179812

Quyết định 593/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, có xét đến năm 2025”

179812
LawNet .vn

Quyết định 593/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, có xét đến năm 2025”

Số hiệu: 593/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận Người ký: Lê Tiến Phương
Ngày ban hành: 18/03/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 593/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
Người ký: Lê Tiến Phương
Ngày ban hành: 18/03/2013
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 593/QĐ-UBND

Bình Thuận, ngày 18 tháng 3 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHỢ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI, SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2025”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Thông tư số 17/2010/TT-BCT ngày 05 tháng 5 năm 2010 của Bộ Công thương quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại;

Căn cứ Quyết định số 2383/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2011 phê duyệt đề án Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại Tờ trình số 278/TTr-SCT ngày 28 tháng 02 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, có xét đến năm 2025”, với những nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển:

1. Quan điểm:

- Nhận thức đầy đủ hơn vị trí và tầm quan trọng của chợ, trung tâm thương mại, siêu thị đối với việc thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch và có kế hoạch đầu tư phát triển chợ, trung tâm thương mại, siêu thị phù hợp;

- Phát triển chợ, trung tâm thương mại, siêu thị phải xuất phát từ nhu cầu thực tế, đồng thời phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội;

- Đầu tư phát triển chợ theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, theo mô hình lấy chợ nuôi chợ. Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư chợ ở những khu vực khó khăn và khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh chợ, trung tâm thương mại, siêu thị;

- Phát triển chợ, trung tâm thương mại, siêu thị phải đi đôi với việc phát triển và đảm bảo các điều kiện về kết cấu hạ tầng, đồng thời tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động kinh doanh chợ, trung tâm thương mại, siêu thị.

2. Mục tiêu:

2.1. Mục tiêu chung:

Cải tạo và xây dựng mới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị để sắp xếp lại việc kinh doanh của các tiểu thương được thuận lợi, đáp ứng nhu cầu mua bán của nhân dân và du khách theo hướng văn minh, hiện đại, góp phần thu ngân sách địa phương.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Ưu tiên đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các chợ tại các xã điểm theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015;

- Sắp xếp lại mạng lưới chợ hiện có, khắc phục tình trạng xây dựng chợ nhưng người dân không vào; trên cơ sở đó định hướng phát triển 157 chợ giai đoạn 2012 - 2020, có xét đến 2025 nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu mua bán của nhân dân và các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;

- Thực hiện di dời, giải tỏa 41 chợ không phù hợp với quy hoạch; triển khai đầu tư nâng cấp mở rộng 41 chợ đảm bảo các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn toàn thực phẩm, an toàn giao thông theo quy định;

- Thực hiện xây dựng mới 97 chợ, 05 trung tâm thương mại và 15 siêu thị.

3. Định hướng phát triển:

3.1. Địa bàn đô thị:

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội sẽ tác động tới quá trình phát triển các khu vực dân cư tập trung, hình thành những khu đô thị với quy mô ngày càng lớn, tập trung ở thành phố, thị xã, các huyện lỵ, thị trấn, các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp được gắn liền với các trục đường giao thông liên vùng đi qua đô thị.

- Quy hoạch trung tâm thương mại sẽ tập trung tại các khu đô thị lớn, khu vực đông dân cư hoặc khu công nghiệp;

- Tiếp tục phát triển các loại hình kinh doanh hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị làm cho bộ mặt thương mại của đô thị tại tỉnh Bình Thuận ngày càng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại; đồng thời, là nơi hội tụ giao dịch của các nhà sản xuất, kinh doanh, là đầu mối bán buôn và xuất nhập khẩu, là nơi tập trung các dịch vụ và xúc tiến thương mại như: thông tin về thị trường, giá cả, tư vấn, bảo hiểm, ngân hàng, tín dụng…;

- Xây dựng hệ thống cửa hàng, cửa hiệu, ki ốt, các phố chợ, các đường phố chuyên doanh thương mại, tạo nên một mạng lưới kinh doanh sầm uất.

3.2. Địa bàn nông thôn:

- Hệ thống chợ dân sinh vẫn là loại hình tổ chức thương mại chủ yếu trong suốt cả thời kỳ 2012 - 2020. Tại các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, xây dựng mới một số chợ đầu mối tổng hợp hoặc chuyên doanh bán buôn nông sản và vật tư nông nghiệp, tạo tiền đề để có thể phát triển thành những trung tâm đấu giá hàng hóa nông sản;

- Từng bước phát triển chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị, trung tâm thương mại trong quá trình cải tạo chợ truyền thống ở nông thôn trên cơ sở liên kết một số cửa hàng bán lẻ độc lập và thu hút các hộ kinh doanh cá thể ở các thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã vào chuỗi cửa hàng tiện lợi từ các khu vực thành thị có tầm ảnh hưởng lớn;

- Từ nay đến năm 2015, tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng chợ nông thôn mới ở 21 xã điểm.

II. Quy mô đầu tư các loại hình chợ, trung tâm thương mại, siêu thị:

1. Căn cứ, tiêu chuẩn xác định:

- Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP;

- Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24 tháng 9 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) về việc ban hành Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại;

- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 361:2006 về Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế quy định các yêu cầu kỹ thuật thiết kế chợ trong các đô thị, được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 13/2006/QĐ-BXD ngày 19 tháng 4 năm 2006;

- Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây dựng ban hành Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn;

- Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

2. Phân loại chợ, trung tâm thương mại, siêu thị:

(Chi tiết xem Phụ lục 1)

III. Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị đến năm 2020, có xét đến 2025:

1. Quy hoạch loại hình chợ:

- Gồm các loại hình chợ: chợ kinh doanh tổng hợp, chợ đầu mối, chợ chuyên doanh, chợ miền núi vùng cao,v.v…;

- Ngoài mạng lưới các loại hình chợ phổ biến nêu trên, trong thời kỳ từ nay đến 2020, trên địa bàn tỉnh hình thành các trung tâm thương mại, siêu thị tại thành phố Phan Thiết và trung tâm một số huyện lỵ, khu du lịch.

2. Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ toàn tỉnh:

Định hướng quy hoạch phát triển mạng lưới chợ toàn tỉnh như sau:

- Tổng số 136 chợ hiện trạng được quy hoạch lại như sau:

+ Số chợ giữ nguyên hiện trạng: 19 chợ;

+ Đầu tư cải tạo, nâng cấp, sửa chữa công trình chợ cũ: 41 chợ;

+ Số chợ giải tỏa để sắp xếp quy hoạch lại: 41 chợ;

+ Xây mới trên nền chợ cũ: 35 chợ.

- Tiếp tục xây mới để di dời chợ cũ và phát triển thêm 62 chợ, trong đó:

+ Xây mới tại vị trí mới để di dời chợ cũ: 28 chợ;

+ Xây mới để phát triển thêm: 34 chợ.

Như vậy, đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 157 chợ, trong đó: 150 chợ kinh doanh tổng hợp, 04 chợ chuyên doanh hải sản, 03 chợ đầu mối nông sản, hải sản.

3. Quy hoạch phát triển trung tâm thương mại, siêu thị toàn tỉnh:

Ngoài 02 siêu thị hiện trạng được quy hoạch lại, quy hoạch phát triển thêm 05 trung tâm thương mại và 15 siêu thị. Đến năm 2020, có xét đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh có tổng số 05 trung tâm thương mại và 17 siêu thị. (Định hướng quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị đến năm 2020, có xét đến năm 2025: xem Phụ lục 2).

4. Quy hoạch cụ thể trên từng địa bàn huyện, thị xã, thành phố như sau:

4.1. Thành phố Phan Thiết: (xem Phụ lục 3).

4.2. Thị xã La Gi: (xem Phụ lục 4).

4.3. Huyện Tuy Phong: (xem Phụ lục 5).

4.4. Huyện Bắc Bình: (xem Phụ lục 6).

4.5. Huyện Hàm Thuận Bắc: (xem Phụ lục 7).

4.6. Huyện Hàm Thuận Nam: (xem Phụ lục 8).

4.7. Huyện Hàm Tân: (xem Phụ lục 9).

4.8. Huyện Đức Linh: (xem Phụ lục 10).

4.9. Huyện Tánh Linh: (xem Phụ lục 11).

4.10. Huyện đảo Phú Quý: (xem Phụ lục 12).

5. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, có xét đến năm 2025:

Nhu cầu sử dụng đất để đầu tư phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị cả thời kỳ 2012 - 2020, định hướng đến năm 2025 dự kiến 1.213.318 m2. Bao gồm:

- Diện tích sử dụng đất hiện hữu: 351.595 m2;

- Diện tích sử dụng đất tăng thêm: 861.723 m2.

Trong đó: nhu cầu sử dụng đất tăng thêm cho các giai đoạn trong kỳ quy hoạch cụ thể như sau:

* Giai đoạn 2012 - 2015: 355.245 m2 (chi tiết xem Phụ lục 13);

* Giai đoạn 2016 - 2020: 408.103 m2 (chi tiết xem Phụ lục 14);

* Giai đoạn 2021 - 2025: 98.375 m2 (chi tiết xem Phụ lục 15).

6. Các công trình, dự án ưu tiên đầu tư (giai đoạn đầu quy hoạch 2012 - 2015):

6.1. Công trình, dự án đầu tư chợ:

- Chợ Phan Thiết, chợ Chí Công, chợ Chợ Lầu, chợ Phú Long, chợ Võ Xu, chợ Đức Tài, chợ Lạc Tánh;

- Chợ đầu mối hải sản Phan Thiết (bao gồm cả kho bãi phụ trợ);

- Chợ đầu mối hải sản Phú Quý (bao gồm cả kho bãi phụ trợ);

- Nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới 21 chợ dân sinh ở các xã thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015.

6.2. Công trình, dự án đầu tư siêu thị:

Siêu thị Vinatext-mart, siêu thị Liên Hương, siêu thị Phan Rí Cửa, siêu thị Chợ Lầu, siêu thị La Gi, siêu thị Đức Tài, siêu thị Lạc Tánh.

6.3. Công trình, dự án đầu tư trung tâm thương mại:

Trung tâm thương mại Rạng Đông, Trung tâm thương mại tổng hợp Lotte Phan Thiết và Trung tâm thương mại Đông Xuân An.

7. Nhu cầu vốn đầu tư:

Để thực hiện quy hoạch, cần huy động khoảng 4.616,370 tỷ đồng trong cả thời kỳ quy hoạch 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2025 (tập trung chủ yếu cho thời kỳ 2012 - 2020) để phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị.

7.1. Phân kỳ đầu tư thực hiện quy hoạch:

- Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2012 - 2015: 3.050,600 tỷ đồng;

- Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020: 1.274,120 tỷ đồng;

- Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2021 - 2025: 291,650 tỷ đồng.

(Chi tiết vốn đầu tư theo từng giai đoạn: xem các Phụ lục 13, 14, 15).

7.2. Về nguồn vốn đầu tư:

7.2.1 Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước (Trung ương và địa phương):

Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước khoảng 240 tỷ đồng, trong đó (giai đoạn 2012 - 2015: 152 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020: 88 tỷ đồng), bao gồm:

- Vốn từ ngân sách Trung ương khoảng 117 tỷ đồng, hỗ trợ đầu tư hạ tầng 3 chợ theo đề án phát triển thương mại nông thôn, 1 chợ đầu mối nông sản Hàm Thuận Nam và 2 chợ đầu mối hải sản Phan Thiết, Phú Quý và 3 chợ Võ Xu, Chợ Lầu, Chí Công;

- Vốn ngân sách địa phương 123 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh khoảng 73 tỷ đồng (giai đoạn 2012 - 2015: 50 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020: 23 tỷ đồng), đầu tư phát triển theo chương trình xây dựng nông thôn mới; ngân sách huyện 50 tỷ đồng (mỗi huyện, thị xã, thành phố khoảng 5 tỷ đồng) để đầu tư phát triển các chợ nông thôn ở địa bàn khó khăn.

7.2.2. Nguồn vốn từ các thành phần kinh tế khác:

Đây là nguồn vốn chủ yếu, quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn cần huy động để đầu tư theo danh mục kêu gọi đầu tư. Nguồn vốn này từ trong dân, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong tỉnh, trong nước và nước ngoài.

Tổng vốn đầu tư cần huy động khoảng 4.376,37 tỷ đồng (trong đó: giai đoạn 2012 - 2015: 2.898,6 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020: 1.186,12 tỷ đồng; giai đoạn 2021 - 2025: 291,65 tỷ đồng).

IV. Các giải pháp thực hiện quy hoạch:

1. Giải pháp về công tác quản lý quy hoạch:

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới chợ; phải đồng bộ và tuân thủ với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch khu dân cư và các quy hoạch khác được phê duyệt trong quá trình phát triển đô thị và phát triển thương mại ở địa phương;

- Thực hiện công bố quy hoạch; xây dựng và triển khai thực hiện lộ trình đầu tư phát triển chợ, trung tâm thương mại, siêu thị theo quy hoạch, thông báo đến các sở, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân có nhu cầu biết, thực hiện.

2. Giải pháp thu hút đầu tư và huy động nguồn vốn đầu tư:

2.1. Nguồn vốn từ ngân sách:

- Ngân sách Trung ương: gồm vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, các chợ đầu mối, chuyên doanh hàng nông sản hải sản để tiêu thụ hàng hóa ở các vùng sản xuất tập trung; chợ trung tâm các huyện thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; vốn thuộc các chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 135), nguồn vốn Chương trình bãi ngang ven biển (Chương trình 257)…, hoặc lồng ghép giữa các nguồn vốn này với các nguồn vốn dành cho phát triển chợ thuộc các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác để đầu tư phát triển chợ;

- Ngân sách tỉnh: cùng với nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, hỗ trợ một phần để đầu tư phát triển các chợ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng các chợ nông thôn, miền núi địa bàn kinh tế khó khăn không có khả năng tự xây được chợ;

- Ngân sách các huyện, thị xã, thành phố: hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ dân sinh ở địa bàn kinh tế khó khăn không có khả năng thu hút các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng, phát triển chợ. Nguồn thu từ chợ (ngoài thuế) sau khi chi trả các khoản chi phí cho các hoạt động quản lý phần còn lại để nâng cấp, mở rộng hoặc xây mới chợ.

2.2. Nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế:

Áp dụng các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển chợ theo quy định hiện hành của Trung ương, của tỉnh tại Quyết định số 52/2012/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2012 về việc quy định về phương thức đầu tư xây dựng chợ mới, nâng cấp, cải tạo chợ hạng 2, hạng 3 trên địa bàn tỉnh.

3. Cơ chế quản lý, chính sách phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị:

- Đề xuất các chính sách đầu tư, xây dựng, khai thác và quản lý hoạt động chợ trên địa bàn; quyết định xây dựng chợ mới và di dời các chợ cũ theo quy hoạch đã đề ra; kiểm tra, giám sát hoạt động chợ;

- Quản lý chợ trên các lĩnh vực: thuế, tài chính, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn phòng cháy, chữa cháy, trật tự công cộng trên khu vực chợ… bằng các văn bản, quy định của Nhà nước;

- Tạo lập môi trường và điều kiện về pháp lý, kinh tế, xã hội… cho hoạt động chợ; khuyến khích và hỗ trợ phát triển chợ; đảm bảo sự thống nhất phát triển giữa chợ với các loại hình thương mại khác; quản lý các đơn vị quản lý chợ.

4. Giải pháp về đất đai:

Căn cứ nhu cầu sử dụng đất theo yêu cầu quy hoạch, các sở, ngành liên quan và các địa phương tiến hành đồng bộ việc rà soát xây dựng bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020, xác lập quỹ đất (có dự phòng) phù hợp với tiêu chuẩn từng hạng chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trong quy hoạch để bảo đảm bố trí quỹ đất cho đầu tư phát triển, di dời, nâng cấp, mở rộng giai đoạn 2011 - 2020.

5. Giải pháp về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường:

- Khi tiến hành thiết kế và xây dựng mới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị hoặc cải tạo nâng cấp các chợ cũ, cần phải thực hiện các giải pháp kỹ thuật về phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường theo đúng các tiêu chuẩn, quy định hiện hành.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, bảo đảm việc thực hiện đầy đủ các yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định của Nhà nước về an toàn phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường theo các quy định hiện hành; đối với các chợ nông thôn, gắn với bộ tiêu chí chợ nông thôn mới;

- Triển khai phổ biến đầy đủ đến các Ban quản lý các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị các quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, môi trường;

- Rà soát, củng cố phương án phòng cháy, chữa cháy, kiểm tra thường xuyên việc tuân thủ, chấp hành các quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy; kiểm tra, chấn chỉnh nâng cấp hệ thống cấp nước cho công tác phòng cháy, chữa cháy, cấp nước sinh hoạt và hệ thống nước thải;

- Phân công trách nhiệm, phối hợp quản lý giữa các sở, ban, ngành, tổ chức và địa phương trong việc chỉ đạo, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường và an toàn cháy nổ;

- Giáo dục và tuyên truyền về phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường cho các hộ kinh doanh trong chợ, trung tâm thương mại, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác quản lý, tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường chợ trong toàn dân trên các phương tiện đại chúng.

6. Giải pháp về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm:

Tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương trong việc quản lý an toàn thực phẩm tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn đối với từng nhóm, mặt hàng theo trách nhiệm và phân cấp quản lý quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

7. Chính sách quản lý, khai thác cơ sở vật chất chợ:

- Áp dụng thống nhất theo quy định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính ph về Quản lý và phát triển chợ và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP; theo đó, cần cụ thể hóa phương thức khai thác cơ sở vật chất theo từng hạng chợ và theo chợ do ngân sách Nhà nước đầu tư và chợ do doanh nghiệp đầu tư;

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về chợ và thực hiện phân cấp quản lý Nhà nước về chợ trên đia bàn tỉnh. Trong đó, triển khai thực hiện các Quyết định số 56/2008/QĐ-UBND ngày 16/7/2008 của UBND tỉnh về Quy chế đấu thầu kinh doanh khai thác và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; Quyết định số 1198/QĐ-CTUBBT ngày 31/5/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình phát triển và quản lý chợ tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015 và Quyết định số 52/2012/QĐ-UBND ngày 06/12/2012 của UBND tỉnh về quy định phương thức đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo chợ hạng 2, hạng 3 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

8. Thực hiện việc chuyển đổi cơ chế quản lý, kinh doanh chợ:

- Triển khai cơ chế tổ chức đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ đối với các chợ hạng 1, chợ chuyên doanh đang hoạt động do Nhà nước quản lý thông qua sự điều hành của Ban Quản lý chợ;

- Thực hiện chuyển đổi mô hình Ban quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh và quản lý chợ;

- Đối với các chợ có Tổ quản lý đang hoạt động, từng bước chuyển sang mô hình đơn vị sự nghiệp có thu hoặc tổ chức đấu thầu quyền quản lý kinh doanh chợ. Đối với các chợ chưa có Ban, Tổ quản lý thì vận dụng các hình thức đấu thầu, giao cho cá nhân, tổ chức quản lý theo quy định.

9. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực:

Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ quản lý chợ cho công chức các Phòng Kinh tế, Kinh tế - Hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố, các Ban quản lý chợ và các cán bộ làm công tác quản lý chợ tại các xã, phường, thị trấn. Trong đó:

- Hàng năm, ngân sách Nhà nước bố trí kinh phí để bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, kinh doanh chợ, trung tâm thương mại và siêu thị;

- Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, kinh doanh chợ; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý chợ hiện có, bổ sung những cán bộ có phẩm chất đạo đức, có năng lực công tác;

- Xây dựng và triển khai một số mô hình quản lý chợ theo hướng văn minh, hiện đại trong giai đoạn 2012 - 2015. Rút kinh nghiệm triển khai diện rộng trong giai đoạn 2016 - 2020.

10. Giải pháp về quản lý đo lường trong thương mại bán lẻ:

Áp dụng thống nhất theo Quyết định số 07/2006/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc ban hành Quy định quản lý đo lường trong thương mại bán lẻ và tổ chức xây dựng mô hình trạm cân đối chứng tại các chợ trên địa bàn tỉnh, như sau:

- Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ quản lý đo lường cho cán bộ Phòng Kinh tế, Kinh tế - Hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố, Ban quản lý các chợ và cán bộ làm công tác quản lý chợ tại các xã, phường, thị trấn;

- Tất cả các phương tiện đo (cân, dung tích thông dụng…) được các hộ kinh doanh tại chợ, trung tâm thương mại trong quá trình sử dụng phải được kiểm tra, kiểm soát, được kiểm định và còn hiệu lực sử dụng;

- Thường xuyên theo dõi hoạt động đo lường trong giao dịch mua bán giữa hộ kinh doanh với người tiêu dùng;

- Từng hộ kinh doanh phải có trách nhiệm chấp hành Luật Đo lường, nghiêm cấm các hành vi gian lận về đo lường.

11. Giải pháp hỗ trợ tiểu thương kinh doanh tại chợ khi thực hiện di dời, giải tỏa chợ:

Ưu tiên cho tiểu thương kinh doanh tại chợ thuộc diện di dời, giải tỏa hoặc đầu tư xây dựng mới tại vị trí cũ được đăng ký địa điểm để kinh doanh tại chợ mới sau khi được xây xong và thực hiện các chính sách hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật.

V. Tổ chức thực hiện:

1. Phân công tổ chức quản lý, thực hiện:

1.1. Sở Công thương:

- Sau khi Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, có xét đến năm 2025 được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Sở Công thương tổ chức công bố công khai rộng rãi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia thực hiện quy hoạch. Đồng thời, giám sát việc thực hiện theo Quy hoạch gắn với các quy hoạch khác có liên quan và gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;

- Củng cố Ban Chỉ đạo phát triển chợ; tham mưu triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị theo lộ trình cụ thể trên địa bàn tỉnh;

- Trên cơ sở Đề án Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh, Sở Công thương căn cứ vào nhu cầu về đầu tư phát triển chợ tại một số địa phương, căn cứ vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đề ra lộ trình đầu tư phát triển cụ thể cho từng giai đoạn 2012 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020 cho phù hợp.

1.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Trong kế hoạch phân bổ vốn đầu tư hàng năm cho các ngành và địa phương cần có tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư hợp lý cho nhu cầu xây dựng các công trình chợ trên địa bàn tỉnh trong đó có đầu tư cho các công trình chợ nông thôn;

- Thông báo cụ thể nguồn vốn của ngân sách Nhà nước đầu tư phát triển các công trình chợ cho Sở Công thương để theo dõi việc thực hiện;

- Trên cơ sở các chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư vào địa phương theo các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, tiếp tục triển khai hướng dẫn chi tiết đối với từng loại hình trên từng địa bàn cụ thể.

1.3. Sở Xây dựng:

- Phối hợp với Sở Công thương và các cấp, các ngành có liên quan giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng chợ, trung tâm thương mại, siêu thị theo quy hoạch phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị và các quy hoạch khác có liên quan;

- Thực hiện quản lý về quy hoạch xây dựng, kiến trúc cảnh quan đô thị đối với tất cả các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị; xây dựng tiêu chí phù hợp đối với từng hạng chợ trên địa bàn tỉnh gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến năm 2020;

- Thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về quy hoạch xây dựng đối với dự án xây dựng chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

1.4. Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định về đơn giá thuê đất; giá đất tính thu tiền sử dụng đất đối với các chủ đầu tư dự án chợ, trung tâm thương mại, siêu thị tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

1.5. Sở Giao thông vận tải:

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất với Bộ Giao thông vận tải cấp phép đấu nối đối với các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên các tuyến quốc lộ. Cấp phép đấu nối các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên các tuyến tỉnh lộ;

- Phối hợp với các ngành và địa phương có giải pháp bảo đảm an toàn giao thông tại các khu vực chợ, trung tâm thương mại, siêu thị.

1.6. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Trên cơ sở quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị được duyệt, bố trí quỹ đất phù hợp để xây dựng chợ, trung tâm thương mại, siêu thị;

- Quản lý Nhà nước về môi trường đối với chất thải, xử lý chất thải ô nhiễm môi trường.

1.7. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Căn cứ quy hoạch chung của tỉnh, kế hoạch của các huyện, thị xã, thành phố phối hợp xây dựng kế hoạch phát triển các trạm cân đối chứng đặt tại các chợ, trung tâm thương mại cho phù hợp theo quy định;

- Hướng dẫn Phòng Kinh tế, Kinh tế - Hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý đo lường và cách thức xây dựng mô hình cân đối chứng;

- Đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý đo lường tại các địa phương, chợ, trung tâm thương mại, siêu thị;

- Chủ động phối hợp với các sở, ngành chức năng tổ chức công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra Nhà nước về đo lường;

- Tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định định kỳ, đột xuất các phương tiện đo cho các hộ kinh doanh, trạm cân đối chứng.

1.8. Công an tỉnh (Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ):

- Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy các dự án đầu tư xây dựng chợ; kiểm tra, giám sát việc duy trì thường xuyên công tác bảo đảm phòng cháy, chữa cháy và trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy của các chợ trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh mua bán;

- Tổ chức thường xuyên và theo định kỳ công tác huấn luyện về bảo đảm an toàn và kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy cho 100% cán bộ làm công tác quản lý chợ;

- Xây dựng và triển khai phương án phòng cháy, chữa cháy bảo đảm ứng phó kịp thời khi có xảy ra hỏa hoạn ở các chợ.

1.9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Phối hợp với Sở Công thương tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn; gắn với việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm và từng thời kỳ quy hoạch theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức triển khai và đề xuất các giải pháp để thu hút đầu tư xây dựng chợ theo lộ trình quy hoạch; gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới;

- Xây dựng mô hình tổ chức quản lý chợ; xây dựng cơ chế phối hợp giữa UBND huyện, thị xã, thành phố với Sở Công thương để quản lý các doanh nghiệp kinh doanh chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn.

1.10. Các Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh chợ trên địa bàn tỉnh:

Chấp hành các quy định trong Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, có xét đến năm 2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các quy định hiện hành khác về phát triển và quản lý chợ, trung tâm thương mại, siêu thị.

2. Lộ trình cụ thể thực hiện quy hoạch:

2.1. Giai đoạn 2012 - 2015: (xem Phụ lục 13).

a) Đầu tư nâng cấp, mở rộng công trình chợ: 16 chợ;

b) Giải tỏa, di dời, sắp xếp quy hoạch lại: 18 chợ;

c) Xây mới: 48 chợ;

d) Xây mới 02 trung tâm thương mại, 03 siêu thị.

2.2. Giai đoạn 2016 - 2020: (xem Phụ lục 14)

- Tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện Quy hoạch; rà soát kết quả thực hiện, tiến hành điều chỉnh Quy hoạch để bảo đảm thực hiện mục tiêu, định hướng đã đề ra, cụ thể:

a) Đầu tư nâng cấp, mở rộng công trình chợ: 20 chợ;

b) Giải tỏa, di dời, sắp xếp quy hoạch lại: 23 chợ;

c) Xây mới: 38 chợ;

d) Xây mới 03 trung tâm thương mại và 08 siêu thị.

- Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch; triển khai giải pháp ổn định mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn, đề xuất định hướng phát triển, quản lý cho thời kỳ sau năm 2020 đến 2025.

2.3. Giai đoạn 2021 - 2025: (xem phụ lục 15).

- Tiếp tục tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện Quy hoạch; rà soát kết quả thực hiện, tiến hành điều chỉnh Quy hoạch để bảo đảm thực hiện mục tiêu, định hướng đã đề ra, cụ thể:

a) Đầu tư nâng cấp, mở rộng công trình chợ: 05 chợ;

b) Xây mới: 11 chợ;

c) Xây mới: 04 siêu thị.

2.4. Một số trường hợp cụ thể cần tập trung đầu tư trong giai đoạn 2012 - 2015:

- Xây mới, nâng cấp mở rộng các chợ quá tải: chợ Phan Thiết, chợ Hàm Tiến, chợ Mũi Né, chợ Phú Thủy, chợ Chí Công, chợ Phan Rí Cửa, chợ Chợ Lầu, chợ Tân Nghĩa, chợ La Gi, chợ Võ Xu, chợ Lạc Tánh;

- Xây dựng mới để di dời các chợ ảnh hưởng tới an toàn giao thông: chợ Phú Long, chợ Sa Ra, chợ Hàm Minh, chợ Hàm Cường, chợ Bình Tân, chợ Thanh Hải, chợ Huy Khiêm, chợ Đồng Kho.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công thương, thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

 

CHỦ TỊCH




Lê Tiến Phương

 

 

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác