408351

Quyết định 5391/QĐ-BNN-TT năm 2016 phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn cung cấp cho Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

408351
LawNet .vn

Quyết định 5391/QĐ-BNN-TT năm 2016 phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn cung cấp cho Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu: 5391/QĐ-BNN-TT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Lê Quốc Doanh
Ngày ban hành: 26/12/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 5391/QĐ-BNN-TT
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký: Lê Quốc Doanh
Ngày ban hành: 26/12/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5391/QĐ-BNN-TT

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN CUNG CẤP CHO TP. HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;

Căn cứ Thông tư số 05/TT-BKHĐT ngày 31/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 1349/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về quản lý quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn cung cấp cho TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu như sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát triển sản xuất rau an toàn cung cấp cho TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cần có quyết tâm cao của chính quyền các cấp, sự đồng thuận của người sản xuất và sự hưởng ứng mạnh mẽ của người tiêu dùng.

2. Phát triển sản xuất rau an toàn phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; các phương án quy hoạch chuyên ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của các tỉnh trong vùng quy hoạch.

3. Phát triển sản xuất rau an toàn trên cơ sở hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng gắn kết chặt chẽ giữa các khâu trong chuỗi từ sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn.

4. Phát triển sản xuất rau an toàn trên cơ sở phát huy lợi thế của các địa phương, ứng dụng quy trình sản xuất tiên tiến để đạt năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành hạ, đa dạng chủng loại... đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

5. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất rau an toàn tại các địa điểm tập trung (có quy mô từ 3 ha trở lên) để tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

II. MỤC TIÊU

1. Đối với thành phố Hà Nội

Quy hoạch khoảng 22 - 26 ngàn ha đất nông nghiệp để sản xuất rau an toàn tại 9 tỉnh/thành phố thường xuyên cung cấp rau cho TP.Hà Nội, bao gồm: Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai và TP. Hà Nội.

2. Đối với thành phố Hồ Chí Minh

Quy hoạch khoảng 29 - 39 ngàn ha đất nông nghiệp để sản xuất rau an toàn tại 7 tỉnh/thành phố thường xuyên cung cấp rau cho TP. Hồ Chí Minh, bao gồm: Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang, Lâm Đồng và TP. Hồ Chí Minh.

III. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH

1. Đến năm 2020 và 2025

a) Vùng cung cấp rau cho TP. Hà Nội

- Tổng diện tích đất quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn của các tỉnh, thành phố có cung cấp cho TP. Hà Nội khoảng 22 - 26 ngàn ha; trong đó, phân bố ở các vùng tập trung như sau: TP. Hà Nội 6.940 ha, Vĩnh Phúc 2.500 ha, Hà Nam 915 ha, Hưng Yên 710 ha, Bắc Giang 3.000 ha, Bắc Ninh 2.035 ha, Sơn La 460 ha, Hòa Bình 5.000 ha, Lào Cai 600 ha.

- Năm 2020, nhu cầu sử dụng rau an toàn tại TP. Hà Nội khoảng 1.100.000 tấn; trong đó, TP. Hà Nội tự sản xuất 739.100 tấn, các tỉnh khác cung cấp 360.900 tấn. Đến năm 2025, nhu cầu sử dụng rau an toàn tại TP. Hà Nội khoảng 1.205.000 tấn, TP. Hà Nội tự sản xuất 799.200 tấn, còn lại 405.800 tấn được cung cấp từ các tỉnh khác.

b) Vùng cung cấp rau cho TP. Hồ Chí Minh

- Tổng diện tích đất quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn cung cấp cho TP. Hồ Chí Minh khoảng 29 - 39 ngàn ha; trong đó, phân bố ở các vùng tập trung như sau: TP. Hồ Chí Minh 4.500 ha, Tây Ninh 1.500 ha, Bà Rịa - Vũng Tàu 1.400 ha, Vĩnh Long 650 ha, Long An 2.400 ha, Tiền Giang 7.400 ha, Lâm Đồng 12.000 ha.

- Năm 2020, nhu cầu sử dụng rau an toàn tại TP. Hồ Chí Minh khoảng 1.275.000 tấn; trong đó, sản xuất tại TP Hồ Chí Minh 587.200 tấn, các tỉnh khác cung cấp 687.800 tấn. Đến năm 2025, nhu cầu sử dụng rau an toàn khoảng 1.370.000 tấn, TP. Hồ Chí Minh tự sản xuất 636.000 tấn, các tỉnh khác cung cấp 734.000 tấn.

2. Định hướng đến năm 2030

a) Vùng cung cấp rau cho TP. Hà Nội

- Diện tích gieo trồng rau an toàn tại các tỉnh trong vùng quy hoạch đạt khoảng 106-125 ngàn ha, sản lượng từ 2,7 - 3,1 triệu tấn.

- Nhu cầu sử dụng rau an toàn tại TP. Hà Nội khoảng 1.315.000 tấn; trong đó, sản xuất tại TP. Hà Nội 867.500 tấn, các tỉnh khác cung cấp 447.500 tấn.

b) Vùng cung cấp rau cho TP. Hồ Chí Minh

- Diện tích gieo trồng rau an toàn tại các tỉnh trong vùng quy hoạch đạt khoảng 144-190 ngàn ha, sản lượng từ 4,5 - 5,8 triệu tấn.

- Nhu cầu sử dụng rau an toàn tại TP. Hồ Chí Minh 1.535.000 tấn; trong đó, TP. Hồ Chí Minh tự sản xuất 686.200 tấn, các tỉnh khác cung cấp 848.800 tấn.

(Diện tích quy hoạch tại các tỉnh chi tiết theo phụ lục đính kèm)

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Quản lý quy hoạch và các yếu tố gây ô nhiễm nguồn đất, nước tưới

Phương án quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn cung cấp cho TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được xây dựng trên cơ sở các vùng sản xuất rau đã hình thành tại các địa phương.

Trên cơ sở phương án quy hoạch này, các địa phương cần rà soát cụ thể và quản lý quy hoạch theo quy định hiện hành. Đồng thời, quản lý tốt các yếu tố gây ô nhiễm (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng...) đất và nguồn nước tưới, hoặc có giải pháp sử dụng nguồn nước tưới thay thế.

2. Tổ chức sản xuất

- Khuyến khích người sản xuất áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP... để tạo ra sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

- Tiếp tục xã hội hóa công tác chứng nhận sản phẩm rau an toàn, gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm; đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc cấp chứng nhận sản phẩm rau an toàn.

- Khuyến khích doanh nghiệp/Hợp tác xã liên kết với người sản xuất theo chuỗi từ khâu trồng trọt đến sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn.

3. Khoa học công nghệ

- Tiếp tục hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn về sản xuất rau an toàn nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý phục vụ quản lý nhà nước về rau an toàn.

- Về chọn tạo giống: Với nhóm rau chủ lực (cà chua, dưa chuột, dưa hấu...), tập trung nghiên cứu lai tạo giống F1 năng suất, chất lượng cao, phù hợp với các vùng sinh thái; nhóm rau không có điều kiện ra hoa ở Việt Nam (cà rốt, bắp cải, hành tây...), nhập nội để khảo nghiệm, đưa vào sản xuất những giống có năng suất, chất lượng cao.

Tiếp tục khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước sản xuất giống nhóm rau chủ lực. Với nhóm rau không có điều kiện ra hoa ở Việt Nam, tiếp tục nhập khẩu hạt giống. Đồng thời, quản lý tốt nguồn cây giống cung cấp ra thị trường, đảm bảo người sản xuất được sử dụng giống đúng chất lượng.

- Về kỹ thuật canh tác: Tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn; ứng dụng cơ giới hóa phù hợp với sản xuất rau (máy xới tay, máy phun thuốc, hệ thống tưới tiết kiệm...); áp dụng các biện pháp kỹ thuật có hiệu quả cao (nhà lưới, phủ bạt, khay gieo hạt...); ứng dụng các chế phẩm sinh học trong canh tác (phân hữu cơ vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học...); nghiên cứu khai thác thiên địch để phòng chống sâu bệnh hại, hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật của các cơ quan nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh giống rau nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu giống rau cho sản xuất.

4. Thị trường tiêu thụ

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm rau an toàn, trọng tâm là các doanh nghiệp/Hợp tác xã; kết nối chặt chẽ các khâu từ trồng đến thu mua, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và quảng bá sản phẩm rau an toàn nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành và thực thi pháp luật của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng sản phẩm rau an toàn.

5. Cơ chế chính sách

Tiếp tục triển khai, điều chỉnh, bổ sung một số chính sách đã ban hành: Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn...

Tiếp tục nghiên cứu ban hành bổ sung các chính sách thu hút nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất rau an toàn, trọng tâm là đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất rau an toàn (giao thông, thủy lợi, sơ chế...).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT

- Cục Trồng trọt chủ trì tham mưu cho Bộ hướng dẫn các địa phương trong vùng quy hoạch triển khai thực hiện phương án quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn cung cấp cho TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Hàng năm, tổng hợp kết quả để Bộ Nông nghiệp và PTNT báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan.

- Các đơn vị khác căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Cục Trồng trọt triển khai, thực hiện phương án quy hoạch.

2. Các Bộ, ngành Trung ương

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT và các địa phương kiểm tra, giám sát thực hiện phương án quy hoạch; báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách sản xuất rau an toàn.

3. Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố thuộc vùng quy hoạch sản xuất rau an toàn cung cấp cho TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân các tỉnh: (i) Chỉ đạo tổ chức thực hiện định hướng phát triển rau an toàn tại địa phương; (ii) Ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị sản xuất rau an toàn, trọng tâm là chính sách khuyến khích doanh nghiệp liên kết với người sản xuất tiêu thụ sản phẩm; (iii) Hàng năm báo cáo kết quả để Bộ Nông nghiệp và PTNT tổng hợp.

4. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rau an toàn

Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức liên kết với nông dân xây dựng vùng sản xuất rau an toàn, thu mua, sơ chế, chế biến, tiêu thụ rau an toàn; tăng cường đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ bảo quản, chế biến các sản phẩm rau an toàn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, đề xuất điều chỉnh, ban hành cơ chế chính sách phát triển rau an toàn.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3: Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố trong vùng quy hoạch chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ NN&PTNT;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Khoa học và Công nghệ;
- UBND và Sở NN&PTNT các tỉnh: TP. Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu; Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang và Lâm Đồng;
- Website Bộ NN&PTNT;
- Lưu VT, TT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quốc Doanh

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Quyết định số 5391/QĐ-BNN-TT, ngày 26/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

1. Dự kiến quy mô sản xuất rau an toàn tại các tỉnh cung cấp rau cho TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

TT

Tỉnh, thành phố

Năm 2020

2025

Năm 2030

DT canh tác (ha)

DT gieo trồng (ha)

Sản lượng (tấn)

DT gieo trồng (ha)

Sản lượng (tấn)

DT gieo trồng (ha)

Sản lượng (tấn)

Tổng số

Tr. đó vùng tập trung *

Tổng số

Tr. đó vùng tập trung *

Tổng số

Tr. đó vùng tập trung *

Tổng số

Tr. đó vùng tập trung *

Tổng số

Tr. đó vùng tập trung *

Tổng số

Tr. đó vùng tập trung *

Tổng số

Tr. đó vùng tập trung *

I

Vùng cung cấp rau cho TP HN

26.334

22.160

117.800

99.640

2.683.300

2.258.300

121.530

103.100

2.893.450

2.483.150

125.140

106.300

3.111.700

2.706.100

1

TP. Hà Nội

6.940

6.940

32.850

32.850

739.100

739.100

33.300

33.300

799.200

799.200

34.700

34.700

867.500

867.500

2

Vĩnh Phúc

3.127

2.500

14.070

11.250

337.700

270.000

14.700

12.000

360.150

294.000

15.635

12.500

390.860

325.000

3

Hà Nam

1.000

915

4.800

4.400

108.000

98.820

5.000

4.700

120.000

117.500

5.300

4.850

140.000

130.950

4

Hưng Yên

1.000

710

5.500

3.900

143.000

101.550

5.600

4.000

145.600

108.000

5.000

4.000

130.000

119.400

5

Bắc Giang

5.191

3.000

21.800

12.600

501.450

289.900

22.800

13.200

547.200

316.800

23.360

13.500

596.950

364.500

6

Bắc Ninh

2.650

2.035

10.600

8.140

254.400

195.360

10.800

8.300

270.000

211.650

11.130

8.550

289.370

230.750

7

Sơn La

497

460

2.580

2.380

62.010

57.050

2.630

2.400

65.750

62.400

2.635

2.400

71.120

68.800

8

Hòa Bình

5.229

5.000

21.960

21.000

461.200

441.000

23.000

22.000

506.000

500.000

23.530

22.500

541.200

520.000

9

Lào Cai

700

600

3.640

3.120

76.440

65.520

3.700

3.200

79.550

73.600

3.850

3.300

84.700

79.200

II

Vùng cung cấp rau cho TP HCM

39.260

29.850

173.320

132.180

4.953.250

3.938.600

182.100

138.650

5.352.250

4.188.200

190.950

143.620

5.772.280

4.464.000

1

TP. HCM

4.500

4.500

20.250

20.250

587.200

587.200

21.200

21.200

636.000

636.000

22.500

22.500

686.200

686.200

2

Tây Ninh

3.360

1.500

14.110

6.300

352.750

163.800

15.100

6.750

385.000

178.850

16.800

7.500

436.800

202.500

3

Bà Rịa - VT

1.400

1.400

6.300

6.300

157.500

157.500

6.700

6.700

170.850

170.850

7.140

7.140

185.600

185.600

4

Vĩnh Long

1.000

650

5.300

3.450

135.150

93.100

5.400

3.500

140.400

94.500

5.500

3.580

154.000

103.800

5

Long An

2.400

2.400

10.800

10.800

270.000

270.000

11.500

11.500

299.000

299.000

13.200

13.200

356.400

356.400

6

Tiền Giang

10.470

7.400

43.980

31.080

1.055.510

777.000

48.200

34.000

1.205.000

884.000

50.000

33.300

1.300.000

899.100

7

Lâm Đồng

16.130

12.000

72.580

54.000

2.395.140

1.890.000

74.000

55.000

2.516.000

1.925.000

75.810

56.400

2.653.280

2.030.400

*Ghi chú: Các vùng diện tích rau tập trung từ 3 ha trở lên

2. Dự báo nhu cầu rau xanh của TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Đơn vị: Tấn

TT

Hạng mục

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2030

SL rau tự SX

Nhu cầu tiêu thụ rau trên địa bàn

SL rau phải nhập từ các tỉnh

SL rau tự SX

Nhu cầu tiêu thụ rau trên địa bàn

SL rau phải nhập từ các tỉnh

SL rau tự SX

Nhu cầu tiêu thụ rau trên địa bàn

SL rau phải nhập từ các tỉnh

Nhu cầu dân tại chỗ

Nhu cầu khách du lịch

Nhu cầu dân tại chỗ

Nhu cầu khách du lịch

Nhu cầu dân tại chỗ

Nhu cầu khách du lịch

1

TP. Hà Nội

739.100

1.080.000

20.000

360.900

799.200

1.180.000

25.000

405.800

867.500

1.280.000

35.000

447.500

2

TP. HCM

587.200

1.250.000

25.000

687.800

636.000

1.340.000

30.000

734.000

686.200

1.500.000

35.000

848.800

3. Dự kiến nguồn cung cấp rau an toàn từ các tỉnh về TP. Hà Nội

Đơn vị: Tấn

TT

Tỉnh, thành phố

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2030

Dự kiến SL rau toàn tỉnh đạt được

Dự kiến nhu cầu tiêu thụ nội tỉnh

Dự kiến SL rau đưa về TP. Hà Nội

Dự kiến SL rau còn lại đưa về các tỉnh khác

Dự kiến SL rau toàn tỉnh đạt được

Dự kiến nhu cầu tiêu thụ nội tỉnh

Dự kiến SL rau đưa về TP. Hà Nội

Dự kiến SL rau còn lại đưa về các tỉnh khác

Dự báo SL rau toàn tỉnh đạt được

Dự kiến nhu cầu tiêu thụ nội tỉnh

Dự kiến SL rau đưa về TP Hà Nội

Dự kiến SL rau còn lại đưa về các tỉnh khác

 

Tổng số

1.519.200

565.000

360.900

593.250

1.683.150

627.800

405.800

649.550

1.858.600

768.000

447.500

643.100

1

V. Phúc

270.000

75.260

74.000

120.740

294.000

88.400

76.000

129.600

325.000

104.170

99.380

121.450

2

Hà Nam

98.820

63.260

16.000

19.560

117.500

74.500

18.000

25.000

130.940

88.000

22.320

20.620

3

H.Yên

101.550

67.400

13.660

20.490

108.000

72.100

15.500

20.400

119.400

78.220

17.290

23.890

4

B.Giang

289.900

117.570

74.100

98.230

316.000

125.600

78.000

112.400

364.500

164.530

85.990

113.980

5

B. Ninh

195.360

83.140

38.150

74.070

211.650

87.800

50.000

73.850

230.770

114.360

46.560

69.850

6

Sơn La

57.050

51.080

3.580

2.390

62.400

56.900

4.000

1.500

68.790

64.170

2.540

2.080

7

H. Bình

441.000

58.770

133.780

248.450

500.000

70.500

156.300

273.200

540.000

86.920

167.640

285.440

8

L. Cai

65.520

48.570

7.630

9.320

73.600

52.000

8.000

13.600

79.200

67.630

5.780

5.790

4. Dự kiến nguồn cung cấp rau an toàn từ các tỉnh về TP. Hồ Chí Minh

Đơn vị: Tấn

TT

Tỉnh, thành phố

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2030

Dự kiến SL rau toàn tỉnh đạt được

Dự báo nhu cầu tiêu thụ nội tỉnh

Dự kiến SL rau nhập về TP. HCM

Dự kiến SL còn lại đưa các tỉnh khác

Dự kiến SL rau toàn tỉnh đạt được

Dự báo nhu cầu tiêu thụ nội tỉnh

Dự kiến SL rau nhập về TP.HCM

Dự kiến SL còn lại đưa các tỉnh khác

Dự báo SL rau toàn tỉnh đạt được

Dự kiến nhu cầu tiêu thụ nội tỉnh

Dự kiến SL rau nhập về TP. HCM

Dự kiến SL còn lại đưa các tỉnh khác

 

Tổng số

3.351.400

743.990

687.800

1.919.600

3.552.200

806.300

734.000

2.011.900

3.777.800

933.580

848.800

1.995.400

1

T. Ninh

163.800

111.040

18.470

34.290

178.850

120.500

20.000

38.350

202.500

141.500

24.400

36.600

2

BR-VT

157.500

107.730

19.900

29.860

170.850

117.200

21.000

32.650

185.600

129.400

28.100

28.100

3

V. Long

93.100

74.930

8.180

9.990

94.500

81.000

10.000

3.500

103.800

89.120

7.340

7.340

4

L. An

270.000

149.310

43.490

77.200

299.000

162.500

53.000

83.500

356.400

192.160

68.010

96.230

5

T. Giang

777.000

172.460

181.360

423.180

884.000

186.200

200.000

497.800

899.100

217.620

245.330

436.150

6

L. Đồng

1.890.000

128.520

416.390

1.345.090

1.925.000

138.900

430.000

1.356.100

2.030.400

163.780

475.620

1.391.000

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác