ sở sang khu dân cư hoặc ngược lại thì người chỉ huy chữa cháy của cơ sở và khu dân cư bị cháy phải có trách nhiệm phối hợp trong chỉ huy chữa cháy.
c) Trong trường hợp phương tiện giao thông cơ giới bị cháy trong địa phận của cơ sở, thôn, khu rừng mà lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chưa đến thì người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới phải triển khai chữa cháy và phối hợp với người có trách nhiệm sở tại để chỉ huy chữa cháy.
d) Khi người có chức vụ cao nhất của lực lượng Công an nhân dân đến nơi xảy ra sự cố, cháy, nổ thì người chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tham gia Ban chỉ huy chữa cháy và chịu sự phân công của người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Công an nhân dân.
e) Nhiệm vụ của chỉ huy, chỉ đạo chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: huy động lực lượng, phương tiện, tài sản, nguồn nước, chất và vật liệu chữa cháy để chữa cháy; xác định khu vực xảy ra sự cố, cháy, nổ, tai nạn, đề ra và tổ chức thực hiện các biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy; đề ra các yêu cầu về bảo đảm giao thông, trật tự; tổ chức hậu cần chữa cháy phục vụ chữa cháy và y tế; tổ chức thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy; tổ chức công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy; tổ chức thông tin về vụ cháy; quyết định kết thúc hoạt động chữa cháy; phối hợp tổ chức bảo vệ hiện trường vụ cháy; tổ chức rút kinh nghiệm vụ cháy; đề xuất yêu cầu khác phục vụ cho chữa cháy.
f) Chỉ đạo chữa cháy được áp dụng đối với các trường hợp quy định tại Điều 39 Luật Phòng cháy và chữa cháy. Nhiệm vụ của người chỉ đạo chữa cháy là tổ chức và chỉ đạo các hoạt động bảo đảm chữa cháy an toàn, hiệu quả và khắc phục hậu quả vụ cháy.
g) Khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến đám cháy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điểm e, f khoản 3 Điều này. Khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến đám cháy thì người chỉ huy đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều này; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy và thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo chữa cháy quy định tại điểm f khoản 3 Điều này.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH, CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN
Điều 11. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy quân sự thành phố
1. Định kỳ hằng năm, xây dựng kế hoạch hiệp đồng với Công an thành phố, Bộ Đội biên phòng và các lực lượng khác thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên đất liền khi xảy ra các tình huống thảm họa, khẩn cấp sự cố thiên tai.
2. Sẵn sàng về lực lượng, phương tiện khi có lệnh điều động của Ủy ban nhân dân thành phố, nhanh chóng đến hiện trường, phối hợp Công an thành phố và các đơn vị liên quan tham gia thực hiện có hiệu quả công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Điều 12. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng
1. Chủ động lực lượng, phương tiện thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ trên sông, trên biển theo chức năng, nhiệm vụ được giao; phối hợp chặt chẽ với Công an thành phố và các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với phương tiện thủy hoạt động trên sông, biển thuộc khu vực biên giới biển thành phố Đà Nẵng.
2. Sẵn sàng về lực lượng, phương tiện để chủ động thực hiện nhiệm vụ khi xảy ra sự cố tại nơi gần nhất hoặc khi có lệnh điều động của Ủy ban nhân dân thành phố, nhanh chóng đến hiện trường phối hợp cùng Công an thành phố, Bộ Chỉ huy quân sự thành phố và các đơn vị có liên quan tham gia thực hiện có hiệu quả công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các vùng biển và ven biển của thành phố.
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Y tế
1. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc sẵn sàng các nguồn lực, sẵn sàng ứng phó với các tình huống về y tế liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Khi có lệnh điều động của Sở Y tế hoặc chỉ huy chữa cháy hoặc khi nhận được đề nghị hỗ trợ của cơ quan chức năng, người dân liên quan; khẩn trương huy động các nguồn lực (nhân lực, vật tư, trang thiết bị, thuốc, phương tiện,...), nhanh chóng đến hiện trường tổ chức sơ cấp cứu ban đầu và đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, điều trị.
2. Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu, điều trị người bị nạn.
3. Khi nhận được đề nghị của các cơ quan, đơn vị, lực lượng liên quan, tích cực triển khai hướng dẫn nghiệp vụ y tế, các biện pháp sơ cấp cứu ban đầu, đảm bảo an toàn, giảm thiểu đến mức tối đa biến chứng nặng và tử vong đối với người bị nạn khi tổ chức cứu nạn, cứu hộ.
Điều 14. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chủ trì, phối hợp với Công an thành phố, các ban, ngành liên quan triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng. Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương nơi có rừng tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; chủ động cảnh báo những khu rừng có nguy cơ cháy cao, yêu cầu các chủ rừng không đốt thực bì, nương rẫy khi chưa có giấy phép của cơ quan chức năng. Trang bị đảm bảo phương tiện PCCC rừng theo quy định, đồng thời huy động lực lượng, phương tiện tham gia CC và CNCH khi có các sự cố xảy ra.
2. Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố khi quy hoạch phát triển nông thôn phải tính đến các giải pháp yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo khoảng cách an toàn cháy, nổ, độc hại với các công trình xung quanh, giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy tại khu vực nông thôn.
Điều 15. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
1. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Công an thành phố trong công tác lập dự án quy hoạch, chỉnh trang, phát triển hạ tầng đô thị phải gắn với quy hoạch hạ tầng phòng cháy, chữa cháy; tính đến các yêu cầu đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo khoảng cách, giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, trang bị phương tiện chữa cháy; chú trọng giải pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy về lối thoát nạn, hệ thống điện tại các nhà dân, khu dân cư.
2. Phối hợp với Công an thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc quy hoạch, thực hiện thủ tục cấp đất xây dựng doanh trại Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt thiết kế các dự án công trình đã thực hiện đầy đủ yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy. Chỉ được chấp thuận hồ sơ thẩm định, phê duyệt, cấp phép xây dựng cho các công trình khi đã có văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc thiết kế đầy đủ các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của Pháp luật. Đồng thời chỉ được chấp thuận kết quả nghiệm thu để đưa vào khai thác, sử dụng khi công trình, hạng mục công trình xây dựng đã được chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Pháp luật.
Điều 16. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Phối hợp với các đơn vị chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt các giải pháp xử lý phương án ứng phó sự cố tràn dầu trong trường hợp khi có cháy, nổ xảy ra và trong trường hợp khi xảy ra sự cố tràn dầu thì sẽ gây ra cháy, nổ lớn. Định kỳ tổ chức diễn tập sự cố tràn dầu cấp thành phố.
2. Chuẩn bị sẵn sàng về lực lượng, phương tiện của các đơn vị trực thuộc khi có lệnh điều động, nhanh chóng đến hiện trường phối hợp cùng Công an thành phố và các đơn vị liên quan tham gia thực hiện có hiệu quả công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra sự cố tràn dầu, sự cố rò rỉ, phát tán và cháy nổ hóa chất độc hại.
3. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Công an thành phố, Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố phương án quy hoạch, phân bổ và cấp đất xây dựng trụ sở cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đảm bảo bán kính phục vụ cho công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định.
Điều 17. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo triển khai có hiệu quả việc phổ biến, kiến thức kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa theo quy định tại Thông tư số 06/2022-TT-BGDĐT ngày 11/5/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng phòng cháy, chữa, cháy và cứu nạn, cứu hộ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.
2. Phối hợp với Công an thành phố tăng cường công tác kiểm tra an toàn PCCC, tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, công nhân viên, giáo viên tại các trường học, các đơn vị trực thuộc nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng xử lý các tình huống khi có sự cố cháy, nổ xảy ra tại trường học.
Điều 18. Trách nhiệm của Sở Công thương
1. Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đảm bảo an toàn đối với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ như: hóa chất, dầu khí, vật liệu nổ công nghiệp, năng lượng mới, năng lượng tái tạo...
2. Phối hợp với UBND các quận, huyện, Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng tăng cường kiểm tra, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình các biện pháp sử dụng điện an toàn trong sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt.
3. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tham mưu, đề xuất quy hoạch, di dời các cơ sở không đảm bảo, nguy hiểm về cháy nổ thuộc lĩnh vực quản lý (như kho chứa, cơ sở kinh doanh hóa chất, dầu khí, vật liệu nổ công nghiệp...) ra khỏi khu dân cư, nơi tập trung đông người theo quy định tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
4. Khi có sự cố hóa chất xảy ra trên địa bàn thành phố, nhanh chóng điều động đơn vị, công chức phụ trách lĩnh vực hóa chất tới hiện trường để xác định rõ tính chất vật lý, tính chất nguy hiểm, độc tính và các tính chất nguy hại khác của hóa chất để cung cấp thông tin cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đảm bảo cho công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đạt hiệu quả.
5. Tăng cường công tác đào tạo huấn luyện kỹ thuật an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng hàng nguy hiểm cháy nổ, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, khí dầu mỏ hóa lỏng, xăng dầu; đánh giá rủi ro, kế hoạch ứng cứu khẩn cấp và biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Điều 19. Trách nhiệm của Sở Văn hóa và Thể thao
1. Hướng dẫn các cấp, các ngành, cơ quan doanh nghiệp tổ chức các hội diễn, hội thi nghệ thuật quần chúng đảm bảo yêu cầu phòng cháy, chữa cháy và lồng ghép các nội dung thể hiện các hình thức sân khấu hóa trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn về phòng cháy, chữa cháy.
2. Việc cấp phép các hoạt động dịch vụ văn hóa phải xem xét điều kiện đảm bảo an toàn theo quy định.
Điều 20. Trách nhiệm của Sở Du lịch
1. Phối hợp với Công an thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, các quy trình xử lý sự cố cháy, nổ, tai nạn... đến các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, khách du lịch trên địa bàn thành phố.
2. Thường xuyên phối hợp với Công an thành phố xử lý vi phạm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch chưa đảm bảo các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, nhất là các cơ sở nằm trong kiệt, hẻm... xe chữa cháy không thể tiếp cận được.
Điều 21. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình quy hoạch hệ thống mạng lưới giao thông đô thị, giao thông nông thôn phải lưu ý đảm bảo yêu cầu phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ một cách có hiệu quả.
2. Phối hợp với các lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cảnh sát giao thông trong công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các vụ tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy theo phân cấp quản lý; chủ động xây dựng phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi quản lý và điều động lực lượng, phương tiện tham gia cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.
Điều 22. Trách nhiệm của Sở Nội vụ
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng làm công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định.
2. Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến các các đối tượng thuộc quản lý.
Điều 23. Trách nhiệm của Sở Ngoại vụ
Phối hợp với Công an thành phố và các sở, ngành liên quan tăng cường huy động, kêu gọi sự giúp đỡ, quan hệ hợp tác quốc tế với các quốc gia, doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài về khoa học kỹ thuật, công nghệ, trang thiết bị, phương tiện và đào tạo cho công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ...
Điều 24. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và xã hội
1. Chủ trì, phối hợp với Công an thành phố, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động thành phố tổ chức phát động “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động”.
2. Tổ chức kiểm tra điều kiện làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp, kiểm định chất lượng các phương tiện, thiết bị đảm bảo an toàn lao động.
3. Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn và vận động người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và công nhân lao động thực hiện đúng quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy, nổ.
4. Phối hợp với Công an thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện nghiên cứu, đề xuất chế độ chính sách cho lực lượng phòng, cháy chữa cháy cơ sở của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Điều 25. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ
1. Phối hợp, hướng dẫn các ngành, các cấp tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Phối hợp với Công an thành phố, Sở Xây dựng, Sở Công thương và các sở, ngành liên quan rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn địa phương đối với các cơ sở, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có tính chất đặc thù của thành phố cần thiết phải ban hành quy chuẩn bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy hoặc các quy định hiện hành chưa phù hợp với thực tiễn đặc thù của thành phố.
3. Phối hợp thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ đối với các dự án đầu tư liên quan đến phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; ưu tiên triển khai các đề tài nghiên cứu chuyên sâu và có khả năng ứng dụng rộng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Điều 26. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn báo chí thành phố
1. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và kiến thức phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Các cơ quan báo chí trên địa bàn thành phố xây dựng mới hoặc tiếp tục duy trì các chuyên mục về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tăng thời lượng và nâng cao chất lượng tin, bài về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; đăng tải các hình ảnh đẹp, biểu dương gương người tốt, việc tốt, mô hình tiêu biểu, điển hình tiên tiến, đồng thời phê phán các hành vi vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố.
Điều 27. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phải gắn với quy hoạch hạ tầng phòng cháy, chữa cháy.
Điều 28. Trách nhiệm của Sở Tài chính
Căn cứ vào thực tế công tác PCCC và CNCH của từng cơ quan, đơn vị, địa phương vào thời điểm xây dựng dự toán, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan lập dự toán kinh phí đảm bảo hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ gửi Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân phê duyệt, bố trí dự toán để thực hiện
Điều 29. Trách nhiệm của Ban Tuyên giáo Thành ủy
Theo chức năng, nhiệm vụ định hướng các cơ quan báo chí của thành phố tuyên truyền về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn. Tăng cường công tác hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tổ chức vận động các tầng lớp Nhân dân tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và tích cực tham gia phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại nơi làm việc, học tập và nơi cư trú.
Điều 30. Trách nhiệm của Ban Dân vận Thành ủy
Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCCC và CNCH; vận động các tầng lớp Nhân dân, trong đó có các tổ chức tôn giáo, chức sắc, đồng bào có đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, tích cực tham gia PCCC và CNCH; hướng dẫn xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trong phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy.
Điều 31. Trách nhiệm của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các Khu Công nghiệp Đà Nẵng
1. Phối hợp với Công an thành phố thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong các Khu Công nghiệp, Khu Công nghệ cao thực hiện đầy đủ quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
2. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan trong công tác quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch các Khu Công nghiệp và Khu Công nghệ cao đảm bảo yêu cầu an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
3. Phối hợp với Công an thành phố tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; giải quyết các khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với doanh nghiệp trong các Khu Công nghiệp và Khu Công nghệ cao.
4. Phối hợp với các công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có tổ chức lực lượng PCCC chuyên ngành, cơ sở thuộc các công ty, nhà máy xí nghiệp trong địa bàn các khu công nghiệp thực hiện nhiệm vụ PCCC và CNCH ban đầu đối với các trường hợp cháy, nổ, tai nạn, sự cố xảy ra thuộc phạm vi quản lý.
5. Phối hợp với Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác quản lý thực hiện kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố hóa chất; sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.
6. Chỉ cấp giấy phép, xây dựng đối với các dự án công trình danh mục tại Phụ lục số V Nghị định 136/2020/NĐ-CP khi có văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; đối với các công trình khác được cấp phép xây dựng phải tuân thủ các quy định đảm bảo yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy.
Điều 32. Trách nhiệm của Ban quản lý Âu thuyền - Cảng cá Thọ Quang
1. Đặc biệt chú trọng và tăng cường công tác tổ chức tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức, chủ động phối hợp với cơ quan chức năng triển khai các buổi diễn tập phòng cháy, chữa cháy trong khu vực quản lý nhằm nâng cao ý thức, đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy.
2. Phối hợp với Công an thành phố thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định đối với tàu, thuyền đánh bắt thủy sản, phương tiện giao thông đường thủy hoạt động tại khu vực Âu thuyền Thọ Quang.
3. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ ban đầu khi xảy ra sự cố, cháy, nổ. Hàng năm, xây dựng và triển khai thực hiện phương án phòng chống lụt bão, phòng chống cháy, nổ, sự cố tràn dầu; xử lý hoặc đề nghị các cơ quan chức năng giải quyết các vụ việc để đảm bảo phòng chống cháy, nổ trong khu vực Âu thuyền và Cảng cá.
Điều 33. Trách nhiệm của Xí nghiệp quản lý, vận hành Hầm đường bộ Hải Vân
1. Tăng cường công tác huấn luyện nghiệp vụ tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành, cán bộ công nhân viên chức, người lao động đang làm việc tại Xí nghiệp vận hành hầm Hải Vân.
2. Đầu tư, trang bị các phương tiện cơ giới, trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Hầm Hải Vân.
3. Tăng cường công tác phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với Công an thành phố; sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi có lệnh điều động, nhanh chóng đến hiện trường phối hợp cùng Công an thành phố và các đơn vị liên quan tham gia thực hiện có hiệu quả công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ những sự cố, cháy, nổ lớn diễn ra trên địa bàn thành phố.
4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy của các đơn vị vận hành hoạt động tại Hầm Hải Vân, kịp thời phát hiện, khuyến cáo, chấn chỉnh công tác phòng cháy, chữa cháy, xử lý nghiêm các hành vi về an toàn phòng cháy, chữa cháy của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định.
Điều 34. Trách nhiệm của Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng
1. Tăng cường công tác huấn luyện nghiệp vụ, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành và cán bộ công nhân viên chức, người lao động đang làm việc tại các đơn vị thuộc ngành Hàng không hoạt động trong khu vực Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng.
2. Hàng năm, xây dựng kế hoạch, phương án và tổ chức thực tập phương án có huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các khu vực nhà ga hành khách, ga hàng hóa, đặc biệt là đối với việc lưu trữ, xử lý, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm tại khu vực nhà ga hàng hóa, kho hàng hóa nhằm ngăn chặn triệt để các nguyên nhân, điều kiện dẫn đến cháy, nổ trong các ga hàng hóa, kho hàng hóa tại Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng.
3. Tăng cường công tác phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với Công an thành phố; sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi có lệnh điều động, nhanh chóng đến hiện trường phối hợp cùng Công an thành phố và các đơn vị liên quan tham gia thực hiện có hiệu quả công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ những sự cố, cháy, nổ lớn diễn ra trên địa bàn thành phố.
4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy của các đơn vị hoạt động tại Cảng hàng không, kịp thời phát hiện, khuyến cáo, chấn chỉnh công tác phòng cháy, chữa cháy tại Cảng hàng không, xử lý nghiêm các hành vi về an toàn phòng cháy, chữa cháy của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định.
Điều 35. Trách nhiệm của Cảng vụ Hàng hải Đà Nẵng
1. Phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển các bến cảng biển với các công năng, trung tâm tiếp nhận, điều phối các tàu hàng hóa, hàng lỏng, các kho hàng lỏng tại khu vực vùng đất cảng và vùng nước cảng biển, yêu cầu đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong khu vực quản lý.
2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và cán bộ công nhân viên chức, người lao động đang làm việc tại các đơn vị hoạt động trong khu vực các bến cảng thuộc vùng nước cảng biển Đà Nẵng. Phối hợp với Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thành phố tổ chức các khóa huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy của đơn vị.
3. Kiểm tra, giám sát công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; xử lý các hành vi vi phạm các tổ chức, cá nhân và tàu biển và phương tiện thủy hoạt động trong vùng nước cảng biển Đà Nẵng.
4. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện của các đơn vị trực thuộc, khi có lệnh điều động của Ủy ban nhân dân thành phố, nhanh chóng đến hiện trường phối hợp cùng Công an thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng, và các đơn vị có liên quan tham gia thực hiện có hiệu quả công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các vùng biển và ven biển.
Điều 36. Trách nhiệm của Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng
1. Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân thực hiện đúng các quy định về đảm bảo an toàn hệ thống điện trong sản xuất và trong sinh hoạt; kiến nghị các cơ sở kịp thời thay thế những thiết bị điện hư hỏng hoặc xuống cấp.
2. Tham gia với Công an thành phố trong công tác kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy lĩnh vực điện và bảo vệ an toàn công trình điện.
3. Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy; đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy các trạm biến áp, hệ thống dây điện và công tơ điện trong khu dân cư; tăng cường kiểm tra, hướng dẫn an toàn điện tại các cơ sở tiêu thụ điện và hộ gia đình; từng bước xây dựng, triển khai phương án ngầm hóa hệ thống dây điện tại các khu đô thị để phòng ngừa, ngăn chặn cháy, nổ và chỉnh trang mỹ quan đô thị.
Điều 37. Trách nhiệm của Công ty cổ phần cấp nước Đà Nẵng
1. Chủ trì, phối hợp các ngành liên quan xây dựng kế hoạch định kỳ hàng năm kiểm tra, rà soát và đánh giá tình hình hoạt động các trụ nước cứu hỏa được lắp đặt trên các tuyến ống cấp nước do Công ty cổ phần cấp nước Đà Nẵng quản lý, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch duy tu, bảo dưỡng các trụ nước chữa cháy đảm bảo hoạt động.
2. Xây dựng Quy trình phối hợp về công tác sử dụng, bảo vệ, cung cấp nước phục vụ công tác chữa cháy giữa Công ty cổ phần cấp nước Đà Nẵng và Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an thành phố.
Điều 38. Trách nhiệm của Công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng
1. Phối hợp các ngành liên quan kiểm tra, rà soát và đánh giá thực trạng khả năng cung cấp nước chữa cháy tại các ao, hồ, sông, suối trên địa bàn thành phố. Trên cơ sở đó, phối hợp với Công an thành phố đề xuất xây dựng các bến, bãi lấy nước phục vụ công tác chữa cháy trên địa bàn và trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, đầu tư xây dựng.
2. Xây dựng Quy trình phối hợp về công tác sử dụng, bảo vệ các bến, bãi lấy nước trong phạm vi được giao quản lý (kênh hở, hồ điều tiết) phục vụ công tác chữa cháy sau khi xây dựng.
Điều 39. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị khác
Theo chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tự giác thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chủ động phòng ngừa các sự cố cháy, nổ, biết cách xử lý các tình huống, sự cố nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do cháy, nổ, sự cố, tai nạn xảy ra.
Điều 40. Trách nhiệm báo cháy và tham gia chữa cháy
1. Người phát hiện thấy sự cố, cháy, nổ, tai nạn phải bằng mọi cách báo ngay cho mọi người xung quanh biết và báo cho một hoặc tất cả các đơn vị sau đây: Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tại nơi xảy ra cháy; đơn vị Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc Cơ quan Công an nơi gần nhất; Chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố, cháy, nổ, tai nạn.
2. Cơ quan, đơn vị khi nhận được tin cháy, nổ, sự cố, tai nạn trong địa bàn được quản lý thì phải nhanh chóng đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác để kịp thời huy động lực lượng, phương tiện tham gia chi viện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Trường hợp cơ quan, đơn vị khi nhận được tin cháy, nổ, sự cố, tai nạn ngoài địa bàn được phân công quản lý, phải nhanh chóng thông báo cho cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy ra cháy, nổ, sự cố, tai nạn để xử lý, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp quản lý để xem xét, quyết định huy động lực lượng, phương tiện đến chữa cháy khi có yêu cầu phối hợp.
4. Người có mặt tại nơi xảy ra cháy phải tìm mọi biện pháp phù hợp để cứu người, ngăn chặn cháy lan và chữa cháy; người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.
5. Lực lượng Công an, Quân đội, Dân quân tự vệ, cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và các cơ quan khác có liên quan có nhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 33 Luật Phòng cháy và chữa cháy.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi xảy ra cháy có trách nhiệm chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy, bảo đảm các điều kiện phục vụ chữa cháy; nếu vượt quá khả năng của mình thì nhanh chóng báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu cơ quan chủ quản cấp trên chỉ đạo giải quyết; trường hợp thật cần thiết thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 41. Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi quản lý của mình; trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì phải đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định.
2. Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an thành phố, Trưởng Công an cấp huyện được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của lực lượng phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình. Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền điều động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình. Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện, tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định.
4. Giám đốc Công an thành phố được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của lực lượng Công an thuộc phạm vi quản lý của mình. Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý thì đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định, cụ thể: báo cáo Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố huy động lực lượng của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn thành phố, hoặc báo cáo Lãnh đạo Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ huy động lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của các địa phương lân cận hoặc báo cáo Lãnh đạo Bộ Công an huy động lực lượng của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân của các địa phương trong cả nước.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi quản lý của mình và lực lượng quân đội đóng ở địa phương. Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì báo cáo cho Lãnh đạo cấp trên có thẩm quyền huy động để quyết định.
1. Người và phương tiện của quân đội khi không làm nhiệm vụ khẩn cấp đều có thể được huy động để phối hợp thực hiện công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Người chỉ huy đơn vị quân đội khi nhận được lệnh điều động lực lượng và phương tiện để chữa cháy và phục vụ chữa cháy phải chấp hành ngay hoặc báo cáo ngay lên cấp có thẩm quyền để tổ chức thực hiện.
2. Người và phương tiện của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam đều có thể được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy trừ những tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân người ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật.
Điều 43. Lực lượng được huy động tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
a) Công an thành phố: Lực lượng của Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, các phòng nghiệp vụ, Công an cấp huyện, cấp xã.
b) Quân đội: Cán bộ, chiến sĩ các đơn vị trực thuộc Bộ Chỉ huy quân sự thành phố, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện và các đơn vị trực thuộc, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố và các đơn vị quân đội khác đóng trên địa bàn thành phố.
c) Lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố.
d) Lực lượng dân phòng tại các khu dân cư từ cấp xã trở lên.
e) Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đang hoạt động và sinh sống trên địa bàn thành phố.
Điều 44. Phương tiện được huy động để tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Phương tiện được huy động để tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố bao gồm:
a) Các phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ giới: Xe chữa cháy, xe cứu nạn, cứu hộ, máy bơm chữa cháy...
b) Các phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thông dụng: Bình chữa cháy, lăng chữa cháy, vòi chữa cháy, đầu nối, hai chạc, ba chạc, thang cứu người, dây cứu người, ống tụt, đệm cứu người,...
c) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường thủy: xe ô tô, xe múc, xe cẩu, xe nâng, xe chiếu sáng, xe chở nước, tàu, xuồng, ca nô...
d) Các loại phương tiện chuyên dùng khác: Trang phục chữa cháy, mặt nạ phòng độc, phương tiện, dụng cụ phá dỡ, thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc...
2. Không huy động các loại xe sau đây để tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
a) Xe quân sự, xe Công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp.
b) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu.
c) Xe hộ đê đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
d) Đoàn xe có Cảnh sát dẫn đường.
e) Đoàn xe tang.
f) Các xe ưu tiên khác theo quy định của pháp luật.
Điều 45. Thủ tục huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Việc huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải được thể hiện bằng Lệnh huy động, điều động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy (Mẫu số PC20 ban hành kèm Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy); trường hợp khẩn cấp, lệnh huy động có thể bằng lời nói, nhưng chậm nhất không quá 03 ngày làm việc phải thể hiện lệnh rõ bằng văn bản.
2. Người ra lệnh bằng lời nói phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, đồng thời phải nêu rõ yêu cầu về người, phương tiện, tài sản cần huy động, điều động và thời gian, địa điểm tập kết.
1. Các xe ô tô và các phương tiện giao thông khác của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khi đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được sử dụng tín hiệu ưu tiên, quyền ưu tiên lưu thông và các quyền ưu tiên khác theo quy định của pháp luật.
2. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường thủy của cơ quan, tổ chức và cá nhân được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được hưởng quyền ưu tiên trong phạm vi khu vực chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, được ưu tiên qua cầu, phà và được miễn phí lưu thông trên đường.
3. Người được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi xuất trình lệnh huy động thì được ưu tiên đi trên các phương tiện giao thông và chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện giao thông hoặc những người có trách nhiệm liên quan giải quyết đi ngay trong thời gian sớm nhất. Người và phương tiện tham gia giao thông khi thấy tín hiệu còi, đèn, cờ ưu tiên của phương tiện đi làm nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải nhanh chóng nhường đường.
4. Lực lượng Cảnh sát giao thông và các lực lượng khác khi làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn giao thông có trách nhiệm bảo đảm cho lực lượng, phương tiện đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được lưu thông nhanh nhất.
1. Người được huy động tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được hưởng chế độ chính sách theo quy định tại Thông tư 04/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30/6/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hướng dẫn một số chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy, thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
2. Phương tiện, tài sản của cơ quan tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được huy động để tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải được hoàn trả ngay sau khi kết thúc chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Trường hợp phương tiện, thiết bị, tài sản được huy động mà mất, bị hư hỏng; nhà, công trình bị phá dỡ theo quy định tại Điểm c, d khoản 1 Điều 38 Luật Phòng cháy và chữa cháy thì được bồi thường theo quy định của pháp luật. Kinh phí bồi thường được cấp từ ngân sách nhà nước.
Điều 48. Chế độ thông tin, báo cáo
1. Việc thông tin liên lạc giữa các cấp, các ngành được thực hiện bằng hệ thống thông tin vô tuyến, hữu tuyến và bằng lệnh huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy hoặc quyết định huy động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Từng bước hiện đại hóa công tác thông tin để đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố
2. Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ban, ngành thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (sơ kết, tổng kết), đột xuất về cơ quan cấp trên đúng quy định.
3. Các thông tin về sự cố cháy, nổ tai nạn, sự cố thuộc phạm vi của cấp nào thì cấp đó phải báo cáo ngay bằng điện thoại trong thời gian sớm nhất hoặc bằng văn bản cho cơ quan chỉ đạo cấp trên và cơ quan chuyên trách chỉ đạo về công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong không quá 24 giờ sau khi sự cố cháy, nổ xảy ra.
4. Việc thông tin cho các phương tiện thông tin đại chúng về cháy, nổ, tai nạn, sự cố và kết quả chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải đảm bảo sự thống nhất và do Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ các cấp chịu trách nhiệm công bố.
Điều 49. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong thực hiện Quy chế này được khen thưởng theo Luật thi đua khen thưởng.
2. Tổ chức, cá nhân không thực hiện đầy đủ trách nhiệm quy định tại Quy chế này, cản trở các hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc lợi dụng công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Người đứng đầu các sở, ban, ngành của thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm thực hiện quy chế này, Quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc báo cáo bằng văn bản về Ủy ban nhân dân thành phố (qua Công an thành phố Đà Nẵng) để tổng hợp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện. Định kỳ hàng năm (trước ngày 15/12) báo cáo kết quả thực hiện Quy chế này về Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (qua Công an thành phố) để theo dõi, chỉ đạo.
2. Giao Công an thành phố Đà Nẵng (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH thành phố Đà Nẵng) theo dõi, đôn đốc và kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Quy chế này. Được quyền điều động lực lượng, phương tiện của các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Hàng năm, tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố, Ban Chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thành phố; Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây