124818

Quyết định 584/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam đến năm 2020” do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành

124818
LawNet .vn

Quyết định 584/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam đến năm 2020” do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành

Số hiệu: 584/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam Người ký: Mai Tiến Dũng
Ngày ban hành: 20/05/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 584/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
Người ký: Mai Tiến Dũng
Ngày ban hành: 20/05/2011
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 584/QĐ-UBND

Hà Nam, ngày 20 tháng 5 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2020”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Theo Công văn số 664/LĐTBXH-TCDN ngày 09 tháng 03 năm 2010 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam tại Tờ trình số 26/TTr-LĐTBXH ngày 09 tháng 4 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam đến năm 2020”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” tỉnh Hà Nam; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Mai Tiến Dũng

 

ĐỀ ÁN

“ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2020”
(Kèm theo Quyết định số 584/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Thực hiện Quyết định số 1956 QĐ/TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyêt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và Công văn số 664/LĐTBXH-TCDN ngày 09 tháng 3 năm 2010 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Đề án theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam xây dựng Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” tỉnh Hà Nam như sau:

I. THƯC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

1. Tình hình kinh tế - xã hội

Trong những năm gần đây, Hà Nam là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu hút vốn đầu tư khá cao; công nghiệp, xây dựng đạt 16,96%, du lịch, dịch vụ đạt 7,87%.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã và đang chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông - lâm - thủy sản và tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp- xây dựng. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế chưa phát huy đầy đủ được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

2. Tình hình lao động - việc làm của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010

a) Tình hình lao động

Nguồn nhân lực của tỉnh dần phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đến năm 2010, số người trong độ tuổi lao động của tỉnh là 605.466 người, trong đó, số người có khả năng tham gia lao động là 483.557 người. Lực lượng lao động nữ trong độ tuổi là 232.085 người, chiếm tỷ lệ 48,51%. Trong tổng lực lượng lao động trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động, lực lượng lao động ở nhóm tuổi 15-34 chiếm tỷ lệ 44,74%, lực lượng lao động trung niên ở nhóm tuổi 35- 54 chiếm tỷ lệ 52,25%, lực lượng lao động ở nhóm tuổi 55-59 chiếm tỷ lệ 3,01%.

Nguồn lao động của tỉnh đang ở thời kỳ thuận lợi cho tăng trưởng nhanh và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, số người làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản là 218.828 người, chiếm 54,21%. Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ còn thấp (công nghiệp, xây dựng 26,27% (106.044 người), trong lĩnh vực dịch vụ là 78.796 người (chiếm tỷ lệ 19,52%).

Là tỉnh có thế mạnh về nguồn nhân lực, có nguồn nhân lực dồi dào, nhưng lực lượng lao động có tay nghề và có trình độ chuyên môn của tỉnh còn thấp. Đến năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 35%. Trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chiếm 30%. Các lao động chủ yếu được đào tạo nghề ngắn hạn, với cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý để đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cụ thể năm 2010:

- Lao động chưa qua đào tạo chiếm 65%.

- Công nhân kỹ thuật chiếm 21,98%.

- Sơ cấp nghề chiếm 4,05%.

- Trung cấp nghề, cao đẳng nghề chiếm 2,00 %.

- Cao đẳng chiếm 1,58%.

- Đại học chiếm 2,14%.

- Trên đại học chiếm 0,06%.

Qua số liệu cho thấy, trình độ lao động mất cân đối, số lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao, nguồn lao động có tay nghề của tỉnh còn ít, lao động có tay nghề cao chiếm tỷ lệ thấp so với lao động có tay nghề nói chung. Số lao động có trình độ văn hoá, tay nghề, kỹ thuật còn rất hạn chế. Mặt khác, có những lao động đã qua đào tạo nhưng trình độ, tay nghề còn nhiều bấp cập so với yêu cầu của thực tế sản xuất, kinh doanh và thị trường lao động. Trình độ kỹ năng nghề của lao động còn nhiều hạn chế. Nguồn lao động chưa đáp ứng được sự phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

So với năm 2005, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh tăng gần 8%, tuy nhiên chủ yếu lao động qua đào tạo ở trình độ sơ cấp nghề. Lao động được đào tạo ngắn hạn chiếm đa phần trong số lao động hiện đang sử dụng tại các doanh nghiệp.

b) Tình hình việc làm

Giai đoạn 2006-2010, công tác giải quyết việc làm đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Thông qua các chương trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các làng nghề đã tạo mở và thu hút giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Trong giai đoạn, 2006-2010, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 66.123 lao động, vượt 0,18% kế hoạch giai đoạn 2006-2010 và tạo việc làm thêm cho 93.536 lao động việc làm. Tổng số lao động được giải 06 - 2009. Như vậy, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới cho 13.225 người, và giải quyết việc làm thêm cho 18.000 người.

Sự phát triển của nền kinh tế- xã hội, cơ cấu lao động của tỉnh sẽ chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong đó, lao động nông thôn làm trong lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giảm dần và chuyển sang làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp, làm việc tại các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất của tỉnh.

Môi trường đầu tư thuận lợi, đến nay tỉnh đã thu hút nhiều dự án đầu tư, với nhu cầu sử dụng một lượng lớn lao động của các thành phần kinh tế. Tính đến năm 2009, trên địa bàn tỉnh có 8 khu công nghiệp được cấp phép thành lập, trong đó có 4 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với hàng trăm doanh nghiệp, thu hút nhiều lao động. Quy hoạch đến năm 2015, sẽ có khoảng 2.000 doanh nghiệp hoạt động, thu hút nhiều lao động vào làm việc.

Sự phát triển của các doanh nghiệp đòi hỏi một nguồn nhân lực có tay nghề, trình độ. Do đó, phải có mạng lưới cung ứng nguồn lao động có chất lượng; cần chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực trên cơ sở phát triển các cơ sở dạy nghề và nâng cao năng lực hoạt động của các cơ sở dạy nghề để đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

3. Kết quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010

- Về phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề

Đến năm 2010, tỉnh Hà nam có 22 cơ sở dạy nghề, trong đó có 01 trường đại học có dạy nghề; 02 trường cao đẳng nghề, 02 trường cao đẳng có dạy nghề; 02 trường trung cấp nghề và 02 trường trung cấp có dạy nghề; 06 trung tâm dạy nghề cấp huyện và 04 cơ sở dạy nghề thuộc các Hội đoàn thể và 03 cơ sở dạy nghề khác. Đặc biệt, tại mỗi huyện đã có trung tâm dạy nghề cấp huyện tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nông thôn tham gia học nghề. Tuy nhiên, có 02 trường trung cấp nghề, 02 trung tâm dạy nghề (01 thuộc doanh nghiệp và 01 thuộc hội đoàn thể) đang đầu tư xây dựng, chưa đi vào hoạt động.

- Đội ngũ giáo viên dạy nghề và cán bộ quản lý

Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề của các cơ sở dạy nghề trong tỉnh có tinh thần trách nhiệm cao. Các giáo viên luôn tích cực học tập để nâng cao kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm nghề. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 416 giáo viên, trong đó giáo viên tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh: 133 người, trong đó giáo viên cơ hữu chỉ chiếm 50,9%. Tại các cơ sở dạy nghề của Trung ương đội ngũ giáo viên ổn định hơn, tổng số 283 người, chủ yếu là giáo viên cơ hữu, chiếm 82,5%. Tại các trung tâm dạy nghề huyện hầu hết là giáo viên thỉnh giảng, hợp đồng, các cán bộ chủ yếu làm kiêm nhiệm.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, giáo trình

Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo nghề từng bước được cải tạo, nâng cấp; các trang thiết bị dạy nghề được trang bị bước đầu đáp ứng yêu cầu các nghề đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Tại các trung tâm dạy nghề cấp huyện mới được thành lập từng bước đi vào ổn định. Cơ sở vật chất, phòng học, xưởng thực hành được cải tạo, nâng cấp, với những trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác dạy nghề. Chương trình dạy nghề tại các cơ sở dạy nghề từng bước được chuẩn hoá theo chương trình khung của các cấp trình độ, đảm bảo phù hợp với yêu cầu hiện nay.

- Kết quả dạy nghề nói chung và dạy nghề cho lao động nông thôn nói riêng.

Hàng năm, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đào tạo cho 9.000-11.000 lượt người, chủ yếu là lao động nông thôn. Trong đó, giai đoạn 2006-2009, đã đào tạo miễn phí cho 7.936 lao động nông thôn (gồm 330 lao động nông thôn là người tàn tật) bằng nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu Quốc gia về Giáo dục - đào tạo. Năm 2010, đào tạo miễn phí cho 3.661 lao động nông thôn bằng nguồn kinh phí hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu Quốc gia về Giáo dục - đào tạo và kinh phí thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề miễn phí sau khoá học được các cơ sở dạy nghề giới thiệu vào làm tại các doanh nghiệp. Một số nghề như: thêu ren, mây giang đan… học viên được ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đối với nghề trồng trọt, chăn nuôi, các học viên tự tạo việc làm sau đào tạo, áp dụng vào việc trồng trọt, chăn nuôi tại hộ gia đình để tăng năng suất, hiệu quả kinh tế...

4. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

- Nhìn chung phát triển cơ sở dạy nghề theo hướng xã hội hoá còn chậm, chưa đồng đều giữa các địa bàn trong tỉnh. Nhận thức về vai trò, ý nghĩa của đào tạo nghề của người dân, các cấp, các ngành và toàn xã hội còn hạn chế, còn nặng tư tưởng bằng cấp.

- Mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh chưa đều khắp, quy mô nhỏ, chủ yếu dạy nghề ngắn hạn và những ngành nghề có trình độ thấp. Nghề đào tạo còn đơn điệu, chủ yếu tập trung vào các nghề: may công nghiệp, thêu ren, mây giang đan, hàn điện, điện dân dụng, trồng trọt, chăn nuôi... Các nghề đào tạo chủ yếu là nghề phổ thông, sau đào tạo chủ yếu người lao động tự tạo việc làm, nghề đào tạo chưa gắn với nhu cầu và yêu cầu thị trường lao động.

- Chất lượng đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Nhất là chất lượng đào tạo của các cơ sở ngoài công lập còn thấp, ít có khả năng đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề để đủ sức cạnh tranh trên thị trường lao động.

- Đội ngũ giáo viên dạy nghề còn thiếu về số lượng và chưa đủ mạnh để đào tạo lao động kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh, nhất là tại các trung tâm dạy nghề cấp huyện, chủ yếu là giáo viên thỉnh giảng. Một bộ phận giáo viên hạn chế về kỹ năng sư phạm, chưa được đào tạo bài bản. Cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề còn kiêm nhiệm, thiếu kỹ năng quản lý và còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ. Tỉnh chưa có cơ chế khuyến khích tham gia giảng dạy của những người có trình độ chuyên môn: các kỹ sư, thợ bậc cao, các nghệ nhân...

- Chương trình, giáo trình dạy nghề còn nhiều bất cập, chậm đổi mới để phù hợp với yêu cầu của sản xuất, kinh doanh, dịch vụ...

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị ở các cơ sở dạy nghề tuy được đầu tư nhưng vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ. Một số trang thiết bị dạy nghề được đầu tư những năm trước, lạc hậu. Trang thiết bị chủ yếu là đào tạo các ngành nghề ngắn hạn, đào tạo các ngành nghề đơn giản.

- Nguồn kinh phí hỗ trợ học nghề cho lao động nông thôn còn hạn chế, chủ yếu nguồn kinh phí hỗ trợ cho lao động nông thôn học nghề từ nguồn kinh phí củaTtrung ương.

- Mức thu học phí hiện nay của các cơ sở công lập và ngoài công lập chỉ bảo đảm chi hoạt động thường xuyên, chưa đủ chi phí cần thiết để phục vụ việc nâng cao chất lượng đào tạo.

- Nguồn kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất của các cơ sở dạy nghề công lập tuy đã được quan tâm nhưng còn hạn hẹp, chủ yếu bằng nguồn kinh phí từ Trung ương. Việc đầu tư cơ sở vật chất tại các trung tâm dạy nghề cấp huyện còn nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch tổng thể nên chưa đảm bảo chất lượng của đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh nói chung cũng như đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng.

5. Dự báo nhu cầu

a) Dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn

Nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng. Qua khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2010. Trong tổng số 134.428 hộ được điều tra, có 49.972 lao động có nhu cầu học nghề trong năm 2010. Trong đó, địa bàn lao động nông thôn có nhu cầu học nghề nhiều nhất là huyện Thanh Liêm. Cụ thể nhu cầu học nghề của lao động nông thôn theo trình độ và nhóm đối tượng đối tượng quy định tại Quyết định 1956/QĐ-TTg như sau:

Đơn vị tính: người

TT

Đơn vị

Tổng số

Nhu cầu học nghề

Dạy nghề dưới 3 tháng

Sơ cấp nghề

Trung cấp nghề

Cao đẳng nghề

Đối tượng 1

Đối tượng 2

Đối tượng 3

1

TP Phủ Lý

1.074

305

432

204

133

408

124

542

2

Thanh Liêm

28.960

15136

6832

5408

1584

2064

3808

23088

3

Duy Tiên

5.334

2846

1642

607

239

588

1097

3649

4

Kim Bảng

5.375

2.178

2.553

408

 236

1238

1074

3063

5

Lý Nhân

3.669

776

573

1387

933

656

1200

1813

6

Bình Lục

5.560

2.974

930

1.104

 552

860

1872

2828

 

Tổng số

49.972

24.215

12.962

9.118

3.677

5.814

9.175

34.983

 

Người lao động có nhu cầu học nhiều nhất hiện nay là nghề may công nghiệp, điện dân dụng, điện công nghiệp, hàn điện, tin học, thêu ren, chăn nuôi, trồng trọt, chủ yếu ở trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng. Kết quả khảo sát năm 2010 cho thấy nhu cầu học nghề của lao động nông thôn theo nhóm ngành nghề như sau:

Đơn vị tính: người

TT

Nhóm ngành, nghề

Tổng số

Nhu cầu học nghề

Dạy nghề dưới 3 tháng

Sơ cấp nghề

Trung cấp nghề

Cao đẳng nghề

1

Nông, lâm nghiệp

9369

3636

4917

783

33

2

Tiểu thủ công nghiệp

15753

12082

3236

357

78

3

Công nghiệp

16209

2706

7579

4383

1541

4

Dịch vụ

3169

678

1021

780

690

5

Khác

5472

602

570

2784

1516

 

Tổng số

49.972

19.704

17.323

9.087

3.858

Bên cạnh đó, lao động nông thôn có nhu cầu học nghề theo hình thức dạy nghề thường xuyên nhiều hơn hình thức dạy nghề chính quy. Trong tổng số 49.972 người có nhu cầu học nghề, có 36.014 người có nhu cầu học theo hình thức dạy nghề thường xuyên, chiếm 72%. Người học lựa chọn học theo hình thức dạy nghề thường xuyên để có thể vừa học, vừa làm, được linh hoạt về thời gian, địa điểm và phương pháp đào tạo để phù hợp với điều kiện của người lao động nông thôn. Dạy nghề chính quy tập trung vào nhóm đối tượng có độ tuổi 15-25, những lao động này có điều kiện học nghề theo các khóa học tập trung và liên tục.

b) Dự báo nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề

Trong những năm qua, tỉnh đã thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp. Có 08 khu công nghiệp đã được phê duyệt, trong đó 03 khu đang hoạt động. Theo số liệu điều tra, khảo sát nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cho thấy, hiện tại nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp ít, chủ yếu nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tập trung vào lao động có nghề may công nghiệp, hàn điện.

II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐÉN NĂM 2020

1. Mục tiêu tổng quát

Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 6.000 lao động nông thôn.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Đến năm 2015: tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh là 45%.

Đến năm 2020: tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh là 60%.

Gắn đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các chương trình giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo của tỉnh và các chương trình kinh tế- xã hội khác nhằm nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân vùng nông thôn. Đảm bảo khoảng 75-80% lao động nông thôn tham gia học nghề có việc làm sau đào tạo.

Tạo điều kiện để các nghề truyền thống, các làng nghề của từng địa phương được nhân rộng và phát triển bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2011-2015

Đào tạo nghề cho 29.000 lao động nông thôn. Trong đó:

+ Đào tạo nghề nông nghiệp: 5.600 người

+ Đào tạo nghề phi nông nghiệp: 23.400 người

Tỷ lệ có việc làm giai đoạn này đạt 75%.

b) Giai đoạn 2016-2020

Đào tạo 32.000 lao động nông thôn. Trong đó:

+ Đào tạo nghề nông nghiệp: 6.500 người

+ Đào tạo nghề phi nông nghiệp: 25.500 người

Tỷ lệ có việc làm giai đoạn này đạt 80%

3. Phạm vi, đối tượng của Đề án

a) Lĩnh vực đào tạo nghề

Dạy nghề nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp cho những lao động nông thôn trực tiếp làm nông nghiệp. Dạy nghề phi nông nghiệp cho các lao động nông thôn chuyển khỏi nông nghiệp sang làm trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp tại các địa phương hoặc chuyển sang làm việc ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, xuất khẩu lao động.

b) Trình độ đào tạo nghề

Đào tạo trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên tuỳ thuộc vào từng đối tượng.

c) Đối tượng học nghề

Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp với nghề cần học. Trong đó, ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.

d) Phương thức đào tạo nghề

- Đào tạo chính quy hoặc thường xuyên tại các cơ sở dạy nghề.

- Dạy nghề lưu động tại các địa phương.

- Truyền nghề tại các làng nghề.

e) Cơ sở đào tạo nghề

Các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, doanh nghiệp và cơ sở tư thục; trung tâm giới thiệu việc làm, trung tâm khuyến nông, trung tâm giáo dục thường xuyên, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh... có đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn (dạy nghề trình độ sơ cấp nghề trở lên phải có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề; dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng phải được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, giáo trình, giáo viên... đối với những nghề dạy cho lao động nông thôn)

III. GIẢI PHÁP

1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội và lao động nông thôn về vai trò, ý nghĩa của đào tạo nghề

- Tổ chức các Hội nghị quán triệt Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tới cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

- Tham mưu, đề xuất với Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết chuyên đề về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2010-2015 và đến năm 2020; Hội đồng nhân dân tỉnh có Nghị quyết chuyên đề về đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020. Ở cấp huyện, xã cũng thực hiện theo nội dung, yêu cầu như cấp tỉnh.

- Hàng năm, xác định nội dung tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm với lao động nông thôn và phân công cụ thể cho các cơ quan, tổ chức của tỉnh triển khai thực hiện. Tích cực tuyên truyền sâu rộng về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vai trò, vị trí đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để người lao động nông thôn tích cực tham gia học nghề; tuyên truyền phổ biến các mô hình dạy nghề có hiệu quả tại các địa phương; tư vấn học nghề, việc làm miễn phí.

2. Hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

a) Hoạt động hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

- Đối tượng hỗ trợ: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp với nghề cần học. Trong đó, ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác:

+ Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng). Mức hỗ trợ tối đa 03 triệu đồng/người/khoá học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn mức 15.000, đồng/ngày thực học/người); hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khoá học đối với người đi học xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.

+ Lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng). Mức hỗ trợ tối đa 2,5 triệu đồng/người/khoá học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế);

+ Lao động nông thôn khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng). Mức hỗ trợ tối đa 02 triệu đồng/người/khoá học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế).

Mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ học nghề 01 lần (kể cả đã được hỗ trợ học nghề ở chính sách khác). Những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của Đề án này nhưng tối đa không quá 03 lần.

- Cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn: Các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp của các bộ, ngành, tổ chức chính trị- xã hội, địa phương, doanh nghiệp và cơ sở tư thục; trung tâm giới thiệu việc làm, trung tâm khuyến nông, trung tâm giáo dục thường xuyên, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh... có đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn (dạy nghề trình độ sơ cấp nghề trở lên phải có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề; dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng phải được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, giáo trình, giáo viên... đối với những nghề dạy cho lao động nông thôn).

- Việc tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn từ nguồn kinh phí hỗ trợ theo chính sách của Quyết định số1956/QĐ-TTg được thực hiện theo kế hoạch dạy nghề hằng năm do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt .Mức chi phí đào tạo cho từng nghề được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trong danh mục nghề đào tạo phù hợp với chương trình đào tạo, thời gian đào tạo và điều kiện thực tế của địa phương.

- Thời gian dạy nghề được quy định trong chương trình dạy nghề cụ thể. Địa điểm, tiến độ đào tạo thực tế có thể thực hiện linh hoạt cho phù hợp với nghề đào tạo.

- Quy mô của một lớp học nghề tối đa không quá 35 người/lớp.

- Về văn bằng, chứng chỉ học nghề: Học viên hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề phải được kiểm tra và đánh giá theo quy định tại Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy, nếu đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề theo quy định tại Quyết định số 75/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành mẫu bằng, chứng chỉ nghề. Học viên hoàn thành các khóa học nghề dưới 3 tháng sẽ được người đứng đầu cơ sở dạy nghề cấp giấy chứng nhận học nghề.

b) Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề về tín dụng

- Lao động nông thôn học nghề được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề.

- Sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.

c) Chính sách hỗ trợ đối với giáo viên và người dạy nghề

- Người dạy nghề là cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trung tâm khuyến nông, lâm nghiệp, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn) được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 25.000 đồng/giờ; người dạy nghề là tiến sỹ khoa học, tiến sỹ trong lĩnh vực nông nghiệp, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 300.000, đồng/buổi.

c) Chính sách hỗ trợ đối với cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn

- Tiếp tục hỗ trợ đầu tư thiết bị dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề công lập huyện được đầu tư giai đoạn 2006-2009 nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo chất lượng dạy nghề, mức hỗ trợ 03 tỷ đồng/trung tâm.

- Các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp của các Bộ, Ngành, tổ chức chính trị- xã hội, địa phương, doanh nghiệp và cơ sở tư thục; trung tâm giáo dục thường xuyên, các viện nghiên cứu, trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có đủ điều kiện dạy nghề cho lao động nông thôn được tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn bằng nguồn kinh phí quy định trong Đề án này và được cung cấp chương trình, giáo trình, học liệu và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.

Các chính sách quy định trong Đề án này sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự biến động kinh tế - xã hội hàng năm và từng thời kỳ.

3. Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập

Rà soát, bổ sung vào Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề của tỉnh giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020, trong đó chú trọng phát triển cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn. Phát triển cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp: Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đóng trên địa bàn thành lập cơ sở dạy nghề phục vụ nhu cầu lao động kỹ thuật phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.

Khuyến khích các cơ sở giáo dục đào tạo khác, trung tâm giới thiệu việc làm, trung tâm khoa học kỹ thuật nghiên cứu và sản xuất giống nông, lâm, thuỷ sản, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, trang trại, nông trường, lâm trường, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ... có đủ điều kiện dạy nghề cho lao động nông thôn được tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

Giai đoạn 2015-2020, phát triển thêm 10-5 cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

Thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề đối với cơ sở dạy nghề được hỗ trợ đầu tư theo quy định tại Quyết định số1956/QĐ-TTg.

4. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

a) Đối với giáo viên dạy nghề, người dạy nghề

Tăng biên chế đối với trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề đảm bảo đủ về số lượng theo quy định, tỷ lệ 01 giáo viên/20 học sinh quy đổi; giáo viên đạt chuẩn theo quy định của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Tăng biên chế cho các trung tâm dạy nghề công lập, đảm bảo có ít nhất 01 giáo viên cơ hữu cho mỗi nghề đào tạo. Có cơ chế chính sách để thu hút giáo viên dạy nghề trong các trường, trung tâm dạy nghề;

Huy động những người có đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn như thạc sỹ, kỹ sư có chuyên môn phù hợp; cán bộ kỹ thuật có trình độ trung cấp trở lên, người lao động có trình độ tay nghề bậc 3/7 hoặc tương đương trở lên làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trung tâm khuyến nông- lâm- ngư; nghệ nhân được cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phong tặng danh hiệu nghệ nhân; nông dân sản xuất giỏi là thành viên chủ chốt của hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh cấp cơ sở trở lên theo quy định tại Quyết định số 135/QĐ/HND ngày 04 tháng 4 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Hội nông dân Việt Nam;

b) Đối với cán bộ quản lý dạy nghề

- Tăng biên chế cán bộ quản lý tại các trung tâm dạy nghề công lập, bao gồm: Biên chế lãnh đạo, quản lý trung tâm, biên chế làm công tác đào tạo, tổ chức, hành chính, quản trị, thiết bị, kế toán, tài vụ.

- Đảm bảo mỗi huyện, thành phố có 01 cán bộ chuyên trách làm công tác dạy nghề tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý dạy nghề các cấp và tại các cơ sở dạy nghề.

5. Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu

- Căn cứ kết quả điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề để xác định danh mục các nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng cần phải xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu và danh mục thiết bị dạy nghề.

- Chỉ đạo các cơ sở dạy nghề xây dựng chương trình đào tạo, sử dụng giáo trình dạy nghề hiện có, chỉnh lý, biên soạn bổ sung cập nhật tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động và nhu cầu của người học.

6. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án

- Theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện Đề án và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ lao động- Thương binh và Xã hội.

- Đề nghị Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân và các tổ chức thành viên, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia giám sát quá trình triển khai các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn các tại địa phương.

7. Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã

Tổ chức điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh. Từ đó, có kế hoạch đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của lao động nông thôn và nhu cầu sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất, thị trường lao động.

8. Thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn

Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội thực tế tại địa phương, xác định những nghề phổ biến để xây dựng mô hình thí điểm dạy nghề. Tại mỗi huyện, thành phố tổ chức thí điểm 01 mô hình dạy nghề nông nghiệp và 01 mô hình dạy nghề phi nông nghiệp.

Nhân rộng những mô hình có tính khả thi cao, đạt được hiệu quả về kinh tế - xã hội, dễ dàng triển khai thực hiện, phù hợp với điều kiện của người lao động nông thôn và khả năng tổ chức ở địa bàn.

9. Tổ chức các hoạt động biểu dương, khen thưởng, bình xét danh hiệu, giải thưởng, tôn vinh

Hàng năm, định kỳ tổ chức các hoạt động biểu dương, khen thưởng, bình xét danh hiệu, giải thưởng, tôn vinh những đơn vị, cá nhân, tập thể tiêu biểu tham gia các hoạt động trong công tác đào tạo nghề.

10. Tăng cường quản lý nhà nước ở các cấp về dạy nghề cho lao động nông thôn và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức xã

Bổ sung thêm biên chế, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước ở các cấp về dạy nghề cho lao động nông thôn.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ CỦA ĐỀ ÁN

1. Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm

Tổ chức tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn tại các địa bàn trên toàn tỉnh. Các cơ sở dạy nghề thông tin về các khóa đào tạo trên các phương tiện thông tin đại chúng..

2. Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn

Tổ chức tập huấn nghiệp vụ điều tra, khảo sát cho các điều tra viên trên địa bàn toàn tỉnh.

Thực hiện điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn tại 116 xã, thị trấn, phường của tỉnh; nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Giám sát quá trình triển khai, thực hiện điều tra, khảo sát.

Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết quả điều tra.

3. Thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn

Thí điểm 02 mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn mỗi huyện, thành phố. Từ đó, chọn ra 02 mô hình tiêu biểu dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:

- 01 mô hình dạy nghề phi nông nghiệp: May công nghiệp

- 01 mô hình dạy nghề nông nghiệp: Trồng trọt

Việc tổ chức triển khai thí điểm dạy nghề cho lao động nông thôn theo mô hình thực hiện thông qua hợp đồng kinh tế với sự tham gia của nhiều bên gồm: Cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp tiếp nhận lao động sau đào tạo nghề, lao động nông thôn tham gia học nghề, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện.

Báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

Nhân rộng mô hình có hiệu quả trên địa bàn tỉnh, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của từng địa phương.

4. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập

Thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề được hỗ trợ đầu tư theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg. Cụ thể:

- Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm huyện Thanh Liêm.

- Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm huyện Lý Nhân.

- Trung tâm Dạy nghề huyện Duy Tiên.

- Trung tâm Dạy nghề huyện Kim Bảng.

- Trung tâm Dạy nghề huyện Bình Lục.

5. Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề.

Đổi mới và phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu của thị trường lao động; thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới.

6. Phát triển giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề

- Mỗi huyện, thành phố có 01 cán bộ chuyên trách làm công tác dạy nghề tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Biên chế tại các trung tâm dạy nghề công lập, bao gồm:

+ Giám đốc và 01 Phó Giám đốc;

+ Công tác đào tạo, thiết bị: 01 biên chế

+ Công tác tổ chức, hành chính, quản trị: 01 biên chế

+ Công tác kế toán, tài vụ: 01 biên chế

- Đảm bảo có ít nhất 01 giáo viên cơ hữu cho mỗi nghề đào tạo.

- Đào tạo nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề cho 300 người là giáo viên dạy nghề và đào tạo kỹ năng dạy nghề cho 100 người tham gia dạy nghề tại các cơ sở dạy nghề.

7. Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

Hàng năm, từ nguồn kinh phí từ Trung ương hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) cho 5.200-6.600 lao động nông thôn, gồm các lao động nông thôn thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế, và các gia đình nông thôn khác.

Các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn tổ chức đào tạo tại cơ sở hoặc đào tạo lưu động tại các địa phương, tạo điều kiện cho người lao động tham gia học nghề phù hợp với hoàn cảnh.

8. Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án

Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án của tỉnh hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ.

Báo cáo, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung Đề án; tình hình quản lý và sử dụng ngân sách của Đề án.

V. KINH PHÍ VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN

1. Tổng kinh phí thực hiện Đề án

Tổng kinh phí thực hiện Đề án: 336.360 triệu đồng.

2. Kinh phí của Đề án theo tiến độ thực hiện

a) Giai đoạn 2011-2015

Kinh phí thực hiện cả giai đoạn: 164.680 triệu đồng.

b) Giai đoạn 2016-2020

Kinh phí thực hiện cả giai đoạn: 171.680 triệu đồng.

3. Kinh phí của Đề án theo tính chất nguồn vốn

a) Ngân sách trung ương hỗ trợ: 334.860 triệu đồng.

b) Ngân sách địa phương: 1.000 triệu đồng.

c) Nguồn huy động xã hội hóa: 500 triệu đồng.

4. Kinh phí của Đề án theo từng nội dung hoạt động

a) Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm: 2.000 triệu đồng.

b) Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu: 5.000 triệu đồng.

c) Thí điểm mô hình dạy nghề: 5.000 triệu đồng.

d) Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề: 201.000 triệu đồng.

đ) Phát triển chương trình, giáo trình: 200 triệu đồng.

e) Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề: 200 triệu đồng.

f) Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề: 122.000 triệu đồng.

g) Giám sát, đánh giá đề án: 960 triệu đồng.

5. Cơ chế tài chính của Đề án

Cơ chế quản lý tài chính, đầu tư đối với các chính sách, hoạt động về dạy nghề được thực hiện theo quy định tại Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư Liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ đạo cấp tỉnh

Ban Chỉ đạo cấp tỉnh có nhiệm vụ tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” tỉnh Hà Nam ; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh: Thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh triển khai Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức Hội nghị quán triệt, phổ biến Quyết định 1956/QĐ-TTg tới các cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, huyện, thành phố.

- Tham mưu, đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Chỉ thị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng mức chi phí đào tạo cho từng nghề trong danh mục nghề đào tạo phù hợp với chương trình đạo tạo, thời gian đào tạo và điều kiện thực tế của địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan:

+ Lồng ghép Đề án này với các Đề án khác có liên quan đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tổ chức tuyên truyền các hoạt động của Đề án theo Kế hoạch hàng năm và từng giai đoạn.

+ Tổng hợp nhu cầu kinh phí hàng năm và từng giai đoạn của Đề án trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành Trung ương.

+ Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Đề án phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của địa phương.

+ Tổ chức tiến hành điều tra năng lực dạy nghề của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn, chỉ đạo các huyện, thành phố tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện; báo cáo Tổng cục Dạy nghề.

- Chủ trì tổ chức, quản lý các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Đề án. Tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động đột xuất, định kỳ với Trưởng ban, Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng danh mục các nghề đào tạo ở trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên để đào tạo cho lao động nông thôn phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp.

- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng cung cấp thông tin thị trường hàng hóa nông sản, có kế hoạch hỗ trợ, tư vấn việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đến các xã.

- Tổ chức triển khai các chính sách do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg.

- Tham gia kiểm tra, giám sát quá trình triển khai các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn tại địa phương.

4. Sở Nội vụ

Xây dựng kế hoạch trình Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung 01 biên chế chuyên trách theo dõi, quản lý công tác dạy nghề cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và bổ sung giáo viên cơ hữu cho các Trung tâm dạy nghề đảm bảo mỗi trung tâm có ít nhất 01 giáo viên cơ hữu cho mỗi nghề đào tạo.

5. Sở Giáo dục Đào tạo

- Xây dựng kế hoạch đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để học sinh có nhận thức đúng đắn về học nghề và lựa chọn nghề phù hợp.

- Chỉ đạo các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề có đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

- Chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch, lập dự toán, hướng dẫn sử dụng kinh phí hàng năm để thực hiện Đề án trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch đầu tư nguồn kinh phí của địa phương hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính, đầu tư đối với các chính sách, hoạt động của Đề án.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng mức hỗ trợ chi phí đào tạo cho từng nghề trong danh mục nghề đào tạo phù hợp với chương trình đạo tạo, thời gian đào tạo và điều kiện thực tế của địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Tham gia kiểm tra, giám sát quá trình triển khai các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn.

7. Sở Công Thương

- Xác định nhu cầu đào tạo nghề, nghề đào tạo phi nông nghiệp cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương.

- Đẩy mạnh phát triển nghề ở các làng nghề, thông tin thị trường hàng hoá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp cho lao động nông thôn.

8. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hà Nam

- Phối hợp với các cấp, các ngành chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020".

9. Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

Chỉ đạo cơ sở dạy nghề thuộc phạm vi quản lý, chủ động tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo kế hoạch thực hiện của tỉnh.

Tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về đào tạo nghề và việc làm cho lao động nông thôn tại các địa phương. Tuyên truyền, động viên các hội viên tích cực tham gia học nghề, triển khai các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn đến các chi hội nông dân, phụ nữ và đến từng hội viên.

10. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn để thực hiện đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ hàng năm.

11. Ngân hàng Nhà nước tỉnh

Chỉ đạo Ngân hàng chính sách tỉnh hướng dẫn thủ tục, thực hiện chính sách tín dụng đối với lao động nông thôn; chính sách hỗ trợ lãi suất vay tín dụng đối với lao động nông thôn học nghề làm việc ổn định ở nông thôn; chính sách vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.

12. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố

- Xây dựng Kế hoạch triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và kế hoạch triển khai hàng năm của huyện, thành phố.

- Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Chính phủ ở cấp huyện để giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.

- Tham mưu, đề xuất với Huyện uỷ, Thành uỷ, Hội đồng nhân dân cấp huyện, thành phố ban hành Nghị quyết chuyên đề về đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010-2015.

- Tổ chức Hội nghị quán triệt, phổ biến Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tới các cán bộ chủ chốt cấp xã.

- Chỉ đạo các cơ quan liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội triển khai hoạt động tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện, thành phố.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về dạy nghề cho lao động nông thôn. Bố trí 01 cán bộ có chuyên môn phù hợp làm cán bộ chuyên trách quản lý công tác đào tạo nghề ở Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Tổ chức tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn; xác định danh mục nghề cần đào tạo và kế hoạch dạy nghề của huyện; đề xuất 01 mô hình thí điểm dạy nghề nông nghiệp và 01 mô hình dạy nghề phi nông nghiệp; báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Thực hiện các hoạt động khác của Đề án do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

13. Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn

 - Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Chính phủ ở cấp xã, phường, thị trấn để giúp tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.

- Thực hiện hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề, vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để người lao động nông thôn biết và tích cực tham gia học nghề.

- Thống kê lao động nông thôn trên địa bàn quản lý đang trong độ tuổi lao động thuộc các nhóm đối tượng quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg chưa qua đào tạo nghề, có nhu cầu học nghề để xét tuyển vào các khoá học nghề theo quy định.

- Phối hợp tạo điều kiện cho các cơ sở dạy nghề tham gia hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở địa phương và tổ chức các lớp dạy nghề trên địa bàn.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn kiểm tra việc tổ chức thực hiện chính sách dạy nghề cho các đối tượng ở địa phương đảm bảo chính sách được thực hiện đúng mục đích, đúng đối tượng./.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác