Quyết định 55/2002/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm cải cách thủ tục hành chính tại các cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 55/2002/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm cải cách thủ tục hành chính tại các cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 55/2002/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 23/04/2002 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 31/05/2002 | Số công báo: | 24-24 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 55/2002/QĐ-TTg |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 23/04/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 31/05/2002 |
Số công báo: | 24-24 |
Tình trạng: | Đã biết |
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/2002/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2002 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao
thông vận tải;
Căn cứ Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn
2001 - 2010;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tại tờ trình số
126/TTr-BGTVT ngày 14 tháng 01 năm 2002,
QUYẾT ĐỊNH:
Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành": Là tổ chức được giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành tại khu vực cảng biển thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm: Cảng vụ Sài Gòn, Biên phòng cửa khẩu cảng Sài Gòn, Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn, Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế thành phố Hồ Chí Minh, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng II, Trung tâm thú y vùng thành phố Hồ Chí Minh.
2. "Tàu thuyền": Bao gồm các tàu biển, phương tiện thuỷ nội địa của Việt Nam có tổng dung tích từ 50 GT hoặc trọng tải 100 DWT trở lên và các loại tàu thuyền của nước ngoài.
3. "Chủ tàu": Là người sở hữu, quản lý, khai thác tàu biển hoặc người được ủy quyền hợp pháp.
THỦ TỤC TÀU THUYỀN ĐẾN VÀ RỜI CẢNG
Điều 3. Thủ tục cho tàu thuyền nước ngoài đến cảng
1. Việc xin phép cho tàu thuyền nước ngoài đến cảng thực hiện theo quy định sau:
a) Chậm nhất 24 giờ trước khi tàu dự kiến đến vùng nước phao số "O" Vũng Tàu, chủ tàu phải gửi cho Cảng vụ Sài Gòn giấy xin phép tàu đến cảng với các nội dung sau:
- Tên, quốc tịch, hô hiệu, nơi đăng ký của tàu và tên chủ tàu;
- Chiều dài, chiều rộng, chiều cao và mớn nước của tàu khi đến cảng;
- Tổng dung tích, trọng tải toàn phần; số lượng và loại hàng hóa;
- Số thuyền viên, hành khách và những người khác đi theo tàu;
- Tên cảng rời và thời gian dự kiến đến phao số "O" Vũng Tàu;
- Mục đích đến cảng, thời gian dự kiến rời cảng và tên cảng tiếp theo;
- Tên đại lý, đại diện của chủ tàu tại Việt Nam.
b) Chậm nhất 02 giờ, kể từ khi nhận được giấy xin phép quy định tại mục a khoản 1 Điều này, Cảng vụ Sài Gòn phải trả lời bằng văn bản cho chủ tàu biết việc chấp thuận hay không chấp thuận; trường hợp không chấp thuận, phải trả lời rõ lý do.
2. Miễn thủ tục xin cấp phép đối với tàu thuyền nước ngoài đến cảng:
a) Tàu thuyền đăng ký mang cờ quốc tịch của nước đã ký kết Hiệp định hàng hải với Việt Nam mà có quy định về miễn thủ tục xin cấp phép cho tàu đến cảng mỗi bên ký kết.
b) Các tàu thuyền vận chuyển hàng hoá hoặc hành khách của nước ngoài đã đến cảng trong thời gian không quá 12 tháng, kể từ ngày của lần cuối cùng rời cảng.
Điều 4. Thông báo tàu thuyền đến cảng
1. Chậm nhất 08 giờ trước khi tàu dự kiến đến vùng nước phao số "O" Vũng Tàu, chủ tàu phải gửi "Tờ khai tàu đến/rời cảng" (Phụ lục 1) cho Cảng vụ Sài Gòn.
2. Đối với tàu thuyền nước ngoài và tàu thuyền Việt Nam nhập cảnh, sau khi nhận được "Tờ khai tàu đến/rời cảng" (Phụ lục 1), Cảng vụ Sài Gòn phải thông báo ngay cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 5. Xác báo tàu thuyền đến cảng
1. Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu dự kiến đến vùng nước phao số "0" Vũng Tàu, chủ tàu phải xác báo cho Cảng vụ Sài Gòn biết.
2. Sau khi nhận được xác báo của chủ tàu, Cảng vụ Sài Gòn phải thông báo ngay cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và Cảng vụ Vũng Tàu biết để phối hợp triển khai thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
Điều 6. Điều động tàu thuyền vào cảng
1. Căn cứ điều kiện thực tế về bảo đảm an toàn hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và kế hoạch điều độ khai thác của cảng biển do doanh nghiệp cảng hoặc chủ hàng cung cấp, Cảng vụ Sài Gòn thông báo cho chủ tàu, Công ty Hoa tiêu khu vực I biết việc quyết định điều động tàu từ vùng nước phao số "O" Vũng Tàu vào neo hoặc đậu tại vị trí thuộc cảng biển đó.
2. Trường hợp tàu thuyền nước ngoài và tàu thuyền Việt Nam nhập cảnh thì ngay sau khi quyết định việc điều động tàu vào cảng, Cảng vụ Sài Gòn ngoài việc thông báo quy định tại khoản 1 của Điều này, còn phải thông báo cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác biết thời gian và địa điểm được chỉ định cho tàu vào neo hoặc đậu tại cảng.
Điều 7. Địa điểm, thời hạn và giấy tờ khi làm thủ tục tàu vào cảng
1. Tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa:
a) Địa điểm làm thủ tục: Trụ sở Cảng vụ Sài Gòn.
b) Thời hạn làm thủ tục của chủ tàu: Chậm nhất là 02 giờ kể từ khi tàu đã vào neo, đậu tại cầu cảng hoặc trước thuỷ diện cảng, hoặc 04 giờ khi tàu đã vào neo tại các vùng nước khác của cảng.
c) Thời hạn làm thủ tục của Cảng vụ sài Gòn: Chậm nhất 01 giờ kể từ khi chủ tàu nộp và xuất trình đủ các giấy tờ hợp lệ, quy định tại điểm d dưới đây.
d) Khi làm thủ tục, chủ tàu phải nộp và xuất trình các giấy tờ sau:
- Các giấy tờ phải nộp:
+ Tờ khai tàu đến/đi (Phụ lục 1);
+ Danh sách thuyền viên (Phụ lục 2);
+ Danh sách hành khách (đối với tàu khách - Phụ lục 3).
- Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính):
+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền;
+ Các giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật của tàu theo quy định;
+ Sổ danh bạ thuyền viên hoặc sổ thuyền viên tương ứng;
+ Các chứng chỉ khả năng chuyên môn của thuyền viên theo quy định;
2. Tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài nhập cảnh:
a) Địa điểm làm thủ tục: Trụ sở Cảng vụ Sài Gòn.
Riêng đối với tàu khách và tàu định tuyến, nếu các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về biên phòng, kiểm dịch xét thấy cần phải lên tàu kiểm tra thực tế, thì địa điểm làm thủ tục nhập cảnh có thể là trên tàu khi neo tại vùng nước phao số "0" Vũng Tàu hoặc trong quá trình tàu hành trình từ vùng nước phao số "0" Vũng Tàu vào cảng và chỉ do cơ quan có yêu cầu nói trên chịu trách nhiệm thực hiện.
b) Thời hạn làm thủ tục của chủ tàu: Chậm nhất 02 giờ kể từ khi tàu đã vào neo hoặc đậu an toàn tại địa điểm theo chỉ định của Cảng vụ Sài Gòn.
c) Thời hạn làm thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành: Không quá 01 giờ, kể từ khi chủ tàu nộp và xuất trình đủ các giấy tờ hợp lệ sau đây:
- Các giấy tờ phải nộp:
+ Tờ khai tàu đến/rời cảng (Phụ lục 1);
+ Danh sách thuyền viên (Phụ lục 2);
+ Danh sách hành khách (nếu có - Phụ lục 3);
+ Tờ khai dự trữ của tàu (Phụ lục 4);
+ Tờ khai hàng hoá, hành lý thuyền viên (theo mẫu do Tổng cục Hải quan quy định);
+ Bản khai kiểm dịch y tế quốc tế (theo mẫu do Bộ Y tế quy định);
+ Giấy khai báo kiểm dịch thực vật (theo mẫu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định);
+ Tờ khai kiểm dịch động vật (theo mẫu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định).
+ Tờ khai dụng cụ cấm dùng tại cảng (theo mẫu do Bộ đội biên phòng quy định).
- Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính):
+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền;
+ Các giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật của tàu theo quy định;
+ Sổ danh bạ thuyền viên (đối với tàu thuyền Việt Nam);
+ Hộ chiếu thuyền viên;
+ Phiếu tiêm chủng quốc tế của thuyền viên;
+ Các giấy tờ liên quan hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh, tạm nhập - tái xuất;
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế;
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật;
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật hoặc Giấy chứng nhận sản phẩm động vật (nếu hàng hoá là sản phẩm động vật) của nước xuất hàng.
Riêng đối với tàu khách, thì hành khách phải xuất trình các giấy tờ sau (khi được yêu cầu):
+ Hộ chiếu;
+ Phiếu tiêm chủng quốc tế.
Điều 8. Xác báo tàu thuyền rời cảng
1. Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu rời cảng, chủ tàu phải xác báo cho Cảng vụ Sài Gòn tên tàu và thời gian tàu dự kiến rời cảng.
2. Đối với tàu thuyền xuất cảnh thì ngay sau khi nhận được nội dung xác báo của chủ tàu, Cảng vụ Sài Gòn phải thông báo ngay cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành biết để kịp thời làm thủ tục xuất cảnh cho tàu.
Điều 9. Địa điểm, thời hạn và giấy tờ khi làm thủ tục tàu rời cảng
1. Tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa:
a) Địa điểm làm thủ tục: Trụ sở Cảng vụ Sài Gòn.
b) Thời hạn làm thủ tục của chủ tàu: Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu rời cảng.
c) Thời hạn làm thủ tục của Cảng vụ Sài Gòn: Chậm nhất 01 giờ kể từ khi chủ tàu xuất trình đủ các giấy tờ hợp lệ quy định tại điểm d dưới đây.
d) Khi làm thủ tục, chủ tàu phải nộp và xuất trình các giấy tờ sau:
- Nộp 01 bản Tờ khai tàu đến/rời cảng (Phụ lục 1);
- Xuất trình các giấy chứng nhận của tàu và chứng chỉ khả năng chuyên môn của thuyền viên (nếu có thay đổi so với khi đến);
- Xuất trình các giấy tờ liên quan đến xác nhận nộp phí, lệ phí hoặc thanh toán các khoản nợ theo quy định của pháp luật.
2. Tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài xuất cảnh:
a) Địa điểm làm thủ tục: Trụ sở Cảng vụ Sài Gòn, riêng đối với tàu khách và tàu định tuyến thì địa điểm làm thủ tục là tại tàu.
b) Thời hạn làm thủ tục của chủ tàu: Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu rời cảng. Riêng tàu khách và tàu định tuyến, thời hạn chậm nhất là ngay trước thời điểm tàu chuẩn bị rời cảng.
c) Thời hạn làm thủ tục của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành: Chậm nhất là 01 giờ kể từ khi phía chủ tàu đã nộp và xuất trình đủ các giấy tờ hợp lệ theo quy định tại điểm d dưới đây.
d) Khi làm thủ tục, chủ tàu phải nộp và xuất trình các giấy tờ (bản chính):
- Các giấy tờ phải nộp:
+ 01 bản Tờ khai tàu đến/rời cảng (Phụ lục 1);
+ 01 Danh sách thuyền viên, nếu thay đổi so với khi đến (Phụ lục 2);
+ 01 Danh sách hành khách, nếu thay đổi so với khi đến (Phụ lục 3);
+ 01 Tờ khai dự trữ của tàu (Phụ lục 4);
+ 01 Tờ khai hành lý thuyền viên (mẫu do Tổng cục Hải quan quy định);
+ Những giấy tờ do các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đã cấp cho tàu, thuyền viên và hành khách theo quy định hiện hành (để thu hồi).
- Các giấy tờ phải xuất trình:
+ Các giấy chứng nhận của tàu (nếu có thay đổi so với khi đến);
+ Chứng chỉ khả năng chuyên môn của thuyền viên (nếu có thay đổi so với khi đến);
+ Hộ chiếu thuyền viên, Hộ chiếu của hành khách;
+ Phiếu tiêm chủng quốc tế của thuyền viên, hành khách (nếu thay đổi so với khi đến);
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế;
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật hoặc Giấy chứng nhận sản phẩm động vật (nếu hàng hoá là sản phẩm động vật) của Trung tâm thú y vùng thuộc Cục Thú y;
+ Các giấy tờ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, quá cảnh, tạm nhập - tái xuất hoặc chuyển tải theo quy định;
+ Các giấy tờ liên quan đến xác nhận việc nộp phí, lệ phí hoặc thanh toán các khoản nợ theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Phương thức làm thủ tục tàu thuyền đến và rời cảng
1. Việc làm thủ tục tàu thuyền vào và rời cảng do chủ tàu thực hiện.
2. Việc gửi hoặc chuyển các giấy tờ khai báo đối với tàu đến và rời cảng, chủ tàu phải chuyển qua trung tâm thông tin của Cảng vụ Sài Gòn (Fax, thư điện tử - Email) hoặc gửi qua bưu điện hoặc chuyển trực tiếp.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHUYÊN NGÀNH TẠI CẢNG
Điều 11. Một số quy định đối với quản lý tàu thuyền
1. Trường hợp tàu thuyền khi rời cảng mà các loại giấy tờ về đăng ký, an toàn kỹ thuật của tàu và giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên không thay đổi so với khi đến, thì chủ tàu không phải nộp hoặc xuất trình các loại giấy tờ nói trên.
2. Tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài đã làm thủ tục nhập cảnh ở một cảng khác của Việt Nam, sau đó đến cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh thì không phải làm lại thủ tục nhập cảnh như quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Quyết định này. Cảng vụ Sài Gòn căn cứ "Giấy phép rời cảng" do Cảng vụ nơi tàu rời cảng trước đó cấp để quyết định cho tàu vào cảng; các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác căn cứ "Hồ sơ chuyển cảng" (nếu có) do các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tương ứng nơi tàu rời cảng trước đó cấp để thực hiện nghiệp vụ quản lý của mình theo quy định hiện hành.
3. Nếu qua khai báo trước của chủ tàu đã khẳng định tàu được miễn dịch, bảo đảm an toàn đối với dịch bệnh của người và động thực vật, hoặc trước khi đến Việt Nam tàu đó hoạt động ở những khu vực không có dịch bệnh của người, động vật, thực vật mà được cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về kiểm dịch chấp nhận, thì không tiến hành thủ tục kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật hoặc thực vật đối với tàu, hàng hóa tại vùng nước phao số "O" Vũng Tàu, trừ trường hợp có cơ sở để nghi ngờ về tính xác thực khai báo của chủ tàu.
4. Đối với hành lý của hành khách trên tàu khách nước ngoài khi đến và rời cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh trong cùng một chuyến đi, thì không áp dụng thủ tục khai báo hải quan.
Điều 12. Ứng dụng công nghệ thông tin
1. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng được sử dụng bản phô-tô, FAX, thư điện tử liên quan đến hồ sơ giấy tờ của tàu, hàng hóa, thuyền viên, hành khách do chủ tàu, người khai hải quan cung cấp trước khi tàu vào hoặc rời cảng. Khi làm thủ tục, chủ tàu hoặc người khai hải quan phải xuất trình, nộp đủ bản gốc hoặc bản sao các loại giấy tờ hợp lệ theo quy định.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành triển khai ngay dự án về đầu tư lắp đặt, nối mạng và tổ chức khai thác hiệu quả hệ thống thông tin máy tính của cơ quan mình và được đầu tư lắp đặt theo nguyên tắc dưới đây:
a) Hệ thống thống thông tin máy tính của từng cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành phải được nối mạng với hệ thống trung tâm của Cảng vụ Sài Gòn.
b) Kinh phí đầu tư và quản lý hệ thống thông tin do các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tự thu xếp nguồn theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 99/2001/TT-BTC ngày 05 tháng 12 năm 2001 hướng dẫn việc ưu tiên kinh phí để ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
3. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hoạt động hàng hải, thương mại, du lịch tại cảng đầu tư lắp đặt, nối mạng hệ thống thông tin máy tính của đơn vị mình với hệ thống thông tin máy tính của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng.
4. Cảng vụ Sài Gòn chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác tại cảng triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin quy định tại khoản 2 Điều này nhằm bảo đảm thống nhất và hiệu quả.
Điều 13. Hoạt động kiểm tra, giám sát chuyên ngành
1. Việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng đối với tàu, hàng hóa, hành khách và thuyền viên phải được thực hiện theo đúng các quy định của Quyết định này, pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
2. Trừ những trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc trong những trường hợp xét thấy cần thiết phải bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành không thực hiện các nghiệp vụ dưới đây:
a) Tiến hành giám sát hải quan, giám sát biên phòng trực tiếp trên tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài theo hành trình rời cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh đến vùng nước phao số "O" Vũng Tàu để xuất cảnh, hoặc ngược lại khi tàu hành trình nhập cảnh vào cảng.
b) Tiến hành giám hộ biên phòng trực tiếp trên các tàu biển Việt Nam và nước ngoài khi đang neo hoặc đậu tại các vị trí trong cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nghiêm cấm cán bộ, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có hành vi cửa quyền, bản vị, vụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà và các biểu hiện tiêu cực khác khi thực thi nhiệm vụ được giao; mọi vi phạm có liên quan đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Trách nhiệm phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
1. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng có trách nhiệm phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật có liên quan và tại Quyết định này.
2. Cảng vụ Sài Gòn là cơ quan chủ trì trong việc tổ chức phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại các cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh theo nguyên tắc sau:
a) Chịu trách nhiệm chủ trì điều hành và phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng.
b) Tổ chức nhận và chuyển kịp thời cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác tại cảng những thông tin, giấy tờ liên quan đến tàu thuyền vào, rời cảng.
3. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác tại cảng có trách nhiệm phối hợp với Cảng vụ Sài Gòn tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý của cơ quan mình theo nguyên tắc sau:
a) Thực hiện độc lập về nghiệp vụ quản lý chuyên ngành theo quy định, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Cảng vụ Sài Gòn.
b) Sau khi nhận và xử lý thông tin do Cảng vụ Sài Gòn thông báo hoặc trường hợp có vướng mắc phát sinh thì các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành phải thông báo ngay cho Cảng vụ Sài Gòn biết để phối hợp giải quyết kịp thời.
4. Ngoài thẩm quyền theo quy định hiện hành, Giám đốc Cảng vụ Sài Gòn được quyền thực hiện các công việc sau:
a) Tổ chức và chủ trì các hội nghị, cuộc họp trao đổi với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng để thống nhất biện pháp giải quyết những vướng mắc phát sinh.
b) Yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng thông báo kịp thời nội dung, biện pháp đề xuất đối với việc giải quyết những vướng mắc phát sinh có liên quan.
c) Kiến nghị với Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xem xét giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền của thành phố, liên quan đến quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2002 và được thực hiện thí điểm cho đến khi có quy định mới.
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện việc thí điểm nêu tại Quyết định này. Ban Chỉ đạo do 01 đồng chí Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải làm Trưởng Ban.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xem xét, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc giải quyết theo thẩm quyền.
3. Sau 06 tháng áp dụng thí điểm, Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo với Thủ tướng Chính phủ.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/2002/QĐ-TTg ngày 23 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ)
DECLARATION OF ARRIVAL/DEPARTURE
Đến [ ] Rời [ ]
Arrival Departure
Tên và loại tàu Name and type of ship |
Cảng đến/rời Port of arrival/departure |
Thời gian đến/rời Date - time of arrival/departure |
Cảng rời/cảng đích Port arrived from/Port of destination |
|||
Quốc tịch tàu Nationality of ship |
Hô hiệu/Số IMO Call sign/IMO No. |
Tên thuyền trưởng Name of Master |
Chiều dài Length over all |
Chiều rộng Breadth |
||
Tên và địa chỉ của chủ tàu Name and address of shipowner |
Mớn nước mũi/lái A/F Draft |
|||||
Tổng dung tích Gross tonnage |
Dung tích có ích Net tonnage |
Tổng trọng tải Deadweight |
Tên và địa chỉ của đại lý Name and address of ship's agent |
|||
Đặc điểm chính của chuyến đi (cảng cuối chuyến trước và các cảng phụ; gạch chân hàng sẽ dỡ) Brief particulars of voyage (previous and subsequent ports of call; underline where remaining cargo will be dischargeds |
||||||
Số lượng và loại hàng hóa (xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nội địa hoặc chuyển tải) Quantity and kind of cargo (Outward, Inward, Transit, Domestic or Transshipment) |
||||||
Số lượng và loại hàng hoá nguy hiểm Quantity and kind of dangerours cargo |
Ghi chú: Remarks |
|||||
Số thuyền viên Number of crew (incl. master) |
Số hành khách Number of passsengers |
|
||||
Vị trí tàu tại cảng Position of ship in port |
Mục đích đến cảng Purpose to port |
..., ngày ...... tháng ...... năm Date |
||||
Các yêu cầu liên quan của tàu Other concerning requirement of ship |
Thuyền trưởng (đại lý hoặc sĩ quan) Master (authorized agent or officer) |
|||||
|
|
|
|
|
|
|
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/2002/QĐ-TTg ngày 23 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ)
CREW LIST
Đến [ ] Đi [ [ Trang: ..........
Arrival Departure Page No
Tên tàu: Name of ship |
Cảng đến/đi: Port of arrival/departure |
Ngày đến/đi: Date of arrival/departure |
|||
Quốc tịch tàu Nationality of ship |
Đến từ cảng Port arrived from |
Số Hộ chiếu Nature and No.of identity document (seamans passport) |
|||
TT No |
Họ và tên Family name, given names |
Chức danh Rank or rating |
Quốc tịch Nationality |
Ngày và nơi sinh Date and place of birth |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..........., ngày ........ tháng .......... năm .........
Date
Thuyền trưởng (Đại lý hoặc sĩ quan)
Master (Authorized agent or officer)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/2002/QĐ-TTg ngày 23 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ)
PASSENGER LIST
Đến [ ] Đi [ ] Trang: ...........
Arrival Departure Page No
Tên tàu: Name of ship |
Cảng đến/đi: Port of arrival/departure |
Ngày đến/đi: Date of arrival/departure |
|||
Quốc tịch tàu: Nationality of ship |
|
|
|||
STT No |
Họ và tên Family name, given names |
Quốc tịch Nationality |
Số hộ chiếu number of passport |
Cảng lên tàu Port of embarkati on |
Cảng rời tàu Port of disembark ation |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..........., ngày ........ tháng .......... năm .........
Date
Thuyền trưởng (Đại lý hoặc sĩ quan )
Master (Authorized agent or officer)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/2002/QĐ-TTg ngày 23 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ)
SHIP STORES DECLARATION
Đến [ ] Đi [ ] Trang: ...........
Arrival Departure Page No
Tên tàu: Name of ship |
Cảng đến/đi: Port of arrival/departure |
Ngày đến/đi: Date of arrival/departure |
||
Quốc tịch tàu: Nationality of ship |
Cảngtrước khi đến/cảng tới Port arrived from/Port of destination |
|||
Số người trên tàu Number of persons on board |
Thời gian ở cảng Period of stay |
Nơi để vật tư: Place of storage |
||
Tên vật tư Name of article |
Số lượng Quantity |
Mục đích sử dụng For official use |
||
|
|
|
||
|
|
|
||
|
|
|
||
|
|
|
||
|
|
|
||
|
|
|
||
|
|
|
||
|
|
|
||
|
|
|
||
|
|
|
||
|
|
|
||
|
|
|
||
|
|
|
||
|
|
|
||
|
|
|
||
|
|
|
|
|
................., ngày ....... tháng ....... năm ......
Date
Thuyền trưởng (Đại lý hoặc sĩ quan)
Master (Authorized agent or officer)
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây