642164

Quyết định 66/QĐ-UBND năm 2025 về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

642164
LawNet .vn

Quyết định 66/QĐ-UBND năm 2025 về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Số hiệu: 66/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai Người ký: Rah Lan Chung
Ngày ban hành: 23/01/2025 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 66/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
Người ký: Rah Lan Chung
Ngày ban hành: 23/01/2025
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 66/QĐ-UBND

Gia Lai, ngày 23 tháng 01 năm 2025

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỈNH GIA LAI THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật số 57/2024/QH15 ngày 29 tháng 11 năm 2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06 tháng 10 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 16 ngày 6 ngày 2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 152/NQ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06 tháng 10 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 1750/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 227/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh một số chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022;

Căn cứ Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 1337/QĐ-TTg ngày 06 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai tại Tờ trình số 14/TTr-SKHĐT ngày 16 tháng 01 năm 2025 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Điều 2. Căn cứ Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được ban hành tại Quyết định này, Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo hoàn thành các nội dung Kế hoạch đề ra.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ;
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Các tổ chức Hội, Đoàn thể;
- Các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Website tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX, NC, CNXD, NL, KTTH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Rah Lan Chung

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỈNH GIA LAI THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 66/QĐ-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2025 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1750/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây viết tắt là quy hoạch tỉnh).

- Đồng bộ hệ thống các quy hoạch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh; bảo đảm sự thống nhất giữa Quy hoạch tỉnh và Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch ngành cấp quốc gia và quy hoạch vùng.

- Xây dựng lộ trình tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Quy hoạch tỉnh đã đề ra. Xác định nội dung trọng tâm, tiến độ và nguồn lực thực hiện để xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm thu hút các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch tỉnh.

- Thực hiện chế độ báo cáo, đánh giá theo quy định; đồng thời xem xét đề xuất điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp để đạt được mục tiêu phát triển đã đề ra.

2. Yêu cầu

- Đảm bảo tính tuân thủ, tính kế thừa các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, kế hoạch đầu tư công đã được phê duyệt; đảm bảo tính liên kết, thống nhất giữa các nhiệm vụ, chương trình, dự án của các ngành, các địa phương.

- Đảm bảo tính khả thi, linh hoạt, phù hợp với định hướng phát triển chung của đất nước theo thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bối cảnh hội nhập quốc tế và thực tiễn tại địa phương.

- Huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực theo phương châm nội lực là căn bản, ngoại lực là quan trọng, kết hợp chặt chẽ nội lực với ngoại lực tạo ra nguồn lực tổng hợp tối ưu, “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư” để tạo đột phá thu hút vốn đầu tư trong phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng các vùng động lực.

- Phân bổ nguồn lực đầu tư tập trung có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với khả năng huy động nguồn vốn; sớm đưa dự án vào sử dụng, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Nâng cao hiệu quả đầu tư và kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

- Đề cao tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt của địa phương trong triển khai thực hiện; đẩy mạnh phân cấp trong quản lý đầu tư, tạo quyền chủ động cho các cấp, các ngành, các địa phương trong việc triển khai thực hiện kế hoạch.

- Áp dụng hiệu quả những thành tựu của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với các lĩnh vực tỉnh có lợi thế.

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU

1. Dự án đầu tư công

- Tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản của cấp có thẩm quyền liên quan về đầu tư công.

- Phù hợp với quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển, các nhiệm vụ trọng tâm, các đột phát phát triển, các ngành lĩnh vực quan trọng trong quy hoạch; các công trình, dự án trọng điểm có tính lan toả cao, dẫn dắt và khuyến khích các nguồn lực xã hội khác.

- Tập trung hoàn thành các dự án cấp bách đã và đang thực hiện từ nguồn vốn đầu tư công đưa vào khai thác, vận hành, phát huy hiệu quả.

- Ưu tiên các dự án có tính kết nối và lan tỏa đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai theo các hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 19, Quốc lộ 25: Nâng cấp, mở rộng các tuyến giao thông liên tỉnh, liên huyện kết nối vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm; hạ tầng kỹ thuật đô thị tại các vùng động lực, ưu tiên hạ tầng thành phố Pleiku và khu vực phụ cận thuộc huyện (Đak Đoa, Chư Sê, Chư Păh, Ia Grai), thị xã An Khê, Kbang, Đak Đoa, Phú Thiện; hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, an sinh xã hội; hạ tầng thuỷ lợi, đê điều, cấp thoát nước; hạ tầng thông tin và truyền thông; hạ tầng bảo vệ môi trường, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển xanh và bền vững.

- Ưu tiên xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc; lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện. Bố trí nguồn lực, đề xuất cơ chế, chính sách đối với các dự án bảo đảm quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đáp ứng các quy định hiện hành.

- Ưu tiên các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các huyện vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, vùng chịu nhiều ảnh hưởng thiên tai, bão lũ.

2. Dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công

- Đối với nguồn ODA, các nguồn vốn tài trợ nước ngoài:

+ Ưu tiên thực hiện các dự án xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội lớn, quan trọng, thiết yếu; phát triển nông nghiệp và nông thôn; phát triển nguồn nhân lực, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai theo hướng tăng trưởng xanh, gắn với ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số, các dự án thuộc lĩnh vực hạ tầng thông tin và truyền thông; các dự án đầu tư hạ tầng du lịch; bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên; hỗ trợ thúc đẩy đầu tư thương mại và một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

+ Tập trung đầu tư cho các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp của các thành phần kinh tế như: xây dựng cơ sở chế biến nông sản, lâm sản; sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là các dự án sản xuất sử dụng nhiều lao động; trồng rừng nguyên liệu tập trung, trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả; các dự án đầu tư xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao; cơ sở hạ tầng về giao thông, cấp, thoát nước;...

- Đối với nguồn đầu tư từ FDI, khu vực tư nhân trong và ngoài nước:

+ Khuyến khích, thu hút các đối tác có thương hiệu toàn cầu, có năng lực tài chính lớn, có khả năng đầu tư ổn định, lâu dài, có tính liên kết và thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm phụ trợ. Căn cứ vào thế mạnh, thị phần của các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu, khả năng bền vững, sinh lời của dự án để lựa chọn nhà đầu tư FDI. Không thu hút các dự án FDI hiệu quả thấp, thâm dụng lao động quá lớn, công nghệ lạc hậu.

+ Khuyến khích, tạo cơ chế chính sách đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo hình thức PPP để tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, đặc biệt đối với các dự án trọng điểm, có sức lan tỏa rộng, tác động lớn tới phát triển kinh tế và các dự án hạ tầng xã hội phục vụ cộng đồng dân sinh thuộc ngành y tế, giáo dục, thông tin và truyền thông...

+ Mời gọi và có các cơ chế chính sách thuận lợi để các tập đoàn kinh tế lớn có uy tín, tiềm lực tài chính mạnh tham gia đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh trong một số lĩnh vực then chốt như công nghiệp chế biến, nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo, du lịch, dịch vụ logistic… nhằm từng bước liên kết, hình thành các chuỗi giá trị.

+ Đa dạng hóa các hình thức, kênh đầu tư và mô hình hợp tác nhằm huy động hiệu quả các nguồn vốn ngoài Nhà nước cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai. Mở rộng tối đa phạm vi và cơ hội cho đầu tư tư nhân trong và ngoài nước. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư tư nhân tham gia phát triển hạ tầng, phát triển các ngành, các sản phẩm có lợi thế, có tiềm năng phát triển và các ngành kinh tế động lực của tỉnh.

+ Thu hút các nguồn lực xã hội hoá đối với các lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao, các công trình dự án cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân ở khu vực nông thôn của tỉnh Gia Lai.

3. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2030 và phân kỳ thực hiện

- Định hướng danh mục các dự án ưu tiên đầu tư, phân kỳ đầu tư và nguồn lực thực hiện đến năm 2030 theo phương án phát triển các ngành, lĩnh vực (Chi tiết danh mục dự án tại Phụ lục kèm theo).

- Quy mô, vị trí, phạm vi ranh giới, diện tích đất sử dụng, cơ cấu tổng mức đầu tư, nguồn vốn thực hiện và các thông tin chi tiết của các công trình, dự án đầu tư công và ngoài ngân sách sẽ được tính toán, xác định cụ thể trong quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch khu chức năng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, hoặc trong giai đoạn lập, thẩm định, chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các chương trình, dự án.

4. Nguồn lực và việc sử dụng nguồn lực để thực hiện quy hoạch

Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng GRDP là 9,57% bình quân hằng năm trong thời kỳ quy hoạch 2021-2030, tỉnh Gia Lai dự kiến cần huy động tổng số vốn đầu tư phát triển khoảng 550 nghìn tỷ đồng, tương đương 22,0 tỷ USD, trong đó: giai đoạn 2021 – 2025 đạt 225 nghìn tỷ đồng, giai đoạn 2026 – 2030 đạt 325 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ đầu tư trên GRDP bình quân khoảng 31,5%/năm. Tuy nhiên, qua rà soát tình hình thực tế, giai đoạn 2021-2025 không đạt được số vốn đầu tư phát triển như Quyết định đã phê duyệt, do vậy dự kiến vốn cho hai giai đoạn như sau:

TT

Nguồn vốn

Ước thực hiện giai đoạn 2021-2025

Cơ cấu (%)

Ước thực hiện giai đoạn 2026-2030

Cơ cấu (%)

 

Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng)

166.025

100

383.975

100

1

Nguồn vốn Ngân sách nhà nước

23.263

14,01

94.000

24,48

 

Trong đó:

 

 

 

 

1.1

Vốn Trung ương quản lý

10.294

 

40.279

 

1.2

Vốn địa phương quản lý

12.969

 

53.721

 

2

Nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước

140.479

84,61

279.975

72,92

3

Vốn thu hút FDI

2.283

1,38

10.000

2,60

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển

- Tổ chức rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, nông thôn, các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Gia Lai theo quy định của pháp luật chuyên ngành, đảm bảo thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.

- Triển khai hiệu quả quy hoạch Vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 04/5/2024; thực hiện liên kết, hợp tác với các tỉnh trong vùng theo nguyên tắc cùng có lợi, khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng kết nối liên vùng và nội vùng và phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về các ngành, lĩnh vực tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Tổ chức rà soát Quy hoạch tỉnh bảo đảm thống nhất với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch Vùng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện điều chỉnh Quy hoạch tỉnh trong trường hợp có mâu thuẫn theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, các địa phương trong vùng Tây Nguyên xây dựng, hoàn thiện thể chế của vùng, xác định những đề án trọng tâm, trọng điểm có ý nghĩa tạo đột phá cho phát triển vùng, phát triển ngành (cả nước) gắn với tư duy mở, cơ chế vượt trội, tập trung nguồn lực nhà nước đủ tầm cho kích hoạt, kết nối nguồn lực tư nhân, tạo “tăng trưởng” lan tỏa trong toàn vùng.

- Nghiên cứu xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, đề án, chương trình phù hợp với yêu cầu phát triển tỉnh Gia Lai và quy định pháp luật nhằm huy động các nguồn lực thực hiện quy hoạch.

2. Về thu hút đầu tư phát triển

- Huy động các nguồn lực cho đầu tư; lấy vốn ngân sách sách nhà nước “làm mồi” cho các dự án đầu tư ngoài ngân sách. Huy động nguồn vốn từ chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Thực hiện cơ chế công tư kết hợp (PPP) dưới các hình thức khác nhau để đầu tư các dự án phát triển kinh tế, xã hội. Tạo điều kiện thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân.

- Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công trung hạn các giai đoạn; sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các ngành, lĩnh vực quan trọng của tỉnh, các dự án trọng tâm, trọng điểm, cấp bách, tạo đột phá và sức lan tỏa, kết nối cao. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện để đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công có hiệu quả.

- Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tạo môi trường đầu tư hấp dẫn. Đẩy mạnh huy động vốn từ các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn. Khai thác khả năng huy động vốn của các hộ gia đình, dân cư và các kiều bào nước ngoài; huy động vốn ngoài nước.

3. Bảo đảm nguồn lực tài chính

- Quản lý và sử dụng hiện quả các nguồn lực tài chính. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành thu, chi ngân sách; nghiên cứu giải pháp tăng thu ngân sách, phát triển nguồn thu ổn định, bền vững; kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách nhà nước; sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định.

- Huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách và các nguồn vốn huy động khác; huy động nguồn lực từ tài chính đất đai (thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, sắp xếp lại, xử lý nhà, đất). Cơ cấu lại chi ngân sách, tăng tỷ trọng chi đầu tư, giảm tỷ trọng chi thường xuyên; đổi mới cơ chế phân bổ, giao dự toán chi ngân sách; đẩy nhanh tiến độ tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công và tinh giản biên chế.

4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

- Cải cách cơ chế thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài: Đổi mới cơ chế, chính sách thu hút, đãi ngộ đối với các chuyên gia trình độ cao ở các lĩnh vực ưu tiên và đội ngũ cán bộ, công chức có tâm, có tài ở các cấp như nâng lương, thưởng, hỗ trợ nhà ở, bảo hiểm, du lịch, dịch vụ y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác...

- Thu hút đầu tư, xã hội hóa các cơ sở đào tạo nghề và kết nối doanh nghiệp. Liên kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp sử dụng lao động, triển khai đào tạo nghề theo hình thức kết hợp các chương trình chia sẻ nguồn lực đào tạo nhằm liên kết giữa các doanh nghiệp và các cơ sở đào nghề. Ưu tiên phát triển lao động trong các ngành kinh tế mũi nhọn như nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng tái tạo, du lịch.

- Củng cố chất lượng của các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh. Vận dụng các chính sách thu hút đầu tư về ưu đãi tài chính, đất đai đối với các dự án liên quan đến mở rộng quy mô và chất lượng của các cơ sở đào tạo nghề. Tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài nước để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực tốt để đáp ứng nhu cầu đổi mới phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Tăng cường chủ động liên kết, hợp tác trao đổi nguồn nhân lực với các địa phương trong vùng, khu vực và cả nước như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đắk Lắk... trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng bằng các hình thức hợp tác, liên kết, liên thông.

- Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài vừa là động lực, vừa là mục tiêu phát triển có ý nghĩa chiến lược cả về kinh tế lẫn an ninh - quốc phòng. Tập trung đào tạo nhân lực vừa có khả năng làm kinh tế, khoa học kỹ thuật, vừa có đầy đủ ý thức và khả năng tham gia công tác an ninh - quốc phòng là phương châm xuyên suốt, quán triệt trong mục tiêu và nội dung giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ.

5. Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ

- Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và vấn đề xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường; tăng cường quản lý, giám sát và khắc phục tình trạng ô nhiễm, cải thiện môi trường. Nâng cao hiệu quả áp dụng các công cụ trong quản lý môi trường. Tăng cường tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường. Mở rộng hợp tác quốc tế. Xây dựng cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp hiện đại hóa công nghệ để giảm thiểu hao phí nhiên liệu, tài nguyên.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến vào thực tiễn sản xuất. Triển khai xây dựng các mô hình trình diễn ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; ứng dụng công nghệ mới, phát triển công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch phục vụ phát triển cây dược liệu, hoa rau quả của tỉnh Gia Lai. Phát triển các nghiên cứu về kỹ thuật canh tác tổng hợp, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên và năng lượng, bảo vệ và nâng cao chất lượng và hệ số sử dụng đất.

- Vận dụng và xây dựng chính sách khoa học và công nghệ phù hợp với điều kiện tại tỉnh Gia Lai. Xây dựng chiến lược đầu tư khoa học và công nghệ vào những vùng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hóa lớn: Vùng trồng lúa, cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, chăn nuôi tập trung, vùng chuyên canh sản xuất “rau hoa quả, cây dược liệu”. Xây dựng chính sách ưu đãi về tài chính, tín dụng cho các dự án nghiên cứu, thử nghiệm, triển khai ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến vào những lĩnh vực tỉnh Gia Lai có thế mạnh, từng bước tạo ra sản phẩm quốc gia, sản phẩm công nghệ cao góp phần đẩy nhanh nguồn thu từ xuất khẩu.

6. Giải pháp về quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn

- Phát triển đô thị thông minh là công tác trọng tâm để phát triển tỉnh Gia Lai lâu dài và bền vững thông qua các biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng các hạng mục kết cấu hạ tầng. Tổ chức quản lý có hiệu quả công tác quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh bằng các phương pháp và công nghệ hiện đại. Phát triển đô thị phải theo định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia; kiểm soát quá trình đô thị hóa đồng thời hạ tầng kỹ thuật phải đáp ứng các chỉ tiêu phát triển đô thị; tôn trọng môi trường thiên nhiên và lợi ích công cộng; bảo tồn di tích, di sản, phát triển hành lang xanh. Công tác phát triển đô thị cần nghiên cứu và vận dụng sáng tạo; minh bạch, hiệu quả.

- Tổ chức lãnh thổ nông thôn phải đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ với hệ thống đô thị, nông thôn cả nước, vùng Tây Nguyên; phù hợp với các định hướng phát triển chung trong quy hoạch tỉnh Gia Lai; đồng bộ với các chương trình, kế hoạch, dự án đã được phê duyệt, đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các đơn vị hành chính cấp huyện và vùng liên huyện; đảm bảo tính hiệu quả kinh tế dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội; bảo vệ môi trường, giữ gìn các di sản lịch sử - văn hóa, làng nghề truyền thống và thiên nhiên; phát huy và sử dụng tốt các điều kiện thiên nhiên; tiềm năng lợi thế và nguồn lực đặc thù của mỗi địa phương; gắn kết với khu vực đô thị và kết cấu hạ tầng chung của toàn tỉnh, từng bước hình thành các cụm xã.

- Xây dựng Kế hoạch, tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, chương trình phát triển đô thị, chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh làm cơ sở quản lý quy hoạch, đất đai, đầu tư theo quy định hiện hành.

7. Giải pháp về bảo đảm an sinh xã hội

- Chú trọng thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Giảm nghèo bền vững, từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa đô thị và nông thôn, giữa vùng thấp và vùng cao; tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

- Phát triển hệ thống an sinh xã hội, hoàn thiện mạng lưới cơ sở hạ tầng xã hội thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội, thực hiện tốt các chính sách trợ giúp xã hội bảo đảm cho mọi đối tượng bảo trợ xã hội đều được hưởng chính sách theo quy định.

8. Bảo đảm quốc phòng, an ninh

- Phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, bố trí không gian các khu vực có vị trí địa hình trọng yếu phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng. Tiếp tục giữ vững ổn định và phát huy vai trò hệ thống chính trị của địa phương; củng cố, kiện toàn bộ máy cũng như cơ chế hoạt động của cơ quan quân sự các cấp. Triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố, tăng cường thế trận khu vực phòng thủ; quản lý, sử dụng đất quốc phòng; quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự trên địa bàn tỉnh. Nâng cao hiệu quả, khả năng sẵn sàng chiến đấu đáp ứng được nhu cầu bảo vệ đất nước. Chủ động nắm chắc tình hình, phát hiện từ sớm, từ xa các nguy cơ về an ninh, trật tự để xử lý kịp thời, không để bị động bất ngờ. Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm an ninh con người và an ninh mạng; đấu tranh, phòng, chống có hiệu quả tội phạm và vi phạm pháp luật; đảm bảo trật tự xã hội, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ.

- Giữ vững an ninh, quốc phòng khu vực biên; Đấu tranh chống chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa; Bảo vệ an ninh kinh tế trong giai đoạn phát triển mới. Xây dựng, củng cố phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tạo thế trận an ninh nhân dân rộng khắp có chất lượng nhằm bảo vệ vững chắc độc lập; chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững sự ổn định chính trị. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Bộ ngành Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao hướng dẫn tỉnh Gia Lai trong quá trình thực hiện Kế hoạch này; trường hợp cần thiết, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai nghiên cứu, xây dựng hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp nhằm huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện thành công các mục tiêu trong Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Để đảm bảo Kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh Gia Lai triển khai đạt hiệu quả, khả thi; tỉnh Gia Lai đăng ký tăng thêm nhu cầu sử dụng đất giai đoạn 2026-2030, cụ thể như sau: (i) Về chỉ tiêu đất khu công nghiệp tăng thêm 821 ha; (ii) Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao tăng thêm 1.000 ha. (iii) Đất di tích, lịch sử - văn hóa: 274ha. (iv) Diện tích đất đô thị tăng thêm 22.600 ha (phát triển đô thị theo Quyết định 1750/QĐ-TTg). (v) Đất thương mại, dịch vụ: hình thành trung tâm logistic liên vùng: 500 ha.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức, hội, đoàn thể tăng cường các hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên cùng các tầng lớp nhân dân đoàn kết, chung sức, góp phần tạo đồng thuận trong tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh.

3. Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố

a) Tổ chức phổ biến nội dung Quy hoạch và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tới các cấp, các ngành, cán bộ, công chức, viên chức, Nhân dân trên địa bàn tỉnh biết, hiểu, nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng Quy hoạch tỉnh, tạo nền tảng nhận thức thống nhất về tầm nhìn, mục tiêu, định hướng phát triển tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

b) Tham mưu, tổ chức quản lý, thực hiện theo Phương án phát triển ngành, lĩnh vực, không gian lãnh thổ của Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 1750/QĐ-TTg ngày 30/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao.

c) Phân công lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ đề ra tại Kế hoạch này, đảm bảo thống nhất từ nhận thức đến hành động trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh. Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong công tác quản lý và giám sát thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch; đồng thời, xây dựng và ban hành chương trình hành động, các văn bản cụ thể triển khai thực hiện các nhiệm vụ và định hướng đã được xác định trong Kế hoạch, trong đó xác định rõ nội dung, trách nhiệm và tiến độ thực hiện.

d) Tham mưu chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư và triển khai các chương trình, dự án, đề án trên địa bàn, bao gồm cả các dự án chưa được xác định trong các phương án phát triển ngành, lĩnh vực, phương án phát triển các khu chức năng, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội và danh mục dự án dự kiến ưu tiên thực hiện ban hành kèm theo Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh phải phù hợp với định hướng phát triển của Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt và phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch khác có liên quan (nếu có) theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Quyết định số 1750/QĐ-TTg.

Về tên, địa điểm, quy mô, nguồn vốn đầu tư, diện tích và phạm vi ranh giới sẽ được xác định cụ thể trong quá trình lập quy hoạch chi tiết hoặc lập dự án đầu tư theo danh mục đầu tư tại các Phụ lục kèm theo Quyết định số 1750/QĐ-TTg.

Đối với các dự án quy hoạch đầu tư sau năm 2030, trường hợp có nhu cầu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và huy động, bố trí được đầy đủ các nguồn lực thực hiện, cơ quan được giao chủ trì thực hiện dự án báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, chấp thuận cho đầu tư sớm hơn.

đ) Tổ chức rà soát, đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch có liên quan khác hàng năm theo tiêu chí đánh giá quy định tại Điều 7 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP của Chính phủ và quy định tại khoản 3 Điều 49 Luật Quy hoạch; định kỳ báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) trước ngày 20 tháng 10 hằng năm để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở ngành, đơn vị có liên quan và địa phương tổ chức rà soát, tổng hợp tham mưu UBND tỉnh báo cáo cấp thẩm quyền quyết định việc điều chỉnh Quy hoạch tỉnh, đảm bảo thống nhất với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội và các quy định khác. Tổng hợp báo cáo đánh giá thực hiện Quy hoạch tỉnh theo quy định.

5. Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này, trường hợp có phát sinh khó khăn, vướng mắc, Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp, báo cáo đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai (thông qua Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp) để xem xét, điều chỉnh, bổ sung theo thẩm quyền./.

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN KỲ THỰC HIỆN
(Kèm theo Quyết định số 66/QĐ-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia lai)

Stt

Các chương trình, dự án

Ưu tiên và phân kỳ thực hiện

Nguồn vốn thực hiện

Ghi chú

2021-2024

2025-2026

2027-2028

2029-2030

A

DỰ ÁN TRUNG ƯƠNG ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN

 

 

I

DỰ ÁN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG GIAO THÔNG KẾT NỐI VÙNG

 

 

1

Tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku (CT.20)

 

X

X

X

NSNN

 

2

Cao tốc Bắc - Nam phía Tây (CT.02) (đoạn qua tỉnh Gia Lai dài khoảng 97 km) gồm 2 đoạn:

- Ngọc Hồi (Kon Tum) - Pleiku (tỉnh Gia Lai).

- Pleiku (tỉnh Gia Lai) - Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk)

 

X

X

X

Ngân sách nhà nước[1] và các nguồn huy động hợp pháp khác

Đầu tư ngay khi có nguồn vốn NSTW

3

Mở rộng Cảng hàng không Pleiku

 

X

X

X

NSNN và các nguồn huy động hợp pháp khác

 

4

Tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (QL.19)

X

X

 

 

NSNN

 

5

Dự án cải tạo nâng cấp QL.19 đoạn Km90 - Km108 thuộc tỉnh Gia Lai

X

X

 

 

NSNN

 

6

Cải tạo nâng cấp QL.25 đoạn qua địa bàn tỉnh Gia Lai

 

X

X

X

NSNN

 

7

QL.14C

 

X

X

X

NSNN

 

8

QL.19E

 

X

X

X

NSNN

 

9

Xây dựng cảng cạn Nam Pleiku

 

X

X

X

Ngoài NSNN

trước năm 2030 dự kiến xây dựng với diện tích 05 ha

II

DANH MỤC XÂY DỰNG MỚI, NÂNG CẤP CÁC HỒ, ĐẬP

 

 

 

 

1

Hệ thống kênh mương hồ Ia Mơ

X

X

X

X

NSNN

 

2

Hồ chứa nước Ia Thul

 

X

X

 

NSNN

 

3

Hệ thống kết nối điều hòa nguồn nước đập dâng Thượng Ayun + hồ Đăk Ptó

 

X

X

X

NSNN

 

4

Nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Ayun Hạ

 

X

X

X

NSNN

 

B

DỰ ÁN TỈNH VÀ CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ

 

 

 

 

I

CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN PHỤC HỒI SINH THÁI

 

 

 

 

 

1

Dự án bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý chất thải nhựa, phát triển du lịch bền vững, bảo tồn nước và đất ngập nước

 

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

2

Dự án phục hồi cảnh quan sinh thái rừng

 

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

3

Dự án trồng rừng tiêu chuẩn FSC

 

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

4

Dự án Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao

 

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

5

Dự án Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã, giống vật nuôi, cây trồng nguy cấp, quý hiếm

 

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

6

Dự án điều tra, bảo tồn một số loài động, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, loài ưu tiên bảo vệ

X

X

 

 

NSNN

 

7

Chương trình nghiên cứu bảo tồn loài Tê Tê vàng - Manis pen tadactyla và Tê Ja Va-Manis Javanica tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

8

Chương trình gắn chíp theo dõi các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được cứu hộ, tái thả về môi trường tự nhiên tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

9

Dự án thuộc Đề án kiểm kê quan trắc, lập báo cáo và xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học

X

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

II

CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ

 

 

 

 

 

1

Nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

1.1

Chương trình xuất khẩu nông sản Gia Lai

X

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

1.2

Dự án các vùng nguyên liệu rau an toàn, ứng dụng công nghệ cao cho nhà máy chế biến rau quả

X

X

X

X

Ngoài NSNN

 

1.3

Dự án xây dựng và phát triển các vùng sản xuất hoa, cây cảnh chuyên canh gắn với du lịch nông nghiệp

X

X

X

X

Ngoài NSNN

 

1.4

Các dự án vùng trồng các cây ăn quả (mít, thanh long, bơ, xoài, chuối, chanh dây, sầu riêng, bưởi, dứa…) và cây dược liệu (hà thủ ô, mật nhân, ba kích, đinh lăng, sâm Ngọc Linh, giống dược liệu…)

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

1.5

Các dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao (bò sữa, bò thịt, heo)

X

X

X

X

Ngoài NSNN

 

1.6

Dự án vùng nguyên liệu cây công nghiệp, cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao (cà phê, điều, tiêu, chè, cây ăn quả...)

X

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

1.7

Dự án Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Gia Lai

 

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

1.8

Dự án Khu Nông - Lâm nghiệp công nghệ cao

 

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

1.9

Dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

X

X

X

X

Ngoài NSNN

 

1.10

Dự án chăn nuôi theo mô hình nông lâm kết hợp

X

X

X

X

Ngoài NSNN

 

1.11

Các dự án cây dược liệu (hà thủ ô, mật nhân, ba kích, đinh lăng, sâm Ngọc Linh, giống dược liệu…) theo tiêu chuẩn GACP -WHO

X

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

2

Công nghiệp

 

 

 

 

 

 

2.1

Thu hút các dự án chế biến nông, lâm sản gắn vùng nguyên liệu vào các cụm công nghiệp

X

X

X

X

Ngoài NSNN

 

2.2

Thu hút các dự án chế biến xuất khẩu nông, lâm sản vào các khu công nghiệp

X

X

X

X

Ngoài NSNN

 

2.3

Thu hút các dự án sản xuất, lắp ráp, sửa chữa máy móc, thiết bị nông nghiệp vào các khu công nghiệp

X

X

X

X

Ngoài NSNN

 

2.4

Thu hút các dự án phát triển ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp

X

X

X

X

Ngoài NSNN

 

3.

Dịch vụ

 

 

 

 

 

 

3.1

Dịch vụ thuộc Đề án kinh tế ban đêm

X

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

3.2

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe

X

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

3.3

Dịch vụ logistics

X

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

3.4

Dịch vụ khoa học - công nghệ

X

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

3.5

Dịch vụ cung cấp năng lượng xanh

X

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

3.6

Dịch vụ giáo dục, đào tạo

X

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

III

CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH, VĂN HÓA, THỂ THAO, Y TẾ

 

 

1

Du lịch

 

 

 

 

 

 

1.1

Dự án Khu du lịch Biển Hồ - Chư Đang Ya

X

X

X

X

ngoài NSNN, FDI

 

1.2

Khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

 

X

X

X

ngoài NSNN

 

1.3

Khu du lịch sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng

 

X

X

X

ngoài NSNN

 

1.4

Khu du lịch văn hóa Cao Nguyên Đồi thông kết hợp đô thị sinh thái

 

X

X

X

ngoài NSNN

 

1.5

Khu du lịch nghĩ dưỡng đồi thông Đak Pơ

 

X

X

X

ngoài NSNN

 

1.6

Khu du lịch suối đá 2 (du lịch tâm linh kết hợp sinh thái)

 

X

X

X

ngoài NSNN

 

1.7

Khu du lịch sinh thái Hòn đá Trải kết hợp du lịch cộng đồng làng truyền thống văn hóa dân tộc

 

X

X

X

ngoài NSNN

 

1.8

Khu du lịch đập Bến Tuyết

 

X

X

X

ngoài NSNN

 

1.9

Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Ia Ly

 

X

X

X

ngoài NSNN

 

1.10

Khu du lịch sinh thái lòng hồ thủy điện Sê San 4

 

X

X

X

Ngoài NSNN, FDI

 

1.11

Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng thác Mơ

 

X

X

X

Ngoài NSNN, FDI

 

1.12

Khu du lịch sinh thái gắn với bảo tồn và phát huy giá trị "Di tích khảo cổ thời đại Đá cũ Rộc Tưng"

 

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

1.13

Khu du lịch sinh thái kết hợp du lịch cộng đồng Chư Don - Ia Nhi - Thơ Ga

 

X

X

X

ngoài NSNN

 

1.14

Khu du lịch công viên Đồi thông, thị trấn Đak Đoa

 

X

X

X

ngoài NSNN

 

1.15

Khu du lịch Hồ Ia Băng – Đak Đoa

 

X

X

X

ngoài NSNN

 

1.16

Khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, văn hóa, lịch sử

 

X

X

X

ngoài NSNN

 

2

Văn hóa

 

 

 

 

 

 

2.1

Dự án thuộc Đề án Quảng bá Du lịch văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

X

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

2.2

Các dự án về bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa đã được kiểm kê trên địa bàn tỉnh Gia Lai

X

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

2.3

Dự án nhà hát, trung tâm triển lãm văn hóa, nghệ thuật và thư viện tổng hợp tỉnh Gia Lai

X

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

2.4

Dự án thuộc Chương trình nghiên cứu tổng thể toàn diện đối với Di tích khảo cổ Rộc Tưng - Gò Đá

X

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

2.5

Dự án Suối đá cổ Làng Vân tại thị trấn Ia Ly

X

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

3

Thể thao

 

 

 

 

 

 

3.1

Dự án xây dựng một số công trình thể thao nghỉ dưỡng trọng điểm như: xây dựng một số sân golf ở các địa phương như Chư Prông, Ia Grai, Chư Păh, Đak Đoa, thành phố Pleiku; các huyện: Mang Yang, Kbang và khu vực các huyện phía Đông Nam của tỉnh

 

X

X

X

Ngoài NSNN

Gđ 2021-2025 ưu tiên triển khai ở Pleiku. Gđ 2025- 2030: triển khai ngay khi có chỉ tiêu sử dụng đất được TW phân bổ ở các địa bàn còn lại

3.2

Nâng cấp Trung tâm thể thao Hàm Rồng

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

3.3

Dự án xây dựng Khu liên hợp thể thao

 

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

4

Y tế - Chăm sóc sức khỏe

 

 

 

 

 

 

4.1

Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh (Nâng cấp khoa Hồi sức tích cực chống độc; Xây dựng đơn vị chuyên khoa: Huyết học và truyền máu)

 

X

X

 

NSNN

 

4.2

Dự án Bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng (và Điều dưỡng)

 

 

X

X

NSNN

 

4.3

Dự án Bệnh viện Lao và Bệnh phổi

 

 

X

X

NSNN

 

4.4

Dự án Bệnh viện 331

 

X

X

X

NSNN

 

4.5

Dự án nâng cấp bệnh viện Nhi tỉnh (Bệnh viện Sản – Nhi)

 

 

X

X

NSNN

 

4.6

Dự án Bệnh viện Tâm thần kinh

 

 

X

X

NSNN

 

4.7

Dự án đầu tư Khoa Ung bướu (hoặc thành lập Bệnh viện Ung bướu)

 

X

X

X

NSNN

 

4.8

Dự án đầu tư Khoa Tim mạch (hoặc thành lập Bệnh viện Tim mạch)

 

X

X

 

NSNN

 

4.9

Dự án đầu tư Khoa Nội tiết (hoặc thành lập Bệnh viện Nội tiết)

 

X

X

 

NSNN

 

4.10

Trung tâm cấp cứu 115

 

X

X

 

NSNN và ngoài NSNN

 

4.11

Bệnh viện đa khoa Quốc tế

 

X

X

X

ODA, ngoài NSNN

 

4.12

Trung tâm Y tế thành phố Pleiku

 

X

X

 

NSNN

 

4.13

Trung tâm Y tế thị xã An Khê

 

 

X

X

NSNN

 

4.14

Trung tâm Y tế thị xã Ayun Pa

 

 

X

X

NSNN

 

4.15

Nâng cấp Trung tâm y tế các huyện: Phú Thiện, Krông Pa

 

X

X

 

NSNN

 

4.16

Nâng cấp Trung tâm y tế các huyện: Chư Pưh, Chư Sê, Ia Pa, Ia Grai, Kbang, Mang Yang, Đak Đoa, Chư Prông.

 

 

X

X

NSNN

 

4.17

Xây mới Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh

X

 

 

 

NSNN

 

4.18

Trung tâm Y tế các huyện: Đức Cơ, Kông Chro

X

 

 

 

NSNN

 

4.19

Cơ sở y tế ngoài công lập[2]

X

X

X

X

NSNN

 

4.20

Nâng cấp trang thiết bị cho bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, trung tâm kiểm nghiệm…

 

X

X

 

NSNN

 

IV

NHÓM CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT

 

 

 

1

Hạ tầng giao thông

 

 

 

 

 

 

1.1

Đường nối Gia Lai - Phú Yên (dự kiến chuyển thành QL19E)

X

X

X

X

NSNN

 

1.2

Đường tỉnh 668

 

X

X

X

NSNN

 

1.3

Đường tỉnh 664

 

X

X

X

NSNN

 

1.4

Đường tỉnh 663

 

X

X

X

NSNN

 

1.5

Đường tỉnh 670B

 

X

X

X

NSNN

 

1.6

Tuyến T1

 

X

X

X

NSNN

 

1.7

Tuyến T2

X

X

X

X

NSNN

 

1.8

Tuyến T6

 

X

X

X

NSNN

 

1.9

Đường Pleiku - Đak Đoa - Chư Sê

X

X

 

 

NSNN

 

1.10

Đường từ thành phố Pleiku đi trung tâm huyện Đak Đoa

X

X

 

 

NSNN

 

1.11

Đường hành lang kinh tế phía Đông (đường tránh QL.19)

X

X

 

 

NSNN

 

1.12

Đường hành lang kinh tế phía Tây

 

X

X

X

NSNN

 

1.13

Dự án đường kết nối từ Quốc lộ 19 đi đường Hồ Chí Minh (đoạn Lý Thường Kiệt - Ngô Quyền, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai)

 

X

X

X

NSNN

 

1.14

Đường Nguyễn Chí Thanh (đoạn từ đường Trường Chinh đến đường Lê Duẩn)

X

 

 

 

NSNN

 

1.15

Đường Lê Thánh Tôn (đoạn từ đường Trường Chinh đến đường Trường Lâm nghiệp)

 

X

X

X

NSNN

 

1.16

Đường Lê Đại Hành (đoạn từ đường Vạn Kiếp - Ngã tư Biển Hồ), Tp. Pleiku

X

 

 

 

NSNN

 

1.17

Đường Lý Thường Kiệt (đoạn đường Lê Duẩn - đường Trần Văn Bình), thành phố Pleiku

 

X

X

X

NSNN

 

1.18

Cải tạo, sửa chữa và nâng cấp đường Ngô Quyền (Pleiku)

 

X

X

X

NSNN

 

1.19

Đường vành đai thị xã Ayun Pa

 

X

X

X

NSNN

 

1.20

Đường vành đai thị xã An Khê

 

X

X

X

NSNN

 

1.21

Các hạ tầng giao thông khác trên địa bàn tỉnh

X

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

2

Dịch vụ - Thương mại

 

 

 

 

 

 

2.1

Trung tâm kho vận Quốc tế Logictics Tây Nguyên

 

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

Đầu tư ngay khi đủ chỉ tiêu sử dụng đất được TW phân bổ

2.2

Trung tâm logistics chuỗi nông sản tỉnh

X

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

2.3

Trung tâm thương mại, triễn lãm, chợ, siêu thị

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

3

Đô thị và nông thôn

 

 

 

 

 

 

3.1

Các dự án phát triển thành phố Pleiku, các đô thị trung tâm tiểu vùng;

X

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

3.2

Dự án nâng cấp hạ tầng đô thị Đak Đoa

X

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

3.3

Dự án nâng cấp xây dựng các đô thị thị trấn loại V thành đô thị loại IV (ưu tiên đầu tư các đô thị dự kiến nâng loại/sát nhập trong giai đoạn 2021-2030)

X

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

3.4

Thành phố Pleiku, các khu đô thị ven đô Pleiku:

 

 

 

 

 

 

-

Dự án đầu tư các tổ hợp thương mại, khu phức hợp, các công trình tạo điểm nhấn cho thành phố, các khu đô thị ven đô Pleiku;

X

X

X

X

Ngoài NSNN

 

-

Trụ sở liên cơ quan;

 

X

X

X

NSNN

 

-

Dự án nhà cao tầng, khách sạn, trung tâm thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp; dự án khu đô thị CK54, Khu dân cư Trường Chinh;

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

-

Khu đô thị sinh thái Nam Gia Lai, Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng tại phường Trà Bá, thành phố Pleiku;

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

-

Các dự án chỉnh trang, phát triển đô thị tại thành phố Pleiku.

 

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

3.5

Thị xã An Khê:

 

 

 

 

 

 

-

Lập và phê duyệt các Quy hoạch chi tiết khu dân cư đô thị để khai thác quỹ đất và phục vụ phát triển đô thị;

X

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

-

Lập và phê duyệt các dự án chỉnh trang, phát triển đô thị.

X

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

3.6

Thị xã Ayun Pa:

 

 

 

 

 

 

-

Dự án đầu tư Chợ trung tâm thị xã, siêu thị tổng hợp, hình thành khu trung tâm thương mại;

 

X

X

X

ngoài NSNN

 

-

Các dự án chỉnh trang, phát triển đô thị.

X

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

3.7

Đô thị Chư Sê:

 

 

 

 

 

 

-

Dự án đầu tư Khu dân cư đô thị mới Tổ dân phố 12; Dự án Khu dân cư đô thị mới và Hồ sinh thái thôn Hồ nước; Dự án khu thương mại cao cấp trung tâm thị trấn Chư Sê.

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

-

Lập quy hoạch chung đô thị Chư Sê và thành lập thị xã Chư Sê.

X

X

X

X

NSNN

 

3.8

Huyện Đức Cơ

 

 

 

 

 

 

-

Dự án chỉnh trang, phát triển đô thị tại huyện Đức Cơ.

X

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

-

Dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng để thành lập đô thị Cửa khẩu Lệ Thanh.

 

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

3.9

Các quy hoạch vùng huyện trên địa bàn tỉnh

X

X

X

X

NSNN

 

3.10

Lập quy hoạch chung đô thị và thành lập thị trấn thuộc huyện Ia Pa

X

X

X

X

NSNN

 

3.11

Nông thôn

 

 

 

 

 

 

-

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới;

X

X

X

X

NSNN

 

-

Chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030

X

X

X

X

NSNN

 

4

Hạ tầng công nghiệp, khu kinh tế

 

 

 

 

 

 

4.1

Hạ tầng Khu công nghiệp Nam Pleiku

X

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

Trong đó

Đối với Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Nam Pleiku, bổ sung hoàn thiện cơ sở trong và ngoài hàng rào Khu công nghiệp

X

X

X

X

các nguồn huy động hợp pháp khác

 

4.2

Hạ tầng Khu công nghiệp Đak Đoa

 

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

4.3

Nâng cấp chuyển đổi hạ tầng Khu công nghiệp Trà Đa

X

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

4.4

Chuẩn bị mặt bằng cho Khu công nghiệp Tây Nam Pleiku (khi có điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất)

 

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

4.5

Hạ tầng các cụm công nghiệp (31 cụm công nghiệp)

X

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

4.6.

Các dự án hạ tầng trong Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh

X

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

Trong đó

Hoàn thành dự án cải tạo mở rộng hệ thống cấp nước Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh

X

X

X

X

NSNN và ngoài NSNN

 

5

Hạ tầng thủy lợi

 

 

 

 

 

 

5.1

Hồ Đak Pơ Pho; hồ Đăk Trau Dle; cụm hồ Ia Kút và Plei Hlâm; hồ Đông Xuân; hồ Đăk Pờ Tó 2; Trạm bơm thôn Đoàn Kết (Phú Thiện); Hồ Ea Guir (Krông Pa); thủy lợi Kon Trang 2 (Kbang); Trạm bơm Cây Ké (Đak Pơ); Hồ Ea Rsai; Hồ Suối Lơ (huyện Kbang); Hồ Đăk Pờ Tó 1; Hồ Kchi Ruòi; Hồ Đăk Tô Kông; Hồ Đak Pơ Kơ; Hồ làng Ngo; Hồ Đăk Pi Hao; Hồ Đăk Pờ Tó. Đập dâng nước trên sông Ba đoạn qua thị xã An Khê.

 

X

X

X

NSNN

 

5.2

Hồ Cà Tung (xã Yang Bắc)

X

X

X

X

NSNN

 

5.3

Kè chống sạt lở bờ sông: Ưu tiên những vị trí sạt lỡ đặc biệt nguy hiểm cần xử lý cấp bách (theo kế hoạch số 1859/KH-UBND ngày 31/7/2024 của UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung Kế hoạch số 1051/KH-UBND ngày 25/5/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án phòng chống sạt lỡ bờ sông, bờ suối đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai).

 

X

X

X

NSNN

 

5.4

Mở rộng khẩu độ sông Ba (tại đèo Tô Na) để thoát lũ

 

X

X

X

NSNN

 

5.5

Hồ chứa Ia Prat, xã Ia Khươl (huyện Chư Păh);

X

X

 

 

NSNN

 

 

Hoàn thiện hệ thống kênh mương thuỷ lợi các hồ chứa nước Hồ Tầu Dầu 2, Ia Rtô, Plei Thơ Ga, Plei Keo

X

X

X

X

NSNN

 

 

Nâng cấp một số công trình thủy lợi cấp thiết đa mục tiêu cho các vùng nông nghiệp và có khả năng cấp nước cho đô thị, du lịch, công nghiệp gồm các dự án; Hồ Đăk Sro (Kông Chro); Hồ Ia Dơk (Chư Sê); Hồ chứa nước Blứ 1 (Chư Pưh); cụm Hồ làng Bắc và Hồ Thôn 9 (Chư Prông); Hồ Ia Lang (Đức Cơ); Hồ Ia Bông (Ia Grai); Hồ làng Ghép, xã Ya Hội (Đak Pơ); Hồ Hà Lon; Hồ Ia Kron; Hồ Đăk Tkot; Hồ Lơ Pang (Mang Yang); Trạm bơm Krông Năng (huyện Krông Pa); Hồ Plei Neo (huyện Chư Prông); Hồ Ia Klũk; Hồ Ia Ke (huyện Phú Thiện); Hồ Ea Trat; Hồ Ea Drê; hồ Làng Djang (Kbang). Sửa chữa nâng cấp các hồ chứa: Tân Sơn; Ia Dreh; Chư Gu.

 

X

X

X

NSNN

 

5.6

Nâng cấp, xây dựng mới hồ chứa và nâng cấp các tuyến kênh; sửa chữa hồ chứa và hoàn thiện các tuyến kênh.

 

X

X

X

NSNN

 

6

Cấp nước

 

 

 

 

 

 

 

Hệ thống cấp nước sinh hoạt Hệ thống nhà máy cấp nước các đô thị. Ưu tiên các khu vực đô thị lớn, tập trung dân cư, có khả năng huy động theo hình thức PPP.

X

X

X

X

NSNN, ODA, ngoài NSNN

 

7

Hạ tầng thoát nước

 

 

 

 

 

 

 

Hệ thống các nhà máy xử lý nước thải tại các thành phố, thị xã, thị trấn

X

X

X

X

NSNN

 

8

Hạ tầng năng lượng

 

 

 

 

 

 

8.1

Hạ tầng nguồn điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, thủy điện

 

 

 

 

 

Thực hiện theo Kế hoạch triển khai quy hoạch điện VIII đã được phê duyệt

+

Điện mặt trời

 

 

 

 

 

 

-

Nhà máy điện mặt trời Kông Pa 2

X

X

X

X

Ngoài NSNN

Giai đoạn 2021-2025, vận hành 21MWp và giai đoạn 2026-2030 vận hành 28MWp còn lại

-

Các dự án điện mặt trời: Trang Đức, Chư Ngọc - EVNLICOGI 16 (giai đoạn 2), Phú Thiện, KN Ia Ly - Gia Lai, Ayun Pa, Ia Rsươm - Bitexco – TôNa.

 

X

X

X

Ngoài NSNN

Đối với các dự án điện mặt trời: Ayun Pa, Ia Rsươm - Bitexco - TôNa được triển khai trong giai đoạn 2026-2030 nếu thực hiện theo hình thức tự sản, tự tiêu

+

Điện gió

 

 

 

 

 

 

-

Các dự án điện gió: Phát triển miền núi, Chế biến Tây nguyên, Ia Bang 1, Trang trại phong điện HBRE Chư Prông, Ia Pech, Ia Pech 2, Cửu An, Song An, Yang Trung, Chơ Long, Hưng Hải Gia Lai, Ia Le 1, Nhơn Hòa 1, Nhơn Hòa 2, Ia Pết – Đăk Đoa 1, Ia Pết – Đăk Đoa 2

X

X

 

 

Ngoài NSNN

 

-

Các dự án điện gió: Ia Boòng - Chư Prông, Phú Mỹ, Hoàng Ân, Xã Trang, Thăng Hưng, Nhơn Hòa 3, Nhơn Hòa 4, Ia Ko 1, Ia Ko 2, Ia Blứ 1, Lơ Pang - Gia Lai, Chư Sê 1, Chư Pơng, Ia Le 2 (thuộc cụm dự án điện gió Ia Le)

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

+

Thủy điện

 

 

 

 

 

 

-

Nhà máy thủy điện Ia Ly mở rộng

X

X

 

 

Nhà nước ngoài ngân sách[3]

 

-

Nhà máy thủy điện: Ia Glae 2

X

X

 

 

Ngoài NSNN

 

-

Các thủy điện: Lơ Pang, Ia Grai Thượng, Krông Ja Taun, Ia Hiao, Đăk Ayuonh, Đăk Pô Kei, Ia Tchom 1, Sê San 3 mở rộng, Sê San 3A mở rộng, Sê San 4 mở rộng, Sê San 4A mở rộng, điều chỉnh mực nước dâng bình thường hồ B Thủy điện Vĩnh Sơn (+2,5m); Mở rộng, nâng công suất các nhà máy thủy điện hiện hữu (Ry Ninh 2, Krông Pa 2, Ia Grai Thượng, Ia Grai 3, Đăk Ble, HChan, HMun, Đăk Pi Hao 1, Ia Puch 3) và các nhà máy thủy điện trên các hồ thủy lợi (Ia Thul, Ia Mơr, Ayun Hạ, Ia Mlá, PleiPai, Plei Thơ Ga).

 

X

X

X

NNNNS, ngoài NSNN

 

8.2

Lưới điện 220kV, 500kV

X

X

X

X

NNNNS, Ngoài NSNN

Thực hiện theo Kế hoạch triển khai Quy hoạch điện VIII được phê duyệt.

8.3

Hạ tầng truyền tải điện

 

 

 

 

 

 

a

Đường dây 110kV

X

X

X

X

NNNNS, Ngoài NSNN

 

-

Xây dựng mới: Đấu nối trạm biến áp 110kV Đăk Đoa (mạch kép); đường dây 110kV (mạch đơn) từ trạm biến áp 220kV Pleiku - trạm biến áp 110kV Ia Grai; Đấu nối trạm biến áp 110kV Chư Păh (mạch kép); Đấu nối trạm biến áp 110kV Trà Đa (mạch kép); đường dây 110kV (mạch đơn) từ trạm biến áp 110kV Trà Đa - trạm biến áp 110kV Pleiku; đường dây 110kV An Khê – Đak Pơ (mạch đơn); đường dây 110kV Mang Yang – Đak Pơ (mạch đơn); đường dây 110kV Krông Pa - Sơn Hòa (mạch kép); đường dây 110kV đấu nối trạm biến áp 110kV Phú Thiện (mạch kép); nhánh rẽ trạm biến áp 110kV Bờ Ngoong (mạch kép); đường dây 110kV đấu nối trạm biến áp 110kV Tây Pleiku (mạch kép); đường dây 110kV (mạch kép) từ trạm biến áp 220kV Chư Sê; đường dây 110kV (mạch đơn) từ trạm 220kV Chư Sê - trạm biến áp 110kV Chư Sê; đường dây 110kV (mạch kép) đấu nối nhà máy điện mặt trời Krông Pa 2; mạch 2 đường dây 110kV Ayun Pa - Đăk Srông 3B; đường dây 110kV đấu nối trạm biến áp 110kV Kông Chro (mạch kép); đường dây 110kV (mạch đơn) từ trạm biến áp 220kV An Khê; đường dây 110kV (mạch kép) từ trạm biến áp 220kV An Khê; đường dây 110kV (mạch đơn) từ trạm biến áp 220kV An Khê - Kông Chro; đường dây 110kV Lệ Thanh – Đức Cơ (mạch đơn); đường dây 110kV (mạch kép) từ trạm biến áp 220kV Pleiku 2; đường dây 110kV (mạch kép) Phú An - Trạm biến áp 220kV An Khê; đường dây 110kV (mạch kép) nhánh rẽ trạm biến áp 110kV Đăk Trôi; đường dây 110kV (mạch kép) đấu nối trạm biến áp 110kV Thăng Hưng; đường dây 110kV (mạch kép) Pleime - Chư Prông; đường dây 110kV (mạch kép) từ trạm biến áp 220kV Krông Pa; đường dây 110kV (mạch đơn) từ trạm biến áp 220kV Krông Pa; đường dây 110kV nhà máy điện gió Cửu An - trạm biến áp 220kV An Khê (mạch đơn); đường dây 110kV (mạch kép) từ trạm biến áp 220kV Chư Sê dài 17km; đường dây 110kV (mạch kép) từ trạm biến áp 220kV Pleiku 2 dài 28km; đường dây 110kV (mạch kép) Phú Thiện -Ia Pa dài 16km; đường dây 110kV (mạch kép) đấu nối trạm biến áp 110kVIa Kha dài 2km; đường dây 110kV Mang Yang -Ayun Thượng 1A (mạchđơn) dài 9km; đường dây 110kV Ia Pa –Đăk Srông 2A (mạch kép) dài 16km.

X

X

X

X

NNNNS, Ngoài NSNN

 

-

Cải tạo, nâng tiết diện dây dẫn: Đường dây 110kV (mạch đơn) từ trạm biến áp 220kV Chư Sê - Chư Pưh - Nhiệt điện bã mía Gia Lai - Ayun Pa; đường dây 110kV (mạch kép) đấu nối nhà máy thuỷ điện Đăk Srông; mạch 2 đường dây 110kV Ayun Pa – EaHleo; đường dây 110kV trạm biến áp 500kV Pleiku - Kon Tum (mạch kép); đường dây 110kV (mạch đơn) trạm biến áp 110kV Chư Păh -Nhà máy thuỷ điện Đăk Đoa; đường dây 110kV (mạch đơn) từ trạm biến áp 500kV Pleiku - trạm biến áp110kV Pleiku; đường dây 110kV (mạch đơn) từ trạm biến áp 220kV Chư Sê - Diên Hồng và các nhánh rẽ.

X

X

X

X

NNNNS, ngoài NSNN

 

b

Trạm biến áp 110kV:

 

 

 

 

 

 

-

Xây dựng mới: Trạm biến áp 110kV Trà Đa công suất 40MVA; trạm biến áp 110kV Tây Pleiku công suất 63MVA; trạm biến áp 110kV Đak Đoa công suất 40MVA; trạm biến áp 110kV Chư Păh công suất 40MVA; trạm biến áp 110kV Đak Pơ công suất 40MVA; trạm biến áp 110kV Phú Thiện công suất 40MVA; trạm biến áp 110kV Bờ Ngoong công suất 40MVA; trạm biến áp điện mặt trời Krông Pa 2 công suất 2x25MVA; trạm biến áp 110kV Kông Chro công suất 25MVA; trạm biến áp 110kV Phú An công suất 40MVA; trạm biến áp 110kV Ia Pa công suất 40MVA; trạm biến áp 110kV Lệ Thanh công suất 40MVA; trạm biến áp 110kV Pleime công suất 40MVA; trạm biến áp 110kV Đăk Trôi công suất 40MVA; trạm biến áp 110kV Thăng Hưng công suất 40MVA; trạm biến áp 110kV Ia Kha công suất 2x40MVA.

X

X

X

X

NNNNS, ngoài NSNN

 

 

Cải tạo, nâng công suất: Nâng công suất trạm biến áp 110kV Chư Pưh từ 40MVA lên 2x40MVA; Nâng công suất trạm biến áp 110kV An Khê từ (25+40)MVA lên (63+40)MVA; Nâng công suất trạm biến áp 110kV Krông Pa từ 25MVA lên (25+40)MVA; Nâng công suất trạm biến áp 110kV Pleiku từ 2x40MVA lên 2x63MVA; Nâng công suất trạm biến áp 110kV Mang Yang từ (25+40)MVA lên (63+40)MVA; Nâng công suất trạm biến áp 110kV Ayun Pa từ 2x25MVA lên (25+63)MVA; Nâng công suất trạm biến áp 110kV Đức Cơ từ (25+40)MVA lên (63+40)MVA; Nâng công suất trạm biến áp 110kV Diên Hồng từ (40+63)MVA lên (2x63)MVA; Nâng công suất trạm biến áp 110kV Chư Prông từ (16+25)MVA lên (40+25)MVA; Nâng công suất trạm biến áp 110kV Ia Grai từ 25MVA lên (25+40)MVA; Nâng công suất trạm biến áp 110kV Chư Sê từ 2x25MVA lên (40+25)MVA; Nâng công suất trạm biến áp 110kV Kbang từ 25MVA lên (25+40)MVA.

X

X

X

X

NNNNS, ngoài NSNN

 

8.4

Lưới điện trung và hạ áp và trạm xạc điện

 

 

 

 

 

 

a

Lưới điện trung áp:

 

 

 

 

 

 

-

Đường dây trung áp:

 

 

 

 

 

 

 

Xây dựng mới, cải tạo 1450km đường dây trung áp

X

X

X

X

NSNN, NNNNS, ngoài NSNN

 

 

Dự phòng phát sinh các đường dây trung áp (xây dựng mới, cải tạo) với chiều dài 300km

X

X

X

X

NSNN, NNNNS, ngoài NSNN

 

-

Trạm biến áp trung áp:

 

 

 

 

 

 

 

Xây dựng mới, cải tạo 2610 trạm biến áp với tổng công suất 835MVA

X

X

X

X

NSNN, NNNNS, ngoài NSNN

 

 

Dự phòng phát sinh các trạm biến áp trung áp (xây dựng mới, cải tạo nâng công suất) với tổng công suất 250MVA

X

X

X

X

NSNN, NNNNS, ngoài NSNN

 

b

Lưới điện hạ áp

 

 

 

 

 

 

 

Xây dựng mới, cải tạo 6320km đường dây hạ áp.

X

X

X

X

NSNN, NNNNS, ngoài NSNN

 

 

Dự phòng phát sinh các đường dây hạ áp (xây dựng mới, cải tạo) với chiều dài 1500km

X

X

X

X

NSNN, NNNNS, ngoài NSNN

 

c

Trạm sạc điện: Xây dựng 400 trạm sạc điện chuyên dụng cho phương tiện xe điện với tổng công suất 60MVA

X

X

X

X

Ngoài NSNN

 

8.5

Trạm biến áp nâng và đường dây đấu nối các dự án nguồn điện (thủy điện, điện gió, điện mặt trời)

 

 

 

 

 

 

a

Điện mặt trời

 

 

 

 

 

 

-

Dự án điện mặt trời Krông Pa 2 có phương án đấu nối như sau:

X

X

X

X

Ngoài NSNN

 

 

- Xây dựng trạm biến áp nâng 22/110kV điện mặt trời Krông Pa 2, công suất 2x25MVA.

- Xây dựng đường dây 110kV mạch kép từ điện mặt trời Krông Pa 2 chuyển tiếp trên đường dây 110kV thủy điện Đăk Srông 3A+3B - điện mặt trời Krông Pa - TBA 110kV Krông Pa, chiều dài 1,5km.

- Khi Trạm biến áp 220kV Krông Pa được triển khai đầu tư, nghiên cứu chuyển đấu nối điện mặt trời Krông Pa 2 về trạm biến áp 220kV Krông Pa bằng đường dây 110kV xây dựng mới dài 4,5km (tùy theo tình hình thực tế của dự án và hệ thống điện).

 

 

 

 

 

 

-

Dự án điện mặt trời Trang Đức có phương án đấu nối như sau:

- Xây dựng trạm biến áp nâng 22/110 kV tại điện mặt trời Trang Đức, công suất 50MVA.

- Đuờng dây 110 kV mạch kép đấu nối điện mặt trời Trang Đức chuyển tiếp trên đường dây 110 kV Krông Pa - Thủy điện Đăk Srông 3B, chiều dài 1,5km.

- Khi Trạm biến áp 220kV Krông Pa được triển khai đầu tư, nghiên cứu chuyển đấu nối điện mặt trời Trang Đức về trạm biến áp 220kV Krông Pa bằng đường dây 110kV xây dựng mới dài 5km (tùy theo tình hình thực tế của dự án và hệ thống điện).

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

-

Dự án điện mặt trời Chư Ngọc - EVNLICOGI 16 (giai đoạn 2) có phương án đấu nối như sau:

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

 

- Xây dựng trạm biến áp nâng 22/110kV điện mặt trời Chư Ngọc - EVNLICOGI 16, công suất 25MVA.

- Xây dựng đường dây 110kV mạch đơn từ điện mặt trời Chư Ngọc - EVNLICOGI 16 đấu vào thanh cái 110kV trạm biến áp 110kV Krông Pa, chiều dài 8,1km.

 

 

 

 

 

 

-

Dự án điện mặt trời Phú Thiện có phương án đấu nối như sau:

- Xây dựng trạm biến áp nâng 22/110 kV tại điện mặt trời Phú Thiện, công suất 40 MVA.

- Xây dựng đường dây 110 kV mạch kép đấu chuyển tiếp trên đường dây 110 kV Chư Sê - Ayun Pa, chiều dài 0,5km.

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

-

Dự án điện mặt trời KN Ia Ly - Gia Lai có phương án đấu nối như sau:

- Xây dựng trạm nâng áp 22/110/500 kV điện mặt trời nổi KN Ialy Gia Lai, công suất 900 MVA.

- Xây dựng đường dây 500 kV mạch đơn từ nhà máy điện mặt trời nổi KN Ialy - Gia Lai đấu nối vào thanh cái 500 kV của trạm biến áp 500 kV của thủy điện Ialy, chiều dài 08 km.

- Mở rộng 01 ngăn lộ 500 kV tại trạm biến áp 500 kV thủy điện Ia Ly.

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

-

Dự án điện mặt trời Ia Rsươm - Bitexco - TôNa công suất 15MWp (nằm trên địa bàn xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa). Phương án đấu nối: Đấu nối vào thanh cái 22kV Thủy điện Đăk Srông 3B.

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

-

- Dự án điện mặt trời Ayun Pa công suất 25MWp (nằm trên địa bàn xã Chư Băh và phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa) có phương án đấu nối: Xây dựng mới trạm biến áp nâng 22/110kV tại Nhà máy điện mặt trời Ayun Pa công suất 25MVA, xây dựng đường dây 110kV (mạch kép) chuyển tiếp trên đường dây 110kV Ayun Pa - Ea Hleo, dài 1,5km.

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

b

Điện gió

 

 

 

 

 

 

-

Dự án điện gió Ia Boòng - Chư Prông có phương án đấu nối như sau:

- Xây dựng mới trạm biến áp nâng 33/220kV nhà máy điện gió Ia Boòng - Chư Prông, công suất 1x63MVA.

- Xây dựng mới đường dây 220kV dài 8km từ trạm biến áp nâng áp nhà máy điện gió Ia Boòng - Chư Prông tới thanh cái 220kV trạm biến áp 220kV nhà máy điện gió Nhơn Hòa 1 hiện hữu.

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

-

Dự án điện gió Phú Mỹ có phương án đấu nối như sau: Đấu nối bằng đường dây 220kV dài 10,5km từ trạm biến áp nâng 220kV nhà máy điện gió Phú Mỹ đến thanh cái 220kV trạm biến áp 500kV Pleiku 3 hiện có.

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

-

Dự án điện gió Hoàng Ân có phương án đấu nối như sau: Đấu nối bằng đường dây 220kV dài 12km từ trạm biến áp nâng 220kV nhà máy điện gió Hoàng Ân đến thanh cái 220kV trạm biến áp 500kV Pleiku 3 hiện có.

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

-

Dự án điện gió Xã Trang có phương án đấu nối như sau: Đấu nối bằng đường dây 220kV dài 17,5km từ trạm biến áp nâng nhà máy điện gió xã Trang đến thanh cái 220kV trạm biến áp 500kV Pleiku 3 hiện có.

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

-

Dự án điện gió Thăng Hưng có phương án đấu nối như sau: Đấu nối bằng đường dây 220kV dài 12,5km từ trạm biến áp nâng 220kV nhà máy điện gió Thăng Hưng đến thanh cái 220kV trạm biến áp 500kV Pleiku 3 hiện có.

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

-

Dự án điện gió Nhơn Hòa 3 có phương án đấu nối như sau: Lắp mới 01 máy biến áp 220kV tại trạm biến áp nâng áp 220kV nhà máy điện gió Nhơn Hòa 1 (nối cấp phía 220kV của trạm biến áp 500kV Nhơn Hòa) để đấu nối nhà máy điện gió Nhơn Hòa 3.

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

-

Dự án điện gió Nhơn Hòa 4 có phương án đấu nối như sau: Lắp mới 01 máy biến áp 220kV tại trạm biến áp nâng áp 220kV nhà máy điện gió Nhơn Hòa 1 (nối cấp phía 220kV của trạm biến áp 500kV Nhơn Hòa) để đấu nối nhà máy điện gió Nhơn Hòa 4.

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

-

Dự án điện gió Ia Ko 1 có phương án đấu nối như sau:

- Xây dựng trạm biến áp nâng 220kV nhà máy điện gió Ia Ko 1 để đấu nối nhà máy điện gió Ia Ko 1.

- Xây dựng đường dây 220kV dài 15km từ trạm biến áp nâng áp 220kV nhà máy điện gió Ia Ko 1 đấu nối đến thanh cái 220kV trạm biến áp 500kV Nhơn Hòa.

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

-

Dự án điện gió Ia Ko 2 có phương án đấu nối như sau: Lắp mới 01 máy biến áp 220kV tại trạm biến áp nâng 220kV nhà máy điện gió Ia Ko 1 để đấu nối nhà máy điện gió Ia Ko 2.

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

-

Dự án điện gió Ia Blứ 1 có phương án đấu nối như sau: Đấu nối bằng đường dây 220kV dài 4,5km từ trạm biến áp nâng 220kV nhà máy điện gió Ia Blứ 1 chuyển tiếp trên đường dây 220kV từ trạm 500kV Pleiku 2 - Chư Sê - Krông Buk.

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

-

Dự án điện gió Lơ Pang - Gia Lai có phương án đấu nối như sau: Đấu nối bằng đường dây 220kV dài 2,5km chuyển tiếp đường dây 220kV Pleiku 2 - An Khê và đường dây 220kV Pleiku – Thủy điện An Khê.

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

-

Dự án điện gió Chư Sê 1 có phương án đấu nối như sau: Đấu nối bằng đường dây 220kV dài 2,5km từ trạm biến áp nâng 220kV nhà máy điện gió Chư Sê 1 vào thanh cái 220kV trạm biến áp 220kV Chư Sê.

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

-

Dự án điện gió Chư Pơng có phương án đấu nối như sau: Đấu nối bằng đường dây 110kV dài 7km từ trạm biến áp nâng 110kV nhà máy điện gió Chư Pơng chuyển tiếp trên đường dây 110kV trạm biến áp 110kV Chư Sê - trạm biến áp 110kV Chư Prông.

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

-

Dự án điện gió Ia Le 2 (thuộc cụm dự án điện gió Ia Le) có phương án đấu nối như sau: Đấu nối bằng đường dây 220kV từ trạm biến áp 220kV nhà máy điện gió Ia Le 2 chuyển tiếp đường dây 220kV Pleiku 2 - Krông Buk hiện có.

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

c

Thủy điện

 

 

 

 

 

 

-

Dự án thủy điện Ia Tchom 1 có phương án đấu nối như sau: Xây dựng mới đường dây 35kV mạch đơn, dài 3km đấu nối từ TBA nâng thủy điện Ia Tchom 1 đến thanh cái 35kV TBA 110kV Ia Grai

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

-

Dự án thủy điện Lơ Pang có phương án đấu nối như sau: Xây dựng mới đường dây 22kV mạch đơn, dài 1km đấu nối từ TBA nâng thủy điện Lơ Pang vào lưới điện qua đường dây 22kV hiện có và cải tạo, nâng cấp khoảng 6km đường dây 22kV.

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

-

Dự án thủy điện Ia Grai Thượng có phương án đấu nối như sau: Xây dựng mới đường dây 110kV mạch đơn, dài 7km đấu nối từ TBA nâng thủy điện Ia Grai Thượng đến thanh cái 110kV TBA 110kV Ia Grai

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

-

Dự án thủy điện Krông Ja Taun có phương án đấu nối như sau: Xây dựng mới đường dây 22kV mạch đơn, dài 2km đấu nối từ TBA nâng thủy điện Krông Ja Taun vào lưới điện qua đường dây 22kV hiện có và cải tạo, nâng cấp khoảng 13km đường dây 22kV

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

-

Dự án thủy điện Ia Hiao có phương án đấu nối như sau: Xây dựng mới đường dây 35kV mạch đơn, dài 15km đấu nối từ TBA nâng thủy điện Ia Hiao đến thanh cái 35kV TBA 110kV Ayun Pa

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

-

Dự án thủy điện Đăk Ayuonh có phương án đấu nối như sau: Xây dựng mới đường dây 22kV mạch đơn, dài 8km đấu nối từ TBA nâng thủy điện Đăk Ayuonh đến thanh cái 22kV TBA 110kV Mang Yang

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

-

Dự án thủy điện Đăk Pô Kei có phương án đấu nối như sau: Xây dựng mới đường dây 22kV mạch đơn, dài 24km đấu nối từ trạm biến áp nâng thủy điện Đăk Pô Kei đến thanh cái 22kV TBA 110kV Kon Tum 2.

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

-

Dự án thủy điện Sê San 3 mở rộng có phương án đấu nối như sau: Xây dựng mới đường dây 220kV mạch kép đấu nối chuyển tiếp trên đường dây 220kV thủy điện Sê San 4 hiện hữu.

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

-

Dự án thủy điện Sê San 4 mở rộng có phương án đấu nối như sau: Xây dựng mới đường dây 220kV mạch kép đấu nối chuyển tiếp trên đường dây 220kV thủy điện Sê San 3 hiện hữu.

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

-

Dự án thủy điện Sê San 3A mở rộng có phương án đấu nối như sau: Xây dựng mới đường dây 220kV mạch kép dài 2km, đấu nối chuyển tiếp trên đường dây 220kV thủy điện Sê San 3 - Sê San 3A hiện hữu.

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

-

Dự án thủy điện Sê San 4A mở rộng có phương án đấu nối như sau: Xây dựng mới đường dây 220kV mạch đơn đến trạm biến áp 220kV thủy điện Sê San 4.

 

X

X

X

Ngoài NSNN

 

-

Dự án thủy điện Ia Glae 2 có phương án đấu nối như sau: Xây dựng mới đường dây 22kV mạch đơn, dài 6km đấu nối từ TBA nâng nhà máy thủy điện Ia Glae 2 đến thanh cái 22kV TBA 110kV Pleime.

X

X

 

 

Ngoài NSNN

 

-

Dự án thủy điện Ia Ly mở rộng có phương án đấu nối như sau: Xây dựng mới đường dây 500kV mạch đơn, dài 2km đấu nối từ TBA nâng NMTĐ Ia Ly mở rộng đến TBA nâng 500kV NMTĐ Ia Ly (hiện có).

X

X

 

 

Ngoài NSNN

 

9

Thông tin và truyền thông

 

 

 

 

 

 

9.1

Xây dựng cơ sở dữ liệu, cổng thông tin điện tử và ứng dụng thông minh, kết nối cơ sở dữ liệu ngành du lịch

X

 

 

 

NSNN, ngoài NSNN

 

9.2

Đầu tư hạ tầng kỹ thuật; xây dựng các nền tảng công nghệ thông tin ứng dụng các công nghệ mới phục vụ chuyển đổi số tỉnh Gia Lai

X

X

X

X

NSNN, ngoài NSNN

 

9.3

Nâng cấp đồng bộ hạ tầng bưu chính, viễn thông

X

X

X

X

NSNN, ngoài NSNN

 

9.4

Đề án cung cấp dịch vụ viễn thông công ích

X

X

X

X

NSNN, ngoài NSNN

 

10

Khoa học và công nghệ

 

 

 

 

 

 

 

Xây dựng và phát triển hạ tầng cơ sở thông tin khoa học - công nghệ phục vụ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)

X

X

 

 

NSNN

 

11

Môi trường

 

 

 

 

 

 

11.1

Đầu tư các khu vực xử lý chất thải rắn phục vụ liên vùng

 

X

X

X

NSNN, ngoài NSNN

 

11.2

Nhà máy xử lý rác thải

 

X

X

X

ngoài NSNN

 

V C

ÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN

 

 

 

 

 

 

1

Chương trình xây dựng cơ chế chính sách phát triển

 

 

 

 

 

 

1.1

Dự án thuộc Đề án xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh

 

X

X

X

NSNN, ngoài NSNN

 

1.2

Dự án phát triển Khu phi thuế quan

 

X

X

X

NSNN, ngoài NSNN

 

2 C

hương trình phát triển thành phố Pleiku

 

 

 

 

 

 

2.1

Dự án thuộc Đề án “Xây dựng thành phố Pleiku theo hướng đô thị thông minh giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030”

X

X

X

X

NSNN

 

2.2

Dự án Xây dựng các phần mềm và cơ sở dữ liệu phục vụ Trung tâm giám sát điều hành thông minh

X

X

X

X

NSNN, ngoài NSNN

 

2.3

Dự án thuộc Đề án phát triển thành phố Pleiku trở thành Trung tâm Tiểu vùng Bắc Tây Nguyên và Khu Tam giác phát triển (Việt Nam - Lào - Campuchia)

X

X

X

X

NSNN, ngoài NSNN

 

3

Chương trình chuyển đổi số gắn với cải cách hành chính

 

 

 

 

 

 

3.1

Dự án xây dựng Chính quyền số

 

X

X

X

NSNN, ngoài NSNN

 

3.2

Dự án thuộc Đề án chuyển đổi số các ngành và lĩnh vực trụ cột

X

X

X

X

NSNN, ngoài NSNN

 

3.3

Dự án xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia thuộc địa bàn tỉnh Gia Lai

X

X

 

 

NSNN

 

3.4

Dự án hạ tầng kỹ thuật; xây dựng các nền tảng công nghệ thông tin ứng dụng các công nghệ mới phục vụ chuyển đổi số tỉnh Gia Lai

X

X

X

X

NSNN, ngoài NSNN

 

3.5

Đề án Hạ tầng số (Big data, ICT)

 

X

X

X

NSNN, ngoài NSNN

 

3.6

Dự án xây dựng Trung tâm “Khởi nghiệp, Đổi mới, sáng tạo và Dữ liệu lớn (Big data) tỉnh Gia Lai

X

X

X

X

NSNN, ngoài NSNN

 

3.7

Đầu tư xây dựng mới Trung tâm sản xuất chương trình phát thanh - truyền hình

 

X

X

X

NSNN

 

3.8

Trạm phát sóng Hàm Rồng

 

X

X

X

NSNN

 

4

Chương trình, dự án phát triển nguồn nhân lực

 

 

 

 

 

 

4.1

Xây dựng phân hiệu trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và liên kết đào tạo giữa các trường Đại học Y có uy tín

X

X

X

X

NSNN, ngoài NSNN

 

4.2

Các dự án thuộc Đề án tăng cường chất lượng giáo dục phổ thông ở các xã vùng sâu, vùng xa

X

X

X

X

NSNN

 

4.3

Các dự án thuộc Đề án khuyến khích đào tạo các nghề trọng điểm

X

X

X

X

NSNN, ngoài NSNN

 

4.4

Các chương trình thuộc Đề án xây dựng đội ngũ công chức thực tài ở các cấp

X

X

X

X

NSNN

 

4.5

Dự án Trường liên cấp chất lượng cao Gia Lai

X

X

X

X

NSNN, ngoài NSNN

 

4.6

Dự án Trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao

X

X

X

X

NSNN, ngoài NSNN

 

4.7

Dự án thuộc Đề án đảm bảo cơ sở vật chất và thiết bị trường mần non và phổ thông

X

X

X

X

NSNN, ngoài NSNN

 

4.8

Dự án Trường trung cấp Gia Lai

X

X

X

X

NSNN, ngoài NSNN

 

4.9

Các dự án thuộc Đề án phát triển mô hình giáo dục thông minh xanh ở các trường phổ thông

X

X

X

X

NSNN, ngoài NSNN

 

4.10

Các dự án thuộc Đề án chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

X

X

X

X

NSNN, ngoài NSNN

 

C

DỰ ÁN TỈNH THEO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

 

 

 

 

 

 

1

Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững

X

X

X

X

NSNN

 

2

Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

X

X

X

X

NSNN

 

3

Dự án thuộc Chương trình sắp xếp ổn định dân di cư

X

X

X

X

NSNN

 

Ghi chú:

- Về quy mô, diện tích đất sử dụng, công suất, cơ cấu tổng mức đầu tư, nguồn vốn của các công trình, dự án trong Danh mục nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong từng giai đoạn lập và trình duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng thời kỳ.

- Các dự án, công trình khác ngoài Danh mục nêu trên căn cứ vào các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành của địa phương,... và các quyết định điều chỉnh, bổ sung (nếu có) của cấp có thẩm quyền được thực hiện phê duyệt và triển khai đầu tư đảm bảo phù hợp với các tình hình thực tế, khả năng huy động nguồn lực và đảm bảo đúng quy định hiện hành.

- Các dự án, công trình đang được rà soát, xử lý theo các Kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán và thi hành các bản án (nếu có) chỉ được triển khai thực hiện sau khi đã thực hiện đầy đủ các nội dung theo Kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán, bản án (nếu có) và được cấp có thẩm quyền chấp thuận, bảo đảm phù hợp các quy định hiện hành.

 



[1] Ngân sách nhà nước viết tắt NSNN

[2] Mục C phụ lục XVI Quyết định 1750/QĐ-TTg.

[3] Nhà nước ngoài ngân sách viết tắt NNNNS

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác