Quyết định 606-TTg năm 1995 về Quy chế tổ chức và hoạt động của bảo hiểm xã hội Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 606-TTg năm 1995 về Quy chế tổ chức và hoạt động của bảo hiểm xã hội Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 606-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 26/09/1995 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 15/12/1995 | Số công báo: | 23-23 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 606-TTg |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 26/09/1995 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 15/12/1995 |
Số công báo: | 23-23 |
Tình trạng: | Đã biết |
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 606-TTg |
Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 1995 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị định số 19-CP ngày 16-2-1995 của Chính phủ về thành lập Bảo hiểm xã
hội Việt Nam;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ trưởng,
Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 606-TTg ngày 26-9-1995 của Thủ tướng Chính phủ)
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan Nhà nước về lĩnh vực có liên quan và sự giám sát của tổ chức công đoàn.
Quỹ bảo hiểm xã hội được hạch toán độc lập được Nhà nước bảo hộ và quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước.
Biên chế và kinh phí hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thời gian đầu do Nhà nước cấp.
Về kinh phí hoạt động, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống nhất với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong một văn bản riêng.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Điều 5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
1- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc thu bảo hiểm xã hội theo quy định của Bộ luật lao động, Điều lệ bảo hiểm xã hội và các quy định của Chính phủ.
2- Quản lý quỹ bảo hiểm xã hội và tổ chức việc chi trả bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội được đẩy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn.
3- Được quyền từ chối việc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội khi có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hành vi man trá, làm giả hồ sơ, tài liệu để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, đồng thời ra văn bản thông báo việc từ chối chi trả đó cho đương sự, cơ quan sử dụng lao động và cơ quan pháp luật.
4- Bồi thường mọi khoản thu, chi sai các quy định của Nhà nước về bảo hiểm xã hội cho các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
5- Xây dựng và tổ chức thực hiện dự án và biện pháp để bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ.
6- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về định mức chi phí quản lý, định mức lệ phí thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội và các quy định khác có liên quan đến hoạt động bảo hiểm xã hội và tổ chức thực hiện các quy định nói trên.
7- Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có liên quan việc sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội phù hợp với tình hình của đất nước trong từng giai đoạn.
8- Lưu giữ hồ sơ, cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
9- Tổ chức thực hiện công tác thống kê, hạch toán, kế toán; hướng dẫn nghiệp vụ thu, chi bảo hiểm xã hội và kiểm tra việc thực hiện; tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội.
10- Kiểm tra việc thực hiện các chế độ thu, chi bảo hiểm xã hội.
11- Giải quyết kịp thời các khiếu nại của người tham gia bảo hiểm xã hội về việc thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội.
12- Thực hiện việc hợp tác quốc tế về sự nghiệp bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ.
13- Quản lý tổ chức, viên chức, tài chính, cơ sở vật chất của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định của Nhà nước.
14- Thực hiện việc báo cáo theo định kỳ về thu, chi và các hoạt động về bảo hiểm xã hội cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.
15- Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quan hệ trực tiếp với các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể nhân dân ở Trung ương và địa phương, với các bên giam gia bảo hiểm xã hội để giải quyết các vấn đề có liên quan đến bảo hiểm xã hội theo quy định của Bộ luật lao động, Điều lệ Bảo hiểm xã hội và Quy chế này.
16- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Thủ tướng Chính phủ giao cho.
Điều 6. Tổ chức bộ máy Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
1- Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan quản lý cao nhất của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2- Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức thành hệ thống từ Trung ương đến địa phương, gồm có:
Ở Trung ương: Bảo hiểm xã hội Việt Nam .
Ở các tỉnh, thành pố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) là Bảo hiểm xã hội tỉnh trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện) là Bảo hiểm xã hội huyện trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Điều 7. Hội đồng quản lý có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1- Chỉ đạo, giám sát, kiểm tra việc thực hiện thu, chi, quản lý quỹ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam .
2- Quyết định các biện pháp để bảo toàn giá trị và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội theo phương án trình của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3- Thông qua dự toán hàng năm về thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội, về chi phí quản lý, định mức lệ phí thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội và thẩm tra quyết toán quỹ bảo hiểm xã hội theo đề nghị của Tổng giám đốc trước khi gửi Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan khác có liên quan.
4- Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có liên quan bổ sung và sửa đổi các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội.
5- Đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
6- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, bổ sung, sửa đổi Quy chế Tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
7- Xem xét và giải quyết các khiếu nại của người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam có Chủ tịch, Phó chủ tịch và các thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.
Điều 9. Chế độ làm việc của Hội đồng Quản lý:
1- Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ tập thể; họp thường kỳ 3 tháng một lần để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2- Hội đồng quản lý có thể họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách khi Chủ tịch Hội đồng, Tổng giám đốc hoặc trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản lý đề nghị.
3- Các cuộc họp của Hội đồng quản lý phải có đa số thành viên Hội đồng quản lý tham dự. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng phải được 100% thành viên Hội đồng quản lý dự họp biểu quyết tán thành. Những vấn đề quan trọng, nếu ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý còn khác nhau thì Chủ tịch Hội đồng quản lý báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý có hiệu lực thi hành đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định nói trên.
4- Chủ tịch Hội đồng quản lý ban hành quy chế làm việc nội bộ của Hội đồng, chế độ báo cáo của Hội đồng và phân công nhiệm vụ đối với các thành viên Hội đồng quản lý.
Điều 10. Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam sử dụng dấu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Địa điểm làm việc, kinh phí hoạt động và bộ máy giúp việc Hội đồng quản lý do Bảo hiểm xã hội Việt Nam bảo đảm.
TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng quản lý về toàn bộ hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Giúp Tổng giám đốc phụ trách các lĩnh vực có các Phó tổng giám đốc do Tổng giám đốc đề nghị, Hội đồng quản lý trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm.
Điều 12. Cơ cấu tổ chức bộ máy giúp Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
1- Ban quản lý chế độ chính sách bảo hiểm xã hội.
2- Ban quản lý thu bảo hiểm xã hội.
3- Ban quản lý chi bảo hiểm xã hội.
4- Ban kiểm tra - pháp chế.
5- Ban kế hoạch - tài chính.
6- Ban tổ chức - cán bộ.
7- Văn phòng.
8- Trung tâm thông tin - khoa học.
Nhiệm vụ, quyền hạn và biên chế của các đơn vị nói trên do Tổng giám đốc quy định.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo của các tổ chức nói trên do Tổng giám đốc quyết định.
Khi thực hiện phương án bảo toàn và phát triển quỹ, sẽ thành lập tổ chức riêng do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Bảo hiểm xã hội tỉnh do một Giám đốc quản lý và điều hành. Giúp việc Giám đốc có 1-2 Phó giám đốc. Giám đốc, các Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh do Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam bổ nhiệm và miễn nhiệm.
Điều 14. Bộ máy giúp việc Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh gồm một số phòng chuyên môn nghiệp vụ.
Nhiệm vụ, quyền hạn, biên chế các phòng chuyên môn nghiệp vụ nói trên do Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định.
Bảo hiểm xã hội huyện do một Giám đốc quản lý và điều hành. ở các huyện có khối lượng công việc nhiều có thể có Phó giám đốc giúp việc Giám đốc. Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh bổ nhiệm và miễn nhiệm theo phân cấp của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Bảo hiểm xã hội huyện không có cơ cấu tổ chức phòng. Biên chế của Bảo hiểm xã hội huyện do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quyết định trong phạm vi tổng biên chế của Bảo hiểm xã hội tỉnh được Tổng giám đốc phân bổ. Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng viên chức thuộc quyền quản lý.
Việc thành lập Bảo hiểm xã hội huyện do Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định căn cứ vào khối lượng công việc, số lượng người và đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội trên địa bàn. Tại những nơi chưa đủ điều kiện thành lập Bảo hiểm xã hội huyện thì Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh cử người đại diện tại huyện để thực hiện việc chi trả và đôn đốc theo dõi việc thu, nộp bảo hiểm xã hội trên địa bàn.
Việc tuyển dụng, bổ nhiệm viên chức làm việc trong cơ quan Bảo hiểm xã hội các cấp phải căn cứ vào tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn và trong chỉ tiêu biên chế được giao.
Điều 18. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước.
Điều 19. Nguồn thu Quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm:
1- Đóng góp của các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 36 của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12-CP ngày 26-1-1995 của Chính phủ.
2- Ngân sách Nhà nước chuyển sang gồm có:
- Để chi trả cho các đối tượng đang hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội.
- Đóng và hỗ trợ thêm để bảo đảm thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động sau ngày ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội.
- Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
3- Tiền lãi, tiền sinh lời từ việc thực hiện phương án bảo toàn và phát triển quỹ bảo hiểm xã hội.
4- Thu từ nguồn tài trợ, viện trợ quốc tế và trong nước.
5- Giá trị tài sản của Bảo hiểm xã hội được đánh giá lại theo quy định của Chính phủ.
6- Thu khác.
Điều 20. Nguồn chi quỹ bảo hiểm xã hội gồm có:
1- Chi thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội.
2- Nộp bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều lệ Bảo hiểm xã hội.
3- Chi hoa hồng đại lý; trả lệ phí thu, chi bảo hiểm xã hội.
4- Chi thực hiện phương án bảo toàn và phát triển quỹ bảo hiểm xã hội.
5- Chi khác.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây