Quyết định 5299/QĐ-BGDĐT năm 2014 Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Quyết định 5299/QĐ-BGDĐT năm 2014 Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu: | 5299/QĐ-BGDĐT | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Người ký: | Phạm Mạnh Hùng |
Ngày ban hành: | 11/11/2014 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 5299/QĐ-BGDĐT |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký: | Phạm Mạnh Hùng |
Ngày ban hành: | 11/11/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5299 /QĐ-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2014 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Kế hoạch số 19/KH-HĐTĐKTTW ngày 13 tháng 8 năm 2014 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương về việc thực hiện Chỉ thị số 34- CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH GIÁO DỤC
THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 34-CT/TW NGÀY 07 THÁNG 4 NĂM 2014 CỦA
BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5299 /QĐ-BGDĐT ngày 11 tháng 11 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Thực hiện Chỉ thị số 34- CT/TW ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng (sau đây gọi tắt là Chỉ thị số 34); Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW; Kế hoạch số 19/KH-HĐTĐKT ngày 13 tháng 8 năm 2014 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương về thực hiện Chỉ thị số 34, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị 34 của ngành Giáo dục với những nội dung cụ thể sau:
1. Xác định những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu của ngành Giáo dục để triển khai thực hiện Chỉ thị số 34.
2. Kế hoạch hành động là căn cứ để Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan quản lý giáo dục các cấp và các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch triển khai và chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chỉ thị số 34.
1. Đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục.
a) Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục các cấp, các cơ sở giáo dục đối với công tác thi đua, khen thưởng; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các cơ sở giáo dục phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng; gắn trách nhiệm của tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể, trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của cơ quan, đơn vị;
b) Cấp uỷ, người đứng đầu các cơ quan quản lý trong ngành Giáo dục, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, là hạt nhân trong các phong trào thi đua "Dạy tốt-Học tốt" gắn với việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh";
c) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời và ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong công tác thi đua, khen thưởng; chấm dứt việc khen thưởng tràn lan, không đúng thực chất trong Ngành;
a) Tổ chức tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 34 của Bộ Chính trị, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2013, tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành nhằm tạo chuyển biến căn bản về nhận thức và hành động của toàn ngành trong việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, yêu cầu đổi mới căn bản giáo dục và hội nhập quốc tế của Ngành;
b) Xây dựng để ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng liên quan đến Giáo dục.
3. Đổi mới nội dung, hình thức, phương thức tổ chức các phong trào thi đua
a) Tiếp tục triển khai phong trào thi đua "Dạy tốt - Học tốt" gắn với nội dung yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục - đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29 của Đảng và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 29 của Ngành;
b) Phong trào thi đua phải xác định được mục tiêu, nội dung cụ thể, thiết thực, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm, thực tiễn của từng đơn vị. Phong trào thi đua phải được tổ chức, phát động với những hình thức sôi động, hấp dẫn, với chủ đề, tên gọi dễ nhớ, có tiêu chí cụ thể. Thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua; thông qua các phong trào thi đua lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc để biểu dương, khen thưởng kịp thời;
c) Phát động phong trào thi đua thường xuyên kết hợp với phát động các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề để hướng phong trào thi đua vào việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Ngành, của từng đơn vị và từng cá nhân, đồng thời khắc phục những khó khăn, mặt còn tồn tại, yếu kém của Ngành và của từng đơn vị; các cơ sở giáo dục tổ chức phong trào thi đua với nội dung thiết thực, tiêu chí cụ thể, dễ nhớ, dễ thực hiện, lôi cuốn được toàn thể công chức, viên chức, người lao động, sinh viên và học sinh tham gia; không tổ chức đồng thời nhiều phong trào thi đua, hình thức, kém hiệu quả.
d) Đổi mới hình thức, nội dung thi đua theo vùng của các sở giáo dục và đào tạo. Từng vùng thi đua phải xây dựng tiêu chí thi đua cụ thể, gắn với thực tiễn của vùng, của địa phương; tổ chức ký giao ước thi đua; xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua; xét đề xuất cấp có thẩm quyền công nhận danh hiệu thi đua, khen thưởng các tập thể tiêu biểu, xuất sắc; tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong vùng thi đua và trong toàn Ngành. Từ năm học 2014-2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân của các sở giáo dục và đào tạo có thành tích tiêu biểu, xuất sắc nhất qua phong trào thi đua do Bộ hướng dẫn thực hiện.
đ) Đổi mới hình thức, nội dung thi đua khối các cơ sở giáo dục đại học theo hướng thiết thực, hiệu quả. Trên cơ sở tiêu chí thi đua của Bộ, các khối thi đua đăng ký thi đua, tổ chức ký giao ước thi đua, kiểm tra, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua; đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc nhất, tạo động lực thúc đẩy toàn ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
4. Đổi mới công tác khen thưởng
a) Chủ động phát hiện, đề xuất, xây dựng kế hoạch, lựa chọn được các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng kịp thời, chính xác;
b) Ban hành quy định cụ thể về tiêu chuẩn khen thưởng đảm bảo nguyên tắc khen thưởng được chính xác, không chồng chéo; thành tích đến đâu, khen đến đó. Kết hợp quy định về tiêu chuẩn khen thưởng và quy định về số lượng, tỷ lệ khen thưởng tương xứng với thành tích, kết quả của phong trào thi đua, phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị;
c) Chú trọng khen thưởng các tập thể nhỏ, khen thưởng giáo viên, giảng viên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy, người lao động trong các cơ sở giáo dục; các nhà giáo là nữ; nhà giáo công tác ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; khen thưởng kịp thời nhà giáo có thành tích trong giáo dục đạo đức, bồi dưỡng học sinh, sinh viên đạt các giải cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế; giúp đỡ học sinh yếu kém; gương học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, dũng cảm; gương học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện đạo đức;
d) Thực hiện nghiêm túc việc lấy sáng kiến kinh nghiệm đã được hội đồng sáng kiến nghiệm thu, đã được ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn làm thước đo quan trọng khi xét danh hiệu thi đua và khen thưởng theo quy định tại Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013; không dùng danh hiệu thi đua để đề xuất xem xét khen thưởng đối với cá nhân;
e) Thực hiện cải cách thủ tục hành chính về hồ sơ, thủ tục khen thưởng; quy định rõ quy trình, tuyến trình khen thưởng; tổ chức lấy ý kiến về một số hình thức khen thưởng bậc cao trên cổng thông tin điện tử của Bộ và các cơ sở giáo dục, đảm bảo công khai, minh bạch trong công tác khen thưởng.
5. Đổi mới việc phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến.
a) Xây dựng và ban hành tiêu chí đánh giá các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến trong ngành Giáo dục;
b) Cơ quan quản lý giáo dục các cấp, cấp ủy, chính quyền các cơ sở giáo dục phải chủ động gắn với cơ sở, với người lao động để phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng gương điển hình, tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; gắn kết chặt chẽ với các cơ quan báo chí, thông tin, truyền thông trong việc tuyên truyền và nhân rộng điển hình tiên tiến; có nhiều hình thức biểu dương, tôn vinh các gương điển hình tiên tiến, tạo sức lan toả trong toàn xã hội và trong toàn Ngành; lấy kết quả học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, kết quả thi đua dạy tốt, học tốt, quản lý tốt là những tiêu chuẩn chủ yếu đánh giá bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm;
c) Đổi mới hoạt động của các cơ quan truyền thông của ngành Giáo dục, tuyên truyền nhân rộng gương điển hình tiên tiến, hạn chế đẩy lùi các mặt tiêu cực trong xã hội. Định kỳ tổ chức các hình thức tôn vinh, gặp mặt các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới, mô hình mới.
6. Đổi mới đội ngũ làm công tác thi đua, khen thưởng
a) Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức, làm công tác thi đua, khen thưởng từ Bộ tới các cơ sở giáo dục đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng; bảo đảm mỗi cơ sở giáo dục mà người đứng đầu có thẩm quyền công nhận danh hiệu thi đua có ít nhất 01 cá nhân chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng; công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng phải có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về công tác thi đua, khen thưởng, có khả năng tham mưu, nghiên cứu, cụ thể hoá được các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, có khả năng tổ chức, vận động, lôi cuốn các tập thể và cá nhân tham gia vào các phong trào thi đua;
b) Đổi mới nội dung hoạt động và nâng cao trách nhiệm của các thành viên Hội đồng thi đua, khen thưởng các cấp trong việc đề xuất, tham mưu nội dung các phong trào thi đua, xét công nhận danh hiệu thi đua và khen thưởng; kiểm tra, giám sát các hoạt động về thi đua, khen thưởng, đảm bảo tính khách quan, chính xác, kịp thời trong việc xét khen thưởng;
c) Tổ chức các lớp bồi dưỡng về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về thi đua, khen thưởng và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác thi đua, khen thưởng.
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Tổ chức tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng, trong đó trọng tâm là tuyên truyền, quán triệt, tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và Chỉ thị số 34 của Bộ Chính trị trong toàn Ngành; tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
b) Xây dựng, trình cơ quan cơ thẩm quyền và ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn thực hiện về thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục, trong đó trọng tâm hoàn thành các văn bản sau:
- Nghị định của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú";
- Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục (thực hiện theo Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013).
- Xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn các cơ sở giáo dục tổ chức đánh giá, nghiệm thu sáng kiến kinh nghiệm đối với công chức, viên chức trong ngành Giáo dục;
- Xây dựng và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành; chỉ đạo xây dựng Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp theo đúng quy định của pháp luật;
c) Mở chuyên mục “Diễn đàn nhà giáo”; “Gương nhà giáo tiêu biểu”, “Những gương sáng của nhà trường và cán bộ quản lý giáo dục” trên Báo Giáo dục và Thời đại, kênh truyền hình Giáo dục; phối hợp với các cơ quan truyền thông tích cực tuyên truyền có hiệu quả gương người tốt, việc tốt, gương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong toàn ngành;
d) Thực hiện cải cách hành chính, đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, lưu trữ và hoạt động công tác thi đua, khen thưởng;
đ) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác thi đua, khen thưởng ở các cơ sở giáo dục, đặc biệt chú trọng tới đội ngũ này ở các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;
e) Phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam trong việc phát động các phong trào thi đua trong toàn Ngành chào mừng Đại hội Đảng các cấp; gắn với việc tổ chức tốt Hội nghị điển hình tiên tiến ở từng cơ sở giáo dục và Đại hội thi đua yêu nước ngành Giáo dục năm 2015;
g) Tổ chức vinh danh trên các phương tiện thông tin đại chúng, bằng nhiều hình thức khác nhau để tôn vinh các Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú khi được Chủ tịch nước phong tặng đồng thời với việc vinh danh các nhà giáo tiêu biểu, các nhà quản lý giáo dục giỏi, các nhà hảo tâm có công lớn đóng góp phát triển giáo dục;
h) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức đại hội thi đua yêu nước cấp cơ sở hoàn thành trước tháng 4 năm 2015; Tổ chức Đại hội thi đua yêu nước của ngành Giáo dục vào tháng 5 năm 2015; tham gia Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc theo hướng dẫn của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương trong năm 2015.
2. Các sở giáo dục và đào tạo
a) Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể thực hiện có hiệu quả Kế hoạch của Ngành;
b) Căn cứ nhiệm vụ chính trị của Ngành, của địa phương; trên cơ sở hướng dẫn thi đua của Bộ, các sở giáo dục và đào tạo xây dựng cụ thể tiêu chí thi đua, kế hoạch thực hiện; bảo đảm tổ chức phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, lôi cuốn được toàn thể công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên tham gia phong trào thi đua; kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết và thực hiện chế độ báo cáo đúng quy định;
c) Cụ thể hóa tiêu chuẩn các cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến của địa phương; chủ động phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến tại địa phương; khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến.
3. Các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Xây dựng kế hoạch cụ thể của đơn vị để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động của Ngành;
b) Tổ chức Đại hội thi đua yêu nước của đơn vị xong trước tháng 4 năm 2015; chuẩn bị các điều kiện để tham gia Đại hội thi đua yêu nước của Ngành theo hướng dẫn của Hội đồng thi đua Ngành.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch hành động nếu có khó khăn, vướng mắc cần phản ảnh kịp thời về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Thi đua - Khen thưởng) để báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây