Quyết định 640/QĐ-UBND phê duyệt phương án ứng phó thiên tai năm 2018 tỉnh Hòa Bình
Quyết định 640/QĐ-UBND phê duyệt phương án ứng phó thiên tai năm 2018 tỉnh Hòa Bình
Số hiệu: | 640/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hòa Bình | Người ký: | Nguyễn Văn Dũng |
Ngày ban hành: | 15/03/2018 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 640/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hòa Bình |
Người ký: | Nguyễn Văn Dũng |
Ngày ban hành: | 15/03/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 640/QĐ-UBND |
Hòa Bình, ngày 15 tháng 3 năm 2018 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ THIÊN TAI NĂM 2018 TỈNH HÒA BÌNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;
Căn cứ Quyết định số 2559/QĐ-UBND ngày 20/11/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tỉnh Hòa Bình;
Căn cứ Quyết định số 2231/QĐ-UBND ngày 28/10/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai cấp tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 1258/QĐ-UBND ngày 16/7/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh đến năm 2020;
Căn cứ Thông báo số 21/TWPCTT-VP ngày 16/01/2018 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai thông báo kết luận của Thứ trưởng - Phó trưởng ban thường trực Hoàng Văn Thắng tại hội nghị công tác phòng chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất và đánh giá nhanh về chỗ ở an toàn cho người dân ở một số tỉnh miền núi;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 126/TTr-SNN ngày 06/3/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt phương án ứng phó thiên tai năm 2018 tỉnh Hòa Bình, với những nội dung sau:
Phần I. Các căn cứ lập phương án.
Phần II. Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc.
Phần III. Sự cần thiết xây dựng Phương án.
Phần IV. Nội dung và biện pháp thực hiện.
Phần V. Các bước thực hiện phương án.
Phần VI. Tổ chức thực hiện
(Có phương án chi tiết kèm theo)
|
KT.
CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ THIÊN TAI NĂM 2018 TỈNH HÒA BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 640/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2018 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh)
Luật Phòng, chống thiên tai 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;
Quyết định số 2559/QĐ-UBND ngày 20/11/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tỉnh Hòa Bình;
Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 25/3/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện Đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020;
Quyết định Số 1258/QĐ-UBND ngày 16/7/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh đến năm 2020;
Quyết định số 2231/QĐ-UBND ngày 28/10/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai cấp tỉnh;
Quyết định số 697/QĐ-UBND ngày 26/4/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;
Quyết định số 1364/QĐ-UBND ngày 28/7/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hòa Bình;
Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 11/12/2017 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
Thông báo số 21/TWPCTT-VP ngày 16/01/2018 của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT thông báo kết luận của Thứ trưởng - Phó trưởng ban thường trực Hoàng Văn Thắng tại hội nghị công tác phòng chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất và đánh giá nhanh về chỗ ở an toàn cho người dân ở một số tỉnh miền núi;
Diễn biến tình hình thiên tai năm 2017 và báo cáo tổng kết khí tượng thủy văn năm 2017 nhận định năm 2018 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình,
II. Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc.
1. Mục đích.
Nhằm giúp chính quyền và nhân dân tỉnh Hòa Bình chủ động triển khai các hành động, biện pháp cần thiết, hợp lý phòng chống thiên tai giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân khi có thiên tai xảy ra.
Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành và tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác phòng chống thiên tai.
Quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” và nguyên tắc phòng ngừa, chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả.
2. Yêu cầu.
- Nâng cao năng lực của các cấp, các ngành trong việc xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai đạt hiệu quả cao nhất.
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai của toàn dân trên địa bàn tỉnh trong năm 2018 và các năm tiếp theo.
3. Nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai.
- Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả khẩn trương và hiệu quả.
- Là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Trong đó chính quyền giữ vai trò chủ đạo, tổ chức, cá nhân chủ động trong phòng ngừa, ứng phó.
- Thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ.
- Dựa trên các phương án ứng phó thiên tai được duyệt và cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp các loại hình thiên tai.
III. Sự cần thiết xây dựng phương án.
1. Các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn tỉnh.
a) Bão và Áp thấp nhiệt đới: Khi bão đổ bộ vào đất liền thường suy yếu thành áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến tỉnh Hòa Bình. Trung bình hàng năm Hòa Bình chịu ảnh hưởng của từ 2-3 áp thấp nhiệt đới do bão tạo thành, gây mưa to ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân trên toàn tỉnh.
b) Lũ, ngập lụt: Xảy ra khi bão đổ bộ, hoặc ảnh hưởng của hoàn lưu bão gây mưa to kéo dài làm mực nước trên tuyến sông, suối lên cao cùng với địa hình. Khi lượng mưa trung bình trong 24 giờ trên địa bàn tỉnh từ 300-400mm, nước trên các tuyến sông Bùi, sông Bôi thuộc huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy dâng cao gây lũ, lụt cho các xã ven sông. Khi nhà máy thủy điện Hòa Bình vận hành xả lũ, lượng nước xả từ hồ Hòa Bình xuống hạ lưu từ báo động I(+21 m) trở lên có nguy cơ gây ngập lụt, mất an toàn cho các khu vực hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình trên địa bàn các phường xã thuộc thành phố Hòa Bình và huyện Kỳ Sơn.
c) Lũ ống, Lũ quét: Là loại hình thiên tai cũng thường xảy ra khi có mưa to trên địa bàn tỉnh và thường gây thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của nhân dân cũng như của Nhà nước. Trên địa bàn tỉnh các huyện như: Đà Bắc, Mai Châu, Lạc Sơn, Cao Phong, Tân Lạc... là những nơi có nguy cơ xảy ra lũ quét cao.
d) Sạt lở đất: Là loại thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn các huyện thành phố, tuy nhiên vào mùa mưa, bão loại hình thiên tai này xảy ra với tần suất nhiều hơn. Thường xảy ra trên các tuyến đường giao thông như: Dọc tỉnh lộ 433, dọc theo QL6 đặc biệt đoạn qua huyện Mai Châu; xảy ra các vùng có địa chất, địa hình không ổn định như: xã Đồng Nghê, Suối Nánh, Giáp Đắt, huyện Đà Bắc, xã Mai Hạ, Chiềng Châu, Xăm Khòe huyện Mai Châu, xã Địch Giáo, Quy Mỹ, Ngọc Mỹ và Đông Lai huyện Tân Lạc. Đặc biệt trong năm 2017 xuất hiện các địa điểm sạt lở đất và nguy cơ sạt lở đất gây thiệt hại và ảnh hưởng lớn tới đời sống của người dân tại các huyện Kim Bôi, Đà Bắc, Tân Lạc, thành phố Hòa Bình...
đ) Gió mạnh, dông, lốc, sét: Là loại hình thiên tai xảy ra nhiều vào thời điểm giao mùa cuối tháng 4 và tháng 5 và trong mùa mưa, bão. Hòa Bình hàng năm có hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, đổ sập và hàng ngàn diện tích lúa, hoa mầu bị thiệt hại. Trên địa bàn tỉnh các huyện như: Lạc Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi, Đà Bắc... là những nơi thường xuyên bị ảnh hưởng của loại hình thiên tai này.
2. Tình hình thiệt hại do thiên tai.
Hòa Bình là tỉnh miền núi có điều kiện kinh tế khó khăn hằng năm chịu nhiều thiệt hại về người và cơ sở hạ tầng do thiên tai gây ra, đặc biệt trong năm 2017 do ảnh hưởng của đợt mưa lũ lịch sử từ 09-12/10/2017 gây thiệt hại nặng nề làm 42 người chết và mất tích (29 người chết 5 người mất tích), 6.625 nhà bị hư hỏng ngập nước, 1.435 nhà phải di dời khẩn cấp... Ước tính tổng thiệt hại năm 2017: 2.838.243.000.000 đồng (Hai nghìn tám trăm ba mươi tám tỷ, hai trăm bốn mươi ba triệu đồng). Thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2017 là mức độ thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay từng ghi nhận.
Qua đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của thiên tai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đặc biệt trong tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra mạnh mẽ. Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, việc xây dựng phương án ứng phó thiên tai năm 2018 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình là rất cần thiết.
IV. Nội dung và biện pháp thực hiện.
1. Các khu vực trọng điểm về thiên tai.
Các khu vực trọng điểm về thiên tai là các khu vực đã từng xảy ra các sự cố, hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố như sạt lở, sụt lún đất, lũ ống, lũ quét các khu vực trọng điểm về đê điều có nguy cơ gây ảnh hưởng lớn về người và tài sản của nhà nước và nhân dân cụ thể:
- Các khu vực sạt lở, có nguy cơ sạt lở tại các khu vực dân cư, và dọc các tuyến đường tỉnh lộ, quốc lộ đã được ban bố tình trạng khẩn cấp[1], bao gồm:
+ Phía đông Nhà máy thủy điện Hòa Bình khu vực đồi Ông Tượng khu vực Khu vực tổ 4,5,6 phường Chăm Mát, Khu vực tổ 4 phường Thái Bình; Khu vực tổ 26 phường Đồng Tiến, xóm Máy 1, Máy 3, Máy 4 thành phố Hòa Bình;
+ Xóm Tân Thành, xã Hợp Thành (ven sông Đà) huyện Kỳ Sơn;
+ Xóm Nhạp Ngoài xã Đồng Ruộng, xóm Hà xã Đồng Chum, xóm Kế xã Mường Chiềng, xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa, xóm Cơi 1, Cơi 2, Cơi 3 xã Suối Nánh, xóm Túp, xóm Trê xã Tiền Phong huyện Đà Bắc;
+ Xóm Nạc xã Tuân Đạo huyện Lạc Sơn;
+ Xóm Thiên Xa xã Đồng Bảng huyện Mai Châu, xóm Ban xã Tân Dân, xóm Solo xã Phúc Sạn.
+ Xóm Mớ Khoắc, Mớ Đồi, xã Hạ Bì xóm Đúp xóm Củ xã Tú Sơn, xóm Chanh trên xã Vĩnh Đồng huyện Kim Bôi.
+ Các tuyến đường: Đường Quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, dọc tuyến đường tỉnh 433 Hòa Bình - Đà Bắc
- Các hồ đập có nguy cơ mất an toàn Hồ chứa nước trên địa bàn hiện có 514 hồ chứa thủy lợi lớn nhỏ nằm rải rác trên toàn địa bàn tỉnh, trong đó có 33 hồ lớn, còn lại là hồ đập vừa và nhỏ. Đặc biệt là các hồ chứa đã xuống cấp nghiêm trọng có nguy cơ mất an toàn cao khi có mưa, lũ lớn như: Hồ Hoa Kiều, hồ Vó Reo, huyện Yên Thủy, hồ Rộc Cốc, xã Nam Thượng Huyện Kim Bôi, Hồ Nà Phặt, Hồ Lọng Sắng huyện Mai Châu, Hồ Cháu Mè, huyện Đà Bắc, hồ Đồng Chanh huyện Lương Sơn, hồ Quéo, hồ Rộc Ngán, hồ Rộc Chu, Hồ Rung Chăn, Hồ Rộc Khưa huyện Lạc Sơn, Hồ can 1 huyện Kỳ Sơn, Hồ Rộc Chu, Hồ Khuy huyện Tân Lạc, Hồ Gốc Sấu, Hồ Rộc Bách, hồ Khang Mời thành phố Hòa Bình, hồ Bến Rim, hồ Sòng Chanh, hồ Đá Bạc Huyện Lạc Thủy…
Ngoài các địa điểm được nêu trong kế hoạch, các địa phương Sở, Ngành cần thường xuyên kiểm tra rà soát các trọng điểm về thiên tai có thể xảy ra, lập các phương án ứng phó thiên tai cấp huyện, xã, để đảm bảo an toàn tài sản tính mạng của người dân và nhà nước, kịp thời ứng phó các sự cố thiên tai có thể xảy ra. Đối với các công trình hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn các huyện thành phố do các chủ đập và UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện phê duyệt phương án và bảo vệ công trình theo quy định.
2. Lực lượng, phương tiện, trang thiết bị thực hiện (bảo đảm phương châm 4 tại chỗ).
2.1. Chỉ huy, lực lượng.
- Người chỉ huy: Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCNN các cấp, các Sở ngành.
- Lực lượng quân đội: Là lực lượng nòng cốt trong công tác PCTT thực hiện theo hợp đồng tác chiến ký giữa Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh với các đơn vị đóng quân trên địa bàn và theo tình hình thực tế để huy động. Chủ trì, phối hợp với các lực lượng vũ trang trên địa bàn và các địa phương xây dựng kế hoạch hiệp đồng, phương án bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng cứu giúp dân khi thiên tai xảy ra và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh theo quy định. Rà soát, điều chỉnh phương án bố trí nhân lực, phương tiện, thiết bị phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn khi có thiên tai xảy ra;
- Lực lượng Công an: Chuẩn bị lực lượng sẵn sàng triển khai thực hiện nhiệm vụ khi có yêu cầu. Rà soát các trang thiết bị đặc chủng, các phương tiện sẵn có cần thiết phục vụ công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, kịp thời báo cáo UBND tỉnh, Bộ Công an chỉ đạo bổ sung, thay thế đảm bảo đầy đủ và sử dụng hiệu quả khi tình huống xảy ra. Chỉ đạo các lực lượng của ngành, phối hợp với các địa phương có phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trước, trong và sau thiên tai; tổ chức lực lượng phối hợp với các lực lượng vũ trang, địa phương tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn, sơ tán dân, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Bố trí lực lượng phối hợp với các địa phương tổ chức chốt chặn những vị trí trên các tuyến giao thông huyết mạch có nguy cơ mất an toàn cho người và phương tiện khi xảy ra thiên tai. Phối hợp với Thanh tra giao thông hướng dẫn, phân luồng các phương tiện đi lại đảm bảo an toàn trên các tuyến giao thông bị tắc đường do sạt lở, công trình đường bộ ngập sâu, hư hỏng khi xảy ra thiên tai.
- Lực lượng tình nguyện tham gia sơ tán, cứu hộ, cứu nạn của các tổ chức, cá nhân đoàn thể xã hội, do chính quyền các địa phương huy động và chỉ đạo. Đây là lực lượng quan trọng trong công tác PCTT, khắc phục sự cố đặc biệt là các doanh nghiệp cá nhân có các loại vật tư phương tiện huy động.
- Lực lượng xung kích tại cấp xã: 100 người/xã huy động tăng cường của các xã lân cận khi cần thiết.
- Lực lượng dân quân tự vệ: Huy động mỗi xã 100 người huy động tăng cường của các xã lân cận khi cần thiết.
2.2. Vật tư, phương tiện.
- Chủ tịch UBND huyện, thành phố có trách nhiệm huy động các chủng loại vật tư phục vụ công tác ứng phó, khắc phục hiện đã được trang bị đến kho dự trữ tại các địa phương cấp huyện, cấp xã, ngoài ra chính quyền các địa phương lên các phương án huy động vật tư phương tiện của các tổ chức cá nhân trên địa bàn, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời không để xảy ra bị động trong mọi tình huống;
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng sẵn sàng huy động các phương tiện như ô tô, xuồng máy, nhà bạt cứu hộ, phương tiện chuyên dùng... do đơn vị quản lý kịp thời huy động khi có tình huống xấu xảy ra.
- Các Sở, ngành chuẩn bị phương tiện vật tư theo chức năng nhiệm vụ được giao và kế hoạch ứng phó các sự cố liên quan đến ngành lĩnh vực sẵn sàng huy động khi có sự cố xảy ra và chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
2.3. Hậu cần.
- Công tác hậu cần phải được chuẩn bị chu đáo, yêu cầu các đơn vị, các địa phương tham gia công tác PCTT chuẩn bị đầy đủ về lương thực, thực phẩm, thuốc men... tối thiểu dùng đủ trong 10 ngày.
- Việc dự trữ nhu yếu phẩm để cứu trợ khẩn cấp cho nhân dân các vùng bị thiên tai do Sở Công thương đảm nhận phải được chuẩn bị chu đáo về cả số lượng, chủng loại, phương án vận chuyển, địa chỉ liên lạc, cách thức giao nhận.
- Cơ số thuốc dự phòng chống lụt, bão của ngành y tế phải được chuyển trước xuống tuyến xã. Các đội y tế lưu động của tỉnh, huyện cần được chuẩn bị chu đáo về nhân lực, thuốc men, dụng cụ và phương tiện thích hợp sẵn sàng đáp ứng việc cứu chữa khẩn cấp ngay từ khi thiên tai đang diễn ra.
- Các đơn vị như Mặt trận tổ quốc, Hội Chữ thập đỏ, Tỉnh đoàn sẵn sàng các kế hoạch phân bổ nhu yếu phẩm, hàng hóa cứu trợ từ các tổ chức cá nhân, nguồn nhân lực huy động kịp thời sử dụng khi xảy ra các sự cố do thiên tai.
4. Chế độ thông tin truyền thông.
- UBND cấp xã: Sử dụng các hình thức truyền tin sẵn có tại địa phương như:
+ Phát tín hiệu bằng âm thanh từ các loại phương tiện thô sơ như trống, kẻng.
+ Sử dụng lực lượng hỏa tốc mỗi xã biên chế từ 10 đến 20 người khỏe mạnh nhanh nhẹn, thông thạo địa hình trong đội giao liên hỏa tốc để truyền tin khi các phương tiện thông tin liên lạc khác bị mất tác dụng do bão, mưa lũ, sạt lở đất chia cắt.
+ Sử dụng hệ thống loa truyền thanh của địa phương hiện có.
+ Huy động toàn bộ các phương tiện truyền tin hiện có như điện thoại cố định, điện thoại di động và mạng internet để nhanh chóng truyền tin.
+ UBND cấp huyện: Có trách nhiệm và chỉ đạo các Bưu cục đảm bảo thông tin thông suốt trong địa bàn quản lý, đặc biệt ưu tiên các xã có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
- Sở Thông tin và Truyền thông: Có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đảm bảo an toàn thông tin liên lạc theo phương án đã được phê duyệt.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh: Sử dụng máy bộ đàm và hệ thống thông tin quân sự (khi được huy động khẩn cấp) và hệ thống thông tin liên lạc chuyên ngành (hữu tuyến, vô tuyến) của Công an tỉnh liên lạc khi cần thiết.
- Trung tâm Khí tượng Thủy văn Hòa Bình có trách nhiệm chi tiết hóa các bản tin dự báo bão lũ và các loại thiên tai khác có nguy cơ ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh theo quy định gửi tới Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và các cơ quan đơn vị có liên quan theo Quyết định số 279/QĐ-UBND ngày 03/3/2016 của UBND tỉnh về ban hành quy định về phát hành bản tin và truyền tin dự báo, cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh.
V. Các bước thực hiện phương án.
Căn cứ vào tình hình thời tiết khí tượng thủy văn, đặc biệt là mưa to từ 50mm trở lên trên địa bàn tỉnh làm các vị trí xung yếu về trượt lở đất tại các khu vực dân cư, các tuyến đường nêu tại mục 1 phần IV, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN các cấp, các ngành, địa phương quán triệt nghiêm túc các nội dung cơ bản sau:
1. Công tác Chỉ đạo và chuẩn bị
- UBND/BCHPCTT&TKCN tỉnh Kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, phân công các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh phụ trách địa bàn các huyện thành phố; ban hành các chỉ thị kế hoạch PCTT năm 2018 là cơ sở cho các địa phương Sở, ngành thực hiện.
- UBND cấp huyện thành lập và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tại địa phương; Thống kê số nhà kiên cố, bán kiên cố, đơn sơ, diện tích, số hộ dân, số dân, cơ sở vật chất hạ tầng và tài sản của nhà nước, nhân dân trong khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng do thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai2; Chuẩn bị chu đáo phương án sơ tán dân bao gồm: Địa điểm sơ tán với các yêu cầu tối thiểu về chỗ ở, bếp, điện hoặc dầu đèn, nước sạch, nhà vệ sinh; dịch vụ y tế, vệ sinh môi trường; dịch vụ lương thực, thực phẩm; phương tiện vận chuyển để hỗ trợ cho dân sơ tán kịp thời. Đẩy nhanh tiến độ khắc phục các công trình hư hỏng trên địa bàn đặc biệt các công trình đã được hỗ trợ nguồn vốn từ trung ương và ngân sách tỉnh.
- Xây dựng và giao chỉ tiêu về nhân lực, vật tư phục vụ từng phần việc của phương án. Xác định khu vực và chuẩn bị cơ sở hạ tầng, điều kiện vật chất để sơ tán nhân dân ra khỏi vùng sạt lở.
- Đánh giá thống kê các số hộ dân, nhân khẩu, thống kê các vị trí trên các tuyến đường đã sạt trượt, nguy cơ sạt trượt để kịp thời cung cấp thông tin huy động sơ tán khi có dự báo về tình hình thiên tai, mưa lũ.
2. Khi có dự báo xuất hiện mưa lũ, phát hiện các hiện tượng sạt trượt sụt lún gây ảnh hưởng tới người dân và công trình.
- UBND/Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh:
+ Ban hành các công điện, công điện khẩn yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương sẵn sàng chủ động ứng phó với mọi tình huống của bão gây ra;
+ Đôn đốc các thành viên trong Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh xuống các địa bàn theo nhiệm vụ đã được phân công;
+ Kiểm tra chỉ đạo công tác chuẩn bị của các địa phương, đơn vị sẵn sàng ứng phó với sạt lở, lũ ống lũ quét.
- UBND/Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện:
+ Tổ chức triển khai thực hiện công điện của cấp trên; khẩn trương phân công các thành viên trực tiếp đến các xã, phường để chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai thực hiện các phương án đã được phê duyệt.
+ Rà soát các địa điểm trên địa bàn các xã, phường có khả năng xảy ra sạt trượt, sụt lún, lũ ống, lũ quét do mưa bão; phân công các thành viên theo dõi từng xã và chủ động sẵn sàng chỉ đạo sơ tán các hộ dân nằm trong vùng đã sạt trượt hoặc đã xuất hiện các hiện tượng sạt trượt. Thông báo cho các lực lượng Quân đội, công an, tổ chức cá nhân sẵn sàng huy động lực lượng phương tiện để cứu hộ, khắc phục các thiệt hại do sạt lở, lũ ống lũ quét.
- UBND cấp xã, phường, thị trấn:
+ Sẵn sàng thực hiện nghiêm chỉnh các lệnh, công điện của cấp trên; thường xuyên cắt cử người theo dõi diễn biến; thông báo cho nhân dân chủ động đối phó với mọi tình huống;
+ Xác định các địa điểm như trường học, trụ sở cơ quan… để sẵn sàng triển khai thực hiện công tác sơ tán nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm theo tình hình thực tế và lệnh của cấp trên. Tập hợp lực lượng xung kích (thanh niên, dân quân tự vệ, các hội...), chuẩn bị vật tư, phương tiện để sẵn sàng ứng phó.
- Công tác chỉ huy hiện trường:
+ Đối với các trường hợp xảy ra sạt trượt, lũ ống lũ quét: Chủ tịch UBND (trưởng ban Chỉ huy PCTT và TKCN) cấp xã là người đầu tiên chỉ đạo xử lý các tình huống, đồng thời báo cáo lên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện và người được giao phụ trách công tác PCTT trên địa bàn xã, trong trường hợp vượt khả năng xử lý của cấp xã, Chủ tịch/Trưởng ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện là người trực tiếp xử lý đồng thời báo cáo UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và người được giao phụ trách công tác PCTT và TKCN của địa phương, người được phân công phụ trách xuống địa bàn thay trưởng ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện trực tiếp chỉ đạo xử lý, khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra và thực hiện các nhiệm vụ đã được Chủ tịch UBND tỉnh phân công tại Quyết định thành lập đoàn công tác. Người được phân công phụ trách địa bàn là người cuối cùng trong công tác chỉ đạo hiện trường xử lý, trong quá trình thực hiện thường xuyên cập nhật và tuân thủ các yêu cầu của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
+ Trường hợp xảy ra sạt lở dọc các tuyến đường, Quốc lộ 6, đường tỉnh 433: Ngay sau khi xảy ra hiện tượng sạt lở mái taly âm, taly dương, sụt lún, đứt đường...gây tắc nghẽn giao thông, việc chỉ huy xử lý do giám đốc Sở Giao thông vận tải thực hiện sử dụng các phương tiện máy móc sẵn có, phối hợp cùng các đơn vị địa phương huy động các nguồn lực để thực hiện phân luồng giao thông, khắc phục sự cố đảm bảo giao thông trong thời gian sớm nhất, thường xuyên theo giờ báo cáo về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh. Trong trường hợp Sở giao thông vận tải chưa nhận được thông tin, hoặc chưa có biện pháp xử lý giờ đầu; chính quyền địa phương cấp xã, cấp huyện là người đầu thực hiện chỉ đạo khắc phục đồng thời báo cáo Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, Sở Giao thông vận tải theo quy định.
3. Khi xảy ra sạt lở, sụt lún, lũ ống lũ quét.
3.1. Trường hợp người dân đã được sơ tán trước khi xảy ra sự cố.
UBND cấp xã là lực lượng đầu tiên trong công tác chỉ đạo khắc phục, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân và nhà nước:
+ Khẩn trương cắt cử các lực lượng canh gác hướng dẫn giao thông, cắm biển cảnh báo khu vực nguy hiểm, không để người dân tự ý quay lại nơi ở cũ;
+ Tuyên truyền vận động trấn an người dân ổn định đời sống tại nơi được di chuyển đến.
+ Báo cáo diễn biến tình hình thiên tai định kỳ hàng giờ về các vấn đề như số hộ dân phải di chuyển, số nhà bị sập đổ do sạt trượt, số người gặp nạn do sạt lở, sụt lún, lũ ống lũ quét (người chết, mất tích, bị thương, tên tuổi, địa chỉ giới tính...) gửi Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện.
3.2. Trường hợp xảy ra sự cố bất ngờ có thiệt hại về người và tài sản.
- UBND cấp xã/Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã:
+ Huy động các lực lượng phương tiện đã được chuẩn bị của nhà nước và nhân dân triển khai cứu người bị vùi lấp, mất tích, bị thương.
+ Nhanh chóng huy động lực lượng xung kích trên địa bàn tổ chức sơ tán nhân dân ra khỏi vùng lũ quét, sạt lở đất vùng có nguy cơ mất an toàn đến vị trí tập kết quy định, theo phương châm “cứu người trước, cứu tài sản sau”.
+ Khẩn trương cắt cử các lực lượng canh gác hướng dẫn giao thông cắm biển cảnh báo khu vực nguy hiểm.
+ Báo cáo diễn biến tình hình thiên tai định kỳ hàng giờ về các vấn đề như số hộ dân phải di chuyển, số nhà bị sập đổ do sạt trượt, số người gặp nạn do sạt lở, sụt lún, lũ ống lũ quét (người chết, mất tích, bị thương, tên tuổi, địa chỉ giới tính…) gửi Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, đồng thời xin ý kiến chỉ đạo và lực lượng phương tiện chi viện nếu cần thiết.
+ Chuẩn bị các nhu yếu phẩm, thuốc men phục vụ người bị nạn tại các vị trí được bố trí cho người dân đến ở tạm không để người dân chịu đói, rét, dịch bệnh. Thường xuyên cử người động viên tinh thần trấn an dư luận không để người dân bức xúc trong và sau khi xảy ra sự cố.
- UBND cấp huyện/Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện:
+ Ngay sau khi nhận được báo cáo của cấp xã nhanh chóng phân công lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị thuộc thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện phụ trách địa bàn xuống chỉ đạo các lực lượng huy động phối hợp cùng UBND các xã tham gia cứu hộ, cứu nạn và sơ tán nhân dân đến nơi an toàn.
+ Thường xuyên báo cáo tình hình và xin chi viện, hỗ trợ về nhân lực, phương tiện về cấp trên khi cần thiết.
+ Tiến hành kiểm tra, thống kê, phân loại, đánh giá nhanh mức độ thiệt hại theo hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra tại Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- UBND tỉnh/Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh:
+ Phân công các thành viên Ban chỉ huy xuống địa bàn, đặc biệt là thành viên phụ trách về công tác PCTT của địa phương chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân.
+ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh thường xuyên nắm bắt cập nhật tình hình thiệt hại đánh giá nguyên nhân báo cáo lãnh đạo Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT cho ý kiến chỉ đạo.
+ Đề nghị với Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ phương tiện, vật tư ứng phó khi cần thiết.
+ Huy động nhân lực, phương tiện, vật tư của lực lượng quân đội, công an, để tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn, sơ tán dân và khắc phục hậu quả sau thiên tai được kịp thời.
+ Trung tâm khí tượng Thủy văn Hòa Bình: cần theo dõi sát sao, dự báo chính xác, cung cấp kịp thời Bản tin dự báo bão đến các cơ quan hữu quan để có căn cứ quyết định triển khai các hoạt động ứng phó bão theo Quy định về phát hành bản tin và truyền tin dự báo, cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình tại Quyết định số 279/QĐ-UBND ngày 03/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình.
1. Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh
- Tham mưu UBND tỉnh kiện toàn bộ máy Ban chỉ huy PCTT&TKCN cấp tỉnh; phân công cho các thành viên Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh phụ trách địa bàn các huyện thành phố; tham mưu cho Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ do Ban chỉ đạo trung ương về PCTT giao;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh huy động lực lượng, phương tiện trên địa bàn hỗ trợ các địa phương trong việc tổ chức ứng phó với thiên tai;
- Tổ chức thường trực 24/24h trong mùa mưa lũ, trực ban 12/24h đối với thời gian còn lại trong năm, đôn đốc các huyện thành phố trong việc thực hiện công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn;
- Tổ chức, phối hợp tổ chức các lớp Tập huấn Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; giúp Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh thực hiện tổng hợp báo cáo về công tác PCTT trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Là cơ quan thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương chuẩn bị, xây dựng, triển khai các phương án phòng tránh, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất do lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt gây ra. Chuẩn bị giống, vật tư phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y để kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân vùng xảy ra thiên tai;
- Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban PCTT và TKCN tỉnh chỉ đạo phòng, chống thiên tai, xử lý các sự cố công trình thủy lợi, đê điều khi có thiên tai xảy ra; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị kiểm tra đánh giá lại các địa bàn có nguy cơ xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt;
- Theo dõi thực hiện các kế hoạch, phương án đã được ban hành, xây dựng phương án bảo vệ các trọng điểm đê điều đối với các tuyến đê cấp III trên địa bàn tỉnh, theo dõi hướng dẫn xây dựng các phương án đê điều, hồ đập đối với các đơn vị quản lý tại địa phương.
3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
- Xây dựng phương án, hợp đồng tác chiến, bố trí lực lượng, phương tiện đặc chủng cho việc ứng cứu, cứu hộ chi viện kịp thời cho các trọng điểm về sạt trượt, lũ ống lũ quét, đê điều, hồ đập và những trung tâm văn hóa, chính trị, dân cư… trên địa bàn toàn tỉnh khi có lệnh;
- Hiệp đồng với các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn được phân công tham gia công tác phòng chống thiên tai và công tác cứu hộ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh đảm bảo về quân số, phương tiện.
- Tổ chức tập huấn kiến thức phòng chống thiên tai cho lực lượng dân quân tự vệ trong đợt huấn luyện tự vệ năm 2018, đề xuất thí điểm mô hình đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã;
- Phối hợp chặt chẽ với các địa phương, sở ngành, Văn phòng Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh trong công tác phòng chống thiên tai, khắc phục sự cố.
4. Công an tỉnh
- Phối hợp với các cấp, các ngành trong tỉnh lập kế hoạch về xây dựng lực lượng an ninh, trật tự bảo vệ công trình an ninh quốc gia như: đê điều, hồ đập, Nhà máy thủy điện Hòa Bình, các công trình dân sinh kinh tế và phương án bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh;
- Bố trí lực lượng phối hợp với các địa phương tổ chức chốt chặn những vị trí trên các tuyến giao thông huyết mạch có nguy cơ mất an toàn cho người và phương tiện khi xảy ra thiên tai;
- Phối hợp với Thanh tra giao thông hướng dẫn, phân luồng các phương tiện đi lại đảm bảo an toàn trên các tuyến giao thông bị sạt trượt, ngập sâu khi thiên tai xảy ra.
5. Sở Giao thông vận tải
- Có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng các tuyến đường, cầu, ngầm được giao quản lý; đôn đốc các huyện, thành phố sửa chữa, bảo dưỡng các tuyến đường, cầu, ngầm do Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố được phân cấp quản lý để đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt trong mọi tình huống;
- Xây dựng hệ thống cảnh báo, biển báo, trạm barie cụ thể đối với đường giao thông cho những, đoạn đường có khả năng xảy ra thiên tai, sạt lở đất, lũ ống 10 quét nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông qua vùng có khả năng xảy ra thiên tai, đặc biệt đối với các tuyến đường đã được xác định trọng điểm;
- Khẩn trương hoàn thành khắc phục các sự cố, hư hỏng của các tuyến đường bị thiệt hại trong năm 2017 vừa qua, đặc biệt các vị trí đã được bố trí nguồn vốn sửa chữa khắc phục;
- Thường xuyên theo dõi các phương án, kế hoạch đã được phê duyệt của ngành, của tỉnh đặc biệt là kế hoạch ứng phó tai nạn giao thông đường, bộ, đường thủy nội địa và tai nạn máy bay đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh;
- Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp với các lực lượng chức năng trong việc hướng dẫn, phân luồng các phương tiện đi lại đảm bảo an toàn trên các tuyến giao thông bị tắc đường do sạt lở, công trình đường bộ ngập sâu, hư hỏng... khi xảy ra thiên tai;
- Phối hợp và hỗ trợ Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc phân luồng đảm bảo giao thông và khắc phục hậu quả thiên tai gây ra đối với hệ thống đường giao thông do cấp huyện quản lý.
6. Sở Công thương
- Theo dõi, tham mưu giúp Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban PCTT và TKCN tỉnh chỉ đạo xử lý các sự cố công trình thủy điện khi có mưa lớn, lũ, lụt xảy ra; Xây dựng kế hoạch chuẩn bị lương thực, nhu yếu phẩm, hàng hóa cần thiết dự phòng, sẵn sàng cứu trợ khẩn cấp cho nhân dân các vùng bị thiên tai (chuẩn bị chu đáo về cả số lượng, chủng loại, phương án vận chuyển, địa chỉ liên lạc, cách thức giao nhận);
- Thường xuyên theo dõi các phương án, kế hoạch đã được tỉnh, ngành xây dựng như Kế hoạch bảo đảm an toàn vùng hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình, Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố Hóa chất trên địa bàn tỉnh, Kế hoạch ứng phó sự cố sập, đổ hầm lò...
7. Sở Thông tin và Truyền thông
- Xây dựng phương án ứng phó với mọi tình huống mất thông tin liên lạc, đảm bảo thông tin thông suốt từ tỉnh đến địa phương; cập nhật, đưa tin về những vùng lũ, lụt xảy ra để nhân dân biết, phòng tránh trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh;
- Có kế hoạch và giao trách nhiệm cho các đơn vị viễn thông trên địa bàn tỉnh, bảo đảm tuyệt đối thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp và khắc phục hậu quả thiên tai. Đặc biệt là thông tin tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng thường xuyên bị chia cắt do ngập lụt, sạt lở đất. Có các phương án dự phòng để đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt trong trường hợp có sự cố bất lợi về thời tiết gây ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của các thiết bị thông tin.
8. Công ty Điện lực Hòa Bình
- Xây dựng kế hoạch cung cấp điện cho những tình thế xử lý phòng chống thiên tai, lũ, bão, nghiêm trọng, các khu vực trọng điểm về sạt lở, lũ ống lũ quét theo kế hoạch;
- Ưu tiên việc cung cấp điện cho công tác phục vụ PCTT đặc biệt là các cơ quan Chỉ đạo, thông tin liên lạc trong công tác PCTT; Chủ động cắt điện các khu vực nguy hiểm cho dân cư khi có lũ, bão xảy ra.
9. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với Sở Y tế xây dựng phương án, kế hoạch bảo vệ môi trường trước và sau thiên tai đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh; Đề xuất UBND tỉnh các giải pháp xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, nguồn nước, nhất là nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân khi xảy ra thiên tai;
- Sớm hoàn thành và triển khai kế hoạch ứng phó sự cố động đất trên địa bàn tỉnh.
10. Sở Y tế
- Xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức tập huấn cho các đội vệ sinh, phòng dập dịch và làm sạch môi trường, đội sơ cấp cứu cho cả tuyến tỉnh và tuyến huyện cho những vùng xảy ra thiên tai;
- Có phương án chuẩn bị đội ngũ y, bác sỹ, cơ số thuốc dự phòng để khám chữa bệnh cho nhân dân, đề phòng dịch bệnh xảy ra tại những khu vực bị thiên tai; chuẩn bị và hỗ trợ kịp thời thuốc khử trùng nước phục vụ sinh hoạt tại những khu dân cư bị ảnh hưởng do thiên tai.
11. Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính
Phối hợp với các địa phương, sở ngành, thường trực ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh sớm đề xuất cân đối ngân sách, bố trí đủ, kịp thời công tác khắc phục hậu quả thiên tai, phục hồi sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.
12. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh
Chủ động tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân tích cực tham gia các hoạt động xã hội trong công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn. Thực hiện tốt vai trò là tổ chức xã hội để huy động mọi tiềm lực sẵn có trong nhân dân trong việc chia sẻ, hỗ trợ cộng đồng khi thiên tai bão lũ xảy ra. Tranh thủ kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ của cộng đồng quốc tế trong công tác khắc phục hậu quả thiên tai lũ lụt, lốc xoáy, sạt lở đất... trên địa bàn.
13. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và Báo Hòa Bình
Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và Báo Hòa Bình phối hợp chặt chẽ với Văn phòng; thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh tổ chức chuyển tải kịp thời những chỉ thị, công điện, chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước của tỉnh về công tác phòng chống lụt, bão và thiên tai.
Sớm cập nhật, đưa các tin bài chân thực, đầy đủ về công tác chuẩn bị, khắc phục trước và sau thiên tai.
14. Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình
Xây dựng phương án bảo đảm an toàn đập, phòng chống lũ cho vùng hạ du đập, thường xuyên kiểm tra bổ sung các phương án đã được xây dựng, ưu tiên các nguồn lực để gia cố sửa chữa các công trình hồ đập bị hư hỏng do đơn vị quản lý.
15. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng phương án phòng tránh thiên tai năm 2018 của địa phương theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ), rà soát các trọng điểm xung yếu, các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn;
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN cấp xã; thành lập lực lượng xung kích, lực lượng dân quân tự vệ theo phương án trên; Chuẩn bị kế hoạch về vị trí sơ tán dân, chằng chống nhà cửa, đảm bảo hậu cần, an ninh trật tự khi sơ tán dân;
- Khắc phục sửa chữa các công trình hạ tầng kỹ thuật hư hỏng bằng nguồn lực của địa phương, tuyên truyền phổ biến kiến thức về phòng chống thiên tai tới từng thôn bản, đặc biệt là các vùng có nguy cơ cao xảy ra các loại hình thiên tai, và đã xảy ra thiên tai trong năm 2017 và các năm trước đây, cắm biển cảnh báo các khu vực sạt lở, các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống lũ quét tại các địa điểm trong kế hoạch của tỉnh, của huyện, xã;
- Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các khu tái định cư theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo, triển khai thực hiện công tác phòng, chống thiên tai; trong đó đặc biệt lưu ý việc tổng hợp, báo cáo tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra phải thực hiện đúng thời gian và theo biểu mẫu quy định được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra.
Ngoài phương án cụ thể về phòng chống thiên tai cấp tỉnh nêu trên căn cứ vào tình hình thực tế tại các địa phương, đơn vị; các kế hoạch phương án phòng chống thiên tai đã được UBND tỉnh, địa phương, đơn vị phê duyệt. Các đơn vị địa phương phải thường xuyên kiểm tra theo dõi các kế hoạch, tình hình thực tế trong công tác PCTT của đơn vị để xây dựng kế hoạch PCTT năm 2018 của từng địa phương, sở ngành. Ngoài ra các đơn vị địa phương theo chức năng nhiệm vụ phải thường xuyên nghiên cứu, nắm bắt để kịp thời triển khai các Kế hoạch phương án sau:
Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tỉnh Hòa Bình; Quyết định phê duyệt phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai cấp tỉnh; Kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh đến năm 2020; Kế hoạch của tỉnh về thực hiện Đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020; Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hòa Bình; Phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh Hoà Bình; Kế hoạch phòng chống thiên tai của các địa phương; phương án bảo vệ các trọng điểm về đê điều phòng chống thiên tai, Chỉ thị của UBND tỉnh về tăng cường công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống mưa lũ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2018; Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh, Kế hoạch ứng phó tai nạn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch ứng phó sự cố sập đổ hầm lò khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; Quyết định thành lập đoàn công tác của Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh phụ trách địa bàn các huyện thành phố; Quyết định ban ban hành quy định về phát hành bản tin và truyền tin dự báo, cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh...
Trên đây là nội dung phương án ứng phó thiên tai năm 2018 tỉnh Hòa Bình, yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện./.
[1] Quyết định số 1946/QĐ-UBND Ngày 11/10/2017, Chủ tịch UBND tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp thiên tai do mưa lớn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; Quyết định số 1971/QĐ-UBND ngày 15/10/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố tình trạng khẩn cấp thiên tai sạt lở, sụt lún đất do ảnh hưởng mưa lớn gây ra trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; Quyết định số 2188/QĐ-UBND Ngày 03/11/2017, Chủ tịch UBND tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp thiên tai sạt lở đất do ảnh hưởng mưa lớn gây ra trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
2 Quyết định số 2231/QĐ-UBND ngày 28/10/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai cấp tỉnh.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây