Quyết định 61/2006/QĐ-UBND về Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2006-2010
Quyết định 61/2006/QĐ-UBND về Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2006-2010
Số hiệu: | 61/2006/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Khánh Hòa | Người ký: | Lê Xuân Thân |
Ngày ban hành: | 21/07/2006 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 61/2006/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Khánh Hòa |
Người ký: | Lê Xuân Thân |
Ngày ban hành: | 21/07/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 61/2006/QĐ-UBND |
Nha Trang, ngày 21 tháng 7 năm 2006 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 188/2005/QĐ-TTg ngày 22/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04 tháng 3 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh phát triển và, ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 276/TTr-KHCN ngày 19 tháng 5 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2006-2010”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc sở Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Cam Ranh và thành phố Nha Trang; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
HÀNH ĐỘNG CỦA UBND TỈNH KHÁNH HÒA
VỀ PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC GIAI ĐOẠN 2006-2010
(Ban hành kèm theo QĐ số 61/2006/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2006 của UBND tỉnh
Khánh Hòa)
Công nghệ sinh học (CNSH) từ nhiều năm nay đã trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật cao của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tại Khánh Hòa, CNSH bước đầu cũng đã có những bước tiến đáng kể. Việc ứng dụng CNSH trong sản xuất và đời sống ngày càng đem lại nhiều hiệu quả trong các lĩnh vực Nông-lâm-thủy sản, bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường.
Nhằm thực hiện chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04/3/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng V/v "Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" và Chỉ thị số 35-CT/TU ngày 28/11/2005 của Thường vụ Tỉnh Ủy Khánh Hòa V/v “đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”, UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động của tỉnh Khánh Hòa về phát triển và ứng dụng CNSH giai đoạn 2006-2010.
I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TẠI ĐỊA PHƯƠNG TRONG THỜI GIAN QUA:
1. Một số kết quả bước đầu:
Trong thời gian qua việc triển khai ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong toàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định. Bước đầu đã giải quyết được một số vấn đề mà nhu cầu sản xuất đòi hỏi, đã tiếp thu chọn lọc những thành tựu khoa học, công nghệ (KHCN) thuộc lĩnh vực CNSH, từng bước ứng dụng triển khai trong điều kiện thực tế của tỉnh.
1.1. Trong lĩnh vực thuỷ sản: công nghệ sinh học đóng vai trò then chốt từ giải quyết tôm bố mẹ, sản xuất con giống đến nghiên cứu thức ăn tổng hợp, nghiên cứu môi trường vùng nuôi; tìm hiểu các loại bệnh và cách phòng tránh bệnh cho tôm nuôi; đưa thêm nhiều đối tượng nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao; quy hoạch vùng nuôi, tái tạo nguồn lợi cũng như nghiên cứu giải quyết đầu ra cho sản phẩm. Kết quả: Khánh Hòa đã chủ động sản xuất được giống nhân tạo tôm sú, bào ngư, sò huyết, ốc hương, phục hồi nguồn lợi vẹm xanh ở đầm Nha Phu... Hiện nay phong trào nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh và rộng khắp, đã góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho các hộ nghèo vùng ven biển, tăng thu nhập, tăng hiệu quả kinh tế cho ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh nhà. Có thể nói thành tựu hoạt động khoa học - công nghệ trên lĩnh vực thủy sản những năm qua là một cuộc cách mạng về con giống và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản tại địa phương, đã đưa nuôi trồng thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa có giá trị phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
1.2. Trong lĩnh vực Nông nghiệp: việc ứng dụng CNSH trong nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật canh tác, cơ cấu mùa vụ, cải tạo vườn tạp, trồng rừng..., đã đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Rõ nét nhất là cây mía: qua ứng dụng nuôi cấy mô tế bào và kỹ thuật trồng mía bầu đã góp phần nhân nhanh và đưa ra sản xuất, nhiều giống mía mới: F156, MY5514, mía mỹ, Pindar, Quế đường 13, ROCI, ROC10, ROC18, ROC20, CC2, CC3, IDL2-97, IDL3-97, RD570, 85-845, SP9723-13, SP1170, 65-357. Nhiều giống mía đã trở thành giống chủ lực của nguồn nguyên liệu cho các nhà máy đường của tỉnh như: F156, MY5514, ROC10... Một số giống lúa có năng suất cao, phù hợp với chân đất Khánh Hòa đã trở thành giống lúa hàng hóa: Ma Lâm 48, 49; DV108...
1.3 Trong lĩnh vực Công nghiệp: đang chuẩn bị xây dụng nguồn lực để ứng dụng CNSH phục vụ công nghiệp, như công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp, chế biến xuất, dứa, hạt điều... chống mốc; làm sạch và tăng độ dẻo dai của bẹ chuối để sản xuất ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.
2. Tồn tại:
2.1. Bên cạnh những kết quả đã đạt được ở trên, thực tế cũng cho thấy việc ứng dụng CNSH tại địa phương còn nhiều hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng, mức độ của các nghiên cứu thử nghiệm lẫn khả năng tạo ra các quy trình ứng dụng CNSH phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong tỉnh còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triền kinh tế xã hội của địa phương.
2.2. Một số nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở mức độ kết luận khoa học, chưa được đầu tư các bước tiếp theo để hoàn chỉnh và đưa ra áp dụng trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm hàng hóa mới (tạo trầm kỳ trên cây dó bầu, tuyển chọn những cây xoài và điều đầu dòng...).
2.3. Đặc thù của ứng dụng CNSH, như nuôi cấy mô tế bào nhằm lai tạo, phục tráng, nhân nhanh, tạo ra giống mới... cần chi phí đầu tư khá lớn. Vì thế giá thành cây giống ban đầu là khá cao, người dân chưa thể chấp nhận ngay được, dẫn đến cây giống nuôi cấy mô không bán được, không có đầu ra. Đây cũng là một hạn chế rất lớn trong việc đầy nhanh ứng dụng CNSH trong công tác giống.
2.4. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực CNSH, nhất là cán bộ đầu ngành, các chuyên gia giỏi quá thiếu. Cán bộ kỹ thuật CNSH của địa phương làm công tác nghiên cứu ứng dụng, còn rất mỏng, phân tán ở nhiều lĩnh vực, cơ quan đơn vị lại chưa được đào tạo chuyên sâu, vì vậy chưa cập nhật và tiếp cận kịp thời các tiến bộ của CNSH trong và ngoài nước.
Công tác đào tạo chuẩn bị đội ngũ cán bộ trẻ còn nhiều bất cập, có sự hẫng hụt về cán bộ khoa học ở một số ngành có liên quan đến CNSH. Các đơn vị, ngành chưa có quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận kịp thời. Tỉnh chưa có chính sách thỏa đáng để đào tạo, sử dụng và thu hút lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật về làm việc cho địa phương.
2.5. CNSH là một ngành khoa học thực nghiệm, công nghệ cao, đòi hỏi mức đầu tư về cơ sở vật chất lẫn con người phải tương xứng và tương đối lớn. Việc đầu tư cho CNSH của TW và địa phương trong thời gian qua chưa cao, còn phân tán, chưa thu hút được các nguồn vốn đầu tư khác trong xã hội, phương tiện thiết bị nghiên cứu CNSH quá thiếu thốn.
2.6. Nhận thức của lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp về CNSH chưa sâu sắc, CNSH chưa được quan tâm đúng mức.
2.7. Công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến cập nhật kiến thức về lĩnh vực CNSH còn nhiều hạn chế.
1. Nghiên cứu và triển khai ứng dụng có chọn lọc các thành tựu KHCN thuộc lĩnh vực CNSH, phục vụ thiết thực và có hiệu quả trong các lĩnh vực: nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp chế biến, bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường sông.
2. Tạo ra, ứng dụng và nhân rộng các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, phục vụ tốt cho nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa địa phương, phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
3. Xây dựng được hệ thống các cơ sở nghiên cứu- ứng dụng và phát triển thuộc lĩnh vực CNSH có năng lực, đủ khả năng nghiên cứu và tiếp nhận, ứng dụng triển khai phát triển từ tỉnh xuống huyện, tạo ra công nghệ mới, chuyển giao ứng dụng, phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà.
4. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào nghiên cứu ứng dụng và triển khai có chọn lọc các thành tựu khoa học công nghệ trong nước và trên thế giới thuộc lĩnh vực CNSH vào sản xuất và kinh doanh tại địa phương.
Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các thành tựu CNSH trong và ngoài nước, triển khai ứng dụng tại địa phương, nhằm phục vụ thiết thực và có hiệu quả định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa. Từ nay đến năm 2010, cần tập trung một số nhiệm vụ sau:
1. Các lĩnh vực ưu tiên phát triển và ứng dụng CNSH:
1.1. Trong nông - lâm nghiệp:
Đẩy mạnh ứng dụng CNSH tạo ra các giống cây trồng vật nuôi mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, phục vụ nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; tăng nhanh tỉ lệ hàng hóa nông - lâm sản chế biến, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu của địa phương, cụ thể cho từng lĩnh vực:
Cây mía: ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào, nhân giống nhanh một số giống mía mới, phục tráng các giống mía tốt nhưng có dấu hiệu thoái hóa; kết hợp với kỹ thuật trồng mía bầu để nhân nhanh và đưa ra sản xuất các giống mía cho năng suất chất lượng cao (đặc biệt là các giống mía chịu hạn) đáp ứng cho mục tiêu xây dựng vùng nguyên liệu mía cho các nhà máy đường và nhu cầu giống mía ăn ở Khánh Hòa.
Cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lâm nghiệp:
Triển khai ứng dụng CNSH trong bảo tồn, phục tráng (các giống cây ăn trái tại địa phương đã bị thóai hóa...), chọn tạo các giống cây quý hiếm, cây đầu dòng, cho năng suất chất lượng cao. Bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào trong phòng thí nghiệm, kết hợp với kỹ thuật ghép, chiết và giâm cành ngoài vườn ươm để nhân nhanh giống, đáp ứng nhu cầu cây giống (với giá thành phù hợp), phục vụ các chương trình của tỉnh như: chương trình cải tạo vườn tạp chương trình trồng rừng, chương trình cây dó trầm... Đặc biệt đẩy mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng CNSH trong cây tạo trầm trên cây dó trầm ở Khánh Hòa để tạo ra sản phẩm hàng hóa.
Rau sạch: ưu tiên ứng dụng CNSH trong khâu nhân giống và trồng các loại rau sạch thông dụng (chủ yếu là rau vùng nhiệt đới), nấm ăn (nấm rơm nấm sò, nấm mộc nhỉ nấm kim), đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ cho tiêu dùng và du lịch.
Hoa-cây cảnh: Sử dụng CNSH từng bước phát triển vùng sản xuất hoa (Phong lan, Địa lan và một số loài hoa nhiệt đới có giá trị kinh tế cao)-cây cảnh các loại phù hợp với đất đai và thổ nhưỡng của địa phương, phát triển trồng Hoa-cây cảnh trong nhà kính, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
Cá cảnh: Nhanh chóng áp dụng các kết quả KHCN về nuôi cá cảnh (cả nước ngọt và nước mặn) để tạo nên sản phẩm hàng hóa cá cảnh, nhằm giải quyết việc làm và đẩy mạnh xuất khẩu.
Các dự án nông - lâm nghiệp: Triển khai nhanh và có hiệu quả các dự án đã được phê duyệt và đang xây dựng như: Dự án cải tạo đàn bò theo hướng Zebu và Sind hóa, dự án giống lúa măng suất, chất lượng cao) phù hợp với Khánh Hòa, dự án giống cây ăn quả, mía, bắp cỏ cho chăn nuôi và cây lâm nghiệp, dự án giống heo, dự án phát triển đàn bò thịt chất lượng cao, dự án trồng rau an toàn.
Lai tạo giống mới: ứng dụng các thành tựu của kỹ thuật lai tạo giống để thường xuyên bổ sung các giống cây trồng, vật nuôi mới cho sản xuất, đặc biệt là giống lúa thuần cải tiến, các giống mía bắp lai, cỏ cho chăn nuôi giống xoài, điều, giống cây ăn quả chất lượng cao các giống cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao, giống heo siêu nạc, giống bò nhóm Zebu. Tạo giống cây trồng mới có khả năng kháng bệnh, kháng nấm, kháng rầy cao nhằm giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, góp phần cải thiện môi trường. Du nhập và lai tạo mới các giống cây công nghiệp phát triển ổn định lâu dài phục vụ cho nhu cầu Công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Phân sinh học, vaccine và các chế phẩm sinh học:
- Đẩy mạnh sản xuất và sử dụng phân bón sinh học các chế phẩm sinh học trong phòng trừ sâu bệnh bảo vệ cây trồng và bảo quản nông sản, đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và môi trường sống.
- Đẩy mạnh, sản xuất ứng dụng các chế phẩm sinh học phục vụ phòng ngừa hạn chế dịch bệnh cho gia súc, gia cầm nhằm góp phần giảm đáng kể việc tiêu thụ chất kháng sinh và hóa dược.
- Ứng đụng công nghệ vi sinh chế biến thức ăn gia súc, gia cầm.
Bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm: - Ứng dụng CNSH trong bảo quản chế biến nông sản thực phẩm ( lúa, ngô, mì (sắn cà phê, đậu các loại )
1.2. Trong lĩnh vực thủy sản:
Tập trung đầu tư phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong sinh sản, tạo giống nhân tạo; tạo tập đoàn giống có chất lượng cao, sạch bệnh phù hợp với điều kiện Khánh Hòa, đáp ứng các đòi hỏi về số lượng và chất lượng cửa thị trường, phù hợp cho nuôi ở nước ngọt, nước lợ và nuôi biển. Đưa thêm nhiều đối tượng nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao, quy hoạch vùng nuôi tái tạo nguồn lợi, tăng cường kiểm soát dịch bệnh và dư lượng các chất độc hại trong nuôi trồng thuỷ sản, phục hồi rừng ngập mặn.
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm thủy sản nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, xuất khẩu. Chú trọng đúng mức và có bước chuyển biến rõ rệt trong việc triển khai và áp dụng các công nghệ khai thác biển tiên tiến, có hiệu quả.
Nghiên cứu và sán xuất thức ăn cho các loài thấy sản nuôi lồng bè trên biển để chủ động nguồn thức ăn và bảo vệ môi trường khu vực.
Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử 1ý, cải thiện môi trường nuôi trồng thủy sản bảo vệ nguồn lợi và tái tạo nguồn lợi thủy sản.
1.3. Trong lĩnh vực y tế:
Sản xuất vaccine huyết thanh và các chế phẩm sinh học khác để phòng và trị bệnh như nghiên cứu và sản xuất thuốc nhỏ mũi Ivacferon trị bệnh cúm, vaccine cúm H5N1 cho người...; sản xuất thuốc điều trị từ thảo dược.
Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNSH trong chẩn đoán và điều trị bệnh (Công nghệ PCR, sản xuất Interferon)
1.4. Trong bảo vệ môi trường:
Nghiên cứu ứng dụng CNSH trong xử lý rác thải, chất thải hữu cơ chất thải chăn nuôi, nước thải làm sạch ô nhiễm dâu và kim loại nặng; sản xuất bao bì có khả năng tự phân hủy sinh học và khuyến khích các khu vực thương mại trung tâm du lịch... sử dụng các loại bao bì này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả xử lý và bảo vệ môi trường.
1.5. Trong lĩnh vực công nghiệp:
Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các công nghệ chế biến nông sản thực phẩm đối với các loại cây trồng vật nuôi trên địa bàn tỉnh.
2. Đẩy mạnh xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ cho công nghệ sinh học:
2.1. Đào tạo nguồn nhân lực cho CNSH:
Xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực làm công tác CNSH từ cấp tỉnh đến cấp huyện cho giai đoạn 2006-2010 và hướng đến 2020; xây dựng và ban hành chính sách thu hút nhân tài về CNSH cho Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh và các Trung tâm giống của các huyện.
2.2. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật:
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh để có thể đảm đương 2 nhiệm vụ: nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ KHCN mới (nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các nhà sản xuất kinh doanh tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật, các nhà khoa học tiếp cận được với các yêu cầu của thị trường) và là trung lâm đào tạo nhân lực CNSH cho tỉnh.
Tăng cường đầu tư cho các Trung tâm/trại giống cây- con của các huyện và Trung tâm Thông tin - ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của Sở KH&CN.
Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị phục vụ các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học cho các phòng thí nghiệm, các cơ sở nghiên cứu thử nghiệm và khảo nghiệm (bao gồm xây mới và đầu tư nâng cấp) trong tỉnh.
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp Ủy Đảng, lãnh đạo chính quyền các cấp, các ngành nhằm quán triệt sâu rộng Chỉ thị 50-CT/TW của Ban Bí thư trung ương Đảng và các chủ trương chính sách của Chính phủ, của Tỉnh Ủy về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuyên truyền, phổ biến các kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về CNSH hữu ích của các địa phương, các nước tiên tiến để ứng dụng tại Khánh Hòa.
2. Xây dựng chính sách hỗ trợ về đầu tư, về tín dụng, về đất đai, về thuế... thích hợp để phát triển mạnh mẽ ngành CNSH tỉnh nhà, cụ thể:
a. Có kế hoạch đào tạo (ở trong và ngoài nước) nguồn nhân lực cho CNSH đủ mạnh về số lượng và chất lượng bằng ngân sách của tỉnh để nhanh chóng tiếp cận, làm chủ và phát triển ứng dụng các công nghệ sinh học hiện đại vào sản xuất và đời sống.
b. Có chính sách sử dụng và thu hút đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật giới trong lĩnh vực CNSH như chế độ tiền lương hoặc phụ cấp cho cán bộ làm việc trong lĩnh vực CNSH.
c. Xây dựng và áp dụng chính sách thu hút, đa dạng hóa các nguồn đầu tư trong nước và ngoài nước cho nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học, có chính sách ưu đãi về đất đai, về thuế cho phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực CNSH trên địa bàn tỉnh, các Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi cấp huyện.
d. Xây dựng cơ chế liên kết giữa tỉnh với các Viện nghiên cứu và trường Đại học trong tỉnh, trong nước và quốc tế nhằm triển khai ứng dụng những thành tựu nghiên cứu CNSH vào thực tiễn phục vụ sản xuất và đời sống.
e. Từ nay đến năm 2010 ưu tiên đầu tư thoả đáng cho các đề tài, dự án về CNSH tập trung cho các lĩnh vực: Nông nghiệp, thủy sản, y tế, bảo vệ môi trường, chế biến bảo quản lương thực, thực phẩm gắn với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
f. Thành lập Quỹ phát triển KIICN để hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu và ứng dụng CNSH, đổi mới công nghệ.
g. Bố trí nguồn vốn sự nghiệp khoa học về tăng cường tiềm lực hàng năm đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phục vụ các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học.
h. Định kỳ tổ chức chợ công nghệ của tỉnh để lồng ghép giới thiệu hoạt động CNSH.
1. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Là cơ quan đầu mối của tỉnh, có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Chương trình hành động này, thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nội dung của Chương trình tại các Sở, ban ngành và địa phương có liên quan; định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo với Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Tổ chức xây dựng và triển khai dự án đầu tư mạng lưới các phòng thí nghiệm CNSH chuyên ngành, các trung tâm giống cây trồng vật nuôi cấp huyện và dự án tăng cường năng lực nghiên cứu triển khai CNSH.
2. Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo nhân lực cho CNSH của tỉnh.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Thủy sản, Sở Công nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm thông tin-ứng dụng tiến bộ KHCN (Sở Khoa học và Công nghệ) phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng và triển khai thực hiện các dự án nhằm phát triển công nghệ sinh học cụ thể trong ngành, lĩnh vực của mình; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện cho Sở Khoa học và công nghệ để tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính và Sở Khoa học và công nghệ tổ chức thẩm định các dự án CNSH; cân đối, bố trí vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch hàng năm và dài hạn của tỉnh; xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ cho chương trình phát triển CNSH.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch phát triển và ứng dụng CNSH vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm và dài hạn của mình, đồng thời tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch trên, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện cho Sở Khoa học và Công nghệ để Sở tổng hợp, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
6. Đài phát thanh truyền hình, Báo Khánh Hòa phối hợp với các Sở ban, ngành các địa phương có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến và quán triệt các nội dung trong Chỉ thị số 35-CT/TU của Tỉnh Ủy và Chương trình hành lang của Ủy ban nhân dân tỉnh, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về CNSH phục vụ sản xuất và đời sống, đặc biệt là các kết quả trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, thủy sản, công nghiệp chế biến, y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Căn cứ vào Chương trình hành động của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố; các Sở ngành liên quan có trách nhiệm tổ chức triển khai và thực hiện./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây