Quyết định 5848/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án “Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành của thành phố Hà Nội”
Quyết định 5848/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án “Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành của thành phố Hà Nội”
Số hiệu: | 5848/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội | Người ký: | Nguyễn Đức Chung |
Ngày ban hành: | 23/08/2017 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 5848/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội |
Người ký: | Nguyễn Đức Chung |
Ngày ban hành: | 23/08/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5848/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 23 tháng 8 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định số 66/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh bảo vệ và kiểm dịch thực vật, giống cây trồng, vật nuôi, động vật rừng thông thường, chăn nuôi, thủy sản, thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều kiện về đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương;
Căn cứ Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 09/5/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định phân công trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 2912/TTr-SCT ngày 12/6/2017 và văn bản số 3389/TTr-SCT ngày 10/7/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành của thành phố Hà Nội” (Đề án kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành: Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Công an Thành phố, Cục Hải quan thành phố Hà Nội, Cục Thuế thành phố Hà Nội, Ban Thi đua khen thưởng thành phố Hà Nội, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố, Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh thành phố Hà Nội; Chủ tịch UBND các quận, các phường; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
“THÍ ĐIỂM QUẢN LÝ CÁC CỬA HÀNG KINH DOANH TRÁI CÂY TRÊN ĐỊA BÀN CÁC QUẬN
NỘI THÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 5848/QĐ-UBND ngày 23/8/2017 của UBND thành phố Hà Nội)
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật An toàn thực phẩm (ATTP) ban hành ngày 17/6/2010 đã quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và điều kiện đảm bảo ATTP đối với thực phẩm; hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm, phân tích thực phẩm; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về ATTP; thông tin, giáo dục, truyền thông và trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP... Bên cạnh đó, một số luật liên quan như Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp... đã góp phần hình thành và hoàn thiện khung pháp lý tương đối toàn diện trong việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo điều kiện ATTP.
Cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Hà Nội đang xây dựng môi trường kinh doanh thương mại văn minh, hiện đại. Mức sống, thu nhập và nhận thức của người dân đối với ATTP ngày càng cao; yêu cầu tiêu dùng sản phẩm thực phẩm an toàn ngày càng lớn. Đối với sản phẩm trái cây, nhu cầu tiêu thụ của người dân Thành phố khoảng 52.000 tấn/tháng; trong khi đó, khả năng sản xuất trên địa bàn chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu; Do đó, hàng tháng lượng trái cây phải nhập khẩu từ nước ngoài khoảng 7.800 tấn (15%) và nhập từ các tỉnh, thành cả nước khoảng 34.840 tấn. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trái cây của người Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng còn tồn tại những hình thức nhỏ lẻ, manh mún, chạy theo lợi ích trước mắt; công tác quản lý và kiểm soát kinh doanh trái cây gặp nhiều khó khăn, bất cập.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có nhiều loại hình kinh doanh trái cây: trong các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng trên đường phố, các chợ đầu mối, chợ dân sinh, số lượng các điểm bán hàng nhiều, chủng loại trái cây đa dạng, phong phú từ các vùng miền, quốc gia khác nhau bước đầu đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân... Tuy nhiên, tình trạng sử dụng hóa chất quá liều lượng, hóa chất cấm, chất kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật không thuộc danh mục được phép sử dụng nhằm rút ngắn thời gian sản xuất, kéo dài thời gian sử dụng, tạo ra sản phẩm bắt mắt, tươi lâu, có nguy cơ gây hại cho sức khỏe người sử dụng ngày càng phổ biến. Mặt khác, thói quen dễ dãi trong mua bán của một bộ phận nhân dân làm xuất hiện loại hình kinh doanh trái cây lấn chiếm lòng đường, vỉa hè... ảnh hưởng xấu đến mỹ quan đô thị và an toàn giao thông, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý và kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trước thực trạng trên, việc đưa ra các giải pháp quản lý đối với hoạt động kinh doanh thực phẩm nói chung và tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, văn minh, trật tự đô thị, tạo niềm tin cho người tiêu dùng Thủ đô là rất cần thiết và cấp bách.
Việc xây dựng và thực hiện “Đề án thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành của thành phố Hà Nội” nhằm góp phần triển khai hiệu quả Chỉ thị số 08/CT-TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề ATTP trong tình hình mới; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP; Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 27/10/2016 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với vấn đề ATTP trong tình hình mới trên địa bàn Hà Nội; Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 29/3/2012 của UBND thành phố Hà Nội triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia ATTP giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030.
Phạm vi, đối tượng của Đề án là hoạt động kinh doanh và quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây tại các quận nội thành, các tổ chức, cá nhân kinh doanh trái cây và các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác quản lý hoạt động kinh doanh trái cây của thành phố Hà Nội.
Đề án được xây dựng trên các cơ sở pháp lý:
- Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21/11/2007;
- Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 25/11/2013;
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/6/2015;
- Luật Thủ đô ngày 21/11/2012;
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 quy định chi tiết một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, giống cây trồng, vật nuôi, động vật rừng thông thường, chăn nuôi, thủy sản, thực phẩm (sau đây gọi là Nghị định 66);
- Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều kiện về đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương (sau đây gọi là Nghị định 77);
- Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNN&PTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công phối hợp trong quản lý nhà nước về ATTP;
- Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện ATTP;
- Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không đảm bảo an toàn;
- Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNN&PTNT-BCT của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn.
- Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014 của Bộ Công Thương về quy định cấp, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;
- Thông tư số 27/2016/TT-BCT ngày 05/12/2016 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
- Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 09/5/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định phân công trách nhiệm quản lý về ATTP trên địa bàn thành phố Hà Nội (sau đây gọi là Quyết định 16);
- Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 29/3/2012 của UBND thành phố Hà Nội về “Triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia ATTP giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030”;
- Quyết định số 2582/QĐ-UBND ngày 05/6/2015 của UBND thành phố Hà Nội về phân công, phân cấp nhiệm vụ quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội (sau đây gọi là Quyết định 2582);
- Quyết định số 3075/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/7/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành hướng dẫn xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.
- Kế hoạch số 225/KH-UBND ngày 09/12/2016 của UBND thành phố Hà Nội triển khai Chỉ thị số 10-CT/TU của Thành ủy Hà Nội “Về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với vấn đề ATTP trong tình hình mới trên địa bàn Hà Nội”.
I. Thực trạng hoạt động kinh doanh trái cây trên địa bàn Thành phố
1.1 Hoạt động kinh doanh tại chợ đầu mối
a) Thực trạng
Thành phố Hà Nội hiện có 02 chợ đầu mối và 05 chợ hoạt động với tính chất đầu mối. Trong đó, hoạt động kinh doanh rau, củ, quả, trái cây, nông sản chủ yếu tập trung tại 03 chợ, cụ thể:
- Chợ đầu mối phía Nam chuyên kinh doanh rau, củ, quả, trái cây các loại tại Khu đô thị Đền Lừ, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai do Trung tâm Kinh doanh, khai thác chợ đầu mối phía Nam thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội quản lý. Diện tích khoảng 45.000 m2; tổng số 468 hộ kinh doanh; trong đó có 41 hộ kinh doanh trái cây.
Trái cây bán trong chợ chủ yếu được chuyển về từ các tỉnh Hưng Yên, Hà Nam và các tỉnh phía Nam. Lượng hàng hóa lưu chuyển khoảng 05 tấn trái cây bán lẻ tại chợ và khoảng 150 tấn trái cây san mạn, hạ tải tại chợ để lưu chuyển về chợ Long Biên và các chợ khác.
- Chợ đầu mối Minh Khai chuyên kinh doanh rau, củ, quả và thịt gia súc, gia cầm tại phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm do Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội quản lý. Diện tích: 30.000m2; Tổng số 400 hộ kinh doanh; trong đó có 10 hộ kinh doanh trái cây.
Trái cây bán trong chợ được chuyển về từ các huyện: Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Ba Vì, Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn - Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc. Lượng hàng hóa lưu chuyển qua chợ khoảng 55 tấn trái cây/ngày.
- Chợ Long Biên tại phường Phúc Xá, quận Ba Đình, là chợ hạng 2 đang hoạt động mang tính chất như chợ đầu mối rau, củ, quả, trái cây do Ban quản lý chợ Long Biên quản lý. Diện tích: 27.370m2; Tổng số 627 hộ kinh doanh; trong đó có 296 hộ kinh doanh trái cây.
Trái cây bán trong chợ có nguồn gốc nhập khẩu từ nước ngoài, các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc Bộ, chợ đầu mối phía Nam và các tỉnh phía Nam...; Lượng hàng hóa lưu chuyển qua chợ khoảng 150-200 tấn trái cây/ngày.
Nhìn chung, các chợ đầu mối luôn là kênh phân phối nông sản quy mô lớn; nơi tập trung, tích tụ, phát luồng nông sản nói chung và trái cây nói riêng đến các kênh tiêu thụ nhỏ lẻ hơn nằm sâu trong nội thành, khu vực đông dân cư. Do Hà Nội đang chuẩn bị triển khai đầu tư xây dựng mới các chợ đầu mối nông sản tổng hợp (quy mô trung bình 50ha/chợ) tại các vị trí cửa ngõ giao thông theo quy hoạch nên hoạt động của các chợ nêu trên vẫn duy trì ở quy mô nhỏ (trung bình 03 ha/chợ), chưa phát huy triệt để chức năng đầu mối tập trung, thu hút đa dạng chủng loại, nguồn trái cây cung cấp cho thị trường Hà Nội, trong khi nhu cầu tiêu thụ trái cây của Hà Nội luôn ở mức cao.
b) Hạn chế, tồn tại
- Lượng trái cây vận chuyển từ các nơi khác về không được bố trí đủ vị trí, diện tích để san mạn tại chợ, nên các hộ kinh doanh đã tự ý mở các điểm tập kết, gây mất trật tự, an toàn giao thông xung quanh khu vực chợ mỗi khi nhập hàng.
- Ngoại trừ số lượng ít trái cây có giá trị cao, có chỉ dẫn địa lý rõ ràng, có thương hiệu riêng được bao gói chuyên nghiệp, bảo quản cẩn thận từ khâu thu hoạch đến khâu tiêu thụ tại chợ đầu mối; phần lớn trái cây kinh doanh được chứa đựng, bày bán bởi các dụng cụ (thùng xốp, giấy, gỗ...) sơ sài, thô sơ. Điều này làm giảm giá trị mặt hàng trái cây, tăng nguy cơ lây nhiễm, gây mất ATTP; khiến cho chợ đầu mối của Hà Nội chỉ thuần túy là địa điểm tập kết trái cây chờ tiêu thụ, bán lẻ trong nội thành và đưa đi một số tỉnh lân cận, chưa thể đảm đương vai trò, địa điểm trung chuyển hay điểm thông quan xuất khẩu trái cây.
- Tuyến vận chuyển trái cây đến chợ đầu mối tiêu thụ chủ yếu là đường bộ, chưa, thu hút được nhiều nguồn, hàng trái cây nhập khẩu, vận chuyển bằng đường không, đường sắt; điều kiện kết cấu hạ tầng chợ còn sơ sài, lạc hậu, chưa có đủ kho lạnh đáp ứng yêu cầu bảo quản, mặt bằng chật hẹp.
- Chưa có cơ chế quản lý hữu hiệu về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng trái cây kinh doanh tại chợ; năng lực của đơn vị quản lý chợ còn yếu kém; phương thức quản lý lạc hậu; cả chủ thể quản lý và người kinh doanh đều tập trung tìm kiếm lợi nhuận mà chưa quan tâm đến việc tuân thủ các quy định pháp luật về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, ATTP; chưa bảo đảm, duy trì, tuân thủ điều kiện ATTP đối với mặt hàng trái cây kinh doanh; thậm chí còn có các hành vi gian lận nguồn gốc hàng hóa.
- Các chợ đầu mối có tính chất hoạt động thường xuyên, liên tục, cả ngày lẫn đêm, tuy nhiên công tác quản lý nhà nước về: thuế, môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ chưa đáp ứng yêu cầu.
1.2 Hoạt động kinh doanh tại chợ dân sinh
a) Thực trạng
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 454 chợ. Cụ thể:
- Phân theo hạng chợ: 15 chợ hạng 1; 65 chợ hạng 2; 311 chợ hạng 3 và 63 chợ chưa phân hạng;
- Chia theo khu vực: có 160 chợ thành thị, 294 chợ nông thôn;
- Chia theo mô hình quản lý: 55 chợ do Ban quản lý chợ quản lý; 239 chợ do Tổ quản lý chợ quản lý hoặc UBND xã, phường, thị trấn quản lý; 102 chợ do doanh nghiệp, quản lý; 58 chợ do Hợp tác xã quản lý.
Tại 160 chợ dân sinh của các quận nội thành của Hà Nội, hoạt động kinh doanh trái cây đều là bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng; được bố trí chủ yếu ở phía ngoài cổng chợ hoặc mặt ngoài chợ tiếp giáp với đường giao thông, nhằm tạo thuận lợi cho việc mua bán trái cây.
b) Hạn chế, tồn tại
Ngoài những hạn chế tương tự như ở chợ đầu mối, hoạt động kinh doanh trái cây tại chợ dân sinh còn những hạn chế, tồn tại sau:
- Đa số các chợ hoạt động lâu năm, kết cấu hạ tầng xuống cấp; một bộ phận chợ chưa phê duyệt nội quy, phương án sắp xếp ngành hàng hoặc các hộ kinh doanh lấn chiếm diện tích chung để bán hàng dẫn đến không đảm bảo môi trường, phòng chống cháy nổ và an toàn thực phẩm.
- Quy mô kinh doanh trái cây nhỏ lẻ; thiết bị, dụng cụ bày bán thô sơ.
- Các hộ kinh doanh trái cây trong chợ dân sinh ngày càng phải cạnh tranh gay gắt với các cá nhân bán rong, bán dạo trái cây tụ tập trái phép xung quanh khu vực chợ.
- Bên cạnh nguồn cung cấp từ các chợ đầu mối, trái cây tiêu thụ tại các chợ dân sinh còn do chủ kinh doanh quầy hàng thu mua của người trực tiếp trồng trọt, thu hoạch trái cây; do đó công tác kiểm soát, truy xuất nguồn gốc trái cây tiêu thụ tại chợ gặp nhiều khó khăn.
1.3. Hoạt động kinh doanh tại trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh
Trên địa bàn Thành phố hiện có 22 trung tâm thương mại và 122 siêu thị; trong đó có: 19 trung tâm thương mại và 97 siêu thị kinh doanh tổng hợp có kinh doanh trái cây.
Các trung tâm thương mại, siêu thị kinh doanh trái cây được bố trí phân khu riêng biệt bày bán sản phẩm với nhiều chủng loại phong phú, có đầy đủ các trang thiết bị đảm bảo ATTP như: kho, tủ bảo quản, giá, kệ trưng bày trái cây. Người quản lý và người bán hàng định kỳ khám sức khỏe và được cấp giấy xác nhận kiến thức ATTP. Sản phẩm trái cây có hồ sơ chứng minh nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Các đơn vị kinh doanh trái cây có sản lượng lớn là Metro, Big C, Nhất Nam (hệ thống siêu thị Fivimart), Vinmart, Citimart, Intimex, Hapro, Lan Chi... với lượng tiêu thụ trái cây bình quân 5 tấn/tháng/siêu thị.
Bên cạnh các trung tâm thương mại, siêu thị, Hà Nội có hệ thống khoảng 572 cửa hàng tiện lợi, chuyên doanh trái cây đã được Thành phố cấp đăng ký kinh doanh và xác nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Các mô hình cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh trái cây phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, bước đầu đã tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng. Trái cây bán tại hệ thống cửa hàng này đảm bảo rõ nguồn gốc xuất xứ, chủng loại phong phú, trang bị đầy đủ tủ, kệ, giá trưng bày trái cây. Người quản lý và người bán hàng định kỳ khám sức khỏe và được cấp giấy xác nhận kiến thức ATTP.
1.4. Hoạt động kinh doanh tại các cửa hàng trên các tuyến phố, khu dân cư
Theo số liệu khảo sát sơ bộ của Sở Công Thương vào tháng 6/2017, hiện có 175 tổ chức và trên 300 cá nhân hoạt động kinh doanh trái cây tại các cửa hàng trên các tuyến phố và khu dân cư trên địa bàn 12 quận của Hà Nội (ngoài hệ thống 572 cửa hàng tiện lợi và cửa hàng chuyên doanh đã được cấp phép hoạt động nêu trên), cụ thể:
- Hình thức kinh doanh: Bán buôn 10 cửa hàng, chiếm 2,1%; bán lẻ: 465 cửa hàng, quầy hàng chiếm 97,9%.
- Mặt bằng kinh doanh: Cơ bản là thuê và của gia đình.
- Mức độ đầu tư trang thiết bị phục vụ kinh doanh: Khoảng 30% các cửa hàng có tủ bảo quản trái cây; 50% cửa hàng có giá, kệ bày trái cây; còn lại cơ bản dùng sạp bày bán trái cây; hầu hết các cửa hàng không có biển hiệu.
- Người bán trái cây cơ bản chưa có đầy đủ kiến thức đảm bảo ATTP trong kinh doanh cũng như bảo quản trái cây....
1.5. Hoạt động kinh doanh trên vỉa hè, lòng đường
Hiện nay còn tồn tại một số loại hình bày bán trái cây trên vỉa hè, dưới lòng đường, trên xe máy, xe đạp hoặc tại các khu đất công (dưới dạng các gian hàng lợp tạm, dựng ô tạm)...Hoạt động này đang là kênh phân phối đáp ứng được nhu cầu “tiện lợi” cho người tiêu dùng; tạo công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động ở các tỉnh về Hà Nội. Tuy nhiên, do không có điều kiện bảo quản nên các loại trái cây này thường được sử dụng các hóa chất cấm để duy trì độ tươi lâu, ít bị thối... ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Đây là loại hình kinh doanh vi phạm các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh, quản lý trật tự đô thị và ATTP.
II. Thực trạng công tác quản lý hoạt động kinh doanh trái cây trên địa bàn Thành phố
2.1. Phân công, phân cấp quản lý trên địa bàn Thành phố
- Phân công, phối hợp quản lý nhà nước; phối hợp trong việc thanh tra, kiểm tra liên ngành ATTP theo Điều 3, 5, 6, 7, 8 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT của Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công Thương về việc hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về ATTP; Điều 19, Điều 24 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP, theo đó cơ quan nào cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP thì cơ quan đó có trách nhiệm quản lý và thanh tra, kiểm tra; Phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về ATTP theo Điều 52 và Điều 53 Luật ATTP; Thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP theo Điều 56, 57, 58, 59, 60 Luật ATTP.
- Các cơ sở không có giấy đăng ký kinh doanh thực phẩm; cơ sở nhỏ lẻ có giấy đăng ký kinh doanh thực phẩm nhưng thuộc diện không phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP thì thực hiện ký cam kết bảo đảm ATTP theo quy định của các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và UBND Thành phố.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý hoạt động kinh doanh trái cây tại chợ đầu mối và tại các cửa hàng chuyên doanh trên địa bàn (trừ chợ dân sinh). Sở Công Thương quản lý hoạt động kinh doanh trái cây tại siêu thị, trung tâm thương mại và doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm tổng hợp trong đó có trái cây (bao gồm cả sơ chế trái cây) và các doanh nghiệp kinh doanh trái cây trong chợ (trừ chợ đầu mối).
- Trách nhiệm cụ thể của các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương; UBND cấp quận, UBND cấp phường thực hiện các nhiệm vụ xác nhận kiến thức ATTP, cấp chứng nhận đủ điều kiện ATTP, xác nhận cam kết đảm bảo ATTP và công tác quản lý, thanh kiểm tra cụ thể đối với hoạt động kinh doanh trái cây thực hiện theo quy định tại Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 09/5/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định phân công trách nhiệm quản lý về ATTP trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 2582/QĐ-UBND ngày 05/6/2015 của UBND thành phố Hà Nội về phân công, phân cấp nhiệm vụ quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội.
2.2. Kết quả thanh tra, kiểm tra về ATTP của Thành phố
- Năm 2016, các ngành, các cấp của UBND Thành phố đã kiểm tra 102.644 lượt cơ sở, phát hiện 16.521 cơ sở vi phạm ATTP, phạt tiền 4.985 cơ sở với số tiền phạt 28.136.520.000 đồng. Chuyển điều tra, quyết định khởi tố 04 vụ; tiêu hủy nhiều sản phẩm không đảm bảo ATTP; thành lập đường dây nóng ATTP các tuyến; xử lý 40 thông tin báo nêu về mất ATTP. Triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành về ATTP tại 3.536 cơ sở trên địa bàn 5 quận, huyện và 10 xã, phường: Đã phát hiện 1.236 cơ sở vi phạm (chiếm 35%), xử lý 786 cơ sở, trong đó phạt tiền 371 cơ sở với số tiền phạt 1.161.900.000 đồng
- Quý I/2017, toàn Thành phố có 750 đoàn thanh, kiểm tra (20 đoàn cấp Thành phố, 730 đoàn cấp huyện, xã). Qua kiểm tra, thanh tra 38.102 cơ sở, phát hiện 6.784 cơ sở vi phạm ATTP, xử lý 6.249 cơ sở, trong đó phạt tiền 1.758 cơ sở với tổng số tiền phạt 10.000.673.000 đồng; hủy nhiều sản phẩm không đảm bảo ATTP trị giá 1.361.460.000 đồng (cùng kỳ 2016 là 45.450.000 đồng).
- Kết quả sử dụng xe kiểm nghiệm nhanh từ tháng 11/2016 đến hết ngày 15/3/2017: Đã xét nghiệm 490 mẫu; trong đó kết quả xét nghiệm các sản phẩm trái cây như sau:
+ Kết quả xét nghiệm nhanh: 06 mẫu dương tính với dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật.
+ Số mẫu làm kiểm nghiệm lại tại phòng xét nghiệm: Không có mẫu dương tính với dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật; 06 mẫu có dư lượng Nitrat vượt quá giới hạn cho phép gồm các loại: Lê, nho, cam xanh, xoài xanh; 05 mẫu táo Trung Quốc có phát hiện, nghi vấn dư lượng thuốc trừ sâu gửi cơ quan giám định chất lượng để có kết quả làm căn cứ xử lý theo đúng quy định pháp luật.
- 06 tháng đầu năm 2017, Chi cục quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra, xử lý: 1418 vụ vi phạm ATTP; phạt hành chính 5,65 tỷ đồng; Kiểm tra nhanh chất lượng thực phẩm bằng xe kiểm nghiệm nhanh: 58 vụ (xử lý 09 vụ), Lấy mẫu kiểm nghiệm 38 mẫu rau và trái cây trong các chợ; xử lý 34 vụ, phạt hành chính 47,7 triệu, hàng vi phạm 30,9 triệu.
Các hành vi vi phạm chủ yếu gồm: Sử dụng người lao động không khám sức khỏe định kỳ, không tập huấn kiến thức ATTP; không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định hoặc sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP đã hết hạn; Kinh doanh thực phẩm đã hết hạn sử dụng.
2.3. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
- Hà Nội có địa bàn rộng, nhu cầu tiêu thụ về trái cây lớn trong khi lượng trái cây sản xuất trên địa bàn chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu. Lượng lớn trái cây nhập về Hà Nội được vận chuyển bằng nhiều phương tiện, phương thức khác nhau dẫn đến việc quản lý, kiểm soát trái cây vào Hà Nội gặp nhiều khó khăn và còn hạn chế, bất cập, nhất là sự phối hợp của các lực lượng chức năng.
- Theo quy định của pháp luật hiện hành, các sản phẩm trái cây tươi không phải ghi nhãn hàng hóa và thực hiện thủ tục công bố hợp quy, phù hợp quy định ATTP (trừ trường hợp nước xuất khẩu có yêu cầu, trái cây biến đổi gen hoặc qua chiếu xạ). Vì vậy, việc quản lý, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ trái cây, khó kiểm soát, thực hiện.
- Nhu cầu tiêu thụ trái cây ngày càng tăng khiến các nhà sản xuất, kinh doanh tìm nhiều phương pháp để nâng cao năng suất và mỹ quan sản phẩm, kéo dài thời gian sử dụng, kể cả lạm dụng các chất kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất trong sản xuất và bảo quản, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
- Số lượng các chuỗi cung ứng sản phẩm trái cây được chứng nhận an toàn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn ít; Nguồn lực dành cho hoạt động xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm trái cây an toàn còn hạn chế; chưa có nhiều cơ quan, tổ chức quan tâm thực hiện việc hướng dẫn, kết nối các nguồn cung cấp trái cây an toàn giữa Hà Nội và các tỉnh, thành.
- Hệ thống văn bản phân công, phân cấp và việc phối hợp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã về sản xuất kinh doanh thực phẩm còn thiếu đồng bộ, chồng chéo. Các thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP còn rườm rà. Các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, kiểm soát không thường xuyên, xử lý chưa nghiêm, chưa triệt để các hành vi vi phạm. Nhận thức, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác quản lý ATTP về trái cây trên địa bàn còn hạn chế.
- Các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trái cây còn thiếu ý thức chấp hành quy định pháp luật về ATTP. Một bộ phận người tiêu dùng có thói quen mua sắm dễ dãi tùy tiện đã tạo điều kiện cho loại hình bán rong, bán dạo trái cây, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, nơi công cộng... không đảm bảo ATTP và trật tự đô thị tồn tại trái quy định pháp luật.
- Mô hình kiểm tra ATTP bằng xe kiểm nghiệm bước đầu đã đạt kết quả và được đánh giá cao, tuy nhiên còn một số hạn chế: Nguồn điện trên xe không đủ vận hành hết các trang thiết bị gây khó khăn trong công tác kiểm nghiệm nhanh, ảnh hưởng đến kết quả; Các Kit thử nhanh trên xe còn thiếu cả về số lượng và chỉ tiêu so với nhu cầu cần kiểm tra nhanh; Quy trình kiểm tra nhanh còn dài (Có chỉ tiêu phải mất 4 đến 5 giờ mới cho kết quả); Cán bộ chưa được đào tạo bài bản để vận hành, sử dụng xe kiểm nghiệm hiệu quả.
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÁC CỬA HÀNG KINH DOANH TRÁI CÂY TRÊN ĐỊA BÀN CÁC QUẬN NỘI THÀNH HÀ NỘI
1.1. Mục tiêu tổng quát
- Tăng cường công tác quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn Thành phố theo đúng quy định pháp luật, góp phần thiết lập lại trật tự, kỷ cương trong việc kiểm soát ATTP, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; ngăn chặn kịp thời tình trạng sử dụng hóa chất bảo quản trái cây và xâm nhập, lây lan dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân.
- Định hướng, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch; hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm soát các tổ chức, cá nhân kinh doanh trái cây thực hiện đúng quy định pháp luật về ATTP từ khâu sản xuất, sơ chế, cung ứng ra thị trường và tới tay người tiêu dùng, đảm bảo ổn định sản lượng và tiêu chuẩn chất lượng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và chống thất thu thuế.
- Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, văn minh thương mại và xây dựng hình ảnh Thủ đô xanh - sạch - đẹp.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Quản lý hệ thống cửa hàng kinh doanh trái cây trên các tuyến phố và khu dân cư thuộc các quận nội thành thành phố Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại, bảo đảm an toàn thực phẩm, phấn đấu đạt được các chỉ tiêu cụ thể như sau:
- 100% người kinh doanh trái cây được đào tạo, tập huấn kiến thức về ATTP, đảm bảo sức khỏe và các điều kiện cần thiết khác theo quy định.
- Phấn đấu trong năm 2017 đạt 60%, hết năm 2018 đạt 100% cửa hàng bán trái cây tại quận nội thành có đăng ký kinh doanh; có biển hiệu nhận diện và đầy đủ trang thiết bị, phương tiện phục vụ kinh doanh, bảo quản trái cây đảm bảo chất lượng ...Tiến tới xây dựng hệ thống máy thu ngân, thanh toán nối mạng, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ nâng cao hiệu quả công tác quản lý và hoạt động kinh doanh chuỗi thực phẩm an toàn trên toàn Thành phố.
- Nâng cao trách nhiệm, nhận thức pháp luật trong hoạt động kinh doanh trái cây của các cơ sở, cá nhân sản xuất, kinh doanh cũng như đội ngũ công chức thực thi công tác quản lý.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, không chấp hành quy định pháp luật và Thành phố trong hoạt động kinh doanh trái cây và xóa bỏ các điểm kinh doanh lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, nơi công cộng...không đảm bảo điều kiện ATTP, trật tự đô thị. Phấn đấu trong năm 2018, kiểm soát được nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, các điều kiện về ATTP tại các cửa hàng kinh doanh trái cây trong các quận nội thành.
2.1. Thống nhất quy định và triển khai áp dụng trên địa bàn các quận nội thành để quản lý, tổ chức các hoạt động kinh doanh trái cây đảm bảo ATTP, văn minh trật tự, thông tin tới người tiêu dùng biết các địa điểm cung ứng trái cây đảm bảo chất lượng ATTP; tiến tới nhân rộng mô hình trên toàn Thành phố.
2.2. Phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể; phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; huy động tối đa các nguồn lực, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, người dân trong quá trình triển khai và giám sát việc thực hiện đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch.
2.3. Công tác kiểm tra, xử lý sai phạm đảm bảo nghiêm minh, kịp thời theo đúng quy định pháp luật, hạn chế tối đa phiền hà cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và người dân.
2.4. Kết hợp đồng bộ, hiệu quả các giải pháp: tuyên truyền, giáo dục, vận động, kiểm tra, xử lý, hỗ trợ... các tổ chức, đơn vị, cá nhân thực hiện Đề án đạt mục tiêu. Tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh và công tác quản lý ATTP; tăng cường kết nối giữa các cơ sở sản xuất, phân phối, kinh doanh các sản phẩm trái cây để xây dựng thị trường tiêu thụ bền vững và chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho Thành phố, người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc các mặt hàng trái cây.
III. Yêu cầu quản lý đối với các cửa hàng kinh doanh trái cây
3.1. Thực hiện quy định pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh thực phẩm:
Các cửa hàng kinh doanh trái cây phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP hoặc Cam kết bảo đảm ATTP do cơ quan có thẩm quyền xác nhận còn hiệu lực theo quy định.
3.2. Thực hiện quy định pháp luật về điều kiện nhân lực
3.2.1. Chủ cơ sở, người trực tiếp kinh doanh tại các cửa hàng chuyên doanh trái cây phải đảm bảo sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế, nắm vững kiến thức về ATTP và được cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP theo quy định tại Điều 23 Nghị định 66.
3.2.2. Chủ cơ sở, người trực tiếp kinh doanh tại các cửa hàng kinh doanh thực phẩm tổng hợp (có trái cây) phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 28, Điều 32 Nghị định 77, cụ thể:
- Có Giấy xác nhận kiến thức về ATTP theo chương trình do Bộ Công Thương quy định.
- Bảo đảm yêu cầu về sức khỏe khi tham gia kinh doanh, sơ chế; đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của cơ quan có thẩm quyền, người trực tiếp sơ chế, kinh doanh phải được cấy phân và phải có kết quả âm tính với tác nhân gây dịch bệnh tiêu chảy và vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn; việc xét nghiệm do các cơ sở y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên thực hiện. Đối với các cơ sở thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP thì chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh, sơ chế phải được khám sức khỏe, được cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định.
- Người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh như Lao tiến triển, tiêu chảy cấp tính, bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan vi rút A hoặc E cấp tính, viêm đường hô hấp cấp tính, viêm da nhiễm trùng cấp không được tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sơ chế, kinh doanh.
- Người trực tiếp sơ chế, kinh doanh phải mặc trang phục bảo hộ riêng, đảm bảo vệ sinh.
3.2. Thực hiện quy định pháp luật về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kinh doanh:
3.2.1. Cửa hàng chuyên doanh trái cây phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 23 Nghị định số 66, cụ thể:
- Tách biệt với khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật, các khu tập trung, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện;
- Tách biệt khu vực vệ sinh với khu vực bảo quản, khu vực kinh doanh trái cây; cửa nhà vệ sinh không mở thông vào khu vực bảo quản trái cây.
- Có thiết bị, dụng cụ vận chuyển, bảo quản trái cây đáp ứng các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất;
- Có thiết bị, dụng cụ sơ chế, chứa đựng, bao gói, bày bán trái cây đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-2:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-3:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Khuyến khích bao gói trái cây bằng các vật liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường, để đảm bảo quá trình hô hấp tự nhiên tránh va đập, dập nát.
- Dụng cụ thu gom chất thải, rác thải có nắp đậy và lưu trữ ở khu vực riêng biệt.
3.3.2. Cửa hàng kinh doanh thực phẩm tổng hợp (có trái cây) phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định 77; Cụ thể:
- Có đủ diện tích để bố trí các khu vực bày bán trái cây; chứa đựng, bảo quản và thuận tiện vận chuyển; không bị ngập đọng nước; không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại và từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác.
- Thiết kế các khu vực kinh doanh trái cây, vệ sinh, thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ phải tách biệt, phù hợp với yêu cầu của từng loại trái cây kinh doanh, cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực bảo quản trái cây.
- Kết cấu cơ sở kinh doanh phù hợp với tính chất, quy mô của từng loại trái cây kinh doanh; xây dựng bằng vật liệu bảo đảm vệ sinh, tránh được các vi sinh vật gây hại, côn trùng, động vật phá hoại xâm nhập và cư trú.
- Nền nhà phẳng, nhẵn; có bề mặt cứng, chịu tải trọng, mài mòn; thoát nước tốt, không gây trơn trượt; không đọng nước và dễ làm vệ sinh. Tường, trần nhà phẳng, sáng màu, làm bằng vật liệu bền, chắc, không bị dột, thấm nước, không rạn nứt, rêu mốc, đọng nước và dính bám các chất bẩn. Cửa ra vào, cửa sổ phải nhẵn, phẳng thuận tiện cho việc làm vệ sinh; những nơi cần thiết phải có lưới bảo vệ tránh sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.
- Nguồn ánh sáng, cường độ ánh sáng phải bảo đảm theo yêu cầu bảo quản sản phẩm của nhà sản xuất; hệ thống thông gió phù hợp với yêu cầu bảo quản trái cây, bảo đảm thông thoáng ở các khu vực.
- Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải làm bằng vật liệu ít bị hư hỏng, kín, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên. Khu vực rửa tay có đủ dụng cụ, xà phòng, các chất tẩy rửa để vệ sinh và rửa tay; có bảng chỉ dẫn ở nơi dễ nhìn, dễ thấy. Có đủ nước sạch để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ và vệ sinh cơ sở.
- Có hệ thống sổ sách hoặc phần mềm quản lý trong suốt quá trình kinh doanh, đảm bảo trái cây kinh doanh phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng và đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định.
- Có quy trình vệ sinh cơ sở và nhật ký vệ sinh do chủ cơ sở xây dựng.
- Đủ trang thiết bị phục vụ kinh doanh, bảo quản phù hợp với yêu cầu của từng loại trái cây và của nhà sản xuất (giá kệ, tủ bày sản phẩm, trang thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, thông gió ở khu vực chứa đựng, bày bán, bảo quản trái cây); có quy định về quy trình, chế độ vệ sinh đối với cơ sở.
- Đủ trang thiết bị để kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại trái cây và của nhà sản xuất trong suốt quá trình kinh doanh trái cây.
- Thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại không han gỉ, dễ tháo rời để bảo dưỡng và làm vệ sinh, thiết kế bảo đảm hoạt động hiệu quả phòng chống côn trùng và động vật gây hại; không sử dụng thuốc, động vật diệt chuột, côn trùng trong khu vực kinh doanh, bảo quản trái cây.
- Thiết bị, dụng cụ giám sát, đo lường chất lượng, an toàn sản phẩm phải đảm bảo độ chính xác và được bảo dưỡng, kiểm định định kỳ theo quy định.
3.3.3. Cửa hàng kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ hoặc thực phẩm không có yêu cầu bảo quản đặc biệt (có trái cây) phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 44, Điều 45 Nghị định 77; Cụ thể:
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm được bố trí tại địa điểm không bị ngập nước, đọng nước, không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác, không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại.
- Nền nhà thoát nước tốt, không đọng nước và dễ làm vệ sinh; trần nhà không bị dột, thấm nước.
- Cơ sở phải có đủ nước hợp vệ sinh để kinh doanh thực phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc địa phương về chất lượng nước sạch sinh hoạt.
- Có trang thiết bị hoặc biện pháp để duy trì các điều kiện bảo đảm ATTP theo các quy định về bảo quản của nhà sản xuất và lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.
- Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Khu vực chứa đựng, kho bảo quản thực phẩm phải duy trì điều kiện nhiệt độ, độ ẩm; ánh sáng, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm theo các quy định về bảo quản sản phẩm của nhà sản xuất; có biện pháp phòng, chống côn trùng và động vật gây hại; thực phẩm không để chung với hàng hóa, hóa chất và những vật dụng có khả năng gây mất ATTP.
3.4. Thực hiện quy định pháp luật về điều kiện nguồn gốc, xuất xứ, tiêu chuẩn hàng hóa trái cây
- Trái cây kinh doanh tại cửa hàng phải đảm bảo rõ ràng và truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ. Đối với trái cây đã sơ chế, đóng gói phải đảm bảo rõ thông tin về cơ sở sơ chế, đóng gói, đặc biệt là các tiêu chuẩn về ATTP. Khuyến khích dán nhãn QR, tem trên bao bì mặt hàng trái cây phục vụ việc truy xuất nguồn gốc trái cây bằng thiết bị di động.
- Đối với mỗi lô hàng trái cây mua vào, cửa hàng kinh doanh phải lập dữ liệu thông tin về tên, địa chỉ và mã số (nếu có) của cơ sở cung cấp; thời gian, địa điểm giao nhận; lô hàng (tên/chủng loại, khối lượng, mã số nhận diện); hóa đơn hoặc giấy tờ chứng minh việc mua trái cây. Nếu cơ sở mua trái cây từ các đơn vị được chứng nhận VietGap (Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt Việt Nam) hoặc Globalgap (Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) thì phải có kèm theo Giấy chứng nhận VietGap hoặc Globalgap còn hiệu lực. Riêng đối với trái cây nhập khẩu, phải có thêm các thông tin về cơ sở xuất khẩu, xuất xứ và Giấy chứng nhận kiểm tra ATTP trái cây nhập khẩu theo quy định (bản sao có chứng thực hoặc xác nhận của cơ sở nhập khẩu).
- Đối với lô hàng trái cây bán ra, cửa hàng kinh doanh phải lập dữ liệu thông tin về tên, địa chỉ và mã số (nếu có) của cơ sở tiếp nhận lô hàng; thời gian, địa điểm giao nhận; thông tin về lô hàng (chủng loại, khối lượng, mã số nhận diện), hóa đơn hoặc hoặc giấy tờ chứng minh việc bán trái cây.
Hóa đơn, chứng từ mua, bán trái cây của các cửa hàng phải được lưu trữ tối thiểu 6 tháng hoặc theo quy định hiện hành của nhà nước để phục vụ việc truy xuất nguồn gốc trái cây.
- Trái cây được kinh doanh bày bán phải nguyên vẹn, không dập nát hoặc bị hư hỏng; bề mặt không thâm, không thối, không ủng, không mốc; đảm bảo mùi vị đặc trưng, không có mùi vị lạ.
- Trái cây phải đảm bảo các chỉ tiêu về tồn dư hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, độc tố, vi sinh vật tương ứng với từng loại theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Đối với trái cây nhập khẩu, phải có Giấy chứng nhận kiểm tra ATTP theo quy định.
- Khuyến khích ghi nhãn hàng hóa đối với trái cây theo quy định hiện hành của Nhà nước về ghi nhãn hàng hóa để đảm bảo việc nhận diện, truy xuất nguồn gốc dễ dàng, thuận tiện. Riêng đối với trái cây biến đổi gen hoặc qua chiếu xạ phải có cụm từ “thực phẩm biến đổi gen” hoặc “thực phẩm đã qua chiếu xạ”.
Việc truy xuất nguồn gốc trái cây thực hiện theo quy định tại Thông tư 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không đảm bảo an toàn.
4.1. Tăng cường sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp và huy động sự vào cuộc tích cực của các tổ chức đoàn thể thực hiện Đề án
- Thành lập các Tổ công tác, Đoàn kiểm tra liên ngành cấp Thành phố và cấp quận triển khai Đề án; đồng thời ban hành Kế hoạch tiến độ triển khai. Định kỳ (tháng, quý) thực hiện giao ban, kiểm điểm, đánh giá tình hình, kết quả triển khai Đề án theo Kế hoạch đã ban hành; biểu dương khen thưởng và phê bình, kỷ luật các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong việc triển khai thực hiện Đề án.
- Chủ tịch UBND cấp quận, Chủ tịch UBND cấp phường chịu trách nhiệm toàn diện triển khai Đề án trên địa bàn; ưu tiên, bố trí đủ nguồn lực thực hiện. Các Sở, ngành: Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an Thành phố, Giao thông vận tải...thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh, ATTP và an ninh trật tự theo chức năng nhiệm vụ, tăng cường thanh tra, kiểm tra (thường xuyên, đột xuất), xử lý theo thẩm quyền và quy định. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động, kiểm tra, giám sát việc kinh doanh trái cây trên địa bàn và vận động người tiêu dùng quan tâm mua sắm các sản phẩm trái cây an toàn.
4.2. Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục
- Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, vận động thực hiện Đề án đến các cấp, các ngành, 100% các cửa hàng kinh doanh trái cây tại các quận, đội ngũ cán bộ công chức thực thi nhiệm vụ, các tổ chức, đơn vị, cá nhân kinh doanh trái cây và đông đảo nhân dân Thủ đô.
- Cập nhật đầy đủ quy định của Nhà nước và Thành phố để xây dựng cẩm nang; đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về ATTP đến trực tiếp người trồng trọt, thu hoạch, sơ chế, bảo quản và kinh doanh trái cây, người tiêu dùng thông qua tờ rơi, pano, VCD clip; tận dụng tối đa hình thức thông tin công cộng ở các phường, khu dân cư; chú trọng tuyên truyền trực tiếp, lưu động.
- Các cơ quan thông tấn báo chí xây dựng nội dung tuyên truyền về ATTP kinh doanh trái cây; mở chuyên mục cung cấp thông tin thường xuyên về công tác triển khai Đề án trên địa bàn Thành phố nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh đảm bảo ATTP, văn minh trật tự và ý thức trong việc chọn lựa sản phẩm trái cây an toàn.
- Công khai danh sách các cơ sở kinh doanh trái cây đủ điều kiện ATTP, cơ sở vi phạm quy định trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cổng Thông tin điện tử của Thành phố, website của các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Thông tin và Truyền thông và UBND các quận.
- Phối hợp với các địa phương có sản lượng trái cây thường xuyên cung ứng về thị trường Hà Nội để tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trái cây đảm bảo tiêu chuẩn ATTP: bao gói, dán nhãn, đáp ứng yêu cầu bảo quản và truy xuất nguồn gốc khi đưa về thị trường Hà Nội.
- Xây dựng kênh thông tin chuyên ngành cung cấp thông tin về các cơ sở sản xuất trái cây an toàn trong và ngoài Thành phố, các cơ sở vận chuyển chuyên dụng trái cây uy tín, các cửa hàng, hệ thống kinh doanh thực phẩm đạt chuẩn theo quy định của pháp luật và Thành phố;
- Thành lập đường dây nóng của các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, UBND quận, UBND phường... để các tổ chức, cá nhân phản ánh các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh trái cây vi phạm các quy định của Nhà nước và Thành phố.
4.3. Hỗ trợ và đẩy mạnh công tác xác nhận đảm bảo điều kiện đầu tư kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh trái cây trên địa bàn
- Khảo sát thực trạng, thống kê, phân loại các cơ sở kinh doanh trái cây trên địa bàn để xây dựng, triển khai kế hoạch hỗ trợ, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh hoàn thiện đầy đủ các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, giấy phép hoạt động ... để tổ chức kinh doanh theo đúng quy định và được cấp biển nhận diện Cửa hàng đảm bảo tiêu chuẩn của Thành phố.
- Tăng cường tổ chức các chương trình khám sức khỏe; tập huấn, nâng cao nhận thức về quy định pháp luật, kiến thức về ATTP, kiến thức kinh doanh văn minh hiện đại; Hướng dẫn thủ tục, hỗ trợ chủ cơ sở, người kinh doanh trái cây bổ sung, hoàn thiện các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, xác nhận kiến thức ATTP, xác nhận cam kết đảm bảo ATTP theo quy định.
- Rà soát rút ngắn thời gian, thủ tục hành chính, đồng thời đẩy mạnh triển khai thực hiện dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 đối với cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh ATTP, Giấy xác nhận kiến thức ATTP và xác nhận cam kết đảm bảo ATTP cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh trái cây trên địa bàn.
4.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên hoạt động kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành của Thành phố
- Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu và thường xuyên rà soát, cập nhật thông tin, số liệu của các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn (về địa điểm, quy mô kinh doanh, mặt hàng, chủ cơ sở và người lao động, tình hình đáp ứng các điều kiện quy định, vi phạm và xử lý...) phục vụ công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát.
- Phối hợp chặt chẽ trong công tác kiểm tra từ khâu nhập khẩu (nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng); sản xuất (sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản) đến khâu tổ chức lưu thông trên thị trường (Điều kiện bao gói, nhãn sản phẩm, cơ sở vật chất, trang thiết bị sơ chế, vận chuyển, bảo quản, kinh doanh). Xử lý kịp thời, nghiêm minh và triệt để các hành vi vi phạm trong kinh doanh trái cây theo đúng quy định pháp luật.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra truy xuất nguồn gốc, lấy mẫu giám định chất lượng các sản phẩm trái cây tại các cơ sở theo định kỳ, đột xuất hoặc theo phản ánh của nhân dân và công khai kết quả kiểm nghiệm. Nâng cao năng lực hệ thống kiểm nghiệm (trang bị phương tiện và trình độ chuyên môn cán bộ kiểm nghiệm).
- Các Sở, ngành, UBND các quận phối hợp xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện kịp thời, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh trái cây và tránh chồng chéo gây phiền hà cho cơ sở kinh doanh. Chú trọng công tác hậu kiểm các đơn vị kinh doanh trái cây đã được cấp phép.
- Kiên quyết giải tỏa, xóa bỏ các tụ điểm kinh doanh, họp chợ trái phép, lấn chiếm lòng đường, hè phố, nơi công cộng để bán trái cây vi phạm quy định về ATTP và trật tự đô thị.
- Công khai các tổ chức, cá nhân kinh doanh trái cây vi phạm quy định của pháp luật và Thành phố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Biểu dương, khen thưởng kịp thời các tổ chức cá nhân thực hiện tốt Đề án.
4.5. Hỗ trợ kết nối giao thương, xúc tiến thương mại và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để xây dựng chuỗi sản xuất - cung ứng trái cây an toàn
- Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại kết nối nhà phân phối, cơ sở kinh doanh Hà Nội với nhà sản xuất các tỉnh, địa phương có thế mạnh về trái cây đặc trưng, có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý rõ ràng đưa về tiêu thụ tại Hà Nội. Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, phân phối trái cây sạch xây dựng và quảng bá thương hiệu.
- Hỗ trợ các cơ sở khảo sát, tìm kiếm đối tác liên doanh liên kết hợp tác nghiên cứu khoa học, đầu tư và ứng dụng công nghệ để phát triển chuỗi cung ứng trái cây sạch từ trồng trọt, thu hoạch, bảo quản, sơ chế đến kinh doanh, tiêu thụ trên địa bàn Thành phố. Quản lý và tạo điều kiện phát triển mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ thực phẩm (trong đó có trái cây) trên địa bàn theo quy hoạch.
- Khuyến khích, hỗ trợ việc triển khai ứng dụng mã hình QR (Quick Response code) để truy xuất nguồn gốc, xuất xứ trái cây bằng các thiết bị di động; triển khai “Quy trình xác thực chống hàng giả” của Trung tâm doanh nghiệp hội nhập và phát triển (Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam) đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Bằng độc quyền sáng chế ngày 30/9/2016 để quản lý, truy xuất nguồn gốc trái cây kinh doanh trên địa bàn Hà Nội.
- Thiết lập và vận hành Hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc, chất lượng trái cây kinh doanh, tiêu thụ tại Hà Nội; mở rộng kết nối thông tin trên môi trường mạng với các tỉnh, địa phương, vùng trồng trọt trái cây ở Việt Nam cũng như kết nối dữ liệu với doanh nghiệp nhập khẩu trái cây từ nước ngoài.
- Nâng cấp phần mềm Bản đồ mua sắm và tiếp tục triển khai ứng dụng Bản đồ mua sắm Hà Nội tại địa chỉ mạng http://bandomuasam.hanoi.gov.vn. Tích hợp, định vị GPS các địa điểm, cơ sở kinh doanh trái cây an toàn trên địa bàn Hà Nội vào website http://bandomuasam.hanoi.gov.vn để giới thiệu đông đảo đến người tiêu dùng biết, lựa chọn.
4.6. Đầu tư nguồn lực, cơ sở vật chất, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh doanh trái cây
- Quan tâm bố trí ngân sách kết hợp kêu gọi xã hội hóa, sự tham gia ủng hộ, tài trợ các tổ chức trong và ngoài nước bổ sung kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát ATTP. Đặc biệt là kinh phí, phương tiện cho mô hình Xe kiểm nghiệm nhanh; giám định mẫu kiểm tra ATTP và tiêu hủy hàng hóa không đảm bảo chất lượng. Trang bị thêm các Kit thử đủ điều kiện của nhiều đơn vị cung cấp khác nhau nhằm rút ngắn thời gian kiểm tra nhanh và có các so sánh, đối chiếu cụ thể. Đồng thời tăng cường tổ chức các lớp đào tạo sử dụng kiểm tra nhanh thiết bị trên xe kiểm nghiệm ATTP lưu động để nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác kiểm nghiệm ATTP.
- Tổ chức các chương trình hội thảo, tư vấn, đào tạo nhằm hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trái cây tiếp cận các đơn vị cung cấp các phần mềm, trang thiết bị tiên tiến (cân điện tử, máy quét mã QR, máy thanh toán, thu ngân, phương tiện, thiết bị bảo quản...) phục vụ công tác quản lý, điều hành các cơ sở kinh doanh trái cây ngày càng hiện đại, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Nghiên cứu cơ chế hỗ trợ các cơ sở kinh doanh trái cây có nhu cầu tiếp cận vốn vay ưu đãi để đầu tư xây dựng cửa hàng và trang thiết bị đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định.
1.1. Sở Công Thương
- Là cơ quan thường trực điều hành thực hiện Đề án: Chủ trì tham mưu xây dựng Kế hoạch, dự toán kinh phí và các văn bản của Thành phố chỉ đạo, hướng dẫn triển khai Đề án; Chủ trì tổ chức triển khai và theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp báo cáo (định kỳ tháng/quý) đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Đề án; Phối hợp Ban Thi đua Khen thưởng đề xuất UBND Thành phố khen thưởng hoặc phê bình các đơn vị, tập thể, cá nhân về việc thực hiện Đề án.
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP thuộc lĩnh vực được phân công theo quy định tại Quyết định số 16: Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP/xác nhận bản cam kết đảm bảo ATTP; Xác nhận kiến thức về ATTP và chủ động tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật đối với các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm tổng hợp (có trái cây), doanh nghiệp chuyên doanh trái cây trong chợ (trừ chợ đầu mối) trên địa bàn Thành phố.
- Rà soát, đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và xác nhận cam kết đảm bảo ATTP, Giấy xác nhận kiến thức ATTP đối với các cơ sở kinh doanh trái cây theo phân cấp. Phối hợp các Sở, ngành, UBND các quận và đơn vị liên quan hướng dẫn, hỗ trợ các chủ cửa hàng kinh doanh trái cây hoàn thiện các thủ tục, điều kiện kinh doanh đáp ứng các quy định pháp luật và Thành phố.
- Xây dựng mẫu Biểu nhận diện (logo) cửa hàng kinh doanh trái cây đảm bảo ATTP hướng dẫn UBND các quận in, cấp cho các cửa hàng đạt tiêu chuẩn trên địa bàn quy định của Đề án.
- Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, các sở ngành liên quan, UBND các quận xây dựng hệ cơ sở dữ liệu để tổng hợp, cập nhật thông tin số liệu về các cửa hàng kinh doanh trái cây tại các quận nội thành phục vụ công tác điều hành thực hiện Đề án và công khai các cửa hàng đảm bảo ATTP được cấp biển nhận diện; các tổ chức, cá nhân, địa điểm kinh doanh trái cây vi phạm quy định trên địa bàn Thành phố
- Chủ trì tổ chức các đoàn liên ngành cấp Thành phố và phối hợp các Sở, ngành, UBND các quận thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động quản lý và kinh doanh các cửa hàng trái cây trên địa bàn.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Thành phố tổ chức các chương trình liên kết vùng đưa các sản phẩm trái cây đủ tiêu chuẩn ATTP, có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý rõ ràng của các tỉnh về tiêu thụ trên địa bàn Thành phố.
- Chỉ đạo Chi cục quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa trái cây vận chuyển, lưu thông trên thị trường nhằm phát hiện kịp thời, có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về ATTP; truy xuất nguồn gốc trái cây, thu hồi và xử lý đối với hành vi kinh doanh trái cây không đảm bảo an toàn quy định.
- Thực hiện công tác quản lý quy hoạch, phát triển thị trường, ngành hàng và mạng lưới cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Thành phố đảm bảo đồng bộ, gắn kết với mục tiêu, nguyên tắc và yêu cầu của Đề án.
1.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP thuộc lĩnh vực được phân công theo quy định tại Quyết định 16 và Quyết định 2582 của UBND Thành phố: Chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Hà Nội cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, xác nhận kiến thức ATTP và chủ động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với các cơ sở chuyên doanh trái cây do Thành phố cấp đăng ký kinh doanh (trừ cơ sở có sản phẩm xuất khẩu trong trường hợp có yêu cầu của nước nhập khẩu về cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm) và cơ sở do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân cấp.
- Rà soát, đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP/xác nhận cam kết đảm bảo ATTP, Giấy xác nhận kiến thức ATTP đối với các cơ sở kinh doanh trái cây theo phân cấp. Phối hợp các Sở, ngành, UBND quận và đơn vị liên quan hướng dẫn, hỗ trợ các chủ cửa hàng kinh doanh trái cây hoàn thiện các thủ tục, điều kiện kinh doanh đáp ứng các quy định pháp luật và Thành phố.
- Chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra quá trình sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh trái cây; quản lý, giám sát chất lượng ATTP trái cây. Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh trái cây, đảm bảo truy xuất nguồn gốc xuất xứ trái cây tại các chợ đầu mối; thu hồi và xử lý trái cây không đảm bảo chất lượng, ATTP theo quy định.
- Chủ động và phối hợp các cơ quan có liên quan hướng dẫn, tập huấn cho các đối tượng sản xuất thực hiện các quy định về đảm bảo ATTP; Thông tin về các hành vi mới trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất trong quá trình trồng, thu hái và bảo quản để có các biện pháp ngăn chặn, bảo đảm ATTP cho kinh doanh trái cây.
- Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương, Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố và các đơn vị liên quan thực hiện công tác hỗ trợ đẩy mạnh liên kết chuỗi sản xuất - cung ứng - tiêu thụ thực phẩm trái cây an toàn.
- Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông thiết lập và vận hành Hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc, chất lượng trái cây kinh doanh, tiêu thụ tại Hà Nội; khuyến khích ứng dụng mã hình QR để truy xuất nguồn gốc, xuất xứ trái cây bằng các thiết bị di động. Phối hợp Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam triển khai “Quy trình xác thực chống hàng giả” để quản lý, truy xuất nguồn gốc trái cây kinh doanh trên địa bàn Hà Nội.
- Tham gia Đoàn liên ngành của Thành phố, phối hợp các Sở, ngành, UBND các quận thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động quản lý và kinh doanh các cửa hàng trái cây trên địa bàn.
1.3. Sở Y tế
- Thực hiện nhiệm vụ cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh ATTP Thành phố; đảm bảo thực hiện tốt chế độ cung cấp, trao đổi thông tin; kết nối và thống nhất các nhiệm vụ, hoạt động của Đề án với các Chương trình, Kế hoạch, giải pháp trong công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn Thành phố.
- Chỉ đạo các cơ sở y tế, Trung tâm Y tế quận tăng cường tổ chức khám sức khỏe đáp ứng tiến độ kế hoạch thực hiện Đề án của các quận, các phường để tạo điều kiện cho các đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trái cây hoàn thành các thủ tục, điều kiện kinh doanh theo đúng quy định.
- Chủ trì, phối hợp các Sở: Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất kế hoạch bố trí kinh phí, bổ sung trang thiết bị, phương tiện và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để nâng cao năng lực hệ thống kiểm nghiệm ATTP, mô hình xe kiểm nghiệm nhanh ATTP của Thành phố.
- Chủ động thanh tra, kiểm tra, xử lý những hành vi vi phạm về ATTP thuộc lĩnh vực quản lý ngành theo quy định. Tham gia Đoàn liên ngành của Thành phố; phối hợp các Sở, ngành, UBND các quận thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động quản lý và kinh doanh các cửa hàng trái cây trên địa bàn.
1.4. Sở Giao thông vận tải
- Phối hợp Công an thành phố Hà Nội theo dõi, kiểm tra, kiểm soát và cấp phép cho các phương tiện lưu thông, vận chuyển trái cây vào Thành phố; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật.
- Phối hợp Công an Thành phố và chỉ đạo các Đội Thanh tra giao thông phối hợp lực lượng chức năng các quận kiểm tra, xử lý nghiêm, giải tỏa những trường hợp lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, nơi công cộng để kinh doanh trái cây không đảm bảo quy định.
- Tham gia Đoàn liên ngành của Thành phố; phối hợp các Sở, ngành, UBND các quận thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động quản lý và kinh doanh các cửa hàng trái cây trên địa bàn.
1.5. Công an Thành phố
- Phối hợp Sở Giao thông vận tải và chỉ đạo Công an quận phối hợp lực lượng chức năng các quận kiểm tra, xử lý nghiêm và giải tỏa những trường hợp lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, nơi công cộng để kinh doanh trái cây không đảm bảo quy định.
- Kiểm soát, ngăn chặn việc vận chuyển, tiêu thụ trái cây không đảm bảo vệ sinh ATTP, không rõ nguồn gốc trên địa bàn. Chủ động nắm tình hình, phối hợp với các cơ quan chức năng làm rõ sai phạm của các cá nhân, tổ chức trong kinh doanh trái cây để xử lý theo đúng quy định của pháp luật;
- Tham gia Đoàn liên ngành của Thành phố; phối hợp các Sở, ngành, UBND quận thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động quản lý và kinh doanh các cửa hàng trái cây trên địa bàn.
1.6. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí, đài phát thanh, truyền hình các cấp, các đội thông tin lưu động, hệ thống truyền thanh các phường dành thời lượng thích đáng, phù hợp để tuyên truyền phổ biến về Đề án, các quy định pháp luật của Nhà nước và Thành phố và nhiệm vụ tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn.
- Thông tin, tuyên truyền về công tác ATTP trái cây bằng nhiều hình thức thiết thực hiệu quả. Chỉ đạo các đơn vị truyền thông trong ngành viết bài, đưa tin về hoạt động ATTP trái cây trên địa bàn Thành phố. Phối hợp Sở Công Thương hướng dẫn các cơ quan báo chí Trung ương và Thành phố thông tin, tuyên truyền các quy định của Nhà nước và Thành phố tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn đảm bảo ATTP và trật tự đô thị; thường xuyên đưa tin, bài biểu dương các điển hình thực hiện tốt các quy định trong hoạt động kinh doanh trái cây của Thành phố; phê phán các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm hoặc có hành vi vi phạm.
- Phối hợp Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành, đơn vị liên quan đề xuất các giải pháp, chương trình ứng dụng công nghệ thông tin để triển khai Đề án có hiệu quả.
1.7. Cục Hải quan Thành phố
Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện thủ tục hải quan đối với trái cây nhập khẩu trong phạm vi quản lý theo quy định; Định kỳ hàng tháng, quý cung cấp thông tin về tình hình nhập khẩu trái cây tại địa bàn quản lý cho Sở Công Thương.
1.8. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương hướng dẫn triển khai và cân đối đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ thường xuyên, mua sắm trang thiết bị của Đề án từ nguồn vốn sự nghiệp của Thành phố.
1.9. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Sở Công Thương hướng dẫn triển khai và cân đối đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ của Đề án từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Thành phố. Huy động các nguồn tài trợ, xã hội hóa của các tổ chức, cá nhân đầu tư để thực hiện Đề án và phát triển lĩnh vực kinh doanh trái cây của Thành phố. Hỗ trợ, tạo điều kiện đẩy mạnh các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn.
1.10. Quỹ đầu tư phát triển thành phố, Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh thành phố Hà Nội
Chủ trì phối hợp Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính nghiên cứu đề xuất về việc hỗ trợ các cơ sở kinh doanh trái cây có nhu cầu tiếp cận vốn vay ưu đãi để đầu tư trang thiết bị đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định.
1.11. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Hà Nội
- Tăng cường cung cấp thông tin, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại kết nối với các tỉnh, địa phương có thế mạnh về nông sản, trái cây đặc trưng, có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý rõ ràng đưa về tiêu thụ tại Hà Nội;
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, phân phối trái cây của Hà Nội xây dựng và phát triển các sản phẩm thương hiệu trái cây thế mạnh, an toàn; kết nối với các đơn vị có năng lực, công nghệ và kinh nghiệm để khảo sát, học tập và hợp tác đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, phần mềm quản lý và các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng quản lý, hiệu quả hoạt động của các cơ sở kinh doanh trái cây của Hà Nội.
1.12. Các cơ quan thông tấn báo chí
- Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan chức năng của Thành phố, các cơ quan truyền thông, đài phát thanh các cấp tuyên truyền và thường xuyên đưa tin về Đề án và hoạt động của các cửa hàng kinh doanh trái cây các quận nội thành trong các chuyên mục về ATTP, văn minh thương mại và trật tự đô thị của chương trình phát sóng, đồng thời mở rộng tuyên truyền tới các đối tượng kinh doanh trái cây trên địa bàn toàn Thành phố.
- Báo: Hà Nội mới, Kinh tế và Đô thị, An ninh Thủ đô và các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn Thành phố xây dựng nội tuyên truyền, tăng cường đưa tin, bài, ảnh, phóng sự về hoạt động kinh doanh trái cây trên địa bàn, các quy định pháp luật và Thành phố liên quan và tình hình triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn Thành phố; đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến đến trực tiếp người sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ trái cây.
2.1. Ủy ban nhân dân quận
- Chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về việc triển khai Đề án, quản lý hoạt động các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn đảm bảo các yêu cầu, điều kiện quy định tại Đề án; Phòng ngừa khắc phục sự cố ATTP và Điều tra, xử lý thông tin báo nêu đối với các cửa hàng kinh doanh trái cây có hành vi vi phạm trên địa bàn theo phân cấp.
- Thành lập Tổ công tác và xây dựng Kế hoạch của quận tổ chức triển khai Đề án, kiểm tra tình hình chấp hành tại các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn. Chủ động tổ chức và phối hợp các Sở, ngành trong thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh mặt hàng trái cây trên địa bàn theo quy định hiện hành; phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP thuộc lĩnh vực được phân công theo quy định tại Quyết định 16 và Quyết định 2582 của UBND Thành phố: Xác nhận kiến thức ATTP và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP/xác nhận cam kết đảm bảo ATTP cho các hộ kinh doanh thực phẩm tổng hợp (có trái cây) do Quận cấp đăng ký kinh doanh trên địa bàn; xác nhận kiến thức ATTP cho các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm tổng hợp (có trái cây) trên địa bàn sử dụng thường xuyên dưới 10 lao động.
- Chỉ đạo khảo sát nắm thực trạng, thống kê và xây dựng hệ cơ sở dữ liệu tổng hợp thông tin, số liệu các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn và thường xuyên cập nhật phục vụ công tác quản lý, điều hành Đề án của quận và Thành phố.
- Rà soát, đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và xác nhận cam kết đảm bảo ATTP, Giấy xác nhận kiến thức ATTP đối với các cơ sở kinh doanh trái cây theo phân cấp. Phối hợp các Sở, ngành và đơn vị liên quan hướng dẫn, hỗ trợ các chủ cửa hàng kinh doanh trái cây hoàn thiện các thủ tục, điều kiện kinh doanh đáp ứng các quy định pháp luật và Thành phố; Khuyến khích, hỗ trợ và đẩy mạnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh trái cây theo quy định;
- Cấp Biển nhận diện đối với các cửa hàng kinh doanh trái cây đủ điều kiện quy định tại Đề án cho các tổ chức, hộ kinh doanh trên địa bàn. Công khai các cửa hàng đảm bảo ATTP được cấp biển nhận diện; các tổ chức, cá nhân, địa điểm kinh doanh trái cây vi phạm quy định qua các phương tiện thông tin công cộng trên địa bàn, Trang thông tin điện tử của quận để nhân dân và người tiêu dùng lựa chọn, các Sở ngành chức năng theo dõi, quản lý.
- Chỉ đạo lực lượng chức năng và các ban, ngành, đoàn thể và UBND các phường có kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện tốt Đề án, tăng cường phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh mặt hàng trái cây; Xử lý nghiêm và xóa bỏ các hành vi kinh doanh trái cây lấn chiếm vỉa hè, dưới lòng đường, nơi công cộng; kinh doanh trái cây không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo ATTP.
2.2. Ủy ban nhân dân phường
- Chịu trách nhiệm trước UBND quận về việc triển khai Đề án, quản lý hoạt động các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn đảm bảo các yêu cầu, điều kiện quy định tại Đề án; Điều tra, xử lý thông tin báo nêu đối với các cửa hàng kinh doanh trái cây có hành vi vi phạm trên địa bàn theo phân cấp.
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP thuộc lĩnh vực được phân công theo quy định tại Quyết định 16 và Quyết định 2582 của UBND Thành phố: Xác nhận kiến thức ATTP và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP/xác nhận bản cam kết đảm bảo ATTP cho các hộ kinh doanh thực phẩm tổng hợp (có trái cây) không có đăng ký kinh doanh và các hộ chuyên doanh trái cây trên địa bàn.
- Khảo sát nắm thực trạng, nhu cầu các hộ kinh doanh trái cây trên địa bàn, đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và xác nhận cam kết đảm bảo ATTP, Giấy xác nhận kiến thức ATTP đối với các cơ sở kinh doanh trái cây theo phân cấp. Hướng dẫn, hỗ trợ và đề xuất cơ quan thẩm quyền hỗ trợ các chủ cửa hàng kinh doanh trái cây hoàn thiện các thủ tục, điều kiện kinh doanh đáp ứng các quy định pháp luật và Thành phố;
- Kiểm tra, xử lý vi phạm tại các cửa hàng kinh doanh trái cây theo phân cấp. Xử lý nghiêm và giải tỏa các điểm kinh doanh trái cây lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, nơi công cộng; kinh doanh trái cây không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo ATTP.
- Chủ trì, phối hợp các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội trên địa bàn tuyên truyền vận động, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân, cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thực hiện Đề án, nghiêm các chấp hành quy định các quy định về quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây của pháp Nhà nước và Thành phố.
III. Các tổ chức Hội, đoàn thể của Thành phố
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức cho cán bộ nhân viên, hội viên và gia đình, nhân dân nâng cao trách nhiệm, nhận thức pháp luật trong hoạt động kinh doanh, tìm hiểu các biện pháp đảm bảo ATTP trái cây và gương mẫu thực hiện Đề án; tích cực phối hợp, hỗ trợ các cơ quan, đơn vị chức năng triển khai thực hiện tốt Đề án.
- Giám sát, phát hiện, thông báo cho cơ quan chức năng các cơ sở kinh doanh trái cây kém chất lượng, không đảm bảo ATTP, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, nơi công cộng để có biện pháp xử lý kịp thời.
IV. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh trái cây
- Nghiêm túc chấp hành quy định pháp luật và các quy định nêu tại Đề án trong hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh trái cây trên địa bàn Thành phố.
- Lập kế hoạch đầu tư cải tạo cửa hàng và trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh trái cây, bố trí để người lao động định kỳ khám sức khỏe, tập huấn, học tập về kiến thức ATTP và kinh doanh, tham gia các chương trình hỗ trợ do Thành phố tổ chức nhằm hoàn thiện, đáp ứng các điều kiện quy định về kinh doanh trái cây; tiến tới xây dựng hệ thống máy thu ngân, thanh toán nối mạng phục vụ nâng cao hiệu quả công tác quản lý và hoạt động kinh doanh chuỗi thực phẩm an toàn trên toàn Thành phố.
I. Tiến độ triển khai các nhiệm vụ trọng tâm
Đề án Thực hiện thí điểm trong thời gian từ tháng 8/năm 2017 đến hết năm 2018 theo tiến độ sau:
1.1. Giai đoạn 1: Tháng 8 - Tháng 9/2017
- Xây dựng và ban hành Kế hoạch, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Thành phố và thành lập các Tổ công tác, Đoàn kiểm tra liên ngành cấp Thành phố, cấp quận ... triển khai Đề án.
- Triển khai công tác thông tin, tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng; kết hợp tập huấn, phổ biến, vận động thực hiện Đề án và các quy định của pháp luật và Thành phố về quản lý, kinh doanh trái cây đến trực tiếp các đối tượng của Đề án.
- Tổ chức khảo sát, điều tra cơ bản (về địa điểm, quy mô kinh doanh, mặt hàng, chủ cơ sở và người lao động, tình hình đáp ứng các điều kiện quy định và nhu cầu đề xuất hỗ trợ...) của các cửa hàng kinh doanh trái cây trên các tuyến phố, khu dân cư nội thành để xây dựng kế hoạch hướng dẫn, hỗ trợ các chủ cửa hàng hoàn thiện các điều kiện kinh doanh đáp ứng yêu cầu quy định.
- Xây dựng mẫu Biển nhận diện (logo) cửa hàng kinh doanh trái cây đảm bảo ATTP hướng dẫn UBND các quận in, cấp cho các cửa hàng đáp ứng điều kiện quy định tại Đề án.
1.2. Giai đoạn 2: Tháng 10/2017 - Tháng 02/2018
- Tiếp tục làm tốt công tác thông tin, truyền thông, giáo dục, vận động thực hiện Đề án từ cấp Thành phố đến cấp cơ sở.
- Tăng cường tổ chức các chương trình khám sức khỏe; tập huấn, nâng cao nhận thức về quy định pháp luật, kiến thức về ATTP, kiến thức kinh doanh văn minh hiện đại. Hướng dẫn thủ tục, hỗ trợ chủ cơ sở, người kinh doanh trái cây bổ sung, hoàn thiện các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, xác nhận kiến thức ATTP, xác nhận cam kết đảm bảo ATTP và cải tạo, trang bị cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu quy định.
- Tập trung đẩy nhanh công tác xác nhận kiến thức ATTP, cơ sở đủ điều kiện vệ sinh ATTP/cam kết đảm bảo ATTP cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh trái cây; cấp biển nhận diện cho các cửa hàng kinh doanh trái cây đảm bảo điều kiện quy định tại Đề án.
- Triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường quản lý, kết nối, hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng, tiêu thụ trái cây an toàn trên địa bàn Thành phố. Nghiên cứu hỗ trợ các cơ sở kinh doanh trái cây có nhu cầu tiếp cận vốn vay ưu đãi để đầu tư trang thiết bị đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định.
1.3. Giai đoạn 3: Tháng 3/2018 - tháng 12/2018
- Tập trung kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân kinh doanh trái cây không thực hiện đúng các quy định nêu tại Đề án; kiên quyết giải tỏa các điểm kinh doanh trái cây lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, nơi công cộng; kinh doanh trái cây không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo ATTP.
- Hoàn thành công tác cấp Biển nhận diện đối với các cửa hàng kinh doanh trái cây đủ điều kiện quy định. Công khai danh sách các cửa hàng đảm bảo ATTP được cấp biển nhận diện; các tổ chức, cá nhân, địa điểm kinh doanh trái cây vi phạm quy định qua các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân và người tiêu dùng nắm rõ, lựa chọn.
- Tăng cường triển khai các giải pháp: Thông tin truyền thông; hỗ trợ thúc đẩy xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng, tiêu thụ trái cây an toàn; khuyến khích đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để truy xuất nguồn gốc, xuất xứ trái cây, hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả công tác quản lý, hoạt động kinh doanh của các cửa hàng trái cây trên địa bàn trên địa bàn Thành phố.
- Tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án vào tháng 12/2018.
Kinh phí thực hiện Đề án từ:
- Nguồn ngân sách Thành phố theo dự toán ngân sách thực hiện nhiệm vụ được giao hàng năm cho các Sở, ban, ngành Thành phố và Ngân sách các cấp theo quy định.
- Nguồn kinh phí của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự đảm bảo và tài trợ, huy động của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn hợp pháp khác
Các Sở, ngành, UBND cấp quận/phường căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao tại Đề án lập dự toán kinh phí hàng năm thực hiện Đề án, gửi Sở Tài chính/cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp, cân đối, bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện tốt Đề án.
III. Chế độ thông tin, báo cáo
Các Sở, ngành, UBND các quận được giao nhiệm vụ tại phần III Đề án có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng tháng, quý (trước ngày 25 hàng tháng và tháng cuối quý); phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc, kiến nghị về Sở Công Thương.
Giao Sở Công Thương là cơ quan tổng hợp, báo cáo và đề xuất UBND Thành phố định kỳ tháng/quý họp giao ban, kiểm điểm, đôn đốc, chỉ đạo thực hiện Đề án; phối hợp với các cơ quan liên quan phát hiện những vấn đề đột xuất, cấp bách phát sinh để kịp thời báo cáo chủ tịch UBND Thành phố xem xét, quyết định./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây