Quyết định 514/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Báo cáo điều chỉnh, bổ sung “Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
Quyết định 514/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Báo cáo điều chỉnh, bổ sung “Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
Số hiệu: | 514/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tuyên Quang | Người ký: | Nguyễn Đình Quang |
Ngày ban hành: | 31/12/2017 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 514/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tuyên Quang |
Người ký: | Nguyễn Đình Quang |
Ngày ban hành: | 31/12/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 514/QĐ-UBND |
Tuyên Quang, ngày 31 tháng 12 năm 2017 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011 về việc phê duyệt chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Quyết định số 2426/2015/QĐ - TTg ngày 28 tháng 12 năm 2015 về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang sửa đổi, bổ sung Quy hoạch điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, có xét đến năm 2020 ban hành kèm theo Nghị quyết số 97/2006/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 207/TTr-SKH ngày 31 tháng 12 năm 2017 về việc đề nghị phê duyệt Dự án điều chỉnh, bổ sung “Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”,
QUYẾT ĐỊNH:
Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên phải quy hoạch sử dụng có hiệu quả, góp phần vào tăng trưởng chung và bền vững của nền kinh tế.
Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản phải phù hợp và thống nhất với Quy hoạch chung của cả nước, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025 và các Quy hoạch khác của tỉnh.
Khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư, có tính đến nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài của tỉnh và đất nước, có tính đến xu hướng tiến bộ của khoa học công nghệ trong lĩnh vực sử dụng công nghệ mới và vật liệu thay thế.
Phát triển công nghiệp khai khoáng phải đi đôi với bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đảm bảo hài hoà lợi ích thu được từ khai thác và chế biến khoáng sản giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân nơi có khoáng sản.
Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản là quy hoạch định hướng, quy hoạch mở, do vậy trong quá trình thực hiện luôn có sự cập nhật bổ sung, điều chỉnh kịp thời, hoàn thiện qua từng giai đoạn.
2.1. Mục tiêu chung
- Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo quy định của Luật Khoáng sản, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2426/QĐ-TTg ngày 28/12/2015 và các quy hoạch khác của tỉnh đã phê duyệt.
- Đến năm 2030, cơ bản tất cả các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh được điều tra cơ bản địa chất và thăm dò đánh giá trữ lượng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đến năm 2020 đáp ứng đủ số lượng, đảm bảo chất lượng nhu cầu nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng với tốc độ tăng trưởng bình quân 9,5-10%/năm và đáp ứng tối đa nhu cầu vật liệu xây dựng cho các công trình hạ tầng, giao thông, đô thị, đặc biệt là các công trình trọng điểm của tỉnh. Tiếp tục duy trì và đầu tư khai thác khoáng sản để đảm bảo phát triển bền vững trong suốt kỳ quy hoạch và giai đoạn đến năm 2030.
- Đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 khai thác đá vôi và cát sỏi làm vật liệu xây dựng phấn đấu đạt sản lượng vào cuối kỳ như sau (triệu m3):
* Đối với đá vôi: Đến năm 2020: 2,2 triệu m3, đến năm 2030: 3,0 triệu m3.
* Đối với cát sỏi: Đến năm 2020: 2,12 triệu m3, đến năm 2030: 2,3 triệu m3.
3. Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch
3.1. Quy hoạch thăm dò khoáng sản
Khoanh định khu vực mỏ, loại khoáng sản cần đầu tư thăm dò và tiến độ thăm dò khoáng sản; tổng số 64 mỏ, trong đó:
- Nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường: 43 mỏ, với tổng diện tích 277,62 ha (Biểu số 01 kèm theo).
- Khoáng sản ở khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố: 3 mỏ, với tổng diện tích 35,18 ha (Biểu số 02 kèm theo).
- Các khoáng sản khác (sắt, antimon, mangan, thiếc, barite, than) bao gồm: 18 mỏ, với tổng diện tích 328,29 ha (Biểu số 03 kèm theo).
3.2. Quy hoạch khai thác khoáng sản
Khu vực mỏ, loại khoáng sản cần đầu tư khai thác, tiến độ khai thác; tổng số 138 mỏ, trong đó:
- Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn: 107 mỏ, với tổng diện tích 1.361,3 ha (Biểu số 04 kèm theo).
- Khoáng sản ở khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ: 23 điểm mỏ, với tổng diện tích 378,94 ha (Biểu số 05 kèm theo).
- Khoáng sản ở bãi thải đã đóng cửa mỏ: 8 mỏ, với diện tích 8,2 ha (Biểu số 06 kèm theo).
3.3. Các khu vực cấm, tạm thời cấm và hạn chế hoạt động khoáng sản
Các khu vực cấm, tạm thời cấm và hạn chế hoạt động khoáng sản theo quy định tại Điều 26, Điều 28 Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010, bao gồm: 18 khu vực cấm và 12 khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản, với tổng diện tích 41,97 km2 (Biểu số 07 kèm theo).
3.4. Bổ sung các khu vực khoáng sản
a) Khu vực khoáng sản không đấu giá quyền khai thác khoáng sản:
- Giữ nguyên 102 khu vực đã thực hiện trong kỳ quy hoạch 2008, bao gồm: đá vôi 67 khu vực; cát, sỏi 26 khu vực; đất sét làm gạch ngói 09 khu vực; với tổng diện tích 1.457,76 ha (Biểu số 08 kèm theo).
- Bổ sung 44 khu vực; trong đó: 09 khu vực khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường (đá vôi 02 khu vực; cát, sỏi 07 khu vực) và 35 khu vực khoáng sản khác (than 01 khu vực; khoáng sản kim loại 16 khu vực, điểm mỏ; khoáng chất công nghiệp là 18 khu vực, điểm mỏ), với tổng diện tích 644,5 ha (Biểu số 09 kèm theo).
b) Khu vực không cấp phép hoạt động khoáng sản:
- Xác định 44 khu vực không cấp phép hoạt động khoáng sản cát, sỏi lòng sông (bờ sông bị sạt lở hoặc có nguy cơ bị sạt lở, các đoạn sông có các công trình, dự án, bến đò ngang sông, trạm bơm điện dọc sông Lô, hành lang bảo vệ cầu - kè, khu vực bảo vệ di tích lịch sử trên sông) (Biểu số 10 kèm theo).
- Xác định 47 khu vực không cấp phép hoạt động khoáng sản đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường ven hành lang trục đường và khoảng không gian tầm nhìn dọc các tuyến đường giao thông chính trên địa bàn tỉnh để bảo vệ cảnh quan, môi trường (Biểu số 11 kèm theo).
c) Khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản:
Trong quá trình thực hiện Quy hoạch sẽ xem xét các khu vực, điểm khoáng sản khi có nhiều doanh nghiệp cùng xin đầu tư thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.
d) Các khu vực dự trữ khoáng sản:
- Đá vôi, sét làm xi măng: 19 khu vực, mỏ khoáng sản.
- Đá vôi, sét làm vật liệu xây dựng thông thường: 15 khu vực, mỏ khoáng sản.
(Biểu số 12 kèm theo)
3.5. Không quy hoạch các loại khoáng sản tại tỉnh không thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định tại Điều 82 Luật Khoáng sản năm 2010
a) Các khu vực mỏ khoáng sản đã có trong Quy hoạch khoáng sản 2008 đưa ra khỏi Quy hoạch khoáng sản tỉnh (theo Luật Khoáng sản năm 2010): 44 mỏ (Biểu số 13 kèm theo).
b) Các khu vực mỏ khoáng sản khác (cao lanh, fenspat) mới phát hiện chuyển về Quy hoạch khoáng sản Trung ương: 3 mỏ”, (Biểu số 14 kèm theo)
3.6. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất - khoáng sản phục vụ cho công tác quản lý nhà nước
4.1. Giải pháp về hạ tầng cơ sở
Cần phải gắn phát triển công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh với quy hoạch phát triển các ngành của tỉnh để tạo thuận lợi và đồng bộ trong quá trình tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản. Trong đó, có thể kết hợp nguồn vốn của các doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư hoạt động khoáng sản, kết hợp với đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng của các địa phương.
4.2. Giải pháp về vốn và công nghệ
- Tăng cường chế biến sâu khoáng sản, hạn chế xuất khẩu khoáng sản chưa qua chế biến, nâng cao tối đa hệ số thu hồi khoáng sản chính, các khoáng sản đi kèm và giá trị của các sản phẩm chế biến.
- Các doanh nghiệp đầu tư khảo sát, đánh giá, thăm dò khoáng sản được ưu tiên xem xét cấp phép khai thác khoáng sản.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, đổi mới, áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến phục vụ cho khai thác, chế biến sâu khoáng sản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo vệ môi trường.
4.3. Giải pháp về nguồn nhân lực
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân trong ngành khai thác khoáng sản ở các khâu yêu cầu về an toàn lao động nghiêm ngặt, kỹ thuật khai thác, chỉ huy nổ mìn và thợ mìn…
- Ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương, lao động trong các hộ bị ảnh hưởng và các hộ trong diện phải di dời tái định cư do hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.
- Khuyến khích các Trung tâm đào tạo và các Trường dạy nghề tổ chức đào tạo theo địa chỉ của các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn.
4.4. Giải pháp bảo vệ môi trường
- Các dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường trước khi vào hoạt động. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp để xảy ra sự cố môi trường, nhưng không có giải pháp khắc phục kịp thời sẽ bị xử lý theo quy định.
- Kiên quyết loại bỏ các cơ sở hoạt động khoáng sản gây ô nhiễm môi trường, công nghệ lạc hậu, hiệu quả thu hồi khoáng sản thấp. Các cơ sở khai thác, chế biến phải ký quỹ phục hồi môi trường và nộp phí bảo vệ môi trường, phí nước thải. Thực hiện nghiêm túc việc đóng của mỏ theo quy định của pháp luật (hoàn thổ ở các khu vực mỏ khi kết thúc khai thác, khôi phục thảm thực vật, phủ xanh đất trống ...) trước khi bàn giao trả lại đất cho địa phương quản lý, sử dụng.
- Đối với các khu vực bãi thải, khu tập kết khoáng sản phải có hệ thống quan trắc, theo dõi để kiểm soát các chỉ tiêu về môi trường. Xây dựng các khu, xử lý chất thải, nước thải tiên tiến, hiện đại đảm bảo yêu cầu trước khi thải ra môi trường. Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường vận tải; sử dụng các loại phương tiện ít tác động xấu đến môi trường xung quanh.
4.5. Giải pháp quản lý Nhà nước
- Thực hiện nghiêm các kết luận của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 tầm nhìn đến năm 2030.
- Thực hiện đúng Quy hoạch“Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và các quy định trong quản lý và hoạt động khoáng sản trên địa bàn.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động khoáng sản trên địa bàn để nâng cao nhận thức và chấp hành đúng các quy định của Luật Khoáng sản và pháp luật liên quan.
- Xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản qui phạm pháp luật về hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh theo qui định của pháp luật; trong đó, ban hành văn bản quy định trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường thay thế Quyết định số 13/2007/QĐ-UBND ngày 25/5/2007 của UBND tỉnh Quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành và tổ chức, cá nhân trong quản lý và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Quyết định số 01/2010/QĐ-UBND ngày 01/6/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, cán bộ địa chính cấp xã và người sử dụng đất trong công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Đề cao vai trò và trách nhiệm tham mưu, đề xuất, thẩm định của Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan trong quản lý hoạt động khoáng sản. Tăng cường sự phối hợp quản lý của các ngành, các cấp về tài nguyên, khoáng sản; bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu việc cấp phép hoạt động khoáng sản phải tuân thủ theo quy hoạch; chỉ bổ sung quy hoạch và cấp mới các mỏ có đủ điều kiện theo quy định. Công bố công khai các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động các loại khoáng sản để nhân dân giám sát.
- Đối với các mỏ đã hết hạn giấy phép, khi gia hạn hoặc cấp lại Giấy phép hoạt động, phải đánh giá trữ lượng tài nguyên khoáng sản còn lại làm cơ sở để cấp phép tiếp.
- Việc lập dự án đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến các loại khoáng sản và lập thiết kế cơ sở, thiết kế mỏ phải do các đơn vị tư vấn chuyên ngành có đủ kinh nghiệm và điều kiện hoạt động thực hiện theo qui định của pháp luật.
- Định kỳ 6 tháng, 1 năm tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên ngành hoạt động khoáng sản, kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo quản lý khoáng sản các cấp; xác định rõ vai trò, trách nhiệm của UBND các cấp trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.
4.6. Giải pháp bảo vệ quyền lợi người dân, địa phương nơi có khoáng sản
Thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo quyền lợi của người dân và địa phương nơi có khoáng sản. Đối với các khu vực mỏ phải di dân tái định cư ngoài việc đền bù theo quy định hiện hành, nhà đầu tư phải có phương án hỗ trợ tạo việc làm, ổn định cuộc sống lâu dài cho người dân khu vực tái định cư, nhất là đối với các hộ dân không còn đất sản xuất.
Hỗ trợ, đóng góp với địa phương trong tu sửa, xây mới cơ sở hạ tầng như: Hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình văn hóa, thể thao,...
4.7. Giải pháp về chính sách dự trữ khoáng sản
- Hàng năm lập kế hoạch bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách tỉnh để bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định của Luật Khoáng sản, bảo đảm an ninh-quốc phòng, cảnh quan, di tích lịch sử - văn hóa… trong hoạt động khoáng sản ở địa phương.
- Xây dựng chính sách dự trữ khoáng sản bảo đảm cân đối, phù hợp trong từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, đảm bảo cho công nghiệp khai khoáng phát triển ổn định, bền vững.
- Rà soát đề xuất điều chỉnh sản lượng khai thác một số loại khoáng sản theo hướng ưu tiên cung cấp cho các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
4.8. Công khai quy hoạch khoáng sản
Sau khi điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức công bố công khai và xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện theo mục tiêu, nhiệm vụ đề ra đảm bảo tiến độ và hiệu quả của quy hoạch. Các vùng cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản cần được bảo vệ chặt chẽ, nghiêm ngặt, đúng quy định của pháp luật
Điều 2. Tổ chức thực hiện Quy hoạch
1. Các cấp, các ngành triển khai nhiệm vụ Quy hoạch khoáng sản của tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao đảm bảo thúc đẩy nhanh và hiệu quả ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản của tỉnh.
2. Các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản; kiểm tra, thanh tra các cơ sở hoạt động khoáng sản; thực hiện việc kiểm kê các mỏ khoáng sản đã được cấp phép khai thác; chấn chỉnh trật tự khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép theo quy định.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch khoáng sản, các cấp, các ngành chức năng có trách nhiệm thường xuyên cập nhật các thông tin về khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên khoáng sản kịp thời báo cáo, đề xuất các giải pháp xử lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN TỈNH |
Nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
(Kèm theo Quyết định số 514/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
TT |
Loại khoáng sản |
Giai đoạn 2017-2020 |
Giai đoạn 2021-2030 |
Ghi chú |
|||
Số điểm mỏ |
Diện tích (ha) |
Số điểm mỏ |
Diện tích (ha) |
||||
I |
Huyện Chiêm Hóa |
|
|||||
1 |
Cát, sỏi |
2 |
68,0 |
- |
- |
Thăm dò bổ sung trong quá trình khai thác |
|
2 |
Đá vôi |
4 |
11,3 |
4 |
8,6 |
||
3 |
Đất sét |
1 |
4,6 |
- |
- |
||
II |
Huyện Hàm Yên |
|
|||||
1 |
Cát, sỏi |
1 |
23,0 |
- |
- |
Thăm dò bổ sung |
|
2 |
Đá vôi |
3 |
4,0 |
1 |
5,0 |
||
3 |
Đất sét |
1 |
4,0 |
- |
- |
||
III |
Huyện Lâm Bình |
|
|||||
1 |
Đá vôi |
1 |
1,0 |
- |
- |
Thăm dò bổ sung |
|
IV |
Huyện Na Hang |
|
|||||
1 |
Đá vôi |
1 |
1,7 |
2 |
2,9 |
Thăm dò bổ sung |
|
V |
Huyện Sơn Dương |
||||||
1 |
Cát, sỏi |
2 |
33,9 |
- |
- |
Thăm dò bổ sung |
|
2 |
Đá vôi |
7 |
25,5 |
1 |
2,0 |
||
3 |
Đất sét |
1 |
3,0 |
- |
- |
||
VI |
Tp. Tuyên Quang |
||||||
1 |
Đá vôi |
1 |
3,0 |
1 |
2,0 |
|
|
VII |
Huyện Yên Sơn |
||||||
1 |
Cát, sỏi |
1 |
40,29 |
- |
- |
Thăm dò bổ sung |
|
2 |
Đá vôi |
8 |
33,83 |
- |
- |
||
|
Tổng cộng |
34 |
257,12 |
9 |
20,5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Kèm theo Quyết định số: 514/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
TT |
Loại khoáng sản |
Giai đoạn 2017-2020 |
Giai đoạn 2021-2030 |
Ghi chú |
||
Số điểm mỏ |
Diện tích (ha) |
Số điểm mỏ |
Diện tích (ha) |
|||
I |
Huyện Hàm Yên |
|||||
1 |
Quặng Sắt |
- |
- |
1 |
21,3 |
Mỏ Làng tề, xã Thái Hòa |
II |
Huyện Sơn Dương |
|||||
1 |
Quặng Sắt |
1 |
3,13 |
- |
- |
Mỏ Liên Thắng, xã Quyết Thắng |
III |
Huyện Yên Sơn |
|
||||
1 |
Cao lanh - fenspat |
1 |
10,75 |
- |
- |
Mỏ thôn Hồ, thôn Cây Dừa, xã Nhữ Hán |
|
Tổng cộng |
2 |
13,88 |
1 |
21,3 |
|
Khoáng sản khác (sắt, antimon, mangan, thiếc, barite, than)
(Kèm theo Quyết định số: 514/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
TT |
Loại khoáng sản |
Giai đoạn 2017-2020 |
Giai đoạn 2021-2030 |
Ghi chú |
|||
Số điểm mỏ |
Diện tích (ha) |
Số điểm mỏ |
Diện tích (ha) |
||||
I |
Huyện Na Hang |
||||||
1 |
Quặng barite |
1 |
12,5 |
|
|
|
|
II |
Huyện Lâm Bình |
||||||
1 |
Quặng antimon |
1 |
40,46 |
|
|
|
|
III |
Huyện Chiêm Hóa |
||||||
1 |
Quặng antimon |
2 |
45 |
|
|
|
|
2 |
Quặng mangan |
5 |
123,36 |
|
|
|
|
3 |
Than đá |
1 |
6,88 |
|
|
|
|
I |
Huyện Hàm Yên |
||||||
1 |
Quặng sắt |
5 |
51,2 |
|
|
|
|
II |
Huyện Sơn Dương |
||||||
1 |
Quặng thiếc |
1 |
20 |
|
|
|
|
2 |
Quặng barite |
|
|
1 |
17,69 |
|
|
III |
Huyện Yên Sơn |
||||||
1 |
Quặng sắt |
1 |
11,2 |
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
17 |
310,6 |
1 |
17,69 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn
(Kèm theo Quyết định số:514/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
TT |
Loại khoáng sản |
Giai đoạn 2017 - 2020 |
Giai đoạn 2021 - 2030 |
Ghi chú |
||
Số điểm mỏ |
Diện tích (ha) |
Số điểm mỏ |
Diện tích (ha) |
|||
I |
Huyện Chiêm Hóa |
|||||
1 |
Đá vôi |
2 |
15,01 |
8 |
19,8 |
|
2 |
Cát sỏi |
2 |
140,0 |
2 |
128,0 |
|
3 |
Đất sét |
- |
- |
1 |
4,6 |
|
II |
Huyện Hàm Yên |
|
||||
1 |
Đá vôi |
3 |
7,6 |
4 |
10,0 |
|
2 |
Cát sỏi |
3 |
131,8 |
2 |
28,25 |
|
3 |
Đất sét |
- |
- |
1 |
4,0 |
|
III |
Huyện Na Hang |
|||||
1 |
Đá vôi |
3 |
5,7 |
2 |
2,9 |
|
2 |
Cát sỏi |
- |
- |
1 |
11,7 |
|
IV |
Huyện Sơn Dương |
|||||
1 |
Đá vôi |
16 |
101,39 |
6 |
8,4 |
|
2 |
Cát sỏi |
8 |
227,53 |
2 |
33,9 |
|
3 |
Đất sét |
1 |
1,0 |
1 |
3,0 |
|
V |
Tp. Tuyên Quang |
|||||
1 |
Đá vôi |
5 |
23,13 |
1 |
3,0 |
|
2 |
Cát sỏi |
7 |
203,08 |
|
|
|
3 |
Đất sét |
3 |
14,8 |
|
|
|
VI |
Huyện Yên Sơn |
|||||
1 |
Đá vôi |
6 |
39,23 |
5 |
10,5 |
|
2 |
Cát sỏi |
6 |
103,53 |
2 |
61,29 |
|
3 |
Đất sét |
1 |
2,5 |
1 |
13,0 |
|
VII |
Huyện Lâm Bình |
|||||
1 |
Đá vôi |
1 |
1,66 |
1 |
1,0 |
|
|
Tổng cộng |
67 |
1.017,96 |
40 |
343,34 |
|
Khoáng sản ở khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ
(Kèm theo Quyết định số:514/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
TT |
Loại khoáng sản |
Số điểm mỏ |
Diện tích (ha) |
Ghi chú |
I |
Huyện Chiêm Hóa |
|||
1 |
Quặng Antimon |
2 |
50,0 |
|
2 |
Than |
1 |
6,88 |
|
3 |
Quặng Mangan |
5 |
123,36 |
|
II |
Huyện Hàm Yên |
|||
1 |
Quặng Sắt |
6 |
73,44 |
|
III |
Huyện Na Hang |
|||
1 |
Quặng chì-kẽm |
1 |
9,8 |
|
2 |
Quặng Barite |
1 |
12,5 |
|
IV |
Huyện Sơn Dương |
|||
1 |
Quặng Thiếc |
1 |
20,0 |
|
2 |
Quặng sắt |
1 |
3,1 |
|
3 |
Quặng Barite |
1 |
17,69 |
|
V |
Huyện Lâm Bình |
|
||
1 |
Quặng Antimon |
1 |
20,08 |
|
VI |
Huyện Yên Sơn |
|
||
1 |
Quặng Sắt |
2 |
31,34 |
|
2 |
Caolanh-fenspat |
1 |
10,75 |
|
|
Tổng cộng |
23 |
378,94 |
|
Khoáng sản ở bãi thải đã đóng cửa mỏ
(Kèm theo Quyết định số:514/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
TT |
Loại khoáng sản |
Giai đoạn 2017-2020 |
Giai đoạn 2017-2020 |
Ghi chú |
||
Số điểm mỏ |
Diện tích (ha) |
Số điểm mỏ |
Diện tích (ha) |
|||
I |
Huyện Sơn Dương |
|||||
1 |
Quặng barite |
3 |
4,1 |
|
|
|
II |
Huyện Yên Sơn |
|||||
1 |
Quặng barite |
5 |
4,1 |
|
|
|
|
Tổng cộng |
8 |
8,2 |
|
|
|
Các khu vực cấm, tạm thời cấm và hạn chế hoạt động khoáng sản
(Kèm theo Quyết định số: 514/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
TT |
Loại khoáng sản |
Khu vực cấm, tạm thời cấm |
Khu vực hạn chế |
Ghi chú |
||
Số lượng |
Diện tích (km2) |
Số lượng |
Diện tích (km2) |
|||
I |
Huyện Na Hang |
|||||
1 |
Thạch anh tinh thể |
1 |
1,5 |
|
|
|
2 |
Quarzit |
1 |
1,1 |
|
|
|
3 |
Quặng chì-kẽm |
3 |
3,9 |
|
|
|
4 |
Nước khoáng |
1 |
2,0 |
|
|
|
II |
Huyện Chiêm Hóa |
|||||
1 |
Quarzit |
1 |
1,5 |
1 |
1,0 |
|
2 |
Quặng vàng |
1 |
2,0 |
|
|
|
3 |
Quặng vàng-antimon |
|
|
1 |
1,2 |
|
III |
Huyện Hàm Yên |
|||||
1 |
Photphorit |
|
|
1 |
1,5 |
|
|
Caolanh-fenspat |
|
|
1 |
2,2 |
|
IV |
Huyện Yên Sơn |
|||||
1 |
Barit |
2 |
2,6 |
1 |
3,0 |
|
2 |
Đá vôi xi măng |
1 |
1,6 |
|
|
|
3 |
Đá hoa |
|
|
1 |
1,2 |
|
4 |
Cát, sỏi |
|
|
1 |
1,2 |
|
V |
Thành phố Tuyên Quang |
|||||
1 |
Than nâu |
1 |
0,7 |
|
|
|
2 |
Quặng chì-kẽm, barite |
1 |
1,2 |
|
|
|
3 |
Quặng chì-kẽm |
|
|
1 |
1,6 |
|
4 |
Đá vôi xi măng |
|
|
1 |
1,0 |
|
VI |
Huyện Sơn Dương |
|||||
1 |
Quặng chì-kẽm, barite |
1 |
1,0 |
|
|
|
2 |
Quặng thiếc |
3 |
3,0 |
2 |
3,27 |
|
3 |
Đá ốp lát |
1 |
1,2 |
|
|
|
4 |
Caolanh-fenspat |
|
|
1 |
1,5 |
|
|
Tổng cộng |
18 |
23,3 |
12 |
18,67 |
|
Khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản đã thực hiện trong Quy hoạch 2008
(Kèm theo Quyết định số:514/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
TT |
Loại khoáng sản |
Khu vực theo Quyết định số 61/QĐ-UBND |
Ghi chú |
|
Số lượng |
Diện tích (ha) |
|||
I |
Huyện Na Hang |
|||
1 |
Đá vôi |
6 |
10,6 |
|
2 |
Cát, sỏi |
2 |
35,15 |
|
II |
Huyện Lâm Bình |
|||
1 |
Đá vôi |
1 |
0,8 |
|
III |
Huyện Chiêm Hóa |
|||
1 |
Đá vôi |
9 |
29,7 |
|
2 |
Cát, sỏi |
1 |
302,5 |
Theo sông Gâm tính từ huyện Na Hang đến xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn |
3 |
Đất sét |
1 |
4,6 |
|
IV |
Huyện Hàm Yên |
|||
1 |
Đá vôi |
7 |
35,0 |
|
2 |
Cát, sỏi |
7 |
161,6 |
|
3 |
Đất sét |
1 |
3,4 |
|
V |
Huyện Yên Sơn |
|||
1 |
Đá vôi |
13 |
45,2 |
|
2 |
Cát, sỏi |
4 |
65,35 |
|
3 |
Đất sét |
2 |
15,5 |
|
VI |
Thành phố Tuyên Quang |
|||
1 |
Đá vôi |
9 |
41,4 |
|
2 |
Cát, sỏi |
7 |
242,12 |
|
3 |
Đất sét |
3 |
15,3 |
|
VII |
Huyện Sơn Dương |
|||
1 |
Đá vôi |
22 |
100,9 |
|
2 |
Cát, sỏi |
5 |
344,64 |
|
3 |
Đất sét |
2 |
4,0 |
|
|
Tổng cộng |
102 |
1.457,76 |
|
Khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản được bổ sung
(Kèm theo Quyết định số:514/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
TT |
Loại khoáng sản |
Khu vực |
Ghi chú |
|
Số lượng |
Diện tích (ha) |
|||
I |
Huyện Na Hang |
|||
1 |
Barit |
1 |
12,5 |
|
II |
Huyện Lâm Bình |
|||
1 |
Quặng antimon |
1 |
40,46 |
|
III |
Huyện Chiêm Hóa |
|||
1 |
Than |
1 |
6,88 |
|
2 |
Quặng antimon |
1 |
45,0 |
|
3 |
Quặng mangan |
5 |
123,36 |
|
4 |
Đá vôi |
1 |
5,0 |
|
IV |
Huyện Hàm Yên |
|||
1 |
Quặng sắt |
6 |
144,79 |
|
2 |
Cát, sỏi |
1 |
27,0 |
|
V |
Huyện Yên Sơn |
|||
1 |
Quặng sắt |
2 |
31,34 |
|
2 |
Barit |
8 |
7,84 |
|
3 |
Cát, sỏi |
1 |
16,7 |
|
VI |
Thành phố Tuyên Quang |
|||
1 |
Cát, sỏi |
2 |
44,7 |
|
VII |
Huyện Sơn Dương |
|||
1 |
Quặng thiếc |
1 |
20,0 |
|
2 |
Barit |
9 |
48,51 |
|
3 |
Đá vôi |
1 |
6,0 |
|
4 |
Cát, sỏi |
3 |
64,42 |
|
|
Tổng cộng |
44 |
644,5 |
|
Khu vực không cấp phép khai thác cát, sỏi lòng sông
(Kèm theo Quyết định số:514/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
TT |
Khu vực |
Diện tích (ha) |
Hiện trạng |
Ghi chú |
I |
Đoạn sông Lô từ xã Bạch Xa đến cầu Tân Thành, thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên |
|
|
|
1 |
Đoạn sông Lô từ bến đò thôn Bến Đền, xã Bạch Xa đến hết địa phận xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên |
120 |
Đoạn sông này có dự án thủy điện sông Lô 6 |
|
2 |
Khu vực bến đò ngang Km71, thôn Bến Đền, xã Bạch Xa, huyện Hàm Yên |
1,7 |
Bến đò ngang đang hoạt động |
|
3 |
Khu vực cầu phao thôn 68, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên |
3,0 |
Khu vực có cầu phao |
|
4 |
Khu vực bến đò ngang thôn Tháng 10, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên |
5,9 |
Bến đò ngang đang hoạt động |
|
5 |
Khu vực bến đò ngang Km61, xã Yên Phú, huyện Hàm Yên |
6,9 |
Bến đò ngang đang hoạt động |
|
6 |
Khu vực bến đò ngang Km60, xã Yên Phú, huyện Hàm Yên |
4,0 |
Bến đò ngang đang hoạt động |
|
7 |
Khu vực bến đò ngang thôn A1 Thống Nhất, xã Yên Phú |
6,9 |
Bến đò ngang đang hoạt động |
|
8 |
Khu vực bến đò ngang thôn 7 Thống Nhất, xã Yên Phú |
7,6 |
Bến đò ngang đang hoạt động |
|
9 |
Khu vực bến đò ngang thôn 9 Minh Phú, xã Minh Phú |
7,0 |
Bến đò ngang đang hoạt động |
|
10 |
Khu vực cầu Tân Thành và kè bờ sông thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên |
15,0 |
Hành lang bảo vệ cầu và kè bờ sông |
|
II |
Đoạn sông Lô từ cầu Tân Thành, thị trấn Tân Yên đến cầu Bợ, huyện Hàm Yên. |
|
|
|
11 |
Khu vực cầu Tân Thành và kè bờ sông thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên |
18,6 |
Hành lang bảo vệ cầu và kè bờ sông |
|
12 |
Khu vực sạt bờ sông thuộc thôn Việt Thành, xã Tân Thành, huyện hàm Yên |
36,0 |
Bờ sông có sạt lở |
|
13 |
Khu vực trạm thủy văn Hàm Yên |
20,1 |
Hành lang bảo vệ trạm thủy văn |
|
14 |
Khu vực cầu Bợ, huyện Hàm Yên |
11,1 |
Hành lang bảo vệ cầu |
|
III |
Đoạn sông Lô từ cầu Bợ, huyện Hàm Yên đến ngã ba sông Lô Gâm. |
|
|
|
15 |
Khu vực cầu Bợ, huyện Hàm Yên |
7,5 |
Hành lang bảo vệ cầu |
|
16 |
Khu vực bến đò thôn Ba Luồng, xã Thái Hòa |
6,3 |
Bến đò ngang đang hoạt động |
|
17 |
Khu vực bến đò ngang thôn Tân An, xã Thái Hòa, huyện Hàm Yên |
4,3 |
Bến đò ngang đang hoạt động |
|
18 |
Khu vực bến đò ngang thôn Chợ Tổng, xã Đức Ninh |
4,5 |
Bến đò ngang đang hoạt động |
|
19 |
Khu vực sạt lở bờ sông thuộc thôn Chợ Tổng, xã Đức Ninh |
2,9 |
Bờ sông có sạt lở |
|
20 |
Khu vực bến đò Soi Tiên, xã Phúc Ninh, huyện Yên Sơn |
4,1 |
Bến đò ngang đang hoạt động |
|
21 |
Khu vực cầu Tứ Quận, huyện Yên Sơn |
18,6 |
Hành lang bảo vệ cầu |
|
22 |
Khu vực bến đò Ông Uông, xã Tứ Quận |
9,1 |
Bến đò ngang đang hoạt động |
|
IV |
Đoạn sông Lô từ ngã ba Lô – Gâm đến cầu Nông Tiến. |
|
|
|
23 |
Khu vực nga ba sông Lô – Gâm (khu di tích lịch sử Khe Lau) |
20,4 |
Khu vực có di tích lịch sử |
|
24 |
Khu di tích lịch sử soi Sính, trạm bơm Tân Long, Trạm thủy văn Ghềnh Gà, soi Hồng Lương, cầu Tân Hà, trạm bơm xóm 7 xã Tràng Đà và trạm bơm nước của Công ty CP xi măng Tân Quang |
191,5 |
Khu vực có di tích lịch sử |
|
25 |
Khu vực cầu Nông Tiến; kè bảo vệ bờ sông; trạm bơn nước của Công ty CP Giấy Tuyên Quang và Công ty CP Hào An |
34,7 |
Hành lang bảo vệ cầu và trạm bơm nước |
|
V |
Đoạn sông Lô từ cầu Nông Tiến đến cầu An Hòa |
|
|
|
26 |
Khu vực cấu Nông Tiến và Soi Tình Húc |
117,0 |
Hành lang bảo vệ cầu |
|
27 |
Khu vực soi Bãi Vọng |
13,0 |
Hành lang bảo vệ kè |
|
28 |
Khu vực cầu Bình Ca và trạm Bơm Phú Lộc, xã An Khang |
34,5 |
Hành lang bảo vệ cầu và trạm bơm nước |
|
29 |
Khu vực di tích lịch sử Bình Ca |
13,1 |
Khu vực có di tích lịch sử |
|
30 |
Khu vực trạm bơm nước Kim Ninh, xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương |
6,5 |
Hành lang bảo vệ trạm bơm nước |
|
31 |
Khu vực bến đò Giuộc, xã Anh Khang; dự kiến kè bờ sông và cầu An Hòa |
4,9 |
Khu vực có dự án kè bờ sông |
|
32 |
Khu vực cầu An Hòa và trạm bơm nước của Công ty Liên Doanh khoáng nghiệp Hằng Nguyên |
13,5 |
Hành lang bảo vệ cầu và trạm bơm nước |
|
VI |
Đoạn sông từ cầu An Hoà đến xã Quyết Thắng, huyện Sơn Dương. |
|
|
|
33 |
Khu vực cầu An Hòa |
12,9 |
Hành lang bảo vệ cầu |
|
34 |
Khu vực đới phòng hộ vệ sinh công trình khai thác nước mặt của Nhà máy Z113 |
7,3 |
Hành lang bảo vệ trạm bơm nước |
|
35 |
Khu vực trạm bơm nước xã Đội Bình, huyện Yên Sơn |
10,8 |
Hành lang bảo vệ trạm bơm nước |
|
36 |
Khu vực đới phòng hộ vệ sinh công trình khai thác nước mặt của Nhà máy Z129 và bến đò Xạ Hương xã Đông Thọ |
20,4 |
Hành lang bảo vệ trạm bơm nước |
|
37 |
Khu vực trạm bơm nước xã Quyết Thắng |
5,2 |
Hành lang bảo vệ trạm bơm nước |
|
VII |
Đoạn sông từ xã Vân Sơn đến hết xã Lâm Xuyên, huyện Sơn Dương. |
|
|
|
38 |
Khu vực trạm bơm Đồn Hang, xã Vân Sơn |
2,4 |
Hành lang bảo vệ trạm bơm nước |
|
39 |
Khu vực bờ sông có nguy cơ sạt lở làm ảnh hưởng đến tuyến đê thuộc thôn Mãn Sơn, xã Vân Sơn |
21,1 |
Bờ sông có sạt lở |
|
40 |
Khu vực bờ sông bị sạt lở thuộc thôn Mãn Sơn, xã Vân Sơn và Trạm thủy văn Vụ Quang |
13,0 |
Bờ sông có sạt lở và hành lang bảo vệ trạm thủy văn |
|
41 |
Khu vực cầu Kim Xuyên |
17,6 |
Hành lang bảo vệ cầu |
|
42 |
Khu vực có dự án kè bờ sông thuộc địa phận thôn Hưng Thịnh, xã Sầm Dương |
31,2 |
Khu vực có dự án kè và bờ sông bị sạt lở |
|
43 |
Khu vực có dự án kè bờ sông thuộc địa phận thôn Hưng Thịnh, xã Sầm Dương |
16,1 |
Khu vực có dự án kè và bờ sông bị sạt lở |
|
44 |
Khu vực sạt lở bờ sông từ thôn Phú Thọ 2 đến bến đò Phan Lương |
24,6 |
Khu vực có sạt lở bờ sông |
|
Khu vực không cấp phép hoạt động khoáng sản đá vôi ven trục đường giao thông chính
(Kèm theo Quyết định số:514/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
STT |
Khu vực |
Số lượng |
Vị trí |
Phạm vi |
Ghi chú |
I |
Đường quốc lộ: 32 khu vực |
|
|||
1 |
Quốc lộ 2 |
3 |
Xã Yên Phú, huyện Hàm Yên |
Dài theo trục đường khoảng 2,6km |
|
2 |
Quốc lộ 2C |
15 |
Huyện Sơn Dương, Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang |
Dài theo trục đường khoảng 17,3km |
|
3 |
Quốc lộ 2D |
1 |
Xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn |
Dài theo trục đường khoảng 0,2km |
|
4 |
Quốc lộ 3B |
2 |
Huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa |
Dài theo trục đường khoảng 3,4km |
|
5 |
Quốc lộ 37 |
4 |
Huyện Sơn Dương, Yên Sơn |
Dài theo trục đường khoảng 2,5km |
|
6 |
Quốc lộ 279 |
7 |
Huyện Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình |
Dài theo trục đường khoảng 40km |
|
II |
Đường tỉnh lộ: 15 khu vực |
|
|||
1 |
Tỉnh lộ 186 |
3 |
Huyện Sơn Dương |
Dài theo trục đường khoảng 4,5km |
|
2 |
Tỉnh lộ 188 |
6 |
Huyện Chiêm Hóa, Lâm Bình |
Dài theo trục đường khoảng 16,8km |
|
3 |
Tỉnh lộ 185 |
2 |
Huyện Lâm Bình |
Dài theo trục đường khoảng 10,0km |
|
4 |
Tỉnh lộ 190 |
1 |
Xã Thượng Nông, huyện Na Hang |
Dài theo trục đường khoảng 0,4 km |
|
5 |
Tỉnh lộ 189 |
3 |
Xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên |
Dài theo trục đường khoảng 3,3 km |
|
(Kèm theo Quyết định số:514/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
TT |
Loại khoáng sản |
Số lượng |
Ghi chú |
|
|
||||
I |
Huyện Na Hang |
|
||
1 |
Đá vôi xi măng |
1 |
|
|
II |
Huyện Lâm Bình |
|
||
1 |
Đá vôi xi măng |
1 |
|
|
III |
Huyện Chiêm Hóa |
|
||
1 |
Đá vôi làm VLXDTT |
2 |
|
|
2 |
Đất sét làm gạch ngói |
1 |
|
|
IV |
Huyện Hàm Yên |
|
||
1 |
Đá vôi xi măng |
4 |
|
|
2 |
Đá vôi làm VLXDTT |
3 |
|
|
3 |
Đất sét làm gạch ngói |
1 |
|
|
V |
Huyện Yên Sơn |
|
||
1 |
Đá vôi xi măng |
7 |
|
|
2 |
Đá vôi làm VLXDTT |
1 |
|
|
3 |
Đá ốp lát |
2 |
|
|
VI |
Thành phố Tuyên Quang |
|
||
1 |
Đất sét xi măng |
1 |
|
|
VII |
Huyện Sơn Dương |
|
||
1 |
Đá vôi xi măng |
3 |
|
|
2 |
Đá vôi làm VLXDTT |
3 |
|
|
3 |
Đá ốp lát |
1 |
|
|
4 |
Đất sét xi măng |
2 |
|
|
5 |
Đất sét làm gạch ngói |
1 |
|
|
|
Tổng cộng |
34 |
|
|
(Kèm theo Quyết định số:514/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
TT |
Loại khoáng sản |
Số lượng |
Ghi chú |
|
|
||||
I |
Huyện Lâm Bình |
|
||
1 |
Quặng vàng |
2 |
|
|
II |
Huyện Chiêm Hóa |
|
||
1 |
Quặng antimon |
2 |
|
|
2 |
Quặng đồng |
2 |
|
|
3 |
Quặng mangan |
5 |
|
|
4 |
Quặng vàng |
2 |
|
|
5 |
Quặng vàng-antimon |
1 |
|
|
III |
Huyện Hàm Yên |
|
||
|
Quặng antimon |
1 |
|
|
1 |
Quặng caolanh-fenspat |
3 |
|
|
2 |
Đá vôi trắng |
1 |
|
|
3 |
Quặng sắt |
4 |
|
|
4 |
Quặng vàng |
1 |
|
|
IV |
Huyện Yên Sơn |
|
||
1 |
Quặng chì-kẽm |
3 |
|
|
2 |
Quặng vàng |
5 |
|
|
3 |
Nước khoáng |
4 |
|
|
V |
Huyện Sơn Dương |
|
||
1 |
Quặng caolanh-fenspat |
5 |
|
|
2 |
Quặng vonfram |
2 |
|
|
3 |
Thủy ngân |
1 |
|
|
|
Tổng cộng |
44 |
|
|
Các khu vực mỏ khoáng sản khác mới phát hiện Chuyển về Quy hoạch khoáng sản Trung ương
(Kèm theo Quyết định số:14/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
TT |
Loại khoáng sản |
Vị trí |
Số lượng |
Diện tích |
1 |
Cao lanh |
Huyện Sơn Dương |
|
|
Thôn Đồng Xe, xã Sơn Nam |
1 |
29,9 |
||
Thôn Phú Đa và thôn Đồng Phú, xã Hào Phú |
1 |
6,0 |
||
Huyện Yên Sơn |
|
|||
Thôn Tân Lập, xã Nhữ Hán |
1 |
9,7 |
||
Tổng cộng |
3 |
45,6 |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây