610050

Quyết định 579/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục và phê duyệt Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông

610050
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 579/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục và phê duyệt Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông

Số hiệu: 579/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông Người ký: Lê Văn Chiến
Ngày ban hành: 16/05/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 579/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
Người ký: Lê Văn Chiến
Ngày ban hành: 16/05/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 579/QĐ-UBND

Đắk Nông, ngày 16 tháng 5 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC VÀ PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC THỦY SẢN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 1213/QĐ-BNN-TS ngày 26 tháng 4 năm 2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 71/TTr-SNN ngày 13 tháng 5 năm 2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính tại phần mềm Một cửa điện tử.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi, cập nhật thành phần hồ sơ, trình tự, quy trình thực hiện đối với thủ tục hành chính kèm theo Quyết định này vào Cơ sở dữ liệu Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Đắk Nông; Văn phòng UBND tỉnh niêm yết, công khai tại Trung tâm Phục vụ hành chính công; UBND các huyện, thành phố niêm yết, công khai tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo quy định.

Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định này thay thế thủ tục hành chính tương ứng đã được công bố tại Quyết định số 1796/QĐ-UBND ngày 30/10/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực thủy sản, thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND cấp huyện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 5 năm 2024.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục KSTTHC - VPCP;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Viễn Thông Đắk Nông;
- Lưu: VT, TTPVHCC, NC.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Chiến


DANH MỤC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC THỦY SẢN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 579/QĐ-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông)

A. DANH MỤC TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Stt

Tên thủ tục hành chính

Mã số

Tên VBQPPL quy định nội dung thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan giải quyết TTHC

Cơ quan/người có thẩm quyền quyết định

1

Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (trừ cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ, cơ sở sản xuất, ương dưỡng đồng thời giống thủy sản bố mẹ và giống thủy sản không phải là giống thủy sản bố mẹ)[1]

1.004918

Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ngày 04/4/2024 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản

Thủy sản

Chi cục Phát triển nông nghiệp

Chi cục Phát triển nông nghiệp

2

Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (trừ nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài)

1.004915

3

Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản (theo yêu cầu)

1.004913

4

Cấp, cấp lại giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực

1.004692

(Danh mục có 04 thủ tục hành chính)

B. NỘI DUNG CHI TIẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

TT

Tên TTHC; Mã TTHC

Thành phần hồ sơ; số lượng hồ sơ; Mẫu đơn, tờ khai

Trình tự thực hiện; Thời hạn giải quyết; Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Phí, lệ phí

Căn cứ pháp lý

Ghi chú

1

Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (trừ cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ, cơ sở sản xuất, ương dưỡng đồng thời giống thủy sản bố mẹ và giống thủy sản không phải là giống thủy sản bố mẹ).

Mã số: 1.004918

a) Thành phần hồ sơ:

* Trường hợp cấp mới:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP;

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP;

* Trường hợp cấp lại:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP;

- Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân;

- Bản chính Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đã được cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

a) Trình tự thực hiện

Bước 1. Gửi và tiếp nhận hồ sơ

* Gửi hồ sơ:

- Tổ chức/ cá nhân nộp hồ sơ về Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Đắk Nông, số 98 đường 23/3, phường Nghĩa Đức, TP. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông (tầng trệt trụ sở làm việc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông). Số điện thoại liên hệ: 02613.838838;

Email: tthcc.ubnd@daknong.gov.vn)

- Phương thức nộp hồ sơ: Trực tiếp; qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định).

* Tiếp nhận hồ sơ:

- Trong thời hạn 0,5 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Đắk Nông kiểm tra tính đầy đủ của thành phần hồ sơ và chuyển hồ sơ về Phòng Kỹ thuật chăn nuôi, thú y và thủy sản

- Chi cục Phát triển nông nghiệp.

- Trong thời hạn 1,5 ngày làm việc, Phòng Kỹ thuật chăn nuôi, thú y và thủy sản - Chi cục Phát triển nông nghiệp xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.

* Trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện:

Bước 2. Tiến hành kiểm tra điều kiện của cơ sở:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi cục Phát triển nông nghiệp tiến hành kiểm tra điều kiện của cơ sở theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP. Nội dung kiểm tra gồm:

- Kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận;

- Kiểm tra thực tế tại địa điểm sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo quy định tại Điều 23, khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản và Điều 20 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

- Kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ trong sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo khoản 2 Điều 26 Luật Thủy sản.

(Trường hợp thiên tai, dịch bệnh không thể tổ chức kiểm tra, đánh giá thực tế tại cơ sở để cấp giấy phép, giấy chứng nhận:

- Chi cục Phát triển nông nghiệp áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến khi cơ sở đáp ứng yêu cầu về nguồn lực, phương tiện kỹ thuật thực hiện; cơ sở cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan bằng bản giấy hoặc bản điện tử cho cơ quan kiểm tra hoặc tạm hoãn hoặc gia hạn có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, văn bản chấp thuận, thời hạn kiểm tra duy trì.

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, tổ chức đánh giá sự phù hợp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin, tài liệu, hình ảnh, hồ sơ cung cấp cho cơ quan cấp phép. Việc kiểm tra đánh giá thực tế sẽ được thực hiện sau khi các địa phương kiểm soát được thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật; thực hiện thu hồi ngay giấy phép đối với trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật).

Trường hợp không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục; sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến Chi cục Phát triển nông nghiệp để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục.

Bước 3. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện:

Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, Chi cục Phát triển nông nghiệp cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

* Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện:

Bước 2. Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục Phát triển nông nghiệp cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

b) Thời gian giải quyết:

- Đối với trường hợp cấp mới 15 làm việc (2 ngày kiểm tra hồ sơ và 13 ngày xử lý hồ sơ kể từ khi nhận được đủ hồ sơ).

+ Trung tâm phục vụ hành chính công: 0,5 ngày làm việc.

+ Chi cục Phát triển nông nghiệp: 14,5 ngày.

- Đối với trường hợp cấp lại: 05 ngày làm việc (2 ngày kiểm tra hồ sơ và 3 ngày xử lý hồ sơ kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ).

+ Trung tâm phục vụ hành chính công: 0,5 ngày làm việc.

+ Chi cục Phát triển nông nghiệp: 4,5 ngày làm việc.

c) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Tổ chức, cá nhân sản xuất giống thủy sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất phù hợp với loài thủy sản; có nơi cách ly theo dõi sức khoẻ giống thủy sản mới nhập (Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và hệ thống ao, bể, lồng bè đảm bảo yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên vật liệu bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; khu sinh hoạt bảo đảm tách biệt với khu vực sản xuất, ương dưỡng; Trang thiết bị đảm bảo yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng);

- Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học;

- Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học (phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, kiểm soát an toàn sinh học bao gồm các nội dung: Nước phục vụ sản xuất, ương dưỡng; giống thủy sản trong quá trình sản xuất; vệ sinh, thu gom và xử lý nước thải, chất thải; tiêu hủy xác động vật thủy sản chết hoặc nhiễm các bệnh phải tiêu hủy; kiểm soát giống thủy sản thoát ra môi trường bên ngoài, động vật gây hại xâm nhập vào cơ sở; thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản).

Chưa có văn bản quy định.

- Luật Thủy sản năm 2017; - Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

- Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ngày 04/4/2024, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

- Quyết định số 1213/QĐ-BNN-TS ngày 26 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

 

2

Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (trừ nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài)

Mã số: 1.004915

a) Thành phần hồ sơ

* Trường hợp cấp mới

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất theo Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP;

- Bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất theo Mẫu số 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP;

* Trường hợp cấp lại:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất theo Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP

- Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân trong Giấy chứng nhận;

- Bản chính Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã được cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

a) Trình tự thực hiện

Bước 1. Gửi và tiếp nhận hồ sơ

* Gửi hồ sơ:

- Tổ chức/ cá nhân nộp hồ sơ về Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Đắk Nông, số 98 đường 23/3, phường Nghĩa Đức, TP. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông (tầng trệt trụ sở làm việc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông). Số điện thoại liên hệ: 02613.838838;

Email: tthcc.ubnd@daknong.gov.vn)

- Phương thức nộp hồ sơ: Trực tiếp; qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định).

* Tiếp nhận hồ sơ:

- Trong thời hạn 0,5 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Đắk Nông kiểm tra tính đầy đủ của thành phần hồ sơ và chuyển hồ sơ về Phòng Kỹ thuật chăn nuôi, thú y và thủy sản

- Chi cục Phát triển nông nghiệp.

- Trong thời hạn 1.5 ngày làm việc, Phòng Kỹ thuật chăn nuôi, thú y và thủy sản - Chi cục Phát triển nông nghiệp xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.

* Trường hợp cấp mới:

Bước 2. Thẩm định và kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi cục Phát triển nông nghiệp thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thì thực hiện kiểm tra điều kiện của cơ sở sản xuất và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP.

Nội dung kiểm tra điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:

- Kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;

- Kiểm tra thực tế về điều kiện cơ sở tại địa điểm sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP và Điều 32 Luật Thủy sản.

- Kiểm tra về việc thực hiện nghĩa vụ trong sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo khoản 1 Điều 37 Luật Thủy sản.

Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục.

(Trường hợp thiên tai, dịch bệnh không thể tổ chức kiểm tra, đánh giá thực tế tại cơ sở để cấp giấy phép, giấy chứng nhận, văn bản chấp thuận, kiểm tra duy trì điều kiện của cơ sở:

- Chi cục Phát triển nông nghiệp áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến khi cơ sở đáp ứng yêu cầu về nguồn lực, phương tiện kỹ thuật thực hiện; cơ sở cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan bằng bản giấy hoặc bản điện tử cho cơ quan kiểm tra hoặc tạm hoãn hoặc gia hạn có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, văn bản chấp thuận, thời hạn kiểm tra duy trì.

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, tổ chức đánh giá sự phù hợp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin, tài liệu, hình ảnh, hồ sơ cung cấp cho cơ quan cấp phép. Việc kiểm tra đánh giá thực tế sẽ được thực hiện sau khi các địa phương kiểm soát được thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật; thực hiện thu hồi ngay giấy phép đối với trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Bước 3. Cấp chứng nhận

Trường hợp kết quả kiểm tra điều kiện cơ sở đạt yêu cầu, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

* Trường hợp cấp lại:

Bước 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục Phát triển nông nghiệp cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Thời hạn giải quyết:

- Đối với trường hợp cấp mới: 15 ngày làm việc (2 ngày kiểm tra hồ sơ và 13 ngày xử lý hồ sơ kể từ khi nhận được đủ hồ sơ).

+ Trung tâm Phục vụ hành chính công: 0,5 ngày làm việc.

+ Chi cục Phát triển nông nghiệp: 11,5 ngày làm việc.

- Đối với trường hợp cấp lại: 05 ngày làm việc (2 ngày kiểm tra hồ sơ và 3 ngày xử lý hồ sơ kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ).

+ Trung tâm Phục vụ hành chính công: 0,5 ngày làm việc.

+ Chi cục Phát triển nông nghiệp: 4,5 ngày làm việc.

c) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Địa điểm sản xuất nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;

- Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài;

- Nhà xưởng, trang thiết bị phù hợp với từng loại sản phẩm (có nhà xưởng kết cấu vững chắc, nền không đọng nước, liên thông và một chiều từ nguyên liệu đến thành phẩm; tường, trần, vách ngăn, cửa đảm bảo yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên liệu vật liệu, thành phẩm đảm bảo không nhiễm chéo lẫn nhau và bảo đảm theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, cung cấp; Trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm đảm bảo yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không gây ô nhiễm môi trường khu vực sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật);

- Có điều kiện phân tích chất lượng trong quá trình sản xuất (có phòng thử nghiệm hoặc có thuê phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất);

- Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học (phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học cho từng loại sản phẩm gồm các nội dung: nước phục vụ sản xuất; nguyên liệu, bao bì, thành phẩm; quá trình sản xuất; tái chế; lưu mẫu; kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh thiết bị; kiểm soát động vật gây hại; vệ sinh nhà xưởng, thu gom và xử lý chất thải);

- Có nhân viên kỹ thuật dược đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học hoặc công nghệ thực phẩm.

Mức thu phí 5.700.000 đồng/lần (Mức phí trên chưa bao gồm chi phí đi lại của đoàn đánh giá. Chi phí đi lại do tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định chi trả theo thực tế, phù hợp với quy định)

- Luật Thủy sản năm 2017;

- Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

- Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ngày 04/4/2024, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

- Thông tư số 112/2021/TT-BTC ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực quản lý nuôi trồng thủy sản;

- Quyết định số 1213/QĐ-BNN-TS ngày 26 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

 

3

Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản (theo yêu cầu)

Mã số: 1.004913

a) Thành phần hồ sơ

- Đơn đề nghị theo Mẫu số 23.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

- Sơ đồ vị trí đặt lồng bè/Sơ đồ khu vực nuôi.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

a) Trình tự thực hiện

Bước 1. Gửi và tiếp nhận hồ sơ

* Gửi hồ sơ:

- Tổ chức/ cá nhân nộp hồ sơ về Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Đắk Nông, số 98 đường 23/3, phường Nghĩa Đức, TP. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông (tầng trệt trụ sở làm việc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông). Số điện thoại liên hệ: 02613.838838;

Email: tthcc.ubnd@daknong.gov.vn)

- Phương thức nộp hồ sơ: Trực tiếp; qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định).

* Tiếp nhận hồ sơ:

- Trong thời hạn 0,5 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Đắk Nông kiểm tra tính đầy đủ của thành phần hồ sơ và chuyển hồ sơ về Phòng Kỹ thuật chăn nuôi, thú y và thủy sản

- Chi cục Phát triển nông nghiệp.

- Trong thời hạn 1,5 ngày làm việc, Phòng Kỹ thuật chăn nuôi, thú y và thủy sản - Chi cục Phát triển nông nghiệp xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.

Bước 2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Chi cục Phát triển nông nghiệp thực hiện kiểm tra thực tế tại cơ sở theo Mẫu số 13 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP;

Bước 3. Kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, Chi cục Phát triển nông nghiệp cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 25.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Chi cục Phát triển nông nghiệp phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

(Trường hợp thiên tai, dịch bệnh không thể tổ chức kiểm tra, đánh giá thực tế tại cơ sở để cấp giấy phép, giấy chứng nhận, văn bản chấp thuận, kiểm tra duy trì điều kiện của cơ sở:

- Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến khi cơ sở đáp ứng yêu cầu về nguồn lực, phương tiện kỹ thuật thực hiện; cơ sở cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan bằng bản giấy hoặc bản điện tử cho cơ quan kiểm tra hoặc tạm hoãn hoặc gia hạn có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, văn bản chấp thuận, thời hạn kiểm tra duy trì.

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, tổ chức đánh giá sự phù hợp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin, tài liệu, hình ảnh, hồ sơ cung cấp cho cơ quan cấp phép. Việc kiểm tra đánh giá thực tế sẽ được thực hiện sau khi các địa phương kiểm soát được thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật; thực hiện thu hồi ngay giấy phép đối với trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.)

b) Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc (2 ngày kiểm tra hồ sơ và 10 ngày xử lý hồ sơ kể từ khi nhận được đủ hồ sơ).

+ Trung tâm phục vụ hành chính công: 0,5 ngày làm việc.

+ Chi cục Phát triển nông nghiệp: 11,5 ngày làm việc.

c) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;

2. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi

a) Bờ ao (đầm/hầm), bể làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi, không rò rỉ nước; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết và tách biệt với khu vực nuôi, không làm ảnh hưởng đến môi trường;

b) Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải đảm bảo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi;

c) Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm canh phải có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải riêng biệt; nơi chứa bùn thải phù hợp; có biển báo chỉ dẫn từng khu và đáp ứng quy định tại điểm a, b khoản này.

3. Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động

4. Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm

Chưa có văn bản quy định

- Luật Thủy sản năm 2017;

- Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản; Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ngày 04/4/2024, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

- Quyết định số 1213/QĐ-BNN-TS ngày 26 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

4

Cấp, cấp lại giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực

Mã số: 1.004692

a) Thành phần hồ sơ

* Hồ sơ đăng ký bao gồm:

- Đơn đăng ký theo Mẫu số 14 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP;

- Sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.

* Hồ sơ đăng ký lại bao gồm:

- Đơn đăng ký lại theo Mẫu số 27.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

- Bản chính giấy xác nhận đăng ký đã được cấp (trừ trường hợp bị mất);

- Sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở (đối với trường hợp thay đổi quy mô sản xuất); trường hợp thay đổi chủ cơ sở phải có giấy tờ chứng minh sự thay đổi.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

a) Trình tự thực hiện

Bước 1. Gửi và tiếp nhận hồ sơ

* Gửi hồ sơ:

- Tổ chức/ cá nhân nộp hồ sơ về Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Đắk Nông, số 98 đường 23/3, phường Nghĩa Đức, TP. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông (tầng trệt trụ sở làm việc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông). Số điện thoại liên hệ: 02613.838838;

Email: tthcc.ubnd@daknong.gov.vn)

- Phương thức nộp hồ sơ: Trực tiếp; qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định).

* Tiếp nhận hồ sơ:

- Trong thời hạn 0,5 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Đắk Nông kiểm tra tính đầy đủ của thành phần hồ sơ và chuyển hồ sơ về Phòng Kỹ thuật chăn nuôi, thú y và thủy sản

- Chi cục Phát triển nông nghiệp.

- Trong thời hạn 1,5 ngày làm việc, Phòng Kỹ thuật chăn nuôi, thú y và thủy sản - Chi cục Phát triển nông nghiệp xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.

Bước 2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi cục Phát triển nông nghiệp căn cứ quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về phát triển nuôi trồng thủy sản tại địa phương đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và quy định khác có liên quan để thẩm định, cấp Giấy xác nhận theo Mẫu số 28.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy xác nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Thời hạn giải quyết: 09 ngày làm việc (2 ngày kiểm tra hồ sơ và 7 ngày xử lý hồ sơ kể từ khi nhận được đủ hồ sơ), trong đó:

+ Trung tâm hành chính công: 0,5 ngày làm việc.

+ Chi cục Phát triển nông nghiệp: 8,5 ngày làm việc.

c) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

1. Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;

b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi:

- Cơ sở vật chất đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản trong ao (đầm/hầm), bể:

+ Bờ ao (đầm/hầm), bể làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi, không rò rỉ nước; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết và tách biệt với khu vực nuôi, không làm ảnh hưởng đến môi trường;

+ Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải đảm bảo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi;

+ Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm canh phải có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải riêng biệt; nơi chứa bùn thải phù hợp; có biển báo chỉ dẫn từng khu và đáp ứng quy định tại điểm a, b khoản này.

- Cơ sở vật chất đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè, đăng quầng (sau đây được gọi là nuôi lồng bè):

+ Khung lồng, phao, lưới, đăng quầng phải làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi và không để thủy sản nuôi sống thoát ra môi trường; có thiết bị cảnh báo cho hoạt động giao thông thủy; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết, không làm ảnh hưởng đến môi trường;

+ Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải đảm bảo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi.

- Trang thiết bị sử dụng trong nuôi trồng thủy sản phải làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh, không gây độc đối với thủy sản nuôi, không gây ô nhiễm môi trường.

c) Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động;

d) Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;

đ) Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.

2. Cơ sở nuôi trồng thủy sản dùng làm cảnh, giải trí, mỹ nghệ, mỹ phẩm phải tuân theo quy định tại các điểm a, b, c và đ mục 1.

3. Đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực khi thuộc một trong các trường hợp sau:

Giấy xác nhận đăng ký bị mất; bị rách; thay đổi chủ cơ sở nuôi; thay đổi quy mô sản xuất, đối tượng nuôi.

Chưa có văn bản quy định

- Luật Thủy sản năm 2017;

- Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

- Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ngày 04/4/2024, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

- Quyết định số 1213/QĐ-BNN-TC ngày 26 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

 

QUY TRÌNH NỘI BỘ

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC THỦY SẢN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 579/QĐ-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông)

I. Thủ tục hành chính cấp tỉnh:

1. Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (trừ giống thủy sản bố mẹ) (mã số 1.004918)

1.1. Đối với trường hợp cấp mới

Tổng thời gian thực hiện TTHC: 15 (ngày làm việc) x 08 giờ = 120 giờ.

CQ

Bước thực hiện

Đơn vị thực hiện

Người thực hiện

Kết quả thực hiện

TG quy định

Trước hạn

Đúng hạn

Quá hạn

(2đ)

(1đ)

(0đ)

 

 

 

TTPVHCC

Bước 1

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ

Công chức, viên chức

1 Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận và viết Phiếu biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (theo mẫu).

04 giờ

 

 

 

2. Nếu hồ sơ còn thiếu, chưa đúng quy định thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định (theo Mẫu).

3. Nếu hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn người nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định (theo Mẫu).

4. Chuyển hồ sơ.

Chi cục PTNN

Bước 2

Phòng Kỹ thuật Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản

LĐ phòng

- Duyệt hồ sơ, chuyển cho công chức xử lý.

04 giờ

 

 

 

CV xử lý

- Xem xét kiểm tra, thẩm định hồ sơ, tham mưu thành lập đoàn kiểm tra kiểm tra điều kiện tại cơ sở

104 giờ

 

 

 

- Kiểm tra thực tế tại cơ sở

 

 

 

- Dự thảo GCN nếu đạt, văn bản thông báo nếu không đạt), trình lãnh đạo phòng phê duyệt

 

 

 

Lãnh đạo phòng

- Xem xét, trình lãnh đạo Quỹ phê duyệt (cấp GCN nếu đạt, văn bản thông báo nếu không đạt)

08 giờ

 

 

 

Lãnh đạo Chi cục

Ban lãnh đạo

- Duyệt

08 giờ

 

 

 

Văn thư

Văn thư

- Đóng dấu.

04 giờ

 

 

 

- Chuyển TTHCC

 

 

 

TTPVHCC

Bước 3

Bộ phận trả kết quả

CC,VC

- Thông báo cho tổ chức, cá nhân.

Không tính thời gian

 

 

 

- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.

1.2. Đối với trường hợp cấp lại

Tổng thời gian thực hiện TTHC: 05 (ngày làm việc) x 08 giờ = 40 giờ.

CQ

Bước thực hiện

Đơn vị thực hiện

Người thực hiện

Kết quả thực hiện

TG quy định

Trước hạn

Đúng hạn

Quá hạn

(2đ)

(1đ)

(0đ)

 

 

 

TTPVHCC

Bước 1

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ

Công chức, viên chức

1 Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận và viết Phiếu biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (theo mẫu).

04 giờ

 

 

 

2. Nếu hồ sơ còn thiếu, chưa đúng quy định thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định (theo Mẫu).

3. Nếu hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn người nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định (theo Mẫu).

4. Chuyển hồ sơ.

Chi cục PTNN

Bước 2

Phòng Kỹ thuật Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản

LĐ phòng

- Duyệt hồ sơ, chuyển cho công chức xử lý.

02 giờ

 

 

 

CV xử lý

- Xem xét kiểm tra, thẩm định hồ sơ

26 giờ

 

 

 

- Dự thảo GCN nếu đạt, văn bản thông báo nếu không đạt), trình lãnh đạo phòng phê duyệt

 

 

 

Lãnh đạo phòng

- Xem xét, trình lãnh đạo Quỹ phê duyệt (cấp GCN nếu đạt, văn bản thông báo nếu không đạt)

02 giờ

 

 

 

Lãnh đạo Chi cục

Ban lãnh đạo CC

- Duyệt

04 giờ

 

 

 

Văn thư

Văn thư

- Đóng dấu.

02 giờ

 

 

 

- Chuyển TTHCC

 

 

 

TTPVHCC

Bước 3

Bộ phận trả kết quả

CC,VC

- Thông báo cho tổ chức, cá nhân.

Không tính thời gian

 

 

 

- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.

2. Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (trừ nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) (mã số 1.004915)

2.1. Đối với trường hợp cấp mới

Tổng thời gian thực hiện TTHC: 15 (ngày làm việc) x 08 giờ = 120 giờ.

CQ

Bước thực hiện

Đơn vị thực hiện

Người thực hiện

Kết quả thực hiện

TG quy định

Trước hạn

Đúng hạn

Quá hạn

(2đ)

(1đ)

(0đ)

 

 

 

TTPVHCC

Bước 1

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ

Công chức, viên chức

1 Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận và viết Phiếu biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (theo mẫu).

04 giờ

 

 

 

2. Nếu hồ sơ còn thiếu, chưa đúng quy định thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định (theo Mẫu).

3. Nếu hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn người nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định (theo Mẫu).

4. Chuyển hồ sơ.

Chi cục PTNN

Bước 2

Phòng Kỹ thuật Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản

LĐ phòng

- Duyệt hồ sơ, chuyển cho công chức xử lý.

04 giờ

 

 

 

CV xử lý

- Xem xét kiểm tra, thẩm định hồ sơ, tham mưu thành lập đoàn kiểm tra kiểm tra điều kiện tại cơ sở.

104 giờ

 

 

 

- Kiểm tra thực tế tại cơ sở

- Dự thảo GCN nếu đạt, văn bản thông báo nếu không đạt), trình lãnh đạo phòng phê duyệt

 

 

 

Lãnh đạo phòng

- Xem xét, trình lãnh đạo Quỹ phê duyệt (cấp GCN nếu đạt, văn bản thông báo nếu không đạt)

08 giờ

 

 

 

Lãnh đạo Chi cục

Ban lãnh đạo CC

- Duyệt

08 giờ

 

 

 

Văn thư

Văn thư

- Đóng dấu.

04 giờ

 

 

 

- Chuyển TTHCC

 

 

 

TTPVHCC

Bước 3

Bộ phận trả kết quả

CC,VC

- Thông báo cho tổ chức, cá nhân.

Không tính thời gian

 

 

 

- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.

2.2. Đối với trường hợp cấp lại

Tổng thời gian thực hiện TTHC: 05 (ngày làm việc) x 08 giờ = 40 giờ.

CQ

Bước thực hiện

Đơn vị thực hiện

Người thực hiện

Kết quả thực hiện

TG quy định

Trước hạn

Đúng hạn

Quá hạn

(2đ)

(1đ)

(0đ)

 

 

 

TTPVHCC

Bước 1

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ

Công chức, viên chức

1 Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận và viết Phiếu biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (theo Mẫu).

04 giờ

 

 

 

2. Nếu hồ sơ còn thiếu, chưa đúng quy định thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định (theo Mẫu).

3. Nếu hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn người nộp hồ sơ đen cơ quan có thẩm quyền theo quy định (theo Mẫu).

4. Chuyển hồ sơ.

Chi cục PTNN

Bước 2

Phòng Kỹ thuật Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản

LĐ phòng

- Duyệt hồ sơ, chuyển cho công chức xử lý.

02 giờ

 

 

 

CV xử lý

- Xem xét kiểm tra, thẩm định hồ sơ

26 giờ

 

 

 

- Dự thảo GCN nếu đạt, văn bản thông báo nếu không đạt), trình lãnh đạo phòng phê duyệt

 

 

 

Lãnh đạo phòng

- Xem xét, trình lãnh đạo Quỹ phê duyệt (cấp GCN nếu đạt, văn bản thông báo nếu không đạt)

02 giờ

 

 

 

Lãnh đạo Chi cục

Ban lãnh đạo CC

- Duyệt

04 giờ

 

 

 

Văn thư

Văn thư

- Đóng dấu.

02 giờ

 

 

 

- Chuyển TTHCC

 

 

 

TTPVHCC

Bước 3

Bộ phận trả kết quả

CC,VC

- Thông báo cho tổ chức, cá nhân.

Không tính thời gian

 

 

 

- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.

3. Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản (theo yêu cầu) (mã số 1.004913)

Tổng thời gian thực hiện TTHC: 12 (ngày làm việc) x 08 giờ = 96 giờ.

CQ

Bước thực hiện

Đơn vị thực hiện

Người thực hiện

Kết quả thực hiện

TG quy định

Trước hạn

Đúng hạn

Quá hạn

(2đ)

(1đ)

(0đ)

 

 

 

TTPVHCC

Bước 1

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ

Công chức, viên chức

1 Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận và viết Phiếu biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (theo mẫu).

04 giờ

 

 

 

2. Nếu hồ sơ còn thiếu, chưa đúng quy định thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định (theo Mẫu).

3. Nếu hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn người nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định (theo Mẫu).

4. Chuyển hồ sơ.

Chi cục PTNN

Bước 2

Phòng Kỹ thuật Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản

LĐ phòng

- Duyệt hồ sơ, chuyển cho công chức xử lý.

04 giờ

 

 

 

CV xử lý

- Xem xét kiểm tra, thẩm định hồ sơ, tham mưu thành lập đoàn kiểm tra kiểm tra điều kiện tại cơ sở

72 giờ

 

 

 

- Kiểm tra thực tế tại cơ sở

 

 

 

- Dự thảo GCN nếu đạt, văn bản thông báo nếu không đạt), trình lãnh đạo phòng phê duyệt

 

 

 

Lãnh đạo phòng

- Xem xét, trình lãnh đạo Quỹ phê duyệt (cấp GCN nếu đạt, văn bản thông báo nếu không đạt)

06 giờ

 

 

 

Lãnh đạo Chi cục

Ban lãnh đạo CC

- Duyệt

06 giờ

 

 

 

Văn thư

Văn thư

- Đóng dấu.

04 giờ

 

 

 

- Chuyển TTHCC

 

 

 

TTPVHCC

Bước 3

Bộ phận trả kết quả

CC,VC

- Thông báo cho tổ chức, cá nhân.

Không tính thời gian

 

 

 

- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.

4. Cấp, cấp lại giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực (mã số 1.004692)

Tổng thời gian thực hiện TTHC: 9 (ngày làm việc) x 08 giờ = 72 giờ.

CQ

Bước thực hiện

Đơn vị thực hiện

Người thực hiện

Kết quả thực hiện

TG quy định

Trước hạn

Đúng hạn

Quá hạn

(2đ)

(1đ)

(0đ)

 

 

 

TTPVHCC

Bước 1

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ

Công chức, viên chức

1 Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận và viết Phiếu biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (theo mẫu).

04 giờ

 

 

 

2. Nếu hồ sơ còn thiếu, chưa đúng quy định thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định (theo Mẫu).

 

 

 

3. Nếu hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn người nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định (theo Mẫu).

 

 

 

4. Chuyển hồ sơ.

 

 

 

Chi cục PTNN

Bước 2

Phòng Kỹ thuật Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản

LĐ phòng

- Duyệt hồ sơ, chuyển cho công chức xử lý.

04 giờ

 

 

 

CV xử lý

- Xem xét kiểm tra, thẩm định hồ sơ

54 giờ

 

 

 

- Dự thảo Giấy xác nhận nếu đạt hoặc văn bản thông báo nếu không đạt)

 

 

 

- Trình lãnh đạo phòng phê duyệt.

 

 

 

Lãnh đạo phòng

- Xem xét, ký nháy trình lãnh đạo phê duyệt

04 giờ

 

 

 

Lãnh đạo Chi cục

Ban lãnh đạo CC

- Duyệt

04 giờ

 

 

 

Văn thư

Văn thư

- Đóng dấu.

02 giờ

 

 

 

- Chuyển TTHCC

 

 

 

TTPVHCC

Bước 3

Bộ phận trả kết quả

CC,VC

- Thông báo cho tổ chức, cá nhân.

Không tính thời gian

 

 

 

- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.

 



[1] Tên gọi cũ: Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (trừ giống thủy sản bố mẹ).

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản