Quyết định 69/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả, có giá trị kinh tế cao đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Quyết định 69/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả, có giá trị kinh tế cao đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Số hiệu: | 69/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Ninh Thuận | Người ký: | Lê Huyền |
Ngày ban hành: | 24/01/2022 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 69/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Ninh Thuận |
Người ký: | Lê Huyền |
Ngày ban hành: | 24/01/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 69/QĐ-UBND |
Ninh Thuận, ngày 24 tháng 01 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Cân cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19/11/2018;
Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;
Căn cứ Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;
Căn cứ Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045;
Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ vê việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021- 2025;
Căn cứ Quyết định số 1368/QD-BNN-CN ngày 01/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triền nông thôn về ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiên lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045;
Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 11/11/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII về tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 73/2016/NQ-HĐND ngày 19/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 14/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 02/2021/NQ-HĐND ngày 19/3/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kéo dài hiệu lực thi hành Nghị quyết số Hội đồng nhân dân tỉnh về kéo dài hiệu lực thi hành Nghị quyết số 20/2017/NQ-HĐND ngày 17/7/2017 và Nghị quyết số 21/2018/NQ-HĐND ngày 14/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND ngày 12/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về kéo dài hiệu lực thi hành Quyết định số 65/2017/QĐ-UBND ngày 15/8/2017 và Quyết định số 11/2019/QĐ-UBND ngày 11/02/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 410/TTr-SNNPTNT ngày 30/12/2021 và văn bản số 177/SNNPTNT-QLCN ngày 14/01/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả, có giá trị kinh tế cao đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, với những nội dung chính sau:
1. Quan điểm:
Phát triển ngành chăn nuôi theo hướng hiện đại, phát huy các lợi thế so sánh trong chăn nuôi gia súc có sừng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong cải tạo giống vật nuôi tạo ra sản phẩm có chất lượng; chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa gan với chuỗi giá trị, tăng cường liên kết, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng; từng bước hình thành các vùng chăn nuôi an toàn, ứng dụng công nghệ số; tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng tuần hoàn, bền vững, bảo đảm an toàn thực phấm; bảo vệ môi trường; nâng cao giá trị thương hiệu các sản phẩm đặc thù, bản địa, gắn chăn nuôi với phát triển dịch vụ du lịch; góp phần xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Mục tiêu:
a) Mục tiêu chung:
Phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả, có giá trị kinh tế cao, bền vững, phát huy lợi thế của một số loại vật nuôi chủ lực của địa phương. Cải tạo đàn bò, dê, cừu, lợn (heo) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả chăn nuôi, tăng sức cạnh tranh sản phẩm và tiếp cận thị truờng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tăng truởng kinh tế, bảo vệ môi truờng, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Chăn nuôi bò: Phát triển đàn bò đến năm 2025 đạt 150.000 con và định huớng đến năm 2030 đạt 200.000 con, tốc độ tăng bình quân 5,8 %/năm; tăng sản luợng thịt bò bình quân 7,5%/năm. Đàn bò lai (lai Brahman, có máu lai Sind và lai khác) của tỉnh đạt 55% vào năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đạt 60%. Thu hút các doanh nghiệp quy mô lớn đầu tư phát triển chăn nuôi bò thịt.
- Chăn nuôi dê: Phát triển dê đến năm 2025 đạt 130.000 con và định huớng đến năm 2030 đạt 160.000 con, tốc độ tăng bình quân 2,93%/năm; tăng sản luợng thịt dê bình quân 3,5%/năm. Bảo tồn giống dê bản địa kết hợp với phát triển đàn dê lại, đưa số lượng dê lai của tỉnh lên 87% vào năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đạt trên 90%. Thu hút các doanh nghiệp quy mô lớn đầu tư phát triển chăn nuôi dê tại tỉnh. Giữ vững và phát triển dê là sản phẩm đặc thù của Ninh Thuận, phát triển thương hiệu “Dê Ninh Thuận”.
- Chăn nuôi cừu: Phát triển đàn cừu đến năm 2025 đạt 150.000 con và định hướng đến năm 2030 đạt 220.000 con, tốc độ tăng bình quân 8,3%/năm; tăng sản lượng thịt cừu bình quân 4-5%/năm. Đưa số lượng cừu lai của tỉnh lên 85% vào năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đạt trên 90%. Thu hút các doanh nghiệp quy mô lớn đầu tư phát triển chăn nuôi cừu. Giữ vững và phát triển cừu là sản phẩm đặc thù của Ninh Thuận, phát triển thương hiệu “Cừu Ninh Thuận”.
- Chăn nuôi lợn: Duy trì, ổn định đàn lợn đến năm 2025 đạt 150.000 con, đến năm 2030 đạt 200.000 con; sản lượng lợn thịt xuất chuồng đạt khoảng 22.000 tấn/năm tăng khoảng 1,3-1,6%/năm. Đối với chăn nuôi lợn công nghiệp, tiến hành cải tạo giống lợn thịt nâng cao chất lượng áp dụng giống mới năng suất cao tỷ lệ nạc hóa đàn lợn đạt 90%. Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng tập trung, tuần hoàn và bảo đảm an toàn sinh học; liên kết với các doanh nghiệp để hình thành chuỗi chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ bảo đảm chất lượng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng. Đối với chăn nuôi lợn bản địa, phát triển theo hướng theo hướng hữu cơ gắn với xây dựng thương hiệu lợn bản địa Ninh Thuận.
- Phát triển đàn gia cầm đến năm 2025 đạt 2.400.000 con, đến năm 2030 đạt 3.000.000 con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đến năm 2025 đạt khoảng 7.200 tấn; đến năm 2030 đạt khoảng 9.000 tấn; tăng khoảng 0,7-0,9%/năm. Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung, trang trại đảm bảo an toàn sinh học và tuần hoàn; liên kết với các doanh nghiệp để hình thành chuỗi chăn nuôi, bảo đảm chất lượng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng.
3. Nhiệm vụ trọng tâm:
a) Rà soát, bổ sung nội dung Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả, có giá trị kinh tế cao đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
b) Từng bước chuyển đổi bền vững phưong thức chăn nuôi theo hướng tập trung an toàn sinh học, tăng tỷ trọng chăn nuôi trang trại quy mô vừa và lớn, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, năng suất cao, chất lượng tốt, sức cạnh tranh cao. Chăn nuôi nhỏ lẻ từng bước tổ chức lại theo hướng chuyên nghiệp có kiểm soát, bảo đảm an toàn sinh học và bền vững.
c) Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác cải tạo giống vật nuôi băng phương pháp thụ tinh nhân tạo, sử dụng hoóc môn gây động dục hàng loạt và triệt sản vật nuôi có tầm vóc nhỏ, năng suất thấp; tăng cường công tác quản lý giống vật nuôi; xây dựng các mô hình trình diễn chăn nuôi tập trung theo hướng tuần hoàn, tạo điều kiện để người chăn nuôi trâu, bò có cơ hội tham quan thực tập, hiểu biết về công tác vệ sinh thú y, phòng, chống dịch bệnh.
d) Tập trung phát triển 04 con vật nuôi chủ lực của tỉnh theo Quyết định số 17/2017/QĐ-UBND ngày 27/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận gan với ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
đ) Khuyến khích xây dựng nhà máy, cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi, các doanh nghiệp cung ứng giống vật nuôi, quy hoạch và bố trí đồng cỏ, diện tích đất trồng cây thức ăn; hướng dẫn người chăn nuôi sử dụng các giống cỏ mới năng suất, chất lượng cao, chế biến và dự trữ thức ăn chăn nuôi từ các nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Tăng cường công tác quản lý thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2025 đảm bảo nguồn cỏ tự nhiên và diện tích trồng cỏ và ngô sinh khối theo quy hoạch đáp ứng được 80% nhu cầu thức ăn chăn nuôi của tỉnh; đến năm 2030 đáp ứng được 85-90% nhu cầu thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
e) Tổ chức lại sản xuất trong chăn nuôi: Phát triển mở rộng các cơ sở chê biến sản phẩm chăn nuôi theo hướng tập trung hiện đại, thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, tạo được các chuỗi liên kết trong sản xuât chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm và xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu cho sản phẩm các loại vật nuôi có lợi thế của địa phương. Đến năm 2030 có ít nhất 15% tổng sản lượng thịt của tỉnh được chế biến trên địa bàn tỉnh.
g) Hướng dẫn, triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ phát triên chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
h) Phát triển mạng lưới thú y cả công và tư để đảm bảo kiểm soát dịch bệnh; đảm bảo đến năm 2030 có 50% số xã trên địa bàn tỉnh có cán bộ thú ý cấp cơ sở. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, tiêm phòng các loại vắc xin, vệ sinh khử trùng tiêu độc định kỳ, kiểm dịch, kiêm soát giết mổ trên địa bàn tỉnh; xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.
i) Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chuyên ngành Chăn nuôi và Thú y, hoàn thiện mạng lưới thú y cơ sở bảo đảm mỗi xã có một nhân viên thú y.
k) Phát triển các mô hình chăn nuôi kết hợp với hoạt động du lịch nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
l) Đây mạnh công tác thông tin tuyên truyền về Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả, có giá trị kinh tế cao đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; tuyên truyền áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, thông tin thị trường, liên kết tiêu thụ sản phẩm.
4. Kinh phí thực hiện Đề án:
Tổng kinh phí thực hiện dự kiến cho giai đoạn 2021-2030 khoảng 743,053 tỷ đồng, trong đó:
a) Nguồn vốn từ ngân sách Trung ương: 105,121 tỷ đồng.
b) Ngân sách tỉnh: 53,066 tỷ đồng.
c) Ngân sách huyện: 16,666 tỷ đồng.
d) Vốn của các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp: 568,200 tỷ đồng.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Tiếp tục nghiên cứu, vận dụng các cơ chế, chính sách đã ban hành, kết hợp với các quy định mới của Trung ương để triển khai tổ chức thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả, có giá trị kinh tế cao đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hàng năm để triển khai thực hiện Đề án. Chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
c) Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước sản xuất các giống vật nuôi thích hợp với điều kiện trên địa bàn tỉnh để cung cấp cho nhu cầu phát triển chăn nuôi bền vững.
d) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức tập huấn, xây dựng mô hình và chuyên giao tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi; đồng thời thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ về giống, tinh, phôi và giống nhập khẩu.
đ) Chỉ đạo công tác quản lý giong vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, các chế phẩm sinh học, thuốc thú y, kiểm soát môi trường và phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi.
e) Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án; thường xuyên theo dõi, cập nhật và đánh giá các chỉ tiêu thực hiện so với Đề án đã phê duyệt; định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện Đề án.
2. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí vốn sự nghiệp hằng năm để triển khai thực hiện Đề án đạt hiệu quả, theo đúng quy định hiện hành.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị liên quan, tham mưu bố trí vốn đầu tư công đê hỗ trợ thực hiện Đề án theo quy định của pháp luật về đầu tư công; tham mưu cho Úy ban nhân dân tỉnh thực hiện chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi.
4. Sở Công thương: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
5. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng khoa học tỉnh xem xét ưu tiên các đề xuất nghiên cứu khoa học và công nghệ nhăm phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn; hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi và hướng dẫn xây dựng thương hiệu sản phẩm.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phôi hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm soát, quản lý chặt chẽ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp được quy hoạch vùng chăn nuôi; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi.
7. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận: Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về Đề án và các chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
8. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, tổ chức chính trị - xã hội: Tăng cường tuyên truyền, vận động các hội viên chủ động, tích cực, tự giác thực hiện Đề án.
9. Hội Nông dân tỉnh: Tổ chức tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật đến hội viên, vận động xây dựng các mô hình điểm tại các Chi hội.
10. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận: Chỉ đạo các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tạo điều kiện và cho các tổ chức, cá nhân được vay vốn phát triển sản xuất theo các quy định hiện hành.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Tổ chức triển khai thực hiện Đề án tại địa phương; tuyên truyền vận động người dân thực hiện chăn nuôi đúng quy hoạch vùng chăn nuôi; quản lý phát triển chăn nuôi theo quy định pháp luật hiện hành; cân đối ngân sách địa phương để triển khai thực hiện Đề án; tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi.
12. Các tổ chức và cá nhân phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại cần phải lập dự án và đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về điều kiện chăn nuôi, thú y, vệ sinh môi trường để được hướng dẫn và hưởng các chính sách về phát triển chăn nuôi của Nhà nước. Có trách nhiệm thực hiện các quy định của Nhà nước về giống vật nuôi, thú y, vệ sinh phòng bệnh và bảo vệ môi trường.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và bãi bỏ Quyết định số 269/QĐ-UBND ngày 13/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Đề án phát triển vùng chăn nuôi heo tặp trung trên địa bàn tỉnh.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
(Kèm theo thuyết minh Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả, có giá trị kinh tế cao đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận)
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
Đơn vị chủ trì: CHI CỤC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y TỈNH NINH THUẬN
Đơn vị xây dựng đề án: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Thời gian triển khai: 2021 - 2030
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG AN TOÀN, HIỆU QUẢ, CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN LẬP ĐỀ ÁN |
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ TƯ VẤN |
|
CHI CỤC TRƯỞNG |
GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN |
CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ |
MỤC LỤC
MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của đề án
1.2. Căn cứ và cơ sở pháp lý xây dựng đề án
1.2.1. Văn bản pháp lý của Trung ương
1.2.2. Văn bản pháp lý của tỉnh Ninh Thuận
1.3. Phạm vi đề án
1.4. Phương pháp xây dựng đề án
1.4.1 Phương pháp thu thập thông tin
1.4.2. Phương pháp phân tích thông tin
PHẦN II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2016-2020
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Ninh Thuận
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2. Quy mô chăn nuôi của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020
2.3. Các tổ chức kinh tế trong chăn nuôi và phương thức chăn nuôi
2.3.1. Kinh tế hộ
2.3.2. Kinh tế trang trại
2.3.3. Hợp tác xã
2.3.4. Doanh nghiệp
2.3.5. Phương thức chăn nuôi
2.4. Thực trạng giống vật nuôi và thức ăn
2.4.1. Giống vật nuôi
2.4.2. Thức ăn chăn nuôi
2.5. Thực trạng công tác thú y và quản lý dịch bệnh
2.6. Thực trạng giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gia súc
2.6.1. Hoạt động giết mổ gia súc
2.6.2. Liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi
2.6.3. Thị trường sản phẩm thịt tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020
2.7. Thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi
2.8. Đánh giá chung điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cho phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
2.8.1. Điểm mạnh
2.8.2. Điểm yếu
2.8.3. Cơ hội
2.8.4. Thách thức
PHẦN III: NỘI DUNG ĐỀ ÁN
3.1. Quan điểm phát triển, định hướng và mục tiêu cụ thể
3.1.1. Quan điểm phát triển
3.1.2. Định hướng phát triển đến năm 2030
3.1.3. Mục tiêu
3.2. Nội dung, nhiệm vụ cụ thể
3.3. Giải pháp thực hiện
3.3.1. Giải pháp về kinh tế - tổ chức
3.3.2. Giải pháp về giống vật nuôi
3.3.3. Phát triển các loại vật nuôi chủ lực.
3.3.4. Thức ăn chăn nuôi
3.3.5. Tổ chức, liên kết trong sản xuất, thu gom, chế biến và tiêu thụ sản phẩm
3.3.6. Phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc
3.3.7. Giải pháp về môi trường
3.3.8. Thực hiện chuyển đổi số trong chăn nuôi
3.3.9. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền
3.3.10. Các chính sách hỗ trợ trong giai đoạn 2021-2030
3.4. Kinh phí thực hiện đề án
3.5. Đánh giá tác động của đề án
3.5.1. Hiệu quả kinh tế
3.5.2. Về mặt xã hội
3.5.3. Về môi trường
PHẦN IV: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
PHẦN Phục Lục
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG AN TOÀN, HIỆU QUẢ, CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
Ninh Thuận là địa phương thuộc Duyên hải Miền Trung nam bộ có địa hình đồi núi và đồi gò bán sơn địa chiếm gần 78% diện tích tự nhiên toàn tỉnh rất thích hợp cho hoạt động chăn thả gia súc. Bên cạnh đó, khí hậu khô, nóng gần như quanh năm đã tạo thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại gia súc có thế mạnh và là sản phẩm đặc thù của tỉnh như dê, cừu. Bình quân giai đoạn 2016 – 2020, đàn dê của tỉnh chiếm 6,5% tổng đàn cả nước (năm 2020 chỉ còn chiếm 5,5%), đàn cừu chiếm 95% tổng đàn cừu cả nước (Cổng thông tin điện tử Chăn nuôi Việt Nam, 2020).
Chuyển dịch cơ cấu trong giai đoạn 2016-2020 diễn ra theo hướng quy mô đàn gia súc tăng chậm hơn sản lượng thịt hơi xuất chuồng. Trong giai đoạn này, số đàn gia súc (trâu, bò, dê, cừu, lợn) tăng với tốc độ 7,02%/năm trong khi đó tổng sản lượng thịt hơi gia súc tăng với tốc độ 9,32%/năm (Tỉnh ủy Ninh Thuận 2021). Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm chăn nuôi gia súc cũng được cải thiện đáng kể.
Mặc dù vậy, ngành chăn nuôi của Ninh Thuận cũng đang gặp phải không ít khó khăn như đồng cỏ tự nhiên cho chăn thả gia súc ngày càng thu hẹp, đất dành cho trồng trọt cũng tương tự để dành quỹ đất ưu tiên cho các chương trình, dự án phi nông nghiệp khác (năng lượng điện gió, điện mặt trời...) chiếm diện tích đất rất lớn; tình trạng hạn hán kéo dài thường xuyên xảy ra hàng năm. Vì vậy, nguy cơ thiếu thức ăn thô xanh cho gia súc ngày càng trầm trọng hơn, một số người chăn nuôi đã giảm quy mô đàn gia súc (dê, cừu) hoặc bán, chuyển sang nghề khác, làm đàn gia súc biến động giảm hàng năm. Chăn nuôi trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua chủ yếu vẫn là nhỏ lẻ, tự phát, việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, năng suất; chất lượng, hiệu quả chăn nuôi chưa cao, chưa quan tâm đúng mức đến phát triển chăn nuôi bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong công tác giống, người chăn nuôi chọn lọc và nhân giống theo kinh nghiệm, cùng với việc chăn thả tự do nên gia súc giao phối cận huyết, dẫn đến chất lượng con giống ngày càng bị suy giảm (về trọng lượng, tầm vóc, tỷ lệ thịt xẻ, sức sinh sản...). Công tác kiểm soát, khống chế dịch bệnh còn gặp rất nhiều khó khăn do tình trạng chăn nuôi phân tán, thả rong, điều kiện vệ sinh chăn nuôi kém, người chăn nuôi chưa ý thức được tầm quan trọng của công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm. Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chỉ mới bước đầu ở các trại nuôi gia công, số lượng doanh nghiệp lớn đầu tư làm hạt nhân trong ngành chăn nuôi còn ít; tiềm lực và năng lực nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất chăn nuôi trên địa bàn của tỉnh còn hạn chế; việc liên kết giữa các cơ sở sản xuất với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm chưa mạnh. Hệ thống mạng lưới nhân viên thú y cơ sở còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn, chế độ, chính sách đối với nhân viên thú y cơ sở chưa được thỏa đáng nên chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Những tồn tại, hạn chế này cần được khắc phục để phát triển bền vững sản xuất chăn nuôi của tỉnh theo hướng hiện đại, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao.
Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII cũng đã định hướng sản xuất nông nghiệp đó là: Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm, phát triển bền vững, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu. Để thực hiện nhiệm vụ trên, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 11/11/2016 về tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm “Tập trung phát triển các lĩnh vực trọng điểm, gồm: năng lượng sạch, du lịch đẳng cấp cao, nông nghiệp đặc thù ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến, kinh tế đô thị...Từng bước hình thành các vùng nông nghiệp đặc thù ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến, xuất khẩu và phát triển du lịch…”. Để tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả, có giá trị kinh tế cao phục vụ tốt nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao giá trị gia tăng, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo được mối liên kết trong sản xuất chăn nuôi và đưa chăn nuôi trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, gắn với chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị, việc ban hành Đề án “Phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả, có giá trị kinh tế cao đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận” là hết sức cần thiết.
1.2. Căn cứ và cơ sở pháp lý xây dựng đề án
1.2.1. Văn bản pháp lý của Trung ương
- Luật Thú y ngày 19/6/2015;
- Luật Chăn nuôi ngày 19/11/2018;
- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thú y;
- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
- Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông;
- Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/03/2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi;
- Nghị quyết 115/NQ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ về thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế-xã hội, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân, giai đoạn 2018-2023;
- Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Chăn nuôi;
- Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2018 quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
- Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 05/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030;
- Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030;
- Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2045;
- Quyết định số 38/2020/QĐ-TTg ngày 30/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;
- Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2025.
- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
- Thông tư số 20/2019/TT-BNNPTNT ngày 22/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi;
- Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi;
- Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn Luật Chăn nuôi về quản lý giống và giống vật nuôi;
- Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôI;
1.2.2. Văn bản pháp lý của tỉnh Ninh Thuận
- Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025;
- Chương trình số 09-CTr/TU ngày 07/12/2020 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025;
- Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 11/11/2016 của Tỉnh ủy về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 10/10/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao, nhân rộng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020;
- Nghị quyết số 73/2016/NQ-HĐND ngày 19/12/2016 của Hội đồng nhân dân về cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 14/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐND ngày 17/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quy định một số nội dung chi, mức hỗ trợ cho hoạt động Khuyến nông trên địa bàn tỉnh;
- Nghị quyết số 02/2021/NQ-HĐND về kéo dài hiệu lực thi hành Nghị quyết số 20/2017/NQ-HĐND và Nghị quyết số 21/2018/NQ-HĐND về Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
- Quyết định số 17/2017/QĐ-UBND ngày 27/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận gắn với ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 09/QĐ-UBND ngày 08/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ 2020-2025;
- Quyết định số 30/QĐ-UBND ngày 28/01/2019 của UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 50/2019/QĐ-UBND ngày 21/8/2019 của UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành quy định một số Chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Quyết định số 37/2020/QĐ-UBND, ngày 01/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành quy định một số nội dung chi, mức hỗ trợ cho hoạt động Khuyến nông trên địa bàn tỉnh;
- Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 05/01/2021 của UBND tỉnh Ninh Thuận Ban hành Kế hoạch triển khai những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021;
- Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 12/10/2021 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
- Căn cứ Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND ngày 12/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kéo dài hiệu lực thi hành Quyết định số 65/2017/QĐ-UBND ngày 15/8/2017 và Quyết định số 11/2019/QĐ-UBND ngày 11/02/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.
Đề án tập trung vào việc xác định mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu và chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả, có giá trị kinh tế cao phục vụ tốt nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, trọng tâm của đề án tập trung vào 4 loại vật nuôi chủ lực của tỉnh là bò, dê, cừu và lợn.
1.4. Phương pháp xây dựng đề án
1.4.1 Phương pháp thu thập thông tin
1.4.1.1. Thông tin đã công bố
Thông tin đã công bố bao gồm: (1) Thực trạng phát triển chăn nuôi gia súc và gia súc có sừng (bò, dê, cừu, lợn) của tỉnh Ninh Thuận, thực trạng chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi bò, dê, cừu, lợn của tỉnh được thu thập từ các báo cáo đã công bố của các sở, ban, ngành của tỉnh như Cục thống kê tỉnh, UBND tỉnh, Tỉnh ủy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Trung tâm Khuyến nông…; (2) Số liệu về số đầu con và sản lượng thịt bò, dê, bò, cừu, lợn của cả nước được thu thập qua cơ sở dữ liệu thống kê về chăn nuôi[1]; (3) Số liệu về thực trạng tiêu dùng thịt bò, dê, cừu và lợn bình quân đầu người được thu thập qua cơ sở dữ liệu chăn nuôi của OECD[2]; (4) Số liệu về lượng thịt các loại nhập khẩu của cả nước được thu thập qua cổng thông tin điện tử vietnamtrade[3].
Phương pháp chủ yếu được áp dụng cho thu thập thông tin đã công bố gồm: (1) Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu, số liệu và bản đồ đã có để đánh giá khả năng thích nghi của đất đai, khí hậu, nguồn nước, hạ tầng…với các đối tượng vật nuôi trong đề án. (2) Phương pháp tổng quan: Tổng quan tài liệu và phân tích để xây dựng các tài liệu kỹ thuật liên quan đến đề án.
1.4.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin về thực trạng, thuận lợi và khó khăn của các đối tượng khác nhau trong sản xuất (62 hộ nuôi,13 trang trại, 04 HTX, 04 doanh nghiệp), hộ thu gom (12), cơ sở giết mổ (17), chế biến và tiêu thụ (chế biến: 10, nhà hàng: 18, bán lẻ: 12) sản phẩm chăn nuôi bò, dê, cừu, lợn được thu thập bằng phương pháp điều tra trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi bán cấu trúc được xây dựng trước. Ngoài ra, phương pháp tham vấn kiến các chuyên gia được áp dụng đối với các chuyên gia từ Viện Chăn nuôi và Học viện Nông nghiệp Việt Nam về lĩnh vực con giống, thú y, thức ăn chăn nuôi nhằm đưa ra giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả, có giá trị kinh tế cao cho tỉnh Ninh Thuận.
1.4.2. Phương pháp phân tích thông tin
Phương pháp thống kê kinh tế (thống kê mô tả và so sánh) được áp dụng để phân tích, đánh giá thực trạng chăn nuôi và xác định cung - cầu bò, dê, cừu, lợn cho tỉnh Ninh Thuận. Trong đó, tổng cung, cầu thịt các loại được xác định như sau:
Tổng cung thịt của tỉnh.[4] |
= |
Tổng sản lượng xuất chuồng của tỉnh |
x |
Tỷ lệ thịt xẻ |
Tổng cung thịt của cả nước |
= ( |
Tổng sản lượng thịt xuất chuồng |
x |
Tỷ lệ thịt xẻ |
) + |
Tổng lượng thịt nhập khẩu |
Tổng cầu thịt của tỉnh/cả nước |
= ( |
Lượng tiêu dùng thịt/ người/năm[5] |
x |
Tổng dân tỉnh/cả nước |
) + ( |
Lượng tiêu dùng thịt/người của du khách |
x |
Số lượt khách du lịch |
) |
Kết quả phân tích thống kê được trình bày chi tiết trong phần Phụ lục I và II. Bản dự toán kinh phí cho thực hiện đề án dựa trên các định mức và khoản mục hỗ trợ của tỉnh được thể hiện ở Phụ lục III.
Phương pháp SWOT (phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) được áp dụng để đánh giá thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả, có giá trị kinh tế cao ở ỉnh Ninh Thuận.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2016-2020
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Ninh Thuận
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Ninh Thuận là tỉnh ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ với toạ độ địa lý từ 10°42’36” đến 12°009’15” vĩ độ Bắc, 108°009’08” đến 109°014’25” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đông giáp Biển Đông.
Nằm ở giao điểm của 3 trục giao thông chiến lược là Quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất và Quốc lộ 27 đi Đà Lạt. Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh Ninh Thuận cách Sân bay quốc tế Cam Ranh và Cảng Ba Ngòi (1 trong 10 cảng biển vận chuyển hàng hóa lớn nhất Việt Nam) tỉnh Khánh Hòa khoảng 60 km; rất gần các trung tâm kinh tế, du lịch lớn của cả nước (TP. Hồ Chí Minh, TP. Cam Ranh, TP. Nha Trang, TP. Đà Lạt) là điều kiện hết sức thuận lợi để giao lưu, liên kết hợp tác đầu tư phát triển trên nhiều lĩnh vực với quốc tế và các địa phương khác trong cả nước.
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Thuận
2.1.1.2. Địa hình
Địa hình của tỉnh Ninh Thuận khá phức tạp, độ cao địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và từ Tây Bắc sang Đông Nam. Trên địa bàn tỉnh có các dãy núi thuộc đoạn cuối của dãy Trường Sơn Nam kéo dài ra biển Đông như núi Phước Bình (cao 1.926 m), núi Chuẩn (cao 1.645 m), núi Marai (cao 1.637 m), núi Chúa (cao 1.040 m). Ninh Thuận được bao bọc bởi ba mặt núi và một mặt biển. Phía Tây là vùng đồi núi và núi cao, phía Bắc và phía Nam có hai dãy núi chạy ra biển. Địa hình Tỉnh thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với 3 dạng địa hình:
- Địa hình núi cao, đồi gò bán sơn địa
Với diện tích 2.867,8 km2, chiếm 85,4% diện tích tự nhiên, được chia thành 2 vùng nhỏ: i) Vùng núi cao: 1.760,6 km2, chiếm 52,4% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở phía Bắc, Tây, Nam và một phần phía Đông. Độ cao từ 200 ÷ 2.000 m. Độ dốc phổ biến > 25⁰ phần lớn là đất tầng mỏng, được bao phủ bởi các thảm thực vật tự nhiên; ii) Vùng bậc thềm đồi gò bán sơn địa: 1.050 km2, chiếm 32,9% diện tích tự nhiên. Là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao với vùng đồng bằng. Độ cao từ vài chục đến 200 m. Độ dốc chủ yếu 3 – 15⁰, phần lớn là các loại đất xám, đất đỏ vàng, tầng mỏng, cơ giới nhẹ, thảm thực vật phần nhiều là rừng nghèo kiệt, cây lùm bụi và các cây hoa màu, cây điều, cây ăn quả. Đây là vùng sản xuất các loại cây nông sản hàng hóa, chăn nuôi gia súc chính của tỉnh. Hiện tại sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, năng suất và hiệu quả thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển.
- Địa hình đồng bằng
Với Diện tích 267 km2, chiếm 8% diện tích tự nhiên có cao độ biến thiên từ 10-50m. Tập trung chủ yếu ở vùng hạ lưu sông Dinh thuộc đồng bằng Phan Rang - Tháp Chàm, trong đó địa hình vàn cao; vàn trung bình chiếm 57%, địa hình thấp - trũng chiếm 41% (vùng trũng thường xuyên bị ngập úng khoảng 1.000 ha ở Ninh Phước). Hầu hết là các loại đất phù sa, tầng đất dầy, giàu dinh dưỡng; Tưới tiêu khá chủ động, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống tương đối hoàn chỉnh, rất thuận lợi trong việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để phát triển nông nghiệp năng suất cao và bền vững.
- Địa hình ven biển
Diện tích 223,5 km2, chiếm 6,7% diện tích tự nhiên có cao độ phổ biến là 2-5 m. Bao gồm các xã phường ven biển. Độ dốc chủ yếu < 15⁰, hầu hết là đất xám, đất cát và đất mặn nghèo dinh dưỡng. Hiện tại cơ sở hạ tầng cũng như sản xuất chưa phát triển. Khu vực này có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản, đánh bắt thủy hải sản, sản xuất muối công nghiệp và phát triển du lịch.
2.1.1.3. Thủy văn
- Sông suối, hồ
Tổng lưu vực sông suối của tỉnh là 3.092 km2, trong đó lưu vực sông Cái là 3.000 km2 chiếm tỷ lệ lớn nhất; các sông ngoài lưu vực sông Cái có tổng diện tích là 92 km2. Hệ thống sông Cái dài 105 km, gồm sông Cái và các sông nhánh: sông Dinh, sông Mê Lam, sông Sắt, sông Ông…Hệ thống các sông, suối khác phân bổ ở phía Bắc và phía Nam: sông Quán Thẻ, sông Trâu, sông Bà Râu... sông ngắn bắt nguồn và kết thúc trong nội tỉnh. Dòng chảy, mùa lũ: Mô đun dòng chảy lũ: 10 l/s/km2. Dòng chảy mùa kiệt: Mô đun dòng chảy kiệt 0,5 l/s/km2. Toàn tỉnh có 21 hồ chứa nước bao gồm các hồ: Hồ sông Trâu, Hồ Sông Sắt, Hồ Sông Biêu…
Ninh Thuận có tổng chiều dài bờ biển 105 km với vùng lãnh hải rộng trên 18.000 km2. Chế độ thủy triều không đồng đều, có 2/3 số ngày nhật triều, 1/3 số ngày bán nhật triều. Theo tài liệu của Đài Khí tượng Thuỷ văn Ninh Thuận – Bình Thuận và các tài liệu của Trường Đại học Thuỷ sản cho thấy: Chế độ triều tại khu vực bờ biển Ninh Thuận (Cà Ná và Phan Rang) thuộc chế độ nhật triều không đều, hàng tháng có 2/3 số ngày nhật triều và 1/3 số ngày bán nhật triều. Chiều cao sóng tại cửa Ninh Chữ tương đối lớn: Chiều cao sóng ứng với mực nước từ 1-5 m là 0,87-4,1 m. Dòng chảy biển tại Cà Ná: Vận tốc dòng chảy lớn nhất tại hai bờ và cửa biển Vmax = 25-59 cm/s.
- Nước ngầm
Nguồn nước ngầm tỉnh Ninh Thuận tương đối hạn chế, bề dày tầng chứa nước mỏng, chất lượng biến đổi phức tạp do nhiễm mặn. Nguồn nước ngầm tồn tại dưới 02 dạng: Lỗ hổng trong các trầm tích bở rời đệ tứ và khe nứt tàng trữ trong các trầm tích lục nguyên và phun trào. Độ sâu từ mặt đất đến tầng chứa nước từ 14 – 20 m. Độ dày của tầng chứa nước mỏng chỉ từ 3 – 5 m. Mực nước tĩnh ổn định ở mức 0,5 m đến 3 m đối với vùng đồng bằng và lớn hơn 3,5 m đối với vùng trung du. Trữ lượng nước ngầm vào loại nghèo nên chỉ khai thác để phục vụ sinh hoạt cho các hộ dân cư với quy mô nhỏ.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2020, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Ninh Thuận là 335.534 ha, giảm 299 ha so với năm 2010. Tỉnh Ninh Thuận có 290.885 ha đất nông nghiệp, chiếm 86,69% diện tích tự nhiên, phân bố trên địa bàn các huyện Ninh Sơn 68.142 ha; Thuận Nam 47.953 ha; Thuận Bắc 28.284 ha; Ninh Phước 26.400 ha; Ninh Hải 20.947 ha; Bắc Ái 95.979 ha và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 3.180 ha.
Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất phân theo loại đất và theo huyện năm 2020
Đơn vị hành chính |
Tổng số |
Trong đó: |
||||||||
Đất trồng lúa |
Đất trồng cây hàng năm khác |
Đất trồng cây lâu năm |
Đất rừng phòng hộ |
Đất rừng đặc dụng |
Đất rừng sản xuất |
Đất nuôi trồng thủy sản |
Đất làm muối |
Đất nông nghiệp khác |
||
Toàn tỉnh |
290.885 |
20.277 |
45.795 |
18.729 |
127.373 |
41.653 |
29.929 |
2.030 |
3.861 |
1.238 |
TP Phan Rang - Tháp Chàm |
3.180 |
1.305 |
873 |
921 |
0 |
0 |
0 |
72 |
0 |
9 |
Bác Ái |
95.979 |
1.192 |
10.104 |
5.879 |
46.058 |
19.578 |
13.066 |
5 |
0 |
97 |
Ninh Hải |
20.947 |
2.274 |
2.963 |
941 |
1.886 |
10.182 |
0 |
855 |
1.682 |
164 |
Ninh Phước |
26.400 |
6.258 |
6.034 |
4.181 |
7.853 |
0 |
1.574 |
362 |
0 |
138 |
Thuận Bắc |
28.284 |
2.999 |
2.678 |
1.114 |
8.857 |
11.893 |
661 |
3 |
0 |
79 |
Thuận Nam |
47.953 |
2.296 |
8.671 |
975 |
29.318 |
0 |
3.467 |
606 |
2.179 |
441 |
Ninh Sơn |
68.142 |
3.953 |
14.472 |
4.718 |
33.401 |
0 |
11.161 |
127 |
0 |
310 |
Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường Ninh Thuận, 2020
2.1.2.2. Dân số, lao động
Ninh Thuận có quy mô dân số tương đối nhỏ so với các tỉnh thuộc Duyên Hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Dân số trung bình tỉnh Ninh Thuận năm 2020 đạt 593.644 người. Tỷ lệ tăng dân số giảm từ 0,55% năm 2016 còn 0,44% năm 2020; tỷ lệ dân số đô thị trong tổng dân số chung giảm nhẹ từ 35,85% năm 2016 xuống 35,31% năm 2020. Điều này phản ánh tốc độ đô thị hóa của Ninh Thuận diễn ra tương đối chậm.
Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh năm 2020 là 176,93 người/km2, dân số phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở thành phố, thị trấn, đồng bằng ven biển, gần các trục đường giao thông, huyện Bác Ái có mật độ dân số thấp nhất (30 người/km2).
Dân số trong độ tuổi lao động năm 2020 khoảng 346.800 người, chiếm khoảng 58,4% dân số của tỉnh; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 60,17%. Cơ cấu lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm 29%, công nghiệp xây dựng chiếm 34%, khu vực dịch vụ chiếm 37%.
2.1.2.3. Cơ cấu kinh tế
Trong những năm gần đây, nhờ quyết tâm cải cách mạnh mẽ, nền kinh tế Ninh Thuận đã mang một diện mạo hoàn toàn khác; tốc độ tăng trưởng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) hàng năm cao dần đều, cụ thể, nếu giai đoạn 1992 - 2016, GRDP bình quân đạt 8,7%/năm thì đến năm 2018 đạt 10,25%; đặc biệt năm 2019, GRDP của tỉnh đạt 13,18% (thuộc nhóm 5 tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước. Năm 2020, mặc dù dịch bệnh Covid-19 có ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, song tỉnh vẫn đạt tốc độ tăng tổng giá trị sản phẩm trên 10% (tính theo giá so sánh năm 2010).
Cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng từ 17,71 % năm 2016 lên 31,29% vào năm 2020; ngành nông, lâm, thủy sản giảm từ 35,84% năm 2016 xuống còn 30,76% năm 2020. Giá trị sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người liên tục tăng, từ 34,6 triệu đồng/người năm 2016 lên 59,9 triệu đồng/người năm 2020.
2.2. Quy mô chăn nuôi của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020
Trong giai đoạn 2016 – 2020, chăn nuôi tiếp tục có bước phát triển nhanh cả về quy mô, chất lượng và giá trị đóng góp vào toàn ngành nông nghiệp của tỉnh. Theo số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh, tính theo giá hiện hành, chăn nuôi đóng góp 13,9% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp của tỉnh năm 2016 và tăng lên 17,2% năm 2020. Chăn nuôi là lĩnh vực có tốc độ phát triển bình quân tăng cao nhất trong toàn ngành nông nghiệp với mức tăng 17,6% giai đoạn 2016-2020; tiếp sau là khai thác và nuôi trồng thủy sản (14,3%) (Bảng 7, phụ lục I). Quá trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi nêu trên là kết quả của việc gia tăng quy mô đàn gia súc có sừng (bò, dê, cừu); ổn định đàn lợn và gia cầm, nâng cao chất lượng thịt. Trong chăn nuôi cơ cấu cừu, dê, là chính, chiếm tỷ trọng lớn. Đến 2020, tổng đàn gia súc có sừng hiện có 354.053 con, chiếm 78,5% tổng đàn gia súc. Những năm qua, tỷ trọng xuất chuồng đàn dê, cừu của tỉnh có xu hướng tăng nhanh, trong đó đàn dê đứng thứ 7 trong cả nước (chiếm 6,5%), đàn cừu đứng thứ nhất cả nước (chiếm 95%).
a) Chăn nuôi bò
Tổng đàn bò năm 2020 của toàn tỉnh đạt 120.116 con, trong giai đoạn 2016-2020 số lượng bò tăng trưởng nhẹ với tốc độ bình quân đạt 1,61%/năm, nhưng sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng tăng bình quân 11,73%/năm. Điều này cho thấy chất lượng đàn bò của tỉnh đang dần được cải thiện. Đàn bò phân bố tương đối đều ở các huyện Bác Ái, Ninh Phước, Ninh Sơn, Thuận Bắc, Thuận Nam với tỷ lệ tương ứng là 18,8%, 18,5%, 18,8%, 16,9% và 15,6% (Bảng 1, phụ lục 1). Kết quả khảo sát các đơn vị chăn nuôi tháng 09/2021 cho thấy chăn nuôi bò chủ yếu vẫn ở quy mô nông hộ. Số bò bình quân/hộ là 53 con, sản lượng thịt hơi bình quân đạt 2.350 kg/hộ/năm. Số lượng trang trại chăn nuôi bò chưa nhiều. Tuy nhiên, quy mô chăn nuôi bò trang trại lớn hơn nhiều so với nông hộ, cá biệt có trang trại chăn nuôi với quy mô 500 con bò tại xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn. Quy mô chăn nuôi bò trang trại có nhiều chuyển biến tích cực, chăn nuôi nhỏ lẻ chuyển dần ra ngoài khu dân cư sang chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, trang trại tập trung.
Bảng 2. Số lượng đàn gia súc, gia cầm tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020
Số lượng |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
TĐTTBQ (%) |
|
1. Số lượng đàn gia súc, gia cầm (con) |
|||||||
Trâu |
3.786 |
3.860 |
3.845 |
3.843 |
3.920 |
0,87 |
|
Bò |
112.680 |
112.444 |
120.018 |
118.836 |
120.116 |
1,61 |
|
Dê |
127.732 |
137.967 |
135.189 |
128.700 |
123.338 |
-0,87 |
|
Cừu |
165.758 |
160.928 |
142.010 |
114.518 |
107.129 |
-10,34 |
|
Lợn |
91.517 |
92.227 |
90.340 |
88.958 |
97.080 |
1,49 |
|
Gia cầm (nghìn con) |
1.411,9 |
1.466,6 |
1.549,1 |
1.877,5 |
2.116,9 |
10,66 |
|
- Gà (nghìn con) |
915,5 |
841,5 |
937,8 |
1.314,5 |
1.403,4 |
11,27 |
|
- Vịt, ngan (nghìn con) |
496,4 |
625,1 |
611,3 |
563,0 |
713,5 |
9,49 |
|
2. Sản lượng thịt (tấn) |
|||||||
Thịt trâu hơi xuất chuồng |
198,9 |
153,3 |
121,5 |
121,8 |
125,1 |
-10,95 |
|
Thịt bò hơi xuất chuồng |
3.211,3 |
4.479,2 |
4.230,3 |
4.790,5 |
5.004,0 |
11,73 |
|
Thịt dê hơi xuất chuồng |
1.163,8 |
1.405,3 |
1.750,4 |
1.878.0 |
1.964.9 |
13,99 |
|
Thịt cừu hơi xuất chuồng |
2.747,4 |
2.719,7 |
1.931,7 |
2.097,0 |
2.002,0 |
-7,61 |
|
Thịt lợn hơi xuất chuồng |
11.915,7 |
12.458,3 |
16.413,2 |
17.076,7 |
17.840,5 |
10,62 |
|
Thịt gia cầm hơi giết bán |
3.534,6 |
4.295,9 |
4.034,7 |
5.461,7 |
6.059,1 |
14,42 |
|
Trong đó: Thịt gà |
2.140,9 |
2.314,2 |
2.241,5 |
3.052,1 |
3.505,9 |
13,12 |
|
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Ninh Thuận, 2020
b) Chăn nuôi dê
Năm 2020, tổng đàn dê đạt 123.338 con, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2011 (đạt 59.310 con). Tuy nhiên, giai đoạn 2016-2020, tổng đàn dê so xu hướng giảm 0,87%/năm. Chăn nuôi dê tập trung ở các huyện Ninh Phước, Thuận Nam, Ninh Hải và Thuận Bắc (chiếm tỷ trọng trong tổng cơ cấu đàn của toàn tỉnh tương ứng là 33,1%, 25,7%, 16,1% và 10,6% năm 2020). Giai đoạn 2016-2020 số lượng đàn dê có xu hướng tăng ở các địa phương Thuận Bắc, Ninh Hải và Bác Ái trong khi các huyện Ninh Phước, Ninh Sơn và Thuận Nam có xu hướng giảm quy mô đàn (Bảng 2, phụ lục 1). Tương tự như chăn nuôi lợn và bò, chăn nuôi dê ở Ninh Thuận cũng chủ yếu ở quy mô nông hộ. Kết quả khảo sát cho thấy quy mô đàn dê của hộ dao động từ 150 đến 250 con với sản lượng thịt bình quân từ 1.500 đến 2.500 kg/hộ/năm. Trang trại chăn nuôi dê có quy mô lớn hơn song số lượng trang trại chưa nhiều.
c) Chăn nuôi cừu
Chăn nuôi cừu là ngành có lợi thế và tiềm năng của tỉnh Ninh Thuận. Năm 2020, tổng đàn cừu đạt 107.129 con tăng gấp 1,3 lần năm 2011, chiếm trên 94% tổng đàn cừu của cả nước. Chăn nuôi cừu tập trung ở các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn, Ninh Hải và Bác Ái với tỷ trọng trong tổng cơ cấu đàn của toàn tỉnh tương ứng là 35,1%, 17,4%, 15,0%, 13,8% và 12,2% năm 2020. Tuy nhiên, tổng đàn cừu của toàn tỉnh có xu hướng giảm kể từ năm 2016, dẫn đến giai đoạn 2016-2020 tốc độ đàn cừu giảm bình quân 10,34%/năm (Bảng 3, phụ lục 1). Kết quả khảo sát cho thấy quy mô đàn cừu của hộ dao động từ 56 đến 155 con.
d) Chăn nuôi lợn
Năm 2020, tổng đàn lợn đạt 97.080 con, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 17.840 tấn. Trong giai đoạn 2016-2020, đàn lợn tăng trưởng bình quân 1,49%/năm; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tăng 10,6%/năm. Chăn nuôi lợn tập trung ở các huyện Bác Ái (chiếm 35,7% tổng đàn toàn tỉnh), Thuận Bắc (22,3%), Ninh Sơn (20,8%) và Ninh Phước (15,8%) năm 2020 (Bảng 4, phụ lục 1). Chăn nuôi lợn quy mô nông hộ trên địa bàn Ninh Thuận chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng cơ cấu đàn lợn; chủ yếu ở mức từ 1 đến 9 con (chiếm trên 81,43%), số hộ có quy mô chăn nuôi từ 100 con trở lên chiếm tỷ lệ nhỏ, số hộ nuôi quy mô trên 100 con chỉ chiếm 0,5% (Tổng cục Thống kê, 2021). Chăn nuôi lợn quy mô trang trại công nghiệp phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh. Phương thức chủ yếu là liên kết với các doanh nghiệp chăn nuôi lớn như CP Việt Nam và C Agri Vina. Các mô hình chăn nuôi lợn quy mô lớn như: Trang trại Lộc Phát (Ninh Sơn và Bác Ái) với quy mô trên 10.000 đầu lợn nái; trại của Công ty Thái Hoàng (Ninh Sơn) với quy mô 10.000 con lợn thịt; trại lợn thịt của Công ty Khánh Phong (Thuận Nam) quy mô 15.000 con; các trại gia công cho Công ty CJ Agri Vina hiện có khoảng 25.000 con lợn thịt; các trại gia công cho CP Việt Nam có quy mô đàn trên 30.000 con.
e) Chăn nuôi gia cầm
Năm 2020, tổng đàn gia cầm đạt 2,116 triệu con, trong đó gà 1,404 triệu con gà và vịt, ngan, ngỗng 695 nghìn con; sản lượng thịt gia cầm giết bán đạt 6.059,1 tấn, trong đó thịt gà 3.505,9 tấn, chiếm 57,8% tổng trọng lượng thịt gia cầm. Trong giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng bình quân đàn gia cầm tăng 10,66% hàng năm, trong đó tổng đàn gà vẫn tăng 11,27% hàng năm; đàn vịt, ngan, ngỗng tăng 9,49% hàng năm. Chăn nuôi gia cầm tập trung ở các huyện Ninh Phước, Thuận Nam, Ninh Hải và thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. Về tổ chức sản xuất, các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ vẫn đóng vai trò chủ yếu trong chăn nuôi gia cầm. Tình hình hạn hán các năm 2016 và 2018 đã có ảnh hưởng tiêu cực rõ rệt đến tổng đàn gia cầm, nguyên nhân tổng đàn thủy cầm (vịt, ngan, ngỗng) giảm bởi thiếu diện tích mặt nước.
2.3. Các tổ chức kinh tế trong chăn nuôi và phương thức chăn nuôi
2.3.1. Kinh tế hộ
Kinh tế hộ đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng ở tỉnh Ninh Thuận. Theo kết quả báo cáo đánh giá 13 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về “tam nông”, năm 2020 Ninh Thuận có 100.500 hộ nông thôn, trong đó: 56.480 hộ nông-lâm nghiệp-thủy sản (chiếm 56,2% tổng số hộ). Các hộ nông thôn sử dụng đến 97% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, 94% diện tích đất nuôi trồng thủy sản, 43% diện tích đất làm muối. Đa số hộ nông-lâm nghiệp-thủy sản có quy mô sản xuất nhỏ, trong tổng số hộ, 81,12% số lao động từ 1-3 người; 80% sử dụng diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản nhỏ hơn 2ha. Phần lớn các hộ đều chăn nuôi với quy mô nhỏ dựa trên phương thức chăn nuôi truyền thống.
2.3.2. Kinh tế trang trại
Tính đến năm 2020, toàn tỉnh có 82 trang trại, với tổng vốn đầu tư bình quân khoảng 6,8 tỷ đồng/1 trang trại; diện tích đất bình quân các trang trại sử dụng khoảng 3,27 ha/trang trại. Theo ngành nghề kinh doanh thì số trang trại chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao nhất (55/82 trang trại, chiếm 67,1%), tiếp đó đến trang trại thủy sản (25/82 trang trại, chiếm 30,5%) và trang trại trồng trọt chiếm tỷ trọng nhỏ nhất (2/82 trang trại, chiếm 2,4%). Theo địa bàn, số lượng các trang trại phân bố ở huyện Bác Ái (26), Ninh Sơn (24), Ninh Hải (8), Ninh Phước (4), Thuận Bắc (7), Thuận Nam (13), trong đó các trang trại chăn nuôi tập trung chủ yếu ở Bác Ái và Ninh Sơn (Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận, 2020).
2.3.3. Hợp tác xã
Kinh tế hợp tác đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trong giai đoạn từ 2016 đến giữa năm 2020, toàn tỉnh có 37 HTX được thành lập mới, đưa tổng số HTX lên 89, trong đó 68 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp và thủy sản (03 HTX thủy sản và 65 HTX dịch vụ nông nghiệp). HTX thuộc lĩnh vực nông – lâm nghiệp và thủy sản tập trung chủ yếu ở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và huyện Ninh Hải. Tỷ lệ HTX tham gia trực tiếp vào hoạt động chăn nuôi rất khiêm tốn (chỉ có 01 HTX theo thống kê của trang thông tin doanh nghiệp tỉnh Ninh Thuận). Phần lớn các HTX tập trung vào hoạt động cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y.
2.3.4. Doanh nghiệp
Số lượng doanh nghiệp trong ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản (NLTS) tăng nhanh trong giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng đạt 13,56%. Trong số 358 doanh nghiệp NLTS, có tới 93% là hoạt động trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng thủy sản (Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận, 2020). Theo trang thông tin doanh nghiệp của tỉnh thì số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi tính đến tháng 09 năm 2021 là 11, trong đó có 02 doanh nghiệp FDI (trong tổng số 7 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào khu vực NLTS trên địa bàn tỉnh). Các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cung cấp đầu vào (giống, thức ăn, thuốc thú y) và liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Tóm lại, chăn nuôi gia súc (bò, dê, cừu, lợn) ở Ninh Thuận diễn ra chủ yếu ở quy mô nông hộ mặc dù đã có một số mô hình chăn nuôi trang trại quy mô lớn. Số lượng HTX và doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi còn rất ít.
2.3.5. Phương thức chăn nuôi
Chăn nuôi lợn: Nuôi lợn lai theo phương pháp thâm canh, sử dụng toàn bộ thức ăn hỗn hợp, chuồng trại khép kín. Chăn nuôi lợn bản địa chủ yếu tận dụng các sản phẩm trồng trọt (lá khoai, sắn, thân chuối, v.v.) kết hợp với thức ăn hỗn hợp, kết hợp chăn thả với nuôi nhốt. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành được các vùng chăn nuôi lợn tập trung ở cả 7 huyện/thành phố.
Chăn nuôi bò: Đồng thời với việc nhân rộng mô hình nuôi nhốt hoặc bán chăn thả, chăn nuôi gia súc vỗ béo có đầu tư trồng cỏ, bổ sung thức ăn tinh, thức ăn công nghiêp và khoáng chất, vitamin cho gia súc nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
Chăn nuôi dê, cừu hoàn toàn theo phương pháp quảng canh vẫn là chủ yếu, sử dụng đồng cỏ, bụi cây tự nhiên kết hợp với phụ phẩm trồng trọt như thân, cành, lá nho, táo. Chăn nuôi dê, cừu tập trung ở các huyện Ninh Phước, Thuận Nam, Ninh Hải. Mô hình nuôi bán chăn thả và nhốt chuồng vỗ béo bổ sung thức ăn tinh, thức ăn công nghiệp, hạn chế phụ thuộc vào đồng cỏ tự nhiên, giảm dần về quy mô đàn, nhưng tăng dần về nâng cao chất lượng sản phẩm đang ngày càng mở rộng.
Chăn nuôi gia cầm chủ yếu theo phương thức chăn nuôi hộ gia đình sử dụng kết hợp phương thức chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp. Chăn nuôi ngan, vịt quy hộ chủ yếu là vịt, ngan thả đồng tận dụng các phụ phẩm từ trồng trọt. Trên địa bàn tỉnh hiện có 11 cơ sở liên kết chăn nuôi gà theo quy mô trang trại, với số lượng khoảng 332.000 con (bình quân 31.100 con/trại), trong đó có 10/11 trại áp dụng trại công nghệ lạnh: Trại nuôi gà đẻ trứng thương phẩm liên kết với Công ty Emivest theo công nghệ trại lạnh, tự động hóa khép kín tại xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước với quy mô trung bình mỗi đợt nuôi số lượng 120.000 con, bình quân mỗi ngày cho ra gần 110.000 quả trứng, trung bình mỗi tháng doanh thu 500 triệu đồng,...; chăn nuôi gà thịt liên kết với Công ty CP, với số lượng 172.000 con/10 trại, các trại đều sử dụng đệm lót sinh học trong quá trình chăn nuôi.
2.4. Thực trạng giống vật nuôi và thức ăn
2.4.1. Giống vật nuôi
a) Giống bò
Từ năm 2016 đến 2020, tỉnh đã tập trung cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, sử dụng tinh bò đực giống Brahman, Red-Angus, Sind…Thống kê của tỉnh cho thấy năm 2020, tỷ lệ lai hóa đàn bò đạt 49,9% (chủ yếu sử dụng tinh bò có dòng máu lai Sind). Tuy nhiên, kết quả khảo sát trực tiếp các hộ nuôi năm 2021 chỉ ra rằng các hộ vẫn nuôi giống bò địa phương là chủ yếu (53,3%), số hộ nuôi bò lai Sind chiếm trên 20% và một số giống bò lai khác như Brahman, 3B... Chất lượng lai có tầm vóc lớn, bê lai sơ sinh trung bình 22,5kg/con và tốc độ phát triển cao hơn bò địa phương, giá bán một con bò lai cao hơn 1,5 lần so với bò địa phương cùng tuổi, góp phần quan trọng vào việc tăng sản lượng, sản phẩm ngành chăn nuôi.
b) Giống dê, cừu
Bằng phương pháp hoán đổi dê, cừu đực giống giữa các hộ chăn nuôi, giữa các địa phương với nhau nhằm tránh nguy cơ đồng huyết; lai tạo giống dê, cừu ngoại như: Cừu Dorper, cừu White Suffolk, dê Boer, dê Alpine với dê Bách Thảo đa dạng hóa nguồn gen, góp phần nâng cao chất lượng đàn dê, cừu địa phương. Giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh Ninh Thuận đã lai tạo được 2.257 con dê, cừu, góp phần hạn chế tình trạng cận huyết, đồng huyết. Kết quả khảo sát tháng 9/2021 cho thấy cho đến cuối năm 2020 tỷ lệ giống dê lai đang được các hộ nuôi đã đạt gần 80% và giống cừu lai đạt trên 80%. Đối với các trang trại thì giống dê và cừu lai đã chiếm tới 100%.
c) Giống lợn
Các giống lợn được chăn nuôi ở Ninh Thuận bao gồm lợn lai và lợn bản địa, trong đó chủ yếu là chăn nuôi lợn lai. Sử dụng tinh các giống lợn ngoại siêu nạc như: Yorkshire, Duroc, Landrace, Pietrain… bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, đã tạo ra lợn lai có trọng lượng lớn, tỷ lệ nạc cao, rút ngắn thời gian chăn nuôi xuống còn 3-5 tháng/lứa nuôi. Kết quả khảo sát tháng 9 năm 2021 cho thấy vẫn còn hơn 20% số hộ chăn nuôi giống lợn bản địa, có tới hơn 50% số hộ nuôi giống lợn lai Yorkshire, 17% nuôi giống Pietrain, còn lại là các giống lai khác. Trong giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh Ninh Thuận đã phục tráng và nuôi chọn lọc giống lợn đen và lợn đen lai lợn rừng nhằm nâng cấp chuỗi giá trị lợn đen.
d) Giống gia cầm
Các giống gà ở Ninh Thuận được chia thành 2 nhóm chính. Gà giống tại các trại chăn nuôi liên kết được nhập giống từ Công ty Minh Dư (Bình Định) hoặc giống gà của công ty liên kết CP. Giống gà thịt chủ yếu là gà Lương Phượng lai và Tam Hoàng. Gà giống tại các cơ sở chăn nuôi quy mô hộ nhỏ chủ yếu là giống gà lai giữa gà bản địa lai với các giống gà nhập từ các doanh nghiệp chăn nuôi. Trên địa bàn tỉnh hiện chưa có cơ sở sản xuất các loại giống gia cầm phục vụ cho chăn nuôi của tỉnh. Vịt giống và ngan giống cũng chủ yếu được từ các địa phương khác.
2.4.2. Thức ăn chăn nuôi
Số liệu điều tra cho thấy phần lớn người nuôi đã biết phối hợp các nhóm thức ăn thô và tinh cho lợn, dê, cừu và bò theo cơ cấu hợp lý so với khuyến cáo của cơ quan chức năng. Một số hộ chăn nuôi bò bắt đầu sử dụng thức ăn tổng hợp để vỗ béo, tuy nhiên số hộ biết vỗ béo và bổ sung thức ăn khoáng và vi lượng cho bò nói riêng và gia súc có sừng nói chung chiếm tỷ lệ không đáng kể. Nguồn cỏ tự nhiên và các phụ phẩm của ngành trồng trọt hàng năm chỉ đáp ứng được 34-35% nhu cầu thức ăn chăn nuôi cho đàn gia súc có sừng của tỉnh; trong đó, nguồn cỏ tự nhiên đáp ứng được 23-24% nhu cầu. Nguồn cỏ tự nhiên chủ yếu dựa vào diện tích đất lâm nghiệp, ước khoảng 35-40 nghìn ha. Nguồn phụ phẩm ngành trồng trọt đáp ứng được 11-12% nhu cầu, nguồn phụ phẩm trồng trọt chủ yếu là rơm, rạ, thân, cành, lá của lúa, ngô, nho, táo có thể tận dụng làm thức ăn cho gia súc có sừng. Nhu cầu về đồng cỏ để phát triển chăn nuôi gia súc có sừng của tỉnh Ninh Thuận rất lớn, tuy tỉnh đã có quy hoạch đồng cỏ cho phát triển chăn nuôi nhưng việc thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn về vốn, đất canh tác, thiếu nước khô hạn kéo dài. Các cơ cở chăn nuôi đã triển khai một số mô hình trồng, chế biên ngô sinh khối thành thức ăn chăn nuôi ở xã Mỹ Sơn huyện Ninh Sơn, xã Phước Tiến và Phước Thắng ở huyện Bác Ái.
2.5. Thực trạng công tác thú y và quản lý dịch bệnh
Về tình hình dịch bệnh, dịch tả lợn Châu phi diễn biến tương đối phức tạp giai đoạn trước năm 2020. Cụ thể như năm 2019 (lũy kế từ ngày 28/8/2019 đến ngày 07/01/2020) bệnh dịch tả lợn Châu phi đã xảy ra ở 45 hộ chăn nuôi của 22 thôn/khu phố thuộc 09 xã, thị trấn của 03 huyện (Ninh Sơn, Thuận Bắc, Bác Ái), với số lượng lợn bệnh, chết buộc tiêu hủy là 1.015 con, chiếm 1,15% tổng đàn lợn toàn tỉnh, với trọng lượng 59.215,5 kg. Đến ngày 09/01/2020, tỉnh đã công bố hết dịch trên địa bàn các huyện xảy ra dịch. Từ đầu năm 2020 đến nay dịch bệnh tại các địa phương được kiểm soát, không phát sinh ổ dịch mới và chưa tái phát trở lại, dịch bệnh ổn định. Để khắc phục dịch bệnh, ngân sách tỉnh đã cấp phục vụ phòng, chống dịch bệnh dịch tả lợn Châu phi khoảng 3,8 tỷ đồng, trong đó 2,2 tỷ đồng kinh phí tổ chức phòng chống dịch và 1,6 tỷ đồng kinh phí hỗ trợ cho hộ chăn nuôi có lợn tiêu hủy.
Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi của Ninh Thuận phải đối mặt với khó khăn rất lớn do hạn hán, thiếu thức ăn, nước uống trong giai đoạn 2016-2020 gây thiệt hại không nhỏ đến nhiều hộ nuôi. Theo số liệu thống kê về tình hình thiệt hại trong chăn nuôi của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, năm 2016 số gia súc, gia cầm chết do thiên tai (hạn hán và lũt lụt) lần lượt là 5.194 con và 11.533 con, ước thiệt hại khoảng trên 10 tỷ đồng. Hạn hán tiếp tục diễn vào năm 2018, do thiếu thức ăn, nước uống đã làm chết 183 con gia súc và ảnh hưởng của con bão số 9 năm 2018 làm thiệt hại 82.355 con gia cầm. ớc tổng giá trị thiệt hại chung của sản xuất nông nghiệp năm 2018 do thiên tai là 226,25 tỷ đồng (theo báo cáo số 02/BC-PCTT ngày 27/7/2018 của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai tỉnh).
Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn, thủy sản của và các văn bản chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật và an toàn thực phẩm; tập trung công tác kiểm tra, giám sát và kịp thời khoanh vùng cách ly, xử lý dịch bệnh trong chăn nuôi không để xảy ra trên diện rộng; an toàn vệ sinh thực phẩm trong chăn nuôi và giết mổ. Tính đến giữa tháng 12 năm 2020, toàn tỉnh có 34 cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó có 15 cơ sở chăn nuôi lợn tập trung và 10 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm (04 cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, 03 cơ sở giết mổ trâu bò và 03 cơ sở giết mổ dê cừu).
2.6. Thực trạng giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gia súc
2.6.1. Hoạt động giết mổ gia súc
Sau gần 06 năm thực hiện Đề án xây dựng Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh (theo Quyết định số 2186/QĐ-UBND ngày 28/10/2014), đến nay đã đầu tư đầu tư nâng cấp 04 cơ sở và xây mới 03 cơ sở giết mổ tập trung đảm bảo an toàn thực phẩm. Đặc biệt là Cơ sở giết mổ gia súc tập trung Đức Hòa, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đã giải quyết tình trạng giết mổ động vật không đảm bảo an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm; Cơ sở giết mổ gia súc tập trung của Công ty TNHH Nhật Thành FOOD quy mô công suất giết mổ 190 con gia súc/ngày đêm đã hoàn thành đi vào hoạt động tháng 10/2020. Ngoài ra, đã UBND tỉnh đã đồng chủ trương đầu tư cơ cở giết mổ tập trung tại Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn, hiện Nhà đầu tư đang hoàn tất hồ sơ thủ tục đầu tư dự án.
Thực hiện sắp xếp, xử lý cơ sở giết mổ đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường: Toàn tỉnh có 120 cơ sở giết mổ động vật, đến tháng 6 năm 2020 đã buộc phải ngừng hoạt động 59 cơ sở do không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y và gây ô nhiễm môi trường; hiện còn 61 cơ sở đang hoạt động giết mổ động vật có giấy phép kinh doanh, được kiểm tra đánh giá xếp loại.
2.6.2. Liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi
Từ kết quả khảo sát các tác nhân tham gia chuỗi giá trị chăn nuôi ở tỉnh Ninh Thuận, sơ đồ khái quát chuỗi giá trị sản phẩm lợn thịt, bò thịt, dê và cừu được thể hiện ở sơ đồ 1.
a) Chuỗi giá trị bò
Đây là chuỗi giá trị thế mạnh phù hợp với tập quán canh tác chăn nuôi của người dân Ninh Thuận. Trên địa bàn tỉnh đã có một số doanh nghiệp tư nhân liên kết với hộ nuôi để hình thành chuỗi liên kết như Công ty TNHH Phương Thảo và Công ty TNHH dịch vụ thương mại Hồng Loan liên kết với các hộ chăn nuôi bò thông qua cung cấp con giống, kỹ thuật, thuốc thú y…, sau đó thu mua sản phẩm. Mặc dù vậy, lượng thịt bò tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh vẫn chiếm tỷ lệ lớn (56%), lượng xuất ngoài tỉnh chiếm 44%.
Sơ đồ 1. Chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi Ninh Thuận
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát, 2021
b) Chuỗi giá trị dê, cừu thịt
Trong chuỗi giá trị này, thương lái, chủ cơ sở giết mổ sẽ cung cấp 15-25 con dê, cừu với trọng lượng 10-15 kg/con theo giá thị trường, tính lãi 1-2%/tháng. Sau thời gian nuôi, thương lái hoặc chủ cơ sở giết mổ sẽ thu mua dê, cừu của người chăn nuôi theo giá thị trường và thanh toán tiền sau khi trừ cả vốn lẫn lãi. Người chăn nuôi phải đầu tư chuồng trại, thức ăn, thuốc thú y, sau thời gian nuôi 4-5 tháng, trọng lượng bình quân 35 kg/con người dân sẽ lãi 0,6-1,2 triệu đồng/con. So với cách làm truyền thống, cách làm này hiệu quả hơn, dễ quản lý, thời gian nuôi rút ngắn, dê tăng trọng nhanh, ít dịch bệnh, tận dụng nguồn phân để bón cỏ, cây trồng và bán để tăng thêm thu nhập. Trong chuỗi này có 3 cơ sở giết mổ và thương lái dê cừu đầu tư kết nối với các hộ chăn nuôi xây dựng, bảo hộ Chỉ dẫn địa lý cừu Ninh Thuận và nhãn hiệu chứng nhận “Dê Ninh Thuận”. Hiện đang triển khai cấp tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm dê, cừu cơ sở kinh doanh dê, cừu Triệu Tín và 10.000 tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm dê cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y để triển khai sử dụng thí điểm trên địa bàn tỉnh.
c) Chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt
Tính đến cuối năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 39 trang trại chăn nuôi lợn thịt gia công cho Công ty CP, C chi nhánh tỉnh Ninh Thuận (liên kết với Công ty CP), với số lượng khoảng 37.830 con, tỷ lệ lai lợn ngoại đạt trên 90%. Người dân có đất hoặc thuê đất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như chuồng trại, điện, nước, công lao động... Công ty CP sẽ đầu tư con giống, thức ăn, thuốc thú y, kỹ thuật cho trang trại chăn nuôi lợn; đến giai đoạn lợn xuất chuồng Công ty CP sẽ bao tiêu sản phẩm cho người nuôi. Người chăn nuôi chỉ hưởng công chăm sóc cho nên khả năng thua lỗ rất thấp, Tạo chuỗi liên kết từ khâu cung cấp con giống đến thu mua tiêu thụ sản phẩm ở các trang trại chăn nuôi lợn gia công.
d) Liên kết chăn nuôi nái sinh sản
Hiện có 03 trại chăn nuôi lợn nái sinh sản gia công cho Công ty CP, C áp dụng công nghệ trại lạnh (trại chăn nuôi lợn nái sinh sản Phương Thắng, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn quy mô 600 nái đi vào hoạt động năm 2015; trại chăn nuôi lợn nái sinh sản Lộc Phát, xã Phước Tiến, huyện Bác Ái quy mô 2.400 nái sinh sản, xây dựng đi vào họat động tháng 10/2018; trại chăn nuôi lợn nái sinh sản Lộc Phát, xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn với quy mô 4.800 nái đi vào hoạt động cuối năm 2019.
2.6.3. Thị trường sản phẩm thịt tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020
2.6.3.1. Cung-cầu thịt bò
Số liệu tính toán ở biểu đồ 1 cho thấy, cung thịt bò của tỉnh chưa đáp ứng được cầu tiêu dùng sản phẩm thịt bò của chính người dân trong tỉnh. Hơn nữa, nghiên cứu chuỗi giá trị thị bò chỉ ra rằng hàng năm có 44% sản lượng thịt bò Ninh Thuận được tiêu thụ ra ngoài tỉnh. Xét trên góc độ quốc gia thì hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một số lượng lớn thị bò, cụ thể: năm 2020 số lượng bò sống được nhập khẩu về Việt Nam gần 550 nghìn con, tương đương 194,2 nghìn tấn thịt và 106,5 nghìn tấn thịt đã qua giết mổ. Do vậy, ngành chăn nuôi bò thịt của tỉnh Ninh Thuận vẫn còn tiềm năng mở rộng quy mô chăn nuôi phục vụ cho tiêu dùng cả trong và ngoài tỉnh.
Đồ thị 1: Tổng cung – cầu thịt bò của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ cục thống kê tỉnh, GSO, thống kê chăn nuôi Việt Nam, OECD
2.6.3.2. Cung - cầu thịt dê
Chăn nuôi dê được xem là thế mạnh trong ngành chăn nuôi của tỉnh Ninh Thuận. Theo số liệu của Tổng cục thống kê tổng đàn dê của tỉnh chiếm khoảng 6,5% tổng đàn dê của cả nước. Kết quả phân tích cung - cầu thị trường dê thịt của Ninh Thuận và cả nước giai đoạn 2016-2020 cho thấy, tổng cung về thịt dê của tỉnh cao gấp hơn 10 lần tổng cầu về thịt dê trên địa bàn tỉnh; tức trên 90% sản lượng dê xuất chuồng chủ yếu được cung ra thị trường ngoại tỉnh. Tuy nhiên, việc quy hoạch mở rộng quy mô và phát triển đàn dê của tỉnh cần đặc biệt chú ý do trong những năm gần đây nhiều tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc (Sơn La, Hà Giang), vùng Bắc Trung bộ (Thanh Hóa, Nghệ An) và Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Phước) cũng mở rộng chăn nuôi dê với tốc độ tăng đàn cao. Ngoài ra, Việt Nam cũng chỉ nhập khẩu 90 tấn thịt dê (FAO, 2019)[6]. Cầu thị trường thịt dê vẫn cao hơn so với tổng lượng sản xuất và lượng thịt dê nhập khẩu, tuy nhiên chênh lệch cung-cầu thịt dê có xu hướng giảm nhanh từ 2016-2020, tính cả lượng nhập khẩu thì cung-cầu về thị trường thịt dê của cả nước đã đạt ngưỡng cân bằng (thiếu hụt cung chưa đến 2 nghìn tấn/năm).
Vì vậy, định hướng phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cần chú trọng vào khâu tìm kiếm thị trường đầu ra ngoại tỉnh hoặc hướng đến xuất khẩu thịt dê và duy trì quy mô đàn ở mức ổn định.
|
|
Đồ thị 2: Tổng cung – cầu thịt dê của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020 |
Đồ thị 3: Tổng cung – cầu thịt dê của cả nước giai đoạn 2016-2020 |
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ cục thống kê tỉnh, GSO, thống kê chăn nuôi Việt Nam, OECD
2.6.3.3 Cung-cầu thịt cừu
Như đã đề cập ở trên, với điều kiện khí hậu đặc trưng và sự phù hợp thích nghi, ngành nông nghiệp Ninh Thuận xác định cừu là một trong những đối tượng ưu tiên đầu tư phát triển. Theo số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh, tổng đàn cừu của Ninh Thuận chiếm khoảng 95% tổng số cừu của cả nước. Kết quả phân tích cung-cầu thị trường thịt cừu của Ninh Thuận và của cả nước giai đoạn 2016-2020 được thể hiện cụ thể qua Biểu đồ 5 và 6.
Cân đối cung - cầu thị trường thịt cừu cho thấy, tổng cầu tiêu dùng thịt cừu của tỉnh khá nhỏ so với tổng cung. Tổng cầu bình quân giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Ninh Thuận 89,5 tấn, trong khi tổng cung là 1.794,9 tấn. Do vậy, Ninh Thuận sản phẩm thịt cừu chủ yếu xuất bán ra các địa phương ngoài tỉnh. Mặc dù lượng thịt cừu sản xuất của tỉnh Ninh Thuận chiếm đến 95% sản lượng thịt cừu toàn quốc nhưng mới chỉ đáp ứng được 12,5% tổng cầu tiêu dùng thịt cừu của cả nước. Mỗi năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu hàng trăm tấn thịt cừu (năm 2019, cả nước nhập khẩu 842 tấn thịt cừu). Vì vậy, cừu Ninh Thuận vẫn có tiềm năng thị trường lớn để mở rộng quy mô đàn, đáp ứng thiếu hụt cầu tiêu dùng của các địa phương trong vùng và của cả nước.
|
|
Đồ thị 4: Tổng cung – cầu thịt cừu của Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020 |
Đồ thị 5: Tổng cung – cầu thịt cừu của cả nước giai đoạn 2016-2020 |
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ cục thống kê tỉnh, GSO, thống kê chăn nuôi Việt Nam, OECD
2.6.3.4. Cung - cầu thịt lợn
Cung - cầu thị trường thịt lợn của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020 ở Biểu đồ 2 cho thấy tổng cầu thịt lợn của Ninh Thuận lớn hơn so với sức sản xuất của các đơn vị chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên chênh lệch cung - cầu thịt lợn trên địa bàn có xu hướng giảm dần qua các năm do sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tăng nhanh giai đoạn 2016-2020 (tăng bình quân 10,62%/năm).
Tương tự như ngành hàng bò thịt, mức độ dư cầu của thị trường thịt lợn nội tỉnh tương đối lớn (khoảng 4000 tấn/năm) là tiền đề cho phép mở rộng quy mô chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh, một mặt đáp ứng nhu cầu của thị trường trong tỉnh, đồng thời hướng đến xuất bán ngoại tỉnh trong giai đoạn tới do Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thịt lợn và theo dự báo thì lượng thịt lợn nhập khẩu vẫn có xu hướng tăng (năm 2020 cả nước nhập khẩu 141,14 nghìn tấn thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh, tăng 382,1% về lượng và tăng 502,9% về giá trị so với năm 2019).
Đồ thị 6: Tổng cung – cầu thịt lợn của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ cục thống kê tỉnh, GSO, thống kê chăn nuôi Việt Nam, OECD
2.7. Thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi
Giai đoạn 2016-2020 tỉnh Ninh Thuận đã cụ thể hóa các chính sách của Trung ương và ban hành nhiều Nghị quyết, Quyết định với nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và lĩnh vực chăn nuôi nói riêng. Nội dung chủ yếu của các chính sách hỗ trợ được thể hiện ở Bảng 2, qua đó cho thấy nội dung của các chính sách chủ yếu hướng vào lĩnh vực trồng trọt và thủy sản, chính sách dành riêng cho phát triển chăn nuôi còn ít, chỉ có Quyết định số 269/2018/QĐ-UBND ngày 13/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đề án phát triển vùng chăn nuôi lợn tập trung. Hơn nữa, đề án này chưa cụ thể hóa được cơ chế hỗ trợ cho phát triển vùng chăn nuôi về đất, tín dụng, đầu tư…
Không chỉ các chính sách mà các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp cũng ưu tiên hơn cho lĩnh vực trồng trọt và thủy sản. Trong tổng số 15 dự án nông nghiệp công nghệ cao đã đi vào hoạt động năm 2020 chỉ có 01 dự án chăn nuôi lợn nái sinh sản và 01 dự án chăn nuôi bò sinh sản kết hợp với sản xuất rau hữu cơ.
Bảng 2. Hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò, dê cừu, lợn ở Ninh Thuận
Tên, số, ký hiệu văn bản |
Ngày ban hành |
Trích yếu |
Nội dung hỗ trợ chăn nuôi |
Nghị quyết số 05-NQ/TU |
10/10/2016 |
Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, nhân rộng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 |
Chọn tạo nhân giống vật nuôi; ứng dụng công nghệ sinh sản; xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tự động hóa trong chăn nuôi theo hướng công nghiệp, hiện đại và tập trung. |
Nghị quyết số 09-NQ/TU |
11/11/2016 |
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2020, tầm nhìn 2030 |
Xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện từng vùng; Triển khai thực hiện các quy trình chăn nuôi bền vững, quản lý chất thải chăn nuôi. |
Nghị quyết số 73/2016/NQ-HĐND |
19/12/2016 |
Cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2020, tầm nhìn 2030 |
Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi bò, dê, cừu; ổn định đàn lợn và gia cầm, theo hướng nâng cao chất lượng, áp dụng giống mới năng suất cao, tỷ lệ Sind hóa đàn bò đạt 50%; đàn dê, cừu lai giống mới đạt 90%; tỷ lệ nạc hóa đàn lợn 90%; Từng bước chuyển từ chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi tập trung, gắn với thu hút đầu tư của doanh nghiệp và chuyển đổi diện tích lúa sang cây trồng cạn, cỏ chăn nuôi chất lượng cao, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, chuyên canh, an toàn, tổ chức chăn nuôi khép kín các khâu trong chuỗi giá trị từ cung ứng đầu vào đến sản xuất, chế biến, và tiêu thụ sản phẩm. |
Nghị quyết 20/2017/NQ-HĐND |
07/7/2017 |
Chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn 2017-2020 |
Hỗ trợ chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây trồng cạn và cỏ làm thức ăn chăn nuôi; Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn cho người sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. |
Nghị quyết 21/2018/NQ-HĐND |
14/12/2018 |
Sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 20/2018/NQ- HĐND |
|
Nghị quyết 02/2021/NQ-HĐND |
19/3/2021 |
Kéo dài hiệu lực thi hành Nghị quyết 20/2017/NQ-HĐND và Nghị quyết 21/2018/NQ-HĐND |
|
Quyết định số 17/2017/QĐ- UBND |
27/02/2017 |
Ban hành Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2020, tầm nhìn 2030 |
Ưu tiên phát triển các sản phẩm có thể mạnh là bò, dê, cừu thông qua cải tạo giống, phát triển vùng chăn nuôi tập trung theo hướng an toàn, hình thành vùng trồng cỏ chất lượng cao, liên kết trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm. |
Quyết định số 65/2017/QĐ-UBND |
15/8/2017 |
Ban hành Đề án cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2017-2020 |
Hỗ trợ chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi; Hỗ trợ các HTX và hộ nuôi liên kết với HTX trong xây dựng mô hình, mua sắm vật tư, xây dựng chuỗi liên kết (các hộ nuôi riêng lẻ và nuôi gia công cho các doanh nghiệp không thuộc đối tượng hưởng lợi). |
Quyết định số 11/2019/QĐ-UBND |
11/02/2019 |
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 65/2017/QĐ-UBND |
|
Quyết định số 269/2018/QĐ- UBND |
13/8/2018 |
Ban hành đề án phát triển vùng chăn nuôi heo tập trung trên địa bàn tỉnh. |
Hỗ trợ tuyên truyền, tập huấn cho các chủ trang trại chăn nuôi |
Nguồn: Tổng hợp hệ thống văn bản chính sách của tỉnh, 2021
2.8.1. Điểm mạnh
Vị trí địa lý: Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đông giáp Biển Đông. Ninh Thuận nằm trên trục giao thông kết nối với Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và cả nước. Tỉnh có quốc lộ 1A (TPHCM, Nha Trang), quốc lộ 27 (đi Đà Lạt) và đường sắt Thống Nhất (Hà Nội- TP HCM) chạy qua. Ngoài ra, Ninh Thuận còn nằm cách sân bay quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 60km.Vị trí này thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội do Ninh Thuận có thể tiếp cận với các thị trường tiêu thụ sản phẩm thịt các loại với khối lượng lớn.
Ngoài ra, với lợi thế bờ biển dài và đẹp, cùng với nhiều khu di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của các dân tộc Chăm, Raglai, hàng năm Ninh Thuận có thể thu hút khoảng 2,5 triệu du khách trong nước và hơn 100 nghìn du khách nước ngoài. Đây cũng là một lợi thế góp phần tăng cầu tiêu thụ thịt các loại trên địa bàn tỉnh.
Ninh Thuận được biết đến như một vùng khô hạn nhất nước, nhưng đó lại là một lợi thế để phát triển một số vật nuôi có năng suất, chất lượng cao và có tính đặc thù như: bò, dê, cừu.
Quỹ đất phát triển nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (86,7% trên tổng diện tích tự nhiên) là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại vật nuôi đặc thù như dê và cừu.[7]
Đối với ngành chăn nuôi, Ninh Thuận nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là chăn nuôi lợn công nghiệp và chăn nuôi cừu.
Ninh Thuận đã ban hành và triển khai nhiều chính sách ưu đãi cho phát triển chăn nuôi của địa phương.
Ninh Thuận là địa phương có truyền thống về chăn nuôi, do vậy người chăn nuôi có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi cừu.
2.8.2. Điểm yếu
(1) Địa hình tỉnh Ninh Thuận thấp dần từ Tây Bắc sang Ðông Nam, bị chia cắt mạnh bởi sông, suối, đất đai ít màu mỡ, bị ảnh hưởng nhiều do thời tiết cực đoan như mưa bão và áp thấp nhiệt đới, gây lũ lụt vùng đồng bằng ven biển, nhiễm mặn cho đồng ruộng và đặc biệt là vấn đề hạn hán kéo dài, … Diện tích đồng cỏ phục vụ chăn nuôi hạn chế, đã vậy mỗi năm, tỉnh phải hứng chịu các thiệt hại nặng nề tới cây trồng, vật nuôi và các cơ sở hạ tầng ngành nông nghiệp.
(2) Sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi gia súc có sừng nói riêng còn mang nặng tính truyền thống, quy mô nhỏ và manh mún. Đặc biệt, giống vật nuôi (bò, dê, cừu) chủ yếu là giống cũ, tuy có được cải tạo nhưng tốc độ chậm. Mặt khác, Ninh Thuận còn thiếu các doanh nghiệp đầu tàu về lai tạo, cung ứng giống vật nuôi. Do vậy, tỷ lệ bò lai Sind của tỉnh mới chỉ chiếm 50% song dòng máu bò Red Sindhi đã được lai tạo qua nhiều đời nên tỷ lệ máu Red Sindhi còn rất thấp. Phương thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả tự nhiên nên năng suất thấp.
(3) Bên cạnh đó, đầu tư cho khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp mặc dù đã được nâng cao nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, chưa tạo được vùng sản xuất chuyên canh có tính vượt trội về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm để tạo sự khác biệt cho sản phẩm làm ra; xuất hiện tình trạng sản phẩm khó tiêu thụ, giá bán bấp bênh. Tốc độ cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ số trong chăn nuôi chậm, thiếu đồng bộ.
(4) Ngành chế biến thực phẩm chưa phát triển. Tỷ lệ các sản phẩm chăn nuôi được chế biến còn thấp, chủ yếu tiêu thụ ở dạng thô. Mắt xích lỏng lẻo nhất trong chuỗi giá trị chính là việc thiếu liên kết với thị trường thông qua kết nối trực tiếp với các nhà bán lẻ/bán buôn cùng với ngành chế biến thực phẩm kém phát triển. Do thiếu sự kết nối, nông dân phải bán sản phẩm cho thương lái/trung gian với giá thấp, dẫn đến họ chỉ có nguồn thu nhập thấp và không đủ kinh phí để mua sắm trang thiết bị hiện đại và nguyên liệu đầu vào có chất lượng cao hơn.
(5) Công tác quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi chưa chặt chẽ nên giá và chất lượng thức ăn chăn nuôi không ổn định, ảnh hưởng đến thu nhập của người nuôi.
(6) Việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp còn nhiều khó khăn vướng mắc. Các doanh nghiệp, HTX và trang trại còn gặp khó khăn trong tiếp cận đất đai và vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
(7) Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp được tỉnh ban hành và đưa vào thực hiện trong giai đoạn 2016 – 2020 song chính sách hỗ trợ chăn nuôi, đặc biệt là nhóm gia súc có sừng dê, bò, cừu trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận còn rất hạn chế (Bảng 2), cụ thể: chưa có chính sách riêng cho phát triển chăn nuôi, các chính sách hướng vào hỗ trợ ngành nông nghiệp nói chung, trong đó hỗ trợ trồng trọt nhiều hơn so với chăn nuôi.
2.8.3. Cơ hội
Định hướng tái cơ cấu nền kinh tế và tái cơ cấu nông nghiệp của cả nước tạo động lực từ bên ngoài, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Ninh Thuận hướng tới nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh và phát triển bền vững.
Thị trường tiêu thụ thịt trong nước vẫn còn dư địa lớn cho Ninh Thuận phát triển chăn nuôi, đặc biệt là đàn bò và cừu do Việt Nam vẫn đang dựa vào thịt nhập khẩu, thịt cừu sản xuất trong nước mới đáp ứng được 10% và thịt bò sản xuất trong nước mới đáp ứng được khoảng 30% lượng tiêu thụ. Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành du lịch với mục tiêu tăng lượng du khách nước ngoài cũng sẽ góp phần tăng lượng tiêu thụ hai loại thịt này.
Quyết tâm của địa phương trong phát triển nông nghiệp, theo đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong đó có chăn nuôi được xác định là một trong ba trụ cột trong phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh. Đồng thời, sự phát triển của hai trụ cột kinh tế còn lại là du lịch và năng lượng (điện gió, điện mặt trời) tạo điều kiện chuyển dịch lao động ra khỏi khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Trung ương và các nhà tài trợ quốc tế cam kết hỗ trợ nhiều hơn cho NinhThuận trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đặc biệt, Ninh Thuận được lựa chọn là một trong 7 tỉnh thực hiện thí điểm đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Ngoài ra, chủ trương phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo tại Ninh Thuận cho phép tỉnh có thể đề xuất cơ chế đặc thù và ưu tiên đầu tư công cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Tăng trưởng kinh tế thế giới và Việt Nam dù còn nhiều khó khăn nhưng đang trên đà phục hồi sẽ cải thiện thu nhập, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm chăn nuôi có thế mạnh của Ninh Thuận như thịt bò, thịt dê, thịt cừu.
Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông đang dần được hoàn thiện như dự án nâng cấp quốc lộ 1A và tuyến đường ven biển qua địa bàn Ninh Thuận đã hoàn thành, tăng tính kết nối giao thông, thu hút khách du lịch và mang lại nhiều lợi ích cho phát triển kinh tế - xã hội.
Sự phát triển của khoa học và công nghệ cho phép giảm thiểu sự phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên như vấn đề khô hạn trong sản xuất NLTS.
2.8.4. Thách thức
Tác động của biến đổi khí hậu đã dẫn đến nhiệt độ gia tăng, hạn hán xảy ra trên diện rộng, đặc biệt các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ. Trong đó, Ninh Thuận đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán dẫn đến sản xuất nông nói chung và chăn nuôi nói riêng gặp nhiều khó khăn do tình trạng thiếu nước cho cây trồng và vật nuôi.
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới với những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, … được dự báo sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh cao từ hàng nhập khẩu đối với hầu hết các mặt hàng mà Ninh Thuận đang có lợi thế cạnh tranh như: Bò, dê, cừu, … Ngoài ra, tỉnh Ninh Thuận còn chịu sức ép cạnh tranh từ các địa phương trong nước có các sản phẩm chủ lực tương tự.
Thị trường trong nước và xuất khẩu có giá cả không ổn định, cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt đối với giá thức ăn chăn nuôi, gây ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị sản xuất chăn nuôi và thu nhập của người nông dân.
Cạnh tranh trong thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng với các tỉnh vùng Đông Nam Bộ ngày càng gay gắt. Cạnh tranh về nguồn lực và tài nguyên giữa ngành chăn nuôi với khu vực công nghiệp, dịch vụ và đô thị hóa. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đã thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là diện tích đồng cỏ, cạnh tranh về vốn, lao động và tài nguyên nước với ngành nông nghiệp.
Cạnh tranh trong thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao gồm chuyên gia, trí thức về công tác tại tỉnh, huyện và cơ sở.
Sự xuất hiện của nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm như bệnh lở mồm long móng, dịch tả lợn châu Phi, viêm da nổi cục… luôn đe dọa và gây bất ổn cho chăn nuôi.
3.1. Quan điểm phát triển, định hướng và mục tiêu cụ thể
3.1.1. Quan điểm phát triển
Phát triển ngành chăn nuôi theo hướng hiện đại, phát huy các lợi thế so sánh trong chăn nuôi gia súc có sừng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong cải tạo giống vật nuôi tạo ra sản phẩm có chất lượng; chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa gắn với chuỗi giá trị, tăng cường liên kết, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng; từng bước hình thành các vùng chăn nuôi an toàn, ứng dụng công nghệ số; tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng tuần hoàn, bền vững, bảo đảm an toàn thực phẩm; bảo vệ môi trường; nâng cao giá trị thương hiệu các sản phẩm đặc thù, bản địa, gắn chăn nuôi với phát triển dịch vụ du lịch; trên cơ sở đó góp phần xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
3.1.2. Định hướng phát triển đến năm 2030
3.1.2.1. Định hướng phát triển chăn nuôi đến năm 2030
(1) Từng bước chuyển từ chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi tập trung, gắn với thu hút đầu tư của doanh nghiệp và chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn, cỏ chăn nuôi chất lượng cao ở một số địa phương, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, chuyên canh, an toàn dịch bệnh, tổ chức chăn nuôi theo hướng tuần hoàn và gắn với chuỗi giá trị từ cung ứng đầu vào đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
(2) Tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng tăng các trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô lớn gắn với quy hoạch đồng cỏ với mục tiêu phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Ngành ưu tiên ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao và thực hiện chuyển đổi số trong chăn nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đối với các loại vật nuôi có lợi thế so sánh như bò, dê, cừu.
(3) Phát triển đàn bò, dê, cừu theo hướng nâng cao chất lượng trên cơ sở mở rộng loại hình chăn nuôi trang trại, khuyến khích tạo điều kiện hình thành cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, vùng chăn nuôi tập trung, có trình độ chăn nuôi tiên tiến gắn với chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Chuyển dịch mạnh mẽ sang chăn nuôi theo tiêu chuẩn an toàn, xử lý tốt vấn đề môi trường. Hình thành vùng sản xuất tập trung, sản xuất hàng hoá, cung cấp sản phẩm cho tỉnh và một phần cho xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu thị trường về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quan điểm mở rộng quy mô sản xuất phải gắn với việc bảo vệ môi trường.
3.1.3. Mục tiêu
3.1.3.1 Mục tiêu chung
Phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả, có giá trị kinh tế cao, bền vững, phát huy lợi thế của một số loại vật nuôi chủ lực của địa phương. Cải tạo đàn bò, dê, cừu, lợn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả chăn nuôi, tăng sức cạnh tranh sản phẩm và tiếp cận thị trường, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, trên cơ sở đó đóng góp hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
3.1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Chăn nuôi bò: Phát triển đàn bò đến năm 2025 đạt 150.000 con và định hướng đến năm 2030 đạt 200.000 con, tốc độ tăng bình quân 5,8 %/năm; tăng sản lượng thịt bò bình quân 7,5%/năm. Đàn bò lai (lai Brahman, có máu lai Sind và lai khác) của tỉnh đạt 55% vào năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đạt 60%. Thu hút các doanh nghiệp quy mô lớn đầu tư phát triển chăn nuôi bò thịt.
- Chăn nuôi dê: Phát triển dê đến năm 2025 đạt 130.000 con và định hướng đến năm 2030 đạt 160.000 con, tốc độ tăng bình quân 2,93%/năm; tăng sản lượng thịt dê bình quân 3,5%/năm. Thận trọng trong chiến lược mở rộng đàn dê trong những năm tiếp theo. Bảo tồn giống dê bản địa kết hợp với phát triển đàn dê lại, đưa số lượng dê lai của tỉnh lên 87% vào năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đạt trên 90%. Thu hút các doanh nghiệp quy mô lớn đầu tư phát triển chăn nuôi dê tại tỉnh. Giữ vững và phát triển dê là sản phẩm đặc thù của Ninh Thuận, phát triển thương hiệu “Dê Ninh Thuận”.
- Chăn nuôi cừu: Phát triển đàn cừu đến năm 2025 đạt 150.000 con và định hướng đến năm 2030 đạt 220.000 con, tốc độ tăng bình quân 8,3%/năm; tăng sản lượng thịt cừu bình quân 4-5%/năm. Đưa số lượng cừu lai của tỉnh lên 85% vào năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đạt trên 90%. Thu hút các doanh nghiệp quy mô lớn đầu tư phát triển chăn nuôi cừu. Giữ vững và phát triển cừu là sản phẩm đặc thù của Ninh Thuận, phát triển thương hiệu “Cừu Ninh Thuận”.
- Chăn nuôi lợn: Duy trì, ổn định đàn lợn đến năm 2025 đạt 150.000 con, đến năm 2030 đạt 200.000 con; sản lượng lợn thịt xuất chuồng đạt khoảng 22.000 tấn/năm tăng khoảng 1,3-1,6%/năm. Đối với chăn nuôi lợn công nghiệp, tiến hành cải tạo giống lợn thịt nâng cao chất lượng áp dụng giống mới năng suất cao tỷ lệ nạc hóa đàn lợn đạt 90%. Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng tập trung, tuần hoàn và bảo đảm an toàn sinh học; Liên kết với các doanh nghiệp để hình thành chuỗi chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ bảo đảm chất lượng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng. Đối với chăn nuôi lợn bản địa, phát triển theo hướng hữu cơ gắn với xây dựng thương hiệu lợn bản địa Ninh Thuận.
- Phát triển đàn gia cầm đến năm 2025 đạt 2.400.000 con, đến năm 2030 đạt 3.000.000 con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đến năm 2025 đạt khoảng 7.200 tấn; đến năm 2030 đạt khoảng 9.000 tấn; tăng khoảng 0,7-0,9%/năm. Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung, trang trại đảm bảo an toàn sinh học và tuần hoàn; liên kết với các doanh nghiệp để hình thành chuỗi chăn nuôi, bảo đảm chất lượng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng.
3.2. Nội dung, nhiệm vụ cụ thể
(1) Rà soát, bổ sung nội dung Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả, có giá trị kinh tế cao đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
(2) Từng bước chuyển đổi bền vững phương thức chăn nuôi theo hướng tập trung an toàn sinh học, tăng tỷ trọng chăn nuôi trang trại quy mô vừa và lớn, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, năng suất cao, chất lượng tốt, sức cạnh tranh cao. Chăn nuôi nhỏ lẻ từng bước tổ chức lại theo hướng chuyên nghiệp có kiểm soát, bảo đảm an toàn sinh học và bền vững.
(3) Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác cải tạo giống vật nuôi bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, sử dụng hoóc môn gây động dục hàng loạt và triệt sản vật nuôi có tầm vóc nhỏ, năng suất thấp; tăng cường công tác quản lý giống vật nuôi; xây dựng các mô hình trình diễn chăn nuôi tập trung theo hướng tuần hoàn, tạo điều kiện để người chăn nuôi trâu, bò có cơ hội tham quan thực tập, hiểu biết về công tác vệ sinh thú y, phòng, chống dịch bệnh.
(4) Tập trung phát triển 04 con vật nuôi chủ lực của tỉnh theo Quyết định số 17/2017/QĐ-UBND ngày 27/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận gắn với ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
(5) Khuyến khích xây dựng nhà máy, cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi, các doanh nghiệp cung ứng giống vật nuôi, quy hoạch và bố trí đồng cỏ, diện tích đất trồng cây thức ăn; hướng dẫn người chăn nuôi sử dụng các giống cỏ mới năng suất, chất lượng cao, chế biến và dự trữ thức ăn chăn nuôi từ các nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Tăng cường công tác quản lý thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2025 đảm bảo nguồn cỏ tự nhiên và diện tích trồng cỏ và ngô sinh khối theo quy hoạch đáp ứng được 80% nhu cầu thức ăn chăn nuôi của tỉnh; đến năm 2030 đáp ứng được 85-90% nhu cầu thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
(6) Tổ chức lại sản xuất trong chăn nuôi: Phát triển mở rộng các cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi theo hướng tập trung hiện đại, thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, tạo được các chuỗi liên kết trong sản xuất chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm và xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu cho sản phẩm các loại vật nuôi có lợi thế của địa phương. Đến năm 2030 có ít nhất 15% tổng sản lượng thịt của tỉnh được chế biến trên địa bàn tỉnh.
(7) Hướng dẫn, triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
(8) Phát triển mạng lưới thú y cả công và tư để đảm bảo kiểm soát dịch bệnh; đảm bảo đến năm 2030 có 50% số xã trên địa bàn tỉnh có cán bộ thú cấp cơ sở. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, tiêm phòng các loại vắc xin, vệ sinh khử trùng tiêu độc định kỳ, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ trên địa bàn tỉnh; xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.
(9) Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chuyên ngành Chăn nuôi và Thú y, hoàn thiện mạng lưới thú y cơ sở bảo đảm mỗi xã có một nhân viên thú y.
(10) Phát triển các mô hình chăn nuôi kết hợp với hoạt động du lịch nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
(11) Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả, có giá trị kinh tế cao đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; tuyên truyền áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, thông tin thị trường, liên kết tiêu thụ sản phẩm.
3.3.1. Giải pháp về kinh tế - tổ chức
3.3.1.1. Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển vùng chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả, có giá trị kinh tế cao, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Hình thành các vành đai cung cấp thực phẩm gắn với giết mổ tập trung, công nghiệp, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh từng vùng gắn với thị trường, đảm bảo an toàn sinh học, vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái. Quy hoạch đồng cỏ, diện tích trồng cây thức ăn xanh tại các huyện phát triển chăn nuôi đại gia súc. Xây dựng khung pháp l , quy hoạch mở rộng một số vùng chăn nuôi dưới tán rừng phù hợp với Luật bảo vệ và phát triển rừng hiện hành và các quy định về phát triển, bảo vệ rừng gắn với chăn nuôi.
a) Vùng chăn nuôi bò
Vùng chăn nuôi bò sinh sản và lấy thịt chất lượng cao (chiếm khoảng 50% tổng đàn) tập trung ở các địa phương có điều kiện thuận lợi về bãi chăn thả, phụ phẩm nông, công nghiệp như: Ninh Phước, Ninh Sơn, Thuận Nam, Thuận Bắc và Bác Ái. Phát triển chăn nuôi bò thịt tại các huyện Ninh Sơn, Ninh Phước, Thuận Nam, Bác Ái. Sau năm 2025 tùy theo điều kiện từng địa phương có thể mở rộng sang huyện Thuận Bắc (Bảng 26, phụ lục III).
b) Vùng chăn nuôi dê
Duy trì và phát triển thương hiệu “Dê Ninh Thuận”; Tập trung phát triển chăn nuôi dê sản xuất hàng hóa tập trung (chiếm 40% tổng đàn) tại các huyện có địa hình lợi thế như Ninh Phước, Thuận Nam, Ninh Hải. Phát triển chăn nuôi dê chăn thả tự nhiên kết hợp với hình thức chăn nuôi bán chăn thả và nuôi dê nhốt chuồng (Bảng 27, phụ lục III).
c) Vùng chăn nuôi cừu
Phát triển đàn cừu đến năm 2025 đạt 150.000 con và định hướng đến năm 2030 đạt 220.000 con tập trung ở các huyện Ninh Phước, Thuận Nam, Ninh Hải, Ninh Sơn và Bác Ái (chiếm khoảng 93,6% tổng đàn). Duy trì và phát triển vùng chăn nuôi cừu mang đặc trưng riêng của cừu Ninh Thuận, phát triển thương hiệu “Cừu Ninh Thuận”. Phát triển chăn nuôi cừu chăn thả tự nhiên kết hợp với hình thức chăn nuôi bán chăn thả và nuôi cừu nhốt chuồng (Bảng 28, phụ lục III).
d) Vùng chăn nuôi lợn
- Đối với chăn nuôi lợn bản địa: Tăng số lượng đàn lợn bản địa tập trung tại huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Phước và Thuận Bắc, một số trang trại tại Bác Ái, sau đó mở rộng sang một số xã của các huyện khác và xây dựng thương hiệu có chỉ dẫn địa l .
- Đối với chăn nuôi lợn tập trung công nghiệp: Tập trung ổn định vùng chăn nuôi theo quy hoạch ở các huyện Ninh Sơn, Bác Ái và Thuận Bắc. Đối với các địa phương này cần tập trung đầu tư khoa học kỹ thuật, công nghệ chăn nuôi làm tiền đề cho việc phát triển chăn nuôi bền vững (Bảng 29, phụ lục III và bản đồ quy hoạch vùng chăn nuôi heo tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030).
e) Vùng chăn nuôi gia cầm:
Duy trì quy mô đàn gia cầm theo quy hoạch vùng chăn nuôi tại huyện Ninh Phước, từng bước tăng quy mô đàn gia cầm ở các huyện Ninh Hải, Thuận Nam, Thuận Bắc, Ninh Sơn và Bác Ái. Đối với các địa phương này cần tập trung đầu tư khoa học kỹ thuật, công nghệ chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, liên kết theo chuỗi và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
ê) Quy hoạch đồng bộ vùng chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh:
Rà soát lại các quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh. Tập trung thực hiện quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung ở 6 huyện của tỉnh với tổng diện tích khoảng 3.399,56 ha (Bảng 25, phụ lục III và bản đồ quy hoạch vùng chăn nuôi gia súc tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030).
3.3.1.2. Giải pháp về phương thức sản xuất
Duy trì 02 phương thức chăn nuôi cơ bản hiện có bao gồm:
a) Chăn nuôi nông hộ
Tập trung phát triển chăn nuôi hữu cơ và chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu cho tiêu dùng. Nhà nước cần tập trung hỗ trợ nhiều hơn các chính sách về đào tạo tập huấn, khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, kiểm soát dịch bệnh.
b) Chăn nuôi trang trại
Chăn nuôi áp dụng các biện pháp khoa học đối với các loại giống vật nuôi bản địa như dê, cừu tạo ra chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập cho người nông dân, giải quyết lao động và sử dụng có hiệu quả đất đai ở khu vực nông thôn. Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất chăn nuôi.
Ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi khép kín từ khâu giống, thức ăn, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng tại các thành phố lớn, khu công nghiệp. Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi về đất đai, thuế và tín dụng khuyến khích cạnh tranh, phát triển bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các hộ chăn nuôi chuyển từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ thành các trang trại chăn nuôi với quy mô nhỏ, quy mô vừa và quy mô lớn tập trung. Từng bước phát triển chăn nuôi bò, dê, cừu dưới tán rừng nhằm khai thác thảm cỏ dưới tán rừng. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư các dự án chăn nuôi trang trại và chăn nuôi công nghệ cao. Giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ, chuyển sang phương thức chăn nuôi có kiểm soát, tăng tỷ trọng chăn nuôi trang trạivà chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh thú y và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Mặt khác, mỗi huyện cần hình thành và phát triển 1-2 HTX chăn nuôi theo phương thức hiện đại, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.
3.3.2. Giải pháp về giống vật nuôi
3.3.2.1. Bảo tồn giống địa phương
Lưu giữ, nghiên cứu bảo tồn và khai thác hợp lý các giống vật nuôi địa phương như lợn, dê, cừu bản địa để làm nguyên liệu di truyền ban đầu cho công tác lai tạo nhằm nhân giống lai đưa vào sản xuất để phát huy lợi thế ưu thế lai từ giống thuần bản địa. Chăn nuôi dê, cừu bản địa có chất lượng thịt ngon và giá trị kinh tế cao là định hướng quan trọng cho chăn nuôi nông hộ cho cả hiện tại và tương lai.
3.3.2.2. Tăng cường giống vật nuôi chọn lọc năng suất cao
Nhập ngoại các loại giống bò, dê, cừu có năng suất cao, đa dạng hóa nguồn nhập, vật liệu di truyền (đực giống, cái giống, tinh, phôi) để làm nguyên liệu cho nhân giống và lai tạo giống. Nhân nhanh các giống đã qua cải tạo phổ biến cho sản xuất (bò lai Sind và Brahman cho hình thức nuôi chăn thả hoặc bán chăn thả, bò lai 3B cho hình thức nuôi nhốt chuồng/vỗ béo; dê Bore và Alpine; cừu Dorper và White Suffolk…), hạn chế thấp nhất tình trạng dùng con thương phẩm để làm giống hiện đang còn khá phổ biến trong khu vực chăn nuôi nông hộ.
3.3.2.3. Quản lý chất lượng giống vật nuôi
Khuyến khích xây dựng và phát triển cơ sở giống công bố tiêu chuẩn chất lượng và đăng ký thương hiệu giống, đồng thời triển khai bình tuyển, đánh giá chất lượng giống góp phần kiểm soát, nâng cao năng suất chất lượng giống vật nuôi.
3.3.2.4. Công tác thụ tinh nhân tạo
Đối với đực giống: với vai trò quan trọng của đực giống trong sản xuất, trước mắt cần hỗ trợ kiểm soát và thay thế đực giống giao phối trực tiếp và trong sản xuất tinh đối với bò đực giống và lợn đực giống cho đàn công nghiệp[8]. Tăng cường quản lý chất lượng đực giống theo các quy chuẩn trong đó quy định các điều kiện đối với các cơ sở nuôi giữ, sản xuất tinh, giao phối trực tiếp. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động nuôi, giữ, sản xuất tinh từ đực giống. Đẩy mạnh hoạt động thụ tinh nhân tạo theo hướng xã hội hóa nhưng có sự quản lýchặt chẽ của cơ quan quản lýnhà nước về chăn nuôi.
Xây dựng mạng lưới thụ tinh nhân tạo từ tỉnh cho đến tận các xã, thôn, bản mà lực lượng dẫn tinh viên nòng cốt là nhân viên thú y và khuyến nông cơ sở; Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho công tác thụ tinh nhân tạo đối với phương thức chăn nuôi nông hộ.
3.3.3. Phát triển các loại vật nuôi chủ lực
3.3.3.1. Phát triển đàn lợn
Hỗ trợ tinh lợn giống để thụ tinh nhân tạo, hỗ trợ mua lợn đực giống tốt cho các hộ chăn nuôi tại các xã khó khăn và đặc biệt khó khăn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng giống lợn, tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng giống lợn, kiểm soát chặt chẽ đực giống trong các cơ sở sản xuất tinh và đàn đực giống phối trực tiếp.
Khuyến khích người chăn nuôi thực hiện chăn nuôi khép kín từ nái đến lợn thịt. Tăng khối luợng xuất chuồng đối với lợn ngoại để phát huy hết được tiềm năng tăng trưởng và tiết kiệm được chi phí về giống.
Khuyến khích các cơ sở chăn nuôi lợn áp dụng quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học áp dụng VietGap.
Mở rộng mô hình liên kết sản xuất theo các chuỗi sản phẩm gắn người chăn nuôi với các doanh nghiệp và cung ứng thịt lợn cho từng thị trường.
Ở những địa phương có lợi thế chăn nuôi giống lợn bản địa cần bảo tồn và phát triển xây dựng các mô hình chăn nuôi lợn đặc sản lợn đen và đảm bảo môi trường sinh thái, gắn với chỉ dẫn địa lý, thương hiệu nhằm gia tăng giá trị sản phẩm để phục vụ thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu.
3.3.3.2. Phát triển đàn bò
Cải tạo đàn bò theo hướng lai Sind và lai Brahman chuyên thịt bằng phương pháp sử dụng hooc môn gây động dục hàng loạt và thụ tinh nhân tạo và sử dụng bò đực giống tốt cho phối giống trực tiếp, nâng cao tỷ lệ máu ngoại của đàn cái nền; Thực hiện triệt sản các bò đực có tầm vóc nhỏ, giữ lại bò đực tầm vóc lớn có thể làm giống; Đẩy mạnh công tác thụ tinh nhân tạo bò, bảo đảm mỗi xã có từ 01 dẫn tinh viên kết hợp với quản lý và dịch vụ về chăn nuôi, thú y.
Xây dựng các mô hình bò thịt vỗ béo theo hướng thâm canh, bán thâm canh và các mô hình trồng cỏ và cây thức ăn xanh cho gia súc vào các mùa trong năm.
Phát triển trồng cỏ, cây thức ăn xanh và chế biến nguồn phụ phẩm, dự trữ nguồn thức ăn vào mùa khô. Tăng cường chế biến nâng cao giá trị dinh dưỡng nguồn phụ phẩm nông công nghiệp làm thức ăn cho đàn bò.
Chủ động tiêm phòng vắc xin các loại bệnh nguy hiểm trong đó ưu tiên cho các cơ sở giống, vùng khống chế, vùng có nguy cơ dịch bệnh cao.
3.3.3.3. Phát triển đàn dê, cừu
Kết hợp bảo tồn giống dê, cừu bản địa với phát triển đàn dê, cừu lai; Mở rộng vùng giống dê, cừu bằng giải pháp chọn lọc đàn cái nền, nhập và chuyển đảo đực giống tốt giữa các vùng; tăng cường công tác lai cải tạo, nâng cao tầm vóc các giống dê, cừu nội với dê, cừu ngoại đã được nhập nội thích nghi.
Từng bước chuyển từ chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi tập trung, gắn với thu hút đầu tư của doanh nghiệp và chuyển đổi diện tích lúa sang cây trồng cạn, cỏ chăn nuôi chất lượng cao, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, chuyên canh, an toàn dịch bệnh, tổ chức chăn nuôi khép kín các khâu trong chuỗi giá trị từ cung ứng đầu vào đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng tăng các trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô lớn gắn với quy hoạch đồng cỏ với mục tiêu phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Ngành ưu tiên ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao vào chăn nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm với các loại vật nuôi có lợi thế so sánh như cừu, dê.
Phát triển đàn dê, cừu theo hướng nâng cao chất lượng trên cơ sở mở rộng loại hình chăn nuôi trang trại, khuyến khích tạo điều kiện hình thành cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, vùng chăn nuôi tập trung, có trình độ chăn nuôi tiên tiến gắn với chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Chuyển dịch mạnh mẽ sang chăn nuôi theo tiêu chuẩn an toàn, xử lý tốt vấn đề môi trường. Hình thành vùng sản xuất tập trung, sản xuất hàng hoá, cung cấp sản phẩm cho tỉnh và một phần cho xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu thị trường về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quan điểm mở rộng quy mô sản xuất phải gắn với việc bảo vệ môi trường.
Đối với chăn nuôi nông hộ: Cần tận dụng các loại nguyên liệu sẵn có ở địa phương để làm thức ăn chăn nuôi, kết hợp sử dụng thức ăn công nghiệp, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi;
Đối với chăn nuôi trang trại: Khuyến khích thực hiện các hợp đồng cung ứng thức ăn chăn nuôi các đại l thu gom nguyên liệu về các nhà máy và các cơ sở chăn nuôi, xây dựng nhà máy, cơ sở chế biến thức ăn tại chỗ;
Khuyến khích xây dựng nhà máy, cơ sở chế biến thức ăn tại vùng nguyên liệu, để hạ giá thành sản xuất thức ăn, tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ phát triển.
Chuyển diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ và cây thức ăn cho chăn nuôi bò, dê, cừu (định hướng đến năm 2030 diện tích trồng cỏ phục vụ chăn nuôi là 3.553 ha (Bảng 20, Phụ lục 1) ở các huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Thuận Nam và Thuận Bắc); Hướng dẫn người chăn nuôi sử dụng các giống cỏ mới năng suất chất lượng cao, hàng năm xây dựng kế hoạch trồng cây thức ăn, dự trữ chế biến thức ăn chăn nuôi bằng nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương nhằm giảm giá thành trong chăn nuôi; Vận động để nông dân trồng cỏ thâm canh các giống cỏ phù hợp với khí hậu của tỉnh như VA06, cỏ sả lá lớn… có năng suất 200 tấn chất xanh/1 ha đủ nuôi thâm canh từ 13-15 con bò thịt hoặc bán thâm canh từ 20-30 con; cỏ hỗn hợp và các loại cỏ năng suất cao 350-500 tấn/ha/năm, có thể nuôi 20-30 bò thịt. Bên cạnh đó, cần tận dùng đất trống để trồng cây keo dậu làm thức ăn cho dê.
Quản lý chặt chẽ việc sử dụng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi, các điều kiện sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn.
3.3.5. Tổ chức, liên kết trong sản xuất, thu gom, chế biến và tiêu thụ sản phẩm
Chỉ đạo phát triển sản xuất chăn nuôi theo đúng quy hoạch, kế hoạch và đề án tái cơ cấu đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt gắn với xây dựng nông thôn mới.
Từng bước chuyển từ chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi tập trung, gắn với thu hút đầu tư của doanh nghiệp đầu tàu và chuyển đổi diện tích lúa sang cây trồng cạn, cỏ chăn nuôi chất lượng cao, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, chuyên canh, an toàn dịch bệnh, tổ chức chăn nuôi khép kín các khâu trong chuỗi giá trị từ cung ứng đầu vào đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Khuyến khích chăn nuôi theo chuỗi liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất, con giống, thức ăn, giết mổ chế biến đến tiêu thụ. Khuyến khích các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm; duy trì thị trường tiêu thụ truyền thống (nội tiêu); xúc tiến thương mại, thông qua hệ thống thương lái tìm kiếm, kết nối thị trường tiềm năng. Tổ chức lại sản xuất trong chăn nuôi lợn, dê, bò, cừu theo chuỗi giá trị và kinh tế tuần hoàn bằng cách: thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi (cung cấp con giống, thức ăn, thuốc thú y và bao tiêu sản phẩm) theo hướng tập trung, giết mổ, chế biến, tiêu thụ nhằm tạo chuỗi liên kết trong sản xuất chăn nuôi, tiêu thụ và định hướng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Xây dựng mô hình HTX, trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp gồm trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ (tham quan, du lịch trải nghiệm, giải trí, nghỉ dưỡng).
Xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm chăn nuôi đặc trưng của Ninh Thuận nhằm tăng giá trị sản phẩm tiếp cận với thị trường. Hỗ trợ, hướng dẫn xây dựng chỉ dẫn địa lý, đăng ký thương hiệu sản phẩm tạo ra địa chỉ tin cậy đối với người tiêu dùng.
Xây dựng chính sách hỗ trợ các hộ thu gom, hộ thương lái lớn thu mua để kết nối với thị trường ngoại tỉnh, bước đầu tạo động lực cho sản phẩm chăn nuôi ngày càng phát triển và hướng tới xuất khẩu.
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng lò giết mổ tập trung theo quy hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025.
Xây dựng mô hình dự báo cung/cầu các loại thịt heo, dê, bò và cừu, trên cơ sở đó điều chỉnh quy mô chăn nuôi cho phù hợp với nhu cầu thị trường đến năm 2030.
3.3.6. Phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc
3.3.6.1. Công tác thú y
Xây dựng và triển khai kế hoạch các biện pháp hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc hàng năm trên quy mô toàn tỉnh. Xây dựng một số cơ sở an toàn dịch bệnh, vùng an toàn dịch bệnh với qui mô cấp xã, liên xã và tiến tới vùng an toàn dịch bệnh cấp huyện;
Kiểm soát, phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh lây lan, khống chế, tiến tới kiểm soát hoàn toàn một số bệnh nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người; kiểm tra vệ sinh thú y trong quá trình sản xuất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; tăng cường quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hóa chất dùng trong thú y bảo đảm chất lượng, an toàn và hiệu quả.
Triển khai triệt để việc tiêm phòng bắt buộc đối với một số bệnh nguy hiểm, nhất là các vùng khống chế, vùng có nguy cơ cao. Tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ; áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh tổng hợp phòng chống dịch bệnh.
Củng cố mạng lưới thú y cơ sở, đảm bảo tối thiểu 50% số xã có cán bộ thú cấp cơ sở.
Đàm phán, k cam kết xây dựng mối liên kết về công tác thú y với các tỉnh bạn, xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm chăn nuôi của tỉnh.
3.3.7. Giải pháp về môi trường
Việc xây dựng các dự án, cơ sở chăn nuôi cần tuân thủ theo các quy định cơ sở pháp l về đảm bảo vấn đề môi trường trong chăn nuôi như Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi; QCVN 01-39:2011 quy định Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi; QCVN 01-79:2011/BNNPTNT quy định Quy chuẩn kỹ thuât quốc gia cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm và quy trình kiểm tra đánh giá điều kiện vệ sinh thú y;
QCVN 62-MT:2016/BTNMT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi…. Việc quy hoạch vùng chăn nuôi của các địa phương phải đảm bảo các cơ sở pháp l về bảo vệ môi trường. Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học đối với các cơ sở chăn nuôi; quy trình quản lý vệ sinh thú y với các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến và an toàn dịch bệnh cho các vùng sản xuất.
Xử lý chất thải chăn nuôi áp dụng hầm khí sinh học Biogas, ủ Compost, kết hợp công nghệ máy tách ép phân, sử dụng đệm lót sinh học và phương pháp ủ sinh học với các trại chăn nuôi qui mô lớn. u tiên công nghệ tuần hoàn tái sử dụng nước, công nghệ vi sinh thế hệ mới và chế phẩm vi sinh vật đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Hỗ trợ kỹ thuật về xử lý môi trường và một phần kinh phí xây dựng ban đầu để người chăn nuôi xây dựng, cải tạo chuồng trại.
3.3.8. Thực hiện chuyển đổi số trong chăn nuôi
Ứng dụng robot để tự động hoá hệ thống chăn nuôi từ khâu nhập vật nuôi, phân loại, quản lý tiểu khí hậu ở từng ô nuôi, phối hợp nhịp nhàng cho uống, cho ăn, vệ sinh chuồng trại.
Xử lý chất thải và môi trường bằng công nghệ nano: hấp phụ H2S, tích hợp cảm biến đo nồng độ H2S, NH3, kiểm tra thành phần khí sau khi lọc, có van điều khiển lượng khí vào và ra sau khi lọc giúp xử lý được môi trường ở các trại chăn nuôi.
Mỗi cá thể được gắn với các thiết bị cảm biến (Công nghệ tự động nhận dạng (Radio Frequency Identification – RFID, chíp điện tử Afitag) tự động cập nhật và phản ánh số liệu thực qua IoT (Internet of Things: Internet vạn vật) cho người nuôi về sức khỏe, tình trạng sinh l (động dục, thai sản, tình trạng dinh dưỡng, khả năng phát sinh dịch bệnh), và môi trường, nhu cầu dinh dưỡng là cơ sở cho robot phối trộn thức ăn dựa trên phần mềm chuyên dụng (như RationAll) và là cơ sở để truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Toàn bộ các tác nghiệp được số hóa và truyền qua IoT tới chủ trang trại chăn nuôi qua thiết bị di động.
Trong công tác thú y: Công nghệ chẩn đoán phát hiện bệnh chỉ trong một ống nghiệm ngay tại thực địa mà không cần máy ổn nhiệt hay máy đọc kết quả; Công nghệ chíp chẩn đoán phát hiện một nhóm bệnh nhờ tích hợp thành tổ hợp “multiplex” có thể đồng thời phát hiện hàng chục vi sinh vật gây hại khác nhau trên vật nuôi.
3.3.9. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền
Tuyên truyền thường xuyên trên Đài Phát thanh và truyền hình, Báo Ninh Thuận về Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả, có giá trị kinh tế cao đến năm 2030 .
Tuyên truyền, vận động chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, chế biến thức ăn cho gia súc ăn cỏ từ các phụ phẩm nông nghiệp để giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả chăn nuôi, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thông tin tuyên truyền về lợi ích từ các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi theo chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của một số địa phương.
Phát triển nhiều kênh thông tin thị trường, liên kết tiêu thụ sản phẩm liên xã, huyện, tỉnh trong vùng.
3.3.10. Các chính sách hỗ trợ trong giai đoạn 2021-2030
3.3.10.1. Hỗ trợ đầu tư phát triển khu chăn nuôi tập trung ứng dụng công nghệ cao
- Hỗ trợ phát triển chăn nuôi gia súc có sừng tập trung: chuyển đổi từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ sang sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp trên cơ sở quy hoạch vùng đồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc có sừng; Khuyến khích hộ chăn nuôi quy mô hộ chuyển sang quy mô trang trại; Hình thành vùng chăn nuôi gia súc có sừng tập trung kết hợp với xây dựng vùng an toàn dịch bệnh để tạo ra ngày một nhiều sản phẩm thịt có chất lượng cao, khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, chất lượng đồng đều, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cho các tác nhân trong chuỗi giá trị chăn nuôi (lợn, dê, bò, cừu) về an toàn vệ sinh thực phẩm, ứng dụng công nghệ 4.0 hay công nghệ số trong chăn nuôi, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đăng kýnhãn hiệu và xây dựng thương hiệu.
- Xây dựng cơ chế hỗ trợ cụ thể cho các tác nhân tham gia sản xuất (doanh nghiệp, HTX, trang trại, hộ đầu tư chăn nuôi bò sữa, bò thịt cao sản, dê, cừu, lợn, gà theo quy mô công nghiệp ứng dụng công nghệ cao), giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gia súc nói chung và gia súc có sừng nói riêng trong vùng chăn nuôi tập trung như sau:
(1) Về đất đai
+ Các hộ có đất trong vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung được xây dựng chuồng trại chăn nuôi; các hộ có đất trong vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung nhưng không có nhu cầu chăn nuôi được chuyển nhượng cho các hộ có nhu cầu chăn nuôi.
+ Các tổ chức chủ động chuyển đổi đất hoặc thuê đất nằm trong vùng chăn nuôi để xây dựng chuồng trại chăn nuôi.
+ Mở rộng một số vùng chăn nuôi dưới tán rừng đảm bảo theo quy định của pháp luật về bảo vệ rừng và quy hoạch phát triển bảo vệ rừng gắn với chăn nuôi của tỉnh Ninh Thuận.
+ Được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật.
(2) Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
+ Ngân sách nhà nước đầu tư quy hoạch và xây dựng dự án.
+ Ngân sách tỉnh/huyện hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào bao gồm đường giao thông cấp V đồng bằng, đường điện, hệ thống cấp, thoát nước và xử lý môi trường cho cả khu chăn nuôi theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(3) Hỗ trợ lãi suất vốn vay
Các tổ chức đầu tư phát triển chăn nuôi trong khu chăn nuôi tập trung được vay vốn của các tổ chức tín dụng và hỗ trợ chênh lệch lãi suất tiền vay so với lãi suất của Ngân hàng chính sách xã hội trong 5 năm đầu kể từ ngày có hợp đồng vay vốn để phục vụ phát triển chăn nuôi.
(4) Khoa học, công nghệ
+ Các tổ chức đầu tư phát triển chăn nuôi trong khu chăn nuôi tập trung được hưởng các tiến bộ kỹ thuật (giống, thức ăn, thú y, kỹ thuật chăm sóc), công nghệ mới, cung cấp thông tin khuyến nông, thị trường từ chương trình khuyến nông của Trung ương và tỉnh Ninh Thuận.
+ Các tổ chức đầu tư phát triển chăn nuôi trong khu chăn nuôi tập trung được hỗ trợ kinh phí đào tạo, tập huấn trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y theo định mức của các chính sách hiện hành.
+ Các tổ chức đầu tư phát triển chăn nuôi trong khu chăn nuôi tập trung được hỗ trợ về phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm theo quy định của Tỉnh.
3.3.10.2. Chính sách phát triển chăn nuôi bò
a) Cải tạo giống bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo và phối giống trực tiếp
- Đào tạo dẫn tinh viên cấp tỉnh và cấp huyện
- Mua sắm trang thiết bị vật tư phục vụ thụ tinh nhân tạo
- Mua bò đực giống (bò đực giống có máu ngoại 75% trở lên dùng để phối giống trực tiếp cho các đàn bò chăn thả tự nhiên)
- Hỗ trợ kinh phí cho thụ tinh nhân tạo
- Triệt sản bò đực không đạt yêu cầu
b) Thức ăn chăn nuôi
- Mở rộng diện tích trồng cỏ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng cạn ở những nơi thích hợp (theo quy hoạch của tỉnh)
- Chuyển đổi từ giống cỏ cũ năng suất thấp sang các giống cỏ mới có khả năng chịu hạn và năng suất cao hơn
- Hoàn thiện mạng lưới sản xuất và cung cấp thức ăn công nghiệp
c) Xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ bò thịt bảo đảm an toàn thực phẩm
- Thu hút và hỗ trợ doanh nghiệp, HTX tham gia chuỗi với vai trò chủ chuỗi theo Nghị quyết số 21/2018/NQ-HĐND.
- Xây dựng các chuỗi sản phẩm bò thịt theo hướng kinh tế tuần hoàn và an toàn sinh học, quy trình nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu thụ, xử lý chất thải chăn nuôi.
- Ứng dụng công nghệ số trong chăn nuôi.
- Xúc tiến thương mại: Đăng ký nhãn hiệu tập thể, ứng dụng thương mại điện tử, sàn giao dịch sản phẩm bò Ninh Thuận.
d) Tập huấn, tuyên truyền thay đổi nhận thức của các tác nhân trong chuỗi giá trị
- Xây dựng mô hình chăn nuôi bò cao sản theo hướng kinh tế tuần hoàn và có ứng dụng công nghệ số.
- Tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho người nuôi, thu gom, giết mổ và chế biến sản phẩm.
- Tập huấn cho người nuôi phương pháp chế biến, bảo quản, dự trữ thức ăn thô.
3.3.10.3. Chính sách phát triển chăn nuôi dê, cừu
a) Cải tạo giống
- Hỗ trợ lai tạo giống dê, cừu bản địa với dê, cừu lai bằng phương pháp phối giống tự nhiên và thụ tinh nhân tạo.
- Hỗ trợ hoán đổi dê, cừu đực giống giữa các địa phương trong tỉnh nhằm bảo tồn giống dê, cừu bản địa đồng thời tránh tình trạng đồng huyết.
b) Chuyển đổi phương thức chăn nuôi
- Xây dựng mô hình chăn nuôi dê, cừu theo hình thức bán chăn thả và hình thức nhốt chuồng, an toàn sinh học theo hướng tuần hoàn.
- Tuyên truyền, tập huấn và chuyển giao mô hình nuôi dê, cừu theo hình thức bán chăn thả và nhốt chuồng.
- Tuyên truyền, tập huấn và chuyển giao mô hình nuôi dê, cừu theo hướng an toàn sinh học và tuần hoàn.
- Tập huấn ứng dụng công nghệ số trong chăn nuôi.
c) Xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ dê, cừu thịt bảo đảm an toàn thực phẩm
- Thu hút và hỗ trợ doanh nghiệp, HTX tham gia chuỗi với vai trò chủ chuỗi theo Nghị quyết số 21/2018/NQ-HĐND.
- Xây dựng các chuỗi sản phẩm thịt dê, cừu theo hướng kinh tế tuần hoàn và an toàn sinh học: thức ăn, thú y, quy trình nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu thụ, xử lý chất thải chăn nuôi.
- Ứng dụng công nghệ số trong chăn nuôi dê, cừu
- Xúc tiến thương mại: Phát triển thương hiệu dê, cừu Ninh Thuận; Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm qua thương mại điện tử; Xây dựng sàn giao dịch sản phẩm dê, cừu Ninh Thuận.
3.3.10.4. Chính sách phát triển chăn nuôi lợn
a) Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn tập trung, an toàn sinh học theo hướng tuần hoàn
- Xây dựng mô hình trình diễn.
- Tập huấn chuyển giao, nhân rộng mô hình.
- Xử lý chất thải chăn nuôi lợn (Biogas, đệm lót sinh học).
b) Xây dựng thương hiệu lợn bản địa Ninh Thuận
- Bảo tồn giống lợn đen bản địa.
- Đăng kýnhãn hiệu sản phẩm.
- Phát triển thương hiệu sản phẩm.
- Xây dựng các chuỗi sản phẩm lợn thịt theo hướng kinh tế tuần hoàn và an toàn sinh học từ đầu vào đến đầu ra và quản lý chất thải: thức ăn, thú y, quy trình nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu thụ, xử lý chất thải chăn nuôi.
Tổng kinh phí thực hiện dự kiến cho giai đoạn 2021-2030 là: 743,053 tỷ đồng, trong đó:
- Nguồn vốn từ ngân sách Trung ương là: |
105,121 tỷ đồng |
- Ngân sách tỉnh là: |
53,066 tỷ đồng |
- Ngân sách huyện là: |
16,666 tỷ đồng |
- Vốn của các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp là: |
568,200 tỷ đồng |
(Phụ lục IV dự toán kèm theo)
Nguồn vốn ngân sách Trung ương dự kiến được huy động chủ yếu từ Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Nguồn vốn ngân sách tỉnh và huyện chủ yếu được huy động từ các các nguồn vốn sự nghiệp theo quy định hiện hành về phát triển chăn nuôi của tỉnh Ninh Thuận như: Quyết định số 11/2019/QĐ-UBND của UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 65/2017/QĐ-UBND về Ban hành Đề án cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2017-2020; Quyết định số 17/2017/QĐ-UBND Ban hành Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Nghị quyết 21/2018/NQ-HĐND Sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 20/2017/NQ-HĐND về Chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn 2017-2020; Quyết định số 50/2019/QĐ-UBND ngày 21/8/2019 của UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành quy định một số Chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn…
3.5. Đánh giá tác động của đề án
3.5.1. Hiệu quả kinh tế
- Tổng giá trị sản xuất chăn nuôi lợn, dê, bò, cừu toàn tỉnh sau 5 năm từ 2021 đến năm 2025 đạt 1.983 tỷ đồng, định hướng đến năm 2030 đạt 2.847 tỷ đồng (tính theo giá cố định năm 2010) tại Bảng 38 Phụ lục III.
- Mục tiêu về kinh tế của đề án là đến năm 2025, cơ cấu ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng khoảng 35,5% trong nội bộ ngành trồng trọt-chăn nuôi và duy trì mức tỷ trọng 10,7% trong toàn ngành nông nghiệp (nông-lâm-ngư). Đến năm 2030, cơ cấu ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng khoảng 41,2% trong nội bộ ngành trồng trọt-chăn nuôi và chiếm khoảng 12,3% trong toàn ngành nông nghiệp[9] (Bảng 39, Phụ lục III).
- Thu nhập hỗn hợp (bao gồm cả công lao động và khấu hao chuồng trại) đạt 40 - 50% tổng giá trị sản xuất. Tỷ suất lợi nhuận/tổng đầu tư là 20% (60% thức ăn + 10% giống + 10% vắcxin, thuốc thú y, khấu hao chuồng trại, công lao động, điện, nước và các chi phí khác).
- Sau khi thực hiện đề án đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ngành chăn nuôi lợn, dê, bò, cừu của tỉnh sẽ hình thành được vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát huy được lợi thế của địa phương, tạo được thương hiệu cho các sản phẩm chăn nuôi đặc trưng (dê, cừu), đăng ký được nhãn hiệu tập thể cho bò và lợn đen bản địa. Tạo ra những mô hình chăn nuôi lợn, dê, bò, cừu điển hình để nông dân học tập. Phát triển mạnh các chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn, dê, bò, cừu bảo đảm an toàn thực phẩm và phù hợp với điều kiện của địa phương.
3.5.2. Về mặt xã hội
- Tăng thu nhập cho người chăn nuôi, sử dụng được lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, tận dụng các loại phế phụ phẩm trong sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp, hình thành du lịch sinh thái kết hợp với ẩm thực, để phát huy và khai thác thế mạnh theo vùng tiểu khí hậu, đa dạng hóa sinh kế cho người dân góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững. Giải quyết việc làm cho nông dân, tăng thu nhập, góp phần đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
- Tập trung khai thác, tạo điều kiện để phát triển chăn nuôi theo lợi thế của các địa phương, tận dụng thế mạnh hình thành các vùng chăn nuôi tập trung quy mô lớn theo hình thức trang trại, gia trại đảm bảo vệ sinh môi trường, sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng an toàn vệ sinh thực phẩm, kết nối sản xuất với chế biến, bảo quản, đổi mới và phát triển hệ thống quản lý tổ chức sản xuất, kinh doanh; tạo điều kiện để các thành phần kinh tế bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm có giá trị gia tăng, tăng lợi thế cạnh tranh mang lại hiệu quả kinh tế, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi theo vùng.
3.5.3. Về môi trường
- Giảm thiểu tác động bất lợi gây ô nhiễm môi trường trong phát triển chăn nuôi, tăng cường áp dụng các hình thức chăn nuôi an toàn sinh học, tiên tiến, khép kín tái sử dụng các chất thải trong chăn nuôi: Biogas, VietGhap…
- Thay đổi dần tập quán chăn nuôi của người dân, chuyển từ chăn nuôi theo lối quảng canh sang thâm canh, có đầu tư áp dụng tiến bộ KHKT, ứng dụng công nghệ số trong quản lý và kiểm soát vật nuôi, xây dựng và áp dụng quy trình nuôi bền vững, khép kín, tận dụng nguồn phân bón cho sản xuất nông nghiệp và làm Biogas cung cấp nguồn chất đốt để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Tiếp tục nghiên cứu, vận dụng các cơ chế, chính sách đã ban hành, kết hợp với các quy định mới của Trung ương để triển khai tổ chức thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả, có giá trị kinh tế cao đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hàng năm để triển khai thực hiện Đề án. Chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
c) Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước sản xuất các giống vật nuôi thích hợp với điều kiện trên địa bàn tỉnh để cung cấp cho nhu cầu phát triển chăn nuôi bền vững.
d) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức tập huấn, xây dựng mô hình và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi; đồng thời thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ về giống, tinh, phôi và giống nhập khẩu.
đ) Chỉ đạo công tác quản lý giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, các chế phẩm sinh học, thuốc thú y, kiểm soát môi trường và phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi.
e) Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án; thường xuyên theo dõi, cập nhật và đánh giá các chỉ tiêu thực hiện so với Đề án đã phê duyệt; định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện Đề án.
2. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí vốn sự nghiệp hằng năm để triển khai thực hiện Đề án đạt hiệu quả, theo đúng quy định hiện hành.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị liên quan, tham mưu bố trí vốn đầu tư công để hỗ trợ thực hiện Đề án theo quy định của pháp luật về đầu tư công; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi.
4. Sở Công thương: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
5. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng khoa học tỉnh xem xét ưu tiên các đề xuất nghiên cứu khoa học và công nghệ nhằm phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn; hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi và hướng dẫn xây dựng thương hiệu sản phẩm.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm soát, quản lý chặt chẽ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp được quy hoạch vùng chăn nuôi; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi.
7. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận: Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về Đề án và các chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
8. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, tổ chức chính trị - xã hội: Tăng cường tuyên truyền, vận động các hội viên chủ động, tích cực, tự giác thực hiện Đề án.
9. Hội Nông dân tỉnh: Tổ chức tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật đến hội viên, vận động xây dựng các mô hình điểm tại các Chi hội.
10. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận: Chỉ đạo các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tạo điều kiện và cho các tổ chức, cá nhân được vạy vốn phát triển sản xuất theo các quy định hiện hành.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Tổ chức triển khai thực hiện Đề án tại địa phương; tuyên truyền vận động người dân thực hiện chăn nuôi đúng quy hoạch vùng chăn nuôi; quản lý phát triển chăn nuôi theo quy định pháp luật hiện hành; cân đối ngân sách địa phương để triển khai thực hiện Đề án; tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi.
12. Các tổ chức và cá nhân phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại cần phải lập dự án và đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về điều kiện chăn nuôi, thú y, vệ sinh môi trường để được hướng dẫn và hưởng các chính sách về phát triển chăn nuôi của Nhà nước. Có trách nhiệm thực hiện các quy định của Nhà nước về giống vật nuôi, thú y, vệ sinh phòng bệnh và bảo vệ môi trường./.
THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI (BÒ, DÊ, CỪU, LỢN, GIA CẦM) TỈNH NINH THUẬN
Bảng 1. Quy mô đàn bò phân theo địa phương giai đoạn 2016-2020
ĐVT: con
Huyện |
Năm |
TĐTTBQ (%) |
|||||||||
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
|||||||
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
||
Bác Ái |
17.493 |
15,5 |
19.334 |
17,2 |
23.111 |
19,3 |
22.025 |
18,5 |
22.547 |
18,8 |
6,55 |
Ninh Phước |
23.112 |
20,5 |
23.004 |
20,5 |
22.592 |
18,8 |
20.224 |
17,0 |
22.176 |
18,5 |
-1,03 |
Ninh Sơn |
21.709 |
19,3 |
19.524 |
17,4 |
18.967 |
15,8 |
20.998 |
17,7 |
22.595 |
18,8 |
1,01 |
Thuận Nam |
17.910 |
15,9 |
19.933 |
17,7 |
19.874 |
16,6 |
18.515 |
15,6 |
18.732 |
15,6 |
1,13 |
Thuận Bắc |
19.751 |
17,5 |
19.583 |
17,4 |
19.583 |
16,3 |
22.026 |
18,5 |
20.281 |
16,9 |
0,66 |
Ninh Hải |
10.065 |
8,9 |
8.935 |
7,9 |
12.303 |
10,3 |
11.101 |
9,3 |
9.637 |
8,0 |
-1,08 |
Phan Rang |
2.640 |
2,3 |
2.131 |
1,9 |
3.588 |
3,0 |
3.947 |
3,3 |
4.148 |
3,5 |
11,96 |
Tổng |
112.680 |
100,0 |
112,444 |
100,0 |
120,018 |
100,0 |
118.836 |
100,0 |
120.116 |
100,0 |
1,61 |
Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Ninh Thuận, 2020
Bảng 2. Quy mô đàn dê phân theo địa phương giai đoạn 2016-2020
ĐVT: con
Huyện |
Năm |
TĐTTBQ (%) |
|||||||||
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
|||||||
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
||
Bác Ái |
4.272 |
3,3 |
5.112 |
3,7 |
5.304 |
4,0 |
5.145 |
4,0 |
4.797 |
3,9 |
2,94 |
Ninh Phước |
47.816 |
37,4 |
49.041 |
35,5 |
42.001 |
32,0 |
41.877 |
32,5 |
40.832 |
33,1 |
-3,87 |
Ninh Sơn |
7.766 |
6,1 |
8.203 |
5,9 |
5.643 |
4,3 |
6.512 |
5,1 |
6.304 |
5,1 |
-5,08 |
Thuận Nam |
38.136 |
29,9 |
41.589 |
30,1 |
41.659 |
31,8 |
32.655 |
25,4 |
31.639 |
25,7 |
-4,56 |
Thuận Bắc |
8.411 |
6,6 |
7.748 |
5,6 |
8.580 |
6,5 |
13.229 |
10,3 |
13.135 |
10,6 |
11,79 |
Ninh Hải |
14.588 |
11,4 |
22.376 |
16,2 |
23.622 |
18,0 |
23.737 |
18,4 |
19.828 |
16,1 |
7,97 |
Phan Rang |
6.743 |
5,3 |
3.898 |
2,8 |
4.372 |
3,3 |
5.545 |
4,3 |
6.803 |
5,5 |
0,22 |
Tổng |
127.732 |
100,0 |
137.967 |
100,0 |
131.181 |
100,0 |
128.700 |
100,0 |
123.338 |
100,0 |
-0,87 |
Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Ninh Thuận, 2020
Bảng 3. Quy mô đàn cừu phân theo địa phương giai đoạn 2016-2020
ĐVT: con
Huyện |
Năm |
TĐTTBQ (%) |
|||||||||
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
|||||||
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
||
Bác Ái |
7.606 |
4,6 |
6.115 |
3,8 |
4.901 |
3,9 |
14.805 |
12,9 |
13.038 |
12,2 |
14,42 |
Ninh Phước |
37.189 |
22,4 |
32.543 |
20,2 |
26.694 |
21,2 |
20.277 |
17,7 |
18.633 |
17,4 |
-15,87 |
Ninh Sơn |
24.508 |
14,8 |
24.560 |
15,3 |
14.091 |
11,2 |
13.507 |
11,8 |
16.092 |
15,0 |
-9,98 |
Thuận Nam |
65.154 |
39,3 |
61.937 |
38,5 |
45.737 |
36,4 |
38.741 |
33,8 |
37.562 |
35,1 |
-12,86 |
Thuận Bắc |
6.623 |
4,0 |
6.464 |
4,0 |
5.970 |
4,7 |
8.553 |
7,5 |
4.790 |
4,5 |
-7,78 |
Ninh Hải |
23.044 |
13,9 |
28.233 |
17,5 |
27.388 |
21,8 |
17.068 |
14,9 |
14.822 |
13,8 |
-10,45 |
Phan Rang |
1.634 |
1,0 |
1.076 |
0,7 |
1.005 |
0,8 |
1.567 |
1,4 |
2.192 |
2,0 |
7,62 |
Tổng |
165.758 |
100,0 |
160.928 |
100,0 |
125.786 |
100,0 |
114.518 |
100,0 |
107.129 |
100,0 |
-10,34 |
Nguồn: Niêm giám thông kê tỉnh Ninh Thuận, 2020
Bảng 4. Quy mô đàn lợn phân theo địa phương giai đoạn 2016-2020
ĐVT: con
Huyện |
Năm |
TĐTTBQ (%) |
|||||||||
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
|||||||
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
||
Bác Ái |
27.413 |
30,0 |
26.315 |
28,5 |
27.014 |
29,9 |
27.448 |
30,9 |
34.661 |
35,7 |
6,04 |
Ninh Phước |
16.536 |
18,1 |
20.287 |
22,0 |
17.762 |
19,7 |
14.339 |
16,1 |
15.383 |
15,8 |
-1,79 |
Ninh Sơn |
25.124 |
27,5 |
25.783 |
28,0 |
26.959 |
29,8 |
21.705 |
24,4 |
20.198 |
20,8 |
-5,31 |
Thuận Nam |
4.129 |
4,5 |
2.826 |
3,1 |
1.300 |
1,4 |
855 |
1,0 |
1.123 |
1,2 |
-27,78 |
Thuận Bắc |
12.533 |
13,7 |
11.535 |
12,5 |
11.620 |
12,9 |
18.909 |
21,3 |
21.614 |
22,3 |
14,60 |
Ninh Hải |
2.219 |
2,4 |
2.310 |
2,5 |
3.236 |
3,6 |
2.834 |
3,2 |
2.657 |
2,7 |
4,61 |
Phan Rang |
3.563 |
3,9 |
3.171 |
3,4 |
2.449 |
2,7 |
2.868 |
3,2 |
1.444 |
1,5 |
-20,21 |
Tổng |
91.517 |
100,0 |
92.227 |
100,0 |
90.340 |
100,0 |
88.958 |
100,0 |
97.080 |
100,0 |
1,49 |
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận, 2020
Bảng 5. Số cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020
Diễn giải |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
1. Bò |
|
|
|
|
|
- Số hộ |
26.975 |
26.919 |
28.732 |
28.449 |
22.589 |
- HTX |
2 |
2 |
0 |
0 |
0 |
- Số đầu con bò thịt |
112.680 |
112.444 |
120.018 |
118.836 |
120.116 |
2. Dê |
|
|
|
|
|
- Số hộ |
6.026 |
6.509 |
6.378 |
6.072 |
8.418 |
- Số đầu dê thương phẩm |
127.732 |
137.967 |
135.189 |
128.700 |
123.338 |
3. Cừu |
|
|
|
|
|
- Số hộ |
7.820 |
7.592 |
6.699 |
5.402 |
2.598 |
- HTX |
1 |
1 |
1 |
0 |
0 |
- Số cừu thương phẩm |
165.758 |
160.928 |
142.010 |
114.518 |
107.129 |
4. Lợn |
|
|
|
|
|
- Số hộ |
13.890 |
12.813 |
7.318 |
7.206 |
5.758 |
- Trang trại |
38 |
39 |
39 |
43 |
54 |
- HTX |
0 |
0 |
02 |
02 |
02 |
- Doanh nghiệp |
01 |
01 |
01 |
02 |
03 |
- Khu chăn nuôi tập trung |
0 |
0 |
0 |
10 |
25 |
- Số đầu con lợn thịt |
76.033 |
78.878 |
77.562 |
77.646 |
86.078 |
- Số đầu con lợn nái |
15.484 |
13.349 |
12.778 |
11.312 |
11.002 |
Nguồn: Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận, 2021
Bảng 6. Phân bố cơ sở chăn nuôi theo huyện năm 2020 (ĐVT: con)
Diễn giải |
Phan Rang TC |
Bác Ái |
Ninh Hải |
Ninh Phước |
Ninh Sơn |
Thuận Bắc |
Thuận Nam |
1. Bò |
|
|
|
|
|
|
|
- Số hộ |
596 |
6.099 |
1.573 |
3.395 |
3.851 |
3.485 |
3.590 |
- Số đầu con bò thịt |
4.148 |
22.547 |
9.637 |
22.176 |
22.595 |
20.281 |
18.732 |
2. Dê |
|
|
|
|
|
|
|
- Số hộ |
217 |
373 |
1.058 |
3.544 |
286 |
1.942 |
998 |
- Số đầu dê thương phẩm |
6.346 |
5.869 |
18.420 |
39.878 |
11.728 |
15.022 |
26.075 |
3. Cừu |
|
|
|
|
|
|
|
- Số hộ |
47 |
77 |
704 |
665 |
136 |
188 |
781 |
- Số cừu thương phẩm |
2.649 |
11.966 |
16.230 |
19.587 |
10.668 |
2.903 |
43.126 |
4. Lợn |
|
|
|
|
|
|
|
- Số hộ |
252 |
1.168 |
153 |
638 |
1037 |
2.398 |
112 |
- Trang trại |
0 |
23 |
0 |
6 |
22 |
3 |
0 |
- HTX |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
- Khu chăn nuôi tập trung |
0 |
0 |
2 |
4 |
18 |
1 |
0 |
- Số đầu con lợn thịt |
1.444 |
32.881 |
2.657 |
15.383 |
12.529 |
21.398 |
1.123 |
- Số đầu con lợn nái |
0 |
1.780 |
0 |
0 |
7.669 |
0 |
0 |
Nguồn: Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận, 2021
Bảng 7. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá hiện hành của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu |
Năm |
Tốc độ phát triển |
|||||||||||||
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
17/16 |
18/17 |
19/18 |
20/19 |
TĐPTBQ |
||||||
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
||||||
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản |
12.864 |
100,0 |
15.343 |
100,0 |
17.013 |
100,0 |
18.711 |
100,0 |
19.928 |
100,0 |
119,3 |
110,9 |
110,0 |
106,5 |
11,6 |
1. Nông nghiệp |
6.242 |
48,5 |
6.940 |
45,2 |
7.119 |
41,8 |
7.835 |
41,9 |
8.681 |
43,6 |
111,2 |
102,6 |
110,1 |
110,8 |
8,6 |
1.1 Trồng trọt |
4.451 |
34,6 |
5.201 |
33,9 |
5.055 |
29,7 |
5.454 |
29,1 |
5.253 |
26,4 |
116,9 |
97,2 |
107,9 |
96,3 |
4,2 |
1.2 Chăn nuôi |
1.791 |
13,9 |
1.739 |
11,3 |
2.064 |
12,1 |
2.381 |
12,7 |
3.428 |
17,2 |
97,1 |
118,7 |
115,4 |
144,0 |
17,6 |
2. Lâm nghiệp |
114 |
0,9 |
129 |
0,8 |
170 |
1,0 |
137 |
0,7 |
144 |
0,7 |
113,8 |
131,4 |
80,6 |
104,8 |
6,0 |
3. Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản |
6.508 |
50,6 |
8.274 |
53,9 |
9.724 |
57,2 |
10.739 |
57,4 |
11.103 |
55,7 |
127,1 |
117,5 |
110,4 |
103,4 |
14,3 |
Nguồn: Cục thông kê tỉnh Ninh Thuận, 2020
Bảng 8. Kết quả thống kê sản lượng thịt hơi gia súc gia cầm trên địa bàn tỉnh
ĐVT: tấn
Năm |
Tổng sản lượng thịt |
Thịt bò |
Thịt dê |
Thịt cừu |
Thịt lợn |
Thịt gia cầm |
Thịt trâu |
2020 |
33.141,1 |
5.004,0 |
1.964,88 |
2.147,74 |
17.840,5 |
6.059,1 |
125,1 |
2019 |
31.425,8 |
4.790,5 |
1.878,03 |
2.097,0 |
17.076,7 |
5.461,7 |
121,8 |
2018 |
28.481,8 |
4.230,3 |
1.750,4 |
1.931,7 |
16.413,2 |
4.034,7 |
121,5 |
2017 |
24.367,2 |
4.479,2 |
1.405,3 |
1.575,14 |
12.458,3 |
4.295,9 |
153,3 |
2016 |
21.387,5 |
3.211,3 |
1.163,81 |
1.363,17 |
11.915,7 |
3.534,6 |
198,9 |
2015 |
22.737,9 |
5.056,9 |
1.353,2 |
1.795,2 |
10.555,1 |
3.750,3 |
227,2 |
2014 |
27.575,8 |
6.625,3 |
1.432,4 |
2.100,1 |
9.475,5 |
7.701,7 |
240,8 |
2013 |
23.895,6 |
6.762,9 |
1.739,0 |
2.140,1 |
8.573,0 |
4.342,9 |
337,7 |
2012 |
25.061,4 |
8.079,0 |
2.121,2 |
2.109,2 |
7.843,0 |
4.681,0 |
228,0 |
2011 |
25.399,6 |
7.603,7 |
2.517,2 |
1.623,7 |
8.980,1 |
4.443,4 |
231,5 |
2010 |
25.328,7 |
6.246,4 |
2.756,0 |
1.794,1 |
10.218,2 |
4.098,0 |
216,0 |
Nguồn: Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận, 2021
Sơ đồ 1. Số cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2020
Bảng 8.1 Tọa độ trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh năm 2021
TT |
TÊN TRẠI |
ĐỊA CHỈ |
Tọa độ X |
Tọa độ Y |
I |
HUYỆN BÁC ÁI (25 trại) |
|
|
|
1 |
Huỳnh Văn Thành |
Phước Thắng, Bác Ái |
108°50'58" |
11°49'17'' |
2 |
Võ Khánh Khang |
Phước Thắng, Bác Ái |
108°50'01" |
11°49'33'' |
3 |
Hồ Chí Cường |
Phước Tiến, Bác Ái |
108°49'23" |
11°49'45'' |
4 |
Trịnh Xuân Trường |
Phước Tiến, Bác Ái |
108°57'13" |
11°35'35'' |
5 |
Nguyễn Sáu |
Phước Chính Bác Ái |
108°53'19" |
11°50'2" |
6 |
Nguyễn Văn Mạnh |
Phước Đại, Bác Ái |
108°53'28'' |
11°50'9" |
7 |
Nguyễn Thị Đông |
Phước Đại, Bác Ái |
108°53'28'' |
11°50'9" |
8 |
Lê Thị Thu Trâm |
Phước Trung, Bác Ái |
108°57'21'' |
11°40'25" |
9 |
Nguyễn Hữu Thành |
Phước Trung, Bác Ái |
108°57'21'' |
11°40'25" |
10 |
C ty Đức Lộc |
Phước Trung, Bác Ái |
108°57'27" |
11°39'28'' |
11 |
Nguyễn Thị Nhung |
Phước Trung, Bác Ái |
108°57'31'' |
11°40'24" |
12 |
Nguyễn Văn Sơn |
Tà Lú 3,Phước Đại; |
108°53'32'' |
11°49'24" |
13 |
Trần Thị Kim Yến |
Tà Lú 2,Phước Đại; |
108°52'26" |
11°48'47" |
14 |
Phạm Văn Hải |
Tà Lú 2, Phước Đại |
108°52'27" |
11°48'45" |
15 |
Nguyễn Đình Huấn |
Suối Đá, Phước Tiến |
108°49'37" |
11°49'51'' |
16 |
Nguyễn Tùng Lâm |
Tà Lú 3, Phước Đại |
108°53'33'' |
11°49'23'' |
17 |
Lê Thị Mỹ Trinh |
Suối Đá, Phước Tiến |
108°49'26" |
11°49'23'' |
18 |
Lê Thanh Trang |
Suối Đá, Phước Tiến |
108°49'26" |
11°49'23'' |
19 |
Nguyễn Văn Tùng |
Suối Đá, Phước Tiến, |
108°49'25" |
11°49'19'' |
20 |
Nguyễn Minh Trí |
Suối Đá, Phước Tiến, Bác Ái |
108°49'25" |
11°49'19'' |
21 |
Nguyễn Thị Lệ Tuyền |
Suối Đá, Phước Tiến, Bác Ái |
108°82'35'' |
11°82'21'' |
22 |
Nguyễn Minh Khương |
Suối Đá, Phước Tiến, Bác Ái |
108°82'38'' |
11°82'21'' |
23 |
Nguyễn Ngọc Quốc |
Châu Đắc, Phước Đại |
108°53'30" |
11°51'02" |
24 |
Trần Huy Toản |
Châu Đắc, Phước Đại |
108°53'30" |
11°51'02" |
25 |
Công ty chăn nuôi Lộc Phát |
Phước Tiến, Bác Ái |
108°48'44" |
11°48'55'' |
II |
NINH SƠN (22 trại) |
|
|
|
26 |
Phan Tùng 1 |
Mỹ Sơn, Ninh Sơn |
108°51'46'' |
11°40'58" |
27 |
Trần Thị Ngọc Thanh |
Mỹ Sơn, Ninh Sơn |
108°51'34'' |
11°40'55" |
28 |
Phan Thị Thúy Diễm |
Mỹ Sơn, Ninh Sơn |
108°50'43" |
11°41'20" |
29 |
Nguyễn Đức Toan |
Lương Sơn, Ninh Sơn |
|
|
30 |
Nguyễn Thành Đạt 2 |
Lâm Sơn, Ninh Sơn |
|
|
31 |
Lê Văn Nông |
Tân Sơn, Ninh Sơn |
108°47'7'' |
11°47'2'' |
32 |
Phan Thanh Ngoan (Hóa) |
Tân Sơn, Ninh Sơn |
108°47'51'' |
11°47'23'' |
33 |
Lê Thị Bích Rô |
Tân Sơn, Ninh Sơn |
108°49'10" |
11°42'13'' |
34 |
Lê Thiện Khanh 1 |
Quảng Sơn, Ninh Sơn |
108°47'31'' |
11°43'20" |
35 |
Lê Thiện Khanh 2 |
Quảng Sơn, Ninh Sơn |
108°47'31'' |
11°43'20" |
36 |
Cáp hữu Thắng |
Quảng Sơn, Ninh Sơn |
108°47'29" |
11°44'29'' |
37 |
Cáp Hữu Bình |
Quảng Sơn, Ninh Sơn |
108°48'26" |
11°43'20'' |
38 |
Cáp Thị Mỹ Hương |
Quảng Sơn, Ninh Sơn |
108°48'26" |
11°43'20'' |
39 |
Phan Thọ |
Quảng Sơn, Ninh Sơn |
108°48'26" |
11°43'20'' |
40 |
Phan Chấn Nhật |
Quảng Sơn, Ninh Sơn |
108°48'26" |
11°43'20'' |
41 |
Nguyễn Thị Minh Trang |
Quảng Sơn, Ninh Sơn |
|
|
42 |
Lê Thanh Việt |
Hòa Sơn, Ninh Sơn |
108°46'25" |
11°41'45'' |
43 |
Phan Thị Nữ (Phương Thắng) |
Nhơn Sơn, Ninh Sơn |
108°52'50" |
11°38'24'' |
44 |
Công ty chăn nuôi Lộc Phát 1 |
Quảng Sơn, Ninh Sơn |
108°74'72" |
11°75'67'' |
45 |
Công ty chăn nuôi Lộc Phát2 |
Quảng Sơn, Ninh Sơn |
108°73'92" |
11°75'38'' |
16 |
Công ty chăn nuôi Lộc Phát 3 |
Quảng Sơn, Ninh Sơn |
108°76'63" |
11°83'65'' |
47 |
Công ty TNHH Thái Hoàng |
Quảng Sơn, Ninh Sơn |
108°72'86" |
11°743'72'' |
III |
NINH PHƯỚC (5 trại) |
|
|
|
48 |
Nguyễn Việt Toàn 1 |
Phước Vinh, Ninh Phước |
108°51'8'' |
11°38'16'' |
49 |
Nguyễn Tấn Hưng 1 |
Phước Vinh, Ninh Phước |
108°51'5'' |
11°38'42'' |
50 |
Nguyễn Tấn Hưng 2 |
Phước Vinh, Ninh Phước |
|
|
51 |
Lê Thị Lương (me Toàn) |
Phước Vinh, Ninh Phước |
108°51'8'' |
11°38'16'' |
52 |
Phù Sanh Thiện Thanh |
An Hải- Ninh Phước |
108°59'51'' |
11°31'09" |
IV |
THUẬN BẮC (3 trại) |
|
|
|
53 |
Lê Phương 1 |
Bắc Sơn, Thuận Bắc |
109°4'38" |
11°39'3'' |
54 |
Lê Phương 2 |
Bắc Sơn, Thuận Bắc |
109°4'29" |
11°39'10" |
55 |
Bùi Anh Thư (Lê Duy) |
Bắc Sơn, Thuận Bắc |
109°4'13'' |
11°39'43'' |
VI |
THUẬN NAM (1 trại) |
|
|
|
56 |
Chánh Phong |
Phước Ninh, Thuận Nam |
1266181.75 |
564942.13 |
Bảng 9. Tình hình cấp giấy chứng nhận cơ sở chăn nuôi, giết mổ, chế biến, kinh doanh đủ điều kiện an toàn vệ sinh thú y của tỉnh giai đoạn 2016-2020
ĐVT: cơ sở
Diễn giải |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
1. Bò |
|
|
|
|
|
- Cơ sở chăn nuôi |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
- Cơ sở giết mổ |
3 |
1 |
0 |
2 |
0 |
- Cơ sở chế biến |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
- Cửa hàng kinh doanh sản phẩm |
3 |
1 |
2 |
0 |
0 |
2. Dê |
|
|
|
|
|
- Cơ sở chăn nuôi |
0 |
0 |
1 |
1 |
0 |
- Cơ sở giết mổ |
3 |
3 |
0 |
2 |
2 |
- Cơ sở chế biến |
0 |
0 |
0 |
1 |
1 |
- Cửa hàng kinh doanh sản phẩm |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
3. Cừu |
|
|
|
|
|
- Cơ sở chăn nuôi |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
- Cơ sở giết mổ |
3 |
0 |
0 |
0 |
2 |
- Cơ sở chế biến |
0 |
0 |
0 |
1 |
1 |
- Cửa hàng kinh doanh sản phẩm |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
4. Lợn |
|
|
|
|
|
- Cơ sở chăn nuôi |
7 |
16 |
1 |
1 |
5 |
- Cơ sở giết mổ |
2 |
2 |
1 |
2 |
2 |
- Cơ sở chế biến |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
- Cửa hàng kinh doanh sản phẩm |
2 |
12 |
9 |
0 |
0 |
|
|
|
|
|
|
Nguồn: Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận, 2021
Bảng 10. Quy mô chăn nuôi của các đơn vị điều tra năm 2020
Loại vật nuôi |
Hộ (n=62) |
Trang trại (n=13) |
||||
Số mẫu |
Số đầu con bình quân |
Sản lượng thịt bình quân/đơn vị (kg |
Số mẫu |
Số đầu con bình quân |
Sản lượng thịt bình quân/đơn vị (kg) |
|
Bò |
15 |
53 |
2.350,2 |
2 |
480 |
5.012,4 |
Dê |
14 |
166 |
1.567,3 |
1 |
524 |
2.148,4 |
Cừu |
16 |
261 |
2.604,5 |
3 |
298 |
3.621,5 |
Lợn |
17 |
145 |
10.080,0 |
6 |
1682 |
131.118,6 |
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát hộ và trang trại, 2021
Bảng 11. Cơ cấu giống vật nuôi của các đơn vị điều tra năm 2020
Loại gia súc |
Hộ (n=62) |
Trang trại (n=13) |
||
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
|
1. Bò |
15 |
100,00 |
2 |
100,00 |
Địa phương |
8 |
53,33 |
0 |
0,00 |
Lai sind |
5 |
33,33 |
2 |
100,00 |
Lai Brahman |
2 |
13,34 |
0 |
0,00 |
2. Dê |
14 |
100,0 |
1 |
100,00 |
Địa phương |
3 |
21,43 |
0 |
0,00 |
Bách Thảo |
9 |
64,29 |
1 |
100,00 |
Dê lai khác |
2 |
14,29 |
0 |
0,00 |
3. Cừu |
16 |
100,0 |
3 |
100,00 |
Địa phương |
3 |
18,75 |
0 |
0,00 |
Cừu Dorper |
9 |
56,25 |
2 |
66,67 |
Cừu White Suffolk |
4 |
25,00 |
1 |
33,33 |
4. Lợn |
17 |
100,0 |
6 |
100,00 |
Lợn bản địa |
4 |
23,53 |
0 |
0,00 |
Yorkshire |
9 |
52,94 |
4 |
66,67 |
Pietrain |
3 |
17,65 |
2 |
33,33 |
Lợn lai khác |
1 |
5,88 |
0 |
0,00 |
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát hộ và trang trại, 2021
Bảng 12. Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi bò của nhóm hộ khảo sát năm 2020
ĐVT: kg/con/ngày
Chỉ tiêu |
Mùa mưa (tháng 9-11) |
Mùa khô (Tháng 12 - 8 năm sau) |
||||
Bê |
Bò sinh trưởng |
Bò vỗ béo |
Bê |
Bò sinh trưởng |
Bò vỗ béo |
|
Loại cỏ |
2,71 |
16,78 |
16,70 |
2,62 |
13,73 |
16,79 |
Cỏ xanh |
2,08 |
13,90 |
13,57 |
1,99 |
12,46 |
13,54 |
Cây thức ăn xanh |
0,63 |
2,88 |
3,13 |
0,63 |
1,27 |
3,25 |
Thức ăn tinh |
1,37 |
3,00 |
5,91 |
1,22 |
3,85 |
6,91 |
Cám gạo |
0,32 |
1,16 |
2,69 |
0,35 |
2,24 |
3,25 |
Bột ngô |
0,25 |
0,78 |
1,00 |
0,20 |
0,68 |
1,00 |
Thức ăn hỗn hợp dạng viên |
0,80 |
1,06 |
2,22 |
0,67 |
0,93 |
2,66 |
Thức ăn bảo quản, chế biến |
0,35 |
0,52 |
0,35 |
1,65 |
1,55 |
0,67 |
Rơm khô |
0,20 |
0,30 |
0,10 |
0,95 |
1,00 |
0,30 |
Cỏ khô |
0,15 |
0,22 |
0,25 |
0,20 |
0,25 |
0,22 |
Thức ăn ủ chua |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
0,50 |
0,30 |
0,15 |
Thức ăn khoáng vi lượng |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát hộ, 2021
Bảng 13. Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi cừu ở nhóm hộ khảo sát năm 2020
ĐVT: kg/con/ngày
Chỉ tiêu |
Mùa mưa (tháng 9-11) |
Mùa khô (Tháng 12 - 8 năm sau) |
||||
Cừu con |
Cừu sinh trưởng |
Cừu vỗ béo |
Cừu con |
Cừu sinh trưởng |
Cừu vỗ béo |
|
Loại cỏ |
1,8 |
2,9 |
2,7 |
1,3 |
2,9 |
2,5 |
Cỏ xanh |
1,5 |
2,2 |
2,2 |
1,3 |
2,3 |
2,3 |
Cây thức ăn xanh |
0,3 |
0,7 |
0,5 |
0 |
0,6 |
0,2 |
Thức ăn tinh |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1,2 |
Cám gạo |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
Bột ngô |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
Thức ăn hỗn hợp dạng viên |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1,2 |
Thức ăn bảo quản, chế biến |
0,8 |
3,3 |
2,1 |
1,2 |
4,9 |
3,1 |
Rơm khô |
0,6 |
1,3 |
1,4 |
1 |
1,8 |
1,6 |
Cỏ khô |
0,2 |
2 |
0,7 |
0,2 |
3,1 |
1,5 |
Thức ăn ủ chua |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
Thức ăn khoáng vi lượng |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát hộ, 2021
Bảng 14. Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi dê của nhóm hộ khảo sát năm 2020
ĐVT: kg/con/ngày
Chỉ tiêu |
Mùa mưa (tháng 9-11) |
Mùa khô (Tháng 12 - 8 năm sau) |
||||
Dê non |
Dê sinh trưởng |
Dê vỗ béo |
Dê non |
Dê sinh trưởng |
Dê vỗ béo |
|
Loại cỏ |
2,60 |
5,40 |
3,00 |
1,70 |
2,20 |
1,80 |
Cỏ xanh |
2,00 |
4,50 |
2,50 |
1,70 |
2,20 |
1,80 |
Cây thức ăn xanh |
0,60 |
0,90 |
0,50 |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
Thức ăn tinh |
0,80 |
0,40 |
1,40 |
1,12 |
2,20 |
2,90 |
Cám gạo |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
Bột ngô |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
Thức ăn hỗn hợp dạng viên |
0,80 |
0,40 |
1,40 |
1,12 |
2,20 |
2,90 |
Thức ăn bảo quản, chế biến |
0,50 |
0,85 |
0,76 |
0,50 |
1,72 |
1,52 |
Rơm khô |
0,30 |
0,70 |
0,60 |
0,20 |
0,60 |
0,60 |
Cỏ khô |
0,20 |
0,15 |
0,16 |
0,30 |
1,12 |
0,92 |
Thức ăn ủ chua |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
Thức ăn khoáng vi lượng |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát hộ, 2021
Bảng 15. Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn của nhóm hộ khảo sát năm 2020
ĐVT: kg/con/ngày
Chỉ tiêu |
Lợn thịt |
Thức ăn xanh |
0,6 |
Cám gạo |
1,2 |
Bột ngô |
0,2 |
Thức ăn hỗn hợp dạng viên |
5,2 |
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát hộ, 2021
Bảng 16. Kết quả chăn nuôi của các đơn vị khảo sát năm 2020
ĐVT: Triệu đồng/đơn vị
Loại gia súc |
Hộ |
Trang trại |
||||
Tổng thu |
Tổng chi |
Thu nhập |
Tổng thu |
Tổng chi |
Thu nhập |
|
1. Bò |
120,7 |
66,3 |
54,4 |
2.875,0 |
1.825,0 |
1.050,0 |
Bò sinh sản |
87,1 |
37,1 |
50,0 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
Bò thịt |
144,0 |
79,3 |
64,8 |
2.875,0 |
1.825,0 |
1.050,0 |
Bò vỗ béo |
175,0 |
128,0 |
47,0 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
2. Dê |
162,1 |
70,4 |
91,6 |
700,0 |
150,0 |
550,0 |
Dê sinh sản |
212,1 |
91,1 |
121,0 |
700,0 |
150,0 |
550,0 |
Dê thịt |
62,0 |
29,0 |
33,0 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
3. Cừu |
268,8 |
132,3 |
136,4 |
547,5 |
306,3 |
241,3 |
Cừu sinh sản |
203 |
60,70 |
142,30 |
547,5 |
306,3 |
241,3 |
Cừu thịt |
378,3 |
251,7 |
126,7 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
4. Lợn |
382,3 |
256,2 |
136,0 |
1.437,5 |
912,5 |
525,0 |
Lợn nái |
584,8 |
399,8 |
199,1 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
Lợn thịt |
134,8 |
80,7 |
58,8 |
1.437,5 |
912,5 |
525,0 |
BQC |
233,5 |
131,3 |
104,6 |
1.390,0 |
798,4 |
591,6 |
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát hộ và trang trại, 2021
Bảng 17. Nguồn mua đầu vào của các cơ sở chăn nuôi
Nguồn mua đầu vào |
Hộ (%) |
Trang trại (%) |
1. Địa điểm mua đầu vào |
|
|
Trong xã/ thị trấn |
65,00 |
99,2 |
Các xã/ thị trấn khác trong huyện |
16,25 |
38,4 |
Các huyện khác trong tỉnh |
17,50 |
15,2 |
Tỉnh khác |
1,25 |
7,6 |
2. Đơn vị cung ứng đầu vào |
|
|
Hộ kinh doanh đầu vào |
51,25 |
76,9 |
Hợp tác xã |
1,25 |
0,0 |
Doanh nghiệp tư nhân |
38,12 |
30,7 |
Nguồn khác |
9,38 |
7,6 |
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát, 2021
Bảng 18. Hình thức thanh toán của cơ sở chăn nuôi khi mua đầu vào
Hình thức thanh toán |
Hộ (%) |
Trang trại (%) |
1. Trả trước toàn bộ |
16,25 |
7,6 |
2. Trả trước một phần |
20,01 |
77,2 |
3. Trả ngay khi nhận hàng |
33,75 |
7,6 |
5. Trả chậm toàn bộ |
30,00 |
7,6 |
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát, 2021
Bảng 19. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở chăn nuôi
Nơi tiêu thụ sản phẩm |
Hộ (%) |
Trang trại (%) |
Trong xã/ thị trấn |
66,88 |
77,2 |
Các xã/ thị trấn khác trong huyện |
12,50 |
7,6 |
Các huyện khác trong tỉnh |
11,88 |
7,6 |
Tỉnh khác |
3,12 |
7,6 |
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát, 2021
Bảng 20. Quy hoạch diện tích đồng cỏ chăn nuôi của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030
STT |
Địa phương |
Tên vùng tập trung |
Quy mô (ha) |
I |
Huyện Bác Ái |
|
670,2 |
1 |
xã Phước Thắng |
HNK12 |
58,5 |
2 |
xã Phước Thắng |
HNK14 |
77,5 |
3 |
xã Phước Thành |
HNK20 |
121,3 |
4 |
xã Phước Trung |
HNK23 |
412,9 |
II |
Huyện Ninh Sơn |
|
1.594,6 |
1 |
xã Hòa Sơn |
HNK34 |
796,7 |
2 |
xã Mỹ Sơn |
HNK38 |
797,9 |
III |
Huyện Thuận Nam |
|
651,2 |
1 |
xã Phước Hà, xã Nhị Hà |
HNK47 |
305,4 |
2 |
xã Phước Minh |
HNK48 |
168,8 |
3 |
xã Phước Minh |
HNK49 |
177,1 |
VI |
huyện Thuận Bắc |
|
637,8 |
1 |
xã Lợi Hải, Bắc Phong, |
HNK55 |
446,5 |
Phước Kháng |
|||
2 |
xã Công hải |
HNK57 |
112,5 |
3 |
Phước Chiến |
HNK58 |
78,8 |
TỔNG TOÀN TỈNH |
3.553,8 |
Nguồn: Đề xuất phương án tích hợp quy hoạch ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
THỰC TRẠNG CUNG CẦU SẢN PHẦM CHĂN NUÔI TỈNH NINH THUẬN
Bảng 21. Tổng cung, cầu thịt bò của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020 (Tấn)
Chỉ tiêu |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
BQC |
Tổng cầu thịt bò của Ninh Thuận (A) |
5.001 |
5.037 |
5.244 |
4.791 |
4.928 |
7.011 |
Tổng cung thịt bò của Ninh Thuận (B) |
2.498 |
3.450 |
3.267 |
3.679 |
3.842 |
3.347 |
Chênh lệch cung-cầu (A-B) |
2.503 |
1.587 |
1.977 |
1.112 |
1.086 |
1.653 |
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ cục thống kê tỉnh, GSO, thống kê chăn nuôi Việt Nam, OECD
Bảng 22. Tổng cung, cầu thịt dê tỉnh Ninh Thuận và cả nước giai đoạn 2016-2020 (Tấn)
Chỉ tiêu |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
BQC |
Tổng cầu thịt dê Ninh Thuận (A) |
93,0 |
99,5 |
94,2 |
94,6 |
95,0 |
95,3 |
Tổng cung thịt dê Ninh Thuận (B) |
548,8 |
662,3 |
824,5 |
884,5 |
925,3 |
970,8 |
Chênh lệch cung-cầu ở thị trường thịt dê của Ninh Thuận (A-B) |
-455,7 |
-562,8 |
-730,3 |
-789,9 |
-830,3 |
-875,6 |
Tổng cầu thịt dê cả nước (C) |
14.982,5 |
16.082,1 |
15.287,4 |
15.433,9 |
15.574,2 |
15.473,8 |
Tổng cung thịt dê cả nước (D) |
10.206,7 |
12.617,0 |
14.535,5 |
15.006,2 |
15.472,9 |
13.567,6 |
Chênh lệch cung-cầu thịt dê của cả nước (C-D) |
4.775,8 |
3.465,1 |
751,9 |
427,8 |
101,3 |
1.906,2 |
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ cục thống kê tỉnh, GSO, thống kê chăn nuôi Việt Nam, OECD
Bảng 23. Tổng cung, cầu thịt cừu tỉnh Ninh Thuận và cả nước giai đoạn 2016-2020 (Tấn)
Chỉ tiêu |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
BQC |
Tổng cầu thịt cừu của tỉnh Ninh Thuận (A) |
69,8 |
93,7 |
94,2 |
94,6 |
95,0 |
89,4 |
Tổng cung thịt cừu của tỉnh Ninh Thuận (B) |
749,7 |
866,3 |
1.062,4 |
1.153,4 |
1.181,3 |
1.002,6 |
Chênh lệch cung-cầu thịt cừu của Ninh Thuận (A-B) |
-680,0 |
-772,7 |
-968,2 |
-1.058,8 |
-1.086,3 |
-913,2 |
Tổng cầu thịt cừu của cả nước (C) |
11.236,9 |
15.136,1 |
15.287,4 |
15.433,9 |
15.574,2 |
14.533,7 |
Tổng cung thịt cừu của cả nước (D) |
1.234,2 |
1.409,9 |
1.630,4 |
1.740,1 |
1.746,4 |
1.552,2 |
Chênh lệch cung-cầu thịt cừu của cả nước (C-D) |
10.002,6 |
13.726,2 |
13.657,0 |
13.693,9 |
13.827,7 |
12.981,5 |
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ cục thống kê tỉnh, GSO, thông kê chăn nuôi Việt Nam, OECD
Bảng 24. Tổng cung, cầu thịt lợn của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020
Chỉ tiêu |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
BQC |
Tổng cầu thịt lợn của Ninh Thuận (A) |
14.422,5 |
16.281,8 |
14.847,7 |
14.668,5 |
14.545,6 |
14.953,2 |
Tổng cung thịt lợn của Ninh Thuận (B) |
8.611,2 |
8.997,5 |
11.806,4 |
12.278,0 |
12.821,0 |
10.902,8 |
Chênh lệch cung-cầu (A-B) |
5.811,3 |
7.284,3 |
3.041,3 |
2.390,4 |
1.724,6 |
4.050,4 |
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ cục thống kê tỉnh, GSO, thống kê chăn nuôi Việt Nam, OECD
Bảng 25. Tổng hợp vùng chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030
STT |
Mã vùng |
Tên vùng |
Địa điểm |
Diện tích (ha) |
Loại vật nuôi |
Xã |
Huyện |
Ghi chú (Căn cứ để xác định vùng chăn nuôi) |
1 |
PC01 |
Vùng 1: Dự kiến chăn nuôi heo thịt, bò và trồng cỏ chăn nuôi, ao sinh thái xử lý môi trường... |
Khu vực 1, thôn Suối Rớ |
15,30 |
Heo, bò |
Phước Chinh |
Bác Ái |
Công văn số 2810/UBND-KT ngày 27/3/2020 của UBND huyện Bác Ái về việc cung cấp số liệu, tọa độ và định hướng các vùng chăn nuôi tập trung của huyện Bác Ái. Công văn số 6420/STNMT-ĐĐ ngày 27/12/2021 về việc rà soát tọa độ các vùng, điểm quy hoạch được phép chăn nuôi tại các địa phương theo Đề án Phát triển chăn nuôi (lần 2) |
2 |
PT01 |
Vùng 1. Dự kiến phát triển chăn nuôi gia súc (bò, dê, cừu.) trồng cỏ chăn nuôi, cây ăn trái, ao sinh thái xử lý môi trường. |
Khu vực 1, thôn Ha Lá Hạ |
14,00 |
Bò, dê, cừu. |
Phước Thắng |
Bác Ái |
|
3 |
PT02 |
Vùng 2. Dự kiến phát triển chăn nuôi heo công nghiệp, bò kết hợp với trồng trọt, ao sinh thái xử lý môi trường... |
Khu vực 2, thôn Ma Oai |
36,19 |
Heo, bò |
Phước Thắng |
Bác Ái |
|
4 |
PT03 |
Vùng 3. Dự kiến phát triển chăn nuôi heo, bò, trồng cỏ chăn nuôi, cây ăn trái, ao sinh thái xử lý môi trường. |
Khu vực 3 thôn Ma Oai |
26,70 |
Heo, bò |
Phước Thắng |
Bác Ái |
|
5 |
PT04 |
Vùng 4. Dự kiến phát triển chăn nuôi heo, bò, trồng cỏ chăn nuôi, cây ăn trái, ao sinh thái xử lý môi trường. |
Khu vực 5, Ma Oai, Phước Thắng |
64,00 |
Heo, bò |
Phước Thắng |
Bác Ái |
|
6 |
PTR01 |
Vùng 1. Dự kiến phát triển chăn nuôi heo sinh sản |
Khu vực 1, thôn Đồng Dầy |
13,25 |
Heo |
Phước Trung |
Bác Ái |
|
7 |
PTR02 |
Dự kiến phát triển đồng cỏ và chăn nuôi gia súc có sừng (bò, dê, cừu). |
Khu vực 2, thôn Đồng Dầy |
35,08 |
Bò, dê, cừu |
Phước Trung |
Bác Ái |
|
8 |
PTR03 |
Vùng 3. Dự kiến phát triển đồng cỏ và chăn nuôi gia súc có sừng (bò, dê, cừu). |
Khu vực 3, thôn Đồng Dầy |
66,10 |
Bò, dê, cừu |
Phước Trung |
Bác Ái |
|
9 |
PTR04 |
Vùng 4. Dự kiến phát triển đồng cỏ và chăn nuôi gia súc có sừng (bò, dê, cừu). |
Khu vực 4, thôn Rã Trên |
61,10 |
Bò, dê, cừu |
Phước Trung |
Bác Ái |
|
10 |
PD01 |
Vùng 1. Dự kiến phát triển đồng cỏ và chăn nuôi gia súc có sừng (bò, dê, cừu). |
Tà lú 2, xã Phước Đại |
16,60 |
Bò, dê, cừu |
Phước Đại |
Bác Ái |
|
11 |
PD02 |
Vùng 2. Dự kiến phát triển đồng cỏ và chăn nuôi gia súc có sừng (bò, dê, cừu). |
Tà lú 2, xã Phước Đại |
30,00 |
Bò, dê, cừu |
Phước Đại |
Bác Ái |
|
12 |
PD03 |
Vùng 3. Dự kiến phát triển đồng cỏ và chăn nuôi gia súc có sừng (bò, dê, cừu). |
Tà lú 2, xã Phước Đại |
5,00 |
Bò, dê, cừu |
Phước Đại |
Bác Ái |
|
13 |
PTA01 |
Vùng 1. Dự kiến trồng cây ăn trái, phát triển đồng cỏ và chăn nuôi gia súc có sừng (bò, dê, cừu) |
Khu vực 1- thôn Ma Ty |
14,14 |
Bò, dê, cừu |
Phước Tân |
Bác Ái |
|
14 |
PH01 |
Vùng 1. Dự kiến phát triển đồng cỏ và chăn nuôi gia súc có sừng (bò, dê, cừu). |
Khu vực 1, thôn Chà Panh |
15,00 |
Bò, dê, cừu |
Phước Hòa |
Bác Ái |
|
15 |
PC02 |
Vùng 1. Dự án Đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi heo tập trung khép kín công nghệ cao |
Thôn Suối Rớ |
21,67 |
Heo |
Phước Chính |
Bác Ái |
|
16 |
PC03 |
Vùng 2. Dự án Đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi heo tập trung khép kín công nghệ cao |
Thôn Suối Rớ |
29,51 |
Heo |
Phước Chính |
Bác Ái |
|
17 |
PTI01 |
Vùng 1. Dự án Đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi heo khép kín công nghệ cao để cho thuê và tự tổ chức sản xuất phân hữu cơ kết hợp trồng cây có múi công nghệ tưới Israel Phước Tiến |
Thôn Suối Rua |
113,32 |
Heo |
Phước Tiến |
Bác Ái |
|
18 |
PTA02 |
Vùng. Dự án Đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi heo tập trung khép kín công nghệ cao |
Thôn Ma Ty |
5,00 |
Heo |
Phước Tân |
Bác Ái |
|
19 |
LS01 |
Vùng 1 |
thôn Lâm Phú |
30,00 |
Heo |
Lâm Sơn |
Ninh Sơn |
Công văn số 764/UBND-KT ngày 6/4/2020 của UBND huyện Ninh Sơn về việc báo cáo Khu vực không được phép chăn nuôi và Vùng chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện; Công văn số 5095/UBND-NN ngày 23 tháng 12 năm 2021về việc rà soát tọa độ các vùng chăn nuôi tập trung trung trên địa bàn huyện Ninh Sơn. Công văn số 6420/STNMT-ĐĐ ngày 27/12/2021 về việc rà soát tọa độ các vùng, điểm quy hoạch được phép chăn nuôi tại các địa phương theo Đề án Phát triển chăn nuôi (lần 2) |
20 |
LS02 |
Vùng 2 |
thôn Tầm Ngân 1 |
30,00 |
Heo |
Lâm Sơn |
Ninh Sơn |
|
21 |
LU01 |
Vùng 1 |
Núi Hòn Vàng, thôn Tân Lập 2 |
71,10 |
Heo, bò |
Lương Sơn |
Ninh Sơn |
|
22 |
LU02 |
Vùng 2 |
Núi Hòn Vàng, thôn Tân Lập 2 |
20,00 |
Heo, bò |
Lương Sơn |
Ninh Sơn |
|
23 |
LU03 |
Vùng 3 (Kênh Tây từ cầu máng 6 đến máng 7) |
Thôn Trà Giang 4 |
20,00 |
Heo, bò |
Lương Sơn |
Ninh Sơn |
|
24 |
QS01 |
Vùng 1 (Suối Mây 1) |
thôn Thạch Hà 2 |
100,00 |
Heo, bò |
Quảng Sơn |
Ninh Sơn |
|
25 |
QS02 |
Vùng 2 (Suối Mây 2) |
thôn Thạch Hà 2 |
120,00 |
Heo, bò |
Quảng Sơn |
Ninh Sơn |
|
26 |
QS03 |
Vùng 3 (sông Dầu 1) |
thôn Triệu Phong 2 |
20,00 |
Heo, bò |
Quảng Sơn |
Ninh Sơn |
|
27 |
QS04 |
Vùng 4 (sông Dầu 2) |
thôn Triệu Phong 1 |
20,00 |
Heo, bò |
Quảng Sơn |
Ninh Sơn |
|
28 |
QS05 |
Vùng 5 (sông Dầu 2) |
thôn Thạch Hà 1 |
30,00 |
Heo, bò |
Quảng Sơn |
Ninh Sơn |
|
29 |
QS06 |
Vùng 6 (đất Hạnh Tân) |
thôn Hạnh Trí 2 |
20,00 |
Heo, bò |
Quảng Sơn |
Ninh Sơn |
|
30 |
MS01 |
Vùng 1 |
thôn Phú Thuận |
20,30 |
Cừu, bò, heo, dê |
Mỹ Sơn |
Ninh Sơn |
|
31 |
MS02 |
Vùng 2 |
thôn Mỹ Hiệp- Phú Thuận |
70,20 |
Cừu, bò, heo, dê |
Mỹ Sơn |
Ninh Sơn |
|
32 |
NS01 |
Khu vực phía Đông dọc chân núi Hòn Dài |
thôn Nha Hố 1 |
40,00 |
Bò, dê, cừu |
Nhơn Sơn |
Ninh Sơn |
|
33 |
NS02 |
Vùng 1 (Phía Bắc) |
thôn Núi Ngỗng |
10,00 |
Bò, dê, cừu |
Nhơn Sơn |
Ninh Sơn |
|
34 |
HS01 |
Vùng 1 |
thôn Tân Tiến và Tân Hiệp |
126,00 |
Bò, dê, cừu |
Hòa Sơn |
Ninh Sơn |
|
35 |
LS06 |
Vùng chăn nuôi tập trung 3 |
thôn Tầm Ngân |
20,00 |
Gia súc, gia cầm |
Lâm Sơn |
Ninh Sơn |
|
36 |
LS07 |
Vùng chăn nuôi tập trung 4 |
thôn Tân Bình |
30,00 |
Gia súc, gia cầm |
Lâm Sơn |
Ninh Sơn |
|
37 |
LS08 |
Vùng chăn nuôi tập trung 5 |
thôn Lập Lá |
30,00 |
Gia súc, gia cầm |
Lâm Sơn |
Ninh Sơn |
|
38 |
LS09 |
Vùng chăn nuôi tập trung 6 |
Dự án Hasee |
400,00 |
Gia súc, gia cầm |
Lâm Sơn |
Ninh Sơn |
|
39 |
LU06 |
Vùng chăn nuôi tập trung 3 |
Thôn Trà Giang 4 |
20,00 |
Gia súc, gia cầm |
Lương Sơn |
Ninh Sơn |
|
40 |
MS06 |
Vùng chăn nuôi tập trung 3 |
thôn Nha Húi |
20,00 |
Gia súc, gia cầm |
Mỹ Sơn |
Ninh Sơn |
|
41 |
TN02 |
Vùng 2 (Núi 1) |
Thôn Quán Thẻ 1 |
10,00 |
Bò, dê, cừu |
Phước Minh |
Thuận Nam |
Công văn số 862/UBND-KT ngày 27/3/2020 của UBND huyện Thuận Nam Về việc báo cáo Khu vực không được phép chăn nuôi và Vùng chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện Công văn số 6420/STNMT- ĐĐ ngày 27/12/2021 về việc rà soát tọa độ các vùng, điểm quy hoạch được phép chăn nuôi tại các địa phương theo Đề án Phát triển chăn nuôi (lần 2) |
42 |
TN10 |
Vùng 10 (Tam Lang) |
Thôn Tam Lang |
10,00 |
Bò, dê, cừu |
Phước Nam |
Thuận Nam |
|
43 |
TN11 |
Vùng 11 (Hang mọi) |
Thôn Phước Lập |
20,00 |
Bò, dê, cừu |
Phước Nam |
Thuận Nam |
|
44 |
TN12 |
Vùng 12 (Nha Úi) |
Thôn Văn Lâm 1 |
10,00 |
Bò, dê, cừu |
Phước Nam |
Thuận Nam |
|
45 |
TN13 |
Vùng 13(CK7) |
Thôn Nhị Hà 2 |
30,00 |
Bò, dê, cừu |
Nhị Hà |
Thuận Nam |
|
46 |
TN15 |
Vùng 15 (Hạ lưu Sông Biêu) |
Thôn Nhị Hà 3 |
300,00 |
Bò, dê, cừu |
Nhị Hà |
Thuận Nam |
|
47 |
TN16 |
Vùng 16 (Chăn nuôi Việt Úc) |
Thôn Nhị Hà 3 |
200,00 |
Bò, dê, cừu |
Nhị Hà |
Thuận Nam |
|
48 |
TN17 |
Vùng 17 (Chân Núi Vung) |
Thôn Nhị Hà 3 |
400,00 |
Bò, dê, cừu |
Nhị Hà |
Thuận Nam |
|
49 |
TN20 |
Vùng 20 (hồ Núi Một) |
Thôn Sơn Hải |
50,00 |
Bò, dê, cừu |
Phước Dinh |
Thuận Nam |
|
50 |
TN23 |
Vùng 23 (Cà Tuôn, chà bàng) |
Thôn Lồ ôn |
40,00 |
Bò, dê, cừu |
Phước Hà |
Thuận Nam |
|
51 |
TN24 |
Vùng 24 (Kênh bắc, kênh nam) |
Thôn Trà Nô |
150,00 |
Bò, dê, cừu |
Phước Hà |
Thuận Nam |
|
52 |
TN29 |
Vùng 29 (Nha Á) |
Thôn Vụ Bổn |
60,00 |
Bò, dê, cừu, heo |
Phước Ninh |
Thuận Nam |
|
53 |
TN30 |
Vùng 30 (Trại Chánh Phong) |
Thôn Hiếu Thiện |
20,00 |
Heo |
Phước Ninh |
Thuận Nam |
|
54 |
NP01 |
Khu vực thôn Thái Giao- Thái Hòa (vùng hồ Tà Ranh) |
thôn Thái Giao- Thái Hòa |
15,00 |
Bò, dê, cừu |
Phước Thái |
Ninh Phước |
- Công văn số 2429/UBND-KT ngày 03/7/202019 của UBND huyện Ninh Phước về việc thống kê số liệu Vùng chăn nuôi heo tập trung trên địa bàn huyện; - Công văn số 6420/STNMT-ĐĐ ngày 27/12/2021 về việc rà soát tọa độ các vùng, điểm quy hoạch được phép chăn nuôi tại các địa phương theo Đề án Phát triển chăn nuôi (lần 2) |
55 |
NP02 |
Khu vực thôn Như Bình- Như Ngọc (vùng hồ Tà Ranh) |
thôn Như Bình- Như Ngọc |
20,00 |
Bò, dê, cừu |
Phước Thái |
Ninh Phước |
|
56 |
NP03 |
Khu vực (phía bắc hồ Lanh Ra) |
thôn Liên Sơn |
15,00 |
Bò, dê, cừu, heo |
Phước Vinh |
Ninh Phước |
|
57 |
NP04 |
Khu vực thôn Liên Sơn 2- Bảo Vinh (Vùng suối bà Lễ và gộp ông Nhờ) |
thôn Liên Sơn 2- Bảo Vinh |
30,00 |
Bò, dê, cừu, heo |
Phước Vinh |
Ninh Phước |
|
58 |
NH01 |
Khu phố Cà Đú thị trấn Khánh Hải |
Cà Đú |
10,00 |
Bò, dê, cừu |
TTKhánh Hải |
Ninh Hải |
- Công văn số 833/UBND-KT ngày 18/3/2020 của UBND huyện Ninh Hải Về việc xác định và báo cáo Khu vực không được phép chăn nuôi và Vùng chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện; - Công văn số 6420/STNMT- ĐĐ ngày 27/12/2021 về việc rà soát tọa độ các vùng, điểm quy hoạch được phép chăn nuôi tại các địa phương theo Đề án Phát triển chăn nuôi (lần 2) |
59 |
NH02 |
Khu phía bắc đồng Mỹ Phong |
Mỹ Phong |
30,00 |
Bò, dê, cừu |
Thanh Hải |
Ninh Hải |
|
60 |
NH04 |
Khu vực đồng Khánh Phước |
Khánh Phước |
50,00 |
Bò, dê, cừu |
Nhơn Hải |
Ninh Hải |
|
61 |
NH05 |
Khu vực đồng Hồ Ông Kinh |
Hồ Ông Kinh |
60,00 |
Bò, dê, cừu |
Nhơn Hải |
Ninh Hải |
|
62 |
NH08 |
Khu vực thôn An Hòa |
thôn An Hòa |
20,00 |
Bò, dê, cừu |
Xuân Hải |
Ninh Hải |
|
Tổng 62 vùng |
3.399,56 |
|
TỌA ĐỘ QUY HOẠCH VÙNG CHĂN NUÔI TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2030
STT |
Huyện, xã, tên vùng |
Địa điểm |
Diện tích (ha) |
Tọa độ điểm mốc (điểm đặc trưng) |
Loại gia súc, gia cầm |
||
(VN2000, múi 3 độ, KT 108 độ 15') |
|||||||
Thứ tự |
X |
Y |
|||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
I |
HUYỆN BÁC ÁI |
|
504,08 |
|
|
|
|
1 |
Xã Phước Chính |
|
15,30 |
|
|
|
|
1.1 |
Vùng 1: Dự kiến phát triển chăn nuôi heo thịt, bò, trồng cỏ chăn nuôi, ao sinh thái xử lý môi trường... |
Khu vực 1, thôn Suối Rớ |
15,3 |
1 |
1305266,00 |
565856,00 |
Heo, bò |
2 |
1305244,00 |
565851,00 |
Heo, bò |
||||
3 |
1305211,00 |
565828,00 |
Heo, bò |
||||
4 |
1305213,00 |
565825,00 |
Heo, bò |
||||
5 |
1305198,00 |
565832,00 |
Heo, bò |
||||
6 |
1305108,00 |
565847,00 |
Heo, bò |
||||
7 |
1305091,00 |
565704,00 |
Heo, bò |
||||
8 |
1305087,00 |
565705,00 |
Heo, bò |
||||
9 |
1305104,00 |
565847,00 |
Heo, bò |
||||
10 |
1305083,00 |
565848,00 |
Heo, bò |
||||
11 |
1305054,00 |
565853,00 |
Heo, bò |
||||
12 |
1305045,00 |
565861,00 |
Heo, bò |
||||
13 |
1305006,00 |
565933,00 |
Heo, bò |
||||
14 |
1305000,00 |
565942,00 |
Heo, bò |
||||
15 |
1304967,00 |
566006,00 |
Heo, bò |
||||
16 |
1304963,00 |
566008,00 |
Heo, bò |
||||
17 |
1304879,00 |
565982,00 |
Heo, bò |
||||
18 |
1304971,00 |
565669,00 |
Heo, bò |
||||
19 |
1304968,00 |
565668,00 |
Heo, bò |
||||
20 |
1304871,00 |
565951,00 |
Heo, bò |
||||
21 |
1304705,00 |
565930,00 |
Heo, bò |
||||
22 |
1304738,00 |
565736,00 |
Heo, bò |
||||
23 |
1304754,00 |
565718,00 |
Heo, bò |
||||
24 |
1304792,00 |
565631,00 |
Heo, bò |
||||
25 |
1304896,00 |
565612,00 |
Heo, bò |
||||
26 |
1304930,00 |
565622,00 |
Heo, bò |
||||
27 |
1304986,00 |
565609,00 |
Heo, bò |
||||
28 |
1305020,00 |
565606,00 |
Heo, bò |
||||
29 |
1305042,00 |
565607,00 |
Heo, bò |
||||
30 |
1305071,00 |
565597,00 |
Heo, bò |
||||
31 |
1305097,00 |
565597,00 |
Heo, bò |
||||
32 |
1305118,00 |
565606,00 |
Heo, bò |
||||
33 |
1305132,00 |
565603,00 |
Heo, bò |
||||
34 |
1305198,00 |
565568,00 |
Heo, bò |
||||
35 |
1305212,00 |
565640,00 |
Heo, bò |
||||
36 |
1305225,00 |
565672,00 |
Heo, bò |
||||
37 |
1305255,00 |
565727,00 |
Heo, bò |
||||
1.2 |
Vùng 1: Dự án Đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi heo tập trung khép kín công nghệ cao |
Thôn Suối Rớ |
21,67 |
1 |
1305295,00 |
564950,00 |
Heo |
2 |
1305288,00 |
565008,00 |
Heo |
||||
3 |
1305275,00 |
565047,00 |
Heo |
||||
4 |
1305248,00 |
565077,00 |
Heo |
||||
5 |
1305221,00 |
565107,00 |
Heo |
||||
6 |
1305193,00 |
565137,00 |
Heo |
||||
7 |
1305168,00 |
565159,00 |
Heo |
||||
8 |
1305166,88 |
565160,01 |
Heo |
||||
9 |
1305148,00 |
565154,00 |
Heo |
||||
10 |
1305015,00 |
565113,00 |
Heo |
||||
11 |
1304974,52 |
565101,46 |
Heo |
||||
12 |
1304950,18 |
565096,17 |
Heo |
||||
13 |
1304881,39 |
565093,00 |
Heo |
||||
14 |
1304818,95 |
565090,35 |
Heo |
||||
15 |
1304768,15 |
565088,24 |
Heo |
||||
16 |
1304771,00 |
565024,00 |
Heo |
||||
17 |
1304834,00 |
565021,00 |
Heo |
||||
18 |
1304886,00 |
565017,00 |
Heo |
||||
19 |
1304862,00 |
564970,00 |
Heo |
||||
20 |
1304839,00 |
564906,00 |
Heo |
||||
21 |
1304818,00 |
564961,00 |
Heo |
||||
22 |
1304826,00 |
564821,00 |
Heo |
||||
23 |
1304826,00 |
564780,00 |
Heo |
||||
24 |
1304851,00 |
564766,00 |
Heo |
||||
25 |
1304887,00 |
564755,00 |
Heo |
||||
26 |
1304904,00 |
564729,00 |
Heo |
||||
27 |
1304922,00 |
564639,00 |
Heo |
||||
28 |
1305005,00 |
564614,00 |
Heo |
||||
29 |
1305063,42 |
564591,00 |
Heo |
||||
30 |
1305090,00 |
564568,00 |
Heo |
||||
31 |
1305129,00 |
564577,00 |
Heo |
||||
32 |
1305154,00 |
564593,00 |
Heo |
||||
33 |
1305194,64 |
564600,63 |
Heo |
||||
34 |
1305227,45 |
564608,04 |
Heo |
||||
35 |
1305251,78 |
564617,56 |
Heo |
||||
36 |
1305277,19 |
564641,90 |
Heo |
||||
37 |
1305268,72 |
564681,06 |
Heo |
||||
38 |
1305259,00 |
564724,00 |
Heo |
||||
39 |
1305264,49 |
564750,90 |
Heo |
||||
40 |
1305289,00 |
564768,00 |
Heo |
||||
41 |
1305285,00 |
564805,00 |
Heo |
||||
42 |
1305283,00 |
564839,00 |
Heo |
||||
43 |
1305280,36 |
564885,30 |
Heo |
||||
1.3 |
Vùng 2: Dự án Đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi heo tập trung khép kín công nghệ cao |
Thôn Suối Rớ |
29,51 |
1 |
1305164,19 |
565162,29 |
Heo |
2 |
1305024,00 |
565316,00 |
Heo |
||||
3 |
1304884,00 |
565463,00 |
Heo |
||||
4 |
1304833,00 |
565469,00 |
Heo |
||||
5 |
1304755,00 |
565463,00 |
Heo |
||||
6 |
1304671,00 |
565458,00 |
Heo |
||||
7 |
1304659,00 |
565419,00 |
Heo |
||||
8 |
1304608,00 |
565414,00 |
Heo |
||||
9 |
1304581,00 |
565415,00 |
Heo |
||||
10 |
1304551,00 |
565424,00 |
Heo |
||||
11 |
1304492,00 |
565486,00 |
Heo |
||||
12 |
1304491,00 |
565501,00 |
Heo |
||||
13 |
1304463,00 |
565528,00 |
Heo |
||||
14 |
1304431,00 |
565550,00 |
Heo |
||||
15 |
1304397,00 |
565570,00 |
Heo |
||||
16 |
1304361,00 |
565594,00 |
Heo |
||||
17 |
1304333,00 |
565614,00 |
Heo |
||||
18 |
1304322,00 |
565601,00 |
Heo |
||||
19 |
1304306,00 |
565486,00 |
Heo |
||||
20 |
1304291,00 |
565536,00 |
Heo |
||||
21 |
1304234,00 |
565512,00 |
Heo |
||||
22 |
1304210,00 |
565466,00 |
Heo |
||||
23 |
1304247,00 |
565395,00 |
Heo |
||||
24 |
1304297,00 |
565395,00 |
Heo |
||||
25 |
1304294,00 |
565414,00 |
Heo |
||||
26 |
1304306,00 |
565424,00 |
Heo |
||||
27 |
1304323,00 |
565402,00 |
Heo |
||||
28 |
1304346,00 |
565390,00 |
Heo |
||||
29 |
1304371,00 |
565371,00 |
Heo |
||||
30 |
1304385,00 |
565348,00 |
Heo |
||||
31 |
1304368,00 |
565275,00 |
Heo |
||||
32 |
1304334,00 |
565265,00 |
Heo |
||||
33 |
1304295,00 |
565253,00 |
Heo |
||||
34 |
1304257,00 |
565237,00 |
Heo |
||||
35 |
1304221,00 |
565217,00 |
Heo |
||||
36 |
1304223,00 |
565185,00 |
Heo |
||||
37 |
1304233,00 |
565157,00 |
Heo |
||||
38 |
1304244,00 |
565150,00 |
Heo |
||||
39 |
1304271,00 |
565141,00 |
Heo |
||||
40 |
1304301,00 |
565129,00 |
Heo |
||||
41 |
1304323,00 |
565130,00 |
Heo |
||||
42 |
1304342,00 |
565119,00 |
Heo |
||||
43 |
1304334,00 |
565084,00 |
Heo |
||||
44 |
1304346,00 |
565055,00 |
Heo |
||||
45 |
1304378,00 |
565035,00 |
Heo |
||||
46 |
1304407,00 |
565016,00 |
Heo |
||||
47 |
1304437,00 |
565028,00 |
Heo |
||||
48 |
1304435,00 |
565054,00 |
Heo |
||||
49 |
1304434,00 |
565087,00 |
Heo |
||||
50 |
1304443,00 |
565112,00 |
Heo |
||||
51 |
1304516,00 |
565103,00 |
Heo |
||||
52 |
1304599,00 |
565075,00 |
Heo |
||||
53 |
1304795,00 |
565093,00 |
Heo |
||||
54 |
1304965,00 |
565105,95 |
Heo |
||||
55 |
1305147,54 |
565157,74 |
Heo |
||||
2 |
Xã Phước Thắng |
|
114,19 |
|
|
|
|
2.1 |
Vùng 1: Dự kiến phát triển chăn nuôi gia súc (bò, dê, cừu...) trồng cỏ chăn nuôi, cây ăn trái, ao sinh thái xử lý môi trường. |
Khu vực 1, thôn Ha Lá Hạ |
14,00 |
1 |
1310021,53 |
564543,20 |
Bò, dê, cừu. |
2 |
1309888,97 |
564372,17 |
Bò, dê, cừu. |
||||
3 |
1309766,02 |
564388,95 |
Bò, dê, cừu. |
||||
4 |
1309694,02 |
564519,06 |
Bò, dê, cừu. |
||||
5 |
1309607,22 |
564523,05 |
Bò, dê, cừu. |
||||
6 |
1309532,31 |
564457,82 |
Bò, dê, cừu. |
||||
7 |
1309330,00 |
564568,00 |
Bò, dê, cừu. |
||||
8 |
1309459,00 |
564631,00 |
Bò, dê, cừu. |
||||
9 |
1309544,00 |
564724,00 |
Bò, dê, cừu. |
||||
10 |
1309647,00 |
564766,00 |
Bò, dê, cừu. |
||||
11 |
1309751,00 |
564748,00 |
Bò, dê, cừu. |
||||
12 |
1309805,57 |
564697,32 |
Bò, dê, cừu. |
||||
13 |
1309958,12 |
564678,22 |
Bò, dê, cừu. |
||||
14 |
1309996,99 |
564643,03 |
Bò, dê, cừu. |
||||
2.2 |
Vùng 2 : Dự kiến phát triển chăn nuôi heo công nghiệp, bò kết hợp với trồng trọt, ao sinh thái xử lý môi trường. |
Khu vực 2, thôn Ma Oai |
36,19 |
5 |
1305216,34 |
562980,63 |
Heo, bò |
6 |
1305355,10 |
563402,02 |
Heo, bò |
||||
7 |
1305343,87 |
563691,40 |
Heo, bò |
||||
8 |
1305248,10 |
563676,69 |
Heo, bò |
||||
9 |
1305285,91 |
563506,80 |
Heo, bò |
||||
10 |
1305222,09 |
563200,30 |
Heo, bò |
||||
11 |
1305163,46 |
563119,35 |
Heo, bò |
||||
12 |
1304924,24 |
563235,34 |
Heo, bò |
||||
13 |
1304870,44 |
563139,40 |
Heo, bò |
||||
14 |
1304745,78 |
563180,19 |
Heo, bò |
||||
15 |
1304650,10 |
563140,91 |
Heo, bò |
||||
16 |
1304620,5 |
563083,43 |
Heo, bò |
||||
17 |
1304709,27 |
562923,49 |
Heo, bò |
||||
18 |
1304870,73 |
562851,08 |
Heo, bò |
||||
19 |
1304935,16 |
562778,21 |
Heo, bò |
||||
20 |
1304928,08 |
562577,85 |
Heo, bò |
||||
2.3 |
Vùng 3: Dự kiến phát triển chăn nuôi heo, bò, trồng cỏ chăn nuôi, cây ăn trái, ao sinh thái xử lý môi trường... |
Khu vực 3 thôn Ma Oai |
26,70 |
1 |
1307092,45 |
564309,54 |
Heo, bò |
2 |
1307084,37 |
564353,84 |
Heo, bò |
||||
3 |
1306922,61 |
564298,35 |
Heo, bò |
||||
4 |
1306904,84 |
564270,71 |
Heo, bò |
||||
5 |
1306841,58 |
564379,18 |
Heo, bò |
||||
6 |
1306761,61 |
564399,28 |
Heo, bò |
||||
7 |
1306734,34 |
564341,33 |
Heo, bò |
||||
8 |
1306720,12 |
564287,65 |
Heo, bò |
||||
9 |
1306654,69 |
564223,71 |
Heo, bò |
||||
10 |
1306678,20 |
564151,17 |
Heo, bò |
||||
11 |
1306638,35 |
563991,61 |
Heo, bò |
||||
12 |
1306639,55 |
563972,54 |
Heo, bò |
||||
13 |
1306711,09 |
563834,76 |
Heo, bò |
||||
14 |
1306756,86 |
563783,24 |
Heo, bò |
||||
15 |
1306783,82 |
563741,79 |
Heo, bò |
||||
16 |
1306821,19 |
563658,40 |
Heo, bò |
||||
17 |
1306809,11 |
563579,32 |
Heo, bò |
||||
18 |
1306826,75 |
563574,33 |
Heo, bò |
||||
19 |
1306828,99 |
563566,18 |
Heo, bò |
||||
20 |
1306875,09 |
563533,53 |
Heo, bò |
||||
21 |
1306877,14 |
563523,08 |
Heo, bò |
||||
22 |
1306920,10 |
563498,55 |
Heo, bò |
||||
23 |
1306939,17 |
563505,56 |
Heo, bò |
||||
24 |
1306915,14 |
563524,55 |
Heo, bò |
||||
25 |
1306895,75 |
263585,54 |
Heo, bò |
||||
26 |
1306899,76 |
563605,74 |
Heo, bò |
||||
27 |
1306905,21 |
563618,43 |
Heo, bò |
||||
28 |
1306936,33 |
563686,55 |
Heo, bò |
||||
29 |
1306956,36 |
563730,91 |
Heo, bò |
||||
30 |
1306984,35 |
563713,42 |
Heo, bò |
||||
31 |
1307005,56 |
563667,60 |
Heo, bò |
||||
32 |
1307033,20 |
533650,18 |
Heo, bò |
||||
33 |
1307061,89 |
563652,91 |
Heo, bò |
||||
34 |
1307075,85 |
563683,55 |
Heo, bò |
||||
35 |
1307042,13 |
563848,27 |
Heo, bò |
||||
36 |
1307050,99 |
563984,10 |
Heo, bò |
||||
37 |
1307059,36 |
564018,99 |
Heo, bò |
||||
38 |
1307068,76 |
564162,87 |
Heo, bò |
||||
39 |
1307067,89 |
564241,16 |
Heo, bò |
||||
2.4 |
Vùng 4. Dự kiến phát triển chăn nuôi heo, bò, trồng cỏ chăn nuôi, cây ăn trái, ao sinh thái xử lý môi trường... |
Khu vực 5, Ma Oai, Phước Thắng |
64 |
1 |
1307227,00 |
563191,00 |
Heo, bò |
2 |
1307303,42 |
562870,24 |
Heo, bò |
||||
3 |
1307179,00 |
562725,00 |
Heo, bò |
||||
4 |
1307084,93 |
562572,37 |
Heo, bò |
||||
5 |
1306901,80 |
562444,08 |
Heo, bò |
||||
6 |
1306818,63 |
562469,70 |
Heo, bò |
||||
7 |
1306766,42 |
562362,26 |
Heo, bò |
||||
8 |
1306495,11 |
562271,07 |
Heo, bò |
||||
9 |
1306513,95 |
562181,18 |
Heo, bò |
||||
10 |
1306328,00 |
562005,00 |
Heo, bò |
||||
11 |
1306187,43 |
562131,63 |
Heo, bò |
||||
12 |
1306144,00 |
562260,00 |
Heo, bò |
||||
13 |
1306110,00 |
562375,00 |
Heo, bò |
||||
14 |
1306378,00 |
562532,00 |
Heo, bò |
||||
15 |
1306399,00 |
562697,00 |
Heo, bò |
||||
16 |
1306481,00 |
562956,00 |
Heo, bò |
||||
17 |
1306665,87 |
562990,89 |
Heo, bò |
||||
18 |
1306758,00 |
563306,00 |
Heo, bò |
||||
19 |
1307082,00 |
563260,00 |
Heo, bò |
||||
20 |
1307107,00 |
563121,00 |
Heo, bò |
||||
3 |
Xã Phước Trung |
|
175,53 |
|
|
|
|
3.1 |
Vùng 1. Dự kiến phát triển chăn nuôi heo sinh sản |
Khu vực 1, thôn Đồng Dầy |
13,25 |
1 |
1292279,00 |
574540,00 |
Heo |
2 |
1292131,00 |
574603,00 |
Heo |
||||
3 |
1291894,00 |
574527,00 |
Heo |
||||
4 |
1291954,00 |
574092,00 |
Heo |
||||
5 |
1292099,30 |
574156,40 |
Heo |
||||
6 |
1292196,00 |
574111,00 |
Heo |
||||
7 |
1292165,00 |
574346,00 |
Heo |
||||
3.2 |
Vùng 2. Dự kiến phát triển đồng cỏ và chăn nuôi gia súc có sừng (bò, dê, cừu). |
Khu vực 2, thôn Đồng Dầy |
35,08 |
1 |
1294237,00 |
575685,80 |
Bò, dê, cừu |
2 |
1294052,20 |
576145,50 |
Bò, dê, cừu |
||||
3 |
1293654,90 |
575765,90 |
Bò, dê, cừu |
||||
4 |
1293546,80 |
575915,70 |
Bò, dê, cừu |
||||
5 |
1293130,30 |
575748,50 |
Bò, dê, cừu |
||||
6 |
1293259,30 |
575351,50 |
Bò, dê, cừu |
||||
7 |
1293515,40 |
575454,10 |
Bò, dê, cừu |
||||
8 |
1293728,70 |
575684,10 |
Bò, dê, cừu |
||||
3.3 |
Vùng 3. Dự kiến phát triển đồng cỏ và chăn nuôi gia súc có sừng (bò, dê, cừu). |
Khu vực 3, thôn Đồng Dầy |
66,10 |
1 |
1294195,50 |
573751,80 |
Bò, dê, cừu |
2 |
1293776,60 |
573996,50 |
Bò, dê, cừu |
||||
3 |
1293732,10 |
573777,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
4 |
1293526,60 |
573975,50 |
Bò, dê, cừu |
||||
5 |
1293102,00 |
574054,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
6 |
1292829,00 |
574146,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
7 |
1292815,40 |
574414,20 |
Bò, dê, cừu |
||||
8 |
1292476,00 |
573923,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
9 |
1292529,40 |
573954,70 |
Bò, dê, cừu |
||||
10 |
1292657,00 |
573553,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
11 |
1292917,00 |
573769,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
12 |
1293276,20 |
573621,90 |
Bò, dê, cừu |
||||
13 |
1293355,60 |
573426,30 |
Bò, dê, cừu |
||||
14 |
1293959,40 |
573599,20 |
Bò, dê, cừu |
||||
15 |
1293868,80 |
573670,10 |
Bò, dê, cừu |
||||
3.4 |
Vùng 4. Dự kiến phát triển đồng cỏ và chăn nuôi gia súc có sừng (bò, dê, cừu). |
Khu vực 4, thôn Rã Trên |
61,10 |
1 |
1295274,00 |
572007,70 |
Bò, dê, cừu |
2 |
1294841,90 |
572925,50 |
Bò, dê, cừu |
||||
3 |
1294355,10 |
572718,10 |
Bò, dê, cừu |
||||
4 |
1294441,20 |
572353,80 |
Bò, dê, cừu |
||||
5 |
1294543,50 |
572071,50 |
Bò, dê, cừu |
||||
6 |
1294778,50 |
571736,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
4 |
Xã Phước Đại |
|
51,60 |
|
|
|
|
4.1 |
Vùng 1: Dự kiến phát triển đồng cỏ và chăn nuôi gia súc có sừng (bò, dê, cừu). |
Tà lú 2, xã Phước Đại |
16,60 |
1 |
1309121,08 |
568168,10 |
Bò, dê, cừu |
2 |
1309134,57 |
568183,86 |
Bò, dê, cừu |
||||
3 |
1309089,33 |
568249,23 |
Bò, dê, cừu |
||||
4 |
1309111,44 |
568275,80 |
Bò, dê, cừu |
||||
5 |
1309106,06 |
568347,21 |
Bò, dê, cừu |
||||
6 |
1309043,64 |
568439,72 |
Bò, dê, cừu |
||||
7 |
1308964,99 |
568503,80 |
Bò, dê, cừu |
||||
8 |
1308946,61 |
568540,58 |
Bò, dê, cừu |
||||
9 |
1308903,75 |
568624,99 |
Bò, dê, cừu |
||||
10 |
1308821,90 |
568593,55 |
Bò, dê, cừu |
||||
11 |
1308842,82 |
568560,79 |
Bò, dê, cừu |
||||
12 |
1308839,28 |
568557,63 |
Bò, dê, cừu |
||||
13 |
1308818,66 |
568590,96 |
Bò, dê, cừu |
||||
14 |
1308635,44 |
568443,77 |
Bò, dê, cừu |
||||
15 |
1308606,06 |
568186,22 |
Bò, dê, cừu |
||||
16 |
1308758,20 |
568132,95 |
Bò, dê, cừu |
||||
17 |
1308911,43 |
568114,85 |
Bò, dê, cừu |
||||
18 |
1308922,57 |
568117,91 |
Bò, dê, cừu |
||||
19 |
1308901,24 |
568142,60 |
Bò, dê, cừu |
||||
20 |
1308824,14 |
568160,13 |
Bò, dê, cừu |
||||
21 |
1308843,32 |
568203,63 |
Bò, dê, cừu |
||||
22 |
1308928,74 |
568192,79 |
Bò, dê, cừu |
||||
23 |
1308957,57 |
568217,52 |
Bò, dê, cừu |
||||
24 |
1308971,50 |
568223,98 |
Bò, dê, cừu |
||||
25 |
1308951,33 |
568244,15 |
Bò, dê, cừu |
||||
26 |
1309023,33 |
568224,70 |
Bò, dê, cừu |
||||
27 |
1309051,97 |
568181,21 |
Bò, dê, cừu |
||||
28 |
1309107,60 |
568179,40 |
Bò, dê, cừu |
||||
4.2 |
Vùng 2: Dự kiến phát triển đồng cỏ và chăn nuôi gia súc có sừng (bò, dê, cừu). |
Tà lú 2, xã Phước Đại |
30,00 |
1 |
1308921,00 |
568635,00 |
Bò, dê, cừu |
2 |
1309041,00 |
568907,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
3 |
1309256,00 |
569088,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
4 |
1309290,00 |
569229,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
5 |
1309453,00 |
569387,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
6 |
1309628,00 |
569443,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
7 |
1309823,00 |
569179,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
8 |
1309544,00 |
568950,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
9 |
1309450,00 |
568292,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
10 |
1309171,00 |
568195,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
11 |
1308898,00 |
568627,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
4.3 |
Vùng 3: Dự kiến phát triển đồng cỏ và chăn nuôi gia súc có sừng (bò, dê, cừu). |
Tà lú 2, xã Phước Đại |
5,00 |
1 |
1308647,00 |
567650,00 |
Bò, dê, cừu |
2 |
130645,00 |
567544,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
3 |
1308545,00 |
567374,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
4 |
1308474,00 |
567410,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
5 |
1308467,00 |
567481,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
6 |
1308405,00 |
567439,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
7 |
130462,00 |
567678,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
5 |
Xã Phước Tân |
|
19,14 |
|
|
|
|
5.1 |
Vùng 1: Dự kiến trồng cây ăn trái, phát triển đồng cỏ và chăn nuôi gia súc có sừng (bò, dê, cừu) |
Khu vực 1- thôn Ma Ty |
14,14 |
1 |
1309651,57 |
559827,25 |
Bò, dê, cừu |
2 |
1309626,42 |
559861,40 |
Bò, dê, cừu |
||||
3 |
1309634,39 |
559968,30 |
Bò, dê, cừu |
||||
4 |
1309603,16 |
560064,37 |
Bò, dê, cừu |
||||
5 |
1309567,18 |
560058,65 |
Bò, dê, cừu |
||||
6 |
1309500,34 |
560149,38 |
Bò, dê, cừu |
||||
7 |
1309400,71 |
560073,40 |
Bò, dê, cừu |
||||
8 |
1309315,71 |
560037,49 |
Bò, dê, cừu |
||||
9 |
1309363,75 |
559980,26 |
Bò, dê, cừu |
||||
10 |
1309367,80 |
559889,38 |
Bò, dê, cừu |
||||
11 |
1309374,64 |
559745,25 |
Bò, dê, cừu |
||||
12 |
1309404,42 |
559692,31 |
Bò, dê, cừu |
||||
13 |
1309398,56 |
559569,37 |
Bò, dê, cừu |
||||
14 |
1309452,32 |
559506,97 |
Bò, dê, cừu |
||||
15 |
1309568,98 |
559578,58 |
Bò, dê, cừu |
||||
16 |
1309603,72 |
559600,98 |
Bò, dê, cừu |
||||
17 |
1309627,08 |
559678,87 |
Bò, dê, cừu |
||||
18 |
1309646,51 |
559744,48 |
Bò, dê, cừu |
||||
19 |
1309626,32 |
559795,94 |
Bò, dê, cừu |
||||
5.2 |
Vùng 1: Dự án Đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi heo tập trung khép kín công nghệ cao |
Thôn Ma Ty |
5,00 |
1 |
1301236,26 |
557808,18 |
Heo |
2 |
1312441,13 |
557685,32 |
Heo |
||||
3 |
1312521,10 |
557711,21 |
Heo |
||||
4 |
1312544,32 |
557754,64 |
Heo |
||||
5 |
1312483,75 |
557898,06 |
Heo |
||||
6 |
1312371,85 |
557968,48 |
Heo |
||||
6 |
Xã Phước Hòa |
|
15,00 |
|
|
|
|
6.1 |
Vùng 1: Dự kiến phát triển đồng cỏ và chăn nuôi gia súc có sừng (bò, dê, cừu). |
Khu vực 1, thôn Chà Panh |
15,00 |
1 |
1312284,00 |
554240,00 |
Bò, dê, cừu |
2 |
1312883,00 |
554360,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
3 |
1312891,00 |
554520,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
4 |
1312906,00 |
554685,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
5 |
1312668,00 |
554654,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
6 |
1312491,00 |
554597,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
7 |
1312428,00 |
554587,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
8 |
1312370,00 |
554503,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
9 |
1312419,00 |
554477,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
10 |
1312528,00 |
554361,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
11 |
1312581,00 |
5544295,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
12 |
1312735,00 |
5544232,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
13 |
1312794,00 |
554276,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
14 |
1312842,00 |
554240,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
7 |
Xã Phước Tiến |
|
113,320 |
|
|
|
|
7.1 |
Vùng 1: Dự án Đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi heo khép kín công nghệ cao để cho thuê và tự tổ chức sản xuất phân hữu cơ kết hợp trồng cây có múi công nghệ tưới Israel Phước Tiến với diện tích 113,32 ha. |
Thôn Suối Rua |
113,320 |
1 |
1311976,93 |
563333,74 |
Heo |
2 |
1312440,50 |
563952,33 |
Heo |
||||
3 |
1312780,62 |
564639,64 |
Heo |
||||
4 |
1312593,41 |
564743,70 |
Heo |
||||
5 |
1312407,30 |
564587,26 |
Heo |
||||
6 |
1312277,25 |
564557,72 |
Heo |
||||
7 |
1312266,31 |
564337,82 |
Heo |
||||
8 |
1312060,00 |
564492,00 |
Heo |
||||
9 |
1311824,00 |
564267,00 |
Heo |
||||
10 |
1311582,00 |
564181,00 |
Heo |
||||
11 |
1311527,85 |
564039,16 |
Heo |
||||
12 |
1311460,00 |
564158,00 |
Heo |
||||
13 |
1311274,51 |
563859,14 |
Heo |
||||
14 |
1311342,00 |
563482,00 |
Heo |
||||
15 |
1311606,00 |
563285,00 |
Heo |
||||
16 |
1312165,85 |
564003,05 |
Heo |
||||
17 |
1312274,98 |
564003,06 |
Heo |
||||
18 |
1312274,98 |
564193,22 |
Heo |
||||
19 |
1312167,50 |
564191,57 |
Heo |
||||
II |
HUYỆN NINH SƠN |
|
1.247,60 |
|
|
|
|
1 |
Xã Lâm Sơn |
|
540 |
|
|
|
|
1.1 |
Vùng 1, thôn Lâm Phú |
thôn Lâm Phú |
30 |
|
1309540,13 |
549707,36 |
Heo |
1.2 |
Vùng 2, thôn Tầm Ngân 1 |
thôn Tầm Ngân 1 |
30 |
|
1308956,97 |
553050,18 |
Heo |
1.3 |
Vùng 4: thôn Tân Bình |
thôn Tân Bình |
30 |
|
1304491,72 |
551794,58 |
Heo |
1304659,10 |
551557.30 |
Heo |
|||||
1304920,58 |
551800.82 |
Heo |
|||||
1304783,07 |
552031.85 |
Heo |
|||||
1.4 |
Vùng chăn nuôi tập trung 3 |
thôn Tầm Ngân |
20,00 |
|
1310797,55 |
553290,51 |
Gia súc, gia cầm |
1311228,30 |
553105,89 |
Gia súc, gia cầm |
|||||
1311289,44 |
553526,47 |
Gia súc, gia cầm |
|||||
1311025,43 |
553619,47 |
Gia súc, gia cầm |
|||||
1.5 |
Vùng 5, thôn Lập Lá |
thôn Lập Lá |
30,00 |
|
1305235,37 |
551086,28 |
Gia súc, gia cầm |
1305038,06 |
550789,24 |
Gia súc, gia cầm |
|||||
1304874,1 |
551080,73 |
Gia súc, gia cầm |
|||||
1305063,07 |
551305,59 |
Gia súc, gia cầm |
|||||
1.6 |
Vùng chăn nuôi tập trung 6 |
Dự án Hasee |
400,00 |
|
1311353,5 |
553882,30 |
Gia súc, gia cầm |
1311451,9 |
553938,50 |
Gia súc, gia cầm |
|||||
1311820,69 |
553880,85 |
Gia súc, gia cầm |
|||||
1312024,79 |
554827,33 |
Gia súc, gia cầm |
|||||
1311056,95 |
555655,77 |
Gia súc, gia cầm |
|||||
1310986,49 |
555596,29 |
Gia súc, gia cầm |
|||||
1311075,96 |
553913,24 |
Gia súc, gia cầm |
|||||
2 |
Xã Lương Sơn |
|
111,10 |
|
|
|
|
2.1 |
Vùng 1, Núi Hòn Vàng, thôn Tân Lập 2 |
thôn Tân Lập 2 |
71,10 |
|
1309415,00 |
556641 |
Heo, bò |
1308722,00 |
556652 |
Heo, bò |
|||||
1308810,00 |
555908 |
Heo, bò |
|||||
1309460,00 |
555870 |
Heo, bò |
|||||
1309527,00 |
556540 |
Heo, bò |
|||||
2.2 |
Vùng 2, Núi Hòn Vàng, thôn Tân Lập 2 |
thôn Tân Lập 2 |
20,00 |
|
1308415,00 |
554579 |
Heo, bò |
1308088,00 |
554634 |
Heo, bò |
|||||
1308449,00 |
555366 |
Heo, bò |
|||||
1308651,00 |
555270 |
Heo, bò |
|||||
1308258,00 |
554860 |
Heo, bò |
|||||
2.3 |
Vùng 3: Thôn Trà Giang 4, Kênh Tây từ cầu máng 6 đến máng 7 |
Thôn Trà Giang 4 |
20,00 |
|
1303133,00 |
553511 |
Heo, bò |
1303336,00 |
554101 |
Heo, bò |
|||||
1302263,00 |
554421 |
Heo, bò |
|||||
1302080,00 |
553786 |
Heo, bò |
|||||
2.4 |
Vùng chăn nuôi tập trung 3 |
Thôn Trà Giang 4 |
20,00 |
|
1308425,00 |
553367,00 |
Gia súc, gia cầm |
1308276,00 |
553426,00 |
Gia súc, gia cầm |
|||||
1308876,00 |
553709,00 |
Gia súc, gia cầm |
|||||
1308578,00 |
554090,00 |
Gia súc, gia cầm |
|||||
3 |
Xã Quảng Sơn |
|
310,00 |
|
|
|
|
3.1 |
Vùng 1, Suối Mây 1 thôn Thạch Hà 2 |
thôn Thạch Hà 2 |
100,00 |
|
1301465,00 |
553943 |
Heo, bò |
1301285,00 |
553224 |
Heo, bò |
|||||
1300044,00 |
553539 |
Heo, bò |
|||||
1300166,00 |
554250 |
Heo, bò |
|||||
3.2 |
Vùng 2, Suối Mây 2 thôn Thạch Hà 2 |
thôn Thạch Hà 2 |
120,00 |
|
1300516,00 |
552650 |
Heo, bò |
1300142,00 |
554240 |
Heo, bò |
|||||
1300599,00 |
553342 |
Heo, bò |
|||||
1299933,00 |
553440 |
Heo, bò |
|||||
1299415,00 |
552746 |
Heo, bò |
|||||
3.3 |
Vùng 3, sông Dầu 1, thôn Triệu Phong 2 |
thôn Triệu Phong 2 |
20,00 |
|
1297390,00 |
553341 |
Heo, bò |
1296999,00 |
553718 |
Heo, bò |
|||||
1297311,00 |
553998 |
Heo, bò |
|||||
1297665,00 |
553581 |
Heo, bò |
|||||
3.4 |
Vùng 4, sông Dầu 2, thôn Triệu Phong 1 |
thôn Triệu Phong 1 |
20,00 |
|
1296524,00 |
555308,00 |
Heo, bò |
1297154,00 |
555075,00 |
Heo, bò |
|||||
1296394,00 |
554936,00 |
Heo, bò |
|||||
1296942,00 |
554342,00 |
Heo, bò |
|||||
3.5 |
Vùng 5, sông Dầu 2, thôn Thạch Hà 1 |
thôn Thạch Hà 1 |
30,00 |
|
1298461,00 |
551771 |
Heo, bò |
1298487,00 |
552334 |
Heo, bò |
|||||
1299214,00 |
552265 |
Heo, bò |
|||||
1299194,00 |
551786 |
Heo, bò |
|||||
3.6 |
Vùng 6, đất Hạnh Tân, thôn Hạnh Trí 2 |
thôn Hạnh Trí 2 |
20,00 |
|
1296663,00 |
560394 |
Heo, bò |
1297335,00 |
560490,00 |
Heo, bò |
|||||
1297335,00 |
560490,00 |
Heo, bò |
|||||
1297255,00 |
560197,00 |
Heo, bò |
|||||
4 |
Xã Mỹ Sơn |
|
110,50 |
|
|
|
|
4.1 |
Vùng 1, thôn Phú Thuận |
thôn Phú Thuận |
20,30 |
|
1292581 |
565884 |
Cừu, bò, heo, dê |
1292322 |
566349 |
Cừu, bò, heo, dê |
|||||
1292981 |
566346 |
Cừu, bò, heo, dê |
|||||
1292412 |
566900 |
Cừu, bò, heo, dê |
|||||
1292092 |
566507 |
Cừu, bò, heo, dê |
|||||
4.2 |
Vùng 2, thôn Mỹ Hiệp-Phú Thuận |
thôn Mỹ Hiệp-Phú Thuận |
70,20 |
|
1292595 |
567911 |
Cừu, bò, heo, dê |
1291873 |
569062 |
Cừu, bò, heo, dê |
|||||
1292516 |
569318 |
Cừu, bò, heo, dê |
|||||
1293309 |
568364 |
Cừu, bò, heo, dê |
|||||
4.3 |
Vùng 3, thôn Nha Húi |
thôn Nha Húi |
20,00 |
|
1291607 |
571368 |
Cừu, bò, heo, dê |
1291665 |
571881 |
Cừu, bò, heo, dê |
|||||
1292255 |
571787 |
Cừu, bò, heo, dê |
|||||
1292197 |
571292 |
Cừu, bò, heo, dê |
|||||
5 |
Xã Nhơn Sơn |
|
50,00 |
|
|
|
|
5.1 |
Khu vực phía Đông dọc chân núi Hòn Dài thuộc thôn Nha Hố 1 |
thôn Nha Hố 1 |
40,00 |
|
1290259,39 |
571223.86 |
Bò, dê, cừu |
1289705,49 |
571561.97 |
Bò, dê, cừu |
|||||
1289367,26 |
570779.19 |
Bò, dê, cừu |
|||||
1289157,11 |
571085.60 |
Bò, dê, cừu |
|||||
5.2 |
Vùng 1, Phía Bắc, thôn Núi Ngỗng |
thôn Núi Ngỗng |
10,00 |
|
1288706,05 |
571758.43 |
Bò, dê, cừu |
1288739,12 |
572504.89 |
Bò, dê, cừu |
|||||
1288114,57 |
571602.86 |
Bò, dê, cừu |
|||||
1288060,99 |
572118.00 |
Bò, dê, cừu |
|||||
6 |
Xã Hòa Sơn |
|
126,00 |
|
|
|
|
6.1 |
Vùng 1, thôn Tân Tiến và Tân Hiệp |
thôn Tân Tiến và Tân Hiệp |
126,00 |
|
1295010,60 |
559474,76 |
Bò, dê, cừu |
1295372,43 |
558329,53 |
Bò, dê, cừu |
|||||
1295344,32 |
558811.73 |
Bò, dê, cừu |
|||||
1294487,02 |
559901,06 |
Bò, dê, cừu |
|||||
1294192,38 |
559713,05 |
Bò, dê, cừu |
|||||
1294268,73 |
558983.35 |
Bò, dê, cừu |
|||||
1294462,18 |
558287,61 |
Bò, dê, cừu |
|||||
III |
HUYỆN THUẬN NAM |
|
1.300,00 |
|
|
|
|
1 |
Vùng 2 (Núi 1) |
Thôn Quán Thẻ 1, xã Phước Minh |
10,00 |
|
1260911,20 |
571360,93 |
Bò, dê, cừu |
1260793,80 |
171408,63 |
Bò, dê, cừu |
|||||
1260549,80 |
571001,32 |
Bò, dê, cừu |
|||||
1260567,80 |
570800,53 |
Bò, dê, cừu |
|||||
2 |
Vùng 10 (Tam Lang) |
Thôn Tam Lang, xã Phước Nam |
10,00 |
|
1270220,36 |
575492,12 |
Bò, dê, cừu |
3 |
Vùng 11 (Hang mọi) |
Thôn Phước Lập, xã Phước Nam |
20,00 |
|
1270220,36 |
575492,12 |
Bò, dê, cừu |
4 |
Vùng 12 (Nha Úi) |
Thôn Văn Lâm 1, xã Phước Nam |
10,00 |
|
1271315,80 |
574286,85 |
Bò, dê, cừu |
5 |
Vùng 13 (CK7) |
Thôn Nhị Hà 2, xã Nhị Hà |
30,00 |
|
1271419,00 |
562218,00 |
Bò, dê, cừu |
6 |
Vùng 15 (Hạ lưu Sông Biêu) |
Thôn Nhị Hà 3, xã Nhị Hà |
300,00 |
|
1266014,00 |
563487,00 |
Bò, dê, cừu |
7 |
Vùng 16 (Chăn nuôi Việt Úc) |
Thôn Nhị Hà 3, xã Nhị Hà |
200,00 |
|
1265304,00 |
561236,00 |
Bò, dê, cừu |
8 |
Vùng 17 (Chân Núi Vung) |
Thôn Nhị Hà 3, xã Nhị Hà |
400,00 |
|
|
|
Bò, dê, cừu |
9 |
Vùng 20 (hồ Núi Một) |
Thôn Sơn Hải, xã Phước Dinh |
50,00 |
|
1262508,32 |
579083,56 |
Bò, dê, cừu |
10 |
Vùng 23 (Cà Tuôn, chà bàng) |
Thôn Lồ ôn, xã Phước Hà |
40,00 |
|
1269869,07 |
558087,26 |
Bò, dê, cừu |
11 |
Vùng 24 (Kênh bắc, kênh nam) |
Thôn Trà Nô, xã Phước Hà |
150,00 |
|
1269812,43 |
558251,96 |
Bò, dê, cừu |
12 |
Vùng 29 (Nha Á) |
Thôn Vụ Bổn, xã Phước Ninh |
60,00 |
|
1268883,31 |
565377,65 |
Bò, dê, cừu, heo |
|
1268477,68 |
566010,68 |
Bò, dê, cừu, heo |
||||
|
1268137,91 |
566002,78 |
Bò, dê, cừu, heo |
||||
|
1268051,05 |
565792,73 |
Bò, dê, cừu, heo |
||||
|
1267778,40 |
565536,13 |
Bò, dê, cừu, heo |
||||
|
1268013,80 |
565024,21 |
Bò, dê, cừu, heo |
||||
13 |
Vùng 30 (Trại Chánh Phong) |
Thôn Hiếu Thiện, xã Phước Ninh, Thuận Nam |
20,00 |
|
1266181,75 |
564942,13 |
Heo |
IV |
HUYỆN NINH PHƯỚC |
|
80,00 |
|
|
|
|
1 |
Khu vực thôn Thái Giao-Thái Hòa (vùng hồ Tà Ranh) |
Phước Thái |
15,00 |
|
1278932,00 |
568432,00 |
Bò, dê, cừu |
|
1279117,00 |
568605,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
|
1279067,00 |
568684,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
|
1278899,00 |
568536,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
2 |
Khu vực thôn Như Bình-Như Ngọc (vùng hồ Tà Ranh) Phước Thái |
Phước Thái |
20,00 |
|
1278388,00 |
568902,00 |
Bò, dê, cừu |
|
1278482,00 |
568670,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
|
1278745,00 |
568571,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
|
1278746,00 |
568805,00 |
Bò, dê, cừu |
||||
3 |
Khu vực thôn Liên Sơn (phía bắc hồ Lanh Ra) |
Phước Vinh |
15,00 |
|
1287337,00 |
564601,00 |
Bò, dê, cừu, heo |
|
1287661,00 |
564307,00 |
Bò, dê, cừu, heo |
||||
|
1287593,00 |
564937,00 |
Bò, dê, cừu, heo |
||||
|
1287500,00 |
564941,00 |
Bò, dê, cừu, heo |
||||
4 |
Khu vực thôn Liên Sơn 2-Bảo Vinh (Vùng suối bà Lễ và gộp ông Nhờ) |
Phước Vinh |
30,00 |
|
1286522,00 |
564761,00 |
Bò, dê, cừu, heo |
|
1287158,00 |
565239,00 |
Bò, dê, cừu, heo |
||||
|
1287206,00 |
565211,00 |
Bò, dê, cừu, heo |
||||
|
1287208,00 |
565188,00 |
Bò, dê, cừu, heo |
||||
V |
HUYỆN NINH HẢI |
|
170,00 |
|
|
|
|
1 |
Khu phố Cà Đú thị trấn Khánh Hải |
|
10,00 |
|
1283673,19 |
582839,92 |
Bò, dê, cừu |
2 |
Khu phía bắc đồng Mỹ Phong, xã Thanh Hải |
|
30,00 |
|
1282839,7 |
595585,39 |
Bò, dê, cừu |
3 |
Khu vực đồng Khánh Phước, xã Nhơn Hải |
|
50,00 |
|
1282659,84 |
593392,98 |
Bò, dê, cừu |
4 |
Khu vực đồng Hồ Ông Kinh, xã Nhơn Hải |
|
60,00 |
|
1284279,16 |
595328,66 |
Bò, dê, cừu |
5 |
Khu vực thôn An Hòa, xã Xuân Hải |
|
20,00 |
|
1288836,00 |
578577,00 |
Bò, dê, cừu |
Bảng 26. Quy mô đàn bò phân theo địa phương giai đoạn 2021-2025
Huyện |
Năm |
|||||||||
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
||||||
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
|
Bác Ái |
26.119 |
20,8 |
28.619 |
21,8 |
31.292 |
22,8 |
34.435 |
24,0 |
37.650 |
25,1 |
Ninh Phước |
20.217 |
16,1 |
20.611 |
15,7 |
20.998 |
15,3 |
21.379 |
14,9 |
18.750 |
12,5 |
Ninh Sơn |
23.608 |
18,8 |
25.993 |
19,8 |
27.037 |
19,7 |
28.266 |
19,7 |
30.300 |
20,2 |
Thuận Nam |
20.845 |
16,6 |
20.742 |
15,8 |
21.685 |
15,8 |
22.383 |
15,6 |
25.200 |
16,8 |
Thuận Bắc |
21.096 |
16,8 |
21.924 |
16,7 |
22.783 |
16,6 |
23.818 |
16,6 |
24.600 |
16,4 |
Ninh Hải |
9.920 |
7,9 |
10.109 |
7,7 |
10.705 |
7,8 |
10.618 |
7,4 |
10.950 |
7,3 |
Phan Rang |
3.767 |
3,0 |
3.282 |
2,5 |
2.745 |
2,0 |
2.583 |
1,8 |
2.550 |
1,7 |
Tổng |
125.574 |
100,0 |
131.280 |
100,0 |
137.245 |
100,0 |
143.481 |
100,0 |
150.000 |
100,0 |
Bảng 27. Quy mô đàn dê phân theo địa phương giai đoạn 2021-2025
Huyện |
Năm |
|||||||||
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
||||||
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
|
Bác Ái |
5.072 |
4,0 |
5.375 |
4,1 |
5.703 |
4,2 |
5.772 |
4,0 |
5.700 |
3,8 |
Ninh Phước |
39.053 |
31,1 |
39.384 |
30,0 |
39.801 |
29,0 |
40.318 |
28,1 |
41.100 |
27,4 |
Ninh Sơn |
6.146 |
4,9 |
6.021 |
4,6 |
5.884 |
4,3 |
5.448 |
3,8 |
4.800 |
3,2 |
Thuận Nam |
32.272 |
25,7 |
32.426 |
24,7 |
32.527 |
23,7 |
33.718 |
23,5 |
33.300 |
22,2 |
Thuận Bắc |
15.081 |
12,0 |
17.648 |
13,4 |
20.687 |
15,1 |
23.995 |
16,7 |
26.100 |
17,4 |
Ninh Hải |
21.989 |
17,5 |
24.908 |
19,0 |
28.238 |
20,6 |
30.274 |
21,1 |
35.700 |
23,8 |
Phan Rang |
5.902 |
4,7 |
5.514 |
4,2 |
4.392 |
3,2 |
3.874 |
2,7 |
3.300 |
2,2 |
Tổng |
124.643 |
100,0 |
125.961 |
100,0 |
127.293 |
100,0 |
128.639 |
99,9 |
130.000 |
100,0 |
Bảng 28. Quy mô đàn cừu phân theo địa phương giai đoạn 2021-2025
Huyện |
Năm |
|||||||||
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
||||||
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
|
Bác Ái |
17.706 |
14,1 |
21.267 |
16,2 |
22.234 |
16,2 |
22.957 |
16,0 |
24.300 |
16,2 |
Ninh Phước |
20.469 |
16,3 |
21.005 |
16,0 |
23.057 |
16,8 |
24.535 |
17,1 |
25.650 |
17,1 |
Ninh Sơn |
18.962 |
15,1 |
19.692 |
15,0 |
20.998 |
15,3 |
22.040 |
15,4 |
23.400 |
15,6 |
Thuận Nam |
43.197 |
34,4 |
43.191 |
32,9 |
44.879 |
32,7 |
46.775 |
32,6 |
48.150 |
32,1 |
Thuận Bắc |
5.400 |
4,3 |
5.776 |
4,4 |
5.764 |
4,2 |
6.198 |
4,3 |
6.664 |
4,4 |
Ninh Hải |
17.957 |
14,3 |
18.379 |
14,0 |
18.665 |
13,6 |
19.490 |
13,6 |
20.351 |
13,6 |
Phan Rang |
1.884 |
1,5 |
1.969 |
1,5 |
1.647 |
1,2 |
1.550 |
1,1 |
1.458 |
1,0 |
Tổng |
114.589 |
100,0 |
122.569 |
100,0 |
131.104 |
100,0 |
140.234 |
100,0 |
150.000 |
100,0 |
Bảng 29. Quy mô đàn lợn phân theo địa phương giai đoạn 2021-2025
Huyện |
Năm |
|||||||||
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
||||||
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
Số lượng |
Cơ cấu |
|
Bác Ái |
42.570 |
33,9 |
42.403 |
32,3 |
43.781 |
31,9 |
46.201 |
32,2 |
49.350 |
32,9 |
Ninh Phước |
17.706 |
14,1 |
17.913 |
13,6 |
18.122 |
13,2 |
18.509 |
12,9 |
18.750 |
12,5 |
Ninh Sơn |
30.766 |
24,5 |
30.719 |
23,4 |
31.292 |
22,8 |
31.996 |
22,3 |
31.350 |
20,9 |
Thuận Nam |
4.018 |
3,2 |
5.251 |
4,0 |
8.235 |
6,0 |
12.196 |
8,5 |
13.800 |
9,2 |
Thuận Bắc |
25.491 |
20,3 |
27.175 |
20,7 |
27.723 |
20,2 |
28.553 |
19,9 |
29.250 |
19,5 |
Ninh Hải |
3.767 |
3,0 |
4.059 |
3,1 |
4.374 |
3,2 |
5.022 |
3,5 |
6.750 |
4,5 |
Phan Rang |
1.256 |
1,0 |
1.182 |
0,9 |
1.112 |
0,8 |
1.046 |
0,7 |
750 |
0,5 |
Tổng |
105.906 |
100,0 |
115.535 |
98,0 |
126.039 |
98,1 |
137.499 |
100,0 |
150.000 |
100,0 |
Bảng 30. Quy mô đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030
STT |
Loại vật nuôi |
Khối lượng hơi trung bình (kg) |
Hệ số đơn vị Vật nuôi |
Số đầu con/ ĐVN |
Năm 2020 |
Đến năm 2025 |
Đến 2030 |
|||
Số đầu con gia súc, gc 2020 |
Đơn vị vật nuôi (ĐVN) |
Số đầu con gia súc, gc |
Đơn vị vật nuôi (ĐVN) |
Số đầu con gia súc, gc |
Đơn vị vật nuôi (ĐVN) |
|||||
I |
Lợn: |
|
|
|
97.080 |
20.691.45 |
150.000 |
30.000 |
200.000 |
40.000.00 |
1 |
Lợn dưới 28 ngày tuổi |
8 |
0,016 |
63 |
11.328 |
181,25 |
|
|
|
|
2 |
Lợn thịt: |
|
|
|
|
0,00 |
|
|
|
|
2.1 |
Lợn nội |
80 |
0,16 |
6 |
|
0,00 |
|
|
|
|
2.2 |
Lợn ngoại |
100 |
0,2 |
5 |
74.602 |
14.920,40 |
150.000 |
30.000,00 |
200.000 |
40.000,00 |
3 |
Lợn nái: |
|
|
|
|
0,00 |
|
|
|
|
3.1 |
Lợn ngoại |
250 |
0,5 |
2 |
11.002 |
5.501,00 |
|
|
|
|
4 |
Lợn đực: |
300 |
0,6 |
2 |
148 |
88,80 |
|
|
|
|
II |
Gia cầm: |
|
|
|
2.116.900 |
8.747,55 |
2.400,000 |
10.400 |
3.000.000 |
13.000,00 |
1 |
Gà: |
|
|
|
1.403.400 |
6.514,88 |
|
|
|
|
1.1 |
Gà hướng thịt |
2,5 |
0,005 |
200 |
1.044.743 |
5.223,72 |
1.600.000 |
8.000,00 |
2.000.000 |
10.000,00 |
1.2 |
Gà hướng trứng |
1,8 |
0,0036 |
278 |
358.657 |
1.291,17 |
|
|
|
|
2 |
Vịt: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Vịt hướng trứng: |
1,5 |
0,003 |
333 |
681.043 |
2.043,13 |
800.000 |
2.400,00 |
1.000.000 |
3.000,00 |
2 |
Ngan |
2,8 |
0,0056 |
179 |
29.213 |
163,59 |
|
|
|
|
3 |
Ngỗng |
4 |
0,008 |
125 |
3.244 |
25,95 |
|
|
|
|
III |
Bò: |
|
|
|
120.116 |
62.460,32 |
150.000 |
105.000 |
200.000 |
140.000,00 |
1 |
Bò nội |
170 |
0,34 |
3 |
60.058 |
20.419,72 |
|
|
|
|
2 |
Bò ngoại, bò lai |
350 |
0,7 |
1 |
60.058 |
42.040,60 |
150.000 |
105.000,00 |
200.000 |
140.000,00 |
IV |
Trâu |
350 |
0,7 |
1 |
3.920 |
2.744,00 |
4.000 |
2.800,00 |
4.000 |
2.800,00 |
V |
Dê |
25 |
0,05 |
20 |
123.338 |
6.166,90 |
130.000 |
6.500,00 |
160.000 |
8.000,00 |
VI |
Cừu |
30 |
0,06 |
17 |
107.129 |
6.427,74 |
150.000 |
9.000,00 |
220.000 |
13.200,00 |
|
Tổng |
|
|
|
2.568.483 |
107.237,96 |
2.984.000,00 |
163.700,00 |
3.784.000 |
217.000,00 |
Bảng 31. Quy mô đàn vật nuôi trên địa bàn huyện Bác Ái đến năm 2030
STT |
Loại vật nuôi |
Khối lượng hơi trung bình (kg) |
Hệ số đơn vị Vật ' nuôi |
Số đầu con/ ĐVN |
Năm 2020 |
Đến năm 2025 |
Đến 2030 |
|||
Số đầu con gia súc, gc |
ĐVN |
Số đầu con gia súc, gc |
ĐVN |
Số đầu con gia súc, gc |
ĐVN |
|||||
I |
Lợn: |
|
|
|
34.661 |
6.932,20 |
49.350 |
9.270 |
68.540 |
13.708,00 |
1 |
Lợn dưới 28 ngày tuổi |
8 |
0,016 |
63 |
|
0,00 |
|
|
|
|
2 |
Lợn thịt: |
|
|
|
|
0,00 |
|
|
|
|
2.1 |
Lợn nội |
80 |
0,16 |
6 |
|
0,00 |
|
|
|
|
2.2 |
Lợn ngoại |
100 |
0,2 |
5 |
34.661 |
6.932,20 |
46.350 |
9.270,00 |
68.540 |
13.708,00 |
3 |
Lợn nái: |
|
|
|
|
0,00 |
|
|
|
|
3,1 |
Lợn nội |
200 |
0,4 |
3 |
|
0,00 |
|
|
|
|
3.2 |
Lợn ngoại |
250 |
0,5 |
2 |
|
0,00 |
|
|
|
|
4 |
Lợn đực: |
300 |
0,6 |
2 |
|
0,00 |
|
|
|
|
II |
Gia cầm: |
|
|
|
129.500 |
629 |
152.540 |
740 |
350.000 |
1.480 |
1 |
Gà: |
|
|
|
|
600,00 |
|
|
|
|
1.1 |
Gà hướng thịt |
2,5 |
0,005 |
200 |
120.000 |
600,00 |
141.000 |
705,00 |
290.000 |
1.450,00 |
1.2 |
Gà hướng trứng |
1,8 |
0,0036 |
278 |
|
0,00 |
|
|
50.000 |
|
2 |
Vịt: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Vịt hướng trứng: |
1,5 |
0,003 |
333 |
9.500 |
28,50 |
11.540 |
34,62 |
10.000 |
30,00 |
2 |
Ngan |
2,8 |
0,0056 |
179 |
|
0,00 |
|
|
|
|
3 |
Ngỗng |
4 |
0,008 |
125 |
|
0,00 |
|
|
|
|
4 |
Bồ câu |
0,6 |
0,0012 |
833 |
|
0,00 |
|
|
|
|
III |
Bò: |
|
|
|
22.547 |
15.782,90 |
37.650 |
26.355 |
55.000 |
38.500,00 |
1 |
Bò nội |
170 |
0,34 |
3 |
|
0,00 |
|
|
|
|
2 |
Bò ngoại, bò lai |
350 |
0,7 |
1 |
22.547 |
15.782,90 |
37.650 |
26.355,00 |
55.000 |
38.500,00 |
IV |
Trâu |
350 |
0,7 |
1 |
1.197 |
837,90 |
1.200 |
840,00 |
1.200 |
840,00 |
V |
Dê |
25 |
0,05 |
20 |
4.797 |
239,85 |
4.940 |
247,00 |
20.000 |
1.000,00 |
VI |
Cừu |
30 |
0,06 |
17 |
13.038 |
782,28 |
24.300 |
1.458,00 |
50.000 |
3.000,00 |
|
Tổng |
|
|
|
205.740 |
25.203,63 |
269.980,00 |
38.909,62 |
544.740 |
58.528,00 |
Bảng 32. Quy mô đàn vật nuôi trên địa bàn huyện Ninh Phước đến năm 2030
STT |
Loại vật nuôi |
Khối lượng hơi trung bình (kg) |
Hệ số đơn vị Vật nuôi |
Số đầu con/ ĐVN |
Năm 2020 |
Đến năm 2025 |
Đến 2030 |
|||
Số đầu con gia súc, gc 2020 |
ĐVNnăm 2020 |
Số đầu con gia súc, gc |
ĐVN |
Số đầu con gia súc, gc |
ĐVN |
|||||
I |
Lợn: |
|
|
|
15.383 |
3.076,60 |
18.750 |
3.750 |
20.800 |
4.160,00 |
1 |
Lợn dưới 28 ngày tuổi |
8 |
0,016 |
63 |
|
0,00 |
|
|
|
|
2 |
Lợn thịt: |
|
|
|
|
0,00 |
|
|
|
|
2.1 |
Lợn nội |
80 |
0,16 |
6 |
|
0,00 |
|
|
|
|
2.2 |
Lợn ngoại |
100 |
0,2 |
5 |
15.383 |
3.076,60 |
18.750 |
3.750,00 |
20.800 |
4.160,00 |
3 |
Lợn nái: |
|
|
|
|
0,00 |
|
|
|
|
3.1 |
Lợn nội |
200 |
0,4 |
3 |
|
0,00 |
|
|
|
|
3.2 |
Lợn ngoại |
250 |
0,5 |
2 |
|
0,00 |
|
|
|
|
4 |
Lợn đực: |
300 |
0,6 |
2 |
|
0,00 |
|
|
|
|
II |
Gia cầm: |
|
|
|
1.029.990 |
4.510 |
1.069.650 |
4.658 |
1.220.000 |
5.360 |
1 |
Gà: |
|
|
|
|
3.549,00 |
|
|
|
|
1,1 |
Gà hướng thịt |
2,5 |
0,005 |
200 |
709.800 |
3.549,00 |
724.650 |
3.623,25 |
850.000 |
4.250,00 |
1.2 |
Gà hướng trứng |
1,8 |
0,0036 |
278 |
|
0,00 |
|
|
|
|
2 |
Vịt: |
|
|
|
|
0,00 |
|
|
|
|
2.1 |
Vịt hướng trứng: |
1,5 |
0,003 |
333 |
320.190 |
960,57 |
345.000 |
1.035,00 |
370.000 |
1.110,00 |
2 |
Ngan |
2,8 |
0,0056 |
179 |
|
0,00 |
|
|
|
|
3 |
Ngỗng |
4 |
0,008 |
125 |
|
0,00 |
|
|
|
|
4 |
Bồ câu |
0,6 |
0,0012 |
833 |
|
0,00 |
|
|
|
|
III |
Bò: |
|
|
|
22.176 |
15.523 |
18.750 |
13.125 |
17.560 |
12.292 |
1 |
Bò nội |
170 |
0,34 |
3 |
|
0,00 |
|
|
|
|
2 |
Bò ngoại, bò lai |
350 |
0,7 |
1 |
22.176 |
15.523,20 |
18.750 |
13.125,00 |
17.560 |
12.292,00 |
IV |
Trâu |
350 |
0,7 |
1 |
1.048 |
733,60 |
500 |
350,00 |
1.300 |
910,00 |
V |
Dê |
25 |
0,05 |
20 |
40.832 |
2.041,60 |
41.100 |
2.055,00 |
35.000 |
1.750,00 |
VI |
Cừu |
30 |
0,06 |
17 |
18.633 |
1.117,98 |
25.650 |
1.539,00 |
12.670 |
760,20 |
|
Tổng |
|
|
|
1.128.062 |
27.002,55 |
1.174.400,00 |
25.477,25 |
1.307.330 |
25.232,20 |
Bảng 33. Quy mô đàn vật nuôi trên địa bàn huyện Ninh Sơn đến năm 2030
STT |
Loại vật nuôi |
Khối lượng hơi trung bình (kg) |
Hệ số đơn vị Vật nuôi |
Số đầu con/ ĐVN |
Năm 2020 |
Đến năm 2025 |
Đến 2030 |
|||
Số đầu con gia súc, gc 2020 |
ĐVN năm 2020 |
Số đầu con gia súc, gc |
ĐVN |
Số đầu con gia súc, gc |
ĐVN |
|||||
I |
Lợn: |
|
|
|
20.200 |
4.040,00 |
31.350 |
6.270 |
37.160 |
7.432,00 |
1 |
Lợn dưới 28 ngày tuổi |
8 |
0,016 |
63 |
|
0,00 |
|
|
|
|
2 |
Lợn thịt: |
|
|
|
|
0,00 |
|
|
|
|
2.1 |
Lợn nội |
80 |
0,16 |
6 |
|
0,00 |
|
|
|
|
2.2 |
Lợn ngoại |
100 |
0,2 |
5 |
20.200 |
4.040,00 |
31.350 |
6.270,00 |
37.160 |
7.432,00 |
3 |
Lợn nái: |
|
|
|
|
0,00 |
|
|
|
|
3.1 |
Lợn nội |
200 |
0,4 |
3 |
|
0,00 |
|
|
|
|
3.2 |
Lợn ngoại |
250 |
0,5 |
2 |
|
0,00 |
|
|
|
|
4 |
Lợn đực: |
300 |
0,6 |
2 |
|
0,00 |
|
|
|
|
II |
Gia cầm: |
|
|
|
201.650 |
845 |
246.700 |
973 |
250.000 |
990 |
1 |
Gà: |
|
|
|
|
600,00 |
|
|
|
|
1,1 |
Gà hướng thịt |
2,5 |
0,005 |
200 |
120.000 |
600,00 |
116.600 |
583,00 |
120.000 |
600,00 |
1.2 |
Gà hướng trứng |
1,8 |
0,0036 |
278 |
|
0,00 |
|
|
|
|
2 |
Vịt: |
|
|
|
|
0,00 |
|
|
|
|
2.1 |
Vịt hướng trứng: |
1,5 |
0,003 |
333 |
81.650 |
244,95 |
130.100 |
390,30 |
130.000 |
390,00 |
2 |
Ngan |
2,8 |
0,0056 |
179 |
|
0,00 |
|
|
|
|
3 |
Ngỗng |
4 |
0,008 |
125 |
|
0,00 |
|
|
|
|
4 |
Bồ câu |
0,6 |
0,0012 |
833 |
|
0,00 |
|
|
|
|
III |
Bò: |
|
|
|
22..595 |
15.816,50 |
27.750 |
19.425 |
52.300 |
36.610,00 |
1 |
Bò nội |
170 |
0,34 |
3 |
|
0,00 |
|
|
|
|
2 |
Bò ngoại, bò lai |
350 |
0,7 |
1 |
22.595 |
15.816,50 |
27.750 |
19.425,00 |
52.300 |
36.610,00 |
IV |
Trâu |
350 |
0,7 |
1 |
171 |
119,70 |
124 |
86,80 |
130 |
91,00 |
V |
Dê |
25 |
0,05 |
20 |
6.304 |
315,20 |
4.160 |
208,00 |
4.700 |
235,00 |
VI |
Cừu |
30 |
0,06 |
17 |
16.092 |
965,52 |
23.400 |
1.404,00 |
35.000 |
2.100,00 |
|
Tổng |
|
|
|
267.012 |
22.101,87 |
333.484,00 |
28.367,10 |
379.290 |
47.458,00 |
Bảng 34. Quy mô đàn vật nuôi trên địa bàn huyện Thuận Nam đến năm 2030
STT |
Loại vật nuôi |
Khối lượng hơi trung bình (kg) |
Hệ số đơn vị Vật nuôi |
Số đầu con/ ĐVN |
Năm 2020 |
Đến năm 2025 |
Đến 2030 |
|||
Số đầu con gia súc, gc 2020 |
ĐVNnăm 2020 |
Số đầu con gia súc, gc |
ĐVN |
Số đầu con gia súc, gc |
ĐVN |
|||||
I |
Lợn: |
|
|
|
8.000 |
1.600.00 |
13.800 |
2.760 |
30.000 |
6.000.00 |
1 |
Lợn dưới 28 ngày tuổi |
8 |
0,016 |
63 |
|
0,00 |
|
|
|
|
2 |
Lợn thịt: |
|
|
|
|
0,00 |
|
|
|
|
2.1 |
Lợn nội |
80 |
0,16 |
6 |
|
0,00 |
|
|
|
|
2.2 |
Lợn ngoại |
100 |
0,2 |
5 |
8.000 |
1.600,00 |
13.800 |
2.760,00 |
30.000 |
6.000,00 |
3 |
Lợn nái: |
|
|
|
|
0,00 |
|
|
|
|
3.1 |
Lợn nội |
200 |
0,4 |
3 |
|
0,00 |
|
|
|
|
3.2 |
Lợn ngoại |
250 |
0,5 |
2 |
|
0,00 |
|
|
|
|
4 |
Lợn đực: |
300 |
0,6 |
2 |
|
0,00 |
|
|
|
|
II |
Gia cầm: |
|
|
|
107.700 |
60 |
190.200 |
871,00 |
300.000 |
1.400 |
1 |
Gà: |
|
|
|
|
0,01 |
|
|
|
|
1,1 |
Gà hướng thịt |
2,5 |
0,005 |
200 |
87.700 |
0,01 |
150.200 |
751,00 |
250.000 |
1.250,00 |
1.2 |
Gà hướng trứng |
1,8 |
0,0036 |
278 |
|
0,00 |
|
|
|
|
2 |
Vịt: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Vịt hướng trứng: |
1,5 |
0,003 |
333 |
20.000 |
60,06 |
40.000 |
120,00 |
50.000 |
150,15 |
2 |
Ngan |
2,8 |
0,0056 |
179 |
|
0,00 |
|
|
|
|
3 |
Ngỗng |
4 |
0,008 |
125 |
|
0,00 |
|
|
|
|
4 |
Bồ câu |
0,6 |
0,0012 |
833 |
|
0,00 |
|
|
|
|
III |
Bò: |
|
|
|
18.732 |
13.112 |
25.200 |
17.640 |
32.000 |
32.000 |
1 |
Bò nội |
170 |
0,34 |
3 |
|
0,00 |
|
|
|
|
2 |
Bò ngoại, bò lai |
350 |
0,7 |
1 |
18.732 |
13.112,40 |
25.200 |
17.640,00 |
32.000 |
32.000,00 |
IV |
Trâu |
350 |
0,7 |
1 |
|
0,00 |
|
0,00 |
|
0,00 |
V |
Dê |
25 |
0,05 |
20 |
31.639 |
1.581,95 |
33.300 |
1.665,00 |
37.000 |
1.850,00 |
VI |
Cừu |
30 |
0,06 |
17 |
37.562 |
2.253,72 |
48.150 |
2.889,00 |
70.000 |
4.117,65 |
|
Tổng |
|
|
|
203.633 |
18.608,14 |
270.650,00 |
25.825,00 |
469.000 |
45.367,80 |
Bảng 35. Quy mô đàn vật nuôi trên địa bàn huyện Thuận Bắc đến năm 2030
STT |
Loại vật nuôi |
Khối lượng hơi trung bình (kg) |
Hệ số đơn vị Vật nuôi |
Số đầu con/ ĐVN |
Năm 2020 |
Đến năm 2025 |
Đến 2030 |
|||
Số đầu con gia súc, gc 2020 |
ĐVNnăm 2020 |
Số đầu con gia súc, gc |
ĐVN |
Số đầu con gia súc, gc |
ĐVN |
|||||
I |
Lợn: |
|
|
|
21.641 |
4.328,20 |
29.250 |
5.850 |
25.000 |
5.000,00 |
1 |
Lợn dưới 28 ngày tuổi |
8 |
0,016 |
63 |
|
0,00 |
|
|
|
|
2 |
Lợn thịt: |
|
|
|
|
0,00 |
|
|
|
|
2.1 |
Lợn nội |
80 |
0,16 |
6 |
|
0,00 |
|
|
|
|
2.2 |
Lợn ngoại |
100 |
0,2 |
5 |
21.641 |
4.328,20 |
29.250 |
5.850,00 |
25.000 |
5.000,00 |
3 |
Lợn nái: |
|
|
|
|
0,00 |
|
|
|
|
3.1 |
Lợn nội |
200 |
0,4 |
3 |
|
0,00 |
|
|
|
|
3.2 |
Lợn ngoại |
250 |
0,5 |
2 |
|
0,00 |
|
|
|
|
4 |
Lợn đực: |
300 |
0,6 |
2 |
|
0,00 |
|
|
|
|
II |
Gia cầm: |
|
|
|
233.350 |
1.044 |
301.528 |
1.327 |
310.000 |
1.366 |
1 |
Gà: |
|
|
|
|
858,95 |
|
|
|
|
1,1 |
Gà hướng thịt |
2,5 |
0,005 |
200 |
171.790 |
858,95 |
211.200 |
1.056,00 |
218.000 |
1.090,00 |
1.2 |
Gà hướng trứng |
1,8 |
0,0036 |
278 |
|
0,00 |
|
|
|
|
2 |
Vịt: |
|
|
|
|
0,00 |
|
|
|
|
2.1 |
Vịt hướng trứng: |
1,5 |
0,003 |
333 |
61.560 |
184,68 |
90.328 |
270,98 |
92.000 |
276,00 |
2 |
Ngan |
2,8 |
0,0056 |
179 |
|
0,00 |
|
|
|
|
3 |
Ngỗng |
4 |
0,008 |
125 |
|
0,00 |
|
|
|
|
4 |
Bồ câu |
0,6 |
0,0012 |
833 |
|
0,00 |
|
|
|
|
III |
Bò: |
|
|
|
20.281 |
14.197 |
24.600 |
17.220 |
25.000 |
17.500 |
1 |
Bò nội |
170 |
0,34 |
3 |
|
0,00 |
|
|
|
|
2 |
Bò ngoại, bò lai |
350 |
0,7 |
1 |
20.281 |
14.196,70 |
24.600 |
17.220,00 |
25.000 |
17.500,00 |
IV |
Trâu |
350 |
0,7 |
1 |
1.214 |
849,80 |
1.000 |
700,00 |
1.200 |
840,00 |
V |
Dê |
25 |
0,05 |
20 |
13.135 |
656,75 |
22.620 |
1.131,00 |
35.000 |
1.750,00 |
VI |
Cừu |
30 |
0,06 |
17 |
4.790 |
287,40 |
6.664 |
399,84 |
11.000 |
660,00 |
|
Tổng |
|
|
|
294.411 |
21.362,48 |
385.662,00 |
26.627,82 |
407.200 |
27.116,00 |
Bảng 36. Quy mô đàn vật nuôi trên địa bàn huyện Ninh Hải đến năm 2030
STT |
Loại vật nuôi |
Khối lượng hơi trung bình (kg) |
Hệ số đơn vị Vật nuôi |
Số đầu con/ ĐVN |
Năm 2020 |
Đến năm 2025 |
Đến 2030 |
|||
Số đầu con gia súc, gc 2020 |
ĐVN năm 2020 |
Số đầu con gia súc, gc |
ĐVN |
Số đầu con gia súc, gc |
ĐVN |
|||||
I |
Lợn: |
|
|
|
2.657 |
531,40 |
6.750 |
1.350 |
18.500 |
3.700,00 |
1 |
Lợn dưới 28 ngày tuổi |
8 |
0,016 |
63 |
|
0,00 |
|
|
|
|
2 |
Lợn thịt: |
|
|
|
|
0,00 |
|
|
|
|
2.1 |
Lợn nội |
80 |
0,16 |
6 |
|
0,00 |
|
|
|
|
2.2 |
Lợn ngoại |
100 |
0,2 |
5 |
2.657 |
531,40 |
6.750 |
1.350,00 |
18.500 |
3.700,00 |
3 |
Lợn nái: |
|
|
|
|
0,00 |
|
|
|
|
3.1 |
Lợn nội |
200 |
0,4 |
3 |
|
0,00 |
|
|
|
|
3.2 |
Lợn ngoại |
250 |
0,5 |
2 |
|
0,00 |
|
|
|
|
4 |
Lợn đực: |
300 |
0,6 |
2 |
|
0,00 |
|
|
|
|
II |
Gia cầm: |
|
|
|
358.600 |
1.357 |
415.300 |
1.617 |
570.000 |
2.020 |
1 |
Gà: |
|
|
|
|
703,00 |
|
|
|
|
1.1 |
Gà hướng thịt |
2,5 |
0,005 |
200 |
140.600 |
703,00 |
185.300 |
926,50 |
230.000 |
1.150,00 |
1.2 |
Gà hướng trứng |
1,8 |
0,0036 |
278 |
|
0,00 |
|
|
50.000 |
|
2 |
Vịt: |
|
|
|
|
0,00 |
|
|
|
|
2.1 |
Vịt hướng trứng: |
1,5 |
0,003 |
333 |
218.000 |
654,00 |
230.000 |
690,00 |
290.000 |
870,00 |
2 |
Ngan |
2,8 |
0,0056 |
179 |
|
0,00 |
|
|
|
|
3 |
Ngỗng |
4 |
0,008 |
125 |
|
0,00 |
|
|
|
|
4 |
Bồ câu |
0,6 |
0,0012 |
833 |
|
0,00 |
|
|
|
|
III |
Bò: |
|
|
|
9.637 |
6.746 |
10.950 |
7.665 |
18.140 |
12.698 |
1 |
Bò nội |
170 |
0,34 |
3 |
|
0,00 |
|
|
|
|
2 |
Bò ngoại, bò lai |
350 |
0,7 |
1 |
9.637 |
6.745,90 |
10.950 |
7.665,00 |
18.140 |
12.698,00 |
IV |
Trâu |
350 |
0,7 |
1 |
180 |
126,00 |
230 |
161,00 |
285 |
199,50 |
V |
Dê |
25 |
0,05 |
20 |
19.828 |
991,40 |
30.940 |
1.547,00 |
28.300 |
1.415,00 |
VI |
Cừu |
30 |
0,06 |
17 |
14.822 |
889,32 |
20.351 |
1.221,06 |
21.330 |
1.279,80 |
|
Tổng |
|
|
|
405.724 |
10.641,02 |
484.521,00 |
13.560,56 |
656.555 |
21.312,30 |
Bảng 37. Ước sản lượng và tỷ lệ thịt xẻ gia súc gia cầm trên địa bàn tỉnh đến năm 2030
Gia súc gia cầm |
Đơn vị tính |
Năm 2020 |
Năm 2025 |
Năm 2030 |
1. Trâu: |
Con |
3.920,0 |
4.000,0 |
4.000,0 |
- Số con xuất chuồng |
Con |
765,0 |
780,0 |
900,0 |
- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng |
Tấn |
125,1 |
171,6 |
216,0 |
- Sản lượng thịt xẻ |
Kg |
93,8 |
128,7 |
162,0 |
- Tỷ lệ xuất chuồng |
% |
19,5 |
19,5 |
22,5 |
- Trọng lượng xuất chuồng bình quân |
Kg |
163,5 |
220,0 |
240,0 |
2. Bò: |
Con |
120.116,0 |
150.000,0 |
200.000,0 |
- Số con xuất chuồng |
Con |
32.184,0 |
46.500,0 |
68.000,0 |
- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng |
Tấn |
5.004,0 |
9.300,0 |
14.960,0 |
- Sản lượng thịt xẻ |
Tấn |
3.753,0 |
6.975,0 |
11.220,0 |
- Tỷ lệ xuất chuồng |
% |
26,8 |
31,0 |
34,0 |
- Trong lượng xuất chuồng bình quân |
Kg |
155,5 |
200,0 |
220,0 |
3. Dê |
Con |
123.338,0 |
130.000,0 |
160.000,0 |
- Số con xuất chuồng |
Con |
80.245,0 |
84.500,0 |
104.000,0 |
- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng |
Tấn |
1.964,9 |
2.154,8 |
2.756,0 |
- Sản lượng thịt xẻ |
Tấn |
923,5 |
1.012,7 |
1.295,3 |
- Tỉ lệ xuất chuồng |
% |
65,1 |
65,0 |
65,0 |
- Trong lượng xuất chuồng bình quân |
Kg |
24,5 |
25,5 |
26,5 |
4. Cừu |
Con |
107.129,0 |
150.000,0 |
220.000,0 |
- Số con xuất chuồng |
Con |
85.432,0 |
116.250,0 |
170.500,0 |
- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng |
Tấn |
2.147,7 |
2.964,4 |
4.347,8 |
- Sản lượng thịt xẻ |
Tấn |
1.138,3 |
1.571,1 |
2.304,3 |
- Tỉ lệ xuất chuồng |
% |
79,7 |
77,5 |
77,5 |
- Trong lượng xuất chuồng bình quân |
Kg |
25,1 |
25,5 |
25,5 |
5. Heo |
Con |
97.080,0 |
150.000,0 |
200.000,0 |
- Số con xuất chuồng |
Con |
213.426,0 |
29.500,0 |
393.000,0 |
- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng |
Tấn |
17.840,5 |
24.570,0 |
33.012,0 |
- Sản lượng thịt xẻ |
Tấn |
12.666,8 |
17.444,7 |
23.438,5 |
-Tỷ lệ xuất chuồng |
% |
219,8 |
195,0 |
196,5 |
- Trọng lượng xuất chuồng bình quân |
Kg |
83,6 |
84,0 |
84,0 |
6. Gà |
1000 con |
1.403,4 |
1.600,0 |
2.000,0 |
- Số con xuất chuồng |
1000 con |
1.930,1 |
2.192,0 |
2.900,0 |
-Sản lượng thịt hơi xuất chuồng |
Tấn |
3.505,9 |
3.989,4 |
5.278,0 |
- Sản lượng thịt xẻ |
Tấn |
2.980,0 |
3.391,0 |
4.486,3 |
- Tỉ lệ xuất chuồng |
% |
137,5 |
137,0 |
145,0 |
- Trọng lượng xuất chuồng bình quân |
Kg |
1,8 |
1,8 |
1,8 |
7. Vịt |
1000 con |
662,9 |
800,0 |
1.000,0 |
- Số con xuất chuồng |
1000 con |
1.200,6 |
1.440,0 |
2.000,0 |
- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng |
Tấn |
2.343,5 |
2.880,0 |
4.400,0 |
- Sản lượng thịt xẻ |
Tấn |
1.992,0 |
2.448,0 |
3.740,0 |
- Tỷ lệ xuất chuồng |
% |
181,1 |
180,0 |
200,0 |
- Trọng lượng xuất chuồng bình quân |
Kg |
2,0 |
2,0 |
2,2 |
Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng gia súc, gia cầm toàn tỉnh |
Tấn |
32.931,6 |
39.167,6 |
55.301,4 |
Tổng sản lượng thịt xẻ gia súc, gia cầm toàn tỉnh |
Tấn |
23.547,3 |
27.138,1 |
38.428,4 |
Tổng sản lượng thịt lợn xẻ |
Tấn |
12.666,8 |
17.444,7 |
23.438,5 |
Tỷ lê thịt lợn xẻ/tổng sản lượng thịt gia súc, gia cầm |
% |
53,8 |
64,3 |
61,0 |
Bảng 38. Ước lượng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2030 theo giá so sánh năm 2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu |
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
2026 |
2027 |
2028 |
2029 |
2030 |
TĐPTBQ (%) |
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản |
16.653.445 |
17.252.605 |
17.878.933 |
18.533.974 |
19.219.377 |
19.936.901 |
20.688.420 |
21.475.937 |
22.301.587 |
23.167.651 |
3,7 |
1. Nông nghiệp |
4.745.945 |
4.938.858 |
5.142.164 |
5.356.540 |
5.582.712 |
5.821.458 |
6.073.611 |
6.340.064 |
6.621.774 |
6.919.767 |
4,3 |
1.1 Trồng trọt |
3.260.654 |
3.342.171 |
3.425.725 |
3.511.368 |
3.599.152 |
3.689.131 |
3.781.359 |
3.875.893 |
3.972.790 |
4.072.110 |
2,5 |
1.2. Chăn nuôi |
1.485.291 |
1.596.688 |
1.716.439 |
1.845.172 |
1.983.560 |
2.132.327 |
2.292.252 |
2.464.171 |
2.648.983 |
2.847.657 |
7,5 |
2. Lâm nghiệp |
84.039 |
85.047 |
86.068 |
87.100 |
88.146 |
89.203 |
90.274 |
91.357 |
92.453 |
93.563 |
1,2 |
3. Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản |
7.077.516 |
7.289.842 |
7.508.537 |
7.733.793 |
7.965.807 |
8.204.781 |
8.450.925 |
8.704.452 |
8.965.586 |
9.234.553 |
3,0 |
Bảng 39. Ước lượng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2030 theo giá so sánh năm 2010
Chỉ tiêu |
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
2026 |
2027 |
2028 |
2029 |
2030 |
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
1. Nông nghiệp |
28,5 |
28,6 |
28,8 |
28,9 |
29,0 |
29,2 |
29,4 |
29,5 |
29,7 |
29,9 |
1.1 Trồng trọt |
19,6 |
19,4 |
19,2 |
18,9 |
18,7 |
18,5 |
18,3 |
18,0 |
17,8 |
17,6 |
1.2. Chăn nuôi |
8,9 |
9,3 |
9,6 |
10,0 |
10,3 |
10,7 |
11,1 |
11,5 |
11,9 |
12,3 |
2. Lâm nghiệp |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,4 |
0,4 |
0,4 |
0,4 |
0,4 |
3. Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản |
42,5 |
42,3 |
42,0 |
41,7 |
41,4 |
41,2 |
40,8 |
40,5 |
40,2 |
39,9 |
Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nội bộ ngành trồng trọt - chăn nuôi |
31,3 |
32,3 |
33,4 |
34,4 |
35,5 |
36,6 |
37,7 |
38,9 |
40,0 |
41,2 |
TỔNG DỰ TOÁN PHÂN KỲ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2021- 2030
ĐVT: Triệu đồng
STT |
Nhiệm vụ chi |
Tổng kinh phí |
Ngân sách |
Vốn dân và doanh nghiệp |
Nguồn vốn phân kỳ hàng năm |
||||||||||||
TW |
Tỉnh |
Huyện |
Năm 2021 |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
Năm 2026 |
Năm 2027 |
Năm 2028 |
Năm 2029 |
Năm 2030 |
Tổng vốn ngân sách |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
|
Tổng cộng |
743.053 |
105.121 |
53.066 |
16.666 |
568.200 |
14.608 |
19.999 |
19.999 |
19.999 |
19.999 |
18.450 |
15.450 |
15.450 |
15.450 |
15.450 |
174.853 |
1 |
Hoạt động tuyên truyền |
1.000 |
|
500 |
500 |
|
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
1.000 |
2 |
Quản lý giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi (KH hàng năm) |
7.000 |
|
3.000 |
4.000 |
|
700 |
700 |
700 |
700 |
700 |
700 |
700 |
700 |
700 |
700 |
7.000 |
3 |
Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm (KH hàng năm) |
215.000 |
50.000 |
40.000 |
5.000 |
120.000 |
9.500 |
9.500 |
9.500 |
9.500 |
9.500 |
9.500 |
9.500 |
9.500 |
9.500 |
9.500 |
95.000 |
4 |
Cải tạo đàn bò, dê, cừu trên địa bàn tỉnh |
279.390 |
24.390 |
2.000 |
2.000 |
251.000 |
1.059 |
4.370 |
4.370 |
4.370 |
4.370 |
4.370 |
1.370 |
1.370 |
1.370 |
1.370 |
28.390 |
5 |
Phát triến đồng cỏ chăn nuôi |
9.360 |
4.680 |
2.340 |
2.340 |
|
1.404 |
1.404 |
1.404 |
1.404 |
1.404 |
468 |
468 |
468 |
468 |
468 |
9.360 |
6 |
Xúc tiến thương mại, liên kết thị trường tiêu thụ (bò, dê, cừu, lợn) |
132.900 |
13.900 |
1.500 |
500 |
117.000 |
1.015 |
1.716 |
1.716 |
1.716 |
1.716 |
1.604 |
1.604 |
1.604 |
1.604 |
1.604 |
15.900 |
7 |
Tập huấn, xây dựng mô hình chuyến giao khoa học kỹ thuật |
71.403 |
8.151 |
1.726 |
1.326 |
60.200 |
530 |
1.186 |
1.186 |
1.186 |
1.186 |
1.186 |
1.186 |
1.186 |
1.186 |
1.186 |
11.203 |
8 |
Đầu tư cơ sở giết mố gia súc |
24.000 |
4.000 |
- |
- |
20.000 |
- |
722 |
722 |
722 |
722 |
222 |
222 |
222 |
222 |
222 |
4.000 |
9 |
Chi phí khác dự phòng |
3.000 |
|
2.000 |
1.000 |
|
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
3.000 |
ĐVT: Triệu đồng
TT |
Nhiệm vụ chi |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Đơn giá |
Tổng chi phí |
Ngân sách |
Vốn và doanh nghiệp |
Nguồn vốn NS phân kỳ hàng năm |
||||||||||||
TW |
Tỉnh |
Huyện |
Năm 2021 |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
Năm 2026 |
Năm 2027 |
Năm 2028 |
Năm 2029 |
Năm 2030 |
Tổng vốn ngân sách |
|||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
19 |
20 |
|
Tổng cộng |
|
|
|
142.728 |
23.784 |
1.972 |
1.972 |
115.000 |
1.548 |
3.416 |
3.416 |
3.416 |
3.416 |
3.303 |
2.303 |
2.303 |
2.303 |
2.303 |
27.728 |
I |
Cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo và phối giống trực tiếp |
|
|
|
79.390 |
10.390 |
- |
- |
69.000 |
259 |
1.570 |
1.570 |
1.570 |
1.570 |
1.570 |
570 |
570 |
570 |
570 |
10.390 |
1 |
Kinh phí đào tạo dẫn tinh viên (06 huyện x 4 người/huyện = 24 người + 50 thú y viên = 74 người) |
lượt người |
370 |
7 |
2.590 |
2.590 |
|
|
|
259 |
259 |
259 |
259 |
259 |
259 |
259 |
259 |
259 |
259 |
2.590 |
2 |
Đào tạo nâng cao kỹ thuật dẫn tinh viên cấp tỉnh |
lượt người |
25 |
8 |
200 |
200 |
|
|
|
|
22 |
22 |
22 |
22 |
22 |
22 |
22 |
22 |
22 |
200 |
3 |
Trang thiết bị vật tư phục vụ thụ tinh nhân tạo |
huyện |
6 |
200 |
1.200 |
200 |
|
|
1.000 |
|
22 |
22 |
22 |
22 |
22 |
22 |
22 |
22 |
22 |
200 |
4 |
Mua bò đực giống |
con |
1.500 |
40 |
60.000 |
5.000 |
|
|
55.000 |
|
1.000 |
1.000 |
1.000 |
1.000 |
1.000 |
|
|
|
|
5.000 |
5 |
Hỗ trợ thụ tinh nhân tạo |
con |
50.000 |
- |
10.000 |
2.000 |
|
|
8.000 |
|
222 |
222 |
222 |
222 |
222 |
222 |
222 |
222 |
222 |
2.000 |
6 |
Triệt sản bò đực giống không đạt yêu cầu |
con |
27.000 |
- |
5.400 |
400 |
|
|
5.000 |
|
44 |
44 |
44 |
44 |
44 |
44 |
44 |
44 |
44 |
400 |
II |
Thức ăn |
|
|
|
4.680 |
2.340 |
1.170 |
1.170 |
|
468 |
468 |
468 |
468 |
468 |
468 |
468 |
468 |
468 |
468 |
4.680 |
1 |
Hỗ trợ mua giống cỏ |
ha |
1.800 |
3 |
4.680 |
2.340 |
1.170 |
1.170 |
|
468 |
468 |
468 |
468 |
468 |
468 |
468 |
468 |
468 |
468 |
4.680 |
III |
Xúc tiến thương mại. liên kết thị trường tiêu thụ |
|
|
|
35.450 |
6.450 |
500 |
500 |
28.000 |
700 |
813 |
813 |
813 |
813 |
700 |
700 |
700 |
700 |
700 |
7.450 |
1 |
Đăng ký nhãn hiệu tập thể, ứng dụng thương mại điện tử. sàn giao dịch sản phẩm bò Ninh Thuận |
Nhãn hiệu |
15 |
30 |
450 |
450 |
|
|
|
|
113 |
113 |
113 |
113 |
|
|
|
|
|
450 |
2 |
Tư vấn xây dựng liên kết |
Dự án |
5 |
1.000 |
5.000 |
1.000 |
500 |
500 |
3.000 |
200 |
200 |
200 |
200 |
200 |
200 |
200 |
200 |
200 |
200 |
2.000 |
3 |
Kinh phí hỗ trợ và vốn doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi. chế biến và tiêu thụ sản phẩm bò thịt |
DN |
5 |
6.000 |
30.000 |
5.000 |
|
|
25.000 |
500 |
500 |
500 |
500 |
500 |
500 |
500 |
500 |
500 |
500 |
5.000 |
IV |
Tập huấn, xây dưng mô hỉnh chuyển giao khoa học kỹ thuật |
|
|
|
11.208 |
2.604 |
302 |
302 |
8.000 |
121 |
343 |
343 |
343 |
343 |
343 |
343 |
343 |
343 |
343 |
3.208 |
1 |
Xây dựng mô hình chăn nuôi bò cao sản theo hướng kinh tế tuần hoàn |
Mô hình |
5 |
2.000 |
10.000 |
2.000 |
|
|
8.000 |
|
222 |
222 |
222 |
222 |
222 |
222 |
222 |
222 |
222 |
2.000 |
2 |
Mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi bò |
lớp |
115 |
11 |
1.208 |
604 |
302 |
302 |
|
121 |
121 |
121 |
121 |
121 |
121 |
121 |
121 |
121 |
121 |
1.208 |
V |
Đầu tư cơ sở giết mổ |
|
|
|
12.000 |
2.000 |
|
|
10.000 |
|
222 |
222 |
222 |
222 |
222 |
222 |
222 |
222 |
222 |
2.000 |
|
Đầu tư cơ sở giết mổ |
cơ sở |
6 |
2.000 |
12.000 |
2.000 |
|
|
10.000 |
|
222 |
222 |
222 |
222 |
222 |
222 |
222 |
222 |
222 |
2.000 |
ĐVT: Triệu đồng
STT |
Nhiệm vụ chi |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Đơn giá |
Tổng chi phí |
Ngân sách |
Vốn dân và DN |
Nguồn vốn NS phân kỳ hàng năm |
||||||||||||
TW |
Tỉnh |
Huyện |
Năm 2021 |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
Năm 2026 |
Năm 2027 |
Năm 2028 |
Năm 2029 |
Năm 2030 |
Tổng vốn Ngân sách |
|||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
|
Tổng cộng |
|
|
|
151.110 |
12.980 |
2.165 |
1.965 |
134.000 |
1.361 |
2.483 |
2.483 |
2.483 |
2.483 |
1.963 |
963 |
963 |
963 |
963 |
17.110 |
I |
Cải tạo đàn dê bằng phương pháp phối giống trực tiếp |
|
|
|
100.000 |
7.000 |
1.000 |
1.000 |
91.000 |
400 |
1.400 |
1.400 |
1.400 |
1.400 |
1.400 |
400 |
400 |
400 |
400 |
9.000 |
1 |
Mua dê đực giống |
con |
5.000 |
12 |
60.000 |
5.000 |
|
|
55.000 |
|
1.000 |
1.000 |
1.000 |
1.000 |
1.000 |
|
|
|
|
5.000 |
2 |
Hoán đối đàn dê giữa các đia phương |
con |
10.000 |
4 |
40.000 |
2.000 |
1.000 |
1.000 |
36.000 |
400 |
400 |
400 |
400 |
400 |
400 |
400 |
400 |
400 |
400 |
4.000 |
II |
Thức ăn |
|
|
|
2.600 |
1.300 |
650 |
650 |
|
520 |
520 |
520 |
520 |
520 |
|
|
|
|
|
2.600 |
1 |
Hỗ trợ mua giống cỏ |
ha |
1.000 |
3 |
2.600 |
1.300 |
650 |
650 |
|
520 |
520 |
520 |
520 |
520 |
|
|
|
|
|
2.600 |
III |
Xúc tiến thương mại, liên kết thị trường tiêu thụ |
|
|
|
36.150 |
3.150 |
- |
|
33.000 |
315 |
315 |
315 |
315 |
315 |
315 |
315 |
315 |
315 |
315 |
3.150 |
1 |
Phát triển thương hiệu, ứng dụng thương mại điện tử, sàn giao dịch sản phẩm dê Ninh Thuận |
TH |
5 |
30 |
150 |
150 |
|
|
|
15 |
15 |
15 |
15 |
15 |
15 |
15 |
15 |
15 |
15 |
150 |
2 |
Kinh phí hỗ trợ và vốn doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm dê thịt |
DN |
6 |
6.000 |
36.000 |
3.000 |
|
|
33.000 |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
3.000 |
IV |
Tập huấn, xây dựng mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật |
|
|
|
12.360 |
1.530 |
515 |
315 |
10.000 |
126 |
248 |
248 |
248 |
248 |
248 |
248 |
248 |
248 |
248 |
2.360 |
1 |
Xây dựng mô hình chăn nuôi dê bán chăn thả |
Mô hình |
12 |
300 |
3.600 |
600 |
|
|
3.000 |
|
67 |
67 |
67 |
67 |
67 |
67 |
67 |
67 |
67 |
600 |
2 |
Xây dựng mô hình chăn nuôi dê nhốt chuồng |
Mô hình |
15 |
500 |
7.500 |
300 |
200 |
|
7.000 |
|
56 |
56 |
56 |
56 |
56 |
56 |
56 |
56 |
56 |
500 |
3 |
Mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi dê |
Lớp |
120 |
11 |
1.260 |
630 |
315 |
315 |
|
126 |
126 |
126 |
126 |
126 |
126 |
126 |
126 |
126 |
126 |
1.260 |
ĐVT: Triệu đồng
STT |
Nhiệm vụ chi |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Đơn giá |
Tổng chi phí |
Ngân sách |
Vốn dân và doanh nghiệp |
Nguồn vốn NS phân kỳ hàng năm |
||||||||||||
TW |
Tỉnh |
Huyện |
Năm 2021 |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
Năm 2026 |
Năm 2027 |
Năm 2028 |
Năm 2029 |
Năm 2030 |
Tổng vốn Ngân sách |
|||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
|
Tổng cộng |
|
|
|
196.640 |
12.570 |
3.035 |
1.835 |
179.200 |
942 |
2.509 |
2.509 |
2.509 |
2.509 |
2.093 |
1.093 |
1.093 |
1.093 |
1.093 |
17.440 |
I |
Cải tạo đàn cừu bằng phương pháp phối giống trực tiếp |
|
|
|
100.000 |
7.000 |
1.000 |
1.000 |
91.000 |
400 |
1.400 |
1.400 |
1.400 |
1.400 |
1.400 |
400 |
400 |
400 |
400 |
9.000 |
1 |
Mua cừu đực giống |
con |
5.000 |
12 |
60.000 |
5.000 |
0 |
|
55.000 |
0 |
1.000 |
1.000 |
1.000 |
1.000 |
1.000 |
|
|
|
|
5.000 |
2 |
Hoán đổi đàn cừu giữa các đia phương |
con |
10.000 |
4 |
40.000 |
2.000 |
1.000 |
1.000 |
36.000 |
400 |
400 |
400 |
400 |
400 |
400 |
400 |
400 |
400 |
400 |
4.000 |
II |
Thức ăn |
|
|
|
2.080 |
1.040 |
520 |
520 |
|
416 |
416 |
416 |
416 |
416 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2.080 |
1 |
Hỗ trợ mua giống cỏ |
ha |
800 |
3 |
2.080 |
1.040 |
520 |
520 |
|
416 |
416 |
416 |
416 |
416 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2.080 |
III |
Xúc tiến thương mại, liên kết thị trường tiêu thụ |
|
|
|
60.300 |
3.300 |
1.000 |
|
56.000 |
0 |
478 |
478 |
478 |
478 |
478 |
478 |
478 |
478 |
478 |
4.300 |
1 |
Phát triển thương hiệu, ứng dụng thương mại điện tử, sàn giao dịch sản phẩm cừu Ninh Thuận |
thươn g hiệu |
10 |
30 |
300 |
300 |
0 |
0 |
0 |
0 |
33 |
33 |
33 |
33 |
33 |
33 |
33 |
33 |
33 |
300 |
2 |
Kinh phí hỗ trợ và vốn doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phấm cừu |
DN |
10 |
6.000 |
60.000 |
3.000 |
1.000 |
0 |
56.000 |
0 |
444 |
444 |
444 |
444 |
444 |
444 |
444 |
444 |
444 |
4.000 |
IV |
Tập huấn, xây dựng mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật |
|
|
|
34.260 |
1.230 |
515 |
315 |
32.200 |
126 |
215 |
215 |
215 |
215 |
215 |
215 |
215 |
215 |
215 |
2.060 |
1 |
Xây dựng mô hình chăn nuôi cừu bán chăn thả |
Mô hình |
10 |
300 |
3.000 |
300 |
0 |
0 |
2.700 |
0 |
33 |
33 |
33 |
33 |
33 |
33 |
33 |
33 |
33 |
300 |
2 |
Xây dựng mô hình chăn nuôi cừu nhốt chuồng |
Mô hình |
60 |
500 |
30.000 |
300 |
200 |
0 |
29.500 |
0 |
56 |
56 |
56 |
56 |
56 |
56 |
56 |
56 |
56 |
500 |
3 |
Mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi cừu |
lớp |
120 |
11 |
1.260 |
630 |
315 |
315 |
0 |
126 |
126 |
126 |
126 |
126 |
126 |
126 |
126 |
126 |
126 |
1.260 |
ĐVT: Triệu đồng
STT |
Nhiệm vụ chi |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Đơn giá |
Tổng chi phí |
Ngân sách |
Vốn dân và doanh nghiệp |
Nguồn vốn NS phân kỳ hàng năm |
||||||||||||
TW |
Tỉnh |
Huyện |
Năm 2021 |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
Năm 2026 |
Năm 2027 |
Năm 2028 |
Năm 2029 |
Năm 2030 |
Tổng vốn Ngân sách |
|||||||
|
Tổng cộng |
|
|
|
98.075 |
17.788 |
894 |
894 |
78.500 |
1.163 |
2.385 |
2.385 |
2.385 |
2.385 |
1.885 |
1.885 |
1.885 |
1.885 |
1.885 |
19.575 |
I |
Xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn |
|
|
|
19.000 |
3.500 |
0 |
0 |
15.500 |
0 |
389 |
389 |
389 |
389 |
389 |
389 |
389 |
389 |
389 |
3.500 |
1 |
Xây dựng công trình Biogas |
Hộ/ TT |
1.000 |
10 |
10.000 |
2.500 |
|
|
7.500 |
|
278 |
278 |
278 |
278 |
278 |
278 |
278 |
278 |
278 |
2.500 |
2 |
Công trình đệm lót sinh học |
Hộ/ TT |
900 |
10 |
9.000 |
1.000 |
|
|
8.000 |
|
111 |
111 |
111 |
111 |
111 |
111 |
111 |
111 |
111 |
1.000 |
II |
Tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật |
|
|
|
13.575 |
2.788 |
394 |
394 |
10.000 |
158 |
380 |
380 |
380 |
380 |
380 |
380 |
380 |
380 |
380 |
3.575 |
1 |
Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn áp dụng các biện pháp KHKT |
Mô hình |
6 |
2.000 |
12.000 |
2.000 |
|
|
10.000 |
|
222 |
222 |
222 |
222 |
222 |
222 |
222 |
222 |
222 |
2.000 |
2 |
Mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi lợn |
Lớp |
150 |
11 |
1.575 |
788 |
394 |
394 |
|
158 |
158 |
158 |
158 |
158 |
158 |
158 |
158 |
158 |
158 |
1.575 |
III |
Xúc tiến thương mại, liên kết thị trường tiêu thụ |
|
|
|
1.000 |
1.000 |
0 |
0 |
0 |
0 |
111 |
111 |
111 |
111 |
111 |
111 |
111 |
111 |
111 |
1.000 |
1 |
Phát triển thương hiệu lợn bản địa Ninh Thuận |
TH |
1 |
1.000 |
1.000 |
1.000 |
|
|
|
|
111 |
111 |
111 |
111 |
111 |
111 |
111 |
111 |
111 |
1.000 |
IV |
Kinh phí hỗ trợ và vốn doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi lợn |
DN |
6 |
5.000 |
30.000 |
5.000 |
|
|
25.000 |
556 |
556 |
556 |
556 |
556 |
556 |
556 |
556 |
556 |
556 |
5.000 |
V |
Liên kết tiêu thụ, xây dưng thương hiệu lợn bản địa Ninh Thuận |
|
|
|
22.500 |
|
500 |
500 |
18.000 |
450 |
450 |
450 |
450 |
450 |
450 |
450 |
450 |
450 |
450 |
4.500 |
|
Bao bì, nhãn mác |
Cơ sở |
90 |
200 |
18.000 |
3.000 |
|
|
15.000 |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
3.000 |
|
Tư vấn xây dựng liên kết |
Cơ sở |
90 |
50 |
4.500 |
500 |
500 |
500 |
3.000 |
150 |
150 |
150 |
150 |
150 |
150 |
150 |
150 |
150 |
150 |
1.500 |
VI |
Cơ sở giết mổ |
|
|
|
12.000 |
2.000 |
0 |
0 |
10.000 |
0 |
500 |
500 |
500 |
500 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2.000 |
|
Đầu tư cơ sở giết mổ |
Cơ sở |
6 |
2.000 |
12.000 |
2.000 |
|
|
10.000 |
|
500 |
500 |
500 |
500 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2.000 |
[1] Số liệu được thu thập tại địa chỉ website http://channuoivietnam.com
[2] Số liệu được thu thập tại địa chỉ website https://data.oecd.org/agroutput/meat-consumption.htm
[3] Số liệu được thu thập tại địa chỉ website https://www.vietnamtrades.com/vietnam-import-data
[4] Tổng cung thịt của tỉnh bằng tổng sản lượng thịt sản xuất của tỉnh + sản lượng thịt nhập vào tỉnh. Tuy nhiên, lượng thịt nhập tỉnh của Ninh Thuận chiếm tỷ trọng không đáng kể so với tổng sản lượng sản xuất nên lượng thịt nhập tỉnh không được đưa vào tính toán.
[5] Lượng thịt tiêu thụ bình quân/người/năm của Việt Nam dựa trên số liệu của OECD tại địa chỉ website https://data.oecd.org/agroutput/meat-consumption.htm
[6] Số liệu được thu thập tại đường địa chỉ website: https://www.fao.org/faostat/en/#data/TCL
[7] Theo số liệu của Cục thống kê Ninh Thuận (2021), diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 335.534 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 290.884 ha.
[8] Đối với lợn bản địa, tiếp tục duy trì phối giống trực tiếp để duy trì mức độ thuần chủng lợn bản địa.
[9] Theo số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Ninh Thuận, năm 2020, lĩnh vực chăn nuôi của tỉnh chiếm tỷ trọng 30,3 % trong nội bộ ngành trồng trọt-chăn nuôi và chiếm 12,0% trong toàn ngành nông nghiệp
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây