649390

Quyết định 540/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu

649390
LawNet .vn

Quyết định 540/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu

Số hiệu: 540/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu Người ký: Hà Trọng Hải
Ngày ban hành: 19/03/2025 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 540/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
Người ký: Hà Trọng Hải
Ngày ban hành: 19/03/2025
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 540/QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 19 tháng 3 năm 2025

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2025 HUYỆN THAN UYÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 02 năm 2025;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 và Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024;

Căn cứ Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Căn cứ Thông tư số 29/2024/TT-BTNMT ngày 12 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

Căn cứ Nghị quyết số 79/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh chấp thuận danh mục công trình, dự án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang mục đích khác năm 2025 trên địa bàn tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 620/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tại Tờ trình số 162/TTr-SNNMT ngày 14 tháng 3 năm 2025.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu (kèm theo Bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 tỷ lệ 1/25.000 và Báo cáo thuyết minh tổng hợp Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Than Uyên), trong đó: Danh mục các công trình, dự án nằm trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 bao gồm 75 công trình, dự án, với tổng diện tích 2.466,5 ha.

Điều 2. Giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị thực hiện

1. Ủy ban nhân dân huyện Than Uyên

a) Công bố, công khai kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai.

b) Thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

c) Tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất đảm bảo chặt chẽ các chỉ tiêu sử dụng đất đã được phê duyệt.

d) Tổ chức kiểm tra thực hiện kế hoạch sử dụng đất để kịp thời phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm kế hoạch sử dụng đất; tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng đất đảm bảo tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất năm 2025.

đ) Đối với các công trình, dự án thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 67 của Luật Đất đai mà phải thu hồi đất thì Ủy ban nhân dân huyện Than Uyên phải công bố, công khai phạm vi thu hồi đất theo tiến độ của dự án đến người sử dụng đất.

e) Rà soát, đánh giá, khả năng thực hiện các công trình, dự án trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2025. Trường hợp phát sinh các công trình, dự án đủ cơ sở pháp lý, khả năng thực hiện thì Ủy ban nhân dân huyện Than Uyên tổng hợp, báo cáo Sở Nông nghiệp và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt bổ sung kế hoạch sử dụng đất để làm căn cứ tổ chức thực hiện theo quy định.

f) Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch sử dụng đất gửi về Sở Nông nghiệp và Môi trường trước ngày 15/10/2025 để tổng hợp.

2. Sở Nông nghiệp và Môi trường

a) Tham mưu thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

b) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất; thường xuyên cập nhật các công trình, dự án đủ điều kiện trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt bổ sung theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Than Uyên và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- VP UBND tỉnh: V, CB (đăng tin);
- Lưu: VT, Kt4.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Hà Trọng Hải

 

 

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP

KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2025 HUYỆN THAN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU

Than Uyên, năm 2025

 

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP

KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2025

HUYỆN THAN UYÊN - TỈNH LAI CHÂU

 

 

Ngày   tháng   năm 2025

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG

TỈNH LAI CHÂU

Ngày   tháng   năm 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN THAN UYÊN

 

 

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ

I. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI, HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỰC TÁC ĐỘNG ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CẤP HUYỆN

1.1. Phân tích, đánh giá bổ sung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

1.2. Phân tích, đánh giá bổ sung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến việc sử dụng đất

1.3. Phân tích, đánh giá bổ sung các nguồn lực của huyện và tỉnh tác động trực tiếp đến việc sử dụng đất

II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT, KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM TRƯỚC

2.1. Hiện trạng sử dụng đất theo loại đất quy định tại Điều 9 Luật Đất đai và các điều 4, 5 và 6 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP

2.2. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước

2.3. Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong việc sử dụng đất

2.4. Phân tích, đánh giá mặt được, tồn tại, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và giải pháp khắc phục

III. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2025

3.1. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất và xác định chỉ tiêu sử dụng đất

3.2. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch

3.3. Diện tích đất cần thu hồi trong năm kế hoạch

3.4. Diện tích đất cần chuyển mục đích sử dụng đất trong năm kế hoạch

3.5. Danh mục các công trình, dự án dự kiến thực hiện trong năm kế hoạch

3.6. Dự kiến các nguồn thu, chi từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và thu hồi đất trong năm kế hoạch

IV. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

4.1. Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu

4.2. Xác định các nguồn lực thực hiện kế hoạch sử dụng đất

4.3. Giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện kế hoạch sử dụng đất .... 52

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Phụ lục biểu

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Sự cần thiết lập kế hoạch sử dụng đất

Đất đai là tài nguyên quốc gia quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, địa bàn phân bố các khu dân cư, khu sản xuất phục vụ nhu cầu của nhân dân, xây dựng các cơ sở phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Vai trò của đất đai đối với con người và các hoạt động sống trên Trái đất rất quan trọng, nhưng lại bị giới hạn về diện tích, cố định về vị trí phân bố trong không gian. Do vậy, việc sử dụng đất đai phải hết sức tiết kiệm, khoa học và hợp lý trên cơ sở hiệu quả, lâu bền.

Theo Điều 60 của Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2024 cũng quy định nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải “Tuân thủ nguyên tắc và mối quan hệ giữa các loại quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch; Tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực có sử dụng đất; đáp ứng yêu cầu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm quốc phòng, an ninh; Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ; quy hoạch sử dụng đất của cấp trên bảo đảm nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải xác định được nội dung sử dụng đất đến cấp xã; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cùng cấp đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định, phê duyệt”.

Tại Khoản 4 Điều 62 Luật đất đai 2024 quy định “Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm”, là cơ sở pháp lý để thực hiện các thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất phù hợp với quy định tại Điều 80, Điều 116 của Luật Đất đai 2024. Tại khoản 8 Điều 21 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ quy định: "a) Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện đến cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh để thẩm định; … đ) Căn cứ hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện đã được hoàn thiện, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt xong trước ngày 31 tháng 12 hằng năm".

Như vậy, căn cứ Luật Đất đai năm 2024 và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, việc lập “ Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu” là cần thiết theo quy định.

2. Mục đích và yêu cầu lập kế hoạch sử dụng đất năm 2025

a. Mục đích

- Đánh giá kết quả, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2024, phân bổ đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2025 trên địa bàn huyện;

- Cụ thể hóa Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu (đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 620/QĐ-UBND ngày 27/4/2203);

- Tạo căn cứ pháp lý để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong năm 2025 cho các đối tượng sử dụng đất trên địa bàn huyện.

b. Yêu cầu

- Phù hợp với chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất được cấp trên phê duyệt;

- Đảm bảo nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực, kế hoạch sử dụng đất của các xã và thị trấn trên địa bàn huyện Than Uyên;

- Khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa và chiến lược phát triển bền vững của huyện.

3. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất năm 2025

3.1. Các cơ sở pháp lý

- Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017;

- Luật Đất đai năm 2024 ngày 18/01/2024; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai số 31/2024/QH15;

- Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

- Quyết định số 1585/QĐ-TTg ngày 07/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 895/QĐ-TTg ngày 24/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2023 tầm nhìn đến năm 2050;

- Thông tư số 08/2024/TT-BTNMT ngày 31/7/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

- Các Nghị quyết của HĐND tỉnh: số 03/NQ-HĐND ngày 22/3/2021; số 51/NQ-HĐND ngày 15/9/2021; số 65/NQ-HĐND ngày 10/12/2021; số 09/NQ-HĐND ngày 29/3/2022; số 29/NQ-HĐND ngày 20/7/2022; số 65/NQ-HĐND ngày 09/12/2022; số 11/NQ-HĐND ngày 20/5/2023; số 26/NQ-HĐND ngày 13/7/2023; số 37/NQ-HĐND ngày 11/9/2023; số 57/NQ-HĐND ngày 07/12/2023; số 22/NQ-HĐND ngày 17/7/2024;

- Nghị quyết số 79/NQ-HĐND ngày 09/12/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu về chấp thuận danh mục công trình, dự án phải thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang mục đích khác năm 2025 trên địa bàn tỉnh;

- Quyết định số 976/QĐ-UBND ngày 07/9/2015 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 422/QĐ-UBND ngày 19/4/2021 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 06/7/2021 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu;

- Quyết định số 981/QĐ-UBND ngày 29/7/2021 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng thị trấn Than Uyên và vùng phụ cận đến năm 2035;

- Các Quyết định của UBND tỉnh: số 1794/QĐ-UBND ngày 30/12/2021 về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện Than Uyên; số 388/QĐ-UBND ngày 29/3/2022 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung số lượng dự án trong Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của huyện Than Uyên; số 902/QĐ-UBND ngày 22/7/2022 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy mô, địa điểm, số lượng dự án trong Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và điều chỉnh một số nội dung tại Quyết định số 388/QĐ-UBND ngày 29/3/2022 của UBND tỉnh; số 1219/QĐ-UBND ngày 19/9/2022 về việc Phê duyệt điều chỉnh về quy mô, địa điểm dự án, công trình trong Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của huyện Than Uyên và điều chỉnh một số nội dung Quyết định số 902/QĐ-UBND ngày 22/7/2022 của UBND tỉnh;

- Quyết định số 2994/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu; Quyết định số 2008/QĐ-UBND ngày 01/11/2023 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Than Uyên;

- Các Quyết định của UBND tỉnh: số 162/QĐ-UBND ngày 23/02/2024 về việc phê duyệt điều chỉnh về quy mô, địa điểm và số lượng công trình, dự án trong Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Than Uyên và cập nhật vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của huyện Than Uyên; số 867/QĐ-UBND ngày 18/6/2024 về việc phê duyệt điều chỉnh về quy mô, địa điểm và số lượng công trình, dự án trong Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Than Uyên và cập nhật vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Than Uyên;

- Quyết định số 620/QĐ-UBND ngày 27/4/2023 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu;

- Quyết định số 2402/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Than Uyên.

- Thông báo thẩm định số 344/TB-STNMT ngày 17/02/2025 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu về kết quả thẩm định Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

3.2. Các tài liệu, số liệu, thông tin và bản đồ có liên quan

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Than Uyên, lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Nghị quyết số 138/NQ-HĐND ngày 18/12/2020 của Hội đồng nhân dân huyện Than Uyên về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 2769/QĐ- UBND ngày 18/12/2020 của UBND huyện Than Uyên về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025;

- Hồ sơ quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Hồ sơ Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của huyện Than Uyên; Hồ sơ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Than Uyên;

- Hồ sơ kế hoạch sử dụng đất năm 2023 và 2024 huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu;

- Hồ sơ địa chính chính quy của các xã, thị trấn;

- Danh mục đầu tư công trung hạn của huyện Than Uyên giai đoạn 2021-2025;

- Hồ sơ quy hoạch chung xây dựng thị trấn Than Uyên và vùng phụ cận đến năm 2035, Hồ sơ quy hoạch chung xây dựng các xã đến năm 2030 và các đồ án quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt trên địa bàn huyện;

- Kết quả kiểm kê đất đai năm 2019 trên địa bàn huyện Than Uyên; Hồ sơ thống kê đất đai 2023 huyện Than Uyên;

- Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 huyện Than Uyên.

4. Các sản phẩm của dự án

Sản phẩm lập kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Than Uyên được lập và bàn giao các cấp, thành phần bao gồm:

1. Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt kế

hoạch sử dụng đất năm 2025 của huyện Than Uyên;

2. Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu;

3. Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu;

4. Bản vẽ vị trí, ranh giới, diện tích các công trình, dự án phát sinh trong kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

I. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI, HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỰC TÁC ĐỘNG ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CẤP HUYỆN

1.1. Phân tích, đánh giá bổ sung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

1.1.1. Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý:

Than Uyên nằm ở phía Đông Nam tỉnh Lai Châu, cách thành phố Lai Châu khoảng 100 km về phía Tây Bắc theo Quốc lộ 32 và có toạ độ địa lý:

- Từ 21040' đến 22004' vĩ độ Bắc;

- Từ 103041’ đến 103058’ kinh độ Đông.

Huyện có vị trí giáp ranh như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Tân Uyên;

- Phía Đông giáo tỉnh Lào Cai;

- Phía Đông Nam giáp tỉnh Yên Bái;

- Phía Tây và phía Tây Nam giáp tỉnh Sơn La.

Là một trong cửa ngõ của tỉnh đi tỉnh Yên Bái, tỉnh Lào Cai và tỉnh Sơn La nên huyện có lợi thế trong phát triển các hoạt động giao thương, du lịch với các huyện lân cận trong và ngoài tỉnh Lai Châu. Tuy nhiên do cự ly xa các đô thị, trung tâm kinh tế lớn vùng trung du miền núi Bắc Bộ và vùng Đồng bằng Sông Hồng nên quy mô các hoạt động kinh tế, du lịch của huyện bị hạn chế. Huyện Than Uyên có 12 đơn vị hành chính (01 thị trấn, 11 xã).

b) Địa hình và địa mạo:

Than Uyên có địa hình bị chia cắt bởi hai hệ thống núi, hệ thống các dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía Đông Bắc và hệ thống các dãy núi ở phía Tây Nam. Địa hình được hình thành 03 khu vực:

- Khu vực phía Đông là sườn núi cao địa hình hiểm trở, độ dốc lớn.

- Khu vực phía Tây là đồi núi thấp có độ cao từ 600 - 1.800 m so với mặt nước biển.

- Khu vực giữa: Chạy dọc theo Quốc lộ 32, từ xã Phúc Than đến xã Mường Kim, có độ cao từ 500 - 650m so với mặt nước biển.

Dạng địa hình mang lại cơ hội của huyện phát triển thủy điện (địa hình dốc và nhiều sông, suối). Tuy nhiên địa hình đồi núi dốc, chia cắt mạnh gây trở ngại cho phát triển nông lâm nghiệp và trong giao thông và xây dựng.

c) Khí hậu:

Khí hậu mang nhiều tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa h mưa nhiều, mùa đông thời tiết lạnh, khô và mưa ít.

- Về lượng mưa: Lượng mưa trung bình 1.800 - 2.200 mm/năm, phân bố không đồng đều theo mùa, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (chiếm khoảng 80%). Trong các tháng 2, 3 và 4 thường có sương muối.

- Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình tháng trong năm từ 22°đến 23°C. Tổng tích ôn trong năm đạt từ 9.000 đến 10.000°C.

- Về độ ẩm: Độ ẩm trung bình các tháng trong năm không quá 80%. Độ ẩm tăng dần trong mùa mưa và giảm dần trong mùa khô.

- Chế độ gió: Có 2 hướng gió chính là Đông Đông Nam (lạnh và hanh khô), gió Tây Tây Bắc (khô và nóng).

Đặc điểm khí hậu tạo lợi thế cho huyện trong phát triển một số cây công nghiệp có giá trị kinh tế (cao su, quế, ch , mắc ca) và cây ăn quả nhiệt đới.

d) Thủy văn:

Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng chủ yếu của sông Nậm Mu. Con sông này chạy dọc theo chiều dài của huyện từ phía Bắc xuống phía Nam, qua các xã Ta Gia, Khoen On, Mường Kim, Pha Mu và một số con suối chính là các suối: Nậm Vai (chảy qua Phúc Than, Mường Mít), suối Nà Khằm ở Mường Than, suối Nậm Bốn (chảy qua Hua Nà, Mường Cang, thị trấn Than Uyên) và suối Nậm Kim (chảy qua Mường Kim, Ta Gia).

Trong huyện có một số hồ nước: Hồ thủy điện Bản Chát, hồ thủy điện Huổi Quảng, hồ thị trấn Than Uyên ở Khu 3, hồ Khu 9, hồ Xuân Khiêng ở xã Mường Than, hồ Noong Thăng ở xã Phúc Than.

Tuy nhiên, địa hình dốc, mùa khô sông suối thường cạn kiệt, mùa mưa có lũ lụt gây xói mòn đất mạnh, khả năng sử dụng nước vào sản xuất bị hạn chế, giao thông đi lại khó khăn.

1.1.2. Phân tích đặc điểm các nguồn tài nguyên

a) Tài nguyên đất:

Theo kết quả đánh giá tài nguyên đất cho thấy huyện Than Uyên có các loại đất như đất Feralit đỏ vàng, đất mùn trên núi cao, đất phù sa ngòi suối, trong đó:

- Nhóm đất chủ yếu trên địa bàn huyện là đất Feralit đỏ vàng hình thành trên đá sét và đá biến chất (Fs), phân bố ở hầu hết các xã.

- Nhóm đất Feralit đỏ vàng hình thành trên đá Mácma axit (HFa), loại đất này được hình thành tại chỗ do chế độ canh tác lúa nước từ lâu đời.

- Nhóm đất mùn vàng xám hình thành trên đá Mácma axit tập trung chủ yếu ở khu vực các xã Tà Mung, Ta Gia, Khoen On và một phần ở khu vực vùng núi xã Phúc Than, Mường Than.

- Đất mùn vàng đỏ hình thành trên đá sét và đá biến chất tập trung chủ yếu ở khu vực các xã Khoen On, Ta Gia, Tà Hừa, Mường Kim, Mường Than và Mường Mít.

- Đất vàng xám hình thành trên đá Mácma axit tập trung ở xã Tà Mung và một phần ở xã Mường Cang.

Những khảo sát, đánh giá về thổ nhưỡng cho thấy, trên địa bàn huyện có diện tích đất khá lớn có thành phần cơ giới nhẹ, ít chua (hàm lượng từ trung bình đến khá) thích hợp cho canh tác lúa nước, cây công nghiệp.

b) Tài nguyên nước

- Về nguồn nước mặt: Trên địa bàn huyện có khoảng 45 khe nước chính cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất phân bố đều ở các xã. Toàn huyện có 105 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung phân bố ở các xã, 05 công trình thủy điện (02 công trình có quy mô quan trọng đặc biệt là thủy điện Huội Quảng và thủy điện Bản Chát).

- Về tài nguyên nước ngầm: Do đặc điểm địa hình và hoạt động của hiện tượng Karst nên Than Uyên có nguồn nước ngầm nông và trữ lượng nước ngầm không lớn, thường bị tụt thấp vào mùa khô.

Tài nguyên nước trên địa bàn huyện tạo nhiều lợi thế cho huyện trong việc: Phát triển thủy điện nhỏ và vừa trên mạng lưới sông, suối; xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp; phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản, thủy cầm ở các lòng hồ thủy điện (Bản Chát, Huội Quảng). Diện tích mặt nước lòng hồ thủy điện Huội Quảng, Bản Chát thuận lợi phát triển nuôi cá lồng.

c) Tài nguyên rừng và thảm thực vật

- Tài nguyên rừng: Là địa phương có địa hình núi cao, khí hậu đa dạng, diện tích rừng lớn nên huyện Than Uyên có nguồn tài nguyên rừng rất phong phú, có điều kiện phát triển nền sản xuất hàng hoá với nhiều lâm sản quý. Đây là nguồn lợi tiềm ẩn to lớn về kinh tế nhưng chưa được khai thác và sử dụng tốt. Rừng Than Uyên có nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao như: lát, chò chỉ, nghiến, táu, pơ mu; các cây đặc sản như: cánh kiến đỏ, song, mây, tre và một số lâm sản khác.

- Thảm thực vật: Trước đây, rừng ở Than Uyên thuộc loại rừng nhiệt đới với quần thể thực vật rất phong phú. Trong đó có nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao như lát, chò chỉ, nghiến, tấu… Các loại cây đặc sản như thảo quả, cọ khiết (cây cánh kiến), song mây, sa nhân… Hiện nay chủ yếu còn lại là rừng nghèo, rừng đang được khoanh nuôi tái sinh và rừng trồng chưa khép tán, trong khi diện tích rừng trung bình, rừng giàu và các vạt rừng nguyên sinh chỉ còn ít ở những vùng núi cao.

d) Tài nguyên khoáng sản:

Theo kết quả điều tra địa chất, khoáng sản do Cục địa chất khoáng sản Việt Nam, trên địa bàn huyện có một số loại khoáng sản:

- Khoáng sản than: Trên địa bàn huyện có mỏ than Nậm Than, xã Mường Than có quy mô nhỏ.

- Khoáng sản vàng: Có các điểm vàng n Luông xã Mường Than - Bản Lướt - xã Mường Kim, bản Nà Bàn - xã Hua Nà; điểm quặng phóng xạ bản Nà Bàn - xã Hua Nà; mỏ nước nóng bản Mé - xã Mường Cang.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện có một lượng đá, cát, sỏi có trữ lượng lớn và có thể khai thác để phục vụ cho nhu cầu sản xuất vật liệu xây dựng.

1.1.3. Phân tích, đánh giá về hiện trạng môi trường

a) Môi trường nước:

- Môi trường nước mặt đang có các dấu hiệu bị ô nhiễm mà nguyên nhân chính là do nước thải chưa được thu gom và xử lý triệt để, xả ra nguồn tiếp nhận (khu vực ô nhiễm tập trung chủ yếu tại các tuyến kênh hở và hồ điều tiết), một phần cũng do chưa kiểm soát chặt chẽ việc xả chất thải rắn ra môi trường. Môi trường nước ngầm cũng đang đối mặt với tình trạng suy giảm về chất lượng.

- Trong tương lai sẽ có sự phát triển mạnh mẽ, với mật độ dân số tăng lên đáng kể, đời sống người dân có nhiều sự chuyển biến với việc hình thành của các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, dịch vụ, công cộng,... Điều này dẫn đến nhu cầu sử dụng nước sạch cũng như lượng, thành phần nước thải, chất thải phát sinh cũng tăng lên, tạo ra sức ép lớn lên môi trường nước mặt, nước ngầm.

b) Môi trường không khí:

- Bề mặt đất trống, cây xanh, mặt nước giảm đi, thay vào đó là các bề mặt bắt giữ nhiệt (như: bê tông, nhựa đường, gạch, ngói,…), điều này dẫn đến hiện tượng nghịch nhiệt, tích tụ chất ô nhiễm sát mặt đất tăng lên, độ ẩm trong không khí và khả năng hấp thụ chất ô nhiễm giảm dẫn đến môi trường không khí trong khu vực oi bức và khó chịu hơn.

c) Môi trường đất:

- Quy hoạch làm thay đổi địa hình, địa mạo của nhiều nơi trong khu vực. Các đặc tính lý, hóa của đất sẽ bị thay đổi do tiếp xúc với các loại đất mới trong quá trình san lấp dẫn đến độ ẩm, độ rỗng, khối lượng riêng, độ mùn, khả năng chịu tải của đất,… cũng bị thay đổi do các con đường trao đổi chất trước đây bị phá vỡ. Do đó, tại các khu vực đào đắp tập trung lớn cần quan tâm đến vấn đề sụt lún ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

- Theo quy hoạch, diện tích đất nông nghiệp sẽ bị thu hẹp, hình thành các khu vực đất nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, nếu không có sự kiểm soát vấn đề sử dụng hóa chất và giải pháp sử dụng công nghệ phù hợp thì các vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường đất vẫn có thể xảy ra.

- Sự phát triển mạnh mẽ của đô thị trong tương lai sẽ kéo theo sự gia tăng lớn về chất thải, nước thải, tạo ra một sức ép đối với môi trường đất.

1.2. Phân tích, đánh giá bổ sung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến việc sử dụng đất

1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

a) Nông nghiệp

Ngành nông nghiệp của huyện đã phát triển theo định hướng chung của tỉnh và phù hợp với thực tiễn địa phương; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung; nông nghiệp, nông thôn có bước phát triển rõ nét. Đã hình thành các chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như lúa (Mường Cang; Tà Hừa), cá (Mường Kim, Ta Gia, Khoen On), ch và cây ăn quả tại các xã.

- Trồng trọt:

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 6.978 ha (đạt 100,8% kế hoạch). Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 33.784,1 tấn (đạt 100,7% kế hoạch, tăng 504,1 tấn so với cùng kỳ năm trước). Diện tích và sản lượng các loại cây thực phẩm, rau màu đều đảm bảo theo kế hoạch, các loại cây rau, màu được Nhân dân chăm sóc, phát triển tốt. Chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh sản xuất cây rau màu vụ Đông. Trồng mới 130/130 ha chè (đạt 100% kế hoạch), nâng tổng diện tích chè toàn huyện lên 1.965,51 ha; sản lượng chè búp tươi ước đạt 8.120,4 tấn (đạt 100% kế hoạch, tăng 840,5 tấn so với cùng kỳ năm trước); sản lượng thảo quả ước đạt 180 tấn (trồng mới 6 ha); sản lượng cây ăn quả ước đạt 2.500 tấn (đạt 100% kế hoạch), thực hiện mô hình trồng thâm canh cây Lê 10,25 ha tại xã Tà Mung; có 340,83/ 1.014,5 ha cao su cho khai thác mủ, sản lượng ước đạt 140 tấn (đạt 100% kế hoạch). Tổng diện tích nhiễm dịch hại trên cây trồng trong năm 171,7 ha (giảm 133,6 ha so với cùng kỳ năm trước), phòng trừ đạt 100%.

- Chăn nuôi:

Chăn nuôi, thủy sản được duy trì ổn định; tiếp tục chuyển đổi sang hướng chăn nuôi tập trung, trang trại gắn với an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, nhìn chung đàn gia súc phát triển ổn định. Tốc độ tăng trưởng đàn gia súc ước đạt 5,1% (đạt 100% kế hoạch). Toàn huyện có 90 cơ sở chăn nuôi tập trung; 2.825 đàn ong mật sản lượng mật ước đạt 12.000 lít, thị trường tiêu thụ trong và ngoài địa bàn các tỉnh, thành khác. Chủ động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, trong năm, không phát hiện dịch bệnh lớn xảy ra trên đàn vật nuôi.

- Thủy sản:

Duy trì 193,9 ha ao, hồ nuôi trồng thủy sản hiện có, 1.006 lồng nuôi cá trong lòng hồ thủy điện đạt 100% kế hoạch. Sản lượng nuôi trồng và đánh bắt cả năm ước đạt 915 tấn (tăng 22 tấn so với cùng kỳ năm trước). Hưởng ứng ngày Thủy sản Việt Nam và thực hiện các hoạt động chào mừng Tết Độc lập năm 2024, huyện tổ chức thả trên 52 vạn con cá giống tại khu vực thủy điện Huội Quảng, Bản Chát góp phần tái tạo hệ sinh thái đa dạng, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn huyện Than Uyên.

- Lâm nghiệp:

Công tác bảo vệ, chăm sóc và trồng rừng mới được chỉ đạo thực hiện thường xuyên, đúng quy định; thực hiện trồng mới 380,54 ha rừng, trong đó: Ban Quản lý rừng phòng hộ trồng 100,54 ha (đạt 100,5% kế hoạch); doanh nghiệp trồng 280/280 ha rừng, 18.277 cây phân tán đảm bảo theo kế hoạch. Thực hiện rà soát xác định diện tích trồng rừng mới do các hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư thực hiện.

b) Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng:

- Tập trung phát triển công nghiệp có lợi thế. Tổng giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2024 ước đạt 954 tỷ đồng (đạt 100,3% kế hoạch; tăng 26,6% so cùng kỳ năm trước), trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo 60 tỷ đồng tập trung chủ yếu ở ngành chế biến nông, lâm, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp; công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước 882 tỷ đồng chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn huyện; cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải 12 tỷ đồng. Hạ tầng cụm công nghiệp Than Uyên đang được tập trung đầu tư xây dựng. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu cơ bản đạt và vượt kế hoạch, tăng so với năm 2023.

- Xây dựng và phát triển các nhà máy thủy điện: trên địa bàn huyện hiện nay có 05 nhà máy thủy điện đang vận hành phát điện; 01 nhà máy đang đầu tư xây dựng chuẩn bị đưa vào vận hành phát điện; 02 dự án đã cấp chủ trương đầu tư chưa thi công xây dựng; 124 trạm biến áp; 12 xã có điện; 13.894 hộ được sử dụng điện.

- Cụm công nghiệp Than Uyên tại xã Phúc Than, quy mô 50 ha đang được đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật để thu hút đầu tư.

- Khai thác và chế biến khoáng sản, xây dựng các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất phù hợp với khả năng tài nguyên, có 02 nhà máy sản xuất gạch (01 nhà máy ở xã Mường Than và 01 nhà máy ở thị trấn Than Uyên).

- Phát triển các nhà máy cấp nước sạch: Trên địa bàn huyện hiện có 03 máy nước sạch gồm: Nhà máy nước Nà Khằm, cung cấp nước cho địa bàn xã Mường Than. Hiện nay nhà máy này đang được tiến hành thi công nâng cấp để đáp ứng tốt hơn về chất lượng và số lượng nước cung cấp cho nhân dân; Nhà máy nước Hua Nà, cung cấp nước cho địa bàn xã Mường Cang, Hua Nà và Thị trấn Than Uyên; Nhà máy nước Phúc Than cung cấp nước cho nhân dân khu vực bản đội 9 xã Phúc Than.

- Từng bước tiến tới xây dựng thương hiệu đối với những hàng hóa có thế mạnh. Khuyến khích phát triển cơ sở chế biến thức ăn gia súc quy mô nhỏ, các điểm chế biến nông, lâm sản tại các xã Tà Hừa, Mường Kim, Ta Gia, Khoen On, Pha Mu. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm quy mô nhỏ chủ yếu là hộ gia đình với các sản phẩm xay sát thóc gạo, làm đậu, giò chả, bánh, thịt sấy... phục vụ tiêu dùng tại địa phương. Đã xây dựng thương hiệu gạo Séng Cù Than Uyên, Tan Pỏm và Tẻ Tròn.

- Hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất đồ gỗ nội thất tại các xã Phúc Than, thị trấn Than Uyên, Mường Cang, Mường Kim, phát triển một số nghề mây tre, dệt thổ cẩm. Đã có cơ sở sản xuất gạch không nung tại xã Mường Than của Công ty cổ phần phát triển Bảo Dương phục vụ nhu cầu trên địa bàn huyện và phục vụ các huyện lân cận.

c) Dịch vụ - Thương mại:

- Thị trường hàng hóa cơ bản ổn định, không có sự tăng giá đột biến, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân. Tổng doanh thu thương mại ước đạt 936,8 tỷ đồng (đạt 109,4% kế hoạch, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước);

- Hoạt động quảng bá du lịch được đẩy mạnh truyền thông các trang mạng xã hội qua đó đã thu hút được nhiều lượt du khách đến thăm quan và trải nghiệm tại các điểm du lịch dịp nghỉ lễ. Ước đến hết năm 2024, toàn huyện có 54.650 lượt khách lưu trú, trong đó 1.350 lượt khách quốc tế, 53.300 lượt khách nội địa (vượt 10,3% kế hoạch, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2023). Ngày 27/9/2024 UBND tỉnh Lai Châu công nhận bản Thẳm Phé, xã Mường Kim; Vịnh Pá Khôm, bản Pá Khôm xã Pha Mu; bản Nam và bản Củng, xã Ta Gia, huyện Than Uyên là điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

d) Du lịch:

- Với diện tích tự nhiên trải rộng tới 79.227,31 ha, đặc biệt có địa hình đa dạng được thiên nhiên ưu đãi, nhiều cảnh quan đẹp đã tạo cho Than Uyên nguồn tiềm năng du lịch tự nhiên quý giá làm cơ sở cho việc phát triển các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng chữa bệnh... Trong các điểm danh thắng quan trọng ở Than Uyên phải kể đến.

+ Khu di tích lịch sử cách mạng Bản Lướt xã Mường Kim: Nằm ở địa phận xã Mường Kim, huyện Than Uyên, cách quốc lộ 32 khoảng 01 km và có thể tiếp cận dễ dàng, là nơi thành lập chi bộ đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Lai Châu.

+ Khu di tích đồn Pháp ở xã Phúc Than.

+ Điểm du lịch LoveHill, điểm du lịch sinh thái đồi thông ở thị trấn Than Uyên.

+ Di chỉ khảo cổ học Thẩm Đán Chể xã Mường Kim: Nằm ở địa phận xã Mường Kim, huyện Than Uyên, sát Quốc lộ 279, giáp QL.32 có thể tiếp cận dễ dàng, đây là một điểm cảnh quan đẹp, một tài nguyên du lịch của địa phương.

+ Lòng hồ thủy điện Huội Quảng - Bản Chát: Sự hình thành hồ thủy điện Huội Quảng - Bản Chát, bên cạnh việc cung cấp điện năng các hồ chứa nước kể trên sẽ là các điểm du lịch sinh thái có nhiều khả năng hấp dẫn khách du lịch.

+ Khu du lịch Vịnh Pá Khôm ở xã Pha Mu.

+ Đèo Khau Co ở xã Phúc Than.

+ Hang Tà Mung ở xã Tà Mung.

+ Điểm du lịch văn hóa dân tộc xã Tà Mung: Nơi có khí hậu mát mẻ với bản sắc văn hóa người Mông, có nông sản đặc thù như: chè, sơn tra và các loại cây ăn quả.

+ Quần thể hang động bản M xã Ta Gia: Nằm ở địa phận xã Ta Gia, một nét đặc trưng của động Ta Gia là trong lòng động có dòng suối chảy qua tạo nên những cảnh quan và âm thanh thật kỳ ảo, gây ấn tượng cho khách tham quan.

+ Vịnh Ta Gia ở xã Ta Gia. Hồ Ta Gia (Được hình thành khi xây dựng công trình thủy điện Bản Chát - Huội Quảng trên sông Nậm Mu) có phong cảnh tự nhiên hoang sơ, giàu tiềm năng phát triển du lịch đồng thời kết nối thuận tiện với các địa điểm du lịch khác trong huyện như quần thể hang Bản M , Vịnh Pá Khôm, làng cá Thẩm Phé,… tạo thành tuyến du lịch quan trọng của huyện Than Uyên.

1.2.2. Thực trạng phát triển văn hóa - xã hội

a) Giáo dục và đào tạo

Tiếp tục chỉ đạo ngành Giáo dục thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Kết thúc năm học 2023-2024 chất lượng cấp mầm non, THCS, THPT, GDTX tăng so với cùng kỳ năm học trước; chất lượng giáo dục cấp tiểu học giảm so với cùng kỳ năm học trước do thay đổi tiêu chí đánh giá học sinh. Chất lượng đội ngũ ngày càng nâng lên, toàn huyện có 109 giáo viên được bảo lưu dạy giỏi cấp tỉnh; 221 giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia là 39/39, đạt 100% kế hoạch, sớm hơn 01 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Than Uyên lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra.

Tiếp tục duy trì đạt chuẩn PCGD cho trẻ mầm non 5 tuổi, chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và xóa mù chữ mức độ 1, phổ cập giáo dục THCS lên mức độ 2. Huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp: nhà trẻ (2-3 tuổi) đạt 39% (tăng 0,2% so với với cùng kì năm học trước); trẻ mẫu giáo đạt 100% đạt so với kế hoạch (không tăng, giảm so với với cùng kì năm học trước); trẻ ra lớp tiểu học đạt 100% (đạt 100% kế hoạch); trẻ ra lớp THCS đạt 97,4% (vượt 0,4% kế hoạch).

b) Văn hóa - thông tin, du lịch và thông tin truyền thông

Hoạt động văn hóa, thể dục thể thao tiếp tục được sôi nổi từ huyện đến cơ sở, đã chỉ đạo, tổ chức thành công các sự kiện lớn của đất nước, của tỉnh, huyện; tổ chức thành công chương trình “Chào năm mới” 2024, các hoạt động văn hóa, văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn; chương trình Tết Độc lập năm 2024 quy mô cấp tỉnh, các giải thể thao cấp tỉnh với nhiều hoạt động đa dạng và phong phú... thu hút đông đảo Nhân dân và du khách tham dự góp phần quảng bá hình ảnh tỉnh Lai Châu nói chung và huyện Than Uyên nói riêng đến với du khách trong và ngoài tỉnh. Phối hợp với tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận Tết Độc lập gắn với Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thường xuyên, liên tục trong nhiều năm nhất (12 năm, từ năm 2012 đến năm 2024). Ngày 22/02/2024, Cây Du Sam thuộc địa phận bản Đán Tọ, xã Tà Mung được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam.

1.2.3. Tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập, tập quán có liên quan đến sử dụng đất

a) Dân số

- Đến năm 2024, dân số huyện Than Uyên là 70.300 người. Dân số tập trung đông ở các khu trung tâm xã và ven các trục giao thông chính (QL.32, QL.279, QL.279D, các tuyến đường liên xã…) có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Thái, dân tộc Kinh, dân tộc Mông, dân tộc Dao, dân tộc Khơ Mú, dân tộc Tày…. Dân số thành thị đến năm 2024 khoảng 7.164 người, dân số nông thôn khoảng 63.136 người. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các ngành, các cấp công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình đã có những bước tiến rõ rệt. Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số cơ học trong mấy năm vừa qua tăng tương đối cao. Nguồn nhân lực phát triển khá về cả số lượng, chất lượng, thuận lợi cho tăng trưởng nhanh và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

- Hiện trạng dân số toàn huyện:

Bảng 06: Hiện trạng dân số huyện Than Uyên

Tên đơn vị hành chính

Số đơn vị hành chính

Diện tích
(ha)

Dân số 31/12/2023
(người)

TL tăng tự nhiên (%)

Mật độ (ng/km2)

Tổng số

Chia ra

Thị trấn

H. Than Uyên

12

1

11

79.227,31

70.300

0,90

88,73

- Hiện trạng thành phần dân tộc phân theo xã/thị trấn:

Bảng 07: Hiện trạng thành phần dân tộc huyện Than Uyên

TT

Đơn vị

Năm 2023

Tổng số

Phân theo dân tộc

Kinh

Thái

Mông

Tày

Dao

Khơ Mú

Khác

1

Thị trấn Than Uyên

7.164

5.691

1.129

22

182

11

3

126

2

Xã Phúc Than

10.761

638

6.763

3.007

 

353

 

 

3

Xã Mường Than

9.022

2.526

6.095

313

 

 

4

84

4

Xã Mường Mít

2.671

 

2.671

 

 

 

 

 

5

Xã Mường Cang

6.993

1.409

5.200

250

76

5

6

47

6

Xã Hua Nà

3.455

6

3.431

6

5

 

 

7

7

Xã Mường Kim

11.591

350

10.767

11

5

 

454

4

8

Xã Ta Gia

5.590

 

4.600

620

 

 

321

49

9

Xã Khoen On

4.887

4

3.782

905

 

 

196

 

10

Xã Pha Mu

1.074

 

485

564

 

 

 

25

11

Xã Tà Hừa

2.544

 

1.692

415

 

 

432

5

12

Xã Tà Mung

4.548

 

2.289

2.259

 

 

 

 

 

Cộng

70.300

10.624

48.904

8.372

268

369

1.416

347

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Than Uyên)

b) Lao động, việc làm và thu thập, tập quán

- Đến năm 2024 lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên toàn huyện 44.383 người, chiếm 62,12% dân số; lao động tham gia hoạt động kinh tế 43.300 người; Giai đoạn 2016 - 2020, toàn huyện giải quyết việc làm mới cho khoảng 5.736 lao động, đạt 100% kế hoạch; đào tạo nghề cho 4.954 lao động đạt 100,4% kế hoạch, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50% vào năm 2020. Năm 2024 đã tạo việc làm mới cho 1.299/1.290 lao động; có 47/25 người tham gia xuất khẩu lao động theo hợp đồng. Tổ chức đào tạo nghề được 1.300/1.100 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 66%.

Bảng 08: Hiện trạng lao động huyện Than Uyên

TT

Hạng mục

Đơn vị

Năm 2024

A

Dân số

Người

70.300

B

Lao động trong độ tuổi

Người

44.383

 

Tỷ lệ so với dân số

%

63,12

I

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế

Người

43.300

 

Tỷ lệ so với lao động trong độ tuổi

%

97,56

1

Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Người

32.475

 

Tỷ lệ so với lao động đang làm việc

%

75,00

2

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng

Người

4.850

 

Tỷ lệ so với lao động đang làm việc

%

11,20

3

Thương mại - Dịch vụ - HCSN

Người

5.975

 

Tỷ lệ so với lao động đang làm việc

%

13,80

II

Số người trong độ tuổi không lao động (Nội trợ, mất sức, học sinh trong tuổi lao động, thất nghiệp và các trường hợp khác)

%

1.082

 

Tỷ lệ so với lao động đang làm việc

%

2,44

(Nguồn: Phòng Lao động TBXH huyện Than Uyên)

- Thu nhập bình quân đầu người 45,5 triệu đồng/người/năm.

1.2.4. Phân tích thực trạng phát triển đô thị và phát triển nông thôn

a) Thực trạng phát triển hệ thống đô thị

- Quy mô các đô thị:

Huyện Than Uyên có 01 thị trấn là thị trấn Than Uyên. Thị trấn Than Uyên là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế của huyện hiện nay.

Bảng 03: Đánh giá các thị trấn trên địa bàn huyện thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2019-2021 theo Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

TT

Tên đơn vị hành chính

Diện tích (ha)

Tổng số (người)

Theo NQ 1211

Kết luận

3000 (ha)/xã

5000 (người)/xã

1

Thị trấn Than Uyên

865,18

7.164

Không đạt (>50%)

Không đạt (>50%)

Không thuộc diện sáp nhập

- Chất lượng đô thị:

+ Thị trấn Than Uyên nằm trên trục quốc lộ 32, có khả năng đô thị hóa nhanh và có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội.

+ Trong những năm gần đây, hệ thống cơ sở hạ tầng của thị trấn đã hình thành và dần hoàn thiện, dáng vẻ hiện đại tập trung tại một số khu vực nội địa thị trấn, nhất là dọc theo quốc lộ 32 và thường phát triển theo ven đường chính từ trung tâm lan rộng ra xa.

- Phân loại hệ thống đô thị:

+ Thị trấn Than Uyên: Là đô thị loại V.

+ Tính chất: Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật, thương mại, dịch vụ và du lịch của huyện Than Uyên. Là đô thị cửa ngõ nằm trên trục Than Uyên - Tân Uyên - Tam Đường - thành phố Lai Châu, là trục đô thị có hoạt động kinh tế sôi động với dân số tập trung lớn. Là đầu mối giao lưu thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn huyện, liên kết các khu vực trong tỉnh nói riêng và các tỉnh lân cận nói chung.

a) Thực trạng phát triển dân cư nông thôn

- Hiện nay trên địa bàn huyện có 11 xã thuộc khu vực nông thôn, có tổng diện tích là 78.362,12 ha, chiếm 98,90% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện, bao gồm các xã: Phúc Than, Mường Than, Mường Mít, Hua Nà, Mường Kim, Mường Cang, Tà Mung, Pha Mu, Tà Hừa, Khoen On, Ta Gia. Dân số khu vực nông thôn khoảng 63.136 nhân khẩu. Dân cư phân bố theo các bản, làng, khu dân cư với các quy mô khác nhau, có bản chỉ có khoảng 50 hộ dân. Các bản làng, khu dân cư phân bố chủ yếu dọc theo các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh. Cơ sở hạ tầng của hầu hết địa bàn dân cư nông thôn đều chưa hoàn chỉnh; hệ thống giao thông, cấp nước, cấp điện còn tồn tại một số hạn chế về chất lượng; các công trình như trường học, chợ, y tế, sân thể thao....còn thiếu, đặc biệt là các khu dân cư ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người.

1.3. Phân tích, đánh giá bổ sung các nguồn lực của huyện và tỉnh tác động trực tiếp đến việc sử dụng đất

1.3.1. Nguồn lực của tỉnh

Quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kì 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1585/QĐ-TTg ngày 07/12/2023), trong đó xác định:

- Than Uyên là vùng huyện có tính chất đa ngành, phát triển mạnh dựa trên nông, lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao; du lịch, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Là vùng kinh tế xanh, phát triển bền vững phía Nam của tỉnh Lai Châu. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics kết hợp với phát triển thương mại, nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chế biến.

- Hướng phát triển trọng tâm của huyện là tập trung khai thác tối đa lợi thế của huyện về vị trí cửa ngõ phía Đông Nam của tỉnh với hệ thống giao thông đối ngoại kết nối với các tỉnh phụ cận Yên Bái, Lào Cai, Sơn La và thế mạnh trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản và du lịch, dịch vụ; trong đó đột phá về phát triển mở rộng sản xuất nông sản chủ lực theo hướng thâm canh, tăng năng suất, ứng dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi giá trị gia tăng; đẩy nhanh phát triển kinh tế du lịch. Với ba trụ cột phát triển kinh tế gồm:

+ Thương mại, dịch vụ, logistics và du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa các dân tộc.

+ Công nghiệp, tập trung vào công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm thuỷ sản.

+ Nông nghiệp, tập trung vào phát triển nông nghiệp chất lượng cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với chuỗi giá trị, dựa vào các sản phẩm nông, lâm sản có lợi thế, có giá trị gia tăng cao.

1.3.2. Nguồn lực của huyện

Huyện Than Uyên là một trong cửa ngõ của tỉnh đi tỉnh Yên Bái (QL 32), tỉnh Lào Cai (QL 279) và tỉnh Sơn La (QL 279D) nên huyện có lợi thế trong phát triển các hoạt động giao thương, du lịch với các huyện lân cận trong và ngoài tỉnh Lai Châu. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi phát triển nhiều loại vật nuôi, cây trồng. Huyện có tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp, đặc biệt là lúa, cây ăn quả, chè và chăn nuôi gia súc … Huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn, hàng năm nhận được sự hỗ trợ về khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng phòng hộ, dịch vụ môi trường rừng thuận lợi cho huyện cho ổn định đời sống dân; phát triển kinh tế từ rừng.

Huyện có quỹ đất để phát triển xây dựng và các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Mật độ sông suối cao và địa hình dốc là cơ hội cho huyện phát triển năng lượng sạch, nhất là phát triển thủy điện.

Huyện giàu tiềm năng về du lịch, đặc biệt là lòng hồ thủy điện Bản Chát, Huội Quảng cùng với những đặc thù về vị trí địa lý, địa hình, cảnh quan sinh thái và các giá trị văn hóa dân tộc truyền thống,... là những điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển du lịch và dịch vụ.

Huyện có số lượng lớn lao động trẻ khỏe, văn hóa đa dạng giúp cho Than Uyên có thể phát triển nền nông nghiệp đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc.

II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT, KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM TRƯỚC

2.1. Hiện trạng sử dụng đất theo loại đất quy định tại Điều 9 Luật Đất đai và các điều 4, 5 và 6 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP

Diện tích hiện trạng năm 2024 được tổng hợp trên cơ sở kết quả thống kê đất đai năm 2023 huyện Than Uyên đã được UBND tỉnh phê duyệt; cập nhật các trường hợp giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất trong năm 2024 và hiệu chỉnh loại đất theo phân loại đất quy định tại Điều 9, Luật Đất đai và các điều 4,5,6 Nghị định 102/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện năm 2024 là 79.227,31 ha. Trong đó:

- Nhóm đất nông nghiệp: 50.966,70 ha, chiếm 64,33% diện tích tự nhiên;

- Nhóm đất phi nông nghiệp: 6.942,53 ha, chiếm 8,76% diện tích tự nhiên;

- Nhóm đất chưa sử dụng: 21.318,09 ha, chiếm 26,91% diện tích tự nhiên.

Bảng 01: Hiện trạng sử dụng đất năm 2024 huyện Than Uyên

STT

Chỉ tiêu sử dụng đất

Diện tích năm 2024 (ha)

Cơ cấu (%)

 

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN

 

79.227,31

100,00

1

Nhóm đất nông nghiệp

NNP

50.966,70

64,33

1.1

Đất trồng lúa

LUA

3.692,41

4,66

1.1.1

Đất chuyên trồng lúa

LUC

2.444,51

3,09

1.1.2

Đất trồng lúa còn lại

LUK

1.247,90

1,58

1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

2.853,30

3,60

1.3

Đất trồng cây lâu năm

CLN

2.619,06

3,31

1.4

Đất rừng phòng hộ

RPH

13.603,55

17,17

1.5

Đất rừng đặc dụng

RDD

 

 

1.6

Đất rừng sản xuất

RSX

28.030,79

35,38

-

Trong đó: Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên

RSN

19.708,85

24,88

1.7

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

163,10

0,21

1.8

Đất chăn nuôi tập trung

CNT

 

 

1.9

Đất nông nghiệp khác

NKH

4,49

0,01

2

Nhóm đất phi nông nghiệp

PNN

6.942,53

8,76

2.1

Đất ở tại nông thôn

ONT

443,54

0,56

2.2

Đất ở tại đô thị

ODT

56,28

0,07

2.3

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

7,32

0,01

2.4

Đất quốc phòng

CQP

78,02

0,10

2.5

Đất an ninh

CAN

3,08

0,00

2.6

Đất xây dựng công trình sự nghiệp

DSN

71,02

0,09

2.6.1

Đất xây dựng cơ sở văn hóa

DVH

7,14

0,01

2.6.2

Đất xây dựng cơ sở y tế

DYT

 

 

2.6.3

Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo

DGD

52,39

0,07

2.6.4

Đất xây dựng cơ sở thể dục, thể thao

DTT

4,86

0,01

2.6.5

Đất xây dựng cơ sở khí tượng thủy văn

DKT

0,46

0,00

2.6.6

Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác

DSK

1,78

0,00

2.7

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

CSK

35,65

0,04

2.7.1

Đất thương mại, dịch vụ

TMD

2,00

0,00

2.7.2

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

SKC

14,59

0,02

2.7.3

Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản

SKS

19,05

0,02

2.8

Đất sử dụng vào mục đích công cộng

CCC

830,39

1,05

2.8.1

Đất công trình giao thông

DGT

517,06

0,65

2.8.2

Đất công trình thủy lợi

DTL

71,06

0,09

2.8.3

Đất công trình cấp nước, thoát nước

DCT

10,98

0,01

2.8.4

Đất có di tích lịch sử-văn hoá, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên

DDD

3,70

0,00

2.8.5

Đất công trình xử lý chất thải

DRA

2,22

0,00

2.8.6

Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công

cộng

DNL

221,70

0,28

2.8.7

Đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin

DBV

0,54

0,00

2.8.8

Đất chợ dân sinh, chợ đầu mối

DCH

0,90

0,00

2.8.9

Đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng

DKV

2,23

0,00

2.9

Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hoả táng; đất cơ sở lưu trữ cho cốt

NTD

116,50

0,15

2.10

Đất có mặt nước chuyên dùng

TVC

5.300,74

6,69

3

Đất chưa sử dụng

CSD

21.318,09

26,91

2.2. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước

2.2.1. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp năm trước

Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Than Uyên (được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2402/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 và được bổ sung, điều chỉnh tại các quyết định số: 162/QĐ-UBND ngày 23/02/2024 và 867/QĐ-UBND ngày 18/6/2024 của UBND tỉnh Lai Châu) đề xuất các giải pháp để tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất bao gồm: Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường; Giải pháp về nguồn lực thực hiện kế hoạch sử dụng đất; Giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện kế hoạch sử dụng đất; Các giải pháp khác.

Kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp năm trước cụ thể như sau:

- Về nhóm giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường:

+ Tăng cường phổ biến Luật bảo vệ môi trường; tổ chức các chương trình, kế hoạch hành động nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, từ đó phát triển ý thức, thói quen và hành vi ứng xử có trách nhiệm đối với môi trường, hạn chế ô nhiễm môi trường.

+ Thực hiện các biện pháp chống xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất, chống ô nhiễm môi trường đất, nâng cao độ phì của đất, khôi phục mặt bằng sử dụng đất.

+ Quản lý chất thải rắn: Từng bước hoàn thiện công tác thu gom, quản lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện thực tế của huyện; hình thành hệ thống quản lý, kiểm soát đồng bộ từ khâu phát sinh đến khâu thu gom và chôn lấp…

- Về nhóm giải pháp nguồn lực thực hiện kế hoạch sử dụng đất:

+ Cân đối, bố trí kinh phí đảm bảo cho việc triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện.

+ Thực hiện tốt việc sử dụng các loại thuế, phí, lệ phí về sử dụng nguồn tài nguyên đất đai của huyện để tái đầu tư thực hiện các nhiệm vụ về quản lý đất đai trên địa bàn huyện.

+ Tăng cường kêu gọi vốn đầu tư của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội có liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

+ Nâng cao năng lực của cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực, đặc biệt các cán bộ trực tiếp phụ trách nội dung liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Về nhóm giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện kế hoạch sử dụng đất:

+ Sau khi Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 được UBND tỉnh phê duyệt, UBND huyện Than Uyên có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện tại trụ sở cơ quan, trên cổng thông tin điện tử của huyện và công bố công khai nội dung có liên quan tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất, bảo vệ môi trường và việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

- Về nhóm giải pháp khác:

+ Đất quốc phòng, an ninh: rà soát quỹ đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh để đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;

+ Đất lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng: rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc ngoài thực địa và công khai về diện tích và yêu cầu các chủ đầu tư thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật.

2.2.2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất năm trước

Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Than Uyên đã được UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt tại Quyết định số 2402/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 và được bổ sung, điều chỉnh tại các quyết định số: 162/QĐ-UBND ngày 23/02/2024 và 867/QĐ-UBND ngày 18/6/2024 của UBND tỉnh Lai Châu. Đến nay, UBND huyện đã triển khai việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất như sau:

- Diện tích đất nông nghiệp theo kế hoạch sử dụng đất được duyệt 53.319,02 ha, kết quả thực hiện 50.966,70 ha, còn lại 2.352,32 ha chưa thực hiện;

- Diện tích đất phi nông nghiệp theo kế hoạch sử dụng đất được duyệt 7.256,85 ha, kết quả thực hiện 6.942,53 ha, còn lại 314,32 ha chưa thực hiện;

- Diện tích đất chưa sử dụng theo kế hoạch sử dụng đất được duyệt 18.651,44 ha, kết quả thực hiện 21.318,09 ha, còn lại 2.666,65 ha chưa thực hiện.

(Chi tiết kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước của từng chỉ tiêu sử dụng đất có biểu 04/CH kèm theo)

2.2.3. Kết quả thực hiện chuyển mục đích năm 2024

- Kết quả thực hiện chuyển mục đích đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp: Theo kế hoạch sử dụng đất được duyệt là 215,35 ha; kết quả thực hiện được 2,68 ha (Chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở tại các xã, thị trấn (2,42 ha); Công trình: Đường dây 110kV mạch 2 từ TBA 220kV Than Uyên đến TBA 110kV Than Uyên (0,26 ha)); còn 212,67 ha chưa thực hiện được.

- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: Theo kế hoạch được duyệt là 68,75 ha; kết quả chưa thực hiện được.

- Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: Theo kế hoạch được duyệt là 0,46 ha; kết quả chưa thực hiện được.

2.2.4. Kết quả thu hồi đất năm 2024

Tổng diện tích đất cần thu hồi theo kế hoạch được duyệt là 258,94 ha. Kết quả thực hiện đến nay đạt 11,86 ha, còn 247,08 ha chưa thực hiện được. Các công trình đã thực hiện thu hồi như: Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc do ngân hàng Châu Á (ADB) và Chính phủ Úc tài trợ (tuyến đường nối Lai Châu với cao tốc Nội Bài - Lào Cai tại xã Phúc Than, huyện Than Uyên); Hạ tầng đô thị thị trấn Than Uyên; Giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất để xây dựng khu dân cư nông thôn mới (Tạo quỹ đất ở để đấu giá quyền sử dụng đất dọc ven đường QL32) đoạn từ đường vào Én Nọi đến trạm xăng số 13, xã Mường Than, huyện Than Uyên; Sắp xếp ổn định dân cư xen ghép vùng đặc biệt khó khăn tại xã Tà Mung, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu; Chợ Tà Mung, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu…

2.2.5. Kết quả đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng năm 2024

- Đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng mục đích nông nghiệp: Theo kế hoạch được duyệt là 2.608,27 ha, kết quả thực hiện đạt 228,27 ha (Dự án: Đầu tư phát triển cây quế kết hợp trồng cây gỗ lớn tại huyện Than Uyên); còn 2.380,00 ha chưa thực hiện;

- Đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng mục đích phi nông nghiệp: Theo kế hoạch được duyệt là 123,56 ha, chưa thực hiện được so với kế hoạch được duyệt.

2.2.6. Kết quả thực hiện các công trình, dự án năm trước

Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Than Uyên được UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt tại Quyết định số 2402/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 với tổng số 230 công trình, dự án (trong đó: 220 công trình chuyển tiếp và 10 công trình đăng ký mới). Ngoài ra, được bổ sung tại các quyết định số: 162/QĐ- UBND ngày 23/02/2024 và 867/QĐ-UBND ngày 18/6/2024 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh về quy mô, địa điểm và số lượng công trình, dự án trong Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Than Uyên và cập nhật vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Than Uyên, cụ thể:

- Quyết định 162/QĐ-UBND ngày 23/02/2024: Phê duyệt 15 công trình, dự án, trong đó tăng 04 công trình, dự án so với Kế hoạch sử dụng đất 2024 được duyệt và điều chỉnh 11 công trình, dự án;

- Quyết định 867/QĐ-UBND ngày 18/6/2024: Phê duyệt 02 công trình, dự án, trong đó tăng 01 công trình, dự án so với Kế hoạch sử dụng đất 2024 được duyệt và điều chỉnh 01 công trình, dự án.

Như vậy, tổng số công trình, dự án đã được phê duyệt 235 công trình, dự án. Kết quả thực hiện như sau:

- 40 công trình, dự án đã thực hiện không chuyển tiếp trong kế hoạch sử dụng đất 2025, trong đó:

+ 03 công trình, dự án đã thực hiện có quyết định giao đất hoặc cho thuê đất: Thuỷ điện Mường Mít; Đường dây 110kV mạnh 2 từ TBA 220kV Than Uyên-TBA 110kV Than Uyên; Đầu tư phát triển cây quế kết hợp trồng cây gỗ lớn tại huyện Than Uyên;

+ 37 công trình đã thực hiện, không đề nghị chuyển tiếp trong kế hoạch sử dụng đất 2025.

- Số công trình, dự án đề nghị hủy bỏ, không chuyển tiếp trong kế hoạch sử dụng đất 2025 là 138 công trình, dự án, trong đó:

+ 90 công trình, dự án đăng ký để phục vụ giao đất, cấp giấy chứng nhận, không đề nghị chuyển tiếp không kế hoạch sử dụng đất 2025;

+ 11 hạng mục đất xen kẹp trong khu dân cư, không đưa vào kế hoạch sử dụng đất theo quy định tại khoản 5, điều 116, Luật Đất đai 2024;

+ 37 công trình, dự án không khả thi hoặc trùng các dự án khác, không đề nghị chuyển tiếp trong kế hoạch sử dụng đất 2025.

- Số công trình, dự án đang thực hiện hoặc chưa thực hiện tiếp tục đề nghị chuyển tiếp trong kế hoạch sử dụng đất 2025 là 57 công trình, dự án.

(Chi tiết có Biểu 04a/CH: Đánh giá danh mục các công trình dự án thực hiện trong năm 2024 của huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu)

2.2.6. Kết quả rà soát các công trình, dự án chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất đưa ra khỏi kế hoạch sử dụng đất năm 2025

Tổng số công trình, dự án chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất đưa ra khỏi kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Than Uyên là 42 công trình, dự án.

(Chi tiết tại Phụ biểu số 01 kèm theo)

2.3. Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong việc sử dụng đất

2.3.1. Hiệu quả về kinh tế - xã hội

- Làm căn cứ thực hiện phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất ở, góp phần tăng thu ngân sách trên địa bàn huyện, cụ thể như:

+ Đấu giá quyền sử dụng đất ở nông thôn tại khu dân cư mới (tạo quỹ đất ở để đấu giá quyền sử dụng đất dọc ven đường Quốc lộ 32) đoạn đường từ Én Nọi đến trạm xăng số 13 xã Mường Than;

+ Đấu giá quyền sử dụng đất ở đô thị tại dự án Chỉnh trang đô thị tạo quỹ đất đấu giá, tái định cư và phát triển kinh tế - xã hội khu 8 thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên;

+ Đấu giá quyền sử dụng đất đối với 4 thửa đất ở tại đô thị trên địa bàn thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên.

- Công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất: Thực hiện cấp 31 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 30 hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích 30.098,6 m2. Đính chính 47 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 43 hộ gia đình, cá nhân; chỉnh lý biến động đất đai cho 168 hộ gia đình, cá nhân; đăng ký biến động cho 153 hộ gia đình, cá nhân. Trong tháng, có 08 dự án, công trình đã và đang thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

2.3.2. Hiệu quả về môi trường

UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn tăng cường quản lý bảo vệ Môi trường trên địa bàn huyện, tuyên truyền các luật, văn bản xử phạt vi phạm hành chính có liên quan; Công tác vệ sinh môi trường được đảm bảo, thu gom rác thải được thực hiện dọc Quốc lộ 32 từ Cửa hàng vật liệu Lương Sen xã Mường Cang đến hết địa phận thị trấn; toàn bộ các tuyến đường trục chính và một số ngõ trên địa bàn thị trấn Than Uyên với khối lượng rác thu gom xử lý tổng lượng chất thải sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom là 3.040,62 tấn/3.040,62 tấn.

2.4. Phân tích, đánh giá mặt được, tồn tại, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và giải pháp khắc phục

2.4.1. Những mặt được

Sau khi kế hoạch sử dụng đất năm 2024 được UBND tỉnh phê duyệt, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn triển khai thực hiện kịp thời công tác quản lý, sử dụng đất đai đảm bảo thống nhất, hiệu quả và đảm bảo phân bổ hợp lý quỹ đất, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả cao, thực hiện đúng trình tự trong việc thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng, chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất... phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Một số kết quả nổi bật cụ thể như: Thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tại khu 8, thị trấn Than Uyên, chuyển mục đích sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trên địa bàn; Thực hiện thu hồi đất các dự án với tổng diện tích thu hồi đất (Trụ sở Công an xã Phúc Than; Trụ sở Công an xã Mường Than; Dự án Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc vốn vay ADB và Chính phủ Úc tài trợ; Hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Than Uyên; Sửa chữa, nâng cấp và mở rộng khuôn viên Nhà văn hoá Bản Lướt xã Mường Kim, huyện Than Uyên…).

2.4.2. Những tồn tại

Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong kỳ kế hoạch trên địa bàn huyện mặc dù đã đạt được những thành quả nhất định, song do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, được thể hiện ở các mặt sau:

- Việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước trên địa bàn huyện đã đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên bên cạnh đó có một số công trình vẫn chưa được thực hiện phần lớn là do không có vốn đầu tư, chưa giải phóng được mặt bằng. Kế hoạch sử dụng đất chưa tính đúng khả năng phát triển thực tế tại địa phương nên trong quá trình thực hiện đã phát sinh hạng mục mới, một số hạng mục không thực hiện được. Nhiều công trình mới bắt đầu triển khai, đang triển khai nhưng do vấn đề thủ tục thu hồi đất giải phóng mặt bằng gặp khó khăn nên phải chuyển sang năm 2024. Một số hạng mục công trình có trong chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất nhưng cơ quan chủ đầu tư chưa lập xong dự án và hồ sơ đất đai nên phải lùi tiến độ thực hiện.

- Việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất của một số cơ quan, đơn vị chưa sát thực tế, khả năng tài chính dẫn đến một số dự án được đăng ký chưa có kinh phí thực hiện, trong khi một số dự án không được đăng ký trước lại được cấp kinh phí.

- Một số công trình, dự án đầu tư lập hồ sơ đất đai chậm, một số hạng mục công trình đã có trong chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất nhưng cơ quan chủ đầu tư chưa lập xong dự án và hồ sơ đất đai, hoặc thiếu kinh phí bồi thường để giải phóng mặt bằng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

- Thiếu nguồn vốn đầu tư hoặc nguồn vốn còn bị động gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch đã đề ra.

- Một số hạng mục công trình đã có trong chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất hàng năm nhưng do cơ quan chủ đầu tư chưa lập xong dự án và hồ sơ đất đai, dẫn đến phải lùi tiến độ thực hiện do thiếu nguồn vốn đầu tư.

2.4.3. Nguyên nhân tồn tại

- Việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất của một số cơ quan, đơn vị chưa sát, tài chính chưa chủ động dẫn đến một số dự án được đăng ký lại không có kinh phí thực hiện, trong khi một số dự án không được đăng ký trước lại được có nguồn vốn;

- Còn thiếu nguồn vốn đầu tư nên gây khó khăn trong việc triển khai xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng... dẫn đến nhiều công trình quy hoạch bị kéo dài hoặc không được triển khai đúng thời gian, tiến độ

- Việc tham mưu của công chức địa chính tại một số xã còn hạn chế trong việc lập hồ sơ thu hồi, giao đất theo kế hoạch, cá biệt đã thực hiện trên thực tế nhưng vẫn không hoàn thiện thủ tục để trình cấp có thẩm quyền thu hồi đất, chỉnh lý biến động đất đai, đặc biệt là đối với các dự án xây dựng đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng;

- Đơn giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn có hạng mục chưa sát với thực tế nên khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Vì vậy, còn một bộ phận người dân có đất bị thu hồi chưa chấp thuận phương án bồi thường giải phóng mặt bằng;

- Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm chỉ đạo, phối hợp với cơ quan chuyên môn lập hồ sơ để thực hiện công tác thu hồi, giao đất.

2.4.4. Bài học kinh nghiệm

- Các ngành, lĩnh vực, UBND cấp xã khi đăng ký nhu cầu sử dụng đất cần xem xét, tính toán kỹ lưỡng cân đối quỹ đất đủ đáp ứng nhu cầu của ngành, của địa phương, đảm bảo tính khả thi khi thực hiện;

- Công tác lập kế hoạch sử dụng đất có tầm quan trọng đặc biệt, là định hướng nhu cầu sử dụng đất cho các ngành các lĩnh vực, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương do vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền, sự tham gia của các ngành, các lĩnh vực, các địa phương và người dân thì phương án mới phù hợp với thực tế và có tính khả thi cao.

- Quá trình lập kế hoạch sử dụng đất phải bám sát quy hoạch sử dụng đất đã được UBND tỉnh phê duyệt và danh mục các công trình, dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương;

- Việc tổng hợp, dự báo về nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực cần được thực hiện phân tích, đánh giá về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, khả năng huy động nguồn lực, thu hút đầu tư.

2.4.5. Giải pháp khắc phục

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện, UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai; chủ động đề xuất, báo cáo UBND huyện làm việc, xin ý kiến các sở, ngành có liên quan để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai.

- Tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các quy định pháp luật về sử dụng đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và bảo vệ môi trường.

- Quản lý chặt chẽ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp sử dụng đất sai mục đích, vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thẩm định chặt chẽ hồ sơ thu hồi đất, phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng; hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và thẩm định chặt chẽ hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSDĐ của công dân.

III. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2025

3.1. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất và xác định chỉ tiêu sử dụng đất

3.1.1. Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất đã được xác định trong năm kế hoạch trước và chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất quy định tại khoản 4 Điều 67 Luật Đất đai được tiếp tục thực hiện trong năm kế hoạch

Trên cơ sở kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Than Uyên và tổng hợp các công trình, dự án theo quy định tại khoản 4, điều 67 Luật Đất đai. UBND huyện xác định có 63 công trình, dự án với diện tích quy hoạch là 1.561,17 ha. Trong đó:

- Có 57 công trình, dự án với diện tích 1.550,52 ha đã được xác định trong năm kế hoạch trước được tiếp tục thực hiện trong năm kế hoạch. Cụ thể:

+ Có 09 công trình, dự án với diện tích 169,82 ha thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 67 Luật Đất đai;

+ Có 48 công trình, dự án với diện tích 1.380,70 ha, đã được xác định trong năm kế hoạch trước được tiếp tục thực hiện trong năm kế hoạch.

- Có 06 công trình, dự án với diện tích quy hoạch 10,65 ha đăng ký mới thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 67 Luật Đất đai.

(Chi tiết thể hiện tại mục I, danh mục các công trình, dự án tại biểu 25/CH)

3.1.2. Xác định chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất quy định tại Điều 78 và Điều 79 Luật Đất đai thực hiện trong năm kế hoạch mà chưa có các văn bản theo quy định tại khoản 4 Điều 67 Luật Đất đai

Trên cơ sở tổng hợp kết quả đăng ký nhu cầu sử dụng đất của các cơ quan, đơn vị, đã xác định có 06 công trình, dự án với diện tích 30,28 ha đăng ký mới thuộc trường hợp quy định tại Điều 78 và Điều 79 Luật Đất đai thực hiện trong năm kế hoạch mà chưa có các văn bản theo quy định tại khoản 4 Điều 67 Luật Đất đai.

(Chi tiết thể hiện tại mục II, danh mục các công trình, dự án tại biểu 25/CH)

3.1.3. Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất theo nhu cầu sử dụng đất không thuộc quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, điều 48, Thông tư số 29/2024/TT- BTNMT và khoản 5 Điều 116 Luật Đất đai của cấp huyện dự kiến thực hiện trong năm kế hoạch.

Trên cơ sở tổng hợp kết quả đăng ký nhu cầu sử dụng đất của các cơ quan, đơn vị, đã xác định có 06 công trình, dự án với diện tích 875,05 ha đăng ký mới không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, điều 48, Thông tư số 29/2024/TT-BTNMT và khoản 5 Điều 116 Luật Đất đai của cấp huyện dự kiến thực hiện trong năm kế hoạch.

(Chi tiết thể hiện tại mục III, danh mục các công trình, dự án tại biểu 25/CH)

3.1.4. Tổng hợp và cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất

Bảng 05: Chỉ tiêu sử dụng đất năm 2025 huyện Than Uyên

TT

Chỉ tiêu sử dụng đất

Mã loại đất

Diện tích hiện trạng năm 2024

Diện tích kế hoạch năm 2025

Biến động tăng (+), giảm (-) so với hiện trạng
(ha)

Diện tích
(ha)

Cơ cấu
(%)

Diện tích
(ha)

Cơ cấu
(%)

 

Tổng diện tích

 

79.227,31

100,00

79.227,31

100,00

 

1

Nhóm đất nông nghiệp

NNP

50.966,70

64,33

52.371,69

66,10

1.404,99

1.1

Đất trồng lúa

LUA

3.692,41

4,66

3.640,92

4,60

-51,48

1.1.1

Đất chuyên trồng lúa

LUC

2.444,51

3,09

2.414,86

3,05

-29,65

1.1.2

Đất trồng lúa còn lại

LUK

1.247,90

1,58

1.226,07

1,55

-21,83

1.2

Đất trồng cây hằng năm khác

HNK

2.853,30

3,60

2.790,21

3,52

-63,09

1.3

Đất trồng cây lâu năm

CLN

2.619,06

3,31

2.714,37

3,43

95,31

1.4

Đất rừng đặc dụng

RDD

 

 

 

 

 

1.5

Đất rừng phòng hộ

RPH

13.603,55

17,17

13.578,44

17,14

-25,11

1.6

Đất rừng sản xuất

RSX

28.030,79

35,38

29.482,66

37,21

1.451,87

 

Trong đó: Đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên

RSN

19.708,85

24,88

19.708,25

24,88

-0,60

1.7

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

163,10

0,21

160,60

0,20

-2,50

1.8

Đất chăn nuôi tập trung

CNT

 

 

 

 

 

1.9

Đất nông nghiệp khác

NKH

4,49

0,01

4,49

0,01

 

2

Nhóm đất phi nông nghiệp

PNN

6.942,53

8,76

7.177,37

9,06

234,84

2.1

Đất ở tại nông thôn

ONT

443,54

0,56

454,17

0,57

10,64

2.2

Đất ở tại đô thị

ODT

56,28

0,07

57,62

0,07

1,34

2.3

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

7,32

0,01

6,26

0,01

-1,07

2.4

Đất quốc phòng

CQP

78,02

0,10

78,02

0,10

 

2.5

Đất an ninh

CAN

3,08

0,00

5,00

0,01

1,92

2.6

Đất xây dựng công trình sự nghiệp

DSN

71,02

0,09

73,53

0,09

2,51

2.6.1

Đất xây dựng cơ sở văn hóa

DVH

7,14

0,01

7,23

0,01

0,10

2.6.2

Đất xây dựng cơ sở y tế

DYT

4,39

0,01

4,36

0,01

-0,02

2.6.3

Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo

DGD

52,39

0,07

54,82

0,07

2,44

2.6.4

Đất xây dựng cơ sở thể dục, thể thao

DTT

4,86

0,01

4,86

0,01

 

2.6.5

Đất xây dựng cơ sở khí tượng thủy văn

DKT

0,46

0,00

0,46

0,00

 

2.6.3

Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác

DSK

1,78

0,00

1,78

0,00

 

2.7

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

CSK

35,65

0,04

102,10

0,13

66,45

2.7.1

Đất cụm công nghiệp

SKN

 

 

50,00

0,06

50,00

2.7.2

Đất thương mại, dịch vụ

TMD

2,00

0,00

3,58

0,00

1,58

2.7.3

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

SKC

14,59

0,02

16,37

0,02

1,78

2.7.4

Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản

SKS

19,05

0,02

32,14

0,04

13,09

2.8

Đất sử dụng vào mục đích công cộng

CCC

830,39

1,05

1.008,64

1,27

178,25

2.8.1

Đất công trình giao thông

DGT

517,06

0,65

589,48

0,74

72,42

2.8.2

Đất công trình thủy lợi

DTL

71,06

0,09

68,26

0,09

-2,79

2.8.3

Đất công trình cấp nước, thoát nước

DCT

10,98

0,01

10,98

0,01

 

2.8.4

Đất công trình phòng, chống thiên tai

DPC

 

 

33,29

0,04

33,29

2.8.5

Đất có di tích lịch sử - văn hóa danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên

DDD

3,70

0,00

3,70

0,00

 

2.8.6

Đất công trình xử lý chất thải

DRA

2,22

0,00

7,90

0,01

5,68

2.8.7

Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng

DNL

221,70

0,28

291,36

0,37

69,66

2.8.8

Đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin

DBV

0,54

0,00

0,53

0,00

-0,01

2.8.9

Đất chợ dân sinh, chợ đầu mối

DCH

0,90

0,00

0,90

0,00

 

2.8.10

Đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng

DKV

2,23

0,00

2,23

0,00

 

2.9

Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt

NTD

116,50

0,15

115,78

0,15

-0,72

2.10

Đất có mặt nước chuyên dùng

TVC

5.300,74

6,69

5.276,26

6,66

-24,49

2.10.1

Đất có mặt nước chuyên dùng dạng ao, hồ, đầm, phá

MNC

4.940,00

6,24

4.940,00

6,24

 

2.10.2

Đất có mặt nước dạng sông, ngòi, kênh, rạch, suối

SON

360,74

0,46

336,25

0,42

-24,49

3

Nhóm đất chưa sử dụng

CSD

21.318,09

26,91

19.678,26

24,84

-1.639,83

3.1

Đất bằng chưa sử dụng

BCS

342,71

0,43

342,39

0,43

-0,32

3.2

Đất đồi núi chưa sử dụng

DCS

20.871,01

26,34

19.231,51

24,27

-1.639,50

3.3

Núi đá không có rừng cây

NCS

104,36

0,13

104,36

0,13

 

a. Đất nông nghiệp

Diện tích không thay đổi mục đích trong năm kế hoạch là 50.822,26 ha. Đến năm 2025 diện tích đất nông nghiệp là 52.371,69 ha, tăng 1.404,99 ha so với năm 2024. Cụ thể như sau:

* Đất trồng lúa:

Diện tích không thay đổi mục đích trong kỳ kế hoạch là 3640,92 ha. Đến năm 2025 đất trồng lúa thực giảm 51,48 ha so với năm 2024. Trong đó:

- Giảm 51,48 ha do chuyển sang các loại đất sau:

+ Đất trồng cây lâu năm 8,5 ha;

+ Đất ở tại nông thôn 2,9 ha;

+ Đất ở tại đô thị 0,09 ha;

+ Đất an ninh 0,41 ha;

+ Đất xây dựng cơ sở văn hóa 0,1 ha;

+ Đất cụm công nghiệp 9,78 ha;

+ Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 0,32 ha;

+ Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 0,86 ha;

+ Đất công trình giao thông 15,24 ha;

+ Đất công trình phòng, chống thiên tai 7,89 ha;

+ Đất công trình xử lý chất thải 1,54 ha;

+ Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng 3,85 ha;

Như vậy đến cuối năm 2025 diện tích Đất trồng lúa là 3640,92 ha; chiếm 4,6% diện tích tự nhiên. Trong đó, diện tích đất chuyên trồng lúa nước là 2.414,86 ha.

* Đất trồng cây hàng năm khác:

Diện tích không thay đổi mục đích trong kỳ kế hoạch là 2790,21 ha. Đến năm 2025 Đất trồng cây hàng năm khác thực giảm 63,09 ha so với năm 2024. Trong đó:

- Giảm 63,09 ha do chuyển sang các loại đất sau:

+ Đất trồng cây lâu năm 12,5 ha;

+ Đất ở tại nông thôn 2,73 ha;

+ Đất ở tại đô thị 0,73 ha;

+ Đất an ninh 0,04 ha;

+ Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo 2,21 ha;

+ Đất cụm công nghiệp 12,66 ha;

+ Đất thương mại, dịch vụ 0,03 ha;

+ Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 0,13 ha;

+ Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 3,48 ha;

+ Đất công trình giao thông 17,65 ha;

+ Đất công trình phòng, chống thiên tai 5,34 ha;

+ Đất công trình xử lý chất thải 0,2 ha;

+ Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng 5,39 ha;

Như vậy đến cuối năm 2025 diện tích Đất trồng cây hàng năm khác là 2790,21 ha; chiếm 3,52% diện tích tự nhiên.

* Đất trồng cây lâu năm:

Diện tích không thay đổi mục đích trong kỳ kế hoạch là 2593,66 ha. Đến năm 2025 đất trồng cây lâu năm thực tăng 95,31 ha so với năm 2024. Trong đó:

- Giảm 25,4 ha (để thực hiện 19 công trình, dự án) do chuyển sang các loại đất sau:

+ Đất rừng sản xuất 16,05 ha (Trồng rừng sản xuất tại xã Mường Mít, huyện Than Uyên); ;

+ Đất có rừng sản xuất là rừng trồng 16,05 ha;

+ Đất ở tại nông thôn 1,41 ha (Chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở tại xã Hua Nà, Phúc Than);

+ Đất cụm công nghiệp 3,16 ha (Cụm công nghiệp Than Uyên);

+ Đất thương mại, dịch vụ 0,55 ha (Chuyển mục đích sử dụng đất sang đất thương mại dịch vụ tại xã Tà Mung và Thị trấn Than Uyên);

+ Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 0,14 ha (Khai thác khoáng sản làm VLXD mỏ đá Nậm Sáng, xã Phúc Than);

+ Đất công trình giao thông 3,29 ha (để thực hiện 04 công trình giao thông);

+ Đất công trình phòng, chống thiên tai 0,15 ha (Nâng cấp, sửa chữa hệ thống thủy lợi Mường Than (Dự án phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai tỉnh Lai Châu sử dụng vốn vay Nhật Bản); Kè chống sạt lở bảo vệ dân cư, cơ sở hạ tầng tại các huyện Phong Thổ, Than Uyên và mường Tè, tỉnh Lai Châu);

+ Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng 0,65 ha (để thực hiện 04 công trình về năng lượng).

- Tăng 120,71 ha (để thực hiện dự án: Trồng 5000 ha cây cao su tại huyện Than Uyên và Tân Uyên tỉnh Lai Châu) do các loại đất sau chuyển sang:

+ Đất trồng lúa 8,5 ha;

+ Đất trồng lúa còn lại 8,5 ha;

+ Đất trồng cây hàng năm khác 12,5 ha;

+ Đất rừng sản xuất 25,45 ha;

+ Đất có rừng sản xuất là rừng trồng 25,45 ha;

+ Đất đồi núi chưa sử dụng 74,26 ha.

* Đất rừng sản xuất:

Diện tích không thay đổi mục đích trong kỳ kế hoạch là 27991,44 ha. Đến năm 2025 đất rừng sản xuất thực tăng 1451,87 ha so với năm 2024. Trong đó:

- Giảm 39,35 ha do chuyển sang các loại đất sau:

+ Đất trồng cây lâu năm 25,45 ha;

+ Đất ở tại đô thị 0,25 ha;

+ Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 0,35 ha;

+ Đất công trình giao thông 8,96 ha;

+ Đất công trình xử lý chất thải 2,9 ha;

+ Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng 1,44 ha;

- Tăng 1491,22 ha do các loại đất sau chuyển sang:

+ Đất trồng cây lâu năm 16,05 ha;

+ Đất đồi núi chưa sử dụng 1475,17 ha;

Như vậy đến cuối năm 2025 diện tích Đất rừng sản xuất là 29482,66 ha; chiếm 37,21% diện tích tự nhiên. Trong đó, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên là 19.708,25 ha.

* Đất rừng phòng hộ:

Diện tích không thay đổi mục đích trong kỳ kế hoạch là 13578,44 ha. Đến năm 2025 đất rừng phòng hộ thực giảm 25,13 ha so với năm 2024. Trong đó:

- Giảm 25,11 ha do chuyển sang các loại đất sau:

+ Đất công trình giao thông 5,52 ha;

+ Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng 19,59 ha.

Như vậy đến cuối năm 2025 diện tích Đất rừng phòng hộ là 13.578,44 ha; chiếm 17,14% diện tích tự nhiên.

* Đất nuôi trồng thuỷ sản:

Diện tích không thay đổi mục đích trong kỳ kế hoạch là 160,6 ha. Đến năm 2025 đất nuôi trồng thủy sản thực giảm 2,5 ha so với năm 2024. Trong đó:

- Giảm 2,5 ha do chuyển sang các loại đất sau:

+ Đất ở tại nông thôn 0,16 ha;

+ Đất ở tại đô thị 0,22 ha;

+ Đất an ninh 0,07 ha;

+ Đất cụm công nghiệp 0,04 ha;

+ Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 0,15 ha;

+ Đất công trình giao thông 0,95 ha;

+ Đất công trình phòng, chống thiên tai 0,88 ha;

+ Đất công trình xử lý chất thải 0,02 ha;

+ Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng 0,02 ha;

Như vậy đến cuối năm 2025 diện tích Đất nuôi trồng thủy sản là 160,6 ha; chiếm 0,2% diện tích tự nhiên.

* Đất nông nghiệp khác:

Diện tích năm 2025 là 4,49 ha (không thay đổi so với hiện trạng).

b. Đất phi nông nghiệp:

Diện tích không thay đổi mục đích trong năm kế hoạch là 6.942,53 ha. Đến hết năm 2025 diện tích đất phi nông nghiệp là 7.177,37 ha, thực tăng 234,84 ha so với hiện trạng. Cụ thể như sau:

* Đất ở tại nông thôn:

Như vậy đến cuối năm 2025 diện tích Đất nông nghiệp khác là 4,49 ha; chiếm 0,01% diện tích tự nhiên.

Diện tích không thay đổi mục đích trong kỳ kế hoạch là 434,86 ha. Đến năm 2025 đất ở tại nông thôn thực tăng 10,64 ha so với năm 2024. Trong đó:

- Giảm 8,68 ha do chuyển sang các loại đất sau:

+ Đất cụm công nghiệp 1,08 ha;

+ Đất công trình giao thông 7,22 ha;

+ Đất công trình phòng, chống thiên tai 0,31 ha;

+ Đất công trình xử lý chất thải 0,03 ha;

+ Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng 0,04 ha;

- Tăng 19,32 ha do các loại đất sau chuyển sang:

+ Đất trồng lúa 2,9 ha;

+ Đất chuyên trồng lúa 2,19 ha;

+ Đất trồng lúa còn lại 0,71 ha;

+ Đất trồng cây hàng năm khác 2,73 ha;

+ Đất trồng cây lâu năm 1,41 ha;

+ Đất nuôi trồng thủy sản 0,16 ha;

+ Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo 0,38 ha;

+ Đất công trình giao thông 0,31 ha;

+ Đất công trình thủy lợi 0,06 ha;

+ Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng 0,03 ha;

+ Đất có mặt nước dạng sông, ngòi, kênh, rạch, suối 0,04 ha;

+ Đất bằng chưa sử dụng 0,26 ha;

+ Đất đồi núi chưa sử dụng 11,04 ha;

Như vậy đến cuối năm 2025 diện tích Đất ở tại nông thôn là 454,17 ha; chiếm 0,57% diện tích tự nhiên.

* Đất ở tại đô thị:

Diện tích không thay đổi mục đích trong kỳ kế hoạch là 55,18 ha. Đến năm 2025 đất ở tại đô thị thực tăng 1,34 ha so với năm 2024. Trong đó:

- Giảm 1,1 ha do chuyển sang các loại đất sau:

+ Đất công trình giao thông 1,1 ha;

- Tăng 2,44 ha (Để thực hiện 05 dự án đấu giá, giao đất và 01 dự án chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở đô thị tại thị trấn Than Uyên): do các loại đất sau chuyển sang:

+ Đất trồng lúa 0,09 ha;

+ Đất chuyên trồng lúa 0,09 ha;

+ Đất trồng cây hàng năm khác 0,73 ha;

+ Đất rừng sản xuất 0,25 ha;

+ Đất có rừng sản xuất là rừng trồng 0,25 ha;

+ Đất nuôi trồng thủy sản 0,22 ha;

+ Đất công trình thủy lợi 0,09 ha;

+ Đất bằng chưa sử dụng 0,06 ha;

+ Đất đồi núi chưa sử dụng 1 ha;

Như vậy đến cuối năm 2025 diện tích Đất ở tại đô thị là 57,62 ha; chiếm 0,07% diện tích tự nhiên.

* Đất xây dựng trụ sở cơ quan:

Diện tích không thay đổi mục đích trong kỳ kế hoạch là 6,26 ha. Đến năm 2025 đất xây dựng trụ sở cơ quan thực giảm 1,07 ha so với năm 2024 do chuyển sang các loại đất sau:

+ Đất an ninh 0,62 ha;

+ Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 0,43 ha;

+ Đất công trình giao thông 0,02 ha;

Như vậy đến cuối năm 2025 diện tích Đất xây dựng trụ sở cơ quan là 6,26 ha; chiếm 0,01% diện tích tự nhiên.

* Đất quốc phòng:

Diện tích năm 2025 là 78,02 ha (không có biến động so với hiện trạng).

* Đất an ninh:

Diện tích không thay đổi mục đích trong kỳ kế hoạch là 3,06 ha. Đến năm 2025 Đất an ninh thực tăng 1,92 ha so với năm 2024. Trong đó:

- Giảm 0,02 ha do chuyển sang các loại đất sau:

+ Đất công trình giao thông 0,02 ha;

- Tăng 1,94 ha do các loại đất sau chuyển sang:

+ Đất trồng lúa 0,41 ha;

+ Đất chuyên trồng lúa 0,41 ha;

+ Đất trồng cây hàng năm khác 0,04 ha;

+ Đất nuôi trồng thủy sản 0,07 ha;

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan 0,62 ha;

+ Đất công trình giao thông 0,02 ha;

+ Đất bằng chưa sử dụng 0,78 ha;

Như vậy đến cuối năm 2025 diện tích Đất an ninh là 5,00 ha; chiếm 0,01% diện tích tự nhiên.

* Đất xây dựng cơ sở văn hóa

- Diện tích không thay đổi mục đích sử dụng đất trong kỳ kế hoạch là 7,13 ha.

- Diện tích giảm 0,01 ha do chuyển sang đất công trình năng lượng.

- Diện tích tăng 0,11 ha do các đất chuyên trồng lúa chuyển sang

Như vậy đến năm 2025 diện tích đất xây dựng cơ sở văn hóa là 7,23 ha, thực tăng 0,1 ha so với hiện trạng.

* Đất xây dựng cơ sở y tế:

- Diện tích không thay đổi mục đích sử dụng đất trong kỳ kế hoạch là 4,36 ha.

- Diện tích giảm 0,02 ha do chuyển sang đất giao thông.

Như vậy đến năm 2025 diện tích đất xây dựng cơ sở y tế là 4,36 ha.

* Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo:

- Diện tích không thay đổi mục đích sử dụng đất trong kỳ kế hoạch là 51,81 ha.

- Diện tích giảm 0,58 ha do chuyển sang các loại đất sau:

+ Đất ở tại nông thôn 0,38 ha;

+ Đất công trình giao thông 0,19 ha;

+ Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng 0,01 ha;

- Tăng 3,01 ha do các loại đất sau chuyển sang:

+ Đất trồng cây hàng năm khác 2,21 ha;

+ Đất công trình giao thông 0,03 ha;

+ Đất công trình thủy lợi 0,02 ha;

+ Đất đồi núi chưa sử dụng 0,75 ha;

Như vậy đến năm 2025 diện tích đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo là 54,82 ha.

* Đất xây dựng cơ sở thể dục, thể thao:

Diện tích năm 2025 là 4,86 ha (không có biến động so với hiện trạng).

* Đất xây dựng cơ sở khí tượng thủy văn:

Diện tích năm 2025 là 0,46 ha (không có biến động so với hiện trạng).

* Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác:

Diện tích năm 2025 là 1,78 ha (không có biến động so với hiện trạng).

* Đất cụm công nghiệp:

- Diện tích tăng 50,00 ha do các loại đất sau chuyển sang:

+ Đất trồng lúa 9,78 ha;

+ Đất trồng cây hàng năm khác 12,66 ha;

+ Đất trồng cây lâu năm 3,16 ha;

+ Đất nuôi trồng thủy sản 0,04 ha;

+ Đất ở tại nông thôn 1,08 ha;

+ Đất công trình giao thông 0,91 ha;

+ Đất công trình thủy lợi 0,31 ha;

+ Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hoả táng; đất cơ sở lưu trữ tro cốt 0,7 ha;

+ Đất bằng chưa sử dụng 20,86 ha;

Như vậy đến năm 2025 diện tích đất cụm công nghiệp là 50,00 ha (tăng 50,00 ha so với hiện trạng).

* Đất thương mại, dịch vụ:

Diện tích không thay đổi mục đích trong kỳ kế hoạch là 2,00 ha. Đến năm 2025 Đất thương mại, dịch vụ thực tăng 1,58 ha so với năm 2024. Trong đó:

- Tăng 1,58 ha (Xây dựng điểm thương mại dịch vụ kết hợp du lịch sinh thái lòng hồ thủy điện Huổi Quảng (1,0 ha); Chuyển mục đích sử dụng đất sang đất thương mại dịch vụ tại các xã Mường Kim, Tà Mung và thị trấn Than Uyên (0,58 ha)) do các loại đất sau chuyển sang:

+ Đất trồng cây hàng năm khác 0,03 ha;

+ Đất trồng cây lâu năm 0,55 ha;

+ Đất chưa sử dụng 1,0 ha.

Như vậy đến cuối năm 2025 diện tích Đất thương mại, dịch vụ là 3,58 ha.

* Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp:

- Diện tích không thay đổi mục đích sử dụng đất trong kỳ kế hoạch là 14,2 ha.

- Diện tích giảm 0,39 ha do chuyển sang đất công trình giao thông;

- Diện tích tăng 2,17 ha do các loại đất sau chuyển sang:

+ Đất trồng lúa 0,32 ha;

+ Đất trồng cây hàng năm khác 0,13 ha;

+ Đất nuôi trồng thủy sản 0,15 ha;

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan 0,43 ha;

+ Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 1,14 ha.

Như vậy đến năm 2025 diện tích đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp là 16,37 ha.

* Đất sử dụng cho hoạt động khai thác khoáng sản:

Diện tích không thay đổi mục đích trong kỳ kế hoạch là 17,85 ha. Đến năm 2025 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản thực giảm 1,2 ha so với năm 2024. Trong đó:

- Giảm 1,2 ha do chuyển sang các loại đất sau:

+ Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 1,14 ha;

+ Đất công trình giao thông 0,05 ha;

+ Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng 0,01 ha;

- Tăng 14,29 ha do các loại đất sau chuyển sang:

+ Đất trồng lúa 0,86 ha;

+ Đất chuyên trồng lúa 0,66 ha;

+ Đất trồng lúa còn lại 0,2 ha;

+ Đất trồng cây hàng năm khác 3,48 ha;

+ Đất trồng cây lâu năm 0,14 ha;

+ Đất rừng sản xuất 0,35 ha;

+ Đất có rừng sản xuất là rừng trồng 0,35 ha;

+ Đất công trình giao thông 0,01 ha;

+ Đất đồi núi chưa sử dụng 9,45 ha;

Như vậy đến cuối năm 2025 diện tích Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản là 32,14 ha; chiếm 0,04% diện tích tự nhiên.

* Đất giao thông:

Diện tích không thay đổi mục đích trong kỳ kế hoạch là 515,3 ha. Đến năm 2025 Đất công trình giao thông thực tăng 72,42 ha so với năm 2024. Trong đó:

- Giảm 1,76 ha do chuyển sang các loại đất sau:

+ Đất ở tại nông thôn 0,31 ha;

+ Đất an ninh 0,02 ha;

+ Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo 0,03 ha;

+ Đất cụm công nghiệp 0,91 ha;

+ Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 0,01 ha;

+ Đất công trình phòng, chống thiên tai 0,23 ha;

+ Đất công trình xử lý chất thải 0,04 ha;

+ Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng 0,21 ha;

- Tăng 74,18 ha do các loại đất sau chuyển sang:

+ Đất trồng lúa 15,24 ha;

+ Đất chuyên trồng lúa 9,84 ha;

+ Đất trồng lúa còn lại 5,4 ha;

+ Đất trồng cây hàng năm khác 17,65 ha;

+ Đất trồng cây lâu năm 3,29 ha;

+ Đất rừng phòng hộ 5,52 ha;

+ Đất rừng sản xuất 8,96 ha;

+ Đất có rừng sản xuất là rừng trồng 8,96 ha;

+ Đất nuôi trồng thủy sản 0,95 ha;

+ Đất ở tại nông thôn 7,22 ha;

+ Đất ở tại đô thị 1,1 ha;

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan 0,02 ha;

+ Đất an ninh 0,02 ha;

+ Đất xây dựng cơ sở y tế 0,02 ha;

+ Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo 0,19 ha;

+ Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 0,39 ha;

+ Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 0,05 ha;

+ Đất công trình thủy lợi 2,09 ha;

+ Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng 0,1 ha;

+ Đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin 0,01 ha;

+ Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hoả táng; đất cơ sở lưu trữ tro cốt 0,02 ha;

+ Đất có mặt nước dạng sông, ngòi, kênh, rạch, suối 2,16 ha;

+ Đất đồi núi chưa sử dụng 9,19 ha;

Như vậy đến cuối năm 2025 diện tích Đất công trình giao thông là 589,48 ha; chiếm 0,74% diện tích tự nhiên.

* Đất thủy lợi:

Diện tích không thay đổi mục đích trong kỳ kế hoạch là 68,26 ha. Đến năm 2025 Đất công trình thủy lợi thực giảm 2,79 ha so với năm 2024. Trong đó:

- Giảm 2,79 ha do chuyển sang các loại đất sau:

+ Đất ở tại nông thôn 0,06 ha;

+ Đất ở tại đô thị 0,09 ha;

+ Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo 0,02 ha;

+ Đất cụm công nghiệp 0,31 ha;

+ Đất công trình giao thông 2,09 ha;

+ Đất công trình phòng, chống thiên tai 0,2 ha;

+ Đất công trình xử lý chất thải 0,01 ha;

+ Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng 0,01 ha;

Như vậy đến cuối năm 2025 diện tích Đất công trình thủy lợi là 68,26 ha; chiếm 0,09% diện tích tự nhiên

* Đất công trình cấp thoát nước:

Diện tích năm 2025 là 10,98 ha (Không có biến động so với hiện trạng).

* Đất công trình phòng, chống thiên tai:

- Diện tích tăng 33,29 ha (để thực hiện 04 công trình: Kè chống sạt lở bờ suối khu vực cánh đồng Mường Than (Dự án phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai tỉnh Lai Châu sử dụng vốn vay Nhật Bản); Nâng cấp, sửa chữa hệ thống thủy lợi Mường Than (Dự án phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai tỉnh Lai Châu sử dụng vốn vay Nhật Bản); Kè chống sạt lở bảo vệ dân cư, cơ sở hạ tầng tại các huyện Phong Thổ, Than Uyên và mường Tè, tỉnh Lai Châu; Khắc phục và chống sạt lở, bảo vệ khu dân cư, đất nông nghiệp và di dân ra khỏi vùng thiên tai huyện Than Uyên) do các loại đất sau chuyển sang:

+ Đất trồng lúa 7,89 ha;

+ Đất trồng cây hàng năm khác 5,34 ha;

+ Đất trồng cây lâu năm 0,15 ha;

+ Đất nuôi trồng thủy sản 0,88 ha;

+ Đất ở tại nông thôn 0,31 ha;

+ Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 0,33 ha;

+ Đất công trình giao thông 0,23 ha;

+ Đất công trình thủy lợi 0,2 ha;

+ Đất bằng chưa sử dụng 1,72 ha;

+ Đất đồi núi chưa sử dụng 0,28 ha.

Như vậy đến năm 2025 diện tích đất xây dựng công trình phòng chống thiên tai là 33,29 ha, thực tăng 33,29 ha so với hiện trạng.

* Đất di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên:

Diện tích năm 2025 là 3,70 ha (Không có biến động so với hiện trạng).

* Đất công trình xử lý chất thải:

Diện tích không thay đổi mục đích trong kỳ kế hoạch là 2,22 ha. Đến năm 2025 Đất công trình xử lý chất thải thực tăng 8,16 ha so với năm 2024. Trong đó:

- Tăng 5,68 ha (để thực hiện 04 công trình: Nâng cấp, mở rộng bãi chôn lấp rác thải huyện Than Uyên; Hệ thống xử lý nước thải tập trung thị trấn Than Uyên (giai đoạn 1); Xây dựng bãi xử lý rác thải xã Khoen On; Bãi tập kết rác thải rắn huyện Than Uyên) do các loại đất sau chuyển sang:

+ Đất trồng lúa 1,54 ha;

+ Đất chuyên trồng lúa 1,54 ha;

+ Đất trồng cây hàng năm khác 0,2 ha;

+ Đất rừng sản xuất 2,9 ha;

+ Trong đó: Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên 0,6 ha;

+ Đất có rừng sản xuất là rừng trồng 2,3 ha;

+ Đất nuôi trồng thủy sản 0,02 ha;

+ Đất ở tại nông thôn 0,03 ha;

+ Đất công trình giao thông 0,04 ha;

+ Đất công trình thủy lợi 0,01 ha;

+ Đất có mặt nước dạng sông, ngòi, kênh, rạch, suối 0,01 ha;

+ Đất đồi núi chưa sử dụng 0,94 ha;

Như vậy đến cuối năm 2025 diện tích Đất công trình xử lý chất thải là 7,90 ha

* Đất công trình trình năng lượng:

Diện tích không thay đổi mục đích trong kỳ kế hoạch là 221,57 ha. Đến năm 2025 Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng thực tăng 69,66 ha so với năm 2024. Trong đó:

- Giảm 0,13 ha do chuyển sang các loại đất sau:

+ Đất ở tại nông thôn 0,03 ha;

+ Đất công trình giao thông 0,1 ha;

- Tăng 69,79 ha do các loại đất sau chuyển sang:

+ Đất trồng lúa 3,85 ha;

+ Đất chuyên trồng lúa 0,46 ha;

+ Đất trồng lúa còn lại 3,39 ha;

+ Đất trồng cây hàng năm khác 5,39 ha;

+ Đất trồng cây lâu năm 0,65 ha;

+ Đất rừng phòng hộ 19,59 ha;

+ Đất rừng sản xuất 1,44 ha;

+ Đất có rừng sản xuất là rừng trồng 1,44 ha;

+ Đất nuôi trồng thủy sản 0,02 ha;

+ Đất ở tại nông thôn 0,04 ha;

+ Đất xây dựng cơ sở văn hóa 0,01 ha;

+ Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo 0,01 ha;

+ Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 0,01 ha;

+ Đất công trình giao thông 0,21 ha;

+ Đất công trình thủy lợi 0,01 ha;

+ Đất có mặt nước dạng sông, ngòi, kênh, rạch, suối 5,82 ha;

+ Đất bằng chưa sử dụng 0,1 ha;

+ Đất đồi núi chưa sử dụng 32,64 ha;

Như vậy đến cuối năm 2025 diện tích Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng là 291,36 ha; chiếm 0,37% diện tích tự nhiên.

* Đất công trình bưu chính, viễn thông:

- Diện tích không thay đổi mục đích sử dụng đất trong kỳ kế hoạch là 0,54 ha;

- Diện tích giảm 0,01 ha do chuyển sang đất giao thông;

Như vậy đến năm 2025 diện tích đất công trình bưu chính, viễn thông là 0,53 ha, giảm 0,01 ha so với hiện trạng.

* Đất chợ:

Diện tích năm 2025 là 0,9 ha (Không có biến động so với hiện trạng).

* Đất nghĩa trang, nghĩa địa:

Diện tích không thay đổi mục đích trong kỳ kế hoạch là 115,78 ha. Đến năm 2025 Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hoả táng; đất cơ sở lưu trữ tro cốt thực giảm 0,72 ha so với năm 2024. Trong đó:

- Giảm 0,72 ha do chuyển sang các loại đất sau:

+ Đất cụm công nghiệp 0,7 ha;

+ Đất công trình giao thông 0,02 ha;

Như vậy đến cuối năm 2025 diện tích Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hoả táng; đất cơ sở lưu trữ tro cốt là 115,78 ha; chiếm 0,15% diện tích tự nhiên.

c. Đất chưa sử dụng:

Diện tích không thay đổi mục đích trong kỳ kế hoạch là 19678,26 ha. Đến năm 2025 Nhóm đất chưa sử dụng thực giảm 1639,83 ha so với năm 2024. Trong đó:

- Giảm 1639,83 ha do chuyển sang các loại đất sau:

+ Đất trồng cây lâu năm 74,26 ha;

+ Đất rừng sản xuất 1475,17 ha;

+ Đất có rừng sản xuất là rừng trồng 1475,17 ha;

+ Đất ở tại nông thôn 11,3 ha;

+ Đất ở tại đô thị 1,06 ha;

+ Đất an ninh 0,78 ha;

+ Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo 0,75 ha;

+ Đất cụm công nghiệp 20,86 ha;

+ Đất thương mại, dịch vụ 1 ha;

+ Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 9,45 ha;

+ Đất công trình giao thông 9,19 ha;

+ Đất công trình phòng, chống thiên tai 2,33 ha;

+ Đất công trình xử lý chất thải 0,94 ha;

+ Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng 32,74 ha;

Như vậy đến cuối năm 2025 diện tích Nhóm đất chưa sử dụng là 19678,26 ha; chiếm 24,84% diện tích tự nhiên.

3.2. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch

a. Đất nông nghiệp: 1.549,43 ha. Trong đó:

- Chuyển sang đất trồng cây lâu năm 74,26 ha;

- Chuyển sang đất rừng sản xuất: 1.475,17 ha.

b. Đất phi nông nghiệp: 90,41 ha. Trong đó:

- Chuyển sang đất ở tại nông thôn: 11,30 ha;

- Chuyển sang đất ở đô thị 1,14 ha;

- Chuyển sang đất an ninh 0,78 ha;

- Chuyển sang đất xây dựng công trình sự nghiệp 0,75 ha;

- Chuyển sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 31,32 ha;

- Đất sử dụng vào mục đích công cộng 45,19 ha.

(Chi tiết tại Biểu 18/CH. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng năm 2025 huyện Than Uyên)

3.3. Diện tích đất cần thu hồi trong năm kế hoạch

a. Đất nông nghiệp: 107,37 ha. Trong đó:

- Đất trồng lúa 39,17 ha. Trong đó, đất chuyên trồng lúa nước là 28,58 ha;

- Đất trồng cây hàng năm khác 39,42 ha;

- Đất trồng cây lâu năm 8,56 ha;

- Đất rừng phòng hộ 5,54 ha;

- Đất rừng sản xuất 12,71 ha;

- Đất nuôi trồng thủy sản 1,96 ha.

b. Đất phi nông nghiệp: 71,82 ha. Trong đó:

- Đất ở tại nông thôn 8,68 ha;

- Đất ở tại đô thị 1,10 ha;

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan: 0,64 ha;

- Đất an ninh: 0,02 ha;

- Đất xây dựng công trình sự nghiệp: 0,61 ha;

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: 0,45 ha;

- Đất sử dụng vào mục đích công cộng: 40,98 ha;

- Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng: 0,72 ha;

- Đất có mặt nước chuyên dùng: 18,63 ha.

(Chi tiết Biểu 19/CH. Diện tích đất cần thu hồi trong kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Than Uyên)

3.4. Diện tích đất cần chuyển mục đích sử dụng đất trong năm kế hoạch

a. Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 144,44 ha. Trong đó:

- Đất trồng lúa chuyển sang đất phi nông nghiệp 42,98 ha;

- Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang đất phi nông 50,59 ha;

- Đất trồng cây lâu năm chuyển sang đất phi nông nghiệp 9,35 ha;

- Đất rừng phòng hộ chuyển sang đất phi nông nghiệp 25,11 ha;

- Đất rừng sản xuất chuyển sang đất phi nông nghiệp 13,90 ha;

- Đất nuôi trồng thủy sản chuyển sang đất phi nông nghiệp 2,50 ha.

b. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 33,95 ha.

- Đất trồng lúa sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp: 8,50 ha;

- Đất rừng sản xuất sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp: 25,45 ha.

c. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất phi nông nghiệp: 1,34 ha.

(Chi tiết tại Biểu 20/CH. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất trong năm 2025 huyện Than Uyên)

3.5. Danh mục các công trình, dự án dự kiến thực hiện trong năm kế hoạch

Danh mục các công trình, dự án trong năm kế hoạch được thể hiện cụ thể trong Biểu số 25/CH; bao gồm các công trình, dự án của kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trên địa bàn huyện Than Uyên và công trình, dự án do cấp huyện và các xã, thị trấn xác định thuộc quy định tại Điều 67 của Luật Đất đai năm 2024.

Trong năm kế hoạch, huyện Than Uyên xác định danh mục 75 công trình, dự án, bao gồm:

- 57 công trình, dự án chuyển tiếp từ kế hoạch sử dụng đất 2024;

- 18 công trình, dự án đăng ký mới cho năm kế hoạch 2025.

(Chi tiết công trình, dự án tại biểu 25/CH)

3.6. Dự kiến các nguồn thu, chi từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và thu hồi đất trong năm kế hoạch

3.6.1. Căn cứ pháp lý:

- Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 và Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024;

- Nghị định số 88/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

- Nghị định số 103/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;

- Quyết định số 45/2019/QĐ-UBND ngày 20/12/2019 của UBND tỉnh Lai Châu ban hành bảng giá đất giai đoạn 2020-2024 trên địa bàn tỉnh Lai Châu;

- Quyết định số 44/2021/QĐ-UBND ngày 06/12/2021 của UBND tỉnh Lai Châu về việc điều chỉnh, bổ sung bảng giá đất giai đoạn 2020-2024 trên địa bàn tỉnh Lai Châu ban hành kèm theo Quyết định số 45/2019/QĐ-UBND ngày 20/12/2019 của UBND tỉnh Lai Châu;

- Quyết định số 34/2024/QĐ-UBND ngày 28/8/2024 của UBND tỉnh Lai Châu ban hành Đơn giá bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu;

- Quyết định số 42/2024/QĐ-UBND ngày 27/9/2024 của UBND tỉnh Lai Châu ban hành quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu;

- Quyết định số 50/2024/QĐ-UBND ngày 11/10/2024 của UBND tỉnh Lai Châu ban hành quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi và hỗ trợ di dời vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu;

- Phương án kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Than Uyên.

3.6.2. Ước tính các khoản thu, chi liên quan đến đất đai

Việc tổng hợp và cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất được thực hiện trên nguyên tắc: khái toán về bồi thường đất và hỗ trợ về đất; các chi phí về bồi thường tài sản gắn liền với đất như nhà ở, cây cối, hoa màu, ... chưa được tính toán; việc tính toán các chi phí này sẽ được tính toán cụ thể, chi tiết khi triển khai lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của từng công trình, dự án cụ thể. Việc tính toán các khoản thu từ đấu giá quyền sử dụng đất ở hoặc giao đất có thu tiền sẽ kéo dài nhiều năm mới có được số tiền dự toán, tiền cho thuê đất sẽ thu hàng năm sau khi hết thời hạn ưu đãi. Nhưng chi phí bồi thường đất phải có bố trí trong năm 2025 và dự toán thu chi chi chỉ mang tính khái toán, các con số tính toán chỉ đúng khi tất cả các danh mục công trình, dự án được thực hiện hết trong năm 2025 và hoàn thành các thủ tục theo quy định của pháp luật.

- Dự kiến các khoản thu: bao gồm thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và các loại thuế liên quan đến đất đai.

- Dự kiến các khoản chi: bao gồm chi cho việc bồi thường, chi cho việc hỗ trợ và chi cho việc tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Bảng số 06: Dự kiến các khoản thu, chi từ đất năm 2025

STT

Hạng mục

Diện tích (ha)

Đơn giá (đồng/m2)

Thành tiền

(triệu đồng)

A

CÁC KHOẢN THU

 

 

155.410

1

Đấu giá quyền sử dụng đất ở đô thị

2,55

3.500.000

89.250

2

Đấu giá quyền sử dụng đất ở nông thôn

2,87

2.000.000

57.400

3

Các khoản thu khác (chuyển mục đích, cho thuê đất, phí và lệ phí..)

2,92

300.000

8.760

B

CÁC KHOẢN CHI

 

 

133.763

1

- Chi bồi thường khi thu hồi đất trồng lúa

40,46

33.000

13.352

2

- Chi bồi thường khi thu hồi đất trồng cây hàng năm khác

40,23

27.000

10.862

3

- Chi bồi thường khi thu hồi đất trồng cây lâu năm

8,71

31.000

2.700

4

- Chi bồi thường khi thu hồi đất rừng sản xuất

13,3

7.000

932

5

Chi bồi thường khi thu hồi đất rừng phòng hộ

5,5

3.500

194

6

- Chi bồi thường khi thu hồi đất nuôi trồng thủy sản

2,01

31.000

623

7

- Chi bồi thường khi thu hồi đất ở nông thôn

8,86

1.000.000

88.600

8

- Chi bồi thường khi thu hồi đất ở đô thị

1,1

1.500.000

16.500

 

CÂN ĐỐI THU - CHI (A - B)

 

 

21.647

Dự kiến thu chi được tính toán dựa trên khung giá và các văn bản hướng dẫn hiện hành tại thời điểm lập kế hoạch sử dụng đất. Số thu chi thực tế sẽ phụ thuộc vào thời điểm triển khai dự án ở thời điểm nào thì trên cơ sở hướng dẫn áp dụng đơn giá, khung giá và giá cả thị trường cụ thể tại thời điểm đó cũng như cho từng dự án cụ thể.

IV. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

4.1. Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu

- Tăng cường phổ biến Luật bảo vệ môi trường; tổ chức các chương trình, kế hoạch hành động nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, từ đó phát triển ý thức, thói quen và hành vi ứng xử có trách nhiệm đối với môi trường, hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Thực hiện các biện pháp chống xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất, chống ô nhiễm môi trường đất, nâng cao độ phì của đất, khôi phục mặt bằng sử dụng đất.

- Khai hoang, phục hoá, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc vào sử dụng có hiệu quả.

- Quản lý, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng hiện có, tranh thủ các nguồn vốn dự án để phát triển lâm nghiệp, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng hiện có.

- Quản lý chất lượng nguồn nước mặt, nước ngầm: Kiểm soát các nguồn thải gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước; đảm bảo việc khai thác nước ngầm trong khu vực ở giới hạn cho phép.

- Quản lý chất thải rắn: Từng bước hoàn thiện công tác thu gom, quản lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện thực tế của huyện; hình thành hệ thống quản lý, kiểm soát đồng bộ từ khâu phát sinh đến khâu thu gom và chôn lấp…

- Điều chỉnh, bố trí sắp xếp lại cơ cấu giống cây trồng, lịch mùa vụ gieo trồng phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu theo từng mùa nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai có thể gây ra.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng trong khai thác, sử dụng đất bền vững; tập huấn, phổ biến Pháp lệnh phòng chống lụt bão, kiến thức về quản lý, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai...

4.2. Xác định các nguồn lực thực hiện kế hoạch sử dụng đất

- Nguồn lực về tài chính:

+ Cân đối, bố trí kinh phí đảm bảo cho việc triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện.

+ Thực hiện tốt việc sử dụng các loại thuế, phí, lệ phí về sử dụng nguồn tài nguyên đất đai của huyện để tái đầu tư thực hiện các nhiệm vụ về quản lý đất đai trên địa bàn huyện.

+ Tăng cường kêu gọi vốn đầu tư của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội có liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

+ Huy động tối đa các nguồn vốn cho sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng từ vốn ngân sách, vốn của doanh nghiệp, vốn liên doanh liên kết, vốn đầu tư nước ngoài, vốn của nhân dân.

+ Tăng cường công khai tài chính, ngân sách các cấp, tiếp tục đổi mới chính sách ưu đãi, hỗ trợ tài chính cho việc thực hiện chính sách xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động.

- Nguồn lực về thị trường:

+ Quản lý tốt thị trường nhà và đất để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo vốn từ quỹ đất, góp phần giảm chi phí đầu tư vào cho các nhà sản xuất.

+ Tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, khuyến khích doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào đất.

- Nguồn lực về khoa học - công nghệ:

+ Ứng dụng các công nghệ mới phù hợp vào công tác địa chính và quản lý đất đai. Tổ chức các lớp đào tạo chuyên đề tương thích với từng chương trình ứng dụng công nghệ mới, giúp người sử dụng nắm bắt nhanh và làm chủ công nghệ vận hành.

+ Ứng dụng mạng lưới thông tin đất đai hiện có, khẩn trương nối mạng hệ thống các cơ quan quản lý đất đai với cấp tỉnh và từ cấp huyện đến cấp xã và các đơn vị có liên quan, đáp ứng nhu cầu nắm bắt thông tin của ngành và của người dân về kế hoạch sử dụng đất các cấp.

- Nguồn lực về con người:

+ Nâng cao năng lực của cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường đặc biệt các cán bộ trực tiếp phụ trách nội dung liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

+ Thường xuyên tuyên truyền rộng rãi các quy định của pháp Luật về Đất đai đến người dân, hướng dẫn người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch.

4.3. Giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện kế hoạch sử dụng đất

- Giải pháp về tổ chức thực hiện

+ Sau khi Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 được UBND tỉnh phê duyệt, UBND huyện Than Uyên có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện tại trụ sở cơ quan, trên cổng thông tin điện tử của huyện và công bố công khai nội dung có liên quan tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất, bảo vệ môi trường và việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

+ Quản lý chặt chẽ, giám sát thường xuyên việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang các loại đất khác, đặc biệt là đất phi nông nghiệp.

+ Các cơ quan chuyên môn cấp huyện cùng UBND cấp xã thường xuyên nắm bắt tiến độ thực hiện dự án của các nhà đầu tư, nắm bắt các vướng mắc để tháo gỡ, giải quyết kịp thời; cán bộ làm công tác bồi thường, GPMB cần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ...

- Giải pháp về chính sách:

+ Có cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi như: Cho thuê đất, tạo hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi cho đầu tư… để thu hút và tập hợp các nhà đầu tư tham gia phát triển các dự án lớn, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp, dịch vụ và du lịch.

+ Điều chỉnh các chính sách có liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng, nhằm thúc đẩy tiến độ bồi thường, ít có các trường hợp kiến nghị của người dân. Điều chỉnh đơn giá bồi thường sát với giá thị trường, chuẩn bị trước quỹ đất tái định cư.

+ Thực hiện tốt chính sách đất đai, nhà ở cho người có công, các đối tượng chính sách, đảm bảo cho người nghèo có đất sản xuất và có cơ hội có nhà ở.

- Giải pháp tạo nguồn vốn từ đất:

+ Xác định giá đất hợp lý nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách, đảm bảo công bằng xã hội và khuyến khích sản xuất.

+ Rà soát đánh giá đúng các đối tượng sử dụng đất, đặc biệt là các đối tượng thuê đất. Tiếp tục rà soát tăng cường quản lý đất đai đối với các tổ chức, cá nhân thuê đất để tránh thất thu… Mọi đối tượng thuê đất đều phải nộp tiền thuê đất đầy đủ và kịp thời. Rà soát thường xuyên việc sử dụng đất của các đơn vị, tổ chức được nhà nước giao đất để có kế hoạch sử dụng hợp lý, tránh hiện tượng lãng phí về đất đai.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

- Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Than Uyên là công cụ pháp lý quan trọng để UBND huyện thực hiện các mục tiêu đảm bảo quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

- Nội dung kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của huyện được xây dựng dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng sử dụng đất và nguồn số liệu hiện trạng sử dụng đất đai năm 2024 cập nhật số liệu biến động đất đai từ các nguồn tài liệu có độ chính xác cao (bản đồ địa chính, bản đồ trích đo ...), nhu cầu sử dụng đất của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện năm 2024, định hướng đến năm 2025.

- Kết quả của kế hoạch thể hiện được việc sử dụng đất khoa học, hiệu quả và tiết kiệm, đồng thời là công cụ quan trọng để huyện thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách của Nhà nước và thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật.

- Chỉ tiêu các loại đất chính của kế hoạch và các chỉ tiêu sử dụng đất cụ thể trong năm kế hoạch là khung chung định hướng cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện và các ngành trên địa bàn trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

- Việc bố trí sử dụng đất theo kế hoạch phải đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, từ đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư. Phân bố hợp lý dân cư, lao động, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo yêu cầu giữ vững quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội và phát triển đồng bộ các ngành kinh tế.

- Các loại đất chuyên dùng khác được xem xét và tính toán cho mọi loại đất từ đất giao thông, thuỷ lợi đến đất cơ sở giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao... trên cơ sở đáp ứng đủ nhu cầu, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của năm kế hoạch đảm bảo tính hợp lý và tiết kiệm đất.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất là khâu quyết định để thực hiện hóa ý đồ phát triển, thể hiện sự nghiêm túc của pháp luật về quản lý đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái.

2. Kiến nghị

Để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý và sử dụng đất đai theo quy định, UBND huyện Than Uyên kiến nghị:

- Do điều kiện cơ sở hạ tầng, đô thị và kinh tế - xã hội của huyện đang trong giai đoạn phát triển, chưa hoàn thiện nên chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, vì vậy để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Than Uyên phát triển đề nghị các cấp, các ngành ở địa phương quan tâm đầu tư thực hiện đồng bộ các chỉ tiêu đã đề ra trong kế hoạch sử dụng đất năm 2025;

- Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của huyện Than Uyên để có cơ sở thực hiện việc quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn cũng như có cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các nội dung của điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất đã lập./.

 

PHỤ LỤC BIỂU

HỆ THỐNG BIỂU TRONG KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2025 HUYỆN THAN UYÊN
(Theo Thông tư số 29/2024/TT-BTNMT ngày 12 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường)

STT

Ký hiệu biểu

Tên biểu

1

Biểu 01/CH

Hiện trạng sử dụng đất năm 2024 của huyện Than Uyên

2

Biểu số 04/CH

Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của huyện Than Uyên

3

Biểu số 4a/CH

Kết quả thực hiện danh mục công trình, dự án trong kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của huyện Than Uyên

4

Biểu số 17/CH

Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của huyện Than Uyên

5

Biểu số 18/CH

Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng năm 2025 của huyện Than Uyên

6

Biểu số 19/CH

Kế hoạch thu hồi đất năm 2025 của huyện Than Uyên

7

Biểu số 20/CH

Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2025 của huyện Than Uyên

8

Biểu số 24/CH

Chu chuyển đất đai trong kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của huyện Than Uyên

9

Biểu số 25/CH

Danh mục công trình, dự án thực hiện trong năm năm 2025 của huyện Than Uyên

10

Phụ biểu số 01

Biểu kết quả rà soát các công trình, dự án chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất đưa ra khỏi kế hoạch sử dụng đất năm 2025

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác