Quyết định 635/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý Vườn Quốc gia Bái Tử Long do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
Quyết định 635/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý Vườn Quốc gia Bái Tử Long do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
Số hiệu: | 635/2012/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Ninh | Người ký: | Đặng Huy Hậu |
Ngày ban hành: | 22/03/2012 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 635/2012/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Ninh |
Người ký: | Đặng Huy Hậu |
Ngày ban hành: | 22/03/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 635/2012/QĐ-UBND |
Quảng Ninh, ngày 22 tháng 3 năm 2012 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VƯỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 17/12/2010 của Chính phủ Về Tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Căn cứ Nghị định số 57/2008/NĐ-CP ngày 02/5/2008 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý các khu bảo tồn biển Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế;
Căn cứ Quyết định số 85/2001/QĐ-TTg ngày 01/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Khu Bảo tồn thiên nhiên Ba Mùn, tỉnh Quảng Ninh thành Vườn Quốc gia Bái Tử Long;
Căn cứ Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN ngày 27/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản 199/NN&PTNT-LN ngày 23/02/2012; của Giám đốc Ban quản lý Vườn Quốc gia Bái Tử Long tại Tờ trình số 175 /TTr-VQG ngày 02 tháng 11 năm 2011 và Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp tại văn bản số 115/BC-STP ngày 26 tháng 10 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý Vườn Quốc gia Bái Tử Long.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công thương, Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Giao thông vận tải; Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Tỉnh; thủ trưởng các ngành: Công an, Biên phòng, Kiểm lâm; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các địa phương: Vân Đồn, Cô Tô, Tiên Yên và Thành phố Cẩm Phả; Giám đốc Ban quản lý Vườn Quốc gia Bái Tử Long và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ VƯỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 635/2012/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2012 của
UBND tỉnh Quảng Ninh)
Quy chế này quy định việc tổ chức quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển và khai thác, sử dụng Vườn quốc gia Bái Tử Long.
Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khi có những hoạt động liên quan đến Vườn quốc gia Bái Tử Long phải tuân thủ những quy định tại Quy chế này và các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan; các Công ước quốc tế liên quan đến bảo vệ di sản và đa dạng sinh học.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác; trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
2. Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm liền kề với Vườn quốc gia, bao gồm toàn bộ hoặc một phần của xã, phường, thị trấn nằm sát ranh giới Vườn quốc gia, có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm hại đến Vườn quốc gia.
3. Vùng lõi là vùng rừng, vùng đất nằm trong phạm vi ranh giới Vườn Quốc gia.
4. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn quốc gia Bái Tử Long là khu vực được bảo toàn nguyên vẹn, được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên của rừng.
5. Phân khu phục hồi sinh thái của Vườn quốc gia Bái Tử Long là khu vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để rừng phục hồi, tái sinh tự nhiên.
6. Phân khu dịch vụ - hành chính của Vườn quốc gia Bái Tử Long là khu vực để xây dựng các công trình làm việc và sinh hoạt của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long, các cơ sở nghiên cứu - thí nghiệm, dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí.
7. Lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác. Lâm sản gồm gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
8. Khu bảo tồn biển có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế; trong đó Khu bảo tồn biển thuộc Vườn quốc gia là vùng biển có một hay nhiều hệ sinh thái điển hình như: San hô, cỏ biển, rừng ngập mặn hay hệ sinh thái đầm phá, cửa sông còn nguyên vẹn hoặc ít bị tác động của con người; là nơi sinh cư của một hay nhiều loài động, thực vật biển hoang dã, quý hiếm, đang bị đe dọa có nguy cơ tuyệt chủng, cần được quản lý, bảo vệ, bảo tồn.
- Khu bảo tồn biển là khu vực mà mục tiêu bảo tồn bảo đảm được thực hiện và không bị thay đổi bởi những hoạt động bất lợi của con người.
- Khu bảo tồn biển thuộc Vườn quốc gia Bái Tử Long được chia thành các phân khu như sau:
a) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Là vùng biển được bảo toàn nguyên vẹn, được quản lý và bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên của các loài.
b) Phân khu phục hồi sinh thái: Là vùng biển được quản lý, bảo vệ để phục hồi, tạo điều kiện cho các loài thuỷ sinh vật, các hệ sinh thái tự tái tạo tự nhiên.
c) Phân khu phát triển: Là phần diện tích còn lại của các Khu bảo tồn, được tiến hành các hoạt động được kiểm soát như: Nuôi trồng thuỷ sản, khai thác thuỷ sản, du lịch sinh thái, đào tạo và nghiên cứu khoa học.
PHẠM VI VÀ NỘI DUNG BẢO VỆ VƯỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG
Phạm vi quản lý bảo vệ trong Quy chế này là toàn bộ Rừng đặc dụng, Khu bảo tồn biển được xác định theo Quyết định số 85/2001/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Ba Mùn, tỉnh Quảng Ninh thành Vườn quốc gia Bái Tử Long.
Mục 1. QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG KHU VỰC VƯỜN QUỐC GIA
Điều 5. Nội dung bảo vệ đối với vùng lõi Vườn quốc gia
Các tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan trong các phân khu thuộc Vườn quốc gia Bái Tử Long phải được bảo vệ tuyệt đối và đảm bảo phát triển bền vững.
1. Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của Vườn quốc gia Bái Tử Long, nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
a) Các hoạt động làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng (loại trừ những hoạt động được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 22 Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ).
b) Các hoạt động làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đời sống tự nhiên của các loài động, thực vật hoang dã hoặc loài bảo tồn.
c) Thả và nuôi, trồng các loài động vật, thực vật đưa từ nơi khác tới mà trước đây các loài này không có nguồn gốc phân bố ở Quảng Ninh. Trong trường hợp đặc biệt phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
d) Khai thác tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác; làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, diễn biến tự nhiên của rừng; làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tự nhiên của các loài sinh vật rừng.
đ) Chăn thả gia súc, gia cầm.
e) Gây ô nhiễm môi trường: Xả các chất thải rắn, chất thải sinh hoạt và các hoạt động khác gây ô nhiễm môi trường.
g) Mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng, đốt lửa trong rừng và ven rừng hoặc dùng các phương tiện có tính chất hủy hoại môi trường.
h) Các hoạt động làm hư hại, phá hủy, chiếm giữ trái phép các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh; viết, vẽ lên hang động, cây rừng, di tích lịch sử và cảnh quan thiên nhiên.
i) Xây dựng nhà ở, nhà kho, đền thờ, miếu thờ, bến bãi, khai thác mỏ và các công trình phục vụ du lịch, loại trừ những hoạt động được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 22 Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.
k) Các hoạt động mê tín dị đoan, tự ý đặt tượng thờ, bàn thờ làm sai lệch tính tự nhiên, gây ô nhiểm môi trường hang động, núi đá, sông suối và những hành vi thiếu văn minh, lịch sự trên các phương tiện vận chuyển và điểm tham quan.
m) Lập trạm sửa chữa, làm lều quán, mở hiệu chụp ảnh hoặc các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
n) Sử dụng đất và rừng quy hoạch thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt để cho thuê hoặc liên doanh làm thay đổi diễn thế tự nhiên của rừng.
2. Trong phân khu dịch vụ - hành chính, nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
a) Các hoạt động làm thay đổi cảnh quan tự nhiên, các hoạt động gây ảnh hưởng bất lợi đến môi trường sinh thái, đời sống tự nhiên của các loài động, thực vật hoang dã.
b) Thả và nuôi trồng các loại động vật, thực vật rừng từ nơi khác không có nguồn gốc phân bố ở Quảng Ninh; trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Khai thác các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác (trừ những cây gỗ đã chết, cây gẫy đổ và những cây trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình theo quy hoạch) theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
d) Săn, bắt, bẫy các loài động vật rừng và các hoạt động khai thác tài nguyên sinh vật khác mà pháp luật cấm.
đ) Khai thác các tài nguyên thiên nhiên như đào bới đất đá, phế liệu chiến tranh, nhũ đá, các loại vật liệu và các tài nguyên thiên nhiên khác.
e) Gây ô nhiễm môi trường.
g) Mang hóa chất độc hại, chất nỗ, chất cháy, đốt lửa trong rừng và ven rừng hoặc dùng các phương tiện có tính chất hủy hoại môi trường.
h) Các hoạt động làm hư hại, phá hủy, chiếm giữ trái phép các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh; viết, vẽ lên hang động, cây rừng, di tích lịch sử và cảnh quan thiên nhiên.
i) Xây dựng mới các công trình, thay đổi hoặc phá bỏ các các công trình có ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng, sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật rừng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
k) Các hoạt động mê tín dị đoan.
Điều 6. Nội dung bảo vệ đối với vùng đệm Vườn quốc gia
1. Vùng đệm có rừng tự nhiên tiếp giáp với Vườn quốc gia Bái Tử Long, cần phải được bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Đối với đất trống, đồi núi trọc cần quy hoạch trồng cây bản địa và xây dựng vườn rừng bền vững.
2. Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long tổ chức cho dân cư vùng đệm tham gia các hoạt động bảo vệ, bảo tồn, sử dụng hợp lý lâm sản và các tài nguyên tự nhiên, các dịch vụ du lịch sinh thái để góp phần nâng cao thu nhập và gắn sinh kế của người dân với các hoạt động của Vườn quốc gia.
3. Đối với các vùng dân cư phải có phương án quy hoạch tổng thể, mọi công trình xây dựng của cơ quan đơn vị, cá nhân phải được phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về các mặt kiến trúc công trình, kết cấu công trình, chỉ giới xây dựng và được cấp phép xây dựng. Không gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên của Vườn quốc gia Bái Tử Long.
4. Các tổ chức, đơn vị, cá nhân hoạt động dịch vụ, khách sạn, nhà nghỉ, quầy, quán bán hàng, tàu thuyền, xuồng máy, khu thể thao giải trí, nhiếp ảnh đang tồn tại và hoạt động trong vùng đệm, phải có Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hay xác nhận và tổ chức thực hiện đảm bảo không làm phát sinh ảnh hưởng xấu đến cảnh quan môi trường, sinh thái.
5. Những đề án xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế và các cơ sở xây dựng của tập thể, cá nhân có nguy cơ làm ảnh hưởng trực tiếp đến vùng bảo vệ tuyệt đối của Vườn quốc gia Bái Tử Long phải rà soát và có biện pháp giảm thiểu, nếu xét thấy không phù hợp cần có giải pháp khắc phục.
6. Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ theo các quy định hiện hành của Nhà nước về bảo tồn thiên nhiên và di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh.
7. Nghiêm cấm việc kinh doanh, mua bán các loài động thực vật hoang dã và các tài nguyên khác của Vườn quốc gia Bái Tử Long.
Mục 2. QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG KHU BẢO TỒN BIỂN
Điều 7. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
1. Hoạt động bị nghiêm cấm:
a) Khai thác nguồn lợi sinh vật và phi sinh vật bằng bất cứ phương pháp, công cụ nào.
b) Các hình thức nuôi trồng thuỷ sản.
c) Xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ du lịch, nghề cá, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khai khoáng, kể cả các công trình ngầm dưới đáy biển và các hoạt động khác gây xáo trộn các lớp trầm tích, làm đục nước, ảnh hưởng đến sự sống của các loài thủy sinh trong phân khu.
d/ Xả thải các loại chất thải, nước thải.
đ) Tàu cá, tàu biển và các loại phương tiện thủy khác không được phép qua lại, trừ trường hợp bất khả kháng.
e) Không có các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến rạn san hô và thảm cỏ biển.
2. Hoạt động có điều kiện:
a) Hoạt động du lịch, bao gồm sử dụng tàu đáy kính quan sát đáy biển; bơi có ống thở không có bình khí hoặc lặn có bình khí theo hướng dẫn của Ban quản lý Vườn quốc gia.
b) Nghiên cứu khoa học khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND Tỉnh phê duyệt với sự giám sát của Ban quản lý Vườn quốc gia.
c) Tàu du lịch hoạt động trong Khu bảo tồn biển phải tuân thủ các quy định về bảo vệ các loài thủy sinh, bảo vệ môi trường; sử dụng các loại phao neo đậu và neo đậu theo hướng dẫn của Ban quản lý Vườn quốc gia.
Điều 8. Phân khu phục hồi sinh thái
1. Hoạt động bị nghiêm cấm:
a) Khai thác nguồn lợi sinh vật và phi sinh vật bằng bất cứ phương pháp, công cụ nào.
b) Các hình thức nuôi trồng thuỷ sản.
c) Xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ nghề cá, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khai khoáng, kể cả các công trình ngầm dưới đáy biển và các hoạt động khác gây xáo trộn các lớp trầm tích, làm đục nước, ảnh hưởng đến sự sống của các loài thủy sinh trong phân khu.
d) Xả thải các loại chất thải, nước thải.
đ) Không có các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến rạn san hô và thảm cỏ biển.
2. Hoạt động có điều kiện:
a) Hoạt động du lịch, bao gồm sử dụng tàu đáy kính quan sát đáy biển; bơi, lặn có bình khí hoặc không có bình khí theo hướng dẫn của Ban quản lý Vườn quốc gia.
b) Tàu cá, tàu biển và các loại phương tiện thủy khác được đi qua vô hại, nhưng không được dừng và thả neo, trừ trường hợp bất khả kháng.
c) Tàu du lịch hoạt động trong Khu bảo tồn biển phải tuân thủ các quy định về bảo vệ các loài thủy sinh, bảo vệ môi trường; phải sử dụng các loại phao neo đậu và neo đậu theo hướng dẫn của Ban quản lý Vườn quốc gia.
d) Hoạt động phục hồi hệ sinh thái trong Khu bảo tồn biển phải đảm bảo tính tự nhiên.
1. Hoạt động bị nghiêm cấm:
a) Khai thác nguồn lợi thủy sản bằng lưới kéo và các nghề, công cụ khác có tính huỷ diệt nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sinh vật.
b) Không có các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến rạn san hô và thảm cỏ biển.
c) Xả thải các chất thải, nước thải.
2. Hoạt động có điều kiện:
a) Khai thác nguồn lợi thuỷ sản bằng các nghề theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, không gây hại đến các loài thuỷ sinh vật và môi trường sống của chúng theo quy định của Ban quản lý Khu bảo tồn biển.
b) Nuôi trồng thuỷ sản khi được cấp có thẩm quyền cho phép và theo quy định của Ban quản lý Khu bảo tồn biển.
c) Tàu cá, tàu biển và các loại phương tiện thủy khác được đi qua vô hại, nhưng không được dừng và thả neo, trừ trường hợp bất khả kháng.
d) Tàu du lịch hoạt động trong Khu bảo tồn biển phải tuân thủ các quy định về bảo vệ các loài thủy sinh, bảo vệ môi trường; phải sử dụng các loại phao neo đậu và neo đậu theo hướng dẫn của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long.
đ) Xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ du lịch phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN VÀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG VƯỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG
Điều 10. Tổ chức cứu hộ động vật rừng, thực vật rừng hoang dã
1. Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long được phép tổ chức cứu hộ động vật rừng, thực vật rừng hoang dã.
2. Khi hoàn tất việc cứu hộ, tiến hành thả vào môi trường tự nhiên của Vườn quốc gia Bái Tử Long và các khu vực khác theo quy định của pháp luật.
3. Những loài động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đã được các cơ quan trong Tỉnh xử lý có phân bố ở Quảng Ninh và vùng phụ cận, khi phát hiện có cá nhân, tổ chức nuôi, giữ, vận chuyển trái phép, các cơ quan chức năng của Tỉnh thu giữ và tham mưu cho Uỷ ban nhân dân Tỉnh ra quyết định chuyển giao cho Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long cứu hộ.
4. Tổ chức trong nước và nước ngoài muốn tiến hành các hoạt động cứu hộ động vật rừng, thực vật rừng hoang dã phải phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long lập dự án trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt mới được tổ chức thực hiện.
Điều 11. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong Vườn quốc gia Bái Tử Long
1. Đối với Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long khi thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học phải tuân thủ các quy định sau:
a) Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long lập kế hoạch nghiên cứu khoa học hoặc phối hợp với các cơ quan khoa học trong nước và nước ngoài để xây dựng chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học ngắn hạn và dài hạn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Kết quả nghiên cứu khoa học phải được báo cáo định kỳ hàng năm lên cơ quan quản lý cấp trên và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các chương trình dự án, đề tài nghiên cứu khoa học khi kết thúc phải được tổng kết và bàn giao thành quả để ứng dụng.
2. Đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có các hoạt động thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, các chuyên đề, dự án, thực tập, thực hành trong Vườn quốc gia Bái Tử Long phải tuân thủ thực hiện các quy định sau:
a) Các tổ chức, cá nhân trong nước có nhu cầu về nghiên cứu, giảng dạy hoặc thực tập trong Vườn quốc gia Bái Tử Long phải được sự đồng ý bằng văn bản của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long.
b) Các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ và cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học hoặc phối hợp với tổ chức, cá nhân trong nước tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học trong Vườn quốc gia Bái Tử Long phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, cho phép theo quy định của pháp luật hiện hành và được sự thoả thuận của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long.
c) Khi tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, phải tuân thủ sự hướng dẫn, kiểm tra của Ban Quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long; không được gây ảnh hưởng đến tính nguyên vẹn của hệ sinh thái, không được thu mẫu vật trái phép. Chỉ được thực hiện theo phương pháp quan sát, ghi chép, quay phim, chụp ảnh.
d) Sau mỗi đợt nghiên cứu, chậm nhất là hai (02) tuần, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học phải gửi báo cáo về các hoạt động và mức độ ảnh hưởng đến rừng, biển trong khu vực Vườn quốc gia. Sau khi công bố kết quả nghiên cứu, chậm nhất hai (02) tháng phải báo cáo kết quả nghiên cứu, khảo sát điều tra cho cơ quan cấp phép và Ban Quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long.
đ) Việc sưu tầm mẫu vật hay trao đổi mẫu vật tại Vườn quốc gia Bái Tử Long với bất kỳ mục đích gì đều phải thực hiện theo Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển; phải làm rõ số loài, số lượng mẫu vật, gen sưu tầm và thời gian sưu tầm; được Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, giám sát, xác nhận; phải nộp thuế tài nguyên và các khoản chi phí khác cho Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long theo quy định của pháp luật.
Trường hợp đưa mẫu vật ra nước ngoài phải được Văn phòng CITES Việt Nam cấp phép.
3. Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long phải cử người hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định nêu trên khi tiến hành chuyên đề, đề tài nghiên cứu khoa học trong Vườn quốc gia Bái Tử Long.
4. Nếu tổ chức, cá nhân vi phạm một trong các quy định trên, Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long lập biên bản, tạm đình chỉ các hoạt động nghiên cứu, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Hoạt động kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường
1. Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long được phép tổ chức các hoạt động kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường trong phạm vi Vườn quốc gia Bái Tử Long. Các hoạt động nói trên phải lập thành dự án đầu tư, được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Không gây ảnh hưởng xấu đến mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và tác dụng phòng hộ của Vườn quốc gia Bái Tử Long. Phải đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự, không được lợi dụng tham quan du lịch để hoạt động gây hại đến an ninh trật tự trong phạm vi Vườn quốc gia và trên địa bàn.
b) Phải đảm bảo an toàn và tuân theo sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long.
c) Tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân sống trong vùng lõi và vùng đệm của Vườn quốc gia tham gia các dịch vụ du lịch sinh thái để nâng cao thu nhập và gắn sinh kế của người dân với các hoạt động của Vườn quốc gia.
2. Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long phải lập dự án đầu tư việc tổ chức hoạt động kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường trong phạm vi Vườn quốc gia Bái Tử Long trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch sinh thái; dịch vụ du lịch trong khu vực Vườn quốc gia; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế, kiến nghị, xử lý các vi phạm khác theo quy định của pháp luật hiện hành và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng những vi phạm được xác minh và xử lý hoặc tương tự.
3. Các tổ chức và cá nhân khác ngoài Vườn quốc gia Bái Tử Long có đủ điều kiện để khai thác các dịch vụ du lịch trong Vườn quốc gia Bái Tử Long phải được Uỷ ban nhân dân Tỉnh cho phép và chịu sự quản lý, giám sát của Ban quản lý Vườn quốc gia.
4. Việc tổ chức các hoạt động kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường được quy định như sau:
a) Tham quan du lịch phải chấp hành tuyệt đối các nội quy, quy chế quản lý của Vườn quốc gia Bái Tử Long.
b) Các tổ chức, cá nhân kinh doanh được phép tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch tại các điểm trong Vườn quốc gia Bái Tử Long phải chấp hành đúng quy định về việc quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan trong Vườn quốc gia. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tự ý thu phí khách tham quan tại bất cứ điểm nào trong Vườn quốc gia Bái Tử Long khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
c) Các tổ chức, cá nhân được phép tổ chức cho khách tham quan du lịch phải đảm bảo cho du khách an toàn về sức khỏe, tính mạng, bảo hiểm tai nạn rủi ro, thái độ phục vụ văn minh, lịch sự, hướng dẫn khách tham quan chấp hành theo nội quy, quy chế của Vườn quốc gia Bái Tử Long.
d) Mọi phương tiện tàu, thuyền, và các phương tiện dịch vụ khác đưa đón khách tham quan du lịch trong khu vực Vườn quốc gia Bái Tử Long phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn kỹ thuật quy định về an toàn giao thông, bảo hiểm, thông tin liên lạc, phao cứu sinh, phòng cháy chữa cháy, phương tiện xử lý vệ sinh chống ô nhiễm môi trường theo quy định hiện hành của Nhà nước. Nghiêm cấm việc tranh chấp neo đậu không đúng nơi quy định.
5. Cơ quan chính quyền trên địa bàn vùng đệm của Vườn quốc gia Bái Tử Long nghiên cứu lập dự án đầu tư phát triển sản xuất và cơ sở hạ tầng nông thôn để ổn định cuộc sống cho cộng đồng dân cư, đồng thời thiết lập quy chế trách nhiệm của cộng đồng dân cư và từng hộ gia đình trong việc bảo vệ và bảo tồn Vườn quốc gia Bái Tử Long.
Điều 13. Quản lý các hoạt động du lịch
Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch trong Vườn quốc gia Bái Tử Long. Xử lý, kiến nghị xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng những vi phạm được xác minh và xử lý.
Trong trường hợp các điểm du lịch của Vườn quốc gia Bái Tử Long có nguy cơ xuống cấp hoặc hư hại, Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long xin phép Uỷ ban nhân dân tỉnh và các cơ quan liên quan để ngừng có thời hạn hoặc vĩnh viễn các hoạt động du lịch nhằm mục đích bảo vệ, bảo tồn toàn bộ cảnh quan, hệ sinh thái của khu vực đó.
Điều 14. Ổn định đời sống dân cư sống trong các phân khu của Vườn quốc gia
1. Không được di dân từ nơi khác đến Vườn quốc gia Bái Tử Long.
2. Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long phối hợp với chính quyền địa phương tham mưu cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh lập dự án di dân, tái định cư, trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để di dân ra khỏi phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn quốc gia.
3. Trường hợp người dân sống trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt mà chưa có điều kiện chuyển dân ra khỏi khu vực đó, Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long giao khoán ngắn hạn cho hộ gia đình, cá nhân để bảo vệ rừng, biển.
4. Đối với phân khu phục hồi sinh thái: Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long giao khoán rừng để bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình và cá nhân tại chỗ.
Điều 15. Quy định về việc thu phí và lệ phí
1. Mọi cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài đến Vườn quốc gia Bái Tử Long để thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, sử dụng hiện trường để giảng dạy, thực tập, sưu tầm mẫu vật, khai thác dịch vụ du lịch, tham quan du lịch, quay phim, chụp ảnh phải nộp phí và lệ phí theo quy định của pháp luật.
2. Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng các mức thu phí, lệ phí tham quan du lịch theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
3. Mức thu tiền dịch vụ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học thực hiện theo hợp đồng thoả thuận giữa Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long với tổ chức, cá nhân có nhu cầu nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch trong rừng.
4. Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long tổ chức thu phí, lệ phí các hoạt động tại Vườn quốc gia Bái Tử Long theo quy định của pháp luật. Các nguồn thu phải nộp vào ngân sách nhà nước và được đầu tư trở lại để bảo vệ và tôn tạo Vườn quốc gia Bái Tử Long theo kế hoạch hàng năm được duyệt.
TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ, BẢO TỒN VƯỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG
Điều 16. Trách nhiệm bảo vệ của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long.
1. Có trách nhiệm thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng của Tỉnh và chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý các vi phạm làm tổn hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến giá trị của Vườn quốc gia theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp các giá trị của Vườn quốc gia Bái Tử Long có nguy cơ bị phá hoại do tác động của tự nhiên hoặc con người làm thay đổi cấu trúc, biến dạng, ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái, Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn và báo cáo các cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp giải quyết, hạn chế thiệt hại các giá trị đó.
3. Toàn bộ tài nguyên thiên nhiên rừng, biển trong khu vực Vườn quốc gia Bái Tử Long phải điều tra, lập hồ sơ theo dõi diễn biến tài nguyên và thể hiện trên bản đồ. Mọi diễn biến về tài nguyên, các hoạt động và sự kiện có liên quan đến Vườn quốc gia phải được ghi chép, theo dõi, hiệu chỉnh, lưu giữ và báo cáo Uỷ ban nhân dân Tỉnh theo quy định.
4. Phối hợp với các ngành chuyên môn xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo tồn, tôn tạo, tiến hành kiểm tra, đánh giá, xác định giá trị của Vườn quốc gia và tổ chức thực hiện khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Tổ chức xây dựng các đề án quản lý, bảo vệ, nghiên cứu khoa học, cứu hộ, du lịch một cách bền vững và tổ chức thực hiện khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Phối hợp với các cơ quan chức năng và địa phương tham gia thẩm định các dự án phát triển kinh tế xã hội vùng đệm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Thực hành các biện pháp để ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân dân tham gia bảo vệ Vườn quốc gia.
7. Tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ tài nguyên và môi trường cho cộng đồng dân cư và du khách; giới thiệu rộng rãi trong nước và nước ngoài các giá trị nỗi bật của Vườn quốc gia Bái Tử Long và Quy chế quản lý đã ban hành bằng nhiều hình thức.
8. Thực hiện chức năng kiểm tra, phối hợp xử lý các cá nhân, tổ chức vi phạm những quy định của pháp luật và Quy chế quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long.
9. Tăng cường mối quan hệ hợp tác đối với các Bộ, ngành Trung ương, các tổ chức trong nước và nước ngoài, nhằm thu hút các nguồn lực để phục vụ công tác bảo tồn và khai thác bền vững các giá trị của Vườn quốc gia Bái Tử Long.
Điều 17. Trách nhiệm của các ban, ngành và tổ chức, cá nhân có liên quan
1. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các xã thuộc vùng lõi và vùng đệm của Vườn quốc gia thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn, có trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long và các cơ quan chức năng để phổ biến, giáo dục nhân dân thực hiện tốt việc bảo vệ Vườn quốc gia Bái Tử Long theo quy định của pháp luật và của Quy chế này.
2. Các Sở, ban, ngành chức năng thuộc Tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long để quản lý các hoạt động văn hóa, du lịch, bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, an ninh trật tự, bảo đảm an toàn xã hội và các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác trong trong Vườn quốc gia.
3. Các cơ quan thông tin xây dựng chương trình quảng bá, giới thiệu, tuyên truyền bảo vệ Vườn quốc gia Bái Tử Long.
4. Các tổ chức, cá nhân khi có các hoạt động liên quan đến Vườn quốc gia Bái Tử Long và dân cư trong khu vực phải tích cực thực hiện bảo vệ Vườn quốc gia.
5. Chi cục Kiểm lâm Tỉnh quản lý nghiệp vụ, trang thiết bị chuyên ngành của Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Bái Tử Long; phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long trong việc tổ chức quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trong ranh giới của Vườn quốc gia.
Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc quản lý, bảo vệ Vườn quốc gia Bái Tử Long được khen thưởng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khi có những hoạt động liên quan đến Vườn quốc gia Bái Tử Long phải tuân thủ các quy định của Quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan. Nếu có hành vi vi phạm thì tuỳ theo tính chất, mức độ và trường hợp cụ thể mà có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp UBND tỉnh hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện tốt việc quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì phát sinh, có khó khăn vướng mắc, cần sửa đổi, bổ sung hoặc có nội dung chưa phù hợp thì phải kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, bổ sung điều chỉnh./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây