Quyết định 64/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện quy định của pháp luật về giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nghiện ma túy và đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Quyết định 64/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện quy định của pháp luật về giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nghiện ma túy và đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu: | 64/2019/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế | Người ký: | Phan Ngọc Thọ |
Ngày ban hành: | 15/10/2019 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 64/2019/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký: | Phan Ngọc Thọ |
Ngày ban hành: | 15/10/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64/2019/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 10 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 111/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Căn cứ Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Căn cứ Thông tư số 14/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành biểu mẫu về lập hồ sơ đề nghị thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và hướng dẫn xây dựng nội quy, quy chế đối với học viên của cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Công an quy định thẩm quyền, thủ tục và quy trình xác định tình trạng nghiện ma túy;
Căn cứ Thông tư số 05/2018/TT-BCA ngày 07 tháng 02 năm 2018 của Bộ Công an quy định việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Căn cứ Thông tư số 193/2014/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 148/2014/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; chế độ đối với người chưa thành niên, người tự nguyện chữa trị, cai nghiện tại trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng;
Căn cứ Thông tư số 117/2017/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và tổ chức cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng;
Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 4274 TTr-CAT-PV01 ngày 16 tháng 9 năm 2019.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế phối hợp thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nghiện ma túy và đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 10 năm 2019, thay thế Điều 8, Điều 9 Quyết định số 47/2015/QĐ-UBND ngày 07/10/2015 và Quyết định số 50/2017/QĐ-UBND ngày 05/7/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI
HỢPTHỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐỐI
VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY VÀ ĐƯA NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 64/2019/QĐ-UBND
ngày15/10/2019 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên
Huế)
Quy chế này quy định hình thức, thời gian, thẩm quyền, quy trình phối hợp lập, thẩm định hồ sơ, xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nghiện ma túy và đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
1. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nghiện ma túy
a) Là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, thì thời hiệu là 03 tháng, kể từ ngày đối tượng có hành vi sử dụng ma túy bị phát hiện.
b) Người nghiện ma túy đang tham gia chương trình cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng hoặc tham gia chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của pháp luật mà bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy.
2. Đối tượng áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
a) Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 2 năm kể từ ngày chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 1 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấnmà vẫn còn nghiện ma túy.
b) Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.
c) Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên không có nơi cư trú ổn định.
3. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia lập, thẩm định hồ sơ, xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Nguyên tắc, nội dung, hình thức phối hợp
1. Tuân thủ quy định của Luật Phòng, chống ma túy, Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; quy trình, thẩm quyền và thành phần, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Hoạt động phối hợp được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và có sự phân công, phân định trách nhiệm cụ thể đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật.
Đảm bảo nhanh chóng, đồng bộ, hiệu quả, chặt chẽ trong công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan, chính quyền cơ sở trong việc lập, kiểm tra hồ sơ, xem xét hồ sơ, quyết định đưa người nghiện vào giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người nghiện ma túy và gia đình người nghiện ma túytrong quá trình lập hồ sơ, xem xét, quyết định áp dụng biện phápgiáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Phối hợp trao đổi thông tin, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo quy định.
5. Công tác phối hợp được thực hiện thông qua hình thức họp, hội ý, trao đổi qua điện thoại, văn bản, thẩm định hồ sơ và các hình thức phù hợp khác, đáp ứng nhanh chóng trong quá trình thực hiện các nội dung của quy chế này.
Điều 4. Xác định tình trạng nghiện
1. Người và cơ quan có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy được quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ-CP;
Sở Y tế có trách nhiệm tập huấn kiến thức về điều trị cắt cơn nghiện ma túy cho y sỹ, bác sỹ tại các cơ sở y tế, cơ sở cai nghiện ma túy; xem xét cấp chứng chỉ đủ điều kiện xác định nghiện theo quy định hiện hành và thường xuyên thông báo cho cơ quan Công an và các đơn vị có liên quan danh sách y bác sỹ và cơ quan có thẩm quyền xác định tình trạng nghiệnma túy trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Khi cơ quan Công an lập hồ sơ gửi yêu cầu xác định tình trạng nghiệnma túy phải phối hợp với cơ quan y tế quản lý đối tượng, đảm bảo an toàn, an ninh trật tự cho cơ quan y tế và trong quá trình tiến hành lấy mẫu để xét nghiệm.
3. Đối với người bị rối loạn tâm thần do sử dụng trái phép chất ma túythường trú hoặc tạm trú trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang điều trị tại Bệnh viện tâm thần tỉnh, thì Bệnh viện có trách nhiệm xác định tình trạng nghiệnma túy,gửi phiếu xác định tình trạng nghiệnma túycho Công an cấp xã nơi người đó thường trú, tạm trú hoặc cho Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnhđể phối hợp quản lý, lập hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Đối với người sử dụng ma túy dẫn đến rối loạn tâm thần và mất kiểm soát hành vi hoặc đang có hành vi nguy hiểm cho xã hội thì cơ quan Công an nơi người đó thường trú, tạm trúhoặc nơi người đó đang có hành vi nguy hiểm cho xã hội phối hợp với gia đình hoặc chính quyền địa phương đưa người đó đến Bệnh viện Tâm thần tỉnh để điều trị rối loạn tâm thần đến khi bệnh nhân ổn định; đồng thời, có văn bản đề nghị Bệnh viện xác định tình trạng nghiện và tiến hành lập hồ sơ áp dụng biện pháp cai nghiện phù hợp theo quy định.Sau khi điều trị ổn định rối loạn loạn thần, Bệnh viện bàn giao lại cho địa phương nơi đã đưa đối tượng đến điều trị hoặc Trung tâm Bảo trợ xã hội nếu là người không có nơi cư trú ổn định.
5. Đối với người nghiện ma túy đang tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone, khi Cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thếMethadone phát hiện người đang tham gia điều trị tiếp tục sử dụng ma túy thì thông báo cho Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh để phối hợp quản lý; đồng thời thông báo cho cơ quan Công an các cấp khi có yêu cầu xác minh tình trạng điều trị của người nghiện ma túy tại Cơ sở.
6.Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh có trách nhiệm lưu giữ, quản lý, cắt cơn giải độc người không có nơi cư trú ổn định đang chờ làm thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc vàxác định tình trạng nghiện ma túytheo đề nghị của cơ quan lập hồ sơ. Nếu trong thời gian này, đối tượng có biểu hiện rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng ma túy thì chuyển đến Bệnh viện Tâm thần tỉnh để điều trị. Sau khi điều trị ổn định, Trung tâm có trách nhiệm nhận lại bệnh nhân (đối tượng). Kinh phí điều trị bệnh nhân (đối tượng) do ngân sách Nhà nước trả theo quy định.
7. Tài liệu dùng làm căn cứ xác định tình trạng nghiện, bao gồm:
a) Hồ sơ bệnh án đang được lưu, giữ tại Bệnh viện tâm thần Huế, Trung tâm điều trị Methadone; bản khai/ tường trìnhcủa người đang được lập hồ sơ xác định tình trạng nghiện thể hiện các triệu chứng cai theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; các tài liệu khác thể hiện người được lập hồ sơ xác định tình trạng nghiện phụ thuộc vào chất ma túy.
b)Khi được đề nghị, các cơ quan lưu, giữ các tài liệu dùng làm căn cứ xác định tình trạng nghiện có trách nhiệm sao y cho cơ quan lập hồ sơ xác định tình trạng nghiện để đưa vào hồ sơ, gửi cơ quan y tế có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện;
Việc sử dụng các tài liệu được sao y phải bảo quản theo quy định của pháp luật, không để người không có trách nhiệm biết, ảnh hưởng đến công tác chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan, đơn vị liên quan; ảnh hưởng đến uy tín, danh dự người bệnh.
Điều 5. Xác địnhngười nghiện ma túy“không có nơi cư trú ổn định”
Người nghiện ma túy “không có nơi cư trú ổn định” đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế gồm:
1. Người nghiện ma túy có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng không có mặt tại địa phương, Công an xã, phường, thị trấn xác minh 02 lần (trong thời hạn 15 ngày) tại nơi cư trú cóxác nhận của đại diện gia đình, tổ dân phố và chính quyền cơ sở không biết người đó đang ở đâu,làm gì thì được xem là người nghiện ma tuý “không có nơi cư trú ổn định”.
2. Người nghiện ma túy có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú ngoài địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến sống trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, qua xác minh tại nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú của người này mà có xác nhận của gia đình, hoặc chính quyền địa phương về việc người đó thường không có mặt tại nơi đã đăng ký thường trú hoặc tạm trú thì được xem là người nghiện “không có nơi cư trú ổn định”.
3. Người được xem không có nơi cư trú ổn định,khi gia đình (vợ, chồng, cha mẹ, anh chị em ruột, người giám hộ…) có đơn trình bày xác nhận hiện không biết người đó hiện nay đang ở đâu, làm gì.
Điều 6. Phương pháp lập hồ sơ đối với người vi phạm không hợp tác
1. Trường hợp người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy hoặc nghi vấn nghiện ma túy không hợp tác để thực hiện biện pháp xét nghiệm ma túy bằng nước tiểu thì áp dụng biện pháp thông tiểu, nếu vẫn không thực hiện được thì chuyển sang biện pháp xét nghiệm máu.
2. Trường hợp người nghiện ma túy hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối hợp tác trong quá trình lập hồ sơ thì cơ quan chức năng tiến hành lập biên bản nêu rõ lý do, biên bản phải có xác nhận của người làm chứng hoặc Tổ trưởng tổ dân phố/ thôn trưởng và chữ ký của các cơ quan chức năngcó liên quan và tiến hành lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật.
Mục 1. ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ
Điều 7. Lập hồ sơ đề nghịáp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Trong quá trình điều tra, thụ lý các vụ vi phạm pháp luật, cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnhphát hiện người có hành vi sử dụng ma túy trái phép hoặc có dấu hiệu nghiện ma túy thì phối hợp và bàn giao cho cơ quan Công an cấp xã nơi người đó đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, xác minh, thu thập tài liệu, tiến hành xác định tình trạng nghiện. Nếu người đó nghiện thì Công an cấp xã có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2. Cơ quan Công an cấp tỉnh và cơ quan Công an cấp huyện có trách phối hợp, hướng dẫn cơ quan Công an cấp xã tiến hành lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
3. Cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm thống kê, rà soát, thu thập, tích lũy tài liệu có liên quan đến người nghiện, người nghi nghiện đang thường trú hoặc tạm trú trên địa bàn mình quản lý để tiến hành xác định tình trạng nghiện, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Khi phát hiện người nghiện ma túy đang tham gia chương trình cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng hoặc tham gia chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của pháp luậtmà tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy thì cơ quan Công an tiến hành lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với đối tượng này được tiến hành đồng thời với việc cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng hoặc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
4. Thời hạn cơ quan Công an lập hồ sơ là 7 ngày làm việc kể từ khi phát hiện người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
5. Sau khi tiến hành lập hồ sơ và đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, cơ quan Công an thông báo bằng văn bản về việc lập hồ sơ cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp hoặc cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Thời hạn đọc hồ sơ là 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.
1. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, trong thời hạn 01 ngày làm việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ .
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Việc kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ phải bảo đảm sự phù hợp, đầy đủ theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả kiểm tra tính pháp lý của công chức tư pháp - hộ tịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức và chủ trì cuộc họp tư vấn để xem xét quyết định áp dụng biện pháp.
4.Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúccuộc họp tư vấn, căn cứ vào biên bản cuộc họp, Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp về việc áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
5. Trong quá trình lập hồ sơ đề nghị, kiểm tra tính pháp lý và thời gian xem xét áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tùy từng đối tượng mà giao cho cho cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có uy tín trong dòng họ, cộng đồng dân cư quản lý; nếu đối tượng không có nơi cư trú ổn định thì giao cho Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh quản lý.
Sau khi có quyết định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, Tổ công tác cai nghiện ma túy xã, phường, thị trấn phối hợp với gia đình người nghiện ma túy triển khai thực hiện kế hoạch cai nghiện theo quy định của pháp luật.
Mục 2. ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC
1. Khi phát hiện người sử dụng ma túy trái phép, cơ quan Công an tiến hành lập biên bản về hành vi sử dụng ma túy trái phép của người đó và xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trường hợp cá nhân, tổ chức phát hiện người sử dụng ma túy trái phép thì báo cho cơ quan Công an cấp xã nơi người có hành vi vi phạm để lập biên bản và xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ.
a) Trường hợp người vi phạm có nơi cư trú ổn định:
- Người nghiện ma túy đang trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà sau khi đã chấp hành ít nhất½ (một phần hai) thời gian mà vẫn còn nghiện thì đề nghịChủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn xử lý ra quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấnhoặc trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấnhoặc trong thời hạn 1 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện thì Công an cấp xã đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Khoản 2, Điều 1, Nghị định 136/2016/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP.
- Thời gian lập và hoàn thiện hồ sơ: Tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ khi phát hiện người sử dụng ma túy trái phép.
- Người vi phạm có nơi cư trú ổn định chưa được giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn theo Điều 7 Quy chế này.
b) Trường hợp chưa xác định được nơi cư trú ổn định của người vi phạm thì tiến hành xác định nơi cư trú ổn định của người đó.
- Nếu xác định được nơi cư trú ổn định của người vi phạm thì thực hiện theo Điểm a, Khoản 1 Điều này.
- Trường hợp xác định người vi phạm không có nơi cư trú ổn định thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 và Nghị định số 136/2016/NĐ-CP quy định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP Chính phủ.
- Thời gian lập và hoàn thiện hồ sơ: Tối đa không quá 10 ngày; trong trường hợp đối tượng ngoại tỉnh điều kiện xác minh tình trạng cư trú khó khăn thì tối đa không quá 15 ngày làm việc kể từ khi phát hiện người sử dụng ma túy trái phép.
2. Trong quá trình điều tra, thụ lý các vụ vi phạm pháp luật, cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh phát hiện hành vi sử dụng ma túy trái phép hoặc có dấu hiệu nghiện ma túy của người vi phạm thì tiến hành lập biên bản, xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc với người đó theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ.
1. Tổ chức quản lý người có nơi cư trú ổn định
a) Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, cơ quan Công an báo cáo đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định về việc giao cho gia đình quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong thời gian chờ làm thủ tục đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh và Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữcấp xã; Tổ công tác cai nghiện ma túy xã, phường, thị trấncó nhiệm vụ phối hợp với gia đình để quản lý giáo dục người nghiện ma túy trong thời gian lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
b) Nếu gia đình có đơn trình bày gửi cơ quan Công an hoặc Chủ tịch UBND cấp xã về việc không thể quản lý, giáo dục và không đảm bảo sự có mặt của người đang bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi có yêu cầu thì cơ quan Công an có công văn đề nghị Chủ tịch UBND xã ra quyết định đưa người nghiện ma túy đang trong thời gian chờ làm thủ tục đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh để quản lý.
2. Người nghiện ma túy “không có nơi cư trú ổn định” trong thời gian chờ lập hồ sơ xem xét quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định về việc giao cho Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (kể cả ngày lễ, thứ Bảy, Chủ Nhật).
3. Chế độ hỗ trợ đối vớingười vi phạm trong thời gian chờ làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.
Điều 11. Thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc,cơquan lập hồ sơ thông báo bằng văn bản về việc lập hồ sơ cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ theo quy định tại Điều11,Nghị định số 221/2013/NĐ-CP.
2. Thời gian đọc hồ sơ tối đa không quá 05 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.
Điều 12. Kiểm tra tính pháp lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Hết thời hạn đọc hồ sơ, cơ quan lập hồ sơ đánh bút lục và lập thành hai bản, bản gốc gửi Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện để kiểm tra tính pháp lý, bản sao lưu tại cơ quan lập hồ sơ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
2. Đối với hồ sơ người nghiện có nơi cư trú ổn định thì được chuyển tới Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện nơi người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính cư trú kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ.
3. Đối với hồ sơ người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định thì chuyển hồ sơ tới Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện nơi cơ quan lập hồ sơ đóng trụ sở để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ.
4. Trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Kết quả kiểm tra phải được thể hiện bằng văn bản và gửi Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp.
1. Trong thời hạn tối đa 02 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Trưởng phòng Tư pháp, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đối chiếu hồ sơ đề nghị theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số136/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 của Chính phủvới nội dung văn bản kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
2. Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì đánh bút lục và lập thành hai bản, bản gốc chuyển cho Tòa án nhân dân cấp huyện, bản sao lưu tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
3. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì có văn bản đề nghị cơ quan lập hồ sơ bổ sung, trong đó nêu rõ lý do và các tài liệu cần bổ sung vào hồ sơ. Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, cơ quan lập hồ sơ phải bổ sung các tài liệu theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, nếu hồ sơ không được bổ sung, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trả lại hồ sơ cho cơ quan lập hồ sơ, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Trưởng phòng Tư pháp và người bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Điều 14. Xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Sau khi nhận được hồ sơ do Trưởng phòng Lao động- Thương binh và Xã hội đề nghị, Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét hồ sơ theo quy định của pháp luật.
a) Những trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý và mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 ngày 20/01/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.
b) Xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiệnđang quản lý tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnhtrong thời gian chờ lập hồ sơ, kiểm tra, xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Tòa án mở phiên họp tại khu vực hành chính của Trung tâm.
- Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm đảm bảo vật chất, lực lượng bảo vệ; đảm bảo an ninh trật tự cho hoạt động Tòa án và những người tham gia trong quá trình tổ chức phiên họp.
c) Hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì Tòa án có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị làm rõ một số nội dung trong hồ sơ. Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Thời gian trả lời không quá 04 ngày làm việc.
2. Thời gian Tòa án xem xét quyết định: Không quá 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đến khi tổ chức phiên họp.
3. Những người mà Tòa án quyết định không thuộc diện đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc thuộc diện hoãn, miễn thi hành Quyết định của Tòa án thì giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận lại đối tượng và tổ chức giáo dục, cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng theo quy định.
Điều 15. Đưa người đã có quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trong thời hạn tối đa 02 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện, Công an cấp huyện chủ trì, phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức khẩn trương đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 15 của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP.
2. Trường hợp người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn trước khi đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thì cơ quan Công an cấp huyện nơi Tòa án quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm.
3. Đối với trường hợp người nghiện “không có nơi cư trú ổn định” đang bị quản lý tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế sau khi có quyết định của Tòa án thì giao cho Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp cơ quan lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thi hành.
Điều 16. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
1. Công an tỉnh
a) Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố, thị xã, các tổ chức, cá nhân có liên quan và chỉ đạo lực lượng Công an các cấp tiến hành lập hồ sơ xác định tình trạng nghiện, áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
b) Chỉ đạo Công an cấp huyện, cấp xã phối hợp với các ngành chức năng giúp Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cai nghiện bắt buộc.
c) Chỉ đạo cơ quan Công an cấp huyện chủ trì phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp tổ chức đưa người đã có quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc vào cai nghiện tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.
d) Hướng dẫn sử dụng các loại trang thiết bị, công cụ hỗ trợ cho cán bộ theo đề nghị của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.
đ) Hỗ trợ lực lượng bảo vệ an ninh trật tự, phối hợp với các ngành chức năng bảo đảm an toàn, xử lý các tình huống xấu liên quan an ninh, trật tự xảy ra tại Trung tâm trong quá trình xác định tình trạng nghiện.
e) Phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra, xử lý người cai nghiện ma túy tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, người nghiện ma tuý không có nơi cư trú ổn định đang được quản lý có hành vi vi phạm pháp luật.
g) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các địa phương xây dựng biểu mẫu, thống nhất báo cáo kết quả công tác giáo dục người nghiện tại xã, phường, thị trấn; rà soát, thống kê, phân loại người nghiện, bảo đảm quản lý hồ sơ người nghiện chính xác, khách quan.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chỉ đạo Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh tổ chức tốt công tác tiếp nhận và quản lý, điều trị cắt cơn, giải độc, tư vấn tâm lý cho người nghiện ma túy trong thời gian tiến hànhthủ tục lập hồ sơ chờ Tòa án xem xét, quyết định; tiếp nhận, xác định tình trạng nghiện ma túy đối với các trường hợp không có nơi cư trú ổn định màTrung tâm đang quản lý, khi có đề nghị của cơ quan lập hồ sơ.
b) Định kỳ 06 tháng, một năm tổng hợp báo cáo và đề xuất giải quyết những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế này với Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Chủ động trao đổi, đề nghị Sở Y tế bố trí luân phiên đội ngũ y, bác sỹ hỗ trợ công tác xác định tình trạng nghiện, điều trị cắt cơn, giải độc đối với người nghiện ma túy.
d) Phối hợp các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp các vướng mắc trong quá trình thực hiện để tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết.
đ) Chỉ đạo ngành dọc tham mưu, tổ chức thực hiện các nội dung của Quy chế này.
3. Sở Y tế
a) Hướng dẫn thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy, tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận đã tập huấn về chẩn đoán và điều trị nghiện ma túy cho người có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy theo quy định tại Thông tư số 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA ngày 09/7/2015 của liên Bộ: Y tế - Lao động - Thương binh và Xã hội - Công an.
b) Tập huấn kiến thức về điều trị cắt cơn nghiện ma túy cho y sỹ, bác sỹ tại các cơ sở y tế và Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh. Xem xét cấp chứng chỉ hành nghề khám, bệnh chữa bệnh theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh để đủ điều kiện xác định nghiện theo quy định hiện hành.
c) Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của Trung tâm, bố trí đội ngũ y bác sỹ luân phiên để hỗ trợ Trung tâm trong công tác xác định tình trạng nghiện, hỗ trợ công tác điều trị cắt cơn nghiện ma túy và các vấn đề khác liên quan sức khỏe người nghiện, người đang được xác định tình trạng nghiện, người đang được lập hồ sơ đưa vào cai nghiện bắt buộc.
d) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở y tế có thẩm quyền trong việc xác định tình trạng nghiện.
4. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu ban hành chức năng, nhiệm vụ; cơ cấu, tổ chức bộ máy và bố trí đủ số lượng người làm việc cho Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh; tham mưu ban hành cơ chế, chính sách để thu hút đội ngũ y, bác sỹ vào làm việc tại Trung tâm.
5. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Chỉ đạo lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy và các Đồn Biên phòng khi phát hiện người có hành vi sử dụng ma túy trái phép hoặc có dấu hiệu nghiện ma túy trong quá trình điều tra, thụ lý các vụ vi phạm pháp luật thì lập biên bản, thông báo và bàn giao cho cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi người vi phạm cư trú; hoặc cơ quan Công an nơi Đồn Biên phòng đóng trụ sở đối với trường hợp người vi phạm không có nơi cư trú ổn định.
6. Sở Tài chính
Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện công tác cai nghiện trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tham mưu cho UBND, HĐND tỉnh chế độ, chính sách về công tác cai nghiện nói chung, xác định tình trạng nghiện, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nói riêng.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
a) Xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy huyện, thành phố, thị xã và các xã phường, thị trấn trên địa bàn.
b) Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an, Phòng Tư pháp cấp huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các đơn vị liên quan phối hợp trong việc thực hiện các nội dung của Quy chế này.
c) Chỉ đạo Công an cấp huyện chủ trì, phối hợp với Công an cấp xã đưa ngườisử dụng ma túy trái phép đến Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh quản lý trong thời gian chờ Tòa án xem xét, quyết định theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã.
d) Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về công tác cai nghiện ma túy theo quy định.
8. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
a) Tiếp tục củng cố, kiện toàn các Tổ công tác cai nghiện theo quy định của pháp luật. Xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí cho các lực lượng ở cấp xã trong việc lập hồ sơ xác định tình trạng nghiện và lập hồ sơ, đưa người nghiện vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh; tổ chức triển khai các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm tại Quy chế này.
b) Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về ma túy theo Quy chế này; thống kê, cập nhật thường xuyên phần mềm quản lý người nghiện trên địa bàn theo quy định.
1. Tòa án nhân dân tỉnh phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh chỉ đạo Tòa án nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện đẩy nhanh tiến độ trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thẩm định hồ sơ và xử lý các trường hợp còn vướng mắc về hồ sơ, thủ tục xét xử đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Cựu chiến binh, Tỉnh Đoàn và các hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh việc vận động người nghiện và thân nhân gia đình người nghiện ma tuý tự giác khai báo tình trạng nghiện và tự nguyện đăng ký hình thức cai nghiện; đồng thời tích cực phối hợp triển khai thực hiện Quy chế này.
Điều 18. Chế độ kiểm tra, hướng dẫn; thông tin, báo cáo
Định kỳ vào ngày 15 hàng tháng, quý, năm, các sở, ngành, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Quy chế này về Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện Quy chế này; tập hợp các khó khăn, vướng mắc, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây