54272

Quyết định 59/2004/QĐ-BNV phê duyệt bản điều lệ sửa đổi của Liên đoàn Quần vợt Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

54272
LawNet .vn

Quyết định 59/2004/QĐ-BNV phê duyệt bản điều lệ sửa đổi của Liên đoàn Quần vợt Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu: 59/2004/QĐ-BNV Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ Người ký: Đặng Quốc Tiến
Ngày ban hành: 31/08/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 01/11/2004 Số công báo: 3-3
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 59/2004/QĐ-BNV
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
Người ký: Đặng Quốc Tiến
Ngày ban hành: 31/08/2004
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 01/11/2004
Số công báo: 3-3
Tình trạng: Đã biết

BỘ NỘI VỤ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 59/2004/QĐ-BNV

Hà Nội, ngày 31 tháng 08 năm 2004 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT BẢN ĐIỀU LỆ SỬA ĐỔI CỦA LIÊN ĐOÀN QUẦN VỢT VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày 20/5/1957 quy định về quyền lập Hội;

Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 45/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;

Xét đề nghị của Chủ tịch Liên đoàn Quần vợt Việt Nam và của Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt bản Điều lệ sửa đổi của Liên đoàn Quần vợt Việt Nam đã được Đại hội nhiệm kỳ 4 ngày 15/5/2004 của Liên đoàn thông qua.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Chủ tịch Liên đoàn Quần vợt Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

THỨ TRƯỞNG

 

 

Đặng Quốc Tiến

 

ĐIỀU LỆ LIÊN ĐOÀN QUẦN VỢT VIỆT NAM (Sửa đổi)

Chương I:

TÊN GỌI, TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH

Điều 1. Tên gọi: “Liên đoàn Quần vợt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” gọi tắt là “Liên đoàn Quần vợt Việt Nam” (LĐQVVN)

Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM TENNIS FEDERATION (viết tắt là VTF).

Điều 2. Liên đoàn Quần vợt Việt Nam là tổ chức xã hội tự nguyện của cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài, những người ham thích tập luyện môn quần vợt và những người nhiệt tình động viên, ủng hộ hoạt động của môn quần vợt. Liên đoàn Quần vợt Việt Nam là một bộ phận của phong trào Olympic Việt Nam, là thành viên của Liên đoàn Quần vợt Châu Á (ATF) và Liên đoàn Quần vợt thế giới (IFT); được thành lập theo Quyết định số 142-CT ngày 27/5/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và chịu sự quản lý Nhà nước của Ủy ban Thể dục thể thao.

Điều 3. Liên đoàn Quần vợt Việt Nam hoạt động với mục đích tuyên truyền, tổ chức và hướng dẫn quần chúng tham gia tập luyện và thi đấu, để rèn luyện sức khỏe, thể lực, nâng cao thành tích nhằm góp phần từng bước phát triển phong trào quần vợt Việt Nam tiến kịp trình độ khu vực và quốc tế. Tăng cường quan hệ và hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.

Điều 4. Liên đoàn Quần vợt Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu (cả dấu nổi) và tài khoản riêng tại Ngân hàng Việt Nam. Là đại diện duy nhất của cả nước trong tổ chức thể thao quốc tế.

Liên đoàn Quần vợt Việt Nam có biểu trưng riêng và được đăng ký tại cơ quan bảo hộ bản quyền nhà nước.

Trụ sở của Liên đoàn đặt tại Hà Nội.

Chương II:

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

Điều 5. Liên đoàn Quần vợt Việt Nam có những nhiệm vụ chủ yếu sau:

5.1. Tuyên truyền giáo dục quần chúng và Hội viên của Liên đoàn về đường lối, phương hướng phát triển sự nghiệp thể dục thể thao của Nhà nước, điều lệ của Liên đoàn Quần vợt Việt Nam. Hiến chương Olympic quốc tế và điều lệ hoạt động của Liên đoàn Quần vợt thế giới, Châu Á với tinh thần thể thao vì sức khỏe và hạnh phúc cho mọi người.

5.2. Khuyến khích, giúp đỡ việc tổ chức và phát triển các tổ chức quần vợt ở các địa phương, các ngành để xây dựng và phát triển môn quần vợt rộng rãi ở mọi trình độ, trong mọi đối tượng, chú trọng đặc biệt các đối tượng thanh thiếu niên, nhi đồng.

5.3. Phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước để hoàn thiện hệ thống thi đấu từ cơ sở đến toàn quốc. Điều hành các cuộc thi đấu trong nước và quốc tế. Ban hành thống nhất trong toàn quốc điều lệ thi đấu và các quy định có liên quan về quần vợt.

5.4. Đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước (Ủy ban Thể dục Thể thao) về:

Việc tuyển chọn vận động viên đội dự tuyển, đội tuyển quốc gia.

Góp phần hoàn thiện từng bước hệ thống huấn luyện, đào tạo tài năng quần vợt từ nhi đồng, thiếu niên đến đội tuyển.

Chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng trọng tài, huấn luyện viên, vận động viên.

Phong cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài hoặc giáng cấp khi họ vi phạm khuyết điểm.

Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ tập luyện và thi đấu.

5.5. Xây dựng và triển khai kế hoạch hợp tác quốc tế về quần vợt theo quy định nhiệm vụ.

5.6. Huy động các nguồn lực nhằm góp phần đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị dụng cụ cho quần vợt. Có kế hoạch thích hợp để thu hút nguồn tài trợ trong nước và nước ngoài. Tổ chức các hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật nhằm tạo nguồn kinh phí cho Liên đoàn.

5.7. Quan tâm và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tổ chức thành viên và hội viên trong Liên đoàn.

5.8. Nghiên cứu và đề xuất xây dựng từng bước quần vợt bán chuyên nghiệp và chuyên nghiệp ở Việt Nam.

Chương III:

TỔ CHỨC THÀNH VIÊN VÀ HỘI VIÊN

Điều 6. Tổ chức Liên đoàn Quần vợt tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các câu lạc bộ thừa nhận và chấp hành điều lệ của Liên đoàn, đóng niên liễm hàng năm và tham gia hoạt động đều có thể được công nhận là tổ chức thành viên chính thức của Liên đoàn Quần vợt Việt Nam.

Điều 7. Công dân Việt Nam nếu tán thành điều lệ, tự nguyện xin gia nhập, đóng niên liễm và sinh hoạt ở một tổ chức thành viên của Liên đoàn đều có thể được công nhận là hội viên của Liên đoàn Quần vợt Việt Nam.

Trường hợp đặc biệt, những người có nhiều công lao đóng góp cho phong trào quần vợt Việt Nam được Ban chấp hành xem xét để công nhận hội viên danh dự.

Điều 8. Thể thức gia nhập Liên đoàn Quần vợt Việt Nam bao gồm:

Đơn xin gia nhập Liên đoàn (theo mẫu).

Các giấy tờ cần thiết khác (quy định trong mẫu đơn).

Nộp lệ phí theo quy định.

Việc xem xét công nhận một tổ chức thành viên do Ban chấp hành Liên đoàn biểu quyết tại hội nghị thường kỳ hoặc hội nghị bất thường.

Điều 9. Nghĩa vụ và quyền lợi của tổ chức thành viên và hội viên

9.1. Nghĩa vụ:

Nghiêm chỉnh chấp hành điều lệ, nghị quyết, quy chế và các quy định của Liên đoàn.

Tích cực tham gia mọi hoạt động của Liên đoàn. Đóng góp có hiệu quả vào việc phát triển và nâng cao trình độ quần vợt Việt Nam.

Đóng niên liễm theo quy định.

Định kỳ báo cáo với Liên đoàn Quần vợt Việt Nam.

9.2. Quyền lợi:

Có quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo các cấp của Liên đoàn.

Được tham gia thảo luận đề xuất về các chủ trương, kế hoạch hoạt động của Liên đoàn.

Được khen thưởng khi có thành tích xuất sắc.

Được tạo mọi điều kiện thuận lợi để học tập, tập luyện và thi đấu quần vợt.

Được ưu tiên sử dụng các cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện, thi đấu của Liên đoàn.

Có quyền xin ra khỏi tổ chức Liên đoàn.

Hội viên danh dự được tham gia các kỳ họp của các tổ chức mà trước đó họ đã tham gia với tư cách tư vấn, không tham gia vào việc biểu quyết và bỏ phiếu.

Điều 10. Ra khỏi Liên đoàn

Trường hợp muốn ra khỏi Liên đoàn Quần vợt Việt Nam, các tổ chức thành viên, hội viên làm đơn gửi Ban chấp hành Liên đoàn xem xét và quyết định bằng văn bản.

Trước khi ra khỏi Liên đoàn, tổ chức thành viên, hội viên phải bàn giao công việc, cơ sở vật chất tài chính mà mình phụ trách cho các tổ chức, cá nhân thay thế.

Chương IV:

NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC

Điều 11. Nguyên tắc hoạt động

Liên đoàn Quần vợt Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện dân chủ, hiệp thương, quyết định theo đa số. Các cơ quan lãnh đạo của Liên doàn do đại hội từng cấp bầu cử theo hình thức bỏ phiếu kín.

Liên đoàn hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản trong khuôn khổ của pháp luật, điều lệ của Liên đoàn và các quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 12. Tổ chức của Liên đoàn

12.1. Liên đoàn Quần vợt Việt Nam

12.2. Liên đoàn Quần vợt tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

12.3. Câu lạc bộ quần vợt

Việc thành lập các Liên đoàn Quần vợt tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Liên đoàn Quần vợt tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do đại hội bầu ra Ban chấp hành; nhiệm kỳ hoạt động theo nhiệm kỳ của Liên đoàn Quần vợt Việt Nam. Ban chấp hành bầu ra Ban thường trực bao gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký để điều hành công việc của Liên đoàn.

Liên đoàn Quần vợt tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là thành viên của Liên đoàn Quần vợt Việt Nam phải thực hiện nghị quyết của đại hội đại biểu toàn quốc của Liên đoàn và chương trình hoạt động hàng năm của Ban chấp hành Liên đoàn Quần vợt Việt Nam.

Điều 14. Đại hội đại biểu toàn quốc

Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan quyền lực cao nhất của Liên đoàn, được tổ chức 5 năm một lần do Ban chấp hành triệu tập đại hội: trường hợp có 2/3 số Ủy viên chính thức yêu cầu thì Ban chấp hành triệu tập đại hội bất thường. Số lượng đại biểu dự đại hội do Ban chấp hành quy định. Đại hội phải có ít nhất quá nửa số đại biểu triệu tập mới có giá trị.

Nhiệm vụ của đại hội Liên đoàn Quần vợt Việt Nam:

14.1. Thông qua báo cáo nhiệm kỳ công tác của Liên đoàn và tài chính của nhiệm kỳ trước.

14.2. Quyết định phương hướng nhiệm vụ, đề án hoạt động của Liên đoàn nhiệm kỳ tới.

14.3. Sửa đổi hoặc bổ sung điều lệ (nếu có).

14.4. Bầu Ban chấp hành của Liên đoàn.

14.5. Thông qua nghị quyết, thẩm tra và quyết định những vấn đề lớn về kinh tế, tài chính.

Điều 15. Ban chấp hành Liên đoàn do đại hội bầu ra, là cơ quan lãnh đạo giữa hai nhiệm kỳ đại hội. Số lượng ban chấp hành là do đại hội Liên đoàn Quần vợt Việt Nam quyết định. Trong nhiệm kỳ, tùy theo yêu cầu phát triển thành viên. Ban chấp hành có thể được bổ sung hoặc thay thế nhưng không quá 1/3 số lượng Ban chấp hành. Việc bổ sung hoặc miễn nhiệm ủy viên Ban chấp hành phải đưa ra trong hội nghị thường kỳ hoặc bất thường của Ban chấp hành, thông qua bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Trong trường hợp ủy viên Ban chấp hành nếu không tham dự hai cuộc họp thường kỳ hàng năm mà không có lý do chính đáng, mặc nhiên bị xóa tên khỏi Ban chấp hành Liên đoàn.

Ban chấp hành Liên đoàn Quần vợt Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn:

15.1. Bầu Ban thường vụ Liên đoàn gồm: Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Tổng thư ký, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban kiểm tra, Ủy viên thường vụ và cử các trưởng ban chức năng của Liên đoàn.

15.2. Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo việc thực hiện nghị quyết của đại hội. Thực hiện các nhiệm vụ ở Điều 5.

15.3. Triệu tập và tổ chức hội nghị thường kỳ hàng năm của Ban chấp hành.

Trong trường hợp 2/3 số Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn yêu cầu sẽ triệu tập hội nghị bất thường.

15.4. Hỗ trợ việc phát triển phong trào quần vợt và xây dựng hệ thống thi đấu quần vợt cơ sở.

15.5. Phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước về thể dục thể thao để tổ chức, chỉ đạo các cuộc thi đấu trong nước và quốc tế tại Việt Nam.

15.6. Quyết định kế hoạch tài chính của Liên đoàn.

15.7. Quy định tiền gia nhập Liên đoàn và tiền niên liễm.

15.8. Tìm kiếm các giải pháp thu hút nguồn tài trợ trong nước và ngoài nước.

15.9. Quyết định về khen thưởng và kỷ luật đối với tổ chức thành viên, hội viên.

Điều 16. Ban thường vụ Liên đoàn

Ban thường vụ do Ban chấp hành bầu ra theo nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín. Ban thường vụ 6 tháng họp một lần. Các cuộc họp bất thường có thể được triệu tập theo yêu cầu của Chủ tịch Liên đoàn.

Giữa nhiệm kỳ đại hội tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm Ban thường vụ, cần thiết có thể thay đổi nhân sự để Ban thường vụ hoàn tất công việc được tốt hơn.

Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thường vụ Liên đoàn:

17.1. Điều hành các công việc thường xuyên để thực hiện nghị quyết đại hội và nghị quyết các kỳ họp Ban chấp hành.

17.2. Chuẩn bị nội dung, tổ chức các hội nghị Ban chấp hành thường kỳ và bất thường.

17.3. Quyết định những công việc khẩn cấp của Liên đoàn.

17.4. Căn cứ nghị quyết đại hội của Ban chấp hành đề ra chương trình công tác ngắn hạn, dài hạn.

Điều 18. Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký và Trưởng ban kiểm tra:

18.1. Chủ tịch Liên đoàn có quyền hạn và nhiệm vụ:

Đại diện pháp nhân của Liên đoàn trước pháp luật.

Tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đại hội, của Hội nghị đại biểu và các quyết định của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ.

Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Ban chấp hành Liên đoàn.

Bổ nhiệm nhân sự Văn phòng, Liên đoàn và các tổ chức khác do Liên đoàn thành lập.

Chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành và toàn thể hội viên về các hoạt động của Liên đoàn.

18.2. Các Phó Chủ tịch là người giúp việc của Chủ tịch, được Chủ tịch phân công giải quyết từng vấn đề cụ thể và được ủy quyền điều hành công việc của Ban chấp hành khi Chủ tịch vắng mặt.

18.3. Tổng thư ký là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Văn phòng Liên đoàn, chuẩn bị nội dung các kỳ sinh hoạt Ban Chấp hành và Ban Thường vụ, định kỳ báo cáo cho Ban thường vụ và Ban Chấp hành về các hoạt động của Liên đoàn, lập báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của Ban chấp hành Trung ương Liên đoàn, quản lý tài sản và tài chính của Liên đoàn, chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành và trước pháp luật về các hoạt động của Văn phòng Liên đoàn.

Giúp việc Tổng thư ký có Phó Tổng thư ký (nếu cần).

18.4. Ban Kiểm tra:

a) Trưởng Ban kiểm tra Liên đoàn do Ban chấp hành liên đoàn bầu trong số ủy viên Ban chấp hành. Số lượng uỷ viên Ban kiểm tra do Ban chấp hành quyết định.

b) Ban kiểm tra Liên đoàn có nhiệm vụ giúp Ban thường vụ kiểm tra việc chấp hành Điều lệ của Liên đoàn, việc thực hiện các Nghị quyết của Đại hội và của Ban chấp hành Liên đoàn cũng như các chủ trương của Ban thường vụ.

c) Ban kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra hội viên trong các hoạt động để biểu dương khen thưởng, đồng thời phát hiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật để kịp thời chấn chỉnh.

d) Kiểm tra các hoạt động kinh tế, tài chính của Liên đoàn và các tổ chức trực thuộc Liên đoàn, xem xét và giải quyết các đơn khiếu tố.

Điều 19. Tổ chức bộ máy của Liên đoàn Quần vợt Việt Nam:

19.1. Văn phòng Liên đoàn là tổ chức hành chính chuyên trách của Liên đoàn, là bộ phận thường trực giúp Ban thường vụ, Ban chấp hành điều hành công việc hàng ngày.

19.2. Các ban chức năng: Ban huấn luyện – đào tạo và nghiên cứu khoa học, ban phát triển phong trào và tổ chức thi đấu, Ban vận động tài trợ – tài chính, Ban kiểm tra và Ban tuyên truyền và hợp tác quốc tế.

Chương V:

TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN

Điều 20. Tất cả các tài sản, tài chính của Liên đoàn đều được quản lý thống nhất theo quy chế hiện hành của Nhà nước, các quy định cụ thể của Ban chấp hành Liên đoàn được báo cáo công khai trong các kỳ họp.

Ban thường vụ và trưởng ban vận động tài trợ – tài chính của Liên đoàn chịu trách nhiệm chính về các khoản thu, chi, quyết toán.

Điều 21. Nguồn thu tài chính của Liên đoàn:

21.1. Lệ phí, niên liễm của các tổ chức thành viên, hội viên.

21.2. Tiền, hiện vật ủng hội của các thành viên trong và ngoài Liên đoàn.

21.3. Tiền hỗ trợ của cơ quan quản lý Nhà nước về thể dục thể thao.

21.4. Tiền thu từ hoạt động kinh tế, dịch vụ, sản xuất, thi đấu, bán bản quyền, bán sách, báo, tiếp thị, quảng cáo theo quy định của pháp luật.

21.5. Tiền tài trợ của các tổ chức kinh tế, xã hội các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

21.6. Tiền và dụng cụ hỗ trợ của các tổ chức thể thao quốc tế.

Điều 22. Những khoản chi chủ yếu của Liên đoàn:

22.1. Các chi phí cho hoạt động hành chính của văn phòng.

22.2 Hoạt động của đại hội, của Ban chấp hành.

22.3. Bồi dưỡng nghiệp vụ

22.4. Tổ chức thi đấu và khen thưởng.

22.5. Xây dựng và tu bổ cơ sở vật chất kỹ thuật.

22.6. Cấp vốn sản xuất, dịch vụ.

22.7. Công tác tuyên truyền, giáo dục.

22.8. Trả lương, phụ cấp, thù lao, bảo hiểm và trợ cấp khó khăn.

22.9. Các hoạt động quốc tế.

22.10. Các khoản chi khác.

Chương VI:

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 23. Các tổ chức thành viên và hội viên thuộc Liên đoàn Quần vợt Việt Nam có thành tích xuất sắc trong công tác được Liên đoàn khen thưởng. Trường hợp đặc biệt, Liên đoàn đề nghị Ủy ban Thể dục Thể thao và Nhà nước khen thưởng.

Điều 24. Các tổ chức thành viên và hội viên thuộc Liên đoàn Quần vợt Việt Nam vi phạm điều lệ và các quy định làm tổn thương đến uy tín, danh dự của Liên đoàn, tùy theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật.

Điều 25. Các tổ chức thành viên và hội viên nếu vi phạm pháp luật của Nhà nước thì phải chịu xử phạt theo quy định của pháp luật.

Chương VII:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 26. Mọi tổ chức thành viên và hội viên của Liên đoàn Quần vợt Việt Nam có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh những quy định trong điều lệ này.

Điều 27. Chỉ có đại hội đại biểu toàn quốc mới có quyền sửa đổi hoặc bổ sung điều lệ.

Điều 28. Điều lệ này gồm VII chương, 28 điều đã được đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV thông qua ngày 15 tháng 5 năm 2004.

Điều lệ chỉ có hiệu lực ban hành khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt./.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác