210997

Quyết định 542/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Chương trình Giải quyết việc làm và dạy nghề tỉnh Điện Biên đến năm 2015

210997
LawNet .vn

Quyết định 542/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Chương trình Giải quyết việc làm và dạy nghề tỉnh Điện Biên đến năm 2015

Số hiệu: 542/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên Người ký: Mùa A Sơn
Ngày ban hành: 20/08/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 542/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
Người ký: Mùa A Sơn
Ngày ban hành: 20/08/2013
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 542/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 20 tháng 08 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ DẠY NGHỀ TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29/11/2006;

Căn cứ Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn vay của Quỹ quốc gia về việc làm; Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005;

Căn cứ Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020";

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020";

Căn cứ Quyết định số 1201/QĐ-TTg ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012-2015;

Căn cứ Thông tư số 73/2008/TT-BTC ngày 01/8/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng Quỹ giải quyết việc làm địa phương và kinh phí quản lý quốc gia về việc làm;

Căn cứ Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011 - 2015;

Xét Tờ trình số 856/TTr-SLĐTBXH ngày 28/6/2013 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này, Chương trình Giải quyết việc làm và dạy nghề tỉnh Điện Biên đến năm 2015.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trường Cao đẳng nghề Điện Biên, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh căn cứ các nội dung của Chương trình phê duyệt tại Quyết định này, có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu, tiến độ thực hiện của Chương trình và đảm bảo trình tự, thủ tục theo đúng quy định hiện hành; thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ về tình hình, kết quả thực hiện theo quy định.

Các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành, đơn vị và nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chủ trì thực hiện các nội dung, dự án, đề án tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo các mục tiêu, yêu cầu của Chương trình; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương, đơn vị trực thuộc trong quá trình triển khai thực hiện đối với các nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý.

Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh Đoàn TNCSHCM, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân tỉnh phối hợp trong công tác tuyên truyền, vận động và tham gia giám sát triển khai thực hiện Chương trình để đảm bảo thực hiện hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu của Chương trình.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh; Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Điện Biên; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Mùa A Sơn

 

CHƯƠNG TRÌNH

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ DẠY NGHỀ TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 542/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2013 của UBND tỉnh Điện Biên)

Phần 1.

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ DẠY NGHỀ TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2006 - 2012

1. Kết quả thực hiện mục tiêu chung

a) Về giải quyết việc làm

Thực hiện Chương trình giải quyết việc làm và dạy nghề tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006 - 2012, ngoài ổn định việc làm thường xuyên cho trên 263.400 lao động/năm, tỉnh đã tạo việc làm mới cho 53.119 lao động, trong đó:

+ Giai đoạn 2006 - 2010, đã tạo việc làm mới cho 7.200 lao động/năm, đạt 100% mục tiêu Chương trình;

+ Trong 02 năm (2011 và 2012), đã tạo việc làm mới cho 8.559 lao động/năm, đạt 99,5%KH giao hàng năm.

(Chi tiết tại phụ lục 1 kèm theo)

Cơ cấu lao động đã chuyển dịch theo hướng tăng lao động trong các ngành: Công nghiệp - Xây dựng từ 5,58% năm 2005, lên 11,8% năm 2012; Thương mại - Dịch vụ từ 13,32% năm 2005, lên 19,29% năm 2012 và giảm lao động trong ngành Nông - Lâm nghiệp từ 81,10% năm 2005, xuống 68,91% năm 2012.

Kết quả giải quyết việc làm nêu trên đã góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực thành thị từ 4,9% năm 2005 xuống còn 3,9% năm 2012 (giảm 1%).

b) Về dạy nghề

Trong giai đoạn 2006 - 2012, đã thành lập mới 07 trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện trên địa bàn toàn tỉnh. Đến nay đã có 8/10 huyện, thị xã, thành phố có cơ sở dạy nghề đóng trên địa bàn, nâng tổng số cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh 13 đơn vị; song song đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề tại các cơ sở dạy nghề tiếp tục được đầu tư, nâng cấp; đội ngũ giáo viên tiếp tục được bổ sung, kiện toàn đảm bảo đủ về số lượng, từng bước nâng cao về chất lượng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu đào tạo nghề của xã hội; chương trình, giáo trình giảng dạy thường xuyên được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với từng ngành nghề và phù hợp từng nhóm đối tượng đào tạo.

Kết quả dạy nghề giai đoạn 2006 - 2010, đã tuyển sinh và đào tạo nghề cho 27.732 người, đạt 106,67% so với mục tiêu của Chương trình đề ra, cụ thể đã đào tạo hệ cao đẳng và trung cấp nghề cho 2.473 người, hệ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng cho 25.259 người, trong đó đã dạy nghề cho lao động nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số là 9.493 người

Trong 2 năm 2011 - 2012, đã tuyển sinh dạy nghề cho 16.600 người, đạt 97,64% kế hoạch giao, gồm: Đào tạo hệ cao đẳng và trung cấp nghề được 1.349 người, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng được 15.251 người, trong đó dạy nghề cho lao động nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số là 12.358 người (đạt 100,88% kế hoạch).

Đến  ngày 31 tháng 12 năm 2012, số lao động đã qua đào tạo đạt khoảng 101.104 người, chiếm tỷ lệ 35,62% tổng số lao động trên địa bàn toàn tỉnh (tăng 19,21% so với năm 2005); trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 17,9% (tăng 13% so với năm 2005).

2. Kết quả thực hiện các dự án, hoạt động của Chương trình

2.1. Dự án vay vốn giải quyết việc làm

Hàng năm được sự quan tâm, bố trí vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm của Trung ương, nên đến nay tổng vốn của Quỹ quốc gia về việc làm của tỉnh đã đạt 53.457 triệu đồng (trong đó, nguồn Trung ương cấp cho tỉnh quản lý là 53.457 triệu đồng, chiếm 100% tổng nguồn vốn của Quỹ); doanh số cho vay hàng năm của Quỹ tăng trưởng khá ổn định (năm 2006 cho vay 7.031 triệu đồng, năm 2010 cho vay 20.738 triệu đồng, năm 2011 cho vay 14.245 triệu đồng và năm 2012 cho vay được 25.071 triệu đồng), số dự án được duyệt cho vay là 1.862 dự án, trong đó gần 70% tổng vốn cho vay thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, trên 30% thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ; số vốn cho vay đã được sử dụng có hiệu quả, tỷ lệ nợ quá hạn thấp (2,38%) so với tổng dư nợ, số vốn tồn đọng cuối năm thấp.

(Chi tiết tại phụ lục 2 kèm theo)

Trong giai đoạn 2006 - 2012, thông qua Quỹ Quốc gia về việc làm của tỉnh, đã góp phần giải quyết việc làm cho 9.898 lao động, đạt 94,89% mục tiêu của Chương trình; trong đó, giai đoạn 2006 - 2010 đã tạo việc làm cho 8.086 lao động, đạt 95,1%; trong 02 năm (2011 - 2012), tạo việc làm cho 1.812 lao động, đạt 88,4% kế hoạch.

Nguyên nhân chưa đạt mục tiêu: Các dự án cho vay vốn giải quyết việc làm chủ yếu là dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, đối tượng vay là cơ sở sản xuất kinh doanh còn chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là đối tượng hộ gia đình, phần lớn mới chỉ tạo thêm việc làm cho số lao động hiện có trong hộ, chưa tạo thêm được nhiều việc làm mới.

2.2. Dự án hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Giai đoạn 2006 - 2012, đã có 775 đối tượng được xuất khẩu lao động (bình quân mỗi năm có khoảng trên 100 lao động xuất cảnh, đạt 25% kế hoạch năm), trong đó: xuất sang thị trường Hàn Quốc 192 lao động, 534 đối tượng xuất khẩu lao động sang Malaysia, Nhật Bản 15 lao động; Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất 33 lao động và Đài Loan 01 lao động; 100% lao động xuất khẩu đều được học ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi sang làm việc ở nước ngoài và được vay vốn với mức lãi suất ưu đãi để đóng góp các khoản chi phí ban đầu theo quy định khi tham gia xuất khẩu lao động. Trong đó, giai đoạn 2006 - 2010 có 557 lao động xuất cảnh, đạt 55,7% mục tiêu Chương trình, trong 2 năm (2011 - 2012) có 218 lao động xuất cảnh, đạt 27,25% kế hoạch/năm.

2.3. Dự án Hỗ trợ phát triển thị trường lao động

a) Hoạt động đầu tư nâng cao năng lực Trung tâm Giới thiệu việc làm

Tỉnh Điện Biên có 01 Trung tâm Giới thiệu việc làm trực thuộc Sở Lao động - TB&XH quản lý; giai đoạn 2006 - 2012, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã bố trí vốn đầu tư tăng cường cơ sở vật chất từ Dự án nâng cao năng lực Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm với tổng kinh phí 5.000 triệu đồng (trong đó: Năm 2006 bố trí 500 triệu đồng, năm 2010 bố trí 500 triệu đồng, năm 2011 bố trí 2.000 triệu đồng và năm 2012 bố trí 2.000 triệu đồng).

Từ năm 2006 - 2012, tỉnh đã phân bổ từ ngân sách địa phương bố trí cho Trung tâm là 1.400 triệu đồng để đầu tư xây dựng cơ bản, đến nay dự án đang được triển khai thực hiện.

Kết quả hoạt động giới thiệu việc làm của Trung tâm:

- Giai đoạn 2006 - 2010, đã tổ chức tuyên truyền, tư vấn chính sách pháp luật về lao động, việc làm, học nghề cho 27.996 lượt người lao động. Trong đó: Tư vấn về việc làm cho 9.995 lượt người; tư vấn về học nghề cho 10.352 lượt người; tư vấn về chính sách chế độ lao động cho 7.649 lượt người; giới thiệu việc làm cho 434 người có việc làm và thu nhập ổn định; tuyển chọn cung ứng theo yêu cầu của người sử dụng lao động trong nước và ngoài nước được 776 lao động.

- Trong 02 năm (2011 - 2012), đã tổ chức tuyên truyền, tư vấn chính sách pháp luật về việc làm trong nước và nước ngoài cho 4.640 lượt người; tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm tại Trung tâm và các Văn phòng Đại diện các huyện cho 2.880 lượt người lao động, đồng thời, đã trực tiếp xuống tận các thôn bản để tư vấn giới thiệu việc làm cho 3.250 lao động. Đã phối hợp với các huyện, cơ sở đào tạo tuyển chọn, đào tạo tiếng Hàn cho 273 lao động đăng ký dự tuyển đi làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc (trong đó: 87 lao động học tiếng Hàn Quốc theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Trong 02 năm, đã có 55 lao động sang làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

b) Về điều tra thị trường lao động, xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường lao động

Về điều tra thị trường lao động: Giai đoạn 2006 - 2012, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phân bổ cho tỉnh 242,492 triệu đồng để tiến hành các cuộc điều tra thực trạng việc làm và thất nghiệp trên địa bàn tỉnh (trong các năm 2006 và 2007), điều tra thực trạng sử dụng và nhu cầu lao động trong các hợp tác xã phi nông nghiệp (năm 2008), rà soát toàn bộ các hợp tác xã phi nông nghiệp; điều tra thực trạng sử dụng và nhu cầu lao động (từ năm 2009 - 2012), rà soát tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh, tổ chức điều tra chọn mẫu đại diện theo Phương án điều tra của Ban chỉ đạo Trung ương; kết thúc các cuộc điều tra đã gửi phiếu điều tra về Ban chỉ đạo Trung ương để cập nhật và xử lý dữ liệu.

Trong 3 năm (2010 - 2012), tỉnh Điện Biên được Trung ương phân bổ 697 triệu đồng để tiến hành thu thập, cập nhật thông tin về cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động; trong đó, năm 2010 đã tiến hành thu thập thông tin ban đầu của 97.726 hộ gia đình trên địa bàn 9 huyện, thị xã, thành phố theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương; năm 2011 và 2012 đã cập nhật thông tin biến động của các hộ và thu thập ghi chép thông tin cầu lao động.

Trên cơ sở kết quả điều tra, thu thập, cập nhật thông tin hàng năm để khai thác số liệu trên phần mềm cơ sở dữ liệu về cung lao động, phục vụ trong việc hoạch định chính sách và chiến lược đào tạo, sử dụng lao động có hiệu quả.

2.4. Dự án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Về hỗ trợ nông dân học nghề: Giai đoạn 2006 - 2012, tỉnh Điện Biên được Trung ương phân bổ kinh phí cho Dự án hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo đến năm 2010 và Đề án 1956 là 16.780,0 triệu đồng (trong đó: năm 2006: 1.000 triệu đồng; năm 2007: 2.500 triệu đồng; năm 2008: 1.000 triệu đồng, năm 2009: 1.500 triệu đồng; năm 2010 bố trí 2.500 triệu đồng, năm 2011: 4.280 triệu đồng, năm 2012 bố trí 4.000 triệu đồng). Kết quả thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2010, đã đào tạo nghề cho 9.493 lao động nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số, đạt 75,95% mục tiêu của Chương trình. Giai đoạn 2011-2012 đã có 12.358 lao động nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số được hỗ trợ dạy nghề theo chính sách của Đề án 1956, đạt 100,88% kế hoạch tỉnh giao. Lao động có việc làm sau đào tạo ở cả hai giai đoạn đạt tỷ lệ trên 70% tổng số lao động đã qua đào tạo (chủ yếu thông qua hình thức tự tạo việc làm, làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ như: Hiệu may, cơ sở sửa chữa xe máy, sửa chữa điện...).

- Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã: Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã theo Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" được triển khai từ năm 2010. Trong giai đoạn 2010 - 2012, đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng được cho 900 lượt cán bộ, công chức cấp xã; gồm:

+ Bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế:                              450 người;

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ an ninh trật tự:                                60 người;

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp - hộ tịch:                          120 người;

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý văn hoá cơ sở:                    40 người;

+ Bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin:                      150 người;

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý SX nông - lâm nghiệp:       80 người.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã được thực hiện theo đúng chương trình, kế hoạch và hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương. Việc lựa chọn, cử cán bộ, công chức cấp xã tham gia đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo đúng người, đúng đối tượng. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng được cập nhật thường xuyên đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức, kỹ năng cơ bản, đáp ứng nhu cầu nâng cao kỹ năng giải quyết công việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ, nhiệm vụ.

2.5. Dự án nâng cao năng lực các cơ sở dạy nghề và Dự án "Đổi mới và phát triển dạy nghề"

Trong giai đoạn 2006 - 2010, đã thành lập mới 6 trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện, vượt so với chỉ tiêu của Chương trình là 4 trung tâm; thành lập Trường Cao đẳng nghề tỉnh trên cơ sở nâng cấp Trường Trung cấp nghề tỉnh.

Năm 2011 đã thành lập mới 01 trung tâm dạy nghề; đến nay 8/10 huyện, thị xã, thành phố có cơ sở dạy nghề đóng trên địa bàn, 2/10 cấp huyện chưa có cơ sở dạy nghề (gồm: Huyện Điện Biên, huyện Nậm Pồ).

Giai đoạn 2006 - 2010, thông qua Dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo đến năm 2010, đã bố trí 38,1 tỷ đồng cho Trường Trung cấp nghề Điện Biên (nay là Trường Cao đẳng nghề Điện Biên), Trung tâm Dạy nghề huyện Tuần Giáo và thị xã Mường Lay để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị; biên soạn chương trình, giáo trình dạy; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.

Trong 2 năm (2011 - 2012), thông qua Dự án Đổi mới và Phát triển dạy nghề thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm giai đoạn 2011 - 2015, đã bố trí 7.000 triệu đồng cho Trường Cao đẳng nghề để đầu tư nghề trọng điểm theo chương trình đào tạo, bố trí 2.800 triệu đồng để đầu tư nghề phổ biến phục vụ phát triển ngành và phát triển kinh tế - xã hội địa phương (trong đó, Trường cao đẳng Nghề: 2.000 triệu đồng, Trung tâm Chữa bệnh giáo dục - Lao động - Xã hội: 800 triệu đồng).

2.6. Hoạt động nâng cao năng lực quản lý lao động, việc làm và dạy nghề

Giai đoạn 2006 - 2010, đã mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho trên 1.462 lượt cán bộ Lao động - TBXH cấp huyện và cấp xã, đạt 152% mục tiêu của Chương trình; trong 02 năm (2011 - 2012), đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho 338 lượt cán bộ Lao động - TBXH cấp huyện và cấp xã.

Thông qua kết quả các hội nghị tập huấn, đã góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng tổ chức thực hiện chính sách, dự án, phương pháp xây dựng và triển khai Chương trình giải quyết việc làm có hiệu quả hơn.

Tổng kinh phí thực hiện trong 07 năm là 530 triệu đồng (giai đoạn 2006 - 2010 là 270 triệu đồng; 02 năm (2011 - 2012) là 260 triệu đồng) do Trung ương cấp từ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2010 và năm 2011 - 2012.

3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của Chương trình giải quyết việc làm - dạy nghề giai đoạn 2006 - 2012

Trong 7 năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giải quyết việc làm và dạy nghề, đã tạo được sự chuyển biến cơ bản về nhận thức, phương pháp giải quyết việc làm và dạy nghề. Trong quá trình triển khai thực hiện, tỉnh đã huy động được nhiều nguồn lực cho việc đầu tư phát triển, tạo việc làm và dạy nghề. Bình quân, giai đoạn 2006 - 2012, đã duy trì việc làm và thu nhập ổn định cho trên 260.700 người lao động, giải quyết việc làm mới cho trên 7.600 người/năm; tỷ lệ thất nghiệp chung đã giảm từ 0,9% năm 2005 xuống còn 0,69% năm 2012; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 16,41% (năm 2005) lên 35,62% (năm 2012), trong đó: tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng từ 3,3% lên 17,9% (tăng 14,6%). Bước đầu đã chuyển đổi cơ cấu và chất lượng lao động theo hướng tích cực; kết quả giải quyết việc làm và dạy nghề nói trên đã góp phần tăng thu nhập cho người lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 44,06% năm 2005 xuống còn 38,68% vào năm 2012.

4. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

4.1. Tồn tại, hạn chế

Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn một số mặt yếu kém và bất cập, đó là:

- Tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị tuy có giảm nhưng chưa thực sự bền vững; cơ cấu và chất lượng lao động chuyển dịch còn chậm; hiệu quả của một số dự án vay vốn tạo việc làm chưa cao; tỷ lệ lao động qua đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng vẫn còn thấp so với toàn quốc và trong khu vực.

- Chất lượng việc làm, tính ổn định, bền vững trong tạo việc làm và hiệu quả tạo việc làm chưa cao. Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh còn nhiều hạn chế, nhất là nguồn nhân lực khu vực nông thôn.

- Các dự án cho vay vốn giải quyết việc làm chủ yếu là dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, đối tượng vay là cơ sở sản xuất kinh doanh còn chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là đối tượng hộ gia đình, phần lớn mới chỉ tạo thêm việc làm cho số lao động hiện có trong hộ, chưa tạo thêm được nhiều việc làm mới, chưa đáp ứng được mục tiêu tạo việc làm của Chương trình.

- Tại 8/10 huyện, thị xã, thành phố có cơ sở dạy nghề; tuy nhiên vẫn còn 3 huyện nghèo (huyện Tủa Chùa, Mường Nhé, Mường Ảng) chưa được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trung tâm dạy nghề.

- Hoạt động xuất khẩu lao động là một hướng đi quan trọng nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người lao động; tuy nhiên, vẫn còn một số huyện chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, chưa có nhiều giải pháp động viên, giúp đỡ để người lao động nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng trong công tác xuất khẩu lao động; nhận thức của một số bộ phận người lao động về công tác xuất khẩu lao động còn nhiều hạn chế, nên số lượng lao động tham gia đăng ký tuyển chọn còn ít; tỷ lệ người lao động bỏ học ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức còn ở mức cao; một số lao động bỏ xuất cảnh.

- Chất lượng nguồn lao động xuất khẩu chưa đáp ứng yêu cầu cả về tay nghề, ngoại ngữ, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức tuân thủ các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng còn chưa cao; một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động chưa nghiêm túc chấp hành các quy định của nhà nước; chưa thực hiện đúng về thời gian xuất cảnh, gây ảnh hưởng tới tư tưởng của người lao động.

4.2. Nguyên nhân của những tồn tại

* Nguyên nhân khách quan:

- Do Điện Biên là một tỉnh nghèo, xuất phát điểm về kinh tế của tỉnh ở mức thấp, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế gần như không có, khả năng đầu tư và thu hút đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh còn rất hạn chế.

- Địa hình chủ yếu là đồi núi cao, chia cắt, cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội ở các vùng sâu, vùng xa còn yếu kém, làm ảnh hưởng lớn đến việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ổn định và phát triển sản xuất, đời sống sinh hoạt, cũng như khả năng tìm việc làm và tự tạo việc làm đối với người lao động.

- Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới và trong nước, thiên tai, dịch bệnh cũng làm ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất người dân và việc làm của người lao động trên địa bàn.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Nhận thức về việc làm của một bộ phận người lao động chưa được đầy đủ, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, người dân còn chưa có ý thức tự tạo việc làm cho mình. Trong khi điều kiện giải quyết việc làm tại chỗ ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế; một bộ phận người lao động không muốn đi làm việc xa nhà, nên giải quyết việc làm còn gặp khó khăn, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu lao động.

- Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình việc làm chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức, chưa gắn được trách nhiệm giải quyết việc làm với kế hoạch của ngành mình. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp huyện, cấp xã chưa gắn với mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động được cụ thể, rõ ràng.

- Nguồn lực cho công tác giải quyết việc làm và dạy nghề của tỉnh chủ yếu được bố trí từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia của Trung ương; tuy nhiên, nguồn kinh phí được cấp hàng năm chưa đáp ứng được nhu cầu thực hiện các chỉ tiêu giải quyết việc làm, hỗ trợ nông dân học nghề và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, vận động về xuất khẩu lao động, dạy nghề cho lao động nông thôn chưa được quan tâm chú trọng thực hiện, các cấp, các ngành chưa quan tâm đúng mức triển khai thực hiện nội dung này.

Phần 2.

DỰ BÁO DÂN SỐ - LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM VÀ DẠY NGHỀ TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2015

I- THỰC TRẠNG DÂN SỐ - LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Tình hình dân số - lao động (chi tiết tại Phụ lục 3a, Phụ lục 3b)

a) Số lượng dân số và lao động

Theo số liệu thống kê, đến 31/12/2012 tổng dân số của tỉnh là 523.030 người, trong đó nữ chiếm 49,97%; dân số thành thị chiếm 14,95%. Số người trong độ tuổi lao động là 303.357 người, chiếm 58%/tổng dân số; trong đó, lao động trong khu vực thành thị 53.391 người, chiếm 17,6%, khu vực nông thôn 249.967 người, chiếm 82,4%/tổng số lao động trong độ tuổi; số lao động có khả năng lao động là 261.223 người (chiếm 96% dân số trong độ tuổi lao động); trong độ tuổi đang làm việc trong ngành kinh tế quốc dân là 283.873 người, chiếm 94%/tổng số người có khả năng lao động.

b) Chất lượng nguồn lao động

Trong những năm qua, vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được tỉnh quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện với nhiều chương trình và giải pháp, bước đầu đã có hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực. Quy mô và chất lượng dạy nghề từng bước đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đến hết năm 2012, toàn tỉnh có 08 cơ sở dạy nghề công lập, trong đó có 01 trường cao đẳng nghề cấp tỉnh, 07 trung tâm dạy nghề cấp huyện, ngoài ra còn có 05 cơ sở khác có chức năng dạy nghề.

Nguồn lực đầu tư cho dạy nghề ngày một tăng, trong đó chủ yếu đầu tư cho tăng cường trang thiết bị dạy và học nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng và đổi mới giáo trình, chương trình giảng dạy. Tăng cường đầu tư kinh phí cho dạy nghề ngắn hạn nông thôn, người nghèo, người tàn tật, người cai nghiện ma túy.

Đến 31/12/2012, tổng số lao động đã qua đào tạo là 101.116 người; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân đã tăng từ 16,41% năm 2005 lên 35,62%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng từ 4,9% năm 2005 lên 17,9% năm 2012.

Tuy nhiên, hiện nay tỉnh Điện Biên đang thiếu lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nhất là đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề. Với chất lượng lao động như hiện nay thì việc tiếp thu công nghệ mới và sử dụng nguồn vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh sẽ kém hiệu quả.

c) Phân bố lao động

* Theo nhóm ngành kinh tế

Cùng với sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, cơ cấu lao động cũng đã từng bước dịch chuyển từ khu vực Nông - lâm nghiệp sang các ngành kinh tế khác; đến 31/12/2012 cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế chính cụ thể như sau: Lao động nông nghiệp 68,91% (giảm 12,19% so với năm 2005), lao động công nghiệp và xây dựng 11,8% (tăng 6,22% so với năm 2005), lao động khu vực dịch vụ 19,29% (tăng 5,97% so với năm 2005). Nhìn chung cơ cấu lao động có sự chuyển biến theo hướng tích cực hơn, nhưng còn chậm, chưa bền vững và không có đột phá lớn, số lao động ngành nông - lâm nghiệp là ngành có năng suất lao động thấp vẫn chiếm tỷ lệ cao.

* Theo thành phần kinh tế

Hiện nay, số lao động trong độ tuổi hoạt động kinh tế thường xuyên của tỉnh tập trung nhiều ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh với số lượng là 254.946 người, chiếm 89,81%. Số lao động làm việc ở khu vực kinh tế Nhà nước chỉ có 28.927 người chiếm 10,19%.

2. Thực trạng cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh

Theo số liệu thống kê, đến 31/12/2012 tỉnh Điện Biên có 822 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 33 doanh nghiệp nhà nước, 788 doanh nghiệp ngoài nhà nước, 01 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; toàn tỉnh có 49 hợp tác xã đang hoạt động và 12.360 cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trong đó, số lao động trong các doanh nghiệp khoảng trên 29.900 lao động, trong các hợp tác xã khoảng 450 lao động và hộ kinh tế cá thể khoảng 17.357 lao động.

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phần lớn là doanh nghiệp nhỏ, hàng năm biến động về lao động tại các doanh nghiệp không đáng kể, do đó lao động trên địa bàn tỉnh ít có cơ hội tìm được việc làm tại các doanh nghiệp.

II- DỰ BÁO DÂN SỐ - LAO ĐỘNG VÀ NHU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ DẠY NGHỀ

1. Dự báo về dân số - lao động

Căn cứ vào hiện trạng dân số - lao động; tỷ lệ tăng tự nhiên, mức phấn đấu giảm tỷ lệ tăng dân số hàng năm của tỉnh; căn cứ vào tỷ lệ lao động trong dân số và tỷ lệ tăng lao động bình quân những năm qua. Dự báo trong giai đoạn 2013 - 2015 tăng dân số bình quân là 2,1%/năm thì đến năm 2015 dân số tỉnh Điện Biên khoảng 558.667 người, số người trong độ tuổi lao động là 324.027 người, chiếm 58,0% so với dân số (tốc độ tăng bình quân 2,13%/năm) (chi tiết tại phụ lục 4).

2. Dự báo nhu cầu giải quyết việc làm và dạy nghề

Giai đoạn 2013 - 2015, lao động trong độ tuổi lao động có nhu cầu về việc làm toàn tỉnh là 21.300 người, cộng với số lao động thất nghiệp từ năm trước chuyển sang, số lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp, số lao động là bộ đội xuất ngũ, học sinh, sinh viên tốt nghiệp ở các trường chuyên nghiệp chưa có việc làm thì số lao động cần giải quyết việc làm của tỉnh giai đoạn 2013 - 2015 toàn tỉnh là 25.500 người; như vậy bình quân mỗi năm phải giải quyết việc làm cho từ 8.000 ÷ 8.500 người lao động/năm, đây là sức ép lớn trong việc giải quyết việc làm của tỉnh trong những năm tới.

Giai đoạn 2013 - 2015, dự báo nhu cầu đào tạo nghề là 33.000 người, trong đó: Cao đẳng nghề, trung cấp nghề là 2.100 người, chiếm 6,36%; Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng 30.900 người, chiếm 93,63 % (trong đó, dạy nghề cho lao động nông thôn 25.500 người, bình quân 8.500 người/năm); chia theo nhóm nghề đào tạo: Nhóm nghề nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp chiếm 69,02%; nhóm nghề phi nông nghiệp chiếm 30,98% (chi tiết tại phụ lục 5).

Phần 3.

CHƯƠNG TRÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ DẠY NGHỀ TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2015

I- CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

2. Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn vay của Quỹ quốc gia về việc làm; Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005;

3. Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020";

4. Quyết định số 1201/QĐ-TTG ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012-2015;

5. Thông tư số 73/2008/TT-BTC ngày 01/8/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng Quỹ giải quyết việc làm địa phương và kinh phí quản lý quốc gia về việc làm;

6. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XII;

7. Quyết định số 1409/QĐ-UBND ngày 25/11/2010 UBND tỉnh phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" tỉnh Điện Biên;

8. Quyết định số 986/QĐ-UBND ngày 31/10/2012 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt Quy hoạch Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện  Biên giai đoạn 2011 - 2020.

II- MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ DẠY NGHỀ ĐẾN NĂM 2015

1. Mục tiêu tổng quát

Tạo mở thêm việc làm mới, đảm bảo việc làm cho phần lớn số lao động có nhu cầu làm việc; chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế; nâng cao chất lượng nguồn lao động để lao động có năng suất, chất lượng cao, góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015

- Số lao động được giải quyết việc làm mới đạt khoảng 25.500 lao động (bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho 8.500 lao động), trong đó: Hỗ trợ tạo việc làm cho trên 3.700 lao động thông qua các dự án vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm; xuất khẩu lao động khoảng 640 lao động (mỗi năm đưa khoảng 200 - 230 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó, khoảng 150 - 180 lao động thuộc các huyện nghèo); tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng, đoàn thể khoảng 2.500 người; tuyển dụng vào các doanh nghiệp, cơ sở SXKD và tự tạo việc làm cho khoảng 18.660 người.

- Đào  tạo nghề cho 33.000 lao động (bình quân mỗi năm đào tạo cho trên 11.000 lao động); đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 50% so với tổng số lao động trong ngành kinh tế quốc dân; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt khoảng 30% so với số lao động trong ngành kinh tế quốc dân.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho 3.970 lượt cán bộ, công chức cấp xã.

- Đến năm 2015, đạt cơ cấu lao động: nông - lâm nghiệp 67,6%; công nghiệp xây dựng 12,4%; thương mại - dịch vụ 20%.

- Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống dưới 3,2%.

III- NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Dự án "Đổi mới và phát triển dạy nghề"

- Mục tiêu: Đầu  tư phát triển 3 nghề trọng điểm tại Trường Cao đẳng nghề Điện Biên; đảm bảo đến năm 2015, Trường có đủ năng lực đào tạo cấp độ quốc gia đối với các nghề Vận hành máy thi công nền, Lâm sinh, Chế biến mủ cao su trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề với quy mô 900 học viên/năm.

- Nhiệm vụ: Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề; xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; phát triển chương trình và giáo trình dạy nghề cho 3 nghề đạt chuẩn cấp quốc gia.

- Đối tượng áp dụng: Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên.

- Cơ quan chủ trì: Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên.

- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Kinh phí thực hiện: 16,0 tỷ đồng; trong đó ngân sách Trung ương: 12,0 tỷ đồng, ngân sách địa phương: 4,0 tỷ đồng.

2. Dự án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn"

- Mục tiêu:

+ Đào tạo nghề cho 25.000 lao động nông thôn. Tỷ lệ gắn với việc làm và có việc làm sau đào tạo đạt tối thiểu 75%.

+ Xây dựng mới và nhân rộng các mô hình dạy nghề thí điểm đã có hiệu quả.

+ Tăng cường năng lực cho 4 trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện.

+ Đào tạo, bồi dưỡng cho 3.500 lượt cán bộ, công chức cấp xã.

- Nhiệm vụ chủ yếu:

+ Dạy nghề cho lao động nông thôn: Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề cho lao động nông thôn; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập; phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề, phát triển giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề; hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn.

+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị trí làm việc đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

- Kinh phí thực hiện: 108,414 tỷ đồng; ngân sách trung ương 76,414 tỷ đồng, ngân sách địa phương 24,0 tỷ đồng; nguồn khác: 8,0 tỷ đồng.

- Đối tượng áp dụng:

+ Lao động nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số;

+ Các cơ sở dạy nghề;

+ Cán bộ, công chức cấp xã.

- Phân công thực hiện:

+ Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ngành có liên quan khác, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

3. Vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm

- Mục tiêu: Cho vay ưu đãi với lãi suất thấp từ Quỹ quốc gia về việc làm để hỗ trợ tạo việc làm cho khoảng 3.700 lao động trong giai đoạn 2013 - 2015.

- Nhiệm vụ chủ yếu:

+ Cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm;

+ Cho vay với lãi suất ưu tiên đối với các nhóm lao động yếu thế (lao động là người khuyết tật, lao động là người dân tộc thiểu số);

+ Cho vay đối với các dự án khởi sự doanh nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh của thanh niên;

+ Cho vay để thực hiện các chương trình, dự án giải quyết việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, lao động nữ nông thôn;

+ Thực hiện cho vay ủy thác đối với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội qua Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Đối tượng áp dụng:

+ Hộ gia đình;

+ Người kinh doanh, bao gồm: Hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã; tổ hợp sản xuất; hộ kinh doanh cá thể; cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật; doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; chủ trang trại; Trung tâm Giáo dục Lao động - Xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất, kinh doanh).

- Cơ quan chủ trì: Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Điện Biên.

- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các tổ chức chức chính trị - xã hội của tỉnh.

- Kinh phí thực hiện: Tổng nhu cầu vốn bổ sung hàng năm để thực hiện dự án là 27,760 tỷ đồng, dự kiến huy động từ các nguồn vốn sau:

+ Ngân sách Trung ương: 20,760 tỷ đồng;

+ Ngân sách địa phương: 7,0 tỷ đồng.

4. Xuất khẩu lao động

- Mục tiêu: Đưa 640 lao động đi làm việc ở nước ngoài (mỗi năm đưa khoảng 200 - 230 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó, khoảng 150-180 lao động thuộc các huyện nghèo).

- Nhiệm vụ chủ yếu:

+ Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Xuất khẩu lao động tỉnh Điện Biên đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; thực hiện tốt chính sách của Đề án "Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020" ban hành kèm theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

+ Thực hiện tốt Dự án Hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm và dạy nghề;

+ Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động, nhằm tạo nguồn lao động có kỹ thuật cho xuất khẩu lao động; đưa hoạt động đào tạo lao động xuất khẩu vào hoạt động đào tạo nghề của tỉnh;

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia vào chương trình xuất khẩu lao động của tỉnh.

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Trung tâm Giới thiệu việc làm, UBND các huyện, thị xã, thành phố…

- Kinh phí thực hiện: Tổng nhu cầu vốn để thực hiện dự án là 7,759 tỷ đồng, dự kiến huy động từ các nguồn vốn thuộc dự án, đề án sau:

+ Dự án hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: 3,370 tỷ đồng;

+ Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: 4,389 tỷ đồng.

5. Hỗ trợ phát triển thị trường lao động

- Mục tiêu: Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động; hoàn thiện cơ sở dữ liệu về thị trường lao động của tỉnh; nâng tỷ lệ lao động tìm việc làm qua hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm lên khoảng 30%; hiện đại hóa và chuẩn hóa hoạt động giao dịch việc làm.

- Nhiệm vụ chủ yếu:

+ Nâng cao năng lực cho các Trung tâm giới thiệu việc làm; cung cấp các dịch vụ thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động; đào tạo ngắn hạn và bổ túc nghề cho người lao động nhằm đáp ứng được nhu cầu của công việc. Cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí về đào tạo nghề và việc làm cho trên 5.000 lượt lao động; giới thiệu và cung ứng lao động cho 1.000 người đi làm việc tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp trong nước;

+ Tổ chức cho người thất nghiệp, thiếu việc làm đăng ký tìm việc làm tại các cơ sở thuộc hệ thống Trung tâm giới thiệu việc làm trên phạm vi cả tỉnh;

+ Tổ chức cung ứng lao động cho người sử dụng lao động theo hợp đồng, gồm: Cung ứng lao động, giúp tuyển lao động; tư vấn pháp luật về lao động - việc làm; trao đổi thông tin về thị trường lao động và các dịch vụ khác về việc làm;

+ Tổ chức đào tạo tiếng Hàn cho lao động tham gia xuất khẩu lao động sang thị trường Hàn Quốc; tổ chức dạy nghề theo hợp đồng học nghề gắn với giới thiệu việc làm cho người lao động, tập trung chủ yếu lao động nông thôn ở các lớp dạy nghề do Trung tâm Giới thiệu việc làm tổ chức hoặc các cơ sở khác do Trung tâm Giới thiệu việc làm giới thiệu.

- Đối tượng: Trung tâm Giới thiệu việc làm.

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Sở Tài Chính, Trung tâm Giới thiệu việc làm, UBND các huyện, thị xã, thành phố…

- Kinh phí thực hiện: Tổng nhu cầu vốn để thực hiện dự án là 10,011 tỷ  đồng, dự kiến huy động từ các nguồn vốn sau:

+ Ngân sách Trung ương: 9,011 tỷ đồng.

+ Ngân sách địa phương: 1,0 tỷ đồng.

6. Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình

- Mục tiêu: Bảo đảm triển khai có hiệu quả trong việc thực hiện Chương trình.

- Nhiệm vụ chủ yếu:

+ 100% xã, phường được tuyên truyền, tư vấn, phổ biến pháp luật lao động về việc làm, xuất khẩu lao động và dạy nghề; tạo điều kiện cho người lao động tiếp thu chính sách pháp luật lao động hiện hành, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất người lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa…;

+ Thiết lập hệ thống thông tin, thống kê thị trường lao động thống nhất từ tỉnh, huyện, xã, phường theo hướng dẫn tại Thông tư số 25/2009/TT-BLĐTBXH ngày 14/7/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thu thập và xử lý thông tin cung - cầu lao động. Tổ chức điều tra cầu lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn;

+ Giám sát, đánh giá các hoạt động, dự án trong khuôn khổ Chương trình;

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật lao động, xây dựng mối quan hệ hài hòa ổn định trong doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển;

+ Đào  tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý Nhà nước cấp tỉnh, huyện, xã về việc làm, xuất khẩu lao động, dạy nghề.

- Đối tượng: Cán bộ làm công tác việc làm, dạy nghề cấp huyện và cấp xã.

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Sở Tài Chính, Trung tâm Giới thiệu việc làm, UBND các huyện, thị xã, thành phố…

- Kinh phí thực hiện: Tổng nhu cầu vốn để thực hiện dự án là 1,82 tỷ đồng, dự kiến huy động từ ngân sách Trung ương: 1,82 tỷ đồng.

(chi tiết tại Phụ lục 6 kèm theo)

IV- CÁC NHÓM GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Giải pháp về giải quyết việc làm và đào tạo nghề đến 2015

a) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực giải quyết việc làm để từ đó có được một cái nhìn toàn diện về công tác giải quyết việc làm, đánh giá đúng và đạt các chỉ tiêu đặt ra. Tranh thủ sự hỗ trợ về nguồn kinh phí giải quyết việc làm và đào đạo nghề từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đồng thời, cân đối nguồn ngân sách địa phương để bổ sung vào nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm hàng năm.

b) Tiếp tục hỗ trợ phát triển thị trường lao động thông qua việc tổ chức các phiên giao dịch tại các huyện, thị xã trong tỉnh thuộc dự án nâng cao năng lực Trung tâm giới thiệu việc làm, điều tra khảo sát cung, cầu lao động của các doanh nghiệp để từ đó có được chính sách hoạch định đúng về việc đào tạo nghề gắn liền với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

c) Có cơ chế ưu tiên cho vay nguồn vốn giải quyết việc làm đối với các đối tượng thuộc vùng được chuyển đổi mục đất đất nông nghiệp sang để phục vụ làm các khu kinh tế, khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

d) Có chính sách và cơ chế phát huy các nguồn lực trong tỉnh và tranh thủ sự đầu tư của nước ngoài vào các nghành nghề, lĩnh vực thu hút nhiều lao động. Ưu tiên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ các hộ sản xuất, kinh doanh.

đ) Tuyên truyền làm thay đổi nhận thức của người lao động đối với việc học nghề.

e) Tiếp tục đầu tư trang thiết bị dạy nghề, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, xây dựng chương trình, giáo trình phù hợp với thực tiễn sản xuất, nâng cấp sửa chữa nhà xưởng cho các cơ sở dạy nghề thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo.

2. Giải pháp về cơ chế, chính sách

a) Về chính sách

- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý, loại bỏ cản trở, đồng thời tạo điều kiện, môi trường kinh doanh bình đẳng, hiệu quả có tính cạnh tranh, đảm bảo đối xử bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động;

- Có chính sách và cơ chế huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh doanh, nhất là những ngành, lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều lao động, trước hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề, các hộ sản xuất, kinh doanh;

- Thành lập Quỹ giải quyết việc làm địa phương; đồng thời, ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ việc làm địa phương;

- Phát triển mạnh hệ thống dạy nghề với đa cấp trình độ, chuyển từ dạy nghề trình độ thấp sang trình độ cao nhằm nâng cao chất lượng cung lao động cho thị trường lao động; thực hiện quy hoạch, đầu tư tập trung vào hệ thống dạy nghề kỹ thuật thực hành.

- Hoàn thiện hệ thống các kênh giao dịch trên thị trường lao động (thông tin, quảng cáo, trang tìm việc làm trên các báo, đài, ti vi, hội chợ việc làm); hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường toàn tỉnh và nối mạng với hệ thống quốc gia, trước hết ở các vùng kinh tế trọng điểm, các khu đô thị lớn, khu công nghiệp tập trung, thị trường xuất khẩu lao động.

b) Về cơ chế

- Cơ chế phân bổ nguồn lực: Phân bổ theo quy mô lực lượng lao động, ưu tiên các huyện đạt hiệu quả cao trong hoạt động vay vốn, có nhiều đồng bào sinh sống, vùng có diện tích thu hồi đất nông nghiệp lớn...

- Cơ chế phối hợp: Tăng cường sự tham gia của người dân và các tổ chức đoàn thể trong mọi hoạt động của Chương trình (phối hợp ngang, phối hợp dọc, phối hợp với các tổ chức quần chúng) từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch triển khai thực hiện, quản lý nguồn lực, giám sát và đánh giá, trên cơ sở thông tin đầy đủ tới người dân, chủ trương, chính sách và sự hỗ trợ của Nhà nước về công tác tạo việc làm, và tự giải quyết việc làm cho bản thân mình…;

- Cơ chế phân cấp: Tiếp tục duy trì và tăng cường phân cấp cho cấp huyện trong việc quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình (thẩm định và phê duyệt dự án);

- Cơ chế giám sát, đánh giá: Tăng cường công tác giám sát từ trên xuống, giám sát từ cơ sở, tự giám sát và thuê giám sát độc lập (khi cần thiết) … trên cơ sở khung giám sát đánh giá Chương trình; trên cơ sở từ kết quả của việc giám sát, đánh giá đầu vào, đầu ra, và tác động thông qua đánh giá thực hiện các hoạt động, các chỉ tiêu.

- Cơ chế thu nhập, báo cáo thông tin về tình hình thực hiện Đề án, định kỳ theo quý, năm, sơ kết nửa giai đoạn và tổng kết khi kết thúc Đề án.

Phần 4.

HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Hiệu quả về kinh tế

- Người lao động có việc làm ổn định, tăng thu nhập, là cơ hội tốt để người lao động tích lũy vốn, không những cải thiện đời sống và điều kiện làm việc của bản thân và gia đình, mà còn góp phần tăng thu nhập quốc dân.

- Thông qua các dự án, đề án và hoạt động của Chương trình, người lao động được học nghề (kể cả học nghề trong nước và tại nước ngoài thông qua việc tham gia hoạt động xuất khẩu lao động) qua đó góp phần nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tiếp thu được những công nghệ và tác phong sản xuất công nghiệp tiên tiến, để từng bước đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Người lao động tham gia xuất khẩu lao động, sau khi hết hạn hợp đồng lao động về nước, sẽ có vốn và tay nghề để mở các cơ sở sản xuất, xây dựng các trang trại, đầu tư vào các ngành nghề tại địa phương, thu hút lao động, tạo việc làm cũng như tăng thu nhập cho người lao động khác.

2. Hiệu quả về xã hội

Chương trình Giải quyết việc làm và Dạy nghề tỉnh Điện Biên đến năm 2015 khi được triển khai trên thực tế sẽ góp phần tích cực trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết bức xúc về vấn đề lao động, việc làm hiện nay; từ đó cũng góp phần giảm thiểu các tệ nạn xã hội.

Phần 5.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Là cơ quan thường trực, làm đầu mối, chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện Chương trình.

- Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh) quản lý, sử dụng và điều hành nguồn vốn vay Quỹ quốc gia về việc làm có hiệu quả.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện tốt Đề án Xuất khẩu lao động tỉnh Điện Biên đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 và Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" tỉnh Điện Biên.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố duy trì cập nhật thông tin cơ sở dữ liệu về thị trường lao động (cung - cầu lao động).

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, trình UBND tỉnh về kế hoạch bổ sung nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương hàng năm và các nguồn vốn hợp pháp khác bố trí cho Quỹ giải quyết việc làm địa phương.

- Định kỳ hàng năm chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành, đơn vị liên quan tham mưu đề xuất bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác cho Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm của tỉnh theo kế hoạch hàng năm để thực hiện Chương trình.

- Căn cứ vào quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tham mưu trình UBND tỉnh cơ chế, chính sách về khuyến khích thu hút đầu tư, thẩm định, tham mưu trình UBND tỉnh cấp phép các dự án đầu tư vào tỉnh.

3. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh quyết định thành lập Quỹ giải quyết việc làm địa phương, trong đó giao Giám đốc Sở Tài chính làm chủ tài khoản Quỹ; chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư cân đối vốn bổ sung vào Quỹ giải quyết việc làm của địa phương hàng năm; hướng dẫn về cơ chế quản lý tài chính đối với các nguồn vốn huy động cho Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành, đơn vị liên quan tham mưu đề xuất bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác cho Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm của tỉnh theo kế hoạch hàng năm để thực hiện Chương trình.

- Bố trí kinh phí cho các huyện, thị xã, thành phố để thực hiện việc cập nhật thông tin cơ sở dữ liệu thị trường lao động theo quy định tại Thông tư số 25/2009/TT-BLĐTBXH ngày 14/7/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thu thập và xử lý thông tin cung, cầu lao động và quy định tại Kế hoạch số 1508/KH-UBND ngày 14/10/2009 của UBND tỉnh Điện Biên về triển khai thu thập và xử lý thông tin cung, cầu lao động tỉnh Điện Biên.

4. Sở Nội vụ

- Hướng dẫn, thẩm định phương án tuyển dụng và kiểm tra giám sát trước, trong và sau quá trình tuyển dụng công chức, viên chức của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh theo phân cấp.

- Tham mưu kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, nâng cấp các cơ sở dạy nghề, trung tâm dạy nghề; tham mưu bố trí biên chế hàng năm đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác dạy nghề.

- Làm đầu mối tổng hợp, báo cáo kết quả tuyển dụng, hợp đồng công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh theo định kỳ quý, 6 tháng, 9 tháng và 01 năm, gửi về UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để tổng hợp, theo dõi, báo cáo UBND tỉnh.

5. Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành chức năng hướng dẫn người vay vốn xây dựng dự án, lập hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, giải ngân vốn vay và thu hồi nợ; đồng thời chịu trách nhiệm giám sát quá trình sử dụng vốn vay của người vay.

- Thực hiện chính sách tín dụng học nghề với lao động nông thôn; chính sách hỗ trợ lãi suất vay tín dụng đối với lao động nông thôn học nghề làm việc ổn định tại nông thôn; chính sách hỗ trợ vay vốn đi xuất khẩu lao động.

- Tổng hợp báo cáo định kỳ theo quy định về tình hình sử dụng vốn vay quỹ quốc gia về việc làm, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay tín dụng học sinh, sinh viên, gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động thực hiện chương trình; chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền cho Chương trình; hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc cơ quan báo, đài thực hiện công tác tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp về dạy nghề và việc làm cho người lao động.

7. Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Giao thông Vận tải và các sở, ngành liên quan

- Căn cứ chức năng nhiệm vụ của ngành, có trách nhiệm tích cực phát triển ngành nghề, lao động sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh.

- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ, định hướng đúng hoạt động của doanh nghiệp, mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa các sản phẩm, tạo thêm nhiều việc làm mới, nâng cao năng suất lao động và tăng thu nhập cho người lao động.

8. Báo Điện Biên Phủ, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thường xuyên nắm bắt thông tin thị trường lao động, tình hình thực hiện công tác giải quyết việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động của tỉnh, xây dựng chuyên mục "thông tin tuyên truyền phổ biến pháp luật về việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động" trên báo viết, báo điện tử, trên sóng phát thanh, truyền hình tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố để các cấp, các ngành, các đơn vị, doanh nghiệp, gia đình và bản thân người lao động nhận thức đúng đắn, đầy đủ về công tác giải quyết việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động.

9. Đề nghị Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh (Liên đoàn lao động tỉnh, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Tỉnh đoàn TNCSHCM, Hội nông dân): Phối hợp với cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giải quyết việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động đến các thành viên, hội viên của mình và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Tham gia quản lý, giám sát để công tác giải quyết việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động tại địa phương được thực hiện dân chủ, công khai, hiệu quả cao nhất.

10. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo các phòng, ban chức năng liên quan thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn (bao gồm thống kê lao động việc làm, phát triển nguồn nhân lực, quản lý lao động việc làm, dạy nghề, tiền lương, tiền công, an toàn vệ sinh lao động, thanh kiểm tra thực hiện pháp luật lao động...).

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và dạy nghề hằng năm của huyện, thị xã, thành phố phù hợp với mục tiêu, kế hoạch Chương trình giải quyết việc làm và dạy nghề của tỉnh giai đoạn 2013 - 2015 của tỉnh.

- Tuyên truyền các chủ trương, chính sách của nhà nước về việc làm, xuất khẩu lao động và dạy nghề để người lao động hiểu rõ và sẵn sàng tham gia vào các dự án, đề án và hoạt động của Chương trình; tạo điều kiện giải quyết các thủ tục hành chính kịp thời, nhanh chóng; đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp làm tốt công tác tuyển chọn lao động tại địa phương đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ quý, 6 tháng, 9 tháng và 01 năm về kết quả giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và dạy nghề (bao gồm cả kết quả tuyển dụng công chức, viên chức), tổng hợp báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội)./.

 

PHỤ LỤC 1

KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM - XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2012

ĐVT: người

STT

Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

1

Kết quả giải quyết việc làm:

 

 

 

 

 

Tổng số LĐ được GQVL mới trong năm

6.000

8.000

8.669

8.450

1.1

Tạo việc làm trong nước

5.938

7.767

8.505

8.396

 

- Phát triển KT- XH tạo việc làm

4.038

6.767

7.793

7.296

 

- Cho vay vốn giải quyết việc làm

1.900

1.000

712

1.100

1.2

Xuất khẩu lao động

62

233

164

54

2

Kết quả dạy nghề

 

 

 

 

 

Tổng số lao động được dạy nghề trong năm

4.320

7.406

7.600

9.000

 

Chia ra: - Cao đẳng, trung cấp nghề

350

459

849

500

 

- Sơ cấp nghề và DN dưới 3 tháng

3.970

6.947

6.751

8.500

 

- Tr đó: DN cho lao động nông thôn

1.055

1.969

4.491

7.867

 

PHỤ LỤC 2

KẾT QUẢ CHO VAY VỐN QUỸ QUỐC GIA GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2006 - 2012

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2006

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

1. Tổng nguồn vốn

Triệu đồng

28.984

57.907

63.407

68.907

Trong đó: Vốn bổ sung

"

2.500

5.500

5.500

5.500

Chia ra:

 

 

 

 

 

- Ngân sách TW:

Triệu đồng

28.984

46.634

52.134

68.907

- Ngân sách địa phương

"

 

 

0

0

2. Chỉ tiêu thực hiện hàng năm

 

 

 

 

 

- Số vốn cho vay

Triệu đồng

7.759

20.738

14.245

25.071

- Số dự án được duyệt vay vốn

Dự án

180

270

488

609

- Số lao động được tạo việc làm

Người

1.900

896

712

1.100

 

PHỤ LỤC 3A

THỰC TRẠNG DÂN SỐ, LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2006 - 2012

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2006

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

1. Dân số

Người

452.682

501.163

512.268

523.030

- Dân số thành thị

"

72.544

75.175

76.875

78.232

- Dân số nông thôn

"

380.138

425.988

435.393

444.798

2. Dân số trong độ tuổi lao động

Người

272.062

289.672

297.115

303.357

3. Lực lượng lao động

Người

261.179

278.085

285.230

291.223

4. Lao động có việc làm

Người

246.850

268.404

272.860

283.873

- Công nghiệp - xây dựng

"

13.972

24.644

27.317

33.496

Tỷ lệ (%)

%

5,66

9,18

10,01

11,80

- Nông - lâm - thủy sản

Người

198.862

196.282

196.205

195.626

Tỷ lệ (%)

%

80,56

73,13

71,91

68,91

- Thương mại - dịch vụ

Người

34.016

47.478

49.338

54.751

Tỷ lệ (%)

%

13,78

17,69

18,08

19,29

5. Số lao động thất nghiệp

Người

2.246

2.002

2.025

2.039

6. Tỷ lệ thất nghiệp chung (%)

%

0,86

0,72

0,71

0,70

7. Số lao động đã qua đào tạo

Người

46.531

79.206

88.434

101.116

Trong đó, số lao động qua đào tạo nghề

Người

14.070

32.853

41.802

50.813

8. Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

18,85

29,51

32,41

35,62

Trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề

%

5,7

12,24

15,32

17,90

 

PHỤ LỤC 3B

CHẤT LƯỢNG NGUỒN LAO ĐỘNG TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2006 - 2012, DỰ BÁO GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2006

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Dự báo giai đoạn 2013-2015

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

I

Tổng số lao động trong độ tuổi

Người

276.136

291.602

297.115

303.357

313.186

318.573

324.027

 

1. Chưa qua đào tạo

"

224.084

205.579

200.820

195.301

189.791

175.215

162.014

 

2. Đào tạo ngắn hạn

"

6.710

14.055

20.204

26.331

31.851

39.662

43.938

 

3. Sơ cấp nghề, CNKT

"

8.615

21.345

23.532

25.755

31.820

38.165

49.641

 

4. Trung cấp nghề

"

387

1.283

1.694

2.063

2.443

2.708

2.981

 

5. Cao đẳng nghề

"

0

0

89

152

188

382

648

 

6. Trung cấp chuyên nghiệp

"

22.671

28.431

29.266

31.306

33.354

35.202

36.194

 

7. Cao đẳng, Đại học

"

12.978

19.712

20.115

20.871

21.923

25.135

26.376

 

8. Trên đại học

"

690

1.196

1.396

1.577

1.816

2.103

2.236

II.

Cơ cấu (Tổng số =100%)

%

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

 

1. Chưa qua đào tạo

"

81,15

70,50

67,59

64,38

60,60

55,00

50,00

 

2. Đào tạo ngắn hạn

"

2,43

4,82

6,80

8,68

10,17

12,45

13,56

 

3. Sơ cấp nghề

"

3,12

7,32

7,92

8,49

10,16

11,98

15,32

 

4. Trung cấp nghề

"

0,14

0,44

0,57

0,68

0,78

0,85

0,92

 

5. Cao đẳng nghề

"

0,00

0,00

0,03

0,05

0,06

0,12

0,20

 

6. Trung cấp chuyên nghiệp

"

8,21

9,75

9,85

10,32

10,65

11,05

11,17

 

7. Cao đẳng, Đại học

"

4,70

6,76

6,77

6,88

7,00

7,89

8,14

 

8. Trên đại học

"

0,25

0,41

0,47

0,52

0,58

0,66

0,69

 

PHỤ LỤC 4

DỰ BÁO DÂN SỐ - LAO ĐỘNG TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

STT

Chỉ tiêu

Thực hiện 2012

Dự báo giai đoạn 2013 - 2015

2013

2014

2015

1

Dân số

523.030

539.975

549.262

558.667

 

Trong đó: Nữ

261.369

269.826

274.522

279.278

 

- Dân số thành thị

78.232

81.536

83.488

85.476

 

- Dân số nông thôn

444.798

458.439

465.774

473.191

2

Số người trong độ tuổi lao động

303.357

313.186

318.573

324.027

 

Tỷ lệ so với dân số

58,00

58,00

58,00

58,00

 

Trong đó: Nữ

151.375

154.786

157.448

160.144

 

- Thành thị

53.391

54.494

56.069

57.677

 

- Nông thôn

249.966

258.692

262.504

266.350

3

Lực lượng lao động

291.223

297.784

306.467

312.038

 

Số có việc làm (bao gồm số lao động có đủ việc làm và số lao động thiếu việc làm)

289.184

295.848

304.628

310.322

 

Số thất nghiệp

2.039

1.936

1.839

1.716

 

PHỤ LỤC 5

CHỈ TIÊU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ DẠY NGHỀ TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2015

STT

Chỉ tiêu

Giai đoạn 2013 - 2015

Trong đó

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

I

VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

 

 

 

 

 

Tổng số

25.500

8.500

8.500

8.500

 

1. Giải quyết việc làm trong nước:

24.860

8.300

8.290

8.270

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

- Tuyển dụng vào cơ quan HCSN, đảng, đoàn thể

2.500

850

830

820

 

- Thông qua cho vay vốn từ Chương trình 120

3.700

1.070

1.200

1.430

 

- Tuyển dụng vào doanh nghiệp, cơ sở SXKD…

18.660

6.380

6.260

6.020

 

Chia theo lĩnh vực kinh tế:

 

 

 

 

 

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản

36,09

41,11

38,64

36,09

 

- Công nghiệp - xây dựng

34,81

33,49

34,43

34,81

 

- Dịch vụ - thương mại

29,1

25,39

26,93

29,1

 

2. Xuất khẩu lao động

640

200

210

230

II

VỀ DẠY NGHỀ

 

 

 

 

 

Tổng số lao động được dạy nghề

33.000

9.000

11.000

13.000

 

Trong đó: - Cao đẳng nghề, trung cấp nghề

2.100

700

700

700

 

- Sơ cấp nghề và DN dưới 3 tháng

30.900

8.300

10.300

12.300

 

Tr.đó: DN cho LĐ nông thôn

25.500

7.500

8.500

9.500

 

PHỤ LỤC 6

NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ DẠY NGHỀ TỈNH ĐIỆN BIÊN, GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

ĐVT: Triệu đồng

Số TT

NỘI DUNG

NHU CẦU KINH PHÍ ĐẾN NĂM 2015

Giai đoạn 2013 - 2015

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tổng số

Chia ra

Tổng số

Chia ra

Tổng số

Chia ra

Tổng số

Chia ra

NST W

NSĐP

Nguồn khác

NSTW

NSĐP

Nguồn khác

NST W

NSĐP

Nguồn khác

NSTW

NSĐP

Nguồn khác

I

CHƯƠNG TRÌNH MTQG VIỆC LÀM VÀ DẠY NGHỀ

167.975

123.975

36.000

8.000

27.661

17.161

8.000

2.500

65.801

50.801

12.500

2.500

74.513

56.013

15.500

3.000

1

Dự án Đổi mới và phát triển dạy nghề

16.000

12.000

4.000

0

3.000

3.000

0

0

5.000

4.000

1.000

0

8.000

5.000

3.000

0

2

Dự án hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn

108.414

76.414

24.000

8.000

15.500

5.000

8.000

2.500

45.801

35.301

8.000

2.500

47.113

36.113

8.000

3.000

a)

Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

55.000

23.000

24.000

8.000

15.000

4.500

8.000

2.500

19.500

9.000

8.000

2.500

20.500

9.500

8.000

3.000

b)

Hỗ trợ đầu tư cho các CSDN

50.000

50.000

0

0

0

 

 

 

25.000

25.000

 

 

25.000

25.000

 

 

c)

Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã

3.414

3.414

0

0

500

500

 

 

1.301

1.301

 

 

1.613

1.613

 

 

3

Dự án cho vay GQVL

27.760

20.760

7.000

0

2.760

2.760

 

 

11.000

8.000

3.000

 

14.000

10.000

4.000

 

4

Dự án Hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

3.370

3.370

0

0

870

870

 

 

1.000

1.000

 

 

1.500

1.500

 

 

5

Dự án hỗ trợ phát triển thị trường lao động

10.611

9.611

1.000

 

5.211

5.211

0

0

2.300

1.800

500

0

3.100

2.600

500

0

 

- Đầu tư Trung tâm GTVL

9.661

8.661

1.000

0

5.061

5.061

 

 

2.000

1.500

500

 

2.600

2.100

500

 

 

- Thu thập thông tin cơ sở dữ liệu cung , cầu lao động

950

950

0

0

150

150

 

 

300

300

 

 

500

500

 

 

6

DA nâng cao năng lực; thông tin, tuyên truyền; giám sát, đánh giá (bao gồm cả việc làm và DN)

1.820

1.820

0

0

320

320

 

 

700

700

 

 

800

800

 

 

II

ĐỀ AN HỖ TRỢ HUYỆN NGHÈO ĐẨY MẠNH XKLĐ THEO QĐ SỐ 71

4.389

4.389

0

0

889

889

 

 

1.500

1.500

 

 

2.000

2.000

 

 

1

Thông tin tuyên truyền, tư vấn XKLĐ

3.179

3.179

 

 

579

579

 

 

 

1.100

 

 

1.500

1.500

 

 

2

Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác XKLĐ

360

360

 

 

110

110

 

 

 

120

 

 

130

130

 

 

3

Tư vấn, GTVL cho lao động sau khi về nước

210

210

 

 

60

60

 

 

 

70

 

 

80

80

 

 

4

Giám sát, đánh giá

650

650

 

 

150

150

 

 

 

210

 

 

290

290

 

 

 

TỔNG CỘNG (I+II):

172.364

128.364

36.000

8.000

28.550

18.050

8.000

2.500

67.301

52.301

12.500

2.500

76.513

58.013

15.500

3.000

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác